1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG PAKISTAN VÀ NHƯNG KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2014 2020

57 276 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Việt Nam cần tập trung nghiên cứu giải quyết những vướn mắc, cản trở XK sang thị trường Pakistan, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất để đáp ứng nhu cầu chất lượng c

Trang 1

KHOA THƯƠNG MẠI

-

PHẠM THỊ VÂN LỚP: 11DKQ1

ĐỀ ÁN MÔN HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG PAKISTAN VÀ KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY XUẤT

KHẨU GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS TẠ HOÀNG THÙY TRANG

CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH 12/2013

Trang 2

KHOA THƯƠNG MẠI

-

PHẠM THỊ VÂN LỚP: 11DKQ1

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

- -

Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Tài Chính Marketing đã hết lòng dậy dỗ em, truyền đạt những kiến thức trong những năm vừa qua Đó không chỉ là những kiến thức chuyên ngành mà còn là những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai

Nhân đây, em xin trân thành cảm ơn cô Tạ Hoàng Thùy Trang đã tận tình chỉ dậy và giuso đỡ cho e hoàn thành đề án này

Đồng thời, em cũng xin trân thành cảm ơn mẹ và các anh các chị đã tạo điều kiện về thời gian cho em hoàn thành đề án này

Do kiến thức còn hạn chế nên đề án không thể tránh khỏi những sai sót Em rất mông nhận được nhiều sự góp ý của cô để em có thể hoàn thành những bài luận sau này

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN



-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Tp Hồ Chí Minh, ngày… tháng … năm 2013

Trang 5

DANH MỤC VIẾT TẮT

 BNNPTNT: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn

 BVTV: bảo vệ thực vật

 CHND: Cộng Hòa Nhân Dân

 EU: liên minh các nước

 HACCP: Hazard Analysis and Critical Control Points - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

 ISO: Tổ Chức Tiêu Chuẩn Hóa Quốc Tế

 MOU: biên bản ghi nhớ

 TCTK: Tổng Cục Thống Kể

 VQ: Vương Quốc

Trang 6

MỤC LỤC

I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1 Sự cần thiết của đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài: 4

4 Phương pháp nghiên cứu: 5

5 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu: 5

6 Kết cấu đề tài: 5

II NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XK 6

1 Khái niệm: 6

2 Các hình thức XK: 7

2.1 XK trực tiếp (giao dịch trực tiếp): 7

2.2 XK gián tiếp( giao dịch trung gian) 7

2.3 Hợp tác XK: 8

2.4 Giao dịch ủy thác: 8

3 Chức năng của XK: 8

3.1 XK là một khâu trong quá trình tái mở rộng 8

3.2 XK là lĩnh vực mũi nhọn cho ngành kinh tế mở: 9

3.3 XK là một bộ phận cấu thành của nền thương mại toàn cầu: 9

4 Vai trò của hoạt động XK đối với nền kinh tế quốc dân 10

4.1 XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước 10

4.2.XK đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: 11

4.3.XK có tác động tích cực đến giải pháp công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân: 12

4.4 XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại của nước ta: 12

Trang 7

5 Kết luận: 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XK CỦA CHÈ VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG PAKISTAN 14

1 Tổng quan về ngành chè của việt nam: 14

1.1 Đặc điềm của ngành chè: 14

1.2 Diên tích và sản lượng: 15

1.3 Các loại chè của Việt Nam 18

2 Phân tích thực trạng XK của Việt Nam 20

2.1 Khả năng thực tiễn của XK chè 20

2.2 Vai trò của XK chè 24

3 Sơ lược về thị trường Pakistan 25

3.1 Tình hình chính trị - xã hội của Pakistan hiện nay: 25

3.2 Mối quan hệ giao thương giữa hai nước Pakistan – Việt Nam 26

4 Phân tích các nhân tố tác động đến xúc tiến XK chè của Việt Nam qua thị trường Pakistan: 29

4.1 Cung – cầu cho thị trường Pakistan: 29

4.2 Các loại rào cản thuế quan và kĩ thuật 30

4.3 Giá cả 31

4.4 Đối thủ cạnh tranh 32

5 Kết luận 33

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ THÚC ĐẨY XK CHÈ CỦA VIỆT NAM QUA PAKISTAN GIAI ĐOẠN 2014 -2020 34

1 Phân tích ma trận SWOT 34

2 Cơ sở đề xuất kiến nghị: 36

2.1 Cơ sở đề xuất kiến nghị 37

2.2 Dự báo nhu cầu ngành chè của Pakistan 39

3 Kiến nghị 40

3.1 Đối với nhà nước: 40

Trang 8

3.2 Đối với doanh nghiệp: 41

4 Kết luận 45

III Kết luận 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Các trang web: 47

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

hình 1.1 : Diện tích chè cả nước năm 2010 15

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Bảng số liệu XK chè tháng 9 và 9 tháng năm 2013 2

Bảng2.1: Sản lượng XK chè qua giai đoạn 2010 -2012 17

Bảng 2.2: Số liệu XK chè qua một số nước từ 2010 đến tháng 9 năm 2013 22

Bảng 2.3: Các mặt hàng XK chủ yếu cảu Việt Nam sang Pakistan 9 tháng 2013 28

Bảng 2.4: Các mặt hàng nhập khẩu của nước ta từ Pakistan tháng 9 năm 2013 28

Bảng 3.1 : Ma trận SWOT 34

Trang 10

I GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1 Sự cần thiết của đề tài:

Theo Thomas Friedman, một nhà báo Đồng thời, là một nhà kinh tế học người Mỹ

đã khằng định rằng “tồn tại một thế giới phẳng, một thế giới phẳng về mặt kinh tế” Mỗi quốc gia dường như xích lại gần nhau, không có ranh giới Nhận thức được ý nghĩa quan trọng này Đảng và Nhà nước ta đã và đang xây dựng những chính sách mở cửa hội nhập, thông qua việc gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới: WTO, APEC, ASEAN… Đến hết năm 2010, nước ta đã xây dựng quan hệ giao thương với 235 quốc gia trong tổng số 265 quốc gia trên thế giới Vì nước ta là một nước nông nghiệp đi lên nên các mặt hàng XK nông sản nước ta chiếm 15,2% 1

trong 9 tháng năm 2013 trong tổng kim ngạch XK Đánh giá chung, các mặt hàng nông sản XK của nước ta đang dần bước khẳng định vị thế cạnh tranh của mình, vị trí số một dành cho XK gạo và hồ tiêu…

Nhưng bên cạnh , chè với đặc thù là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nước ta, hứa hẹn mang lại một nguồn lợi không nhỏ Thực tế cho thấy rằng sản phẩm chè Việt Nam đã được XK đến 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5

về sản lượng và XK trên thế giới diện tích trồng chè của cả nước khoảng 130000 ha,

1

ThS Nguyễn Quốc Trí “Để XK nông sản từ “thô” sang “tinh”” Kinh Tế Và Dự Báo, truy cập ngày

27 tháng 11 năm 2013 theo địa chỉ:

Trang 11

http://www.kinhtevadubao.com.vn/dinh-huong-phat-trien/de-xuat-khau-nong-san-tu-tho-sang-tinh-đạt sản lượng: 330000 tấn/ năm , năng suất bình quân chè cả nước http://www.kinhtevadubao.com.vn/dinh-huong-phat-trien/de-xuat-khau-nong-san-tu-tho-sang-tinh-đạt 77 tạ/ha, sản lượng gần tới 824000 tấn chè búp tươi2

Tuy nhiên phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mặc dù mặt hàng chè XK nước ta có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển và có chỗ đứng trên thị trường quốc tế Tuy nhiên chè XK nước ta chưa có sự phát triển vững chắc, còn bộc lộ nhiều khuyết điểm khuyết điểm chính là nằm ở chất lượng sản phẩm chưa cao, ví dụ như chất lượng chè không

ổn định, công nghệ thu và bảo quan còn lạc hậu, đặc biệt là thương hiệu chè của nước

ta chưa gắn liền với vị trí của sản phẩn trên thị trường quốc tế

Hiện nay, Pakistan là một trong những nước có mối quan hệ giao thương với nước

ta Trong các năm gần đây, Pakistan là một thị trường có nhu cầu về sản phẩm chè khá cao Trên thực tế cho thấy rằng, Pakistan là thị trường XK chè lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng năm 2013, Việt Nam xuất sang thị trường này 14.550 tấn chè các loại, với trị giá 29.230.330 USD3 Bên cạnh đó, Lượng tiêu thụ chè tại Pakistan vào khoảng 200.000 đến 225.000 tấn Năm 2012, Pakistan đã nhập khẩu 129 triệu kg chè từ 21 nước, trị giá 355,9 triệu USD, trong đó Kenya chiếm thị phần lớn nhất là 69,2 triệu kg chè

Tài Liệu Tuyên Truyền Festival Trà Thái Nguyên - Việt Nam Lần Thứ Hai Năm 2013 , truy cập ngày

28 tháng 10 năm 2013 tại địa chỉ: tra-thai-nguyen-viet-nam-lan-thu-hai-nam-2013.html

http://www.vitas.org.vn/vi/blog/34-tai-lieu-tuyen-truyen-festival-3

Thị trường XK chè của Việt Nam 9 tháng năm 2013, truy cập ngày 28 tháng 10 tại địa chỉ:

http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet- nam-2013.asmx

Trang 12

4

Thị trường XK chè của Việt Nam 9 tháng 2013, Bộ Công Thương, truy cập ngày 29 tháng 10 năm

2013 tại địa chỉ: http://www.vinanet.com.vn/wce/view_search.aspx?ZoneID=294&ContentID=219256

Trang 13

chè lớn nhất Việt Nam hiện nay Nhìn chung XK chè vào Pakistan vẫn duy trì ổn định nhưng ít có khả năng đột phá Bên cạnh đó, lượng chè và giá trị chè lại giảm, với lợi thế hiện nay nhu cầu của thị trường Pakistan khá cao Việt Nam cần tập trung nghiên cứu giải quyết những vướn mắc, cản trở XK sang thị trường Pakistan, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hệ thống sản xuất để đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của thị trường Pakistan và các thị trường khác Bên cạnh đó, tìm ra các giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh XK chè Đó cũng chính là lý do sinh viên chọn chọn đề tài:

“Phân Tích Thực Trạng XK Chè Của Việt Nam Sang Thị Trường Pakistan

Và Những Kiến Nghị Thúc Đẩy XK Giai Đoạn 2014 – 2020”

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu giúp sinh viên giả có thể cũng cố, ôn luyện và mở rộng những kiến thức chuyên ngành đã được trang bị trong nhà trường Bên cạnh đó, sinh viên có khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn trong hoạt động XK hàng hóa của Việt Nam Đồng thời, sinh viên sẽ có những kinh nghiệm làm những bài luận sau này Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành XK chè của nước ta trên thế giới Từ đó, tác giả có thể nhìn thấy được những thành tựu và những khó khăn vướn mắc hiện đang tồn tại và cần khắc phục Dựa trên lí luận thực tiễn này, từ đó tìm ra phương hứng và đề xuất các kiến nghị nhằm thúc đẩy XK chè của Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài:

 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động XK chè của Việt Nam

 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: thị trường Pakistan

Trang 14

 Thời gian: từ năm 2010– 9 tháng của năm 2013

4 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu sử dụng chủ yếu các công cụ:

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp thống kê, hệ thống hóa, tổng quát hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng thực tiễn Đồng thời, phân tích kết quả thực hiện được và đề xuất một số kiến nghi cho việc thúc đẩy XK và dự báo nhu cầu chè vào thị trường Pakistan

5 Ý nghĩa và đóng góp của nghiên cứu:

Qua bài nghiên cứu này, sinh viên có thể có được những bài học kinh nghiệm trong việc tổng kết, thông kế, so sánh các số liệu nhằm đánh giá được tình hình thực tế để xay dựng chiến lược tương lai Bên cạnh đó, sinh viên có thể trang bị thêm nhiều bài học kinh nghiệm để hoàn thành những bài luận văn sau này tốt hơn Nhờ nghiên cứu này, sinh viên có dịp làm quen với việc tự xây dựng bài viết một cách logic và hoàn chỉnh, thúc đẩy khả năng sáng tạo và tìm tòi, học hỏi nơi sinh viên

6 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần giới thiệu của đề tài nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo Đề án được kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về hoạt động XK

Chương 2: Khả năng và triển vọng của ngành chè Việt Nam vào thị trường

Pakistan

Chương 3: Cơ sở đề xuất kiến nghị thúc đẩy XK chè của Việt Nam sang thi trường

Pakistan giai đoạn 2014 – 2020

Trang 15

II NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XK

1 Khái niệm:

XK là hình thức bán hàng và dịch vụ từ một quốc gia này sang quốc gia khác, được thực hiện qua biên giới của quốc gia bằng nhiều con đường, trên cơ sở dùng đồng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc hàng đổi lấy hàng

Hoạt động XK là một bộ phận của hoạt động ngoại thương, nó ra đời từ rất sớm do hoạt động sản xuất phát triển Các quốc gia có sở thích tiêu dùng của mình vì những lí

do khác nhau cộng thêm sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giữa các quốc gia Kế đến, đó là sự chênh lệch về nguồn nhân lực và trình độ sử dụng nguồn nhân lực giữa các quốc gia đã tạo tiền đề cho thương mại phát triển nói chung và hoạt động XK nói riêng Cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật Ngày nay, XK không chỉ diễn ra trong khu vực, mà còn diễn ra trong phạm vi toàn cầu thuộc mọi ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và nó hướng tới mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuậ

Ta có thể chiếu theo Điều 3 khoản 1 Luật Thương Mại Việt Nam, định nghĩa hoạt

động thương mại là:

“Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Bên cạnh đó,Luật Thương Mại Việt Nam cũng có quy định về XK tại Điều 28 khoản

1:

“XK hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thỗ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Trang 16

2 Các hình thức XK:

2.1 XK trực tiếp (giao dịch trực tiếp):

Theo GS.TS Võ Thanh Thu( 2011), Kỹ Thuật Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu,

Ta có thể thấy XK gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà XK, đồng thời khiến nhà XK phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian Tuy nhiên, trên thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệt là ở các nước kém phát triển, vì các lý do:

 Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn các nhà kinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung gian tìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn

 Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nên nhà XK có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trình vận tải

Trang 17

2.3 Hợp tác XK:

XK trực tiếp và XK gián tiếp đều có những hạn chế và lợi thế nhất định, và một công ty nếu có những hạn chế về lĩnh vực XK thì hợp tác XK là một trong những lựa chọn phù hợp Liên kết XK có thể thành lập theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào điều khoản giá của hợp đồng và những lợi thế

2.4 Giao dịch ủy thác:

“Đây là hình thức doanh nghiệp XK dịch vụ thương mại thông qua XK hàng hóa cho một doanh nghiệp khác và được hưởng phí trên việc XK đó” trích GS.TS Võ Thanh Thu, Ngô Thị Hải Xuân (2010) Kinh Tế Và Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Thương Mại, NXB Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, Trang 139+140

XK uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng để XK cho một đơn vị (bên uỷ thác)

Trong hình thức XK uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò là người trung gian XK làm thay cho đơn vị sản xuất Ưu điểm của hình thức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra XK không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để mua hàng, phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục

Trang 18

Hàng hóa XK là chuyển hóa giá trị của hàng hóa trong nước và quốc tế Thực hiện chức năng này là bổ sung các yếu tố đầu vào cho sản xuất một khi chúng khan hiếm, đồng thời tạo đầu ra ổn định cho sản xuất XK đóng góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nề kinh tế

Ta có thể nhận thấy rằng, XK để đảm bảo kim ngạch XK phục vụ cho quá trình Công Nghiệp Hóa Hiện Đại Hóa đất nước và cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật 3.2 XK là lĩnh vực mũi nhọn cho ngành kinh tế mở:

Chức năng của hoạt động XK là gắn kết thị trường trong nước với thị trường quốc tế, nhằm nâng cao trình độ phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động

Bên cạnh đó,XK còn đảm bảo tình hình tài chính của quốc gia, đảm bảo cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh toán và giảm tình trạng nhập siêu

3.3 XK là một bộ phận cấu thành của nền thương mại toàn cầu:

Chức năng của hoạt động XK là thông qua thương mại quốc tế để phát huy cao lợi thế so sánh của đất nước và lợi thế trong phân công lao động quốc tế nhờ tập trung các nguồn lực trong nước để tăng khả năng cạnh tranh để nâng cao vị thí của hàng hóa và hiệu quả sản xuất

Ngoài ra, gia tăng thị phần hàng hóa của một quốc gia trên thị trường quốc tế , để quốc gia đó có thể tham gia tác động vào giá cả theo hướng có lợi

(Võ Thanh Thu (2010) Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế , NXB Lao Động - Xã Hội,

Trang 386 , 387,388, 389.)

Trang 19

4 Vai trò của hoạt động XK đối với nền kinh tế quốc dân

4.1 XK tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước Trong kinh doanh quốc tế, XK không phải là chỉ để thu ngoại tệ về, mà là với mục đích đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu (XK > nhập khẩu), tích luỹ ngoại tệ (thực chất là đảm bảo chắc chắn hơn nhu cầu nhập khẩu trong tương lai) Bên cạnh đó, nhà nước ta đang từng bước phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đảng và nhà nước ta đang xây dựng một đất nước theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Trong khi đó, nước ta phải nhập khẩu các loại máy móc thiết bị hiện đại, vậy nguồn ngoại tệ ở đâu? Trên thực tế, chúng ta có các nguồn ngoại tệ từ:

 XK hàng hóa, dịch vụ,…

 Viện trợ, đi vay, đầu tư…

 Các nguồn thu ngoại tệ: ngân hàng, dịch vụ…

Có thể thấy rằng trong các nguồn thu trên thì XK hàng hóa, dịch vụ là nguồn thu lớn ( tổng kinh ngạch XK năm 2012: 114,57 tỷ USD5 theo cục hải quan việt nam),

có thể hoàn lại các vốn cay nước ngoài Tóm lại, XK quyết định quy mô và tốc độ phát triển của nhập khẩu

5Sơ bộ tình hình XK, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ ngày 16/12/2012 đến ngày 31/12/2012, Hải Quan Việt Nam, truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2013, tại địa chỉ:

http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails.aspx?ID=19212&Category=Th%E1%BB% 91ng%20k%C3%AA%20H%E1%BA%A3i%20quan

Trang 20

4.2.XK đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Theo như chúng ta đã biết, XK có 2 xu hướng: XK đa dạng, XK mũi nhọn

XK đa dạng có nghĩa là: có mặt hàng nào XK được thì XK nhằm thu được nhiều ngoại tệ nhất, nhưng với mỗi mặt hàng thì lại nhỏ bé về quy mô, chất lượng thấp (vì không được tập trung đầu tư) nên không hiệu quả

XK mũi nhọn tuân theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo tức là tập trung vào sản xuất và XK những mặt hàng mà mình lợ thế nhất Khi đó, nước ta có khả năng chiếm lĩnh thị trường, trở thành "độc quyền" mặt hàng đó và thu lợi nhuận siêu ngạch

XK mũi nhọn có tác dụng như đầu của một con tàu, tuy nhỏ bé nhưng nó có động cơ,

do đó nó có thể kéo cả đoàn tàu tiến lên Hiện nay, đây là hướng XK chủ yếu của nước

ta, có kết hợp với XK đa dạng để tăng thu ngoại tệ

XK mũi nhọn đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển, do:

 Trên thị trường thế giới yêu cầu về hàng hoá dịch vụ ở mức chất lượng cao, cạnh tranh gay gắt Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiếng công nghệ, giảm chi phí để tồn tại và phát triển

 Rõ ràng, tỷ trọng ngành hàng mũi nhọn là tăng lên và tăng mạnh còn trong nội bộ ngành đó thì những khâu, những loại sản phẩm ưa chuộng trên thị trường thế giới cũng sẽ phát triển hơn Tức là XK hàng mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu ngành và cả cơ cấu trong nội bộ một ngành theo hướng khai thác tối ưu lợi thế so sánh của đất nước

 Khi mặt hàng XK mũi nhọn đem lại hiệu quả cao thì các doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư để phát triển ngành hàng đó, dẫn đến phát triển các ngành

Trang 21

hàng có liên quan tạo một sự dây chuyền Ví dụ: Ngành XK thăng long tăng mạnh thì ngành điện, các ngành dịch vụ giao nhận vận tải cũng phát triển Thực tế, ta thấy khi giao thương phát triển, các dịch vụ cảng biển, logistic ra đời và có tốc độ phát triển khá cao

4.3.XK có tác động tích cực đến giải pháp công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân:

Trước hơn hết, đó là nhu cầu lực lượng sản xuất để phát triển ngành XK, còn để

XK có hiệu quả thì phải tận dụng lợi thế lao động nhiều, giá rẻ của nước ta Ngoài ra,

XK còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu các tiêu dùng thiết yếu đáp ứng các nhu cầu ngày một đa dạng của người tiêu dùng

4.4 XK là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại của nước ta:

Hoạt động XK đem lại ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, là một trong bốn điều kiện đánh giá nền kinh tế của một nước: GDP, lạm pháp, thất nghiệp và cán cân thanh toán Bên cạnh đó, XK sẽ tạo ra nguồn ngoại tệ luôn đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác, tăng được uy tín Qua hoạt động xuẩt khẩu thì hàng hóa Việt Nam được bán trên thị trường quốc tế, chứ một quốc gia không thể chỉ giao thương nội địa hay chỉ trong khu vưc, XK giúp khuyếch trương được tiếng vang và sự hiểu biết đối với các nước trên thế giới

Hoạt động XK làm cho các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, làm tiền đề thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ du lịch, ngân hàng, đầu tư, hợp tác, liên doanh

(Võ Thanh Thu (2010) Quan Hệ Kinh Tế Quốc Tế , NXB Lao Động - Xã Hội, Trang

386 , 387,388, 389.)

Trang 22

5 Kết luận:

Qua việc tìm hiểu các kiến thức chung nhất về XK, đã giúp sinh viên thêm phần hiểu rõ các đặc trưng của XK, cũng như là xây dựng hướng đi cho sinh viên hoàn thành tốt bài luận cũng như tạo điều kiện cho sinh viên được trao dồi thêm những kiến thức chuyên ngành, tạo sự tìm tòi ham học hỏi nơi sinh viên Đặt sinh viên vào tình huống chủ động trong việc tìm kiếm tài liệu, cũng cố kiến thức, lập luận chặt chẽ cũng như là áp dụng các định nghĩa, học thuyết, làm cơ sở lí luận chung Thông qua chương

1, sinh viên đã phần nào khái quát lên hướng đi của sinh viên Sinh viên đã biết vận dụng những lí luận chung nhất về XK các mặt hàng nói chung và chè nói riêng Sinh viên đã tìm hiểu được vai trò và chức năng của XK nhằm hiểu rõ được những kiến thức trên trường học

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XK CỦA CHÈ VIỆT NAM VÀO THỊ

TRƯỜNG PAKISTAN

1 Tổng quan về ngành chè của việt nam:

1.1 Đặc điềm của ngành chè:

Hiện trên thế giới có hơn 40 quốc gia trồng chè Trong đó có Việt Nam đứng thứ 5

về XK và sản lượng, cây chè xuất hiện ở Việt Nam ước tính đã ngàn năm và vẫn lưu giữ những quần thể chè cổ hàng mấy trăm năm Cây chè Việt Nam được trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi, trung du phía bắc Ở phía nam, cây chè chủ yếu được di thực lên Tây Nguyên từ thời Pháp thuộc và chủ yếu trên cao nguyên Lâm Đồng Thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu nhập của người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái đầu tư

Thực tế, Theo Hiệp Hội Chè Việt Nam: hiện nay, năng suất bình quân chè đạt trên

77 tạ/ha; sản lượng chè đạt gần 824.000 tấn búp tươi,cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương, song hiện tại cây chè Việt chưa khẳng định đúng vị thế so với cây chè các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như: Kenya, Srilanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan…

Trồng chè cũng chính là “ phủ xanh đồi trọc”, cải thiện môi trường sinh thái Bên cạnh đó, chè là một sản phẩm có giá trị XK cao và tiềm năng XK là rất lớn Theo TCTK Việt Nam 9 tháng của năm 2013 XK chè của Việt Nam đạt 102245 tấn, trị giá 163473.71 ngàn USD6 Như vậy, một giống cây vừa tốt cho môi trường sinh thái vừa

Trang 24

có hiệu quả kinh tế khá cao, nhƣng trong một vài gần đây thì ngành chè Việt Nam có một số biến động

Diện tích cho sản phẩm một số cây lâu năm, Tổng Cục Thống Kê, truy cập ngày 29 tháng 11 năm

2013, tại địa chỉ web http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=390&idmid=3&ItemID=13909

Trang 25

Qua hình ta có thể thấy tỉnh Lâm Đồng chiếm giữ vị trí đứng đầu về diện tích trồng chè của Việt Nam với tổng diện tích 23.877 ha, kế đến là Hà Giang 18.944,8 ha Thái Nguyên đứng thứ 3 với tổng diện tích là 17660 ha Thông qua những con số ta có thể thấy rằng diện tích trồng chè nước ta khá lớn, hứa hẹn sẽ cho ra sản lượng cao, đủ để cung ứng ra thị trường thế giới, và có số lượng chè luôn ổn định, song dù diện tích và sản lượng cao thì ngành chè cũng gặp một vài khó khăn trong các khâu thu hái, bảo quản và chế biến

Từ 2010 đến năm 2012, bình quân mỗi năm diện tích trồng chè trên địa bàn cả nước sụt giảm hơn 1500ha (2012:119,1 ngàn ha, 2011:127,8 ngàn ha) Lí do chính là thiếu nước tưới, người dân chuyển sang các loại cây keo hay cây lâm nghiệp giá chè tuy có tăng nhưng người dân cũng không có lãi do phân bón và giá điện nước khá tăng cao Đồng thời bên cạnh đó, các thanh niên đi làm cho các ngành công nghiệp, chỉ còn người già ở nhà

Sơ bộ năm 2013, theo Hiệp hội Chè Việt Nam, hiện diện tích chè cả nước khoảng

130000 ha chè Lâm Đồng vẫn đứng đầu cả nước với diện tích là 23.177 ha, Thái Nguyên đứng thứ 2 với diện tích 19.000 ha chè Ta thấy hiện tại, diện tích chè đã có phần khởi sắc hơn

Trang 26

Năm 2010, Tổng sản lượng năm 2010 là 834600 tấn9( búp tươi), sản lượng thu hoạch vẫn đạt 888.600 tấn theo Thông báo của Tổng Công Ty Chè Việt Nam Theo Hiệp hội Chè Việt Nam (Vitas), năm 2010, cả nước XK 132.000 tấn chè, thu về gần

194 triệu USD Ta có thể thấy nguồn cung về sản lượng của nước ta là khá lớn, đáp ứng được nhu cầu trong nước và các khu vực Hiện chè Việt Nam XK đi 105 quốc gia

và vùng lãnh thổ, đứng thứ 5 thế giới về sản lượng Tuy nhiên, hầu hết chè nước ta XK thô để đấu trộn, chưa đạt các yêu cầu khắt khe của châu Âu

Tuy nhiên sản lượng XK các năm tăng giảm không đồng đều, ta có thể thấy:

Bảng2.1: Sản lượng XK chè qua giai đoạn 2010 -2012

Trang 27

diện tích đang giảm sút đó như là hệ lụy tất yếu, sản lượng chè liên tục giảm sút, nguyên nhân giảm sút của diện tích là những hệ quả đã nêu phía trên

Riêng sơ bộ năm 2013, giảm sút khoảng 20% so với năm trước Nguyên liệu cũng như sản phẩm chè XK của Việt Nam liên tục đi xuống (thậm chí giảm sút mạnh) trong khi nhu cầu tiêu dùng chè của thế giới không ngừng tăng lên

1.3 Các loại chè của Việt Nam

Hiện nay Việt Nam có rất nhiều chè đa dạng về chủng loại, phong phú về chất lượng Mỗi loại chè có một hương vị đặc trưng riêng gắn liền với khẩu vị của mỗi người dân Việt Nam

Các loại chè được uống trong dân gian Việt Nam

Chè tươi: nguyên liệu gồm lá chè non và già, to nhỏ, xanh tươi, không qua chế

biến

Chè nụ: (nụ hoa chè): nụ còn non (nụ hạt tiêu), hái về phơi trong bóng râm, cho

đến khô màu xanh, nếu phơi nắng thì chóng khô, nhưng nụ màu đỏ, chất lượng kém Cafein thấp: 2,00%, ít kích thích, được phụ nữ và người già ưa dùng

Chè Bạng: gồm lá chè già là chủ yếu, giã nát, hay làm băm nhỏ thành mẩu dài như

nhau, 2 mm-1cm, màu xanh đen và hơi đỏ Lá chè không chế biến, hình như chỉ sấy đơn giản bằng phơi hong, không có lông tuyết Chè Bạng có tỷ lệ lớn nhất về chất béo: 7.14%, Tanin: 5.25%, tro tổng số: 4.30%, tro hoà tan: 1.40%, Cafein 2.00%, chất hoà tan: 19,10%, đạm: 1,25%, chất béo 7,14%

Chè mạn Hà Giang ( chè bánh, chè chi ): chè truyền thống vùng chè cổ miền núi

phía Bắc Việt nam, nguyên liệu non, một tôm 2,3 lá non,, giống chè Tuyết (Shan), cuống dài, chế biến đơn giản, thủ công

Trang 28

Chè ô long: Trước đây được sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc (Phúc Kiến Quảng

Đông) và Đài Loan; còn gọi là thanh trà

Từ khi người Pháp chiếm đóng Đông Dương làm thuộc địa, ở Việt Nam đã xuất hiện thêm hai loại chè đen, chè xanh mới, với khối lượng lớn chuyên sản xuất và XK sang Tây Âu và Bắc Phi

Chè đen: chiếm phần trăm lớn nhất trên thị trường buôn bán chè thế giới, theo quy

trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi→ làm héo→ vò →lên men →sấy khô→ sàng phân loại Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ

Sau khi sàng sẩy, phân loại (trong quá trình tinh chế) chia ra nhiều loại như: OP, P, BOP, BP , FBOP, PS , F, D chất lượng từ cao đến thấp theo kích thước của cánh chè

Chè xanh (xưa gọi là chè lục): Sản xuát nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài

Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi → diệt men → làm nguội → vò

→sấy khô→ sàng phân loại thành phẩm Trong thời kỳ chiến tranh thống nhất đất nước, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc chè đen và chè xanh tăng nhanh về sản lượng, chủ yếu để XK, nhất là chè đen OTD

Chè hương: dùng các hương liệu khô, như hoa ngâu khô, hoa cúc khô, hạt mùi,

tiểu hồi, đại hồi, cam thảo, quế… pha trộn với các tỷ lệ khác nhau

Chè hoa tươi: được sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Việt nam; hoa tươi gồm có: sen,

nhài, ngọc lan,sói, ngâu, bưởi quế, ngọc lan… Mỗi nhà sản xuất có bí quyết công nghẹ gia truyền riêng

Chè đen mảnh: Búp chè tươi sau khi héo được đưa vào thiết bị vò và nghiền sau

đó đưa ra máy cắt → lên men → sấy , gọi là chè đen CTC, sản xuất nhiều ở Sri Lanca,

Ấn Độ, Châu Phi

Ngày đăng: 31/07/2018, 13:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w