Nghiên cứu xây dựng phương pháp thiết kế kỹ thuật trang phục ứng dụng mô phỏng 3 chiều

158 331 1
Nghiên cứu xây dựng phương pháp thiết kế kỹ thuật trang phục ứng dụng mô phỏng 3 chiều

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2030, dệt may vẫn là ngành trọng điểm trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của Việt Nam. Nhiều hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam tham gia là thành viên đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may phát triển, bên cạnh đó khó khăn và thách thức với doanh nghiệp vẫn còn rất lớn. Các doanh nghiệp may Việt Nam vẫn chủ yếu là làm gia công (CM) cho nước ngoài là chính, một số doanh nghiệp lớn cũng đã tiếp cận sản xuất FOB, ODM… tuy nhiên mới chỉ dừng lại chủ yếu là FOB chỉ định và đang gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai sản xuất theo phướng thức ODM. Nguyên nhân chủ yếu là khả năng thiết kế, phát triển mẫu (development sample) và dự báo xu hướng chưa tốt. Trong xu hướng toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tiếp tục có tác động mạnh mẽ đến sản xuất và kinh doanh lĩnh vực dệt may trên thế giới và tại Việt Nam. Việc nghiên cứu, đổi mới công nghệ sản xuất, phương pháp thiết kế để tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may mặc đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho ngành cần giải quyết. Công nghệ thiết kế đang sử dụng hiện nay tại các doanh nghiệp may Việt Nam chủ yếu dựa trên thiết kế 2 chiều, phương pháp thiết kế quần áo 2 chiều (2D) đã bộc lộ nhiều nhược điểm như: độ chính xác không cao do chỉ dựa vào dữ liệu kích thước bề mặt mà không tính đến bề mặt cong trong không gian của cơ thể người. Hệ công thức thiết kế được xây dựng trên cơ sở tính khoảng cách từ điểm đến điểm trên mặt phẳng (2D) không đủ để thiết kế 3D,….từ đó dẫn đến sản phẩm thiết kế chưa đảm bảo về hình dạng, độ vừa vặn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Công nghệ mô phỏng ảo 3 chiều đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: công nghiệp, quốc phòng, phục vụ đời sống con người….Nhiều nghiên cứu liên quan đến công nghệ mô phỏng ảo 3 chiều (3D) đã được các nhà khoa học công bố. Trong xu thế phát triển chung, việc áp dụng công nghệ 3D vào thiết kế, chế tạo sản phẩm dệt may là một xu hướng tất yếu. Những năm gần đây đã có một số nghiên cứu ứng dụng mô phỏng 3 chiều trong việc tái tạo hình ảnh cơ thể người, nghiên cứu chỉnh sửa mẫu cho phù hợp dựa trên nguyên lý phủ vải lên người mẫu trong không gian ba chiều để xem xét sự phù hợp của quần áo đối với người mặc. Một số nghiên cứu khác tiến hành mô phỏng 3chiều các lớp vải, sản phẩm may thông qua các mô hình biến dạng cơ học...mà không cần phải may sản phẩm thực tế trên vải. Các nghiên cứu về sự phù hợp của quần áo với các hình dạng cơ thể người khác nhau cũng đã được đặt ra, nghiên cứu sự phù hợp được thực hiện bằng cách tạo các thay đổi trên hình trải bề mặt cơ thể người (dạng lưới) với các dạng người khác nhau. Vấn đề đặt ra là làm thế nào có được phương pháp thiết kế phù hợp, tạo ra những mẫu mã quần áo đẹp, phù hợp với người mặc, thiết kế nhanh gọn, chính xác có thể triển khai sản xuất hàng loạt trong công nghiệp và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Trên thế giới, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ mô phỏng ảo trong không gian 3 chiều để có thể điều chỉnh mẫu trên ma-nơ-canh ảo một cách chính xác, phù hợp trước khi đưa ra sản xuất hàng loạt, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vấn đề này lại ít được các nhà khoa học trong nước quan tâm nghiên cứu, có một vài công ty trong nước đã sử dụng các phần mềm chuyên ngành do nước ngoài phát triển, nhưng mới chỉ dừng lại ở phương pháp thiết kế phẳng 2 chiều, sau đó khoác mẫu lên ma-nơ-canh và tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp sau đó lại chuyển về 2D để tiếp tục hoàn thiện thiết kế. Có thể thấy, xu hướng áp dụng công nghệ mô phỏng 3 chiều vào thiết kế sản phẩm là xu hướng tất yếu. Việc nghiên cứu phương pháp thiết kế sản phẩm ứng dụng mô phỏng 3 chiều là đề tài rất cần được quan tâm chú ý trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu phương pháp thiết kế một cách hoàn thiện có hệ thống để có thể áp dụng vào sản xuất công nghiệp. Chính vì lý do đó luận án lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng phương pháp thiết kế kỹ thuật trang phục ứng dụng mô phỏng 3 chiều” Phương pháp thiết kế sản phẩm may 3 chiều khi được nghiên cứu thành công sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật sản xuất sản phẩm may hiện đại, đồng thời khi được ứng dụng vào thực tế sản xuất sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian thiết kế, tăng khả năng tương tác với khách hàng,… từ đó làm tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp may * Mục tiêu luận án 1. Xây dựng phương pháp thiết kế kỹ thuật trang phục ứng dụng mô phỏng 3 chiều trong sản xuất may công nghiệp. 2. Ứng dụng phương pháp thiết kế mới để thiết kế mẫu kỹ thuật một sản phẩm may.

... sử dụng phương pháp thiết kế kỹ thuật trang phục là: - Thiết kế chiều (2D) gồm có: + Phương pháp thiết kế theo cơng thức tính tốn + Phương pháp thiết kế theo ngân hàng mẫu - Thiết kế chiều (3D)... có: + Thiết kế trực tiếp ma nơ canh + Phương pháp Thiết kế ứng dụng mô chiều 1.1.1 Phương pháp thiết kế chiều 1.1.1.1 Phương pháp thiết kế theo công thức tính tốn Đây phương pháp thiết kế sử dụng. .. trình thiết kế chiều 131 3. 4 Ứng dụng phương pháp thiết kế để thiết kế mẫu sản phẩm áo liền váy 132 3. 4.1 Nhập liệu 132 3. 4.2 Tạo lưới bề mặt thể 133 3. 4 .3 Xây dựng

Ngày đăng: 27/07/2018, 14:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan