1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

43 332 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 120,91 KB

Nội dung

Trong đó, pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén và hữu hiệu Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạmnhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập c

Trang 1

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU trang 4

1 Lý do chọn đề tài trang 4

2 Mục đích trang 4

3 Đối tượng nghiên cứu trang 5

4 Phạm vi nghiên cứu trang 5

PHẦN NỘI DUNG trang 6 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ trang 6

1.1 Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự trang 6

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự trang 6 1.1.2 Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự trang 6

1.2 Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS trang 7

1.2.1 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật hình sự quy định trang 7 1.2.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi tròn trang 8 1.2.3 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm người đó sinh ra đến thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội trang 8 1.2.4 Mối quan hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự với năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể của tội phạm trang 8

1.3 Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự trang 101.4 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Pháp luật hình sự của một số nướctrên thế giới trang 10

Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ trang 12

2.1 Cơ cấu tội phạm xác định theo lứa tuổi của chủ thể tội phạm trang 12

Trang 2

2.2 Thực trạng áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trongthời gian qua trang 15

2.2.1 Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 trang 15 2.2.2 Tác động của yếu tố độ tuổi đến việc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự trang 18 2.2.2.1 Về cơ sở tâm sinh lý học trang 19 2.2.2.2 Về cách tính tuổi trang 24 2.2.2.3 Về thời điểm tính tuổi trang 25 2.2.2.4 Căn cứ xác định tuổi trang 26

2.3 Đánh giá việc áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sựtrong thời gian qua trang 31

2.3.1 Thuận lợi trang 31 2.3.2 Khó khăn trang 32

Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH TUỔI

LUẬT VIỆT NAM trang 36

3.1 Nhận xét trang 363.2 Các đề xuất nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự ViệtNam hiện hành về tuổi chịu trách nhiệm hình sự .trang 36

3.2.1 Điều chỉnh, sửa đổi quy định để phù hợp với thực tiễn .trang 37 3.2.2 Xem xét điều chỉnh loại và mức trách nhiệm hình sự cho các lứa tuổi trang 39 3.2.3 Xây dựng cơ sở pháp lý phục vụ công tác xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự trang 39 3.2.4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công chức làm công tác đăng ký quản lý hộ tịch, hộ khẩu và người tiến hành tố tụng trang 39

Trang 3

3.2.5 Đồi mới, nâng cao giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân trang 40

PHẦN KẾT LUẬN trang 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 42

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Pháp luật luôn tác động và ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến các quan hệ xãhội nói chung và tới các đối tượng mà nó điều chỉnh nói riêng Do đó, cầnphải xây dựng một hệ thống pháp luật có tính khoa học, hiệu quả đến các đốitượng cần điều chỉnh để pháp luật phát huy được vai trò, tác dụng và giá trị tolớn của nó Trong đó, pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén

và hữu hiệu Nhà nước ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạmnhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹnlãnh thổ, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, duy trì trật tự, an toàn xã hội,đồng thời pháp luật hình sự còn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội,giáo dục mọi người ý thức chấp hành và tuân theo pháp luật

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm ở nước ta gia tăng về sốlượng, số vụ với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, cũng như sự xuấthiện nhiều loại tội phạm mới trong điều kiện nền kinh tế thị trường và toàncầu hóa khu vực và thế giới Tội phạm xảy ra do các chủ thể ở nhiều độ tuổikhác nhau từ trẻ đến già, ở những vùng miền khu vực khác nhau và ở nhữngngười có trình độ văn hoá khác nhau Trong đó, việc xử lý người phạm tội ở

độ tuổi khác nhau (người chưa thành niên, người trưởng thành) là một việckhá phức tạp, không thể xử lý giống nhau được

Do đó, “Tuổi chịu trách nhiệm hình sự” là một trong những chế định

quan trọng trong Bộ luật hình sự và là đề tài em chọn nghiên cứu làm tiểuluận cuối khóa

2 Mục đích:

- Nắm và hiểu rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tuổi chịu trách nhiệmhình sự

Trang 5

- Đánh giá thực trạng áp dụng chế định tuổi chịu trách nhiệm hình sự,những bất cập, vướng mắc và phân tích chúng trên cơ sở lý luận và thực tiễn.

- Đề xuất những giải pháp khắc phục nhằm hoàn thiện chế định tuổichịu trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là tuổi chịu trách nhiệm hình sự Tuổi của ngườiphạm tội giúp xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tộiphạm và mang tính chất pháp lý có ý nghĩa quan trong việc xử lý tội phạm.Tuổi chịu Trách nhiệm hình sự là một trong những dấu hiệu quan trọng thuộcchủ thể của tội phạm của cấu thành tội phạm và là đặc điểm thiết yếu thuộc

về nhân thân người phạm tội Nghiên cứu tuổi chịu trách nhiệm hình sự có ýnghĩa to lớn trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, dựa trên đặc điểm

về tâm lý độ tuổi

4 Phạm vi nghiên cứu:

Việc nghiên cứu về vấn đề tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thờigian gần đây ở nước ta, dựa trên Bộ luật hình sự 2015 Việc nghiên cứu chếđịnh này có phạm vi như sau:

- Khái quát khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự và phân tích cácđặc điểm cơ bản của tuổi chịu trách nhiệm hình sự

- Đánh giá, phân tích thực tiễn áp dụng chế định tuổi chịu trách nhiệmhình sự

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Nguyên tắc cơ bản của luật hình sự Việt Nam là người thực hiện hành

vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm được quyđịnh trong Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự Một trong cácyếu tố cấu thành tội phạm là chủ thể của tội phạm Hai dấu hiệu quan trọngnhất mà tất cả các chủ thể đều phải được xác định là tuổi và năng lực tráchnhiệm hình sự

1.1 Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

1.1.1 Khái niệm trách nhiệm hình sự:

Trách nhiệm hình sự là thuật ngữ pháp lý được sử dụng đối với người

có hành vi vi phạm pháp luật hình sự Dưới góc độ khái quát chung, tráchnhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lývà là hậu quả pháp lý bất lợicủa việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặcnhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước đối với người phạm tội do Bộ luậtHình sự quy định

1.1.2 Khái niệm tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Tuổi của một người được tính từ khi người đó sinh ra cho đến thờiđiểm tính tuổi của người đó

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổi được xác định trong pháp luậthình sự của mỗi quốc gia, mà chỉ đến độ tuổi đó trở về sau, một người thựchiện hành vi phạm tội mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề không thể thiếu trongpháp luật hình sự của mỗi quốc gia, thể hiện quan điểm của Nhà nước vềcách thức xử lý người phạm tội, vừa đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội nhưng

Trang 7

phải đạt được mục đích bảo vệ quyền con người, đặc biệt là quyền của ngườichưa thành niên, kể cả khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Căn cứ quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 (Bộ luật hình sự năm 2015):

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm,tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ….

Bên cạnh việc xác định tuổi như là ngưỡng chịu trách nhiệm hình sự,tuổi cũng là yếu tố để để xác định loại hoặc mức trách nhiệm mà họ phảigánh chịu khi phạm tội Chính vì vậy, tuổi chịu trách nhiệm hình sự là yếu tốkhông thể thiếu trong quá trình xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớimột người

Dưới góc độ khái quát chung, Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là độ tuổiđược luật hình sự quy định nhằm xác định khi một người phát triển đến độtuổi đó mới có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc loại trách nhiệm, mứctrách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội do mình gây ra

1.2 Các đặc điểm cơ bản của tuổi chịu TNHS

1.2.1 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật hình sự quy định

Vấn đề độ tuổi để xác định tư cách chủ thể mang tính chuyên biệt,được xác định theo từng ngành luật Mỗi ngành luật có cách xác định khácnhau về độ tuổi Xét về tính hệ thống, các quy định của ngành luật này trongcùng một hệ thống có thể sử dụng để phân tích làm sáng tỏ nội dung các quy

Trang 8

phạm pháp luật của ngành luật khác Tuy nhiên, nhiều nội dung có tính đặcthù, chuyên biệt thì chúng ta cần phải xác định nội dung theo quy định củangành luật đó Do đó, khi xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chúng tacần căn cứ vào những quy định của luật hình sự mà không viện dẫn các quyđịnh của các ngành luật khác Cụ thể theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015,tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 12 Ngoài ra, nhữngtrường hợp luật hình sự dẫn chiếu sang quy định của các ngành luật khác thìchúng ta mới sử dụng cách tính tuổi của ngành luật đó để xác định tuổi chịutrách nhiệm hình sự.

1.2.2 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là tuổi tròn

Đối với chủ thể của tội phạm, luật hình sự Việt Nam xác định tuổi làtheo tuổi tròn Điều này thể hiện trong các quy định cụ thể tại Điều 12 Bộ luật

hình sự 2015 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều quy định: “người

từ đủ 16 tuổi ” và “người từ đủ 14 tuổi” Tuổi tròn ở đây là ngưỡng để tính

tuổi tối thiểu của người phạm tội và tuổi tối đa của người bị hại trong trườnghợp tuổi của người bị hại chi phối tới việc xác định trách nhiệm hình sự củangười phạm tội

1.2.3 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự tính từ thời điểm người đó sinh

ra đến thời điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội

Thời điểm đầu để xác định tuổi của người phạm tội là ngày người đóđược sinh ra Thời điểm sau để xác định độ tuổi đó là thời điểm hành vi nguyhiểm cho xã hội được thực hiện Như vậy,tuổi chịu trách nhiệm hình sự đượctính từ khi người đó sinh ra cho đến khi thực hiện hành viphạm tội

1.2.4 Mối quan hệ giữa tuổi chịu trách nhiệm hình sự với năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sựđạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể Do đó tuổi chịu

Trang 9

trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện tiền đề đểthừa nhận một người có lỗi trong việc thực hiện một hành vi nguy hiểm cho

Tuy nhiên, năng lực này cũng có thể bị hạn chế hoặc bị loại trừ hoàntoàn nếu hoạt động của bộ não bị rối loạn do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnhkhác làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiểnhành vi Được thể hiện cụ thể tại Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định

“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm

thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình”.

Về năng lực trách nhiệm hình sự, trong pháp luật Việt Nam hiện naykhông có định nghĩa pháp lý Vậy nên từ quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự

2015 chúng ta có thể hiểu, người có năng lực trách nhiệm hình sự theo phápluật Việt Nam là người không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm

Trang 10

mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi tại thời điểm người đó thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự cómối quan hệ chặt chẽ với nhau Trước hết người có năng lực trách nhiệm hình

sự phải là người đã đạt đến một độ tuổi nhất định và năng lực đó sẽ tiếp tụcphát triển và hoàn thiện trong thời gian nhất định tiếp theo của cuộc sống cánhân đó

1.3 Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Việc tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo giấy khaisinh tính theo tuổi tròn (theo ngày sinh) Trong các trường hợp không có giấykhai sinh thì việc tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự được xác định như sau:

- Nếu xác định được tháng và năm sinh thì ngày cuối cùng của thángsinh sẽ là ngày sinh

- Nếu chỉ xác định được năm sinh thì ngày cuối cùng của năm sinh sẽ

là ngày sinh

1.4 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Pháp luật hình sự của một

số nước trên thế giới:

Việc xác định những giới hạn độ tuổi thích hợp, đặc biệt là độ tuổi tốithiểu chịu trách nhiệm hình sự luôn là vấn đề khó khăn khi xây dựng chínhsách hình sự ở mỗi quốc gia để vừa phù hợp với các điều ước quốc tế vừahiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên thực tiễn Nhìnchung, đa số các nước quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của một số quốc gia trên thế giới

Trang 12

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

2.1 Cơ cấu tội phạm xác định theo lứa tuổi của chủ thể tội phạm

Nghiên cứu tình hình tội phạm ở nước ta giai đoạn hiện nay cho thấy,biên độ tuổi của người phạm tội ngày càng rộng, đặc biệt tính chất tội phạmcủa những người dưới 16 tuổi ngày càng nghiêm trọng

Đối với người chưa thành niên, Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đề án

IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứatuổi chưa thành niên”, từ năm 2007 - 6/2013, toàn quốc phát hiện gần 63.600

vụ, gồm hơn 94.300 người chưa thành niên phạm tội So với tổng số vụ phạmpháp hình sự trong toàn quốc thì số vụ án do người chưa thành niên gây rachiếm gần 20% Tội phạm do người chưa thành niên gây ra chủ yếu ở hầu hếtcác lĩnh vực: Trộm cắp tài sản (21.812 vụ/33.010 đối tượng, chiếm 34,30%);

Cố ý gây thương tích (5.692 vụ/9.588 đối tượng, chiếm 8,95%); Gây rối trật

tự nơi công cộng (4.870 vụ/8.768 đối tượng, chiếm 7,65%); Cướp giật tài sản(3,76%); Cướp tài sản (1,43%); Đánh bạc; Hiếp dâm, cưỡng dâm; Cưỡng đoạttài sản; Giết người và một số tội danh khác

Qua số liệu thống kê cho ta thấy người chưa thành niên phạm tội liêntục tăng trong những năm qua Đặc biệt lứa tuổi từ 14 đến dưới 15 tuổi chiếm

tỉ lệ ngày càng cao tình hình tội phạm do người ở lứa tuổi này thực hiện cóchiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất trong số tội phạm do người chưathành niên thực hiện Đặc biệt, mức độ tội phạm do độ tuổi này thực hiệnngày càng nghiêm trọng, tính chất của tội phạm ngày càng nguy hiểm,phương thức thủ đoạn ngày càng manh động, liều lĩnh, tàn bạo làm cho dưluận rất bức xúc Điển hình như các vụ:

Trang 13

- Vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước khiến dư luận cả nước xôn xao.Sau 3 ngày đêm nỗ lực điều tra, truy xét hung thủ, đến ngày 10/7, hai nghiphạm trong vụ án đã bị bắt giữ gồm Nguyễn Hải Dương (SN 1-2-1991 tại AnGiang) và Vũ Văn Tiến (SN 21-10-1991 tại Bình Phước) Hai nghi can trong

vụ thảm sát sáu người tại Bình Phước đều sinh năm 1991 Người dân cả nướcbàng hoàng vì hai nghi can này còn quá trẻ, thế hệ 9x…,thêm một lần nữa xãhội phẫn nộ và hoang mang trước tình trạng phạm tội ở lứa tuổi vị thành niênđang ngày càng phức tạp và gia tăng đáng báo động

- Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (Bắc Giang) khiến 3 người thiệtmạng, 1 người trọng thương vẫn khiến xã hội rùng mình Cái tên Lê VănLuyện bỗng chốc nổi như cồn và được người ta nhắc đến như một biểu tượngcủa sự man rợ Điều đáng nói ở đây là hung thủ chỉ là 1 vị thành niên chưađầy 18 tuổi và mức án y phải nhận chỉ là 18 năm tù

- Thế nhưng thực tế, sau vụ án Lê Văn Luyện cho tới nay, cộng đồng

đã chứng kiến rất nhiều vụ án, trọng án khác nhau xảy ra mà thủ phạm thậmchí còn non nớt, trẻ con hơn rất nhiều so với Lê Văn Luyện Tháng 12-2014,người dân không khỏi bàng hoàng khi biết được hung thủ sát hại một bé trai 9tuổi (ở xã Hà Thái, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) rồi dìm xác xuống giếngnước phi tang chỉ vì muốn chiếm đoạt một chiếc điện thoại di động rẻ tiền là

Vũ Văn Tú ở cùng xã với nạn nhân và chỉ hơn nạn nhân chưa tới… 6 tuổi.Thậm chí, sau khi gây án Tú chạy về nhà tắm rửa, ăn cơm bình thường và khicông an tới khám nghiệm tử thi nạn nhân, Tú vẫn đến quan sát, đùa nghịchvới bạn bè xung quanh như không có chuyện gì!

- Như vụ, Nguyễn Duy Quang, 20 tuổi, sinh viên ĐH Xây dựng giếtbạn gái, cướp xe máy LX để tổ chức sinh nhật cho người yêu cũng làm dưluận xót xa

Trang 14

- Hoặc, tại huyện Đức Cơ (Gia Lai), chỉ vì một mâu thuẫn nhỏ trongquán karaoke mà Nguyễn Thanh Long - học lớp 10 tại trường THPT Lê Hoàn

đã dùng dao đâm 6 nhát chí mạng, khiến nạn nhân tử vong trên đường đi cấpcứu

- Bên cạnh đó, hiện tượng tụ tập thành băng nhóm cũng đang nổi lênrất rõ Đã có nhiều các băng nhóm mặt búng ra sữa gây ra các vụ hỗn chiếnnáo loạn giữa đường phố, khu dân cư khiến mọi người kinh hãi Vào tháng7/2010, khi Công an quận Đống Đa (Hà Nội) bắt giữ một băng giang hồ mà

"thủ lĩnh" là một teen nữ mới 14 tuổi Với biệt danh "My sói", nữ quái nàyhàng ngày vùi đầu trong quán Internet, dùng nhiều nick khác nhau và giả làcon trai để làm quen, tán tỉnh các cô gái Quen được cô nào, My hẹn đến quánNet và cho một "đệ" đẹp trai nhất ra đón Khi "con mồi" đến nơi, cả nhómthay nhau đánh, cướp tiền, điện thoại, sau đó đưa đi nhà nghỉ để bọn con traithay nhau cưỡng hiếp…

Hình: Cơ cấu tội phạm xác định theo lứa tuổi của chủ thể tội phạm

Đây thật sự là con số đáng báo động về tình hình trẻ hóa tội phạm Số

vụ vi phạm pháp luật do tội phạm vị thành niên gây ra cũng ngày càng đadạng, phức tạp và tinh vi, cũng như bộc lộ sự manh động và liều lĩnh Điềuđáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và

Trang 15

hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêmtrọng hơn Điểm qua những vụ án trên cho thấy một thực tế đáng lo ngại làcác vụ giết người, đối tượng đều còn rất trẻ, có đối tượng còn đang ngồi trênghế nhà trường, hành vi giết người hết sức dã man, côn đồ mà động cơ đềuxuất phát từ những mâu thuẫn nhỏ.

2.2 Thực trạng áp dụng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong thời gian qua

Thực tiễn đấu tranh tội phạm trong thời gian qua cho thấy, vấn đề tuổichịu trách nhiệm hình sự đã được các cơ quan áp dụng pháp luật hình sự quantâm và ngày càng chuẩn hóa

2.2.1 Những quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015:

Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Bộ luật Hình sự nước ta quy địnhngười từ đủ 14 tuổi trở lên bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên,luật không chỉ quy định một ngưỡng tuổi chịu trách nhiệm hình sự chung mà

có sự phân hóa theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội

Trong đó, tại Khoản 1, Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định “người

từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ nhữngtội phạm mà Bộ luật này có quy định khác” Theo đó thì người từ đủ 16 tuổitrở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm

mà Bộ luật quy định là chủ thể đặc biệt của tội phạm

Bộ luật Hình sự 2015 có quy định một số tội danh, trong đó, nếu ngườithực hiện hành vi nguy hiểm trên thực tế thỏa mãn cả 2 điều kiện: năng lựctrách nhiệm hình sự và độ tuổi luật định, họ vẫn chưa trở thành chủ thể của tộiphạm, mà họ cần phải thỏa mãn một số điều kiện khác

Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thểthường (có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự)

Trang 16

còn có thêm các dấu hiệu đặc biệt khác mà chỉ khi có các dấu hiệu này họ mới

có thể trở thành chủ thể của tội phạm tương ứng Các đặc điểm của chủ thể cóthể được phân loại như sau:

- Các dấu hiệu liên quan đến chức vụ, quyền hạn được quy định tạichương XXIII quy định các tội phạm về chức vụ Hầu hết các tội danh trongchương này, chủ thể phạm tội phải có chức vụ quyền hạn

- Các dấu hiệu liên quan đến nghề nghiệp, công việc được quy định tạiĐiều 129 quy định tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệphoặc quy tắc hành chính

- Các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện được quy định tạiĐiều 186 quy định tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng Hành vikhông cấp dưỡng của những người có nghĩa vụ cấp dưỡng Chủ thể của tộidanh này phải là chủ thể đặc biệt

- Các dấu hiệu liên quan đến độ tuổi được quy định tại Điều 145 quyđịnh tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từđủ

13 tuổi đến dưới 16 tuổi; Điều 146 quy định tội dâm ô đối với người dưới 16tuổi Chủ thể đặc biệt ở đây được quy định phải là “người nào đủ 18 tuổi trởlên”

- Các dấu hiệu liên quan đến giới tính được quy định tại Điều 124 quyđịnh tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ Chủ thể đặc biệt của tội phạm là “ngườimẹ”

- Các dấu hiệu liên quan tới quan hệ gia đình được quy định tại Điều

185 quy định tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháuhoặc người có công nuôi dưỡng mình

Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định tuổichịu trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm về:

Trang 17

- Tội giết người (Điều 123)

- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134)

- Tội hiếp dâm (Điều 141)

- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142)

- Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144)

- Tội cướp tài sản (Điều 168)

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169)

Và, trong các tội phạm cụ thể thì điều luật thường không quy định tộiphạm nào là tội phạm rất nghiêm trọng (Khoản 3, Điều 9) hoặc đặc biệtnghiêm trọng (Khoản 4, Điều 9) mà căn cứ vào mức cao nhất của các khunghình phạt trong các điều luật để xác định tội phạm thuộc loại nào từ đó xemxét có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay không Cụ thể tại Khoản 2, Điều

12 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự đối với người

từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạmnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điềusau đây:

a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);

b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);

c) Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều

251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy);

Trang 18

d) Điều 265 (tội tổ chức đua xe trái phép); Điều 266 (tội đua xe trái phép);

đ) Điều 285 (tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật); Điều 286 (tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 287 (tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử); Điều 289 (tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác); Điều 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản);

e) Điều 299 (tội khủng bố); Điều 303 (tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia); Điều 304 (tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự).

2.2.2 Tác động của yếu tố độ tuổi đến việc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 chỉ quy định độ tuổi chịu tráchnhiệm hình sự từ đủ 14 tuổi trở lên, do đó đối với những người đã thực hiệncác hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm các quan hệ xã hội được luậthình sự bảo vệ nhưng hành vi của họ không bị coi là tội phạm vì họ chưa đủtuổi chịu trách nhiệm hình sự (dưới 14 tuổi)

Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tưpháp (Bộ Công an), từ năm 2002 đến tháng 6/2013, 4 trường giáo dưỡng gồmTrường giáo dưỡng số 2 - Ninh Bình; số 3 - Đà Nẵng; số 4 - Đồng Nai và số

5 - Long An đã tiếp nhận 21.836 người chưa thành niên vi phạm pháp luật.Ttrong đó có 21.335 nam, chiếm 97,93%; nữ có 501 em, chiếm 2,07% Phântích thông qua số liệu thống kê của cơ quan chức năng các đối tượng bị áp

Trang 19

dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 96) là những đối tượng

thực hiện hành vi xâm phạm khách thể bảo vệ của luật hình sự, nhưng không

bị truy cứu trách nhiệm hình sự do yếu tố độ tuổi chưa đủ để chịu trách nhiệmhình sự

2.2.2.1 Về cơ sở tâm sinh lý học

Một người, từ khi sinh ra không thể nhận thức đầy đủ về hành vi củamình, người đó không thể có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vinếu như chưa đạt đến một sự phát triển nhất định

Căn cứ vào những thay đổi cơ bản trong điều kiện sống và sự phát triểnhoạt động của con người trong thực tiễn, sự phát triển tâm lý của con ngườiphát triển theo lứa tuổi như sau:

Giai đoạn trước tuổi sơ sinh, hài nhi:

Tuổi sơ sinh : thời kì 2 tháng đầu (0 – 2 tháng tuổi);

Tuổi hài nhi : từ 3 - 12 tháng tuổi;

Giai đoạn tuổi nhà trẻ: 1 – 2 tuổi;

Tuổi mẫu giáo: 3 - 6 tuổi, ở độ tuổi này hoạt động vui chơi là chính;Tuổi đi học từ 7 – 18 tuổi:

Thời kì nhi đồng, học sinh tiểu học: từ 7 tuổi - 11 tuổi, hoạt động chủđạo là học tập và vui chơi, lĩnh hội nền tảng tri thức, phương pháp và cácchuẩn mực hành vi;

Thời kì thiếu niên, học sinh trung học cở sở : từ 12 tuổi –14, 15 tuổi,hoạt động chủ đạo là học tập và giao tiếp nhóm Giai đoạn này thời kỳ tuổidậy thì hình thành nên xuất hiện nhiều phẩm chất tâm lý mới như nhu cầu tìmkiếm tình bạn, nhu cầu tự khẳng định mình;

Thời kì học sinh trung học phổ thông : từ 16 tuổi - 18 tuổi, hoạt độngchủ đạo là học tập, bắt đầu hình thành thế giới quan, định hướng nghềnghiệp;

Trang 20

Giai đoạn thanh niên, sinh viên: từ 19 – 25 tuổi, hoạt động chủ đạo làhọc tập và lao động, tiếp tục lĩnh hội các giá trị vật chất của xã hội theo nghềnghiệp hoặc tham gia lao động sản xuất;

Giai đoạn tuổi trưởng thành: từ 25 tuổi đến độ tuổi nghỉ hưu (55 tuổiđối với nữ, 60 tuổi đối với nam), hoạt động chủ đạo là lao động và hoạt động

xã hội;

Giai đoạn tuổi già: từ 55 – 60 tuổi trở đi, hoạt động chủ đạo là nghỉngơi, các phản ứng có dấu hiệu chậm dần, độ nhạy cảm của các giác quangiảm rõ rệt

Mỗi thời kì, mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có một vị trí, vai trò nhất địnhtrong quá trình hình thành và phát triển tâm lý nói chung Và như phân tíchtrên, sự phát triển của trẻ đó đi liền với sự phát triển về tâm sinh lý Do đó sựchuyển tiếp từ giai đoạn này sang một giai đoạn khác bao giờ cũng gắn liềnvới sự xuất hiện dạng hoạt động chủ đạo mới có tác dụng quyết định đối với

sự hình thành những phẩm chất tâm lý mới, mang tính cơ bản và đặc trưngcho thời kỳ hoặc giai đoạn lứa tuổi đó

Sự phát triển tâm lý trẻ em là một quá trình trẻ em lĩnh hội văn hoá - xãhội của loài người dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn thông qua hoạtđộng của bản thân làm cho tâm lý của trẻ được hình thành và phát triển Trẻ

em không tự lớn lên giữa môi trường, nó chỉ lĩnh hội được những kinhnghiệm xã hội khi có vai trò trung gian của người lớn Nhờ sự tiếp xúc vớingười lớn và hướng dẫn của người người lớn mà những quá trình nhận thức,

kỹ năng, kỹ xảo và cả những nhu cầu xã hội của trẻ được hình thành Ngườilớn giúp trẻ em nắm được ngôn ngữ, phương thức hoạt động… Đa số cáchành vi nguy hiểm cho xã hội được thực hiện ở lứa tuổi này xuất phát từnhững nguyên nhân sau:

Trang 21

- Điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao, với chế độ

ăn uống đầy đủ, thể lực của con người sẽ sớm hoàn thiện, các giai đoạn pháttriển tâm sinh lý của con người cũng sẽ diễn ra sớm hơn

- Sự phát triển lệch lạc nhân cách, đây lại là yếu tố đẩy họ sớm đi vàocon đường phạm tội

- Những mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục tác động xấu đến xã hộitrong đó có phát triển nhân cách của giới trẻ Với lối sống thực dụng, giới trẻsớm tiếp cận sống với đồng tiền, những ham muốn bản năng của cá nhânđược kích thích, các mối quan hệ xã hội diễn ra nhanh hơn Trong khi lứatuổi thiếu niên và vị thành niên chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội khó

để nhận biết đúng sai rất dễ hoạt động theo bản năng, ham muốn cá nhân

- Cùng với toàn cầu hóa về kinh tế là sự toàn cầu hóa về tội phạm, toàncầu hóa về thông tin Sự phát triển của internet đã vượt ngoài tầm kiểm soátcủa các cơ quan quản lý Nhà nước, trẻ em sớm tiếp cần với những thông tinlệch lạc, nhạy cảm, thiếu lành mạnh Cùng với đó, các trò chơi có tính bạolực tràn lan trên mạng đã sớm hình thành ở trẻ em lối xử sử bằng bạo lực vàsẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết mọi mâu thuẫn Tiếp xúc với phimảnh bạo lực, với hành vi bắn giết trên game được mô tả một cách kỹ lưỡng,lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngoài đờisống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, bạo lực như lúc đangchơi game Một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online mànhóm nghiên cứu tiếp xúc cho biết cách hành xử bị ảnh hưởng nặng bởigame Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnhtrong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo

Trong xã hội chúng ta, bố mẹ là tấm gương, hình tượng để con cái noitheo học hỏi Tuy nhiên, khi bố mẹ thường xuyên cãi vã, chửi bới nhau, ẩu

đả, thiếu tôn trọng nhau sẽ gây ảnh hưởng xấu trong mắt con cái Người trẻ,

Ngày đăng: 04/08/2018, 22:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w