Luận văn tốt nghiệp Điều tra thành phần giống, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất các giống vải trồng tại vùng vải Lục Ngạn

54 132 0
Luận văn tốt nghiệp Điều tra thành phần giống, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất các giống vải trồng tại vùng vải Lục Ngạn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việt Nam, là quốc gia có tới 80% dân số sống ở nông thôn và làm việc gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Điều đó không những nói nên nông nghiệp là nghành có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của xã hội mà nó còn đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Nghề trồng cây ăn quả là một bộ phận của sản xuất nông nghiệp có giá trị hết sức lớn lao đối với con người không những phong phú về sản phẩm quả, đa dạng về dinh dưỡng mà còn có tác dụng tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất. Trong các loại cây ăn quả thì cây vải là cây ăn quả đặc sản quý, được trồng từ rất nâu đời có giá trị và hiệu quả kinh tế cao. Ở nước ta tính đến 2004 diện tích trồng vải của cả nước đạt 102.300ha, sản lượng đạt 305.000tấn (Chiếm 13,69% diện tích và 16,62% về sản lượng cây ăn quả của cả nước), do cây vải là cây dễ nhân giống, dễ trồng, không kén đất nên diên tích trồng vải không ngừng được mở rộng và tập trung chủ yếu các tỉnh phía Bắc như ở Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Lục Ngạn (Bắc Giang), Đông Chiều (Quảng Ninh). Lục Ngạn là huyện miền núi ở phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang từ những năm 60 của thế kỷ XX cây vải từ Thanh Hà đã theo chân nhưng cư dân đi xây dựng vùng kinh tế mới đến Lục Ng ạn. Từ đó cây vải nhanh chóng phát triển thành vùng vải rộng với diện tích lớn trên 20.000 ha, theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện Lục Ngạn đã xác định cây vải là cây chủ lực của địa phương là cây xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên hiện nay ở vùng vải Lục Ngạn ngoài giá trị kinh tế đích thực mà quả vải đem lại, thì một vài năm gần đây cho thấy những vấn đề khó khăn về cơ cấu giống gặp phải là các vùng trồng vải được trồng chủ yếu là giống vải Thiều Thanh Hà (chiếm 95%). Với vải Thiều Thanh Hà thời gian chín tập chung vào tháng 6 vì vậy thời gian thu hoạch quả dồn dập, sản lương lớn chưa có phương pháp bảo quản hợp lý, thị trường tiêu thụ không ổn định dẫn đến giá bán rẻ, ảnh hưởng đến hiệu qủa kinh tế của người trồng vải.. Để đánh giá khách quan về hiện trạng sản xuất cây ăn quả nói chung, cây vải nói riêng ở Lục Ngạn cũng như những yếu tố hạn chế về sản xuất, thâm canh cây vải, trên cơ sở lý luận thực tiễn, được sự phân công của khoa Nông Học Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội, trong phạm vi đề tài khoa học tốt nghiệp chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra thành phần giống, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất các giống vải trồng tại vùng vải Lục Ngạn”

... Học Nông Nghiệp I - Hà Nội, phạm vi đề tài khoa học tốt nghiệp tiến hành đề tài: Điều tra thành phần giống, khả sinh trưởng, phát triển, suất, phẩm chất giống vải trồng vùng vải Lục Ngạn 1.2... huyện Lục Ngạn - Điều tra tình hình kinh tế - xã hội huyện Lục Ngạn - Điều tra cấu, thành phần giống trạng trồng trọt vườn hộ - Khảo sát đánh giá khả sinh trưởng, phát triển, suất, chất lượng giống. .. vải chủ yếu sấy khơ xuất sang Trung Quốc 4.3 Tình hình sinh trưởng, phát triển, suất số giống vải 4.3.1 Sinh trưởng, phát triển số giống vải Để có đánh giá tổng quan sinh trưởng, phát triển giống

Ngày đăng: 22/07/2018, 22:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan