Giáo án lớp 1 tuần 1 năm học 2017 2018 có đầy đủ các môn học dạy 2 buổi trên ngày, được soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tích hợp các nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Trang 1TUẦN 2
Thứ hai ngày 4 tháng 9 năm 2017 Buổi sáng:
CHÀO CỜ
-TIẾNG VIỆT Tiếng có một phần khác nhau (tiết 1, 2)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 97-101)
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
-LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Tiếng có một phần khác nhau
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tiếng có một phần khác nhau.
2 Kĩ năng: Rèn KN phân biệt tiếng có phần khác nhau; KN vẽ và đọc trên mô hình tiếng
có phần khác nhau
3 Thái độ: HS yêu thích môn học.
II Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD
2 Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
2 Thực hành:
a Hoạt động 1: Luyện phân biệt tiếng có phần khác nhau.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phân biệt tiếng có phần khác nhau
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS phân biệt tiếng có phần khác nhau theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp
- Lưu ý: Tiếng có 3 bộ phận, nên các tiếng có thể giống nhau hay khác nhau về một trong
ba bộ phận: thanh – phần đầu – phần vần.
b Hoạt động 2: Vẽ mô hình tiếng có phần khác nhau.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng vẽ mô hình tiếng có phần khác nhau cho HS
* Cách tiến hành: - GV cho HS vẽ mô hình trên bảng con
- Cho HS tự vẽ vào sách thực hành TV1.CGD
- Lưu ý cho HS cách đánh dấu mô hình khác nhau phần thanh, khác nhau phần đầu và
khác nhau phần vần.
3 Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện kĩ năng phân biệt tiếng có phần khác nhau
- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH:
………
Trang 2
-Buổi chiều:
TOÁN Tiết 5: Luyện tập
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Nhận biết về hình tròn, hình vuông, hình tam giác; ghép các hình đã biết
thành hình mới HS cần hoàn thành BT 1,2.
2 Kĩ năng: Rèn KN nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác, KN ghép hình.
3 Thái độ: Thích tìm các đồ vật có dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn.
II Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Bảng phụ có vẽ sẵn 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác và phấn màu.
2 HS: SGK Toán 1; VBT Toán 1; Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con.
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Khởi động Chơi trò chơi “Ai nhanh hơn?”
- Mục tiêu: Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình tam giác
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
2 Thực hành: PP luyện tập, thực hành
Bài 1 Tô màu vào các hình (Làm việc cá nhân)
- HS dùng bút chì màu khác nhau để tô màu vào các hình
- Lưu ý: - Các hình vuông tô cùng một màu.
- Các hình tròn tô cùng một màu.
- Các hình tam giác tô cùng một màu.
Bài 2 Thực hành ghép hình (Làm việc nhóm)
- HS sử dụng các hình để ghép theo mẫu như SGK.(mức 1,2)
- GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm, hỏi cách ghép
- Gọi nhóm HS thực hành ghép trên bảng lớp và nêu cách ghép
- Khuyến khích HS sáng tạo các mẫu ghép khác.(mức 3,4)
4 Hoạt động tiếp nối:
- Thực hành xếp hình vuông, hình tam giác bằng các que diêm hoặc que tính
- Tìm các đồ vật ở trong phòng học, ở nhà… có dạng hình vuông, hình tròn, hình tam giác
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
-ĐẠO ĐỨC Bài 1: Em là học sinh lớp 1 (tiết 2)
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Củng cố các kiến thức học ở tiết 1 qua các hình thức:
- Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh
- Múa, hát, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “Trường em”.
2 Kĩ năng: Giao tiếp, mạnh dạn trước đông người.
GD KNS: KN tự giới thiệu về bản thân; KN thể hiện sự tự tin trước đám đông.
3 Thái độ: Biết quan tâm đến các bạn trong lớp.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Tranh minh hoạ bài tập 4 SGK Bài hát Em yêu trường em.
Trang 32 HS: Vở bài tập đạo đức 1.
III Tổ chức các hoạt động dạy - học.
1 Khởi động Lớp trưởng điều khiển lớp hát bài “Em yêu trường em”.
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
2 Thực hành:
a Hoạt động 1: Quan sát tranh và kể truyện theo tranh ( Bài tập 4) Làm việc nhóm
- GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS quan sát tranh và kể chuyện theo tranh
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận quan sát tranh và kể chuyện theo tranh
- Lớp trưởng điều khiển các bạn kể chuyện trước lớp
- GV kể lại truyện, vừa kể vừa chỉ vào từng tranh nội dung câu chuyện, liên hệ.
b Hoạt động 2: Hát, múa, đọc thơ hoặc vẽ tranh về chủ đề “Trường em”.Làm việc nhóm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm múa hát, đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề “Trường em”
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận chọn tiết mục
- Các nhóm trình bày trước lớp
- GV nhận xét khen ngợi những nhóm có phần biểu diễn hay
- GVKL: Vào lớp 1 các em có thầy cô mới,bạn bè mới.Các em phải thực hiện nhiệm vụ của người HS để được thầy cô bạn bè yêu mến.
3 Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS về nhà với sự giúp đỡ của bố mẹ, ông bà sưu tầm các bài thơ, bài hát về mái trường, thầy cô
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
KĨ NĂNG SỐNG Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập
-Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2017 Buổi sáng:
THỂ DỤC (GVchuyên dạy)
-TOÁN Tiết 6: Các số 1,2,3.
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: - Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật Biết đọc, viết
các số 1, 2, 3 Biết đếm từ 1,2,3, từ 3 đến 1 Biết thứ tự của các số 1, 2, 3
- HS cần hoàn thành BT 1,2,3.
2 Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, đếm số, đồ vật, KN sử dụng đồ dùng.
3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Sách Toán lớp 1; Các nhóm có 1, 2 , 3 đồ vật cùng loại.
2 HS: Bộ đồ dùng học Toán lớp 1, bảng con
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Khởi động: Chơi trò chơi “Thi ghép hình.”
Trang 4- Mục tiêu: Phân biệt được hình tròn, hình vuông, hình tam giác qua ghép hình.
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
2 Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 1 Làm việc cả lớp PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Hướng dẫn H quan sát các nhóm chỉ có 1 phân tử.
- Chỉ vào tranh và nói: “ Có một bạn gái”, “Có 1 con chim” - HS nhắc lại CN- Lớp.
- Bước 2: Hướng dẫn H nhận ra đặc điểm chung của các nhóm đồ vật có số lượng đều bằng
1, chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu: Có một bạn gái, Có 1 con chim đều có số lượng là
1, ta dùng số 1 để chỉ số lượng của mỗi đồ vật trong nhóm đó, số 1 viết bằng chữ số một, viết như sau: - Viết số 1 lên bảng
- Hướng dẫn H quan sát chữ số 1 in, chữ số 1 viết
- Bước 3: HS thực hành trên vật thật: lấy 1 ô vuông, 1 que tính, 1 con bướm, sau đó chỉ
và đọc 1
b, Giới thiệu số 2 và số 3 Làm việc cả lớp PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự số 1
- Cho HS chỉ vào hình vẽ các cột HLP để đếm từ 1 đến 3( 1, 2,3) rồi đọc ( ba, hai, một)
- Làm tương tự với các hình ô vuông để HS thực hành đếm rồi đọc ngược lại (một, hai; hai, một) (một, hai, ba; ba, hai, một)
3 Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1 Viết số 1,2,3 Làm việc cá nhân
- HS thực hành viết vào bảng con GV nhận xét – chỉnh sửa
- HS thực hành viết vào vở GV nhận xét – chỉnh sửa
Bài 2 Viết số vào ô trống
- Tập cho H nêu yêu cầu bài tập dựa vào nội dung hình vẽ
- Gợi ý giúp H làm bài (hình 1)
- HS thực hành làm bài tập vào vở BT (Hình 2,3,4)
Bài 3 Viết số hoặc vẽ số chấm tròn thích hợp
- Treo tranh phóng to cho hs thi đua lên bảng làm
4 Các hoạt động tiếp nối: Cho HS chơi trò chơi “ Nhận biết ra số lượng nhanh.”
- GV đưa các tờ bìa có đính các nhóm đồ vật HS nối tiếp giơ số và đọc
- Nhận xét, dặn về nhà ôn lại cách đọc - viết số 1,2,3
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
-TIẾNG VIỆT Luyện tập (2 tiết)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 102-104)
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
-Buổi chiều
THỦ CÔNG
Trang 5Xé dán hình chữ nhật
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Biết xé dán hình chữ nhật Xé, dán được hình chữ nhật Đường xé có thể bị
răng cưa, chưa thẳng Hình dán có thể chưa phẳng (mức 1,2)
- Mức 3,4: Xé dán được hình chữ nhật Đường xé ít răng cưa Hình dán tương đối phẳng
Có thể xé được hình chữ nhật, có kích thước khác nhau
2 Kĩ năng: Rèn KN xé dán; KN sử dụng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.
3 Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Bài mẫu xé dán hình chữ nhật; Các loại giấy màu, bìa, kéo, hồ dán.
2 HS: Dụng cụ môn học.
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Khởi động: Hát
2 Hình thành kiến thức mới:
a, Quan sát, nhận xét Làm việc cả lớp
- GV đưa bài mẫu xé dán hình chữ nhật
- HS quan sát và nêu đặc điểm của HCN (tự nêu theo hiểu biết về cạnh, kích thước )
- HS quan sát xung quanh nêu những đồ vật có hình chữ nhật (quyển sách, bảng, cửa, )
- GV nhận xét – KL: HCN có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau.
b, Quan sát thao tác mẫu Làm việc cả lớp
- GV thao tác mẫu từng bước (vừa làm vừa kết hợp giảng giải) HS thao tác theo
Bước 1: Vẽ hình chữ nhật
- Vẽ hình chữ nhật có cạnh dài 12 ô có cạnh ngắn 6 ô
Bước 2: Xé hình chữ nhật.
- Làm thao tác xé từng cạnh của hình chữ nhật
- Xé xong lật mặt có màu để hs quan sát
Bước 3: Dán hình Gv hướng dẫn cách dán.
3.Thực hành.
- HS nhắc lại các bước xé dán hình chữ nhật
- HS thực hành xé dán hình chữ nhật theo các bước đã nêu
- Lưu ý: - Khi xé cần xé đều tay, xé thẳng.
- Khi dán chú ý bôi hồ mỏng, miết phẳng.
- Tiết kiệm các loại giấy thủ công khi thực hành xé, dán, gấp hình, cắt, dán giấy.
4 Các hoạt động tiếp nối:
- HD HS tái sử dụng các loại giấy báo, lịch cũ …để xé dán HCN theo kích thước khác
ĐIỀU CHỈNH:
………
-TỰ NHIÊN XÃ HỘI Chúng ta đang lớn
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu
biết của bản thân HS mức 3,4 nêu được ví dụ cụ thể, sự thay đổi của bản thân về số đo
chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết về sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau,
có người cao hơn có người béo hơn, đó là bình thường
Trang 62 Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết sự thay đổi của cơ thể.
3 Thái độ: GD HS có thói quen tập thể dục để rèn luyện thân thể.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Các hình trong bài 1SGK
2 HS: SGK, VBT.
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Khởi động: Trò chơi vật tay.
- Chơi theo nhóm 4 người, mỗi lần 1 cặp, những người thắng đấu tiếp với nhau
- Lớp trưởng điều khiển cho các bạn chơi
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
2 Hình thành kiến thức mới:
a, Làm việc với sgk Làm việc nhóm đôi
- Mục tiêu: Hs biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao cân nặng và sự hiểu biết.
- Cách tiến hành:
+ HS làm việc theo cặp: cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau về những gì các em quan sát được
+ Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp
- GVKL: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, chiều cao,
về các hoạt động vận động và sự hiểu biết Các em cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn…
b, Thực hành theo nhóm nhỏ Làm việc nhóm
B
ước 1 : Chia mỗi nhóm 4 HS làm 2 cặp; cho lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và
gót chân chạm vào nhau Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn Tiến hành tương tự để xem tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn, ai béo, ai gầy…
Bư
ớc 2 : Yêu cầu các nhóm phát biểu suy nghĩ cá nhân: Dựa vào kết quả thực hành đo lẫn
nhau, các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không? Điều đó có gì đáng lo không?
- Lớp trưởng điều khiển các bạn chia sẻ trước lớp
- GVKL: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau Các em cần chú ý ăn uống điều độ, cần phải giữ gìn vệ sinh, không ốm đau, chúng ta sẽ lớn hơn.
3 Các hoạt động tiếp nối:
- Cho HS vẽ về các bạn trong nhóm
- Nhắc hs cần tập thể dục hàng ngày để cơ thể cao lớn, khỏe mạnh
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Luyện tập
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về tách lời ra từng tiếng; tách
tiếng thành ba phần (thanh, phần đầu, phần vần); đánh vần
2 Kĩ năng: Rèn KN tách lời ra từng tiếng; tách tiếng thành ba phần (thanh, phần đầu, phần
vần); đánh vần
3 Thái độ: HS yêu thích môn học.
II Chuẩn bị:
Trang 71.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD
2 Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Hoạt động khởi động: Hát
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
2 Thực hành:
a Hoạt động 1: Luyện tách lời ra từng tiếng.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc cho học sinh
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS luyện nói các câu ca dao theo 4 mức độ: to, nhỏ, nhẩm, thầm theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp
- KL: Nghe bất cứ lời nào cũng có thể tách ra các tiếng rời.
b Hoạt động2: Luyện tách tiếng thành 2 phần (phần đầu, phần vần); đánh vần.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhận biết tiếng có ba phần, đánh vần trên mô hình
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho HS phân biệt tiếng có phần khác nhau theo cá nhân, nhóm, dãy, cả lớp
- HS thực hành vẽ mô hình các tiếng sau đó chỉ vào mô hình đánh vần
- Cho HS tự vẽ vào sách thực hành TV1.CGD
Lưu ý: - GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Tuyến, Đức Bình cách vẽ.
- Em Thùy Linh, Lan Hương, Quỳnh Mai có thể vẽ trên bảng lớp.
3 Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu HS về nhà luyện KN nói theo 4 mức độ với các bài thơ, ca dao mà em thuộc
- Nhận xét tiết học Nhắc học sinh chuẩn bị bài sau
ĐIỀU CHỈNH:
………
-Thứ tư ngày 6 tháng 9 năm 2017 Buổi sáng: TIẾNG VIỆT Bài 2: Âm-Phân biệt phụ âm, nguyên âm (tiết 1, 2) (Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 107-117) ĐIỀU CHỈNH: ………
………
………
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Phân biệt phụ âm, nguyên âm.
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phụ âm, nguyên âm.
2 Kĩ năng: Rèn KN phân biệt phụ âm, nguyên âm.
3 Thái độ: HS yêu thích môn học.
II Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD
2 Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
Trang 8III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Hoạt động khởi động: Hát bài: Bảng chữ cái Tiếng Việt.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
2 Thực hành:
a Hoạt động 1: Luyện phát âm theo mẫu âm/a/; âm /b/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /a/; mẫu /b/
* Cách tiến hành:
- Hs tự vẽ mô hình tiếng /ba/ vào bảng con
- Chỉ tay vào mô hình vừa vẽ phân tích và đọc
- Cho HS nêu tên các nguyên âm; luyện đọc các nguyên âm theo cá nhân, dãy, cả lớp
- Cho HS nêu tên các phụ âm; luyện đọc các phụ âm theo cá nhân, dãy, cả lớp
Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Đức Bình cách phát âm các phụ âm.
b Hoạt động 2: Luyện viết âm /a/; âm /b/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con
- Cho HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3 Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện phát âm mẫu /a/; mẫu /b/
ĐIỀU CHỈNH:
………
-TOÁN Tiết 7: Luyện tập
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: - Nhận biết được số lượng 1, 2, 3 Biết đọc viết, đếm, các số 1, 2, 3.
- Bài tập cần hoàn thành: 1,2.
2 Kĩ năng: Rèn KN đọc, viết, đếm số, đồ vật; kĩ năng sử dụng đồ dùng
3 Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Bộ đồ dùng toán, bảng phụ.
2 HS: Bộ đồ dùng học Toán 1
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Khởi động: Trò chơi “ Thi đọc đúng đọc nhanh.”
- HS nối tiếp nhau đọc các số 1,2,3; 3,2,1
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
2 Thực hành: PP Luyện tập, thực hành
Bài 1: Điền số thích hợp vào ô trống Làm việc cá nhân
- Hướng dẫn HS tập nêu yêu cầu của bài
- HS quan sát, đếm số lượng trong từng hình vẽ và điền số phù hợp
- GV theo dõi nhắc nhở HS làm bài
- Cho HS chia sẻ KQ trước lớp
- NX – chốt đáp án đúng
Trang 9Bài 2: Điền số thích hợp vào dưới mỗi hình Làm việc cá nhân
- Tiến hành tương tự bài 1
- NX – chốt đáp án đúng (H1: 2; H2; 1, 2)
3 Các hoạt động tiếp nối:
- Chơi TC “Ai nhanh, ai đúng!”
- HD HS về nhà ôn lại bài và xem trước tiết sau
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
-Buổi chiều
TIẾNG ANH (2 tiết) (GV chuyên dạy)
KĨ NĂNG SỐNG
An toàn giao thông
-Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 2017 Buổi sáng:
TIẾNG VIỆT Phân biệt phụ âm, nguyên âm (tiết 3,4)
(Sử dụng sách thiết kế TV1.CGD trang 117-123)
ĐIỀU CHỈNH:
………
………-
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn bài: Phân biệt phụ âm, nguyên âm
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Củng cố và mở rộng kiến thức cho học sinh về phụ âm, nguyên âm.
2 Kĩ năng: Rèn KN phân biệt phụ âm, nguyên âm.
3 Thái độ: HS yêu thích môn học.
II Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Sách thực hành TV1.CGD
2 Học sinh: Sách thực hành TV1.CGD, bảng con.
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Hoạt động khởi động: TC: Truyền điện HS nối tiếp đọc các nguyên âm, phụ âm.
- GV giới thiệu nội dung ôn tập
2 Thực hành:
a Hoạt động 1: Luyện đọc mẫu /ba/.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng phát âm mẫu /ba/
* Cách tiến hành: Cho HS đọc sách TV-CCG lớp 1 trang 21
- Chỉ tay vào mô hình đọc và phân tích
- Hs đọc thầm
- Cho HS đọc cá nhân; đọc thi đua theo nhóm, tổ,cả lớp
Trang 10Lưu ý: GV trực tiếp hướng dẫn em Cao Hân, Thái, Đức Bình cách phát âm các phụ âm.
b Hoạt động 2: Luyện viết bà ba; ba bà; a, bà, ba ạ.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết cho học sinh
* Cách tiến hành:
- HS thực hành viết trên bảng con
- Cho HS tự viết vào sách thực hành TV1.CGD
Lưu ý: - HS về độ cao con chữ, cách nối chữ và khoảng cách giữa các tiếng.
- Tư thế ngồi viết, để vở.
3 Hoạt động nối tiếp:
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện phát âm mẫu /a/; mẫu /b/
ĐIỀU CHỈNH:
………
………
-TOÁN Tiết 8: Các số 1, 2, 3, 4, 5
I Mục tiêu:
1 Kiến thức: Nhận biết được số lượng các nhóm đồ vật từ 1-5 Biết đọc, viết các số 4, 5.
Biết đếm từ 1 đến 5, từ 5 đến 1 Biết thứ tự của mỗi số trong dãy số 1,2,3,4,5 BT: 1,2,3
2 Kĩ năng: Rèn KN quan sát, nhận biết được số lượng các đồ vật trong thực tế
3 Thái độ: Giúp HS yêu thích môn học.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên: Bộ đồ dùng dạy Toán 1; Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại.
2 HS: Bộ đồ dùng học Toán 1
III Tổ chức các hoạt động dạy - học
1 Khởi động: Trò chơi “ Thi đọc đúng đọc nhanh.”
- HS nối tiếp nhau đọc các số 1,2,3; 3,2,1
- GV nhận xét và chuyển ý vào bài mới
2 Hình thành kiến thức mới:
a, Giới thiệu số 4 và chữ số 4 Làm việc cả lớp PP trực quan, vấn đáp.
- Bước 1: Yêu cầu HS viết số thích hợp vào ô trống ở dòng đầu tiên ở trong SGK.
- Bước 2: Treo các tranh vẽ HS q/s tranh và nêu hình vẽ có số lượng là 4.
- Bước 3: HS thực hành trên vật thật: lấy 4 ô vuông, 4 que tính, 4 con bướm, sau đó chỉ
và đọc 4
- GVKL: 4 bạn, 4 chấm tròn, 4 hình tam giác ta dùng số 4 để chỉ số lượng các nhóm đồ
vật đó Số 4 được biểu diễn bằng chữ số 4 in( treo hình số 4 in) và chữ số 4 viết (treo hình
số 4 viết) Chữ số 4 được viết như sau: (GV viết lên bảng).
b, Giới thiệu số 5 Làm việc cả lớp PP trực quan, vấn đáp.
- Tiến hành tương tự số 4
c, Tập đếm và xác định thứ tự các số trong dãy 1,2,3,4,5 Làm việc cả lớp PP trực quan,
vấn đáp.
- Yêu cầu HS đọc liền mạch các số dưới mỗi cột ô vuông
- GV hỏi : + Trước khi đếm số 2 em phải đếm số nào?
+ Sau khi đếm số 2 em đếm số nào?
Kết luận: “ Như vậy, ta nói số 2 đứng sau số 1 và đứng trước số 3”