Tính đóng góp mới của đề tài: Ứng dụng các tính ưu việt của công nghệ sấy bơm nhiệt cho sấy trái khổ qua là giữ lại trạng thái, màu mùi, chất dinh dưỡng trong khổ qua mất đi không đán
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY KHỔ QUA THEO
NGUYÊN LÝ SẤY BƠM NHIỆT
Họ và tên sinh viên: PHẠM CÔNG ĐỊNH
NGUYỄN ĐỨC BÌNH Ngành: CƠ KHÍ CHẾ BIẾN VÀ BQ NSTP Niên khóa: 2009 – 2013
Thành Phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2013
Trang 2i
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY SẤY KHỔ QUA THEO NGUYÊN LÝ
SẤY BƠM NHIỆT
Tác giả:
PHẠM CÔNG ĐỊNH NGUYỄN ĐỨC BÌNH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành Cơ khí chế biến
bảo quản nông sản thực phẩm
Giáo viên hướng dẫn:
TS LÊ ANH ĐỨC
Tp.Hồ Chí Minh Tháng 6/2013
Trang 3ii
LỜI CẢM TẠ
Chúng em xin chân thành cảm ơn:
‐ Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em trong suốt quá trình theo học tại trường
‐ Ban chủ nhiệm và quý Thầy, Cô khoa Cơ khí- Công nghệ trường Đại Học Nông Lâm
Tp Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt đề tài Tốt nghiệp
‐ Xin chân thành biết ơn thầy TS Lê Anh Đức đã tận tình hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành đề tài này
‐ Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, thầy Nguyễn Văn Lành cùng các anh Bùi Minh Tựu, anh Nguyễn Thành Trung, anh Nguyễn Hữu Hòa, anh Nguyễn Thanh Phong ở trung tâm Công nghệ và Thiết bị Nhiệt lạnh trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành tốt đề tài
‐ Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập
Xin chân thành cảm ơn! Phạm Công Định Nguyễn Đức Bình
Trang 4iii
TÓM TẮT
Tên đề tài: Tính toán, thiết kế máy sấy khổ qua theo nguyên lý sấy bơm nhiệt
- Đã được tiến hành tại Trung Tâm Công Nghệ và Thiết Bị Nhiệt Lạnh trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 3/2013 đến tháng 6/2013
Nội dung thực hiện:
- Nghiên cứu tổng quan về khổ qua
- Tìm hiểu về các phương pháp sấy khổ qua hiện đang sử dụng
- Tiến hành sấy khảo nghiệm, đánh giá, nhận xét, lựa chọn phương pháp sấy phù hợp
- Tính toán, thiết kế máy sấy trái khổ qua thái lát theo nguyên lý sấy bơm nhiệt năng suất 200kg/mẻ
Nguyễn Đức Bình
Trang 5iv
MỤC LỤC
Trang
Trang tựa i
LỜI CẢM TẠ ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG x
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
Chương 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Tổng quan về cây khổ qua 3
2.1.1 Mô tả về cây khổ qua 3
2.1.2 Thành phần hóa học, tính chất vật lý của khổ qua: 9
2.1.3 Quy trình chế biến khổ qua sấy 10
2.1.4.Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khổ qua sấy: 10
2.1.5 Tình hình chế biến và tiêu thụ khổ qua sấy tại Việt Nam: 11
2.2 Các kết quả nghiên cứu về sấy khổ qua tại Việt Nam 12
2.2.1 Phương pháp phơi nắng tự nhiên 12
2.2.2 Phương pháp sấy bằng lò sấy thủ công 12
2.3 Xác định phương pháp sấy phù hợp 15
2.3.1 Phương pháp sấy nóng 15
2.3.2 Phương pháp sấy chân không 16
2.3.3 Sấy bằng hệ thống sấy thăng hoa 16
2.3.4 Sấy bằng hệ thống sấy bơm nhiệt 17
2.3.5 Đánh giá chung và xác định phương pháp sấy cho khổ qua 17
2.4.Tính phù hợp nguyên lý sấy bơm nhiệt 21
2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bơm nhiệt 21
2.4.2 Nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt 21
Trang 6v
2.4.3: Hệ thống sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt 23
2.4.4 Đặc điểm cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống bơm nhiệt 23
2.4.4.1 Máy nén 23
2.4.4.2 Thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi 24
2.4.4.3 Van tiết lưu 26
2.4.4.4 Môi chất sử dụng trong bơm nhiệt 27
2.5 Khả năng ứng dụng của bơm nhiệt trong công nghệ chế biến thực phẩm 27
2.6 Đánh giá chung về công nghệ sấy bơm nhiệt: 29
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 30
3.1 Phương pháp nghiên cứu: 30
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 30
3.1.2 Phương pháp thí nghiệm: 30
3.1.3 Phương pháp khảo nghiệm 30
3.1.4 Phương pháp tính toán,thiết kế: 31
3.2 Phương tiện 31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Kết quả khảo nghiệm: 35
4.1.1 Mục đích khảo nghiệm: 35
4.1.2 Nội dung tiến hành khảo nghiệm: 35
4.1.2.1 Đo đạc lấy số liệu ban đầu: 35
4.1.2.2 Quy trình tiến hành lấy mẫu: 36
4.1.3 Kết quả khảo nghiệm: 36
4.1.3.1.Kết quả phương pháp phơi nắng: 36
4.1.3.2 Kết quả phương pháp sấy nóng: 38
4.1.3.3 Kết quả phương pháp sấy lạnh: 39
4.1.3.4 So sánh 3 phương pháp: 40
4.2 Tính toán, thiết kế: 43
4.2.1 Các số liệu thiết kế ban đầu: 43
4.2.2 Lựa chọn mô hình máy thiết kế: 43
4.2.3 Kết quả tính toán thiết kế: 46
4.2.3.1 Tính toán kích thước buồng sấy: 46
Trang 7vi
4.2.3.2 Các quá trình sấy trên giản đồ t – d 48
4.2.3.3 Tính toán lượng nhiệt cần thiết cho quá trình sấy: 50
4.2.3.4 Tính chu trình lạnh và máy nén lạnh: 54
4.2.3.5 Tính toán trở lực hệ thống và chọn quạt: 60
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 65
5.1 Kết luận 65
5.2 Đề nghị 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 9viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cây khổ qua 3
Hình 2.2: Khổ qua Var Charantia L và Var abbreviata Ser 4
Hình 2.3: Hoa đực và hoa cái khổ qua 5
Hình 2.4: Trái khổ qua xanh và chín 6
Hình 2.5: Sản phẩm khổ qua sấy 11
Hình 2.6: Trà khổ qua 11
Hình 2.7: Trà khổ qua túi lọc làm từ khổ qua sấy 11
Hình 2.8: Trà khổ qua túi lọc làm từ khổ qua sấy 12
Hình 2.9: Phòng sấy nóng thủ công có các ống dẫn nhiệt vào ứng dụng sấy khổ qua 13 Hình 2.10:Quạt thổi gió vào có lắp điện trở từ phía trên buồng sấy 13
Hình 2.11: Khổ qua xếp lên khay trước khi sấy 14
Hình 2.12: Sản phẩm khổ qua sấy nóng 14
Hình 2.13: Nguyên lý làm việc của bơm nhiệt 22
Hình 2.14: Chu trình bơm nhiệt 22
Hình 2.15: Các thành phần cơ bản của một bơm nhiệt 23
Hình 2.16 : Máy nén khí kiểu pít tông 24
Hình 2.17: Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ) 25
Hình 2.18 : Một số loại van tiết lưu điều chỉnh bằng tay 26
Hình 2.19:Van tiết lưu cảm ứng nhiệt 26
Hình 2.20: Mô hình máy sấy bơm nhiệt sấy ớt 27
Hình 2.21:Mô hình máy sấy gỗ sử dụng bơm nhiệt 27
Hình 2.22: Mô hình máy sấy bơm nhiệt kiểu thùng quay để sấy cà rốt 28
