1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

76 551 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 827,6 KB

Nội dung

Để trả lời các câu hỏi trên và định lượng tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu q

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Hoàng Thúy Quyên

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh - 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Hoàng Thúy Quyên

TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng

Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS Phạm Văn Năng

Tp Hồ Chí Minh – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và tài liệu trong luận văn là

trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tất cả những tham khảo và số liệu đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ

Học viên thực hiện luận văn

Lê Hoàng Thúy Quyên

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN 1

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng , phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.5 Kết cấu luận văn 4

1.6 Ý nghĩa khoa học của luận văn 4

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

2.1 Tổng quan về đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại 6

2.1.1 Khái niệm đa dạng hóa 6

2.1.2 Khái niệm đa dạng hóa thu nhập ngân hàng 6

2.1.3 Tính tất yếu của việc đa dạng hóa thu nhập ngân hàng 7

2.1.4 Đo lường đa dạng hóa thu nhập 9

2.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 10

2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 10

2.2.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 12 2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 17

Trang 5

2.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm tác động của đa dạng hóa thu nhập tới hiệu

quả hoạt động của ngân hàng 19

2.3.1 Tiếp cận một số quan điểm về đa dạng hóa thu nhập 19

2.3.2 Tiếp cận một số mô hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả tài chính của ngân hàng 21

2.3.2.1 Mô hình nghiên cứu trường hợp Italia 22

2.3.2.2 Mô hình nghiên cứu trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ 24

2.3.2.3 Mô hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Bangladesh 25

2.3.2.4 Mô hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Kenya 27

Mô hình nghiên cứu trường hợp Italia 29

Mô hình nghiên cứu trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ 30

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM 33

3.1 Thực trạng tình hình đa dạng hóa thu nhập tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 33

3.1.1 Thực trạng đa dạng hóa thu nhập ngân hàng 33

3.1.2 Thực trạng đa dạng hóa thu nhập lãi ngân hàng 39

3.1.3 Thực trạng đa dạng hóa thu nhập phi lãi ngân hàng 43

3.2 Đánh giá tình hình đa dạng thu nhập của các ngân hàng TMCP Việt Nam 48

3.2.1 Những yếu tố tích cực trong đa dạng hóa thu nhập tại các NHTM Việt Nam 48 3.2.2 Những yếu tố hạn chế trong đa dạng hóa thu nhập tại các NHTM Việt Nam 48 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 50

4.1 Mô hình đánh giá sự tác động đa dạng hóa thu nhập tác động tới hiệu quả tài chính tại các NHTMCP Việt Nam 50

4.2 Kết quả nghiên cứu 52

Trang 6

4.3 Kết luận 57

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP GÓP PHẦN GIA TĂNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 60

5.1 Thuận lợi và thách thức trong việc đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng TMCP Việt Nam 60

5.1.1 Thuận lợi 60

5.1.2 Thách thức 61

5.2 Giải pháp đa dạng hóa thu nhập của các ngân hàng TMCP Việt Nam 63

5.2.1 Đề xuất đối với các Ngân hàng thương mại 63

5.2.2 Đề xuất đối với cơ quan quản lý, ngân hàng nhà nước 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp các mô hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa thu

nhập đến hiệu quả tài chính của ngân hàng 29

Bảng 3.1: Phân nhóm ngân hàng 31

Bảng 3.2: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam 32

Bảng 3.3: Tỷ lệ thu nhập từ lãi và phi lãi của hệ thống ngân hàng Việt Nam 33

Bảng 3.4: Mức độ đa dạng hóa thu nhập của một số quốc gia 36

Bảng 3.5: Mức độ đa dạng hóa thu nhập từ lãi của hệ thống ngân hàng Việt Nam 37

Bảng 3.6: Tỷ lệ các cấu phần thu nhập từ lãi của hệ thống ngân hàng Việt Nam 38

Bảng 3.7: Mức độ đa dạng hóa thu nhập phi lãi của các ngân hàng Việt Nam 40

Bảng 3.8: Tỷ lệ các cấu phần thu nhập từ phi lãi của hệ thống ngân hàng Việt Nam 41

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu 54

Bảng 4.2: Giá trị trung bình của các tỷ lệ thu nhập của ngân hàng 54

Bảng 4.3: Hệ số tương quan giữa các biến 56

Bảng 4.4: Kiểm định Hausman 57

Bảng 4.5: Kiểm định đa cộng tuyến 57

Bảng 4.6: Kiểm định Breusch & Pagan 58

Bảng 4.7: Kiểm định Wooldrige test 58

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy GLS về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả tài chính của các NHTM Việt Nam 58

Trang 9

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN VĂN 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu và sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu

Sau gần 25 năm hoạt động kể từ khi cải tổ vào những năm 90, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước Hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần giữ vai trò rất quan trọng trong thị trường tài chính: là kênh huy động vốn và cung cấp vốn lớn nhất cho nền kinh tế Trong giai đoạn hiện nay, tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng là xu hướng tất yếu, khách quan của tất cả các nước trên thế giới, đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho hệ thống ngân hàng khi tiếp cận được kinh nghiệm quản lý khoa học, áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn và thúc đẩy sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh mặt thuận lợi thì những khó khăn, thách thức luôn chờ đợi hệ thống ngân hàng Việt Nam với những điểm yếu vốn

có của hệ thống ngân hàng Việt Nam như: khả năng tự chủ tài chính chưa đủ mạnh để cạnh tranh với những tổ chức nước ngoài dù liên tục tăng vốn trong thời gian gần đây, khả năng áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn còn hạn chế, chưa chú trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hay sản phẩm kinh doanh chưa đa dạng, phong phú, chưa có đầu tư thích đáng vào phát triển sản phẩm mới, khả năng áp dụng sản phẩm ngân hàng hiện đại vào thực tiễn còn nhiều hạn chế Trong thời gian tới, khi mà quá trình hội nhập kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn thì khả năng cạnh tranh càng gay gắt hơn trong khi đó, những thế mạnh của ngân hàngViệt Nam sẽ không còn nữa Vì vậy, đa đạng hóa thu nhập là một trong những giải pháp được đề xuất để mang lại lợi nhuận ngân hàng và nâng cao vị thế cạnh tranh giữa các ngân hàng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Trong thời gian vừa qua đã có nhiều bài nghiên cứu về vai trò của việc đa dạng hóa thu nhập trong hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và đưa

ra những giải pháp để phát triển việc đa dạng hóa thu nhập ngân hàng Tuy nhiên, các bài nghiên cứu lại chưa nêu rõ được việc phát triển việc đa dạng hóa thu nhập có thực

Trang 10

sự giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hay không? Nếu có thì sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Để trả lời các câu hỏi trên và định lượng tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động ngân hàng, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ Luận văn sẽ nêu lên những lý thuyết liên quan đến việc đa dạng hóa thu nhập ngân hàng vàhiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, những mặt tích cực, những mặt hạn chế đang tồn tại trong việc đa dạng hóa thu nhập của NHTMCP Việt Nam hiện nay, sau đó sẽ xây dựng mô hình định lượng đo lường tác động của việc đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt độngcủa các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, từ đó sẽ giúp hiểu rõ vai trò của việc

đa dạng hóa thu nhập ngân hàng để đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách phù hợp

1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào 02 mục tiêu cơ bản sau:

- Phân tích và đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhập của NHTMCP Việt Nam để thấy được những mặt tích cực, những mặt hạn chế trong việc đa dạng hóa thu nhập của NHTMCP Việt Nam

- Căn cứ trên mô hình đánh giá tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ở các quốc gia khác để xây dựng mô hình phù hợp với Việt Nam từ đó đánh giá tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Việt Nam dựa trên kết quả ước lượng mô hình

Để làm rõ các mục tiêu trên thì câu hỏi nghiên cứu được đưa ra:

- Trải qua thời gian dài thực hiện đa dạng hóa thu nhập thì các NHTMCP Việt Nam đang đạt được những kết quả nào?

- Đa dạng hóa thu nhập tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam như thế nào ?

Trang 11

1.3 Đối tượng , phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn “Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” lấy đa dạng hóa thu nhập của các NHTMCP Việt Nam và sự tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động ngân hàng làm đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu:

Do dữ liệu và khả năng tiếp cận có hạn nên tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm

vi hẹp như sau:

- Về không gian: luận văn chỉ nghiên cứu đa dạng hóa thu nhậpvà tác động của

đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của nhóm 29 NHTMCP tại Việt Nam

- Về thời gian: để đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhập, cũng như xem xét đánh giá tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng luận văn sử dụng bộ số liệu không cân bằng từ năm 2004 đến 2016

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: để thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp định lượng – đây là các phương pháp phổ biến đang được các nhà nghiên cứu áp dụng hiện nay

Phương pháp định lượng được sử dụng trong luận văn này là phương pháp hồi quy dựa trên bộ dữ liệu bảng không cân bằng của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam trong thời gian 13 năm từ năm 2004 đến năm 2016 sử dụng được chạy trên phần mềm STATA để đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhậpđến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Nguồn thông tin nghiên cứu: thu thập từ các NHTM, NHNN Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, … thông qua website của các cơ quan, báo chí, tạp chí

Trang 12

chuyên ngành tài chính – ngân hàng, tiểu luận môn học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ

và đề tài nghiên cứu khoa học

Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu thứ cấp được thu thập và tính toán từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch, tài liệu đại hội của đông của các ngân hàng từ năm 2004 – 2016 thông qua trang website các ngân hàng và sở giao dịch chứng khoán TPHCM và Hà Nội và một số website khác

1.5 Kết cấu luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu, luận văn kết cấu gồm năm chương như sau:

- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về luận văn

- Chương 2: Tổng quan về đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Chương 3: Thực trạng đa dạng hóa thu nhập tại các NHTMCP tại Việt Nam

- Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu

- Chương 5: Giải pháp đa dạng hóa thu nhập góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

1.6 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Bằng cách hệ thống hóa và tổng hợp những kiến thức liên quan đến đa dạng hóa thu nhập cũng như đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, luận văn tiến hành phân tích lập luận để đưa ra tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Việc tổng hợp lý thuyết về các mô hình nghiên cứu qua thực nghiệm đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tại một số quốc gia khác trên thế giới trong các bài nghiên cứu trước, kết hợp với thực trạng hệ thống NHTMCP Việt Nam, luận văn sẽ xây dựng mô hình đo lường tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMCP Việt Nam

Trang 13

Sau khi có kết quả ước lượng mô hình hồi quy xem xét sự tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như thực trạng đa dạng hóa thu nhập tại các NHTMCP Việt Nam, luận văn giúp người đọc xác định rõ vai trò thực sự của hoạt động đa dạng hóa thu nhập trong bối cảnh kinh

tế hội nhập của Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp đối với ngân hàng cũng như những kiến nghị đến Chính phủ, Ngân hàng nhà nước

Tóm lại, luận văn đánh giá thực trạng đa dạng hóa thu nhậpnhằm tìm ra những mặt tích cực cũng như những mặt hạn chế, tồn tại và đây là cơ sở khoa học

để các nhà quản trị có cách nhìn nhận, điều chỉnh mức độ đa dạng hóa phù hợp hơn với thực trạng Việt Nam hiện nay

Trang 14

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Tổng quan về đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm đa dạng hóa

Đối với nhà đầu tư thì đa dạng hóa là ý tưởng mà nhà đầu tư phân bổ tiền vào nhiều loại đầu tư khác nhau Khi một lĩnh vực đầu tư bị sụt giảm và lĩnh vực khác tăng trưởng thì việc lựa chọn đa dạng hoá trong đầu tư giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro của mình

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm từ những sản phẩm truyền thống sẵn có, đồng thời cải biến và nhập ngoại nhiều loại sản phẩm cùng loại, phong phú về chủng loại và mẫu mã từ những sản phẩm thô đến sản phẩm qua chế biến.Đây là một trong những phương thức căn bản để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường

2.1.2 Khái niệm đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu nhập từ các hoạt động như sau:

- Thu nhập từ các hoạt động cho vay: bao gồm thu nhập từ lãi cho vay khách

hàng, thu khác từ hoạt động tín dụng và thu nhập từ việc kinh doanh chứng khoán nợ

- Thu nhập từ lãi hùn vốn, lãi kinh doanh liên kết: các khoản thu này được xác

định trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế mà các ngân hàng tham gia hùn vốn, góp vốn, hoặc liên kết liên doanh

- Thu lãi tiền gửi: Là số tiền lãi hàng tháng hoặc trong một khoảng thời gian nhất

định mà các NHTM thu được trên cơ sở số dư tiền gửi thanh toán và tài khoản tiền gửi có kì hạn tại NHNN và các TCTD khác

- Thu từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bao gồm : thu lãi cho vay ngoại tệ, thu thủ

tục phí nghiệp vụ thanh toán

Trang 15

- Thu từ hoạt động dịch vụ (thu lệ phí, hoa hồng ) bao gồm đại lý, thanh toán

không dùng tiền mặt,chuyển tiền, nhận chuyển tiền, dịch vụ tư vấn Đây là khoản thu khá hấp dẫn mà không cầc đòi hỏi nhiều vốn

- Các khoản thu khác: Ngoài các khoản thu như trên NHTM còn có các khoản thu

khác phát sinh trong quá trình hoạt động của NHTM như thu khách hàng phát hành quá số dư, thu lãi phạt nợ quá hạn

- Nguồn thu nhập của Ngân hàng chủ yếu được phân thành thu nhập lãi và thu

nhập ngoài lãi, trong đó phần lớn là thu nhập lãi Trước đây, Ngân hàng thường chỉ tập trung vào các hoạt động truyền thống tạo ra thu nhập lãi như hoạt động tín dụng Nguồn thu ngoài lãi của Ngân hàng trước đây chủ yếu thu từ phí dịch

vụ bao gồm séc, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ủy thác và quản lý tài sản Gần đây, các Ngân hàng đang ngày càng mở rộng ra các hoạt động như bảo hiểm, đầu tư kinh doanh thương mại khác Chính sự thay đổi trong tỷ trọng thu nhập lãi và thu nhập phi lãi theo hướng ngày càng tăng tỷ trọng thu nhập phi lãi và giảm thu nhập lãi đã tạo nên khái niệm đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

2.1.3 Tính tất yếu của việc đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

Trong vài thập kỷ qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã trải qua những thay đổi đáng kể Nhất là trong thời gian gần đây, ngành ngân hàng đang phải đối mặt với sự thu nhỏ ngày càng tăng của chi phí trung gian xử lý bởi các ngân hàng dẫn đến sự suy giảm trong các hoạt động trung gian truyền thống Các ngân hàng đang đẩy mạnh việc chuyển chiến lược kinh doanh vào các hoạt động đầu tư và các hoạt động thu phí, hoa hồng…Có ít nhất 04 sự thay đổi lớn dẫn đến việc đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

2.1.3.1 Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng

Trước khi xu thế hội nhập quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ thì hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tồn tại và phát triển chủ yếu nhờ sự chênh lệch lớn giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay được bảo hộ và điều tiết bởi Ngân hàng nhà

Trang 16

nước Việt Nam Vì vậy, việc mở cửa thị trường tài chính làm các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh cao hơn từ các ngân hàng nước ngoài

Sự kiện nổi bật nhất là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 và mới đây nhất là Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ( gọi tắt là TPP) là cột mốc quan trọng, tạo động lực toàn diện cho nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính Việt Nam nói riêng Trong nhóm các nước TPP thì trình độ phát triển của thị trường dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp, do vậy, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng khi các tập đoàn tài chính nước ngoài tiếp cận và tham gia thị trường Việt Nam Dịch vụ tài chính là một trong những lĩnh vực quan trọng được các nước TPP đặc biệt quan tâm, kỳ vọng đưa TPP trở thành hiệp định tự do hóa của thế kỷ 21 với những cam kết sâu rộng về tiếp cận thị trường trên các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm

Xu thế hội nhập quốc tế này đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam Khi sự bảo hộ dần được dỡ bỏ, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các Ngân hàng nước ngoài làm cho các sản phẩm tài chính ngày càng đa dạng, phong phú, điều này tác động trực tiếp tới các Ngân hàng thương mại Việt Nam Vì vậy, đa dạng hóa thu nhập là hướng đi tất yếu giúp các Ngân hàng thương mại nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập hiện nay Các NTHM Việt Nam đã phản ứng bằng cách nâng cao sự tham gia của họ trong các hoạt động mới và thay đổi đáng kể cơ cấu thu nhập của họ bằng cách giảm tỷ trọng thu nhập

từ các hoạt động kinh doanh truyền thống

2.1.3.2 Sự đổi mới trong công nghệ ngân hàng

Xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng buộc các NHTM Việt Nam phải cập nhật và đổi mới công nghệ liên quan Một mặt, việc đổi mới công nghệ ngân hàng, chuyển sang sử dụng hệ thống hoạt động tự động điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công giúp các ngân hàng giảm chi phí hoạt động, tăng hiệu quả hoạt

Trang 17

động kinh doanh Mặt khác, đổi mới công nghệ ngân hàng sẽ giúp các NHTM Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng nước ngoài

Việc khai thác công nghệ mới về cơ bản có thể thay đổi mô hình kinh doanh ngân hàng Các vấn đề lớn về công nghệ thông tin dẫn đến sự xuất hiện của các sản phẩm tài chính hoàn toàn mới Các ngân hàng buộc phải đổi mới trong các dịch vụ và sản phẩm để cạnh tranh với các đối thủ Họ cần phải chuyển đổi các hoạt động kinh doanh cơ bản của mình sang các mảng kinh doanh phi truyền thống, từ đó dẫn đến việc

đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngân hàng

2.1.3.3 Sự thay đổi trong hành vi của các Công ty

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng đến ngành ngân hàng cả trực tiếp thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin vào các sản phẩm tài chính và gián tiếp thông qua tác động của nó đối với sự phát triển của thị trường tài chính và hành vi của công ty Gắn liền với sự phát triển công nghệ thông tin, thị trường chứng khoán cũng ngày càng phát triển giúp các công ty lớn có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu thay vì vay vốn tại ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng đang chịu áp lực ngày càng tăng để giữ khách hàng của họ Các ngân hàng buộc phải áp dụng lãi suất cạnh tranh hơn để giữ khách hàng và vì vậy thu nhập từ hoạt động cho vay truyền thống bị ảnh hưởng và các ngân hàng buộc phải đa dạng hóa các nguồn thu nhập của mình

Mặt khác, việc thị trường tài chính ngày càng phát triển tạo điều kiện để ngân hàng phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan để tăng nguồn thu phí, hoa hồng như các cam kết ngoại bảng, hợp đồng kỳ hạn, tương lai, hoán đổi, các dịch vụ quản lý rủi

ro, dịch vụ trung gian…

Ngoài ra, đây cũng là một kênh đầu tư của các ngân hàng giúp các ngân hàng có thêm nguồn thu nhập từ hoạt động đầu tư

2.1.4 Đo lường đa dạng hóa thu nhập

Trang 18

Để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập, cần xác định hai thành phần chính của thu nhập hoạt động của ngân hàng gồm thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi Đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng chính là đo lường sự đa dạng giữa

02 loại thu nhập chính nói trên

Nghiên cứu này đã sử dụng chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) dựa trên tính kế thừa từ các nghiên cứu trước của Acharya và các tác giả (2002), Stiroh và Rumble (2003) và Stiroh (2004) Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương của tỉ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập Công thức cụ thể:

Trong đó:

- NII: là thu nhập từ lãi, được đo lường bằng thu nhập từ lãi thuần

- NONII: là thu nhập ngoài lãi, được tính bằng tổng thu nhập từ phí, hoa hồng hay

các khoản từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

- NOI: là ký hiệu cho thu nhập hoạt động ròng, thu nhập hoạt động ròng là kết

quả của tổng thu nhập hoạt động thu lãi và thu ngoài lãi NOI = NII + NONII Chỉ số HHI có giá trị từ 0,5 đến 1,0 HHI đạt giá trị 0,5 biểu hiện sự đa dạng hóa hoàn toàn chomột ngân hàng và càng tiến về giá trị 1,0 thì mức độ đa dạng hóa càng giảm và khi HHI đạt giá trị 1,0 thể hiện sự tập trung hoàn toàn của một ngân hàng

2.2 Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết hệ thống thì khái niệm hiệu quả có thể được hiểu ở hai cách như sau:

Trang 19

(1) Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc

giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác (2) Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng

Về bản chất thì hoạt động của NHTM cũng có thể được xem như một doanh nghiệp bình thường với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép Thu nhập cao sẽ giúp các ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng quy mô và thu hút vốn đầu tư nên các ngân hàng rất quan tâm đến khả năng sinh lời

Theo định nghĩa trong cuốn “Từ điển Toán kinh tế, Thống kê, Kinh tế lượng Anh – Việt” của PGS.TS Nguyễn Khắc Minh thì “hiệu quả - efficiency” trong kinh tế được định nghĩa là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ” và khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào” Như vậy, có thể hiểu hiệu quả là mức độ thành công mà các doanh nghiệp hoặc ngân hàng đạt được trong việc phân bổ các đầu vào có thể sử dụng và các đầu ra mà họ sản xuất nhằm đáp ứng một mục tiêu nào đó (2) Có hai loại hiệu quả tùy thuộc vào mục tiêu của nhà sản xuất:

(1) Hiệu quả kỹ thuật: là khả năng tối thiểu hóa nguồn đầu vào để sản xuất một đơn

vị đầu ra cho trước hoặc khả năng thu được tối đa hóa đầu ra từ một đơn vị đầu vào cho trước Khi xét đến hiệu quả kỹ thuật thì mục tiêu cao nhất của các nhà sản xuất là tránh lãng phí

(2) Hiệu quả kinh tế: là khả năng kết hợp các nhân tố đầu vào cho phép tối thiểu

hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định Lúc này các nhà sản xuất đòi hỏi sử dụng các đầu vào đã cho để cực đại hóa doanh thu hoặc phân bổ các đầu vào và đầu ra sao cho cực đại hóa lợi nhuận Mục tiêu hiệu quả kinh tế cao nhất sẽ được tính theo các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, hoặc lợi nhuận

Như vậy, hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý, nó

Trang 20

phản ánh quan hệ so sánh được giữa kết quả kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó (3)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại thì có thể chia thành

02 nhóm là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối

- Xét theo hiệu quả tuyệt đối thì hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế - chi phí bỏ

ra Tuy nhiên các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối lại khó có thể sử dụng để so sánh giữa các đơn vị với nhau Ví dụ, những ngân hàng có nguồn đầu vào lớn thì tạo nên giá trị lợi nhuận lớn và các ngân hàng có nguồn đầu vào nhỏ hơn thì tạo nên giá trị lợi nhuận thấp hơn nhưng không thể nói các ngân hàng có quy mô lớn hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn Như vậy, hiệu quả tuyệt đối không thể đánh giá việc các yếu tố đầu vào có được sử dụng tiết kiệm hay bị lãng phí

- Xét theo hiệu quả tương đối thì hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ

ra hoặc hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả kinh tế/mức tăng chi phí Những chỉ tiêu này sẽ được dùng tốt trong việc so sánh các ngân hàng với nhau theo thời gian, không gian và quy mô khác nhau

Tóm lại khái niệm về hiệu quả hoạt động là rất đa dạng, tùy theo mục đích khác nhau thì xem xét theo những khía cạnh khác nhau Xuất phát tử mục tiêu nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đối với hiệu quả hoạt động của các NHTM cổ phần Việt Nam của đề tài nghiên cứu, quan điểm hiệu quả hoạt động được sử dụng và nghiên cứu trong đề tài là hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ giữa kết quả kinh tế đạt được và chi phí bỏ ra hay chính là khả năng biến các đầu vào thành các đầu ra trong hoạt động kinh doanh của các NHTM

2.2.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.2.2.1 Nhóm nhân tố khách quan

(1) Sự phát triển của nền kinh tế

Trang 21

Theo giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại của Trần Huy Hoàng, do ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt là tiền tệ, liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế nên bất kỳ một sự biến động nào của nền kinh tế đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng

Cụ thể, khi nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có

cơ hội phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ cần vay vốn từ ngân hàng nhiều hơn Đồng thời, trong giai đoạn này, với thu nhập bình quân đầu người được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng lên cũng giúp ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng Mặt khác, nhu cầu tích lũy của người dân tăng lên giúp tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hoặc thu hẹp quy mô hoạt động thì nhu cầu vay vốn ngân hàng cũng giảm xuống Không những vậy, nếu tình trạng quá kém thì doanh nghiệp có khả năng không thanh toán được nợ đúng hạn cho ngân hàng làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và ngân hàng phải trích lập dự phòng nhiều hơn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Mặt khác, thu nhập của người dân giảm xuống, nhu cầu tiêu dùng hay tích lũy đều bị hạn chế ảnh hưởng đến cả hoạt động cho vay tiêu dùng và huy động vốn của

ngân hàng

(2) Môi trường chính trị, xã hội trong và ngoài nước

Tiền tệ là một công cụ được sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế Chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến sự phát triển và suy thoái của cả một nền kinh tế, do đó chính sách tiền tệ được nhà nước quản lý rất chặt chẽ Như vậy cũng có thể thấy vấn đềchính trị, xã hội trong và ngoài nước là yếu tố tác động lên các quyết định điều hành chính sách tiền tệ của NHNN qua đó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của cac ngân hàng

Nếu môi trường chính trị, xã hội trong và ngoài nước ổn định sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất của nền kinh tế diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Nhờ vậy, các ngân hàng

có thể tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu được kiểm soát

Trang 22

đảm bảo hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Ngược lại, khi môi trường chính trị, xã hội trong và ngoài nước diễn biến bất ổn thì sẽ cản trở sự phát triển của nền kinh tế, làm giảm nhu cầu vay vốn, tăng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu, làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM

(3) Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính của thế giới hiện nay, Việt Nam cũng đang tiến hành quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ Điển hình là Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007 và mới đây nhất là Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ( gọi tắt là TPP)

Điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng để tiếp thu được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển, Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành NH cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý, ) Trong khi thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM Việt Nam còn yếu về mọi mặt, từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị

NH, công nghệ đến nguồn nhân lực

Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

(4) Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí (4) Nếu hệ thống luật pháp chưa kịp đổi mới, hoàn thiện để cập nhật kịp thời sự phát triển của nền kinh tế thì sẽ trở thành một rào cản lớn cho quá trình phát triển của nền kinh tế qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM

Trang 23

Đặc biệt là Việt Nam mới chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường hơn 20 năm nên hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn chưa được hoàn thiện, các điều luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay, một số trường hợp chưa giải quyết được các tranh chấp, khiếu nại phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế Như vậy, hệ thống luật pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động của các NHTM nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngành NH phát triển nhanh và bền vững Vì vậy, Việt Nam cần phải nhanh chóng cập nhật, đổi mới hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế, tạo điều kiện đảm bảo hiệu quả hoạt động của các NHTM

Mặt khác, trong quá trình hệ thống pháp luật đang không ngừng đổi mới thì các NHTM cần tự nâng cao năng lực của bản thân để kịp thời đáp ứng với các yêu cầu mới theo quy định của pháp luật Ví dụ như các quy định về thay đổi số vốn pháp định hay các thay đổi về tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng Khi ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng tăng vốn để đảm bảo năng lực tài chính trong quá trình cạnh tranh thì việc tăng vốn đồng loạt của các ngân hàng trong một khoảng thời gian ngắn là rất khó khăn Các ngân hàng không thể đáp ứng việc tăng vốn kịp thời thì sẽ phải hợp nhất, sát nhập hoặc giải thể Hay như việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các NHTM của nhà nướccũng ảnh hưởng đến việc phân

bổ nguồn vốn của ngân hàng qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng

2.2.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Tác động của đa dạng hóa thu nhập

Theo nghiên cứu của một số tác giả ở Việt Nam như: Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016), Trần Thị Phương Mai (2015) … thì đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 24

Theo các kết quả nghiên cứu trên thì đa dạng hóa thu nhập giúp tăng khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Do vậy, để nâng cao lợi nhuận của mình, các ngân hàng cần phải không ngừng mở rộng sang các hoạt động khác, nhất là hoạt động dịch vụ, bên cạnh hoạt động tín dụng truyền thống

Nhóm nhân tố chủ quan được bàn đến, chính là các nhân tố bên trong nội bộ của chính các NHTM như các nhân tố về năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành, ứng dụng tiến bộ công nghệ, trình độ và chất lượng của lao động,

Năng lực tài chính của một NHTM thường được biểu hiện, trước hết là qua khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu, vì vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của một NH Tiềm lực về vốn chủ sở hữu ảnh hưởng tới quy mô kinh doanh của NH như: Khả năng huy động và cho vay vốn, khả năng đầu tư tài chính và trình độ trang bị công nghệ Thứ hai, khả năng sinh lời cũng là một nhân tố phản ánh về năng lực tài chính của một NH, vì nó thể hiện tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh Thứ ba

là, khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro của một NH, cũng là nhân tố phản ánh năng lực tài chính Nếu nợ xấu tăng thì dự phòng rủi ro cũng phải tăng để bù đắp rủi ro,

có nghĩa là khả năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp, có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp

Năng lực quản trị, điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NH Năng lực quản trị điều hành, trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt, trước những diễn biến của thị trường Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại

Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ: Chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một NH Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng

Trang 25

dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống như ngày nay, thì ngành NH khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình, nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống Năng lực công nghệ của NH thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới, gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các NH và tính độc đáo về công nghệ của mỗi NH

Trình độ, chất lượng của người lao động: Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các NH càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng Chính điều này, đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao, để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường, xã hội Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, sẽ giúp cho NH tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các NH giảm thiểu được các chi phí hoạt động Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới

2.2.3 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Phân tích các hệ số tài chính là phương pháp truyền thống và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp nói chung hay của ngân hàng nói riêng Trong phạm vị bài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc phân tích tác động của việc đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động của các NHTM nên bài nghiên cứu cũng chọn phương pháp phân tích các hệ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM dưới tác động của việc đa dạng hóa thu nhập và cũng chỉ giới thiệu các lý thuyết liên quan đến việc phân tích các

hệ số tài chính

Mỗi hệ số được xây dựng là tỷ lệ của 2 biến số tài chính cho phép phân tích và

so sánh giá trị của hệ số giữa 02 chi nhánh của một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng với nhau hoặc phân tích xu hướng biến động của các hệ số này theo thời gian để đánh giá tác động của một nhân tố khác Có nhiều hệ số tài chính khác nhau, vì vậy, tùy

Trang 26

thuộc vào mục tiêu đánh giá khác nhau mà người dung sử dụng những hệ số khác nhau sao cho phù hợp nhất Một số chỉ tiêu chính thường được sử dụng như sau:

ROA là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý, cho thấy khả năng chuyển tài sản thành thu nhập ròng ROA cao phản ánh hiệu quả hoạt động tốt, là kết quả của những chính sách linh hoạt, đúng đắn trong điều chỉnh cơ cấu tài sản hợp lý của ngân hàng Ngược lại, ROA càng thấp chứng tỏ ngân hàng có những chính sách đầu tư chưa đạt hiệu quả tối ưu hoặc chi phí hoạt động quá mức

ROE là chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vốn vào ngân hàng do đó đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với các cổ đông Chỉ tiêu này được sử dụng nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, thể hiện một đồng vốn bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lời Tỷ lệ ROE càng cao thể hiện ngân hàng sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông Khi sử dụng hệ số ROE thì các nhà đầu tư đánh giá như sau (5):

- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất huy động của ngân hàng thì nếu ngân hàng có

khoản vay nợ tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi

- ROE cao hơn lãi suất huy động của ngân hàng thì phải đánh giá xem ngân hàng

đã vay nợ và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá ngân hàng này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không

NIM là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ các tài sản

có khả năng sinh lời và tối đa hóa các nguồn vốn có chi phí thấp nhất, các ngân hàng muốn tối đa hóa thu nhập từ các hoạt động thu lãi

Trang 27

NOM là tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên Tỷ lệ này phản ánh chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi (ở Việt Nam thì chủ yếu là nguồn thu từ dịch vụ) với chi phí ngoài lãi mà các ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chi phí bảo hành, sửa chữa thiết bị…)

so với Tổng tài sản của ngân hàng Tỷ lệ này của các NHTM Việt Nam đang tăng khá nhanh trong những năm gần đây thể hiện xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập tại các NhTM Việt Nam

Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên được đánh giá tương tự như tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

EPS là tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu, EPS thể hiện thu nhập trên một cổ phiếu hiện hành đang lưu hành của các cổ đông EPS càng cao chứng tỏ ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả

2.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm tác động của đa dạng hóa thu nhập tới hiệu

quả hoạt động của ngân hàng

2.3.1 Tiếp cận một số quan điểm về đa dạng hóa thu nhập

Có nhiều quan điểm trái chiều về đa dạng hóa thu nhập lên hiệu quả tài chính, nhiều tác giả cho rằng đa dạng hóa thu nhập nhằm gia tăng lợi nhuận và hiệu quả tài chính cho ngân hàng Trong khi đó, một số quan điểm đối nghịch lại cho rằng đa dạng hóa thu nhập không làm gia tăng hiệu quả tài chính mà ngược lại gây ra rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, cụ thể như sau:

2.3.1.1 Quan điểm ủng hộ chiến lược đa dạng hóa thu nhập

Những quan điểm ở cấp độ quốc tế

Trang 28

Những tác giả ủng hộ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng cho rằng cho rằng đa dạng hóa là cách phòng vệ để giảm rủi ro và giảm sự xuất hiện của khủng hoảng tài chính (Froot và Stein (1998)), Stiroh (2004) việc đa dạng hóa thu nhập phi lãi làm tăng doanh thu và giảm đi biến động trong lợi nhuận ngân hàng; DeYoung và Roland (2001) chỉ ra thu nhập tăng lên khi các ngân hàng chuyển dịch cơ cấu từ các hoạt động thu lãi truyền thống sang hoạt động phi lãi như là thu phí; DeYoung và Rice (2004) trong một nghiên cứu tại các ngân hàng ở Mỹ đã chỉ ra mối tương quan mạnh của thu nhập lãi và thu nhập phi lãi, và nhấn mạnh chúng tồn tại cùng nhau chứ không thay thế lẫn nhau Craigwell và Maxwell (2006) cho rằng có sự ảnh hưởng tích cực từ thu nhập phi lãi lên hiệu quả ngân hàng, các ngân hàng đa dạng hóa thu nhập phi lãi sẽ gia tăng được lợi nhuận nhưng cũng chịu sự gia tăng trong biến động thu nhập hoạt động Vincenzo Chiorazzo, Carlo Milani và Francesca Salvini (2008) kết luận được mối tương quan dương giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận đã hiệu chỉnh rủi ro và sự gia tăng thu nhập phi lãi làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Busch và Kick (2009) phân tích ảnh hưởng của hoạt động thu nhập phi lãi lên hiệu quả ngân hàng là có tương quan dương Elsas và các tác giả (2010) chỉ ra đa dạng hóa thu nhập cải thiện lợi nhuận và giá trị thị trường của ngân hàng

Những quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam

Đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam ủng hộ đa dạng hóa thu nhập và tìm thấy nhiều bằng chứng chỉ ra đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực tới hiệu quả tài chính của ngân hàng Tác giả Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) cho rằng

đa dạng hóa thu nhập giúp tăng khả năng sinh lời, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản chịu tác động bởi tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao thì khả năng sinh lời càng cao Mặt khác, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao tuy an toàn hơn nhưng lợi nhuận cũng bị giảm đi tức là các ngân hàng vẫn chưa tận dụng tốt nguồn vốn tăng thêm Đồng thời, thông qua kết quả phân tích, tác giả cũng đưa ra khuyến nghị các ngân hàng TMCP Việt Nam nên mở rộng sang các hoạt động khác đặc biệt là hoạt

Trang 29

động dịch vụ và là xu thế tất yếu trong bối cảnh cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hiện nay Bên cạnh đó, nghiên cứu của Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016) cũng hoàn toàn nhất quán với các nghiên cứu trước ở Việt Nam khi họ đã chỉ ra rằng

đa dạng hóa thu nhập tác động tích cực lên hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Nói cách khác, ngân hàng càng đa dạng hóa thu nhập thì khả năng sinh lời càng cao Trái lại, Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu xem xét vấn đề đa dạng hóa thu nhập thông qua phân tích lợi nhuận và rủi ro đã đưa ra kết quả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa các hoạt động thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro lại càng giảm, bằng chứng thực nghiệm cho thấy đa dạng hóa thu nhập không có lợi cho các NHTM Việt Nam đặc biệt là đối với các ngân hàng chủ yếu thực hiện các chức năng trung gian truyền thống Chính vì thế, tác giả cũng đưa ra khuyến nghị đối với các ngân hàng có quy mô nhỏ nên tập trung vào các hoạt động trung gian truyền thống hơn là đa dạng hóa hoạt động

2.3.1.2 Quan điểm không ủng hộ chiến lược đa dạng hóa thu nhập

Một số nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại các ngân hàng ở châu Âu, kết quả chỉ ra rằng đa dạng hóa thu nhập làm giảm quy mô ngân hàng (Chiarozza và các tác giả, 2007) Bên cạnh đó, Staikouras và Wood (2003) cũng đưa ra kết quả rằng

có mối tương quan nghịch giữa thu nhập từ lãi và thu nhập phi lãi Mặt khác, các ngân hàng có mức thu nhập ngoài lãi cao thì có beta thị trường cao hơn và rủi ro hệ thống cũng cao hơn (Baele và các tác giả, 2007) Delpachitra và Lester (2013) xem xét ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập từ lãi và thu nhập từ phi lãi có mối tương quan âm với doanh thu, sự gia tăng thu nhập phi lãi không cải thiện hiệu quả tài chính của ngân hàng Nghiên cứu của Rumble và Stiroh (2006) chỉ ra việc đa dạng hóa gây ra rủi ro nhiều hơn cho các ngân hàng

2.3.2 Tiếp cận một số mô hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa thu

nhập đến hiệu quả tài chính của ngân hàng

Trang 30

Từ những quan sát và nghiên cứu thực nghiệm, nhiều tác giả đã xây dựng mô hình để đo lường tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả tài chính của ngân hàng, luận văn giới thiệu sơ lược một vài mô hình đo lường tác động của đa dạng hóa thu nhập lên hiệu quả tài chính ngân hàng và có thể được áp dụng cho thực tiễn tại các NHTMCP Việt Nam

2.3.2.1 Mô hình nghiên cứu trường hợp Italia

Nghiên cứu của Vicenzo Chiorazzo, Carlo Milani và Francesca Salvini (2008) thực hiện tại Italia giai đoạn 1993 - 2003 nhằm mục đích kiểm tra đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng thông qua phương trình hồi quy bao gồm các biến sau: biến phụ thuộc Yi,t nhằm mô tả các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng như các chỉ số ROA và ROE, hai chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh đã hiệu chỉnh rủi ro là SHROA được tính bằng tỷ lệ ROA trên độ lệch chuẩn của ROA và SHROE bằng ROE chia cho độ lệch chuẩn của ROE, mục đích của việc đưa hai chỉ tiêu này vào mô hình là nhằm để điều chỉnh rủi ro trên toàn bộ thời kỳ mẫu Mặt khác, tác giả cũng sử dụng các biến độc lập và biến kiểm soát, chẳng hạn, như đa dạng hóa thu nhập được tính bằng một trừ cho tổng bình phương của thu nhập lãi và thu nhập phi lãi, là biến phụ thuộc được sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập (theo Chris D’Souza và Alexandra Lai), tác giả cũng đã cụ thể hóa cấu phần của từng loại thu nhập khi cho rằng thu nhập lãi ròng bao gồm lãi phải thu trừ đi cho lãi phải trả còn thu nhập phi lãi ròng chính là tổng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ mua bán CKKD, thu nhập từ mua bán CKĐT, thu nhập từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần Tác giả cũng dựa theo kết quả của Stiroh và Rumble (2006), đã đưa thêm biến thu nhập lãi ròng vào

mô hình vì cho rằng có sự độc lập giữa hai nhân tố là đa dạng hóa thu nhập và thu nhập lãi ròng nên chúng sẽ được giải thích riêng biệt Ngoài ra, một vài biến kiểm soát cũng được thêm vào nhằm tăng mức ý nghĩa bao gồm logarit của tổng tài sản được xem xét như là biến mô tả cho quy mô ngân hàng, chỉ số này chỉ được tính trên công thức

Trang 31

SHROE vì nghi ngờ có mối tương quan nghịch của biến này với SHROA; tỷ lệ tăng trưởng tài sản được xem như là giá trị mô tả cho sự chấp nhận rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng và cũng được mô tả như là một biến kiểm soát cho việc tăng trưởng nhờ sáp nhập Vì thực ra, các nhà quản trị thường chấp nhận rủi ro hơn là hoạt động bền vững; vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản được xem như là đòn bẩy tài chính của ngân hàng, trái với biến quy mô, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản chỉ được đưa vào công thức tính SHROA để loại bỏ tương quan với SHROE Mặc khác, đây cũng là chỉ tiêu nhằm đo lường mức độ thanh khoản, tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng kiểm soát rủi ro của ngân hàng càng cao; tổng nợ trên tổng tài sản được xem như là nhân tố kiểm tra ảnh hưởng của lợi nhuận đã hiệu chỉnh rủi ro tác động tới các thành phần của danh mục tài sản ngân hàng, nợ xấu trên tổng tài sản được kỳ vọng làm giảm lợi nhuận ngân hàng

và biến sở hữu ngân hàng sẽ bằng 1 nếu ngân hàng chỉ có 1 chi nhánh trên lãnh thổ Italia và bằng 0 nếu ngược lại Mối quan hệ giữa tác nhân địa lý và lợi nhuận của ngân hàng có kỳ vọng âm hoặc dương Thực tế, tác giả cũng cho rằng chỉ tiêu này sẽ bị đánh đổi bởi chi phí vận hành, có nghĩa là nếu ngân hàng có càng nhiều chi nhánh thì chi phí vận hành càng cao

Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa đa dạng hóa thu nhập và suất sinh lời đã hiệu chỉnh rủi ro, việc gia tăng thu nhập phi lãi liên quan tới sự gia tăng của lợi nhuận trên rủi ro được tính trên 1 đơn vị Cụ thể, thông qua kiểm định Wald biến DIV và NIIs có hệ số tương quan dương và có ý nghĩa thống kê trong mô hình Về thành phần biến kiểm soát, kết quả hồi quy đã chỉ ra mối quan hệ giữa SHROE và quy

mô ngân hàng, nếu quy mô ngân hàng tăng lên thì SHROE cũng tăng lên Biên kiểm soát LOAN có ý nghĩa thống kê và chỉ ra việc hoạt động cho vay có tác động lên hiệu quả tài chính của ngân hàng Biến nợ xấu BAD có tác động tiêu cực tới lợi nhuận điểu chỉnh rủi ro Ngược lại, biến REGION lại tác động dương và có ý nghĩa thống kê trong

mô hình, kết quả chỉ ra rằng lợi nhuận sẽ tăng lên nếu ngân hàng hạn chế phạm vi hoạt động của mình

Trang 32

2.3.2.2 Mô hình nghiên cứu trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ

Nghiên cứu của các tác giả Ali Osman Gurbuz, Serhat Yanik và Yusuf Ayturk (2013) về mối liên hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của 26 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005 – 2011 bằng phương pháp System-GMM

Bằng cách sử dụng chỉ số đa dạng HHI để đo lường mức độ đa dạng hóa cho thu nhập ròng của các ngân hàng Thu nhập ròng của ngân hàng được tính bằng tổng của thu nhập lãi ròng và thu nhập hoạt động ngoài lãi ròng Bên cạnh đó, tác giả đã đưa thêm các biến giải thích và các biến kiểm soát như là RAROAt-1 và RAROEt-1 là hai biến trễ mô tả hiệu quả đã được hiệu chỉnh rủi ro được quan sát ở thời kỳ trước đó Mặt khác, tương tự như nghiên cứu ở trường hợp các ngân hàng tại Italia, tác giả đưa thêm vào mô hình một số biến kiểm soát để làm tăng ý nghĩa thống kê như là logarit tự nhiên của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của tổng tài sản cũng nhằm mục đích là để thể hiện khả năng kiểm soát rủi

ro, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, chỉ số này thể hiện 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản của ngân hàng, cũng nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản, chỉ số này càng cao chứng tỏ khả năng đối phó với rủi ro càng tốt Tác giả cũng đưa thêm biến INTEREST bằng lãi suất liên ngân hàng được quy định bởi ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) và chỉ số này được thu thập vào cuối mỗi năm Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa thêm vào mô hình một số biến giả phù hợp với thực trạng của nghiên cứu như CRISIS, FOREIGN và PUBLIC Biến CRISIS có giá trị bằng 1 cho giai đoạn khủng hoảng năm 2008 – 2009 và bằng 0 nếu nằm ngoài giai đoạn này, FOREIGN là biến giả có giá trị bằng 1 nếu ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài và bằng 0 nếu thuộc

sở hữu của các tổ chức trong nước và PUBLIC được tính bằng 1 nếu ngân hàng thuộc

sở hữu nhà nước và bằng 0 nếu thuộc sỡ hữu tư nhân

Kết quả mô hình cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm gia tăng mạnh mẽ hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ Sự ảnh hưởng tích cực của đa dạng hóa thu nhập lên hiệu quả tài chính của ngân hàng có thể làm gia tăng thu nhập và giảm chi phí

Trang 33

hoạt động của ngân hàng Trong các biến kiểm soát được đưa vào mô hình, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng tài sản và lãi suất liên ngân hàng đều có ý nghĩa thống kê

2.3.2.3 Mô hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Bangladesh

Nghiên cứu xem xét tác động đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng ở Bangladesh, bằng cách sử dụng số liệu của 43 ngân hàng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2014, nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan dương giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng Nghiên cứu được xem xét khi mà có sự khác biệt so với hai trường hợp ở trên, mức độ đa dạng hóa thu nhâp được đo lường thông qua chỉ số tập trung FOCUS, có công thức như sau:

Trong đó, là chỉ số danh nghĩa của ngân hàng thứ i ở năm t FOCUS index hay còn gọi chỉ số tập trung là chỉ số ngược của chỉ số đa dạng hóa dùng để đo lường mức độ tập trung vào một sản phẩm hay một hoạt động nào đó Cụ thể, chỉ số này bằng

1 nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một hoạt động và bằng 1/n nếu các cấu phần của đa dạng hóa thu nhập là như nhau, chỉ số này càng thấp cho thấy mức độ đa dạng hóa ngân hàng càng cao Chỉ số FOCUS được cấu thành từ 2 chỉ tiêu đó là FOCUS-A và FOCUS-L Thứ nhất, chỉ tiêu FOCUS-A bao gồm các yếu tố khác nhau như: (1) tiền và các khoản tương đương tiền, (2) đầu tư vào cổ phiếu và chứng khoán, và (3) các khoản cho vay Thứ hai, chỉ tiêu FOCUS-L đo lường mức độ đa dạng hóa các khoản vay trong sáu lĩnh vực chính: (1) nông nghiệp và DNNVV, (2) sản xuất, (3) bất động sản, (4) thị trường vốn và phi ngân hàng tổ chức tài chính, (5) dịch vụ và (6) lĩnh vực khác

Mô hình cơ bản được biểu thị ở dạng sau:Yit = α + βFOCUSit +δZit +ϒDt + uit

Trong đó, Y là biến phụ thuộc mô tả cho lợi nhuận của ngân hàng, ở đây nghiên cứu đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) làm đại diện cho biến phụ thuộc trong mô hình Mặt khác, FOCUS là thước đo của sự đa dạng hóa,

Trang 34

Z là các vector của biến kiểm soát, D là các biến giả, với i biểu thị ngân hàng và t biểu thị thời gian Ngoài ra, nghiên cứu cũng sử dụng tỷ lệ lãi biên (NIM) là một biến đo lường thu nhập ngân hàng, tỷ lệ này là thước đo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh đó, tác giả đo lường hiệu quả chi phí bằng tỷ lệ tổng chi phí ngoài lãi trên tổng tài sản Rủi ro chủ yếu được đo bằng tỷ lệ phần trăm của tổng tài sản Tỷ

lệ nợ xấu trên tổng tài sản (NPL) được đề cập bởi vì về cơ bản tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nên có mức độ rủi ro lớn, có thể khiến cho ngân hàng mất vốn các khoản vay nên rủi ro tín dụng cần được quan tâm đúng mức trong hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng Chính vì vậy, nhóm tác giả cho rằng rủi ro tín dụng có tầm quan trọng và có thể xảy ra thường xuyên đối với ngân hàng Thêm vào đó,Z-score (ZSCORE) được biết đến như là chỉ số phá sản của ngân hàng, chỉ số này được sử dụng như là hệ số đo lường rủi ro của ngân hàng Vì thế, nếu chỉ số này cao thể hiện khả năng phá sản thấp và ngược lại chỉ số này thấp thể hiện khả năng phá sản cao Ngoài ra tác giả còn sử dụng các biến kiểm soát là các nhân tố đặc thù của ngân hàng Những biến được đưa vào mô hình như là cấu phần của biến kiểm soát đó

là biến SIZE nhằm thể hiện quy mô của ngân hàng được tính bằng logarit tổng tài sản, tài sản sẽ gia tăng khi ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận và rủi ro là hai đại lượng tương tác cùng chiều với nhau, rủi ro sẽ gia tăng khi lợi nhuận gia tăng và ngược lại, vì vậy, gia tăng tài sản để tiềm kiếm lợi nhuận đồng nghĩa với việc chấp nhận rủi ro, biến EQUITY bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tính trên giá trị sổ sách chia cho tổng tài sản chỉ số này được sử dụng để đo lường khả năng thanh khoản, tỷ lệ này cao cho thấy khả năng đối phó với rủi ro tốt hơn và ngược lại nên nó có tác động âm với rủi ro, biến NII bằng thu nhập lãi trên tổng thu nhập cho biết cấu phần của thu nhập được tạo ra có bao nhiêu phần trăm là đóng góp từ thu nhập lãi,

tỷ lệ này càng cao thì nguy cơ rủi ro cũng cao hơn, biến RISK dùng để đo lường rủi ro của ngân hàng, sử dụng chỉ số phá sản Z-score hoặc tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản đã được đề cập ở trên và ngoài ra, tác giả đưa thêm biến giả theo năm bằng 1 nếu năm này

Trang 35

có các tác động từ các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng và bằng 0 cho các trường hợp còn lại tức không có tác động yếu tố kinh tế đến hiệu quả ngân hàng trong những năm này Kết quả hồi quy cho thấy thực tế có mối liên hệ tích cực giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của các ngân hàng Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động ngoài lãi bao gồm cả hoạt động ngoại bảng như thu phí hay tiền hoa hồng cũng tác động tích cực tới lợi nhuận

2.3.2.4 Mô hình nghiên cứu trường hợp các NHTM tại Kenya

Nghiên cứu của Paul Rotich Teimet, Damianus Okaka Ochieng và Shem Aywa

sử dụng dữ liệu thứ cấp của 44 NHTM tại Kenya trong khoảng thời gian 5 năm, từ

2005 – 2009 Mục đích của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập lên hiệu qủa tài chính của các ngân hàng Tác giả đưa ra kết quả có ý nghĩa thống

kê khi kiểm tra mức độ đa dạng hóa và hiệu quả tài chính của ngân hàng và kết luận này hoàn toàn nhất quán với nghiên cứu tại Mỹ của Rumble (2006) Bên cạnh đó, ngân hàng có quy mô lớn cũng có khả năng đa dạng hóa rủi ro tốt hơn khi so sánh với các ngân hàng có quy mô nhỏ Hơn nữa, kết quả cũng cho rằng thu nhập hoạt động phi lãi

có tương quan với thu nhập hoạt động từ lãi, tỷ lệ hiệu quả cho thu nhập lãi trên thu nhập phi lãi là 6:4 Ngiên cứu được thực hiện thông qua các bước sau:

Thứ nhất, để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập, nghiên cứu này đãsử dụng chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) dựa trên tính kế thừa từ các nghiên cứu trước của Acharya và các tác giả (2002), Stiroh và Rumble (2003) và Stiroh (2004) Chỉ số HHI được tính bằng tổng bình phương của tỉ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập Công thức cụ thể:

Thứ hai, để đánh giá mối liên hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của hệ thống NHTMCP ở Kenya, tác giả đánh giá mức độ đa dạng hóa thu nhập

Trang 36

thông qua thu nhập lãi và thu nhập phi lãi Thu nhập lãi và phi lãi được tính toán riêng biệt qua các mức độ khác nhau của sự đa dạng hóa thông qua công thức sau:

Tiếp theo đó, tác giả tiếp tục xem xét liệuđa dạng hóa thu nhập có làm cải thiện hoạt động tài chính của các ngân hàng thông qua kiểm định các biến liên quan tới hiệu quả tài chính như là NOI, EBIT, ROA và ROE Trong đó, NOI là ký hiệu cho thu nhập hoạt động ròng, thu nhập hoạt động ròng là kết quả của tổng thu nhập hoạt động thừ thu lãi và thu ngoài lãi EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay, ROA là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và ROE là tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Tác giả đã kiểm định

Trang 37

tương quan giữa các biến trong mô hình bao gồm tương quan giữa chỉ số đa dạng hóa HHI và các biến đại diện hiệu quả tài chính Kết quả cho thấy mức độ tương quan giữa các biến đã xảy ra ở các mức độ khác nhau và tất cả đều mang ý nghĩa thống kê Vì vậy,kết quả này đưa ra một hàm ý đó là khi gia tăng mức độ đa dạng hóa thu nhập thì hiệu quả tài chính cũng gia tăng và cũng hoàn toàn nhất quán với kết quả của Rumble

và Stiroh (2004) trong nghiên cứu các ngân hàng tại Mỹ Chính vì thế, đây là lý do giải thích tại sao tác giả đã lựa chon NOI, EBIT, ROA và ROE như là biến đại diện cho hiệu quả tài chính của ngân hàng

Nhằm kiểm định mối tương quan giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính, tác giả sử dụng phương pháp ANOVA để kiểm định mối liên hệ riêng phần giữa các biến với chỉ số HHI đã được đề cập ở trên Kết quả cho thấy các biến số ước lượng cho hiệu quả tài chính có mối quan hệ tuyến tính dương đối với biến số mức độ đa dạng hóa Các thành phần trong biến phụ thuộc nằm trên báo cáo tài chính và do đó có hữu ích trong việc ra quyết định thực hiện đa dạng hóa Việc đa dạng hóa thu nhập sẽ làm gia tăng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, kết quả cũng chỉ ra ROA và ROE có mối quan hệ tuyến tính yếu với chỉ số đa dạng hóa trong khi hai biến còn lại là NOI và EBIT lại cho có sự thay đổi tương ứng giữa các hệ

số này với đa dạng hóa thu nhập Cụ thể, kết quả hồi quy giữa biến ROA và biến ROE với chỉ số HHI trong nghiên cứu này của tác giả không có ý nghĩa thống kê Trái lại, NOI và EBIT lại có ý nghĩa thống kê trong mô hình

Bảng 2.1: Tổng hợp các mô hình kinh tế lượng đo lường tác động đa dạng hóa thu

nhập đến hiệu quả tài chính của ngân hàng

TT Đề tài Tác giả Nội dung nghiên cứu Kết quả

o, Carlo

Nghiên cứu tại Italia giai đoạn 1993 - 2003 nhằm mục đích kiểm tra đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng thông qua

Kết quả hồi quy cho thấy mối quan hệ

Trang 38

a Salvini (2008)

phương trình hồi quy bao gồm các biến sau:

biến phụ thuộc Yi,t nhằm mô tả các chỉ tiêu

đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng như các chỉ số ROA và ROE, SHROA

và SHROE Các biến độc lập và biến kiểm soát được sử dụng: đa dạng hóa thu nhập, thu nhập lãi ròng, logarit của tổng tài sản (mô tả cho quy mô ngân hàng), tỷ lệ tăng trưởng tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng nợ trên tổng tài sản, nợ xấu trên tổng tài sản, biến sở hữu ngân hàng sẽ bằng

1 nếu ngân hàng chỉ có 1 chi nhánh trên lãnh thổ Italia và bằng 0 nếu ngược lại

đồng biến giữa đa dạng hóa thu nhập

và suất sinh lời đã hiệu chỉnh rủi ro, việc gia tăng thu nhập phi lãi liên quan tới sự gia tăng của lợi nhuận trên rủi ro được tính trên

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và hiệu quả tài chính của 26 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2005 – 2011 bằng phương pháp System-GMM Nghiên cứu sử dụng chỉ số đa dạng HHI để đo lường mức độ đa dạng hóa cho thu nhập ròng của các ngân hàng Các biến giải thích và các biến kiểm soát như là RAROAt-1 và RAROEt-1 là hai biến trễ mô

tả hiệu quả đã được hiệu chỉnh rủi ro được quan sát ở thời kỳ trước đó, logarit tự nhiên của tổng tài sản, vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng

Kết quả mô hình cho thấy

đa dạng hóa thu nhập làm gia tăng mạnh

mẽ hiệu quả tài chính của các ngân hàng

ở Thổ Nhĩ

Kỳ

Ngày đăng: 07/08/2018, 23:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy, 2012. Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 6, trang 41-45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển và Hội nhập
8. Ali Osman Gurbuz, Serhat Yanik and Yusuf Ayturk, 2013. Income Diversification and Bank Performance: Evidence From Turkish Banking Sector.Journal of BRSA Banking and Financial Markets, vol. 7, issue 1, 9-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of BRSA Banking and Financial Markets
14. Vicenzo Chiorazzo, Carlo Milani and Francesca Salvini, 2008. Income Diversification and Bank Performance: Evidence from Italian Banks. Journal of Financial Services Research, vol. 33, issue 3, 181-203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Financial Services Research
2. Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành, 2015. Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 106+107, trang 13-24 Khác
3. Lê Dân, 2004. Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường đại học Kinh tế Quốc dân Khác
4. Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh, 2016. Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 124, trang 11-16 Khác
5. Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường đại học Kinh tế Quốc dân Khác
6. Trần Thị Phương Mai, 2015. Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Mở TP HCM Khác
7. Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai, 2015. Lợi nhuận và rủi ro từ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, số 26, trang 54-70.B. Tài liệu Tiếng Anh Khác
9. DeYoung, R. and Rice, T.(2004). Noninterest income and financial performance at US Commercial banks. Financial Review, 39(1), 101-127 Khác
10. Filson, D.& Olvati, S., 2014. The Impacts of Gramm-Leach-Bliley bank diversification on value and risk. Journal of Banking and Finance, 41(0), 209- 221 Khác
11. Lee, C-C, Hsieh, M-F & Yang, S-J, 2014. The Relationship between revenue diversification and bank performance: Do financial structure and financial reforms matter? Japan and the World Economy, 29 18-35 Khác
12. Paul Rotich Teimet, Damianus Okaka Ochieng and Shem Away, 2011. Income Source Diversification and Financial Performance of Commercial Banks in Kenya. International Journal of Business and Public Management, vol.1, no.1, 69-89 Khác
13. Sanya, S. & Wolfe, S., 2011. Can banks in emerging economies benefit from revenue diversification?. Journal of financial Services Research, 40(1-2), 79- 101 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w