CHƯƠNG 1 – NĂNG LỰC PHỤC VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHỤC VỤ CỦA ĐƯỜNG Ô TÔ CHƯƠNG 2 – TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Trang 1ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ ĐẶT NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Sóc Sơn là huyện ngoại thành phía bắc Thủ đô Hà Nội, diện tích rộng 306.512.400 m2 (gần bằng 1/3 diện tích toàn thành phố) trải dài từ 105o43’35” đến 105o56’37” kinh độ Đông và 21o10’40” đến 21o24’25” vĩ độ Bắc, dân số hiện trạng toàn huyện: 266.000 người (năm 2005), trung tâm là thị trấn huyện lỵ Sóc Sơn cách trung tâm thành phố Hà Nội 35km theo quốc lộ 3A Hà Nội - Thái Nguyên, được giới hạn như sau:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
- Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh - Phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Nam giáp huyện Đông Anh - Hà Nội
Mạng lưới giao thông vận tải đầy đủ các loại hình, bao gồm: đường bộ khoảng 522km, đường sắt 17km, đường thuỷ nội địa 60km và cảng hàng không quốc tế Nội Bài Trong tổng chiều dài 522 km đường bộ thì đường quốc lộ do Trung ương quản lý 50,18km; đường do Thành phố quản lý 43,85 km; huyện trực tiếp quản lý gồm 30 tuyến đi liên xã dài 172 km và đường giao thông trục chính thôn xóm, đường ngõ xóm 256 km
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội chung của toàn huyện, phương tiện giao thông đường bộ cũng phát triển rất nhanh chóng, hiện nay toàn huyện có: Xe ô tô, xe cơ giới : 1.206 chiếc (xe chở khách: 224, xe tải, xe xúc, ủi: 982); xe mô tô: 28.644 chiếc; công nông, xe lambrô: 172 chiếc
Với sự phát triển không ngừng của các phương tiện cơ giới và sự đầu tư xây dựng, nâng cấp mạng lưới đường, tình hình an toàn giao thông đường bộ trong địa bàn huyện cũng diễn biến rất phức tạp cả về số vụ và số người chết, bị thương nặng Theo thống kê của công an huyện Sóc Sơn từ năm 2000 đến tháng 6/2007 trên địa bàn huyện xảy ra 467 vụ TNGT nghiêm trọng, làm chết 339 người, bị thương 503 người, gây thiệt hại lớn về phương tiện và cơ sở vật chất của xã hội
Chúng ta biết rằng việc nâng cấp đường ôtô là nâng cấp tốc độ xe chạy và nâng cao tính an toàn giao thông của đường, rút ngắn thời gian đi lại, tăng khả năng thông xe Hay là phải nâng cao chất lượng của con đường Chất lượng khai thác, mức độ phục vụ của con đường phụ thuộc vào chất lượng hình học tuyến và chất lượng áo đường, nền đường,… Nhưng việc đánh giá mức độ phục vụ, chất lượng khai thác của hệ thống đường bộ huyện Sóc Sơn cũng chưa được quan tâm xem xét đầy đủ và triệt để
Tiêu chuẩn để đánh giá tính an toàn giao thông cho một con đường hay một mạng lưới đường ô tô là sự xuất hiện các tai nạn giao thông, đặc biệt là các tai
Trang 2nạn giao thông gây tổn thất về người An toàn giao thông của một vùng thông thường được đo bằng tần suất xảy ra tai nạn Các chỉ số thể hiện là số tai nạn (chết người,bị thương và tổn thất tài sản) Chỉ số thông thường sử dụng để so sánh các số liệu thống kê là chỉ số “an toàn giao thông” Dựa trên định nghĩa, chỉ số “an toàn giao thông” được tính bằng số người chết theo một đơn vị số lần đi lại, theo số phương tiện đăng ký, hoặc theo đơn vị là chiều dài của hệ thống đường Các chỉ số này được sử dụng bởi vì các tổng số không thể hiện mức độ hiểm nguy tương đối của các nhóm điều kiện khác nhau trên một mặt bằng chung Đề ra tiêu chuẩn và đánh giá tính an toàn giao thông của mạng lưới đường Sóc Sơn từ đó kiến nghị các giải pháp giảm thiểu là rất cần thiết đối với những người làm công tác quản lý, công tác kỹ thuật của huyện Sóc Sơn cũng như của các địa phương khác đang trong quá trình đô thị hóa hiện nay
Như vậy đề tài : “Xem xét đánh giá mạng lưới đường huyện Sóc Sơn –thành
phố Hà Nội về năng lực phục vụ và an toàn giao thông” là cần thiết, cấp bách
và có tính xã hội
2 PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐỀ TÀI
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu xem xét đánh giá mạng lưới đường bộ hiện có của huyện Sóc Sơn về mức độ đáp ứng yêu cầu vận tải, tình hình khai thác, mức độ phục vụ và an toàn giao thông để đề ra các biện pháp nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống đường
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về phương pháp đánh gía năng lực phục vụ của đường; đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố hình học đường đến an toàn giao thông; đánh giá tiêu chuẩn an toàn giao thông của tuyến đường, mạng lưới đường
- Nghiên cứu đánh giá mạng lưới đường Sóc Sơn, tình hình tai nạn giao thông, phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông và kiến nghị các biện pháp giảm thiểu
- Áp dụng các nghiên cứu trên vào một tuyến đường cụ thể có tình hình tai nạn giao thông phúc tạp trên địa bàn huyện
2.3 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu về lý thuyết đánh giá năng lực phục vụ, an toàn giao thông Tham khảo các tài liệu nước ngoài và trong nước để hệ thống hoá về nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá một vài tuyến đường đặc biệt có tình hình tai nạn giao thông nghiêm trọng
Trang 3- Đánh giá, kết luận và kiến nghị
2.4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về lý thuyết : Nghiên cứu đưa ra được tiêu chuẩn đánh giá mức độ phục vụ của tuyến đường, mạng lưới đường; đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố hình học đường đến tai nạn giao thông
- Về thực nghiệm: Nghiên cứu đánh giá được một vài tuyến đường có tình hình giao thông, tai nạn giao thông phức tạp trên địa bàn để từ đó đề ra các biện pháp tăng cường năng lực phục vụ
- Phân tích các nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, các biện pháp tăng cường an toàn giao thông trên địa bàn huyện Sóc Sơn cũng như các địa phương khác đang trong quá trình đô thị hóa hiện nay
3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI :
Đề tài được thực hiện tại Trường Đại học GTVT , nội dung của đề tài bao gồm 5 chương, 109 trang và phần Phụ lục
Đặt vấn đề và nhiệm vụ nghiên cứu
Chương 1: Năng lực phục vụ và đánh giá năng lực phục vụ của đường ô
tô
Chương 2: Tai nạn giao thông đường bộ
Chương 3: Ảnh hưởng của các yếu tố hình học đường đến năng lực phục vụ và an toàn giao thông
Chương 4: Mạng lưới đường huyện Sóc Sơn và tình hình tai nạn giao thông đường bộ
Chương 5: Nghiên cứu đánh giá năng lực phục vụ và an toàn giao thông của tuyến đường TL131
Kết luận – Kiến nghị