Hình 2.23: Máy sấy bơm nhiệt kiểu băng tải để sấy cá khô sản xuất tại Nhật Bản 28
Hình 3.1: Nhiệt kế đo nhiệt độ 31
Hình 3.2: Máy đo vận tốc tác nhân sấy 32
Hình 3.3:Đồng hồ đo nhiệt độ TH-05 32
Hình 3.4:Cân đồng hồ để xác định khối lượng 33
Hình 3.5: Cân điện tử để đo khối lượng 33
Trang 10ix
Hình 3.6: Tủ sấy 34
Hình 4.1: Thí nghiệm xác định khối lượng trên 1 m2 diện tích khổ qua 36
Hình 4.2: Bố trí thí nghiệm phơi nắng 37
Hình 4.3: Bố trí thí nghiệm sấy nóng 38
Hình 4.4:Mô hình máy sấy lạnh sấy khảo nghiệm 39
Hình 4.5: Bố trí thí nghiệm sấy bơm nhiệt 39
Hình 4.6: Khổ qua sấy nóng 41
Hình 4.7: Khổ qua sấy lạnh 41
Hình 4.8 : Mô hình máy thiết kế 44
Hình 4.9: Xe gòong 47
Hình 4.10: Buồng sấy 48
Hình 4.11: Sơ đồ chu trình lạnh khô của R22 54
Trang 11x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g khổ qua 7
Bảng 2.2 So sánh giữa các phương pháp sấy 18
Bảng 2.3: So sánh chất lượng thực phẩm sấy bằng công nghệ mới với phương pháp truyền thống 19
Bảng 4.1: Kết quả phơi nắng 37
Bảng 4.2: Kết quả phương pháp sấy nóng 38
Bảng 4.3: Kết quả phương pháp sấy lạnh 40
Bảng 4.4: thông số của quá trình sấy lý thuyết trên giản đồ t – d 49
Trang 12
xi
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: So sánh tốc độ giảm ẩm của khổ qua sấy (%) qua 3 phương pháp 40
Biểu đồ 4.2: So sánh ẩm độ tác nhân sấy (%) của 3 phương pháp 42
Biểu đồ 4.3: So sánh nhiệt độ tác nhân sấy (oC) của 3 phương pháp 42
Biểu đồ 4.4: Thông số các điểm nút của quá trình sấy lý thuyết trên giản đồ t – d 48
Trang 13sử dụng làm thành phần dược liệu Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong khổ qua giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư Nước cốt trái khổ qua chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào
Lâu nay người ta vẫn thường sử dụng trái khổ qua tươi Bên cạnh đó khổ qua sấy khô có nhiều ứng dụng, được bảo quản lâu hơn khổ qua tươi Khổ qua sấy có thể
sử dụng trực tiếp để làm thuốc Đông y hay làm trà khổ qua uống rất ngon miệng, có tác dụng thanh nhiệt giải độc giúp giảm cân, ngăn ngừa ung thư
Tuy nhiên hiện nay các máy sấy khổ qua chưa được nhiều và thông dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội vì khâu chế biến còn rất thô sơ Để đáp ứng được yêu cầu
về sản lượng cũng như yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao thì vấn đề nghiên cứu lựa chọn công nghệ sấy thích hợp cho khổ qua phù hợp với điều kiện ứng dụng tại Việt Nam là thật sự cần thiết
Từ những nguyên nhân trên, với mong muốn nâng cao chất lượng sản phẩm khổ qua sấy, việc nghiên cứu và chế tạo máy sấy cho trái khổ qua là vấn đề cấp thiết
Trang 14 Nội dung nghiên cứu:
‐ Nghiên cứu tổng quan về khổ qua
‐ Phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp sấy và đề xuất chọn phương pháp sấy phù hợp cho máy thiết kế
‐ Tiến hành sấy khảo nghiệm, tính toán kết quả
‐ Tính toán, thiết kế máy sấy trái khổ qua theo nguyên lý sấy bơm nhiệt
Mục tiêu của đề tài:
Tính toán, thiết kế máy sấy trái khổ qua dạng thái lát theo nguyên lý sấy bơm nhiệtnăng suất 200kg/mẻ
Tính đóng góp mới của đề tài:
Ứng dụng các tính ưu việt của công nghệ sấy bơm nhiệt cho sấy trái khổ qua là giữ lại trạng thái, màu mùi, chất dinh dưỡng trong khổ qua mất đi không đáng kể, làm tăng
chất lượng khổ qua sấy
Trang 153
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về cây khổ qua
2.1.1 Mô tả về cây khổ qua
Tên khoa học:Momordica charantiaLinn
Tên gọi khác: Mướp đắng, lương qua
Thuộc họ bầu bí (Cacurbitaceae)
Hình 2.1: Cây khổ qua
(http://www.google.com.vn/search?hl=vi&site=imghp&tbm=isch&source=hp&biw=1280&bih=886&q=tr)
Nguồn gốc xuất xứ, phân bố và sinh thái: Khổ qua là cây bản địa của vùng
nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào Cây khổ qua được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe Ở Việt Nam khổ qua được trồng ở khắp nơi, nhưng nhiều nhất là ở miền Nam
Phân bố: Cây khổ qua có mặt ở hầu hết các quốc gia vùng nhiệt đới như
Châu Phi, Châu Á, Nam Mỹ Ở 1 số nước châu Phi và Ấn Độ thì còn tồn tại quần thể khổ qua hoang dại với nhiều chủng loại khác nhau.Quần thể khổ qua
Trang 16o Momordica Charantia Var Charantia L : trái to với đường kính >5cm màu xanh nhạt, gai tù, it đắng
o Momordica Charantia Var abbreviata Ser : trái nhỏ đường kính dưới 5cm, màu xanh đậm, gai nhọn, vị rất đắng
Hình 2.2: Khổ qua Var Charantia L và Var abbreviata Ser
Đông Xuân Vụ Hè Thu (mưa nhiều) thường bị ruồi đục trái gây hại nặng
Sinh thái: Cây khổ qua có biên độ sinh thái rộng, nhiệt độ tốt cho cây sinh
trưởng là 20-350C Lượng mưa từ 1500-2500 mm, độ cao lên tới 1000m.Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa, ra hoa và kết trái sau từ 7-8 tuần gieo trồng Chu kỳ sinh trưởng từ 4-5 tháng
Thu hoạch: Khổ qua cho thu hoạch nhiều lần Lần đầu cho thu hoạch 40 - 45
ngày sau khi gieo, thu khoảng 20 - 30 kg/1.000m2 Trung bình cách 3 - 4 ngày thu một lần, thu tổng cộng 10 -15 lứa trong 40 - 50 ngày tùy theo mùa vụ và mức độ thâm canh của người trồng Năng suất cao nhất ở các lứa thứ 4 - 6,
Trang 175
khoảng 200 - 300 kg/1.000m2 Năng suất tổng cộng cả vụ trung bình 30 - 35 tấn/ha Tỷ lệ phần thịt quả ăn được rất cao: ruột 11,6% ( trong đó hạt chiếm 5%), thịt quả 88,4%
Hình dạng, kích thước và các bộ phận: Cây khổ qua (hay còn gọi là mướp
đắng), có dạng dây leo bằng tua cuốn Thân có cạnh Lá mọc so le, dài 5-10cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng Mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, Gân lá có lông ngắn Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài Cánh hoa màu vàng nhạt Quả hình thoi, dài 8-15cm, mặt ngoài có nhiều u lồi Quả chưa chín có màu vàng xanh, khi chín màu vàng hồng
Lá khổ qua: là loại lá đơn, bề mặt nhám có lông tơ, mọc sole, dài 5 – 10mm,
rộng 4-8mm, phiến là chia thành từ 5-7 thùy hình trứng, mép lá có răng cưa đều Mặt dưới của lá có màu xanh nhạt hơn mặt trên,gân lá nổi rõ ở mặt dưới, phiến lá có lông ngắn
Hoa: Hoa khổ qua mọc đơn ở kẽ lá, hoa đực và hoa cái có chung gốc, cuống
hoa dài, cánh hoa màu vàng nhạt,đường kính cánh hoa khoảng 2cm Hoa đực có ống đài ngắn, tràng hoa có 5 cánh hình bầu dục, nhị hoa rời nhau Hoa cái có đài và tràng hoa giống hoa đực
Hình 2.3: Hoa đực và hoa cái khổ qua
Trang 18hân tích
ua được dùn
ó thề dùng đcông dụng
ng, chữa hoứng minh, g
ăn uống, ti
hất dinh dư
ều chất dinhquả chuối
6
n, dài từ 8-1ông đồng đ
i chín bị técphong phú v
bị mất một
ái khổ qua xdài từ 13-15quanh hạt c
xanh và chín5mm, rộng
có màu đỏ n
ng của sản màu sắc, mù
iến một số mmột loại rau
o, giải nhiệt
a ung thư
ăng lượng vhoái nhiệt, p
ớp đắng hay
ới hàm lượnhàm lượng b
và đầu quảmặt Quả cóchia làm ba
u loại axít c
hi nấu chín b
n
7-8mm , cónhư màng gphẩm khổ
ùi và vị còn
món ăn như
u sống hoặc
t, trị rôm s,
và ổn định gphòng chống
y còn được
ng kali gấp beta-carote
qua sấy, n
n được đánh
ư canh khổ
c phơi khô usảy, chống
giấc ngủ
g ung thư, g
gọi là khổ đôi so với
giảm
qua, hàm
g cải
Trang 197
xanh Nó cũng là một nguồn cung cấp axit folic, kẽm, magiê, chất xơ và phốt
pho Nó cũng chứa rất nhiều các vitamin B2 và B1, B3 và C
‐ Theo tài liệu của Trường đại học Purdue về các loại rau quả Châu Á nhập
vào Mỹ, khổ qua có nhiều nước, protein, lipid, carbohydrat, vitamin A, B1, B2, C, khoáng chất như calcium, potassium, magnan, sắt, kẽm
‐ Theo phân tích của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thành phần dinh dưỡng trong
100 gam quả khổ qua tươi (phần vỏ quả) có các chất như sau:
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g khổ qua
Năng lượng 79 kJ (19 kcal)Carbohydrat 4.32 g
Chất xơ thực phẩm 2.0 g
Chất béo no 0.014 g Chất béo không no đơn 0.033 g Chất béo không no đa 0.078 g
Vitamin A equiv 6 μg (1%) Thiamin (Vit B1) 0.051 mg (4%)Riboflavin (Vit B2) 0.053 mg (4%)Niacin (Vit B3) 0.280 mg (2%)Vitamin B6 0.041 mg (3%)Axit folic (Vit B9) 51 μg (13%) Vitamin B12 0 μg (0%) Vitamin C 33.0 mg (55%)Vitamin E 0.14 mg (1%) Vitamin K 4.8 μg (5%)
Trang 20http://agriviet.com/home/threads/127325-Muop-dang-rung-kho-qua-rung-tribenh/page3?s=0d3b172ab975e789819ed1aea447cc4b#ixzz2TugIP7Te )
Lợi ích của các sản phẩm từ khổ qua sấy:
Giàu vitamin và chất khoáng: Mướp đắng hay còn được gọi là khổ qua, có ít calo
nhưng nhiều chất dinh dưỡng, với hàm lượng kali gấp đôi so với hàm lượng kali trong một quả chuối và hai lần hàm lượng beta-carotene của bông cải xanh Nó cũng là một nguồn cung cấp axit folic, kẽm, magiê, chất xơ và phốt pho Nó cũng chứa rất nhiều các vitamin B2 và B1, B3 và C
Hệ thống miễn dịch:Khổ qua có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch vì nó cung cấp
vitamin giàu chất dinh dưỡng
Tốt cho hệ tiêu hóa:Ngoài ra, khổ qua còn có nhiều tác dụng khác như: kích thích ăn
uống, tiêu viêm, thoái nhiệt, kích thích chức năng tiêu hóa; lợi tiểu, lưu thông máu, chống viêm, hạ sốt
Giảm cholesterol giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch:Thành phần tạo ra tính hạ
đường trong trái khổ qua gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine Cơ chế tác dụng bao gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose
Giảm lượng đường máu: Trái khổ qua cải thiện dung nạp đường ở người Nghiên
cứu ở người cho thấy khổ qua có thể dùng làm thuốc chữa bệnh tiểu đường Một bác sĩ
tự nhiên học (Naturopathy) tại Portland Oregon cho biết dùng sản phẩm bào chế tại Đức cho kết quả tốt với người bị tiểu đường.nghiên cứu cho thấy vị đắng trong trái khổ qua có thể kích thích đường ruột tiết ra chất không chế sự thèm ăn, nâng cáo tác dụng của hormone insulin (hormone trị bệnh tiểu đường), cải thiện khả năng hấp thu glucose của tế bào và cản trở gan tiết glucose
Trang 219
2.1.2 Thành phần hóa học, tính chất vật lý của khổ qua:
Glycosid: momordicin và charantin Charantin là một hỗn hợp steroid làm hạ đường Một glycosid khác gốc pyrimidin được tìm thấy Ngoài ra còn có alkaloid momordicin và dầu thực vật
Một peptid giống insulin hạ đường tên "polypeptid-P" có trong mướp đắng Trái khổ qua chứa 32% dầu với các acid béo stearic, linoleic, oleic Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine Cơ chế gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose
Mướp đắng phá hoại di thể Aspergillus nudulans và độc hại tế bào ung thư máu
Dược tính:
Thành phần tạo ra tính hạ đường trong mướp đắng gồm charantin, Polypeptid-P và Vicine Cơ chế tác dụng bao gồm gồm giảm đường huyết và cải thiện dung nạp glucose
Nghiên cứu hạ đường ở thú vật được thực hiện ở chuột và thỏ cải thiện dung nạp glucose, giữ được tính hạ đường sau khi ngưng dùng mướp đắng 15 ngày đồng thời giảm luôn cholesterol
Mướp đắng cải thiện dung nạp đường ở người Một nghiên cứu thực hiện ở 18 người tiểu đường loại II thành công 73% khi dùng nước ép mướp đắng Một báo cáo khác cho biết giảm 54% lượng đường sau bữa ăn, và giảm 17% lượng hemoglobin A1C ở 6 bệnh nhân dùng 15g dịch chiết mướp đắng Thử nghiệm dùng nước ép tươi quả mướp đắng ở 160 bệnh nhân kiểm soát được bệnh tiểu đường Mướp đắng không làm insulin tiết ra nhưng tăng sử dụng carbohydrate Phytomedicine năm 1966 mô tả tính chữa bệnh tiểu đường của mướp đắng trong ống nghiệm, trên thú vật và người, cơ chế tác dụng và thành phần hóa học của mướp đắng
Tính kháng khuẩn: Cao rể và lá có tính kháng khuẩn
Một nghiên cứu báo cáo cao mướp đắng có tính trụ tế bào 33,4% và momorcharin có tính chống u bướu và có thể ức chế tổng hợp protein Tương tự, cây ức chế sinh sản siêu vi gồm polio, herpes simplex I và HIV Một nghiên cứu mướp đắng kháng khuẩn pseudomonas nhưng không hứa hẹn trong toàn nghiên cứu Tính chống siêu vi cũng được tái xét
Trang 2210
(Nguồn:http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/data/news/2009/7/6700/muopdang.htm )
2.1.3 Quy trình chế biến khổ qua sấy
2.1.4.Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khổ qua sấy:
Chất lượng dinh dưỡng: phải đảm bảo được thành phần dinh dưỡng trong trái khổ qua
ít bị mất đi
Tiêu chuẩn về cảm quan: sản phẩm khổ qua sau khi sấy có màu xanh, đảm bảo mùi vị
đặc trưng của khổ qua
Tiêu chuẩn về thời gian bảo quản: khổ qua sấy được bảo quản lâu
Trang 2311
Hình 2.5: Sản phẩm khổ qua sấy
2.1.5 Tình hình chế biến và tiêu thụ khổ qua sấy tại Việt Nam:
Các sản phẩm trà khổ qua được sản xuất bởi các công ty tại Việt Nam bán ra thị trường hiện nay như:
- Công ty Cổ phần XNK Nhà Bè - Tp.HCM
Hình 2.6: Trà khổ qua
- Công ty TNHH MTV Nông Sản Tùng Lâm, Quận 12, Tp HCM
Hình 2.7: Trà khổ qua túi lọc làm từ khổ qua sấy
Trang 2412
- Công ty Cổ Phần chế biến trà xuất khẩu Cầu Tre – Quận Bình Tân, Tp HCM
Hình 2.8: Trà khổ qua túi lọc làm từ khổ qua sấy
2.2 Các kết quả nghiên cứu về sấy khổ qua tại Việt Nam
2.2.1 Phương pháp phơi nắng tự nhiên
Là phương pháp truyền thống sử dụng nguồn năng lượng mặt trời
Ưu điểm
- Công nghệ đơn giản, chi phí đầu tư và vận hành thấp
- Không đòi hỏi cung cấp năng lượng lớn và nhân công lành nghề
- Có thể phơi số lượng lớn với chi phí thấp
Nhược điểm
- Kiểm soát điều kiện nhiệt độ khi phơi kém
- Tốc độ phơi chậm hơn so với với sấy bằng thiết bị, do đó chất lượng sản phẩm cũng kém và dao động hơn
- Quá trình phơi phụ thuộc vào thời tiết và thời gian trong ngày Sản phẩm dễ bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn do tác nhân gió và bụi
- -Thời gian phơi đứt quãng không liên tục
Phạm vi ứng dụng
Sử dụng ở những hộ gia đình với số lượng nhỏ khi cần thiết để làm thuốc, pha trà uống hay để bảo quản khi ăn không hết
2.2.2 Phương pháp sấy bằng lò sấy thủ công
Dẫn chứng thực tế phòng sấy nóng khổ qua tại cơ sở chế biến nông sản Đại Cát
Địa chỉ: 3/335 Đường 868, khu 5, TT Cai Lậy, Tiền Giang Phòng sấy này được Công Ty TNHH Mặt Trời Xanh, địa chỉ ở Quận 12 – Tp HCM tư vấn công nghệ
và thi công lắp đặt
Trang 2513
Thông tin phòng sấy:
- Kích thước phòng sấy – lọt lòng: dài 5,18m, rộng 2,18m, cao 2,2m
- Kích thước xe gòng – phủ bì: cao 1,65m, rộng 1m, dài 2,5m (có 4 xe)
- Kích thước khay sấy – phủ bì: dài 1,2m, rộng 1m ( có 100 khay)
-
Hình 2.9: Phòng sấy nóng thủ công có các ống dẫn nhiệt vào ứng dụng sấy khổ qua
Hình 2.10:Quạt thổi gió vào có lắp điện trở từ phía trên buồng sấy
Trang 2614
Hình 2.11: Khổ qua xếp lên khay trước khi sấy Hình 2.12: Sản phẩm khổ qua sấy nóng
Ưu điểm
- Giải quyết được tức thì để bảo quản khổ qua không hư
- Kết cấu máy đơn giản
Nhược điểm
- Nhiệt độ sấy cao, khó kiểm soát
- Làm mất các thành phần dinh dưỡng của khổ qua
- Thời gian sấy lâu hơn (khoảng 14 giờ sấy) so với phương pháp sấy lạnh (khoảng 8 giờ)
- Phòng sấy có nước đọng lại thành vũng
- Chi phí đầu tư lớn: bao gồm chi phí xây phòng sấy, xe goong, 3 quạt ly tâm-5 HP/quạt, 18 cây điện trở-2 kW/cây
- Hơi nóng phân bố không đều từ trên xuống dưới vào các khay sấy
- Khổ qua sấy khô không đều Kết quả khô chỉ đạt ½ mẻ (160 kg/320 kg) sau 14giờ sấy
- Phòng sấy có nhiều chỗ hở gây thất thoát nhiệt trong quá trình sấy
- Sản phẩm khổ qua sấy chuyển màu, không bắt mắt, không giữ được mùi vị như ban đầu
Trang 27Nhờ đốt nóng mà hiệu số giữa áp suất hơi trên bề mặt tác nhân sấy và vật liệu sấy tăng lên dẫn đến quá trình dịch chuyển ẩm trong lòng vật liệu sấy ra ngoài bề mặt và thoát
ra ngoài môi trường
Phân loại hệ thống sấy nóng:
- Hệ thống sấy đối lưu: Vật liệu sấy nhận nhiệt từ tác nhân là không khí hoặc
khói lò đốt Gồm các dạng như: sấy hầm, sấy buồng, sấy khí động…
- Hệ thống sấy tiếp xúc: Vật liệu sấy nhận nhiệt từ một bề mặt nóng, tạo ra sự
chênh lệch áp suất giữa bề mặt nóng và vật liệu sấy Gồm các dạng hệ thống sấy lô, sấy tang…
- Hệ thống sấy bức xạ:Vật liệu sấy nhận nhiệt từ nguồn nhiệt bức xạ Sự chênh
lệch áp suất giữa vật liệu và môi trường giúp quá trình giảm ẩm diễn ra
- Hệ thống sấy dùng năng lượng điện từ trường hoặc nguồn điện cao tần:
Khi đặt vật liệu vào trong một nguồn điện cao tần thì do sự phân cực của nước
và một số ion trong vật liệu làm xuất hiện dòng điện dịch chuyển trong lòng vật liệu theo hướng dòng điện bên ngoài Do tần số của dòng điện rất cao nên làm cho sự dịch chuyển của các ion trong lòng vật liệu diễn ra rất nhanh tạo nên ma sát sinh ra nhiệt lượng do quá trình ma sát Lượng nhiệt này tạo ra sự chênh lệch áp suất khiến quá trình dịch chuyển ẩm diễn ra
Ưu điểm
‐ Thời gian sấy ngắn
‐ Năng suất cao, chí phí đầu tư thấp, thời gian làm việc lâu dài
‐ Nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình sấy đa dạng có thể từ than, điện
‐ Thời gian làm việc của hệ thống cao
Nhược điểm:
‐ Chỉ dùng cho các vật liệu không có sự yêu cầu cao về nhiệt độ sấy
‐ Sản phẩm sau khi sấy thường bị biến màu, mùi và chất lượng không cao
Trang 2816
Phạm vi ứng dụng
Sấy các loại mỹ phẩm, dược liệu, thực phẩm quý hiếm
2.3.2 Phương pháp sấy chân không
Ưu điểm:
-Hầu như giữ nguyên được hình dáng, màu sắc, mùi vị, thành phần và dinh
dưỡng của vật liệu sau khi sấy
-Cấu trúc của sản phẩm hầu như không thay đổi
-Sản phẩm sấy ít bị ô nhiễm, ít vi khuẩn, lượng nước còn tồn đọng trong vật
liệu ít nên dễ dàng vận chuyển và bảo quản
Nhược điểm:
-Trang thiết bị đầu tư đắt tiền,vận hành cần yêu cầu cao
-Khó hoạt động ở nhiệt độ -600C
-Máy hút chân không cần có hiệu suất cao
2.3.3 Sấy bằng hệ thống sấy thăng hoa
Sấy thăng hoa là quá trình tách ẩm ra khỏi vật sấy bằng sự thăng hoa của nước quá trình thăng hoa là quá trình chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể hơi Ở điều kiện bình thường, ẩm trong nguyên liệu ở dạng lỏng, nên để thăng hoa chúng cần được chuyển sang
thể rắn bằng phương pháp lạnh đông
Quá trình sấy thăng hoa bao gồm hai giai đoạn: làm lạnh đông và tiếp theo sấy
khô bằng chân không thấp
- Chi phí đầu tư rất cao, giá thành sấy cao
- Sấy thăng hoa chỉ hạn chế sử dụng đối với các sản phẩm đắt tiền
- Tiêu hao năng lượng lớn
- Vận hành phức tạp, người vận hành cần có trình độ cao
Trang 2917
2.3.4 Sấy bằng hệ thống sấy bơm nhiệt
Bơm nhiệt là một thiết bị dùng để bơm một dòng nhiệt từ mức nhiệt độ thấp lên mức nhiệt độ cao hơn, phù hợp với nhu cầu cấp nhiệt, giống như máy lạnh, để duy trì hoạt động của bơm nhiệt ta cần tiêu tốn một chi phí năng lượng khác
( thường là điện năng) Người ta phân biệt bơm nhiệt với máy lạnh ở mục đích sử dụng nhiệt: máy lạnh gắn với nhiệt sử dụng ở thiết bị bay hơi, còn bơm nhiệt gắn với
sử dụng nhiệt ở thiết bị ngưng tụ
Ưu điểm của thiết bị sấy sử dụng bơm nhiệt
- Rút ngắn thời gian sấy
- Tiết kiệm năng lượng
- Bảo đảm các chỉ tiêu về vệ sinh và vi sinh trong suốt quá trình sấy
- Chất lượng sản phẩm ổn định, không bị biến tính Màu sắc, vitamin và các chất dinh dưỡng của sản phẩm hầu như không thay đổi
- Thích hợp để sấy khô các vật phