SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ GIANG BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG II Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình Ngày tháng năm sinh: 18121981. Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lí. Đơn vị công tác: Trường PT DTBT THCS Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Hà Giang, ngày 31 tháng 07 năm 2018 Câu 1: Phân tích những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm chương trình tổng thể và chương trình môn học: Chương trình tổng thể: Là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn bộ chương trình giáo dục phổ thông. Quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) của từng cấp học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học; các lĩnh vực giáo dục; hệ thống môn học; thời lượng của từng môn học; định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của từng môn học; điêu kiện khung tối thiểu của nhà trường để thực hiện chương trình. Chương trình môn học: Là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một môn học, trong đó xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và những đóng góp của môn học vào việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh ở mỗi lớp hoặc cấp học; nội dung giáo dục cốt lõi (bắt buộc) ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học. Vậy qua cách hiểu trên về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính là phương hướng và kế hoạch khái quát toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông. Chương trình tổng thể sẽ gợi ý cho các chương trình bộ môn, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học. Từ đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác... Những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Điểm thứ nhất: Nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông gồm hai giai đoạn: + Giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở): Bảo đảm trang bị kiến thức phổ thông nền tảng, nội dung tích hợp các môn học; tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. + Giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông): Nội dung dạy học mang tính phân hóa cao, chuẩn bị cho học sinh tham gia thị trường lao động hoặc học giai đoạn sau phổ thông có chất lượng. Ngoài một số môn học bắt buộc, học sinh tự chọn các môn học và chuyên đề học tập có nội dung phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh và gắn với định hướng nghề nghiệp sau THPT. Điểm thứ hai: Cách thức tiếp cận học sinh. + Chuyển từ tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học. Chương trình mới đã xác định các phấm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho học sinh được thể hiện dưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học, làm căn cứ xác định các lĩnh vực giáo dục, các môn học và hoạt động giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục phù hợp (Đây là điểm khác với chương trình theo định hướng tiếp cận nội dung (thiên về truyền thụ kiến thức), theo đó quy trình xây dựng chương trình bắt đầu ngay bằng việc xác định nội dung dạy học). + Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu cho học sinh: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm (Đây là căn cứ để xác định các phẩm chất chủ yểu nói trên là những đức tính của người Việt Nam được nêu ra trong các nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng văn hoá, con người Việt Nam, đặc biệt là Năm điều Bác Hồ dạy học sinh và yêu cầu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay và là những năng lực mà ai cũng cần có để sống, làm việc trong xã hội hiện đại); các năng lực: Năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, chuyên môn), năng lực chuyên môn (ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên, xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất). Điểm thứ ba: Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo. + Chương trình mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung phù hợp với đặc điểm của địa phương. Các tài liệu này phải được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phê duyệt. + Các nhà trường và cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm. Căn cứ điều kiện thực tiễn, tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh lựa chọn sách giáo khoa phù hợp. Học sinh được lựa chọn các học phần, các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với sở trường, nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện. + Bộ GDĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Các bộ sách giáo khoa phải dược cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Điểm thứ tư: Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục + Phương pháp giáo dục: Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học. Giáo viên từ người dạy học (giảng bài) sang người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học. Học sinh từ người thụ động tiếp thu lời dạy của giáo viên sang người chủ động thực hiện các hoạt động học để tự tìm tòi, lĩnh hội và thực hành, vận dụng kiến thức. + Kết quả giáo dục: Đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế. Điểm thứ năm: Hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục. + Chương trình mới giảm số môn học, thời lượng học so với chương trình hiện hành và thấp hơn chương trình một số nước (Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, theo chương trình mới, lớp 10 có 13 môn học và 2 hoạt động giáo dục; lớp 11 và lớp 12 có 9 môn học và hoạt động giáo dục. Chương trình hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động giáo dục ở tất cả các lớp. Riêng Tiểu học: số giờ học ở tiểu học tăng lên do chuyển từ dạy học 1 buổingày sang 2 buổingày..). Tên gọi một số môn học và hoạt động giáo dục được thay đổi cho phù hợp hơn trên cơ sở các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành. Một số môn học tích hợp được xây dựng trên cơ sở các môn học hiện hành (ví dụ, ở trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên gồm ba phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số chủ đề tích hợp; môn khoa học xã hội gồm ba phân môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và một số chủ đề tích hợp.) + Triết lí giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Trong chương trình giáo dục không trình bày cơ sở triết lí hay lí thuyết giáo dục vì đó không phải là thành phần nội dung của chương trình giáo dục. Tuy nhiên có thể nhận ra và đánh giá tư tưởng triết lí của một chương trình giáo dục vì khi xây dựng chúng cần dựa trên các cơ sở khoa học giáo dục, trong đó có triết lí giáo dục. Theo triết lí khai sáng, giáo dục có nhiệm vụ giúp con người chưa trưởng thành đạt đến sự trưởng thành, con người cần được trang bị khả năng tự chủ, được giải phóng khỏi sự lệ thuộc. Triết lí giáo dục nhân văn tiếp nối tư tưởng khai sáng, quan niệm giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách, học sinh cần được đào tạo về kiến thức phổ thông toàn diện trước khi đào tạo nghề. Triết lí giáo dục khai sáng và triết lí giáo dục nhân văn được vận dụng trong giáo dục của nhiều quốc gia từ thế kỉ, 18, 19 đến nay. Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ 20, giáo dục được đòi hỏi cần chuẩn bị tốt hơn nữa cho con người vào cuộc sống. Có thể coi bốn trụ cột giáo dục do UNESCO đưa ra năm 1996 là triết lí giáo dục cho thế kỉ 21, triết lí giáo dục định hướng cuộc sống: “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để sống” 8. Nhiệm vụ của giáo dục theo triết lí giáo dục định hướng cuộc sống là: giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị cho con người khả năng giải quyết các tình huống của cuộc sống.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ GIANG
BÀI THU HOẠCH LỚP BỒI DƯỠNG THEO CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN THCS HẠNG II
Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình
Ngày tháng năm sinh: 18/12/1981.
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Địa lí.
Đơn vị công tác: Trường PT DTBT THCS Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
Hà Giang, ngày 31 tháng 07 năm 2018
Trang 2Câu 1: Phân tích những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể gồm chương trình tổng thể và chương trình môn học:
- Chương trình tổng thể: Là phương hướng và kế hoạch khái quát của toàn
bộ chương trình giáo dục phổ thông Quan điểm, mục tiêu xây dựng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) của từng cấp học; yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh cuối mỗi cấp học; các lĩnh vực giáo dục; hệ thống môn học; thời lượng của từng môn học; định hướng nội dung giáo dục bắt buộc ở từng lĩnh vực giáo dục và môn học ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; định hướng về phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục của từng môn học; điêu kiện khung tối thiểu của nhà trường để thực hiện chương trình
- Chương trình môn học: Là phương hướng và kế hoạch cụ thể của một môn học, trong đó xác định vị trí, vai trò môn học trong thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông; mục tiêu và yêu cầu cần đạt của môn học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và những đóng góp của môn học vào việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh ở mỗi lớp hoặc cấp học; nội dung giáo dục cốt lõi (bắt buộc) ở từng cấp học đối với tất cả học sinh trên phạm vi toàn quốc; kế hoạch dạy học môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học; định hướng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học
Vậy qua cách hiểu trên về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính
là phương hướng và kế hoạch khái quát toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể sẽ gợi ý cho các chương trình bộ môn, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học Từ đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác
Những điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
- Điểm thứ nhất: Nội dung Chương trình Giáo dục phổ thông gồm hai
giai đoạn:
+ Giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở): Bảo đảm trang
bị kiến thức phổ thông nền tảng, nội dung tích hợp các môn học; tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học
+ Giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông): Nội dung dạy học mang tính phân hóa cao, chuẩn bị cho học sinh tham gia thị trường lao động hoặc học giai đoạn sau phổ thông có chất lượng Ngoài một số môn học bắt buộc, học sinh tự chọn các môn học và chuyên đề học tập có nội dung phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi học sinh và gắn với định hướng nghề nghiệp sau THPT
- Điểm thứ hai: Cách thức tiếp cận học sinh.
+ Chuyển từ tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận năng lực, nhằm phát triển phẩm chất và năng lực người học Chương trình mới đã xác định các phấm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho học sinh được thể
Trang 3hiện dưới dạng yêu cầu cần đạt cụ thể cho từng cấp học, làm căn cứ xác định các lĩnh vực giáo dục, các môn học và hoạt động giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục phù hợp (Đây là điểm khác với chương trình theo định hướng tiếp cận nội dung (thiên về truyền thụ kiến thức), theo đó quy trình xây dựng chương trình bắt đầu ngay bằng việc xác định nội dung dạy học)
+ Hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu cho học sinh: Yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm (Đây là căn
cứ để xác định các phẩm chất chủ yểu nói trên là những đức tính của người Việt Nam được nêu ra trong các nghị quyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam về xây dựng văn hoá, con người Việt Nam, đặc biệt là Năm điều Bác Hồ dạy học sinh
và yêu cầu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh hiện nay và là những năng lực mà ai cũng cần có để sống, làm việc trong xã hội hiện đại); các năng lực: Năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, chuyên môn), năng lực chuyên môn (ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên, xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất)
- Điểm thứ ba: Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo
+ Chương trình mới được thực hiện thống nhất trong toàn quốc, UBND tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung phù hợp với đặc điểm của địa phương Các tài liệu này phải được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phê duyệt
+ Các nhà trường và cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục hàng năm Căn cứ điều kiện thực tiễn, tham khảo ý kiến của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh lựa chọn sách giáo khoa phù hợp Học sinh được lựa chọn các học phần, các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với sở trường, nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập và sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện
+ Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông Các bộ sách giáo khoa phải dược cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt
- Điểm thứ tư: Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục
+ Phương pháp giáo dục: Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của người học Giáo viên từ người dạy học (giảng bài) sang người tổ chức, hướng dẫn hoạt động học Học sinh từ người thụ động tiếp thu lời dạy của giáo viên sang người chủ động thực hiện các hoạt động học để tự tìm tòi, lĩnh hội và thực hành, vận dụng kiến thức
+ Kết quả giáo dục: Đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế
- Điểm thứ năm: Hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục.
+ Chương trình mới giảm số môn học, thời lượng học so với chương trình hiện hành và thấp hơn chương trình một số nước (Ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, theo chương trình mới, lớp 10 có 13 môn học và 2 hoạt
Trang 4động giáo dục; lớp 11 và lớp 12 có 9 môn học và hoạt động giáo dục Chương trình hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động giáo dục ở tất cả các lớp Riêng Tiểu học: số giờ học ở tiểu học tăng lên do chuyển từ dạy học 1 buổi/ngày sang
2 buổi/ngày ) Tên gọi một số môn học và hoạt động giáo dục được thay đổi cho phù hợp hơn trên cơ sở các môn học và hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành Một số môn học tích hợp được xây dựng trên cơ sở các môn học hiện hành (ví dụ, ở trung học cơ sở, môn Khoa học tự nhiên gồm ba phân môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và một số chủ đề tích hợp; môn khoa học xã hội gồm ba phân môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và một số chủ đề tích hợp.)
+ Triết lí giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Trong chương trình giáo dục không trình bày cơ sở triết lí hay lí thuyết giáo dục
vì đó không phải là thành phần nội dung của chương trình giáo dục Tuy nhiên
có thể nhận ra và đánh giá tư tưởng triết lí của một chương trình giáo dục vì khi xây dựng chúng cần dựa trên các cơ sở khoa học giáo dục, trong đó có triết lí giáo dục
Theo triết lí khai sáng, giáo dục có nhiệm vụ giúp con người chưa trưởng thành đạt đến sự trưởng thành, con người cần được trang bị khả năng tự chủ,
được giải phóng khỏi sự lệ thuộc Triết lí giáo dục nhân văn tiếp nối tư tưởng
khai sáng, quan niệm giáo dục có nhiệm vụ đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách, học sinh cần được đào tạo về kiến thức phổ thông toàn diện
trước khi đào tạo nghề Triết lí giáo dục khai sáng và triết lí giáo dục nhân văn được vận dụng trong giáo dục của nhiều quốc gia từ thế kỉ, 18, 19 đến nay Tuy nhiên, từ cuối thế kỉ 20, giáo dục được đòi hỏi cần chuẩn bị tốt hơn nữa cho con người vào cuộc sống Có thể coi bốn trụ cột giáo dục do UNESCO đưa ra năm
1996 là triết lí giáo dục cho thế kỉ 21, triết lí giáo dục định hướng cuộc sống:
“học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để sống” [8] Nhiệm
vụ của giáo dục theo triết lí giáo dục định hướng cuộc sống là: giáo dục có nhiệm vụ chuẩn bị cho con người khả năng giải quyết các tình huống của cuộc sống
Những tư tưởng triết lí nêu trên đều được thể hiện trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách con người được quy định trong Luật giáo dục của Việt Nam: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp,…” [6], được khẳng định lại trong nghị quyết 29-NQ/TW: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” [3] và được cụ thể hóa trong chương trình giáo dục tổng thể: “Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hòa đức, trí, thể, mỹ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống” [1] Mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhân cách, hài hòa đức, trí, thể,
mỹ chính là sự thể hiện của triết lí giáo dục nhân văn Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực chính là nhằm thực hiện mục tiêu chuẩn bị cho con người khả năng giải quyết các tình huống của cuộc sống Như vậy có thể coi điểm mới
Trang 5về triết lí giáo trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể chính là sự nhấn mạnh triết lí giáo dục định hướng cuộc sống thông qua giáo dục định hướng phát triển năng lực cho học sinh Phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, bao gồm năng lực tự chủ cũng phù hợp với tư tưởng cơ bản của triết lí giáo dục khai sáng
- Điểm thứ sáu: Các tiếp cận hiện đại trong chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể :
+ Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thực hiện quan điểm định hướng của nghị quyết 29-NQ/TW „chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học“ [3]
Dự thảo chương trình tổng thể đã đưa ra hệ thống các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi Phẩm chất và năng lực là những thuộc tính nhân cách con người, giữa chúng có mối liên hệ và có sự giao thoa Việc phân biệt giữa phẩm chất và năng lực phù hợp với quan niệm truyền thống của Việt Nam về „đức“ và
„tài“ Xác định hệ thống phẩm chất và hệ thống năng lực trong chương trình giáo dục cung cấp một định hướng cho việc giáo dục phẩm chất và hình thành năng lực Các phẩm chất chủ yếu được đưa ra trong chương trình tổng thể (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) phù hợp với quan niệm đạo đức và quan niệm giá trị của Việt Nam Trong quá trinh dạy học, tất nhiên còn nhiều phẩm chất khác được hình thành cho học sinh
+ Định hướng phát triển năng lực là xu hướng quốc tế trong phát triển chương trình giáo dục Hệ thống các năng lực cốt lõi được đưa ra trong chương trình giáo dục tổng thể bao gồm các năng lực chung và các năng lực chuyên môn phù hợp với lí thuyết về năng lực, dã tham khảo các mô hình năng lực có tính phổ biến [4], [5], có ý nghĩa định hướng việc phát triển các năng lực chung
và năng lực chuyên môn gắn với các môn học Chương trình giáo dục tổng thể
có nhiệm vụ quy định các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi Việc hình thành và phát triển chúng là nhiệm vụ tiếp theo của chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và việc triển khai thực hiện
+ Định hướng chuẩn:Định hướng chuẩn là một tiếp cận trong chương
trình giáo dục tổng thể Tuy nhiên trong chương trình giáo dục tổng thể không
sử dụng khái niệm chuẩn mà sử dụng khái niệm „yêu cầu cần đạt“, được hiểu là
„kết quả mà học sinh cần đạt được về phẩm chất và năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ) sau mỗi cấp học, lớp học ở từng môn học; trong đó, mỗi cấp học, lớp học sau đều có những yêu cầu riêng cao hơn, đồng thời bao gồm cả những yêu cầu đối với các cấp học, lớp học trước đó“ [1] Các yêu cầu cần đạt được xây dựng trong chương trình giáo dục của các môn học với ý nghĩa của chuẩn giáo dục môn học (chuẩn kết quả)
+ Tiếp cận dạy học tích hợp: Tăng cường dạy học tich hợp là một tiếp cận
mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: “Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức,
kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng” [1]
Trang 6Quan điểm tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là quan điểm phù hợp Một trong những yếu tố mới của chương trình chính là các môn học tích hợp Khoa học tự nhiên và môn Lịch sử và Địa lí ở bậc trung học cơ sở Ngoài ra dạy học tích hợp cần được thực hiện qua nhiều hình thức khác như tích hợp trong môn học, liên hệ mở rộng môn học, thực hiện các chủ đề tích hợp đa môn, các dự án tích hợp liên môn Hoạt động trải nghiệm và các chuyên đề học tập có điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án học tập tích hợp, liên môn Dạy học tích hợp đòi hỏi sự cộng tác làm việc nhiều hơn giữa các giáo viên
+ Tiếp cận dạy học phân hóa: Dạy học phân hóa là một tiếp cận trong
chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, được hiểu là „định hướng dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau, nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có của mỗi học sinh dựa vào đặc điểm tâm - sinh lý, khả năng, nhu cầu, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của học sinh“ [1]
- Điểm thứ bảy: là chương trình phân hóa ở bậc trung hoc phổ thông theo
định hướng nghề nghiệp Theo đó, mỗi học sinh cần học 5 môn bắt buộc và được chọn 5 môn trong ba nhóm Khoa khọc xã hội, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và nghệ thuật), tối thiểu mỗi nhóm chọn 1 môn Ngoài ra các chuyên đề học tập, Hoạt động trải nghiệm, nội dung giáo dục địa phương nhằm hỗ trợ mở rộng, kết nối và gắn các môn học đã được học sinh chọn với thực tiễn, không phải các môn học mới Phương án phân hóa này có những ưu điểm sau:
+ Đối với học sinh: Giảm bớt số môn học, có điều kiện tập trung vào một
số môn học theo hứng thú và định hướng nghề nghiệp của cá nhân, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính toàn diện của học vấn Đó cũng là tính nhân văn trong giáo dục
+ Đối với quốc gia: Việc quy định các môn Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ
1 là các môn bắt buộc nhằm đảm bảo nguồn nhân lực được đào tạo trình dộ trung học phổ thông ở các môn học nòng cốt Việc yêu cầu học sinh chọn các môn học ở cả ba nhóm nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện và hỗ trợ giáo dục STEM
+ Đối với giáo viên: Đảm bảo dộ ổn định cần thiết cho việc sử dụng đội ngũ giáo viên ở trường phổ thông và đâò tạo giáo viên
Định hướng nghề nghiệp và định hướng khoa học: Giáo dục hướng
nghiệp được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: „Giáo dục hướng nghiệp bao gồm toàn bộ các hoạt động của nhà trường phối hợp với gia đình và xã hội nhằm trang bị kiến thức, hình thành năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh, từ đó giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, quan niệm về giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội“ Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua tất
cả các môn học và hoạt động giáo dục [1] Nội dung giáo dục hướng nghiệp ở trung học cơ sở cần chú trọng hỗ trợ học sinh chọn nghề sau trung học cơ sở Ở bậc trung học phổ thông cần chú ý nhiều hơn đến định hướng ngành nghề trong đào tạo đại học, định hướng cho học sinh vào hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như học tập chuyên ngành ở đại học
Trang 7Định hướng hướng giáo dục STEM.
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể quán triệt chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư [2], đã dành sự chú ý cho việc
hỗ trợ giáo dục STEM Giáo dục STEM cần trang bị cho người học những năng lực cần thiết liên quan đến các lĩnh vực toán học, khoa học, công nghệ, kỹ thuật, tin học Học sinh cần vận dụng các kiến thức của các lĩnh vực này trong mối liên kết với nhau để thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm thông qua hoạt động thực hành Trong chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục STEM không phải một môn học Giáo dục STEM được hỗ trợ thông qua các môn Toán học, Khoa học tự nhiên, Công nghệ và Tin học, thông qua hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng như các dự án, chuyên đề học tập, câu lạc bộ Việc đưa môn tin học trở thành môn học bắt buộc ở trung học cơ sở cũng như nhóm môn học công nghệ, tin học là một trong ba nhóm môn học được học sinh lựa chọn ở trung học phổ thông là gỉải pháp tích cực hỗ trợ giáo dục STEM
Chương trình giáo dục “mở”.
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo hướng mở Chương trình các môn học không quy định quá chi tiết về nội dung dạy học, để tạo điều kiện cho viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình phù hợp với điều kiện dạy học cụ thể Chương trình cũng dành thời gian cho nội dung giáo dục địa phuong [1] Tính mở của chương trình mới tạo không gian chủ động cho địa phương, nhà trường và giáo viên nhưng cũng đòi hỏi cao hơn đối với nhà trường và giáo viên trong việc xây dựng chương trình giáo dục riêng của nhà trường trên cơ sở chương trình khung của Bộ
Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông mới Đó là phương hướng
và kế hoạch khái quát toàn bộ Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó quy định những vấn đề chung của giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể sẽ gợi
ý cho các chương trình bộ môn, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học Từ
đó, khắc phục tình trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác
Chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực Đó là chuyển từ coi trọng
trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực trên cơ sở trang bị kiến thức Trước đây, chương trình cũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; khi thực hiện lại chủ yếu quan tâm định hướng về mặt nội dung; không đặt ra yêu cầu cụ thể cần đạt được về phẩm chất và năng lực trong từng cấp học
Chương trình mới, mục tiêu của từng cấp học được viết cụ thể hơn Theo
đó, chương trình cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học THCS
Trang 8Chương trình giáo dục cấp THCS nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động
Chương trình giáo dục cấp THCS nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa
vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp THCS; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực
và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động
Coi trọng trải nghiệm sáng tạo Chương trình mới sẽ chú trọng hơn việc
rèn luyện cho học sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm Về mặt thiết kế chương trình, ngoài những môn học tiếp tục được phát huy, còn có yêu cầu tăng cường hoạt động xã hội của học sinh Đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, được thiết kế một cách khoa học, phong phú hơn về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, phù hợp
với mục tiêu và điều kiện thực hiện Ngoài những hoạt động được thiết kế riêng
thì trong từng môn học cũng coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học Ví dụ môn Ngữ văn coi trọng khả năng sử dụng Tiếng Việt tốt, giáo dục công dân thông qua tình huống
Giúp học sinh hứng thú hơn với học tập Với chương trình mới, hình thức,
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phong phú hơn, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học Học sinh không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại các di tích, danh lam thắng cảnh
Đánh giá học sinh không chỉ dựa trên kiến thức các em học được bao nhiêu mà là việc vận dụng kiến thức đó như thế nào Từ đó thay đổi cách thức ra
đề thi, giúp học sinh thích học, có hứng thú hơn với học tập
Phân hóa dần ở cấp trên Nếu như trước đây, chương trình có một mạch,
từ lớp 1 - 12, do đó việc phân luồng khó khăn Đến nay, Chương trình phổ thông
12 năm được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp THCS 4 năm); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm) Liên quan đến nội dung này có dạy học tích hợp và phân hóa
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và cuộc sống Dạy học phân hóa là dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, để phát huy cao nhất khả năng của từng học sinh Hai yếu tố then chốt để thực hiện dạy học tích hợp và phân hóa là nội dung dạy học và phương pháp dạy học
Về nội dung, muốn tích hợp phải dạy phối hợp nhiều kiến thức liên quan đến nhau Nếu trước đây là 2 - 3 môn, nay có thể thành 1 môn học; hay các phân
Trang 9môn khác nhau trong một môn học; muốn phân hóa thì cần có những nội dung học khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau
Về phương pháp, để tích hợp được phải rèn luyện cho học sinh biết huy động, vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng; ra câu hỏi thế nào, dạy thế nào, đặt tình huống ra sao để học sinh vận dụng tổng hợp được kiến thức, kỹ năng; muốn phân hóa thì cần có những cách thức hướng dẫn, yêu cầu khác nhau, phù hợp với sở thích, năng lực từng học sinh
Như vậy, cấp học nào cũng phải chú ý đến phương pháp; riêng nội dung, chú ý như thế nào để chú trọng tích hợp ở cấp dưới và phân hóa dần lên cấp học trên
Thực nghiệm cái mới, cái khó Chương trình giáo dục phổ thông mới
được tiến hành thực nghiệm ngay trong quá trình xây dựng chương trình và do các tác giả chương trình thực hiện
Nội dung thực nghiệm tập trung vào những vấn đề mới so với chương trình hiện hành, trong đó đặc biệt chú trọng thực nghiệm những hình thức hoạt động giáo dục, dạy học mới; những yêu cầu cần đạt của mỗi chương trình môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; xác định mức độ phù hợp của yêu cầu cần đạt của chương trình với khả năng nhận thức và điều kiện của học sinh
Những thách thức trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là cơ sở cho việc phát triển chương trình các môn học và triển khai thực hiện chương trình giáo dục Có những điều kiện cần được đáp ứng cũng như những thách thức cần vượt qua nhằm đảm bảo thực hiện thành công chương trình giáo dục phổ thông mới:
Những tư tưởng và định hướng của chương trình tổng thể cần được thể hiện trong chương trình các môn học và hoạt động giáo dục Các chương trình môn học cần thực sự là các chương trình giáo dục định hướng năng lực
Việc triển khai thực hiện chương trình mới cần có sự đồng bộ với việc phát triển sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng, đào tạo giáo viên, đổi mới kiểm tra đánh giá, thi cử, đổi mới quản lí giáo dục, tăng cướng tính tự chủ
và dân chủ trong trường học
Đổi mới chương trình giáo dục cần có sự đầu tư thích hợp về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Đổi mới giáo dục cần có sự đồng thuận và ủng hộ của phụ huynh học sinh
và xã hội Cần xây dựng một văn hóa học tập mới, chuyển từ văn hóa học tập chạy theo thi cử và bằng cấp sang một văn hóa học tập để chuẩn bị cho cuộc sống một cách thiết thực, theo tinh thần „thực học, thực nghiệp“
Kết luận: Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng trên
cơ sở khoa học về phát triển chương trình giáo dục, tiếp cận các xu thế quốc tế hiện đại và tiến bộ, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể tạo ra một khung định hướng cần thiết cho việc phát triển chương trình các môn học và thực hiện cải cải cách căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông theo tinh thần của nghị quyết 29-NQ/TW và nghị quyết 88/2014/QH13, nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự phát triển kinh tế và xã hội trong điều kiện mới Tuy nhiên để hiện thực hóa chương trình giáo dục phổ
Trang 10thông tổng thể cần các biện pháp triển khai phù hợp và đồng bộ của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, sự đầu tư của Nhà nước, sự đồng thuận và ủng hộ của phụ huynh học sinh và xã hội
Câu 2 Thầy cô hãy chọn một bài (chủ đề) và soạn hoặc đề xuất cách dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh?
CHỦ ĐỀ: LỚP NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT
(THỜI LƯỢNG: 3 TIẾT- TIẾT 29,30,31 )
I MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1 Kiến thức:
- HS hiểu được: Khái niệm về sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng, chế độ mưa
- HS nắm được khí hậu về hồ, nguyên nhân hình thành các loại hồ
- Biết được độ muối của biển và đại dương, nguyên nhân làm cho nước biển, đại dương có độ muối không giống nhau
- Trình bày được 3 hình thức vận động của nước biển và đại dương (Sóng, thủy triều, dòng biển) và nguyên nhân sinh ra chúng
- Xác định vị trí, hướng chảy của các dòng biển nóng và lạnh trên bản đồ
- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng ,lạnh trên đại dương thế giới
- Nêu được mối quan hệ giưa dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua kể tên những dòng biển chính
2 Kỹ năng :
- Khai thác kiến thức và liên hệ thực tế
- Phân tích tranh ảnh, lược đồ
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát , đọc và phân tích bản đồ
3.Thái độ:
- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
- Giúp các em hiểu biết thêm thực tế
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , các sự vật và hiện tượng địa lí
4 Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học
- Năng lực riêng: phân tích, giải thích, sử dụng bản đồ , lược đồ
II XÁC ĐỊNH HÌNH THỨC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC: 1.Hình thức: Dạy học trên lớp
2 Phương pháp:
- Phương pháp nêu giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Sử dụng đồ dùng trực quan : tranh ảnh địa lí, lược đồ , bản đồ
- Phương pháp đàm thoại
3 Kĩ thuật:
- Kĩ thuật khăn trải bàn