1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng pháp luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh cà mau

76 226 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Luận văn phân tích tình hình thực thi pháp luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng d

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN HOÀNG SON

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-

NGUYỄN HOÀNG SON

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Nguyễn Hoàng Son mã số học viên: 7701260971A là học viên lớp

Cao học Luật; Khóa 26 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học

Kinh tế TP Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Thực

trạng pháp luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau” (Sau đây

gọi tắt là “Luận văn”)

Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và

có thể kiểm chứng Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Hoàng Son

Trang 4

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TĂT

PHẦN MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Quy định pháp luật về chi ngân sách nhà nước 3

1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về chi ngân sách 3

1.1.1 Khái niệm pháp luật về chi ngân sách 3

1.1.2 Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước 4

1.2 Khung pháp luật điều chỉnh chi ngân sách nhà nước 4

1.3 Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp về chi NSNN 7

1 3 1 Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân 7

1 3 2 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân 8

1.4 Nội dung chi ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau theo quy định tại Luật NSNN năm 2002 9

1.4.1 Chi đầu tư phát triển 10

1.4.2 Chi thường xuyên 10

1.5 Định mức Trung ương xây dựng giao nhiệm vụ chi cho địa phương 11

1.5.1 Định mức giao chi đầu tư phát triển 11

1.5.2 Định mức giao chi thường xuyên gồm: 12

1.6 Cơ sở xác định một số tiêu chí liên quan đến định mức Trung ương giao chi theo Luật NSNN năm 2002 17

1.7 Định mức Địa phương xây dựng giao nhiệm vụ chi cho các ngành các cấp 18

1.7.1 Định mức giao nhiệm vụ chi đầu tư phát triển: 18

1.7.2 Định mức giao nhiệm vụ chi thường xuyên 19

Kết luận chương 1 22

Chương 2: Tình hình chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002 24

2.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015 24

2.1.1 Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau 28

2.1.2 Thực trạng chi đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau 34

2.2 Quá trình thực hiện chi NSNN 37

2.2.1 Tổ chức kiểm soát chi NSNN 37

Trang 5

2.2.2 Tổ chức lập dự toán chi ngân sách 38

2.2.3 Tổ chức việc chấp hành chi ngân sách 40

2.2.4 Tổ chức công tác quyết toán chi ngân sách 43

2.3 Đánh giá chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 201544 2.3.1 Thành tựu 44

2.3.1.1 Kiểm soát chi NSNN 45

2.3.1.2 Lập dự toán chi NSNN ở địa phương 45

2.3.1.3 Chấp hành dự toán chi NSNN ở địa phương 45

2.3.1.4 Quyết toán chi NSNN ở địa phương 47

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 48

2.3.2.1 Kiểm soát chi NSNN 48

2.3.2.2 Lập dự toán chi NSNN ở địa phương 48

2.3.2.3 Tổ chức thực hiện chi NSNN và những vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật 50

2.3.2.4 Quyết toán dự toán chi NSNN ở địa phương 58

Kết luận Chương 2 58

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện chi NSNN 60

3.1 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện qua trình chi ngân sách nhà nước ở địa phương giai đoạn 2015 - 2020 60

3.1.1 Cần tiếp cận cơ bản về thực hiện chi được quản lý theo đầu ra 60

3.1.2 Thiết kế lại hệ thống ngân sách nhà nước không có tính lồng ghép với nhau 61 3.1.3 Phân định rõ quyền hạn của HĐND và UBND 62

3.2 Những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quá trình chi ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 – 2020 62

3.2.1 Xây dựng hợp lý cơ cấu chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển 62

3.2.2 Hoàn chỉnh quy trình lập dự toán ngân sách 63

3.2.3 Hoàn thiện tổ chức quá trình thực hiện chi ngân sách 63

3.2.4 Hoàn thiện công tác tổ chức quyết toán NSNN ở địa phương 64

3.2.5 Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra trong quá trình thực hiện chi ngân sách địa phương 64

Kết luận chương 3 65

KẾT LUẬN 66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2 1: Quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau 24

Bảng 2 2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP (%) 26

Bảng 2 3: Tổng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 27

Bảng 2 4: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 29

Bảng 2 5: Tỷ trọng chi thường xuyên tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 30

Bảng 2 6: Tỷ trọng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 34

Bảng 2 7: Chi đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 35

Bảng 2 8: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015 36

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU

Biểu đồ 2 1: Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 25Biểu đồ 2 2: Tổng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 27Biểu đồ 2 3: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 29

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, kinh tế Cà Mau có mức tăng trưởng và phát triển khá ổn định Việc đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm, công trình hạ tầng

cơ sở như: điện, đường, trường học, trạm y tế, phúc lợi xã hội, đảm bảo an sinh xã hội là mục tiêu chính đối với tỉnh Cà Mau

Quá trình triển khai thực hiện chi ngân sách chính quyền địa phương thường rất bị động, vì ngân sách của tỉnh hầu như thu không đủ chi phải chờ Trung ương cấp bổ sung mới đảm bảo nhiệm vụ chi được giao Trong khi đó, việc trợ cấp của ngân sách trung ương cho địa phương lại tuỳ thuộc vào nguồn thu và cân đối chung của cả nước

Thời gian qua, nguồn thực hiện các nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương chủ yếu từ ngân sách nhà nước, việc thực hiện chi ngân sách hiệu quả cao hay thấp thể hiện ở góc độ là Chi ngân sách có đúng luật ngân sách nhà nước hay không; Nếu thực hiện đúng Luật Ngân sách thì quá trình thực hiện chi ngân sách trong thời gian qua có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, có làm tăng thu nhập bình quân trên đầu người, tăng năng suất của khu vực kinh tế nhà nước; các mặt tác động từ những hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng; đảm bảo phúc lợi xã hội, hệ thống dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế, v.v Nếu thực hiện chi đúng Luật ngân sách, mang lại hiệu quả cao thì tất yếu nguồn thu sẽ được tăng dần qua các năm sau, tiến đến địa phương sẽ tự cân đối được giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi mà Trung ương giao cho địa phương đảm nhận Nếu hiệu quả mang lại thấp thì có phải do khiếm khuyết từ Luật ngân sách hay từ các nguyên nhân khác

Từ những nội dung nêu trên, cho ta thấy tầm quan trọng của việc chi ngân sách nhà nước, qua đó nhận diện thế mạnh cần phát huy và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình thực hiện chi ngân sách nhà nước tại tỉnh Cà Mau liên quan đến

quy định của Luật ngân sách , chính vì vậy tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng pháp

luật về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn phân tích tình hình thực thi pháp luật về chi ngân sách nhà nước

trên địa bàn tỉnh Cà Mau theo quy định tại Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN nhằm hướng đến giải quyết các vấn đề sau :

Trang 10

- Nâng cao hiệu quả chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2020 khi thực hiện Luật NSNN năm 2015, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH theo hướng toàn diện và bền vững

- Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của chi NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong thời gian qua theo quy định tại Luật NSNN năm 2002

- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật NSNN để thực hiện chi NSNN có hiệu quả hơn nhằm giúp cho lãnh đạo tỉnh Cà Mau tham khảo trong quá

trình thực hiện, góp phần tích cực vào việc phát triển KT-XH của tỉnh

3 Câu hỏi nghiên cứu

Chi ngân sách nhà nước hiện nay có những bất cập, vướng mắc gì từ quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN?

Trong thời gian tới, Cà Mau cần thiết phải thực hiện những giải pháp nào để góp phần hoàn thiện công tác chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 – 2020 ?

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định pháp luật liên quan đến chi ngân sách tại Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành Luận văn này, Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu

cơ bản như phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật học, phương pháp tổng hợp với các số liệu thống kê, báo cáo trích dẫn từ các tài liệu của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau nhằm giúp cho Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu, giải quyết được các vấn đề đặt ra trong đề tài nghiên cứu của mình

6 Tổng quan nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu từ thực tiễn đang công tác trong ngành tài chính tỉnh

Cà Mau, nguồn số liệu được sử dụng trong luận văn là các báo cáo về dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính các năm từ năm 2011-2015, Báo cáo tình tình kinh tế - xã hội các năm từ năm 2011-2015, những tư liệu thu thập từ thực tiễn quản lý tại đơn vị

7 Kết cấu của Luận văn: Đề tài gồm 3 chương :

- Chương 1: Quy định pháp luật về chi ngân sách

- Chương 2: Tình hình chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Cà Mau

- Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện

Trang 11

Chương 1: Quy định pháp luật về chi ngân sách nhà nước

1.1 Khái niệm, đặc điểm pháp luật về chi ngân sách

1.1.1 Khái niệm pháp luật về chi ngân sách

Tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chi ngân sách nhà nước giữa các chủ thể tạo thành pháp luật về chi ngân sách nhà nước Như vậy, pháp luật về chi ngân sách Nhà nước là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ ngân sách Nhà nước

Đặc điểm quan trọng của quan hệ pháp luật chi ngân sách Nhà nước là Nhà nước luôn luôn là một bên chủ thể Còn các chủ thể khác có thể là pháp nhận hoặc thể nhân thụ hưởng vốn ngân sách Nhà nước

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh, các quy phạm pháp luật về chi ngân sách Nhà nước, có thể phân ra các bộ phận sau:

+ Các quy phạm pháp luật quy định những vấn đề cơ bản về hoạt động chi ngân sách Nhà nước như các nguyên tắc, điều kiện, phương thức chi ngân sách Nhà nước

+ Các quy phạm pháp luật quy định nội dung pháp lý các khoản chi ngân sách Nhà nước Bộ phận quy phạm pháp luật này thường được gọi là chế độ pháp lý các khoản chi ngân sách Nhà nước

+ Các quy phạm pháp luật quy định về tổ chức quản lý, phân phối các khoản chi ngân sách Nhà nước

- Chi ngân sách nhà nước là việc phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà

nước nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định

- Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã

được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng Do đó, Chi ngân sách nhà nước là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước

- Chi ngân sách nhà nước của tỉnh là toàn bộ các khoản chi trong dự toán đã được Hội đồng nhân dân tỉnh quyết nghị và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền tỉnh

Trang 12

- Chi ngân sách nhà nước tỉnh là tập hợp các quan hệ kinh tế gắn liền với quá trình sử dụng ngân sách nhà nước nhằm thực hiện các chức năng quản lý kinh tế -

xã hội của tỉnh

1.1.2 Đặc điểm của chi ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước địa phương trong đó có ba cấp gồm có cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho các cấp chính quyền thực thi các nhiệm vụ kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Chi ngân sách địa phương là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền địa phương khai thác thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn, tạo thế chủ động cho địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh

Các khoản chi của ngân sách địa phương được xem xét hiệu quả trên tầm vĩ mô Các khoản chi ngân sách địa phương mang tính chất không hoàn trả trực tiếp

là chủ yếu

1.2 Khung pháp luật điều chỉnh chi ngân sách nhà nước

Việc thực hiện chi NSNN tại Việt Nam được thực hiện trên cơ sở các văn bản pháp luật sau:

- Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 Từ năm 2017, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 được thay thế bởi Luật Ngân sách nhà nước năm 2015

- Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước năm 2002

- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước năm 2015

- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán, phân bổ ngân sách và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương

Trang 13

- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước;

- Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động khác của xã phường thị trấn

Văn bản pháp luật thực hiện trong năm ngân sách 2015 của trung ƣơng và của tỉnh Cà Mau, bao gồm :

- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 14/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015

- Quyết định số 1926/QĐ-BKHĐT ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng

Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2015

- Thông tư số 84/2014/TT-BTC ngày 27/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2015

- Thông báo số 449/TB-BTC ngày 09/7/2014 của Bộ Tài chính về việc số dự kiến giao thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015

- Thông tư số 211/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 của Bộ Tài chính quy định

về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015

- Quyết định số 1758/QĐ-BKHĐT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng

Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc giao vốn thực hiện CTMTQG năm 2015

- Quyết định số 3043/QĐ-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2015

- Nghị quyết số 13/2014/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2015 dự toán ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2015

- Hướng dẫn số 03/HD-STC ngày 31/12/2014 của Sở Tài chính về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách địa phương năm 2015

- Quyết định số 1850/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán thu, chi ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2015

- Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc hỗ trợ kinh phí hoạt động năm 2015 cho tổ chức các hội

- Quyết định số 1852/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh

về việc giao kế hoạch vốn Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015, (Nguồn vốn cân đối

Trang 14

ngân sách huyện, thành phố và ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho các huyện, thành phố)

- Quyết định số 1853/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao danh mục kế hoạch vốn Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015.(Nguồn vốn ngân sách tập trung nguồn thu tiền sử dụng đất do tỉnh quản lý)

- Quyết định số 1854/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh

về việc giao kế hoạch vốn Đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015,(Nguồn vốn thu từ xổ

số kiến thiết)

- Quyết định số 1839/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2015

- Quyết định số 1908/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2015

- Quyết định số 1910/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao nguồn vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để thực hiện một số mục tiêu, nhiệm vụ năm 2015 (kinh phí sự nghiệp)

- Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh, về việc giao kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm 2015 ( vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu )

- Quyết định số 23/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh, về việc giao danh mục các dự án đầu tư từ vốn ODA (vay, viện trợ) kế hoạch năm

2015

- Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2015 của UBND tỉnh, về việc giao kế hoạch vốn trái phiếu chính phủ năm 2015

- Quyết định số 1841/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Thành phố Cà Mau

- Quyết định số 1842/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Thới Bình

- Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện U Minh

- Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Trần Văn Thời

- Quyết định số 1845/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Cái Nước

Trang 15

- Quyết định số 1846/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Phú Tân

- Quyết định số 1847/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Đầm Dơi

- Quyết định số 1848/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Năm Căn

- Quyết định số 1849/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh,

về việc giao dự toán ngân sách năm 2015 cho Huyện Ngọc Hiển

Luận văn sử dụng các số liệu thống kê, báo cáo của địa phương tỉnh Cà Mau từ năm 2011 đến năm 2015, tử năm 2016 đến thời điểm Luận văn hoàn thành chưa có

số liệu báo cáo quyết toán chính thức của năm 2016 vì những lý do sau:

- Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ đầu năm ngân sách 2017 Thực tế, tỉnh Cà Mau được giao dự toán theo Luật NSNN 2015 bắt đầu từ năm 2018

- Quy định tại Khoản 02, Khoản 4, Khoản 5 Điều 70 Luật NSNN năm 2015: UBND cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính, Kiểm toán nhà nước báo cáo quyết toán ngân sách địa phương trước ngày 01 tháng 10 năm sau; Bộ Tài chính tổng hợp lập báo cáo quyết toán NSNN trình Chính phủ và gửi kiểm toán nhà nước chậm nhất là 14 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách; Chính phú báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 16 tháng sau khi kết thúc năm ngân sách để cho ý kiến trước khi trình Quốc hội

1.3 Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và UBND các cấp về chi NSNN

1 3 1 Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân

Quy định tại điều 25 Luật NSNN 2002, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp: Căn cứ vào nhiệm vụ chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, quyết định:

(i) Về dự toán (Kế hoạch chi)

Chi ngân sách địa phương, bao gồm chi ngân sách cấp mình và chi ngân sách cấp dưới, chi tiết theo các lĩnh vực chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

(ii) Quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình:

- Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;

Trang 16

- Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực

- Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu

(iii) Phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương

(iv) Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương

(v) Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết

(vi) Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định

(vii) Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của

Uỷ ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;

(viii) Đối với Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các nội dung nêu trên, còn có nhiệm vụ, quyền hạn:

- Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách

ở địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật NSNN 2002

- Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật NSNN 2002 và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương

- Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;

- Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ;

- Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật

NSNN 2002

1 3 2 Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân

Theo quy định tại Điều 26 Luật NSNN 2002 thì Ủy ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ, quyền hạn trong chi NSNN như sau :

(i) Lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình theo các chỉ tiêu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật NSNN 2002; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết, trình Hội đồng

Trang 17

nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

(ii) Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;

(iii) Kiểm tra nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về tài chính - ngân sách;

(iv) Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia; quy định nguyên tắc bố trí

và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 của Luật NSNN 2002;

(v) Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện ngân sách địa phương;

(vi) Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn;

(vii) Báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

(viii) Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các nội dung trên, còn có nhiệm vụ lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định các vấn đề được quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật NSNN 2002;

(ix) Chỉ đạo cơ quan tài chính địa phương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại các nội dung quy định phần trên

1.4 Nội dung chi ngân sách nhà nước tỉnh Cà Mau theo quy định tại Luật NSNN năm 2002

Chi ngân sách nhà nước có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Chi ngân sách bao gồm chi cho đầu tư phát triển, chi thường xuyên (gọi là chi tiêu dùng xã hội)

Chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa, xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp đến thu nhập

và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho nhu cầu quản lý kinh

tế - xã hội của địa phương

Trang 18

Nội dung phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp được quy

định cụ thể tại các điều 33 Luật NSNN năm 2002 Trong đó quy định nhiệm vụ chi

của ngân sách địa phương như sau:

1.4.1 Chi đầu tư phát triển

+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa

phương quản lý;

+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài

chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

1.4.2 Chi thường xuyên

Bao gồm các khoản chi cho tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý

xã hội, khoản chi này được phân thành hai bộ phận: một bộ phận vốn được sử dụng

để đáp ứng nhu cầu của dân cư về phát triển văn hóa, xã hội, nó có mối quan hệ trực

tiếp đến thu nhập và nâng cao mức sống của dân cư và một bộ phận phục vụ cho

nhu cầu quản lý kinh tế - xã hội của địa phương Chi thường xuyên gồm các khoản

chi sau:

- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế; Sự nghiệp Giáo dục; Sự nghiệp đào tạo và

dạy nghệ, Sự nghiệp y tế, Sự nghiệp khoa học và công nghệ, Sự nghiệp môi trường;

Sự nghiệp văn hoá; Sự nghiệp thể dục thể thao, Sự nghiệp phát thanh, truyền hình,

- Chi Đảm bảo xã hội: thực hiện các chính sách xã hội đối với đối tượng do

địa phương quản lý;

- Chi quản lý hành chính gồm: Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan

Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương; Hỗ trợ cho

các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Quốc phòng (phần giao cho địa phương)

- An ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương);

- Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý;

- Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư; (Đã vay thực hiện

đầu tư hạ tầng đến hạn phải trả lãi)

- Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính;

Trang 19

- Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới (Tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp huyện, huyện bổ sung cho ngân sách cấp xã, nếu NSNN cấp trên giao nguồn thu thấp hơn giao nhiệm vụ chi).

1.5 Định mức Trung ương xây dựng giao nhiệm vụ chi cho địa phương

Theo quy định tại Khoản 2 điều 20 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Chính phủ lập và trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương hàng năm; dự toán điều chỉnh ngân sách nhà nước trong trường hợp cần thiết Chính phủ ban hành định mức làm cơ sở giao chi thường xuyên ngân sách nhà nước như sau :

1.5.1 Định mức giao chi đầu tư phát triển

Trung ương giao địa phương chia 02 nhóm lớn là nhóm “Trong cân đối từ ngân sách Trung ương” và nhóm “Chương trình mục tiêu Trung ương giao địa phương thực hiện”

- Nhóm trong cân đối từ ngân sách Trung ương: Căn cứ Luật Ngân sách nhà

nước số 01/2002/QH11; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 60/2010/QĐ -TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 Trung ương giao chi cho địa phương nguồn vốn đầu

tư phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ thu tiền sử dụng đất) cho các địa phương căn cứ các tiêu chí sau:

+ Tiêu chí dân số, gồm: số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Tiêu chí về trình độ phát triển, gồm: tỷ lệ hộ nghèo, số thu nội địa (không bao gồm số thu sử dụng đất) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương

+ Tiêu chí diện tích, gồm: diện tích đất tự nhiên của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tỷ lệ diện tích đất trồng lúa trên tổng diện tích đất tự nhiên + Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện: bao gồm tiêu chí số đơn vị hành chính cấp huyện; số huyện miền núi; vùng cao, hải đảo; biên giới đất liền của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Nhóm chương trình mục tiêu Trung ương giao địa phương thực hiện

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11; Căn cứ quyết định số 2015/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về giao dự toán NSNN năm 2011 Bộ Kế hoạch và đầu tư đã ban hành Quyết định số 288/QĐ-BKH ngày 24/11/2010 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển thuộc NSNN năm 2011

Trang 20

(có chi đầu tư phát triển) Nguồn vốn này có danh mục, có hướng dẫn sử dụng cụ thể, có tài khoản riêng, không thể chiếm dụng để sử dụng vào nội dung chi khác được, nếu chi sai nội dung xem như vi phạm pháp luật

1.5.2 Định mức giao chi thường xuyên gồm:

* Định mức giao chi sự nghiệp giáo dục

Định mức giao theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Định mức giao nêu trên bao gồm:

- Tính đủ cho các cấp giáo dục, các loại hình giáo dục;

- Các chế độ học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú theo chế độ quy định, chính sách ưu tiên đối với lĩnh vực giáo dục đã ban hành

Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương

và có tính chất lương) nhỏ hơn 20% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 20%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí)

b) Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các xã, thôn thuộc Chương trình 135 theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ được phân

bổ thêm 140.000 đồng/người dân xã, thôn 135 trong độ tuổi đến trường từ 1 - 18 tuổi/năm để thực hiện chế độ chính sách đối với học sinh xã, thôn thuộc Chương trình 135 và học sinh các xã thuộc 62 huyện nghèo không thuộc xã 135

c) Kinh phí học tập cho các đối tượng quy định tại Điều 6 Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hỗ trợ chi phí học tập, ngân sách trung ương sẽ bổ sung có mục tiêu cho các địa phương thực hiện theo chế độ quy định

* Định mức giao chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề

Định mức giao theo tiêu chí dân số (không kể dân số từ 1 - 18 tuổi):

Trang 21

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Định mức giao chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, cử tuyển, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác), các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện, của địa phương

* Định mức giao chi sự nghiệp y tế

Định mức giao theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Định mức giao nêu trên đã bao gồm: các chế độ chính sách phụ cấp đặc thù ngành y tế và tăng kinh phí cho công tác dự phòng để thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội, Căn cứ vào khả năng ngân sách, các địa phương phân

bổ chi sự nghiệp y tế thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội đảm bảo nguồn thực hiện công tác phòng bệnh (chưa kể nguồn thu viện phí)

* Định mức giao chi quản lý hành chính:

Định mức giao chi quản lý hành chính không bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương:

- Định mức giao theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Trang 22

Miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở

- Định mức giao theo số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã:

+ Đối với đơn vị hành chính cấp huyện:

Huyện: 1.020 triệu đồng/huyện/năm

+ Đối với đơn vị hành chính cấp xã:

Xã còn lại: 315 triệu đồng/xã/năm

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập các đơn vị hành chính (mang tính đặc thù riêng) như: Sở Ngoại vụ, Sở Quy hoạch, kiến trúc, Ban Dân tộc ở cấp tỉnh, được bổ sung thêm theo mức 1.200 triệu đồng/đơn vị hành chính cấp tỉnh

* Định mức giao chi sự nghiệp văn hóa - thông tin

Định mức phân bổ theo tiêu chí dân số

Đơn vị: đồng/người dân/năm

Định mức phân bổ nêu trên đã bao gồm các chế độ chính sách ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc theo các chế độ, chính sách đã ban hành

* Định mức giao chi sự nghiệp thể dục thể thao:

Định mức giao theo tiêu chí dân số:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

* Định mức giao chi quốc phòng:

Trang 23

Đơn vị: đồng/người dân/năm

* Định mức giao chi an ninh:

Đơn vị: đồng/người dân/năm

* Định mức giao chi sự nghiệp khoa học công nghệ:

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng phương án phân bổ dự toán năm 2011 để phù hợp với nhiệm vụ chi sự nghiệp khoa học của từng địa phương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội quyết định

* Mức giao chi sự nghiệp kinh tế:

Dự toán chi sự nghiệp kinh tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân

bổ theo mức bằng 10% chi thường xuyên các lĩnh vực chi (từ mục 1 đến mục 11 phần II) đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên Đối với các đô thị loại I (thuộc tỉnh), loại II, loại III, loại IV theo quy định tại Nghị định số 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ được phân bổ thêm: 45.000 triệu đồng/đô thị loại I (thuộc tỉnh)/năm; 15.000 triệu đồng/đô thị loại II/năm; 7.500 triệu đồng/đô thị loại III/năm; 5.000 triệu đồng/đô thị loại IV/năm Đối với các đô thị đặc biệt (HàNội, thành phố Hồ Chí Minh) được phân bổ tăng thêm 50% theo định mức nêu trên

để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng về giao thông đô thị

* Định mức giao chi sự nghiệp hoạt động môi trường:

Trang 24

Trên cơ sở tổng dự toán chi sự nghiệp môi trường của ngân sách nhà nước, trong

đó ngân sách trung ương 15%, ngân sách địa phương 85% Chi sự nghiệp môi trường của ngân sách địa phương được phân bổ theo các tiêu chí sau:

- Dành 48% phân bổ theo số dân số đô thị và mật độ dân số, cụ thể:

+ Đối với dân số đô thị đặc biệt hệ số 10; đối với đô thị loại I hệ số 7; đối với

đô thị loại II đến IV hệ số 2; nông thôn hệ số 1;

+ Về hệ số theo mật độ dân số: trên 2.000 người/km2 hệ số 10; trên 1.000 - 2000 người/km2 hệ số 6; trên 750 - 1000 người/km2 hệ số 2,5; trên 500 -

750 người/km2 hệ số 1,8; dưới 500 người/km2 hệ số 1

- Dành 45% phân bổ cho yếu tố tác động môi trường của sản xuất công nghiệp theo giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn từng địa phương theo công thức: Chi sự

Diện tích khu bảo tồn thiên nhiên của địa phương (ha) Tổng diện tích khu bảo tồn thiên nhiên toàn quốc (ha)

- Dành 5% phân bổ cho yếu tố tác động từ rừng tự nhiên đảm bảo môi trường thiên nhiên theo diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn từng địa phương theo công thức:

Diện tích rừng tự nhiên của địa phương (ha) Tổng diện tích rừng tự nhiên toàn quốc (ha)

* Mức giao chi thường xuyên khác của ngân sách địa phương:

Phân bổ theo tỷ trọng (bằng 0,5%) tổng các khoản chi thường xuyên đã tính được theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên

* Dự phòng ngân sách:

Trang 25

Căn cứ vào khả năng ngân sách nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phân bổ dự phòng ngân sách địa phương theo 1 tỷ lệ thống nhất đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (từ 2 - 5% tổng chi ngân sách)

* Đối với các đơn vị hành chính thành lập mới (thị xã, quận, huyện, xã, phường, thị trấn, ) theo Quyết định của cấp có thẩm quyền:

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách khi có đơn vị hành chính mới được thành lập theo Nghị quyết của Chính phủ, ngân sách trung ương thực hiện bổ sung có mục tiêu từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để hỗ trợ các đơn vị hành chính mới được thành lập (kinh phí hỗ trợ thực hiện công tác di chuyển, thuê chỗ làm việc, sửa chữa, mua sắm bổ sung phương tiện làm việc; chi trả tiền lương, phụ cấp lương cho

số biên chế mới tăng thêm, ) như sau:

Đối với thị xã, quận mới thành lập được hỗ trợ 10.000 triệu đồng/đơn vị/năm

Đối với huyện mới thành lập: thuộc vùng cao - hải đảo được hỗ trợ 10.000 triệu đồng/đơn vị/năm; thuộc miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu được hỗ trợ 8.000 triệu đồng/đơn vị/năm; huyện thuộc vùng còn lại được hỗ trợ 6.000 triệu đồng/đơn vị/năm

- Đối với xã, phường, thị trấn mới thành lập: thuộc vùng cao - hải đảo được hỗ trợ 2.000 triệu đồng/đơn vị/năm; thuộc miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu được hỗ trợ 1.600 triệu đồng/đơn vị/năm; xã, phường, thị trấn thuộc vùng còn lại được hỗ trợ 1.400 triệu đồng/đơn vị/năm

- Các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách: đối với các địa phương nhận bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương, dự toán ngân sách hàng năm trong kỳ ổn định ngân sách, Chính phủ sẽ trình Quốc hội hỗ trợ cho các địa phương này một phần kinh phí tuỳ theo khả năng của ngân sách trung ương để giảm bớt khó khăn cho các địa phương này

1.6 Cơ sở xác định một số tiêu chí liên quan đến định mức Trung ƣơng giao chi theo Luật NSNN năm 2002

Về dân số:

Số dân số của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định theo

số liệu do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê công bố; được quy định cụ thể như sau:

Trang 26

- Dân số đô thị: gồm dân số các phường và thị trấn (đối với dân số các thị trấn thuộc miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu và vùng cao - hải đảo được tính vào dân số thuộc các vùng tương ứng không tính dân số vùng đô thị)

- Dân số miền núi - vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu: gồm dân số

ở các xã núi thấp, đồng bào dân tộc ở đồng bằng theo các quy định của Ủy ban Dân tộc; dân số các xã vùng sâu (xã vùng sâu là các xã đồng bằng có các điều kiện khó khăn về địa lý tự nhiên, khắc nghiệt về thời tiết, xa xôi hẻo lánh, xa các trung tâm văn hoá chính trị xã hội đi lại khó khăn, được xác định theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của liên

Bộ Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Ủy ban Dân tộc mà cán bộ, công chức công tác tại địa bàn được hưởng phụ cấp khu vực)

- Dân số vùng cao - hải đảo gồm dân số các xã núi cao, xã hải đảo (xã núi cao

và hải đảo xác định theo quyết định công nhận của Ủy ban Dân tộc)

- Dân số vùng đồng bằng gồm dân số các xã thuộc khu vực còn lại

Xã, thôn thuộc Chương trình 135: được xác định theo số xã, thôn được Thủ tướng

Chính phủ quyết định phê duyệt

1.7 Định mức Địa phương xây dựng giao nhiệm vụ chi cho các ngành các cấp

Căn cứ Khoản 2 điều 25 Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11, Hội đồng nhân dân các cấp có nhiệm vụ quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình: Tổng số và mức chi từng lĩnh vực; Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu

1.7.1 Định mức giao nhiệm vụ chi đầu tư phát triển:

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 14/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 về phân bổ dự toán ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2011

Trong kỳ ổn định ngân sách 2011 -2015 vốn đầu tư XDCB phân ra ba nhóm

Nhóm 1: Nguồn vốn cân đối ngân sách huyện, thánh phố và ngân sách tỉnh hỗ

trợ đầu tư có mục tiêu cho các huyện, thành phố.(Tổng số: 140 tỷ đồng)

- Cân đối từ nguồn thu từ ngân sách huyện: 21, 5 tỷ đồng (9 đơn vị cấp huyện)

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho huyện: 118,5 tỷ đồng (9 đơn vị cấp huyện)

Trang 27

Nhóm 2: Nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu: Tổng

số 259 tỷ đồng

Nhóm 3: Nguồn vốn ngân sách Tập trung, nguồn thu từ sử dụng đất do tỉnh

quản lý (Tổng số 207,2 tỷ đồng)

Về định mức phân và cơ sở phân vốn:

Đối với nhóm 1: Nghị quyết số 13/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 của

Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách tập trung cho các huyện, thành phố giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Cà Mau Quyết định giao đầu tư XDCB cho các huyện được căn cứ theo 5 nhóm tiêu chí sau:

- Tiêu chí về dân số gồm 02 tiêu chí: Số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện

-Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 02 tiêu chí: Mức thu ngân sách nhà nước

và hộ nghèo

- Tiêu chí về diện tích tự nhiên của các huyện

- Tiêu chí về số đơn vị hành chính gồm 02 tiều chí: số đơn vị hành chính cấp

xã và số xã thuộc diện khó khăn ( xã thuộc Chương trình 135, xã ven biển)

- Tiêu chí đặc thù gồm: các huyện mới chia tách, huyện có xã mới chia tách (huyện tính trong vòng 5 năm, xã tính trong vòng 3 năm từ khi thành lập) các địa abnf các đô thị động lực của tỉnh cần tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng

Đối với nhóm 2,3: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, năng lực và nhu cầu của

các ngành, các cấp được UBND tỉnh tổng hợp phân tích, lập báo cáo trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và ban hành Nghị quyết

1.7.2 Định mức giao nhiệm vụ chi thường xuyên

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 09/12/2010 về định mức giao nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách tỉnh Cà Mau năm 2011 và làm cơ sở để giao nhiệm vụ chi cho các năm tiếp theo trong kỳ ổn định ngân sách 5 năm (2011-2015), từng lĩnh vực như sau:

- Định mức giao chi sự nghiệp kinh tế

+ Định mức giao cho cấp tỉnh: bằng 15 % nhân với tổng chi thường xuyên + Định mức giao cho cấp huyện: bằng 6 % nhân với tổng chi thường xuyên + Định mức giao cho cấp xã: bằng 4 % nhân với tổng chi thường xuyên

- Định mức giao chi sự nghiệp giáo dục

Định mức giao theo tiêu chí học sinh

Trang 28

Đơn vị: đồng/học sinh/năm

Các cấp học

Định mức (đồng/học sinh/năm)

Đô thị (Định mức chuẩn)

Nông thôn (Bằng 130% định mức chuẩn)

Xã 135 (Bằng 145% định mức chuẩn) Trung học phổ thông 3.400.000 4.420.000 4.930.000 Trung học cơ sở 3.000.000 3.900.000 4.350.000

- Định mức giao chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề:

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 78.000/người/năm

+ Định mức giao cho huyện: 3.000.000.000 đồng/ huyện/năm

- Định mức giao chi sự nghiệp y tế:

Định mức giao nêu trên đã bao gồm: Các chính sách đối với cán bộ, viên chức

y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được bổ sung theo chế độ quy định Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi được xác định trên cơ sở đối tượng do Tổng cục Thống kê công bố; mức đóng hàng tháng được thực hiện theo chế độ quy định Kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo được xác định trên cơ sở số người nghèo năm 2011 và người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo

Trang 29

quy định Luật Bảo hiểm y tế; mức đóng hàng tháng được thực hiện theo chế độ quy định

- Định mức giao chi sự nghiệp khoa học –công nghệ:

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 9.500 đồng/người/năm + Định mức giao cho cấp huyện: 500.000.000 đồng/ huyện/năm

- Định mức giao chi sự nghiệp hoạt động môi trường:

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 15.000 đồng/người/năm + Định mức giao cho cấp huyện: 1.200.000.000 đồng/ huyện/năm

+ Định mức giao cho cấp xã: 22.000.000 đồng/ xã/năm

- Định mức giao chi sự nghiệp văn hóa

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 8.500 đồng/người/năm + Định mức giao cho cấp huyện: 850.000.000 đồng/ huyện/năm

+ Định mức giao cho cấp xã: 20.000.000 đồng/ xã/năm

- Định mức giao chi sự nghiệp thể dục thể thao

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 5000 đồng/người/năm + Định mức giao cho cấp huyện: 550.000.000 đồng/ huyện/năm

+ Định mức giao cho cấp xã: 16.000.000 đồng/ xã/năm

- Định mức giao chi sự nghiệp phát thanh, truyền hình

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 3.400 đồng/người/năm + Định mức giao cho cấp huyện: 600.000.000 đồng/ huyện/năm

+ Định mức giao cho cấp xã: 25.000.000 đồng/ xã/năm

- Định mức giao chi đảm bảo xã hội

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 20.000 đồng/người/năm + Định mức giao cho cấp huyện: 600.000.000 đồng/ huyện/năm

+ Định mức giao cho cấp xã: 65.000.000 đồng/ xã/năm

- Định mức giao chi quản lý hành chính

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo biên chế là 70.000.000 đồng/ 1 biên chế/ năm

+ Định mức giao cho cấp huyện theo biên chế là 60.000.000 đồng/ 1 biên chế/ năm

+ Định mức giao cho cấp xã theo biên chế là 45.000.000 đồng/ 1 biên chế/ năm

- Định mức giao chi cho Quốc phòng

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 10.000 đồng/người/năm

Trang 30

+ Định mức giao cho cấp huyện: 750.000.000 đồng/ huyện/năm

+ Định mức giao cho cấp xã: 60.000.000 đồng/ xã/năm

- Định mức giao chi cho an ninh

+ Định mức giao cho cấp tỉnh theo tiêu chí dân số: 3.300 đồng/người/năm + Định mức giao cho cấp huyện: 500.000.000 đồng/ huyện/năm

+ Định mức giao cho cấp xã: 40.000.000 đồng/ xã/năm

- Định mức giao chi khác nhân sách

+ Chi khác nhân sách được phân bổ bằng 1% nhân với tổng chi thường xuyê (các phần trên) của từng cấp ngân sách

+ Định mức giao lập dự phòng ngân sách: Bằng 3% nhân với tổng chi ngân sách của từng cấp ngân sách

Kết luận chương 1

Nội dung trong chương 1 đã khái quát tổng thể đặc điểm về chi NSNN, phương pháp giao chi, cơ sở xác định tiêu chí liên quan đến định mức Trung ương giao chi cho địa phương theo quy định của Luật NSNN 2002, Địa phương đã ban hành Nghị quyết giao lại cho các ngành, các cấp thực hiện, đã nêu cơ bản các nhiệm

vụ chi, khung pháp lý để thực hiện

Thông qua chương 1 còn thể hiện chi ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ tài chính quan trọng gắn liền với sự ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo tình hình an ninh trật tự ở địa phương, trong đó có các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã Để quá trình giao nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm vụ chi một cách có hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực tài chính có giới hạn của tỉnh, tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển hài hoà cả kinh tế và xã hội, bảo đảm mục tiêu

ổn định, công bằng và bền vững, thông qua việc từng bước thoả mãn nhu cầu xã hội Trên cơ sở đó tạo điều kiện tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư địa phương Chính vì vậy giao nhiệm vụ chi, thực hiện nhiệm

vụ chi ngân sách là một trong những vấn đề hết sức quan trọng được lãnh đạo các cấp và nhân dân quan tâm, phải đảm bảo được tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong quá trình tổ chức và thực hiện chi ngân sách nhà nước

Tuy nhiên, việc thực thi trên thực tế còn nhiều vướng mắc và cũng còn không

ít hạn chế Mặc dù địa phương được trao quyền nhiều hơn, song hầu hết địa phương vẫn phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định của Trung ương, các cấp huyện, xã phụ thuộc vào các quyết định của cấp tỉnh, các nhiệm vụ chi hầu hết đều do Trung ương

Trang 31

xây dựng định mức giao, gắn với tiêu chí giao đối với từng lĩnh vực, chưa thật sát với tình hình thực tiễn

Trang 32

Chương 2: Tình hình chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Cà Mau theo Luật ngân sách nhà nước năm 2002

2.1 Tổng quan về ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2011 – 2015

Thu - chi ngân sách không phải là chỉ tiêu duy nhất thể hiện tiềm lực của nền kinh tế nhưng các chỉ tiêu tài chính này phản ánh bức tranh toàn cảnh về nền KT-

XH và chính sách tài chính, tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của tỉnh Tổng thu ngân sách hàng năm tại tỉnh Cà Mau tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2011 là 6.198.619 triệu đồng, năm 2015 là 9.308.669 triệu đồng tăng 50% so với năm 2011, trong đó chủ yếu thu nội địa chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu trên địa bàn Thu ngân sách năm 2015 thấp hơn năm 2014 (10.747.036 tỷ đồng) là do trong năm 2015 Tỉnh đã thực hiện chính sách thuế mới, thực hiện chủ trương giảm giá khí của khu khí - điện - đạm Cà Mau và không ghi thu viện phí 230.000 triệu đồng để hỗ trợ nền kinh tế của tỉnh Sự tăng thu ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 được thể hiện rõ trong Bảng 2.1:

Bảng 2 1: Quyết toán thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2015/2011

(A +B +C+D+E) 6,198,619 8,525,944 10,315,572 10,747,036 9,308,669 50%

A Thu cân đối NSNN 3,294,788 4,970,492 5,699,676 5,653,213 3,853,594 17%

I THU NỘI ĐỊA 2,302,054 2,982,153 3,709,829 3,799,069 2,706,719 18%

1/- Thu từ doanh nghiệp NNTW 929,640 1,310,043 1,969,683 1,862,075.1 1,250,424.70 35% 2/- Thu từ doanh nghiệp NNĐP 92,325 71,096 121,880 98,465.8 115,778.05 25% 3/- Thu từ doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 16,869 14,212 8,203 5,122.5 14,235.71 -16% 4/- Thu từ khu vực CTN – ngoài

quốc doanh 704,393 990,073 1,033,012 1,159,256.2 609,034.98 -14% 5/- Thuế sử dụng đất nông nghiệp 9,448 9,626 10,893 13,359.4 15,537.91 64% 6/- Thuế thu nhập cá nhân 80,601 129,489 147,286 143,773.7 161,566.76 100%

7/- Lệ phí trước bạ

50,335

62,704

61,345

69,999.2 80,411.27 60% 8/- Thu phí xăng dầu 165,323 121,969 105,361 105,051.1 107,753.59 -35% 9/- Thu phí, lệ phí 36,263 41,264 37,108 40,806.1 55,545.16 53% 10/- Các khoản thu về nhà, đất 121,744 71,304 83,061 166,198.3 145,435.79 19% 11/- Thu sự nghiệp (không kể thu

tại xã) - - - - - -

Trang 33

12/- Thu tại xã 11,593 18,065 20,827 23,968.8 23,041.30 99% 13/- Thu khác Ngân sách 83,520 142,308 111,170 110,992.7 127,953.63 53%

II/- THU VỀ DẦU KHÍ - - - - - - III/-THUẾ XNK,TTĐB,GTGT

HÀNG NHẬP KHẨU 153,956 571,826 70,973 66,846.5 56,992 -63%

1/- Thuế xuất khẩu - - - - - - 2/- Thuế nhập khẩu 693 2,988 11,210 7,155.5 13,227.66 1809% 3/- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng

nhập khẩu 50 - - - 66.71 33% 4/- Thuế giá trị gia tăng hàng nhập

khẩu 153,213 568,838 59,763 59,691 43,698.03 -71%

IV/- THU VIỆN TRỢ - - - 621.4 - - V/- THU TỪ QUỸ DỰ TRỮ

TÀI CHÍNH - - - 47,000 - - VI/- THU KẾT DƯ NGÂN

SÁCH NĂM TRƯỚC 289,504 563,919 991,864 747,081.3 192,737.88 -33% VII/- THU CHUYỂN NGUỒN 549,274 692,594 807,010 765,595.1 782,144.40 42% VIII/- THU HUY ĐỘNG ĐẦU

TƯ THEO K3-Đ8 - 160,000 120,000 227,000 115,000.00 - B/- CÁC KHOẢN THU ĐƯỢC

ĐỂ LẠI ĐƠN VỊ CHI QUẢN LÝ

QUA NSNN

446,907 631,977 568,548 609,952.8 596,109 33%

1/- Học phí 13,450 11,526 8,473 43,098.4 36,794.49 174%

2/- Viện phí 166,233 288,293 106,827 - - -100% 3/- Các khoản huy động, đóng góp

xây dựng CSHT 36,563 31,598 93,167 96,854.4 37,941.86 4% 4/- Thu từ xổ số kiến thiết 230,661 300,560 360,081 470,000.0 521,372.29 126%

C/- THU BỔ SUNG TỪ NGÂN

Nguồn số liệu: Sở Tài chính Cà Mau

Biểu đồ 2 1: Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015

Trang 34

Bảng 2 2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ động viên GDP vào NSĐP (%)

Nguồn số liệu: Sở Tài chính Cà Mau

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Cà Mau năm 2012, năm 2013, năm 2014 giảm so với năm 2011 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình lạm phát tăng cao; đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế mới phục hồi trở lại đạt 8,5% hoàn thành Nghị quyết của tỉnh đề ra trước đó Mặc dù vậy, tỷ lệ động viên GDP vào NSNN năm

2015 cũng còn thấp chỉ đạt 9,55% chưa tương đồng với tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Cà Mau.1

Tổng chi NSĐP tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015 có sự gia tăng qua từng năm nhưng tốc độ tăng chậm cho ta thấy do hụt thu ngân sách nên việc chi hết sức tiết kiệm, tỉnh đã thực hiện các chính sách thắt chặt chi tiêu, cắt giảm một số khoản

chi không cần thiết trong chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển

1 – Theo Nghị quyết của tỉnh 12 12.5 11 9 8.5

2- Thực hiện tỷ lệ động viên

GDP vào NS

Trang 35

Bảng 2 3: Tổng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015

CS hạ tầng 23,135 29,013 133,822 94,426 127,946.63 III- Chi thường xuyên 2,079,515 2,687,321 3,645,443 4,285,473.5 4,534,167.25 IV- Chi bổ sung quỹ dự

trữ tài chính 1,000 1,000 1,000 1,000 1,000.00 V- Chi chuyển nguồn 686,579 807,010 765,595 782,145 802,774.57

nguồn thu để lại đơn vị

chi quản lý qua NSNN

437,862 613,060 461,541 540,513 586,294

C- Chi bổ sung cho ngân

sách cấp dưới 1,302,925 1,685,162 2,366,022 2,757,019 3,401,855 TỔNG CHI

(A+B+C) 5,471,523 6,947,703 9,293,562 10,441,298 10,939,272

Nguồn số liệu: Sở Tài chính Cà Mau

Biểu đồ 2 2: Tổng chi NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015

Trang 36

Với thực trạng thu - chi ngân sách, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã cố gắng đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện đạt hiệu quả hơn

2.1.1 Thực trạng chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau

Chi NSNN là lĩnh vực vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến sự vận hành của nền KT-XH Chi đúng, đủ, kịp thời là góp phần làm giàu nền kinh tế, ổn định đời sống, chính trị xã hội Chi sai gây lãng phí, làm nghèo đất nước, xã hội thiếu công bằng, văn minh Đặc biệt trong lĩnh vực chi thường xuyên, nếu như Nhà nước không quan tâm và đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết yếu của xã hội thì cuộc sống của người dân sẽ không được đảm bảo, xã hội sẽ không phát triển Trong 5 năm qua, tỉnh Cà Mau đã thực hiện chi thường xuyên, doanh số chi tăng dần qua các năm:

Trang 37

Biểu đồ 2 3: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2015

Số liệu trên được thể hiện qua báo cáo chi NSNN tại tỉnh Cà Mau giai đoạn

2011 – 2015 như sau:

Bảng 2 4: Chi thường xuyên NSNN tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015

ĐVT: triệu đồng

Chi thường xuyên 2,079,515 2,687,321 3,665,443 4,285,473.50 4,534,167.25

2 Chi sự nghiệp kinh tế 148,689 279,913 457,401 467,072.2 558,501.93 2.1 Chi sự nghiệp nông, lâm,

thuỷ lợi 58,321 145,229 259,932 267,377.8 300,311.55 2.2 Chi sự nghiệp giao thông 27,027 29,870 50,999 50,353.9 55,965.70 2.3 Chi sự nghiệp kinh tế

3 Chi sự nghiệp giáo dục,

đào tạo và dạy nghề 844,272 976,049 1,432,360 1,651,938.4 1,761,707.08 3.1 Chi sự nghiệp giáo dục 779,126 894,671 1,320,917 1,496,396.1 1,599,207.43 3.2 Chi sự nghiệp đào tạo và

dạy nghề 56,354 71,608 98,955 137,904.5 144,194.19 3.3 Chi đào tạo lại 8,792 9,770 12,488 17,637.8 18,305.46

4 Chi sự nghiệp y tế 282,888 325,690 373,264 431,613.4 465,563.59

5 Chi sự nghiệp khoa học,

công nghệ 16,056 12,258 24,716 38,348.0 34,800.16

Trang 38

6 Chi sự nghiệp hoạt động

chức chính trị 145,941 167,072 163,576 177,273.0 167,730.51 10.3 Chi hỗ trợ Hội, Đoàn thể 9,634 17,081 69,085 97,559.0 105,725.40

11 Chi quốc phòng – an ninh 68,265 92,520 135,452 160,150.9 156,769.47 11.1 Chi quốc phòng 32,187 50,954 70,402 99,803.1 116,099.03 11.2 Chi an ninh 36,078 41,566 65,050 60,347.8 40,670.44

12 Chi khác 38,423 59,289 33,810 76,068.9 41,750.78

Nguồn số liệu: Sở Tài chính Cà Mau

Qua báo cáo chi thường xuyên hàng năm cho thấy nhiệm vụ chi, quy mô và phạm vi hoạt động của ngân sách tỉnh Cà Mau ngày càng mở rộng, cụ thể được thể hiện qua Bảng 2.5 như sau:

Bảng 2 5: Tỷ trọng chi thường xuyên tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 – 2015

Ngày đăng: 03/08/2018, 23:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính. Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb. Tài chính, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Nhà XB: Nxb. Tài chính
8. GS-TS. Dương Thị Bình Minh. Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp, Nxb. Tài chính, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chi tiêu công ở Việt Nam thực trạng và giải pháp
Nhà XB: Nxb. Tài chính
10. TS. Sử Đình Thành. Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam, Nxb. Tài chính, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Tài chính
15. Vũ Duy Khương- http://elib.Ihu.edu.vn. Một số ý kiến về việc hoàn thiện ngân sách địa phương Link
16. Lê Thị Thu Thủy- http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn – Vai trò của chính quyền địa phương trong hoạt động tài chính-ngân hàng Link
2. Bộ Tài chính, VIE/96/028 (2000). Cải thiện hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên Khác
3. Bộ Tài chính, VIE/96/028 (2001). Thành phố Hồ Chí Minh - Đánh giá chi tiêu công ngành giáo dục và y tế Khác
4. Bộ Tài chính, VIE/96/028 (2001). Hoàn thiện quy trình ngân sách Việt Nam Khác
5. Bộ Tài chính, VIE/96/028 (2001). Hướng dẫn thực hiện đánh giá chi tiêu công ở Việt Nam Khác
6. Cục Thống kê tỉnh Cà Mau. Niên giám thống kê các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 Khác
7. Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VIV nhiệm kỳ 2010 - 2015 Khác
11. Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 Khác
12. Văn Tuấn Kiệt, 2008. Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách tỉnh Kiên Giang Khác
13. Lê Thị Thu Thủy, 2010. Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học 26(2010) 34-43- Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w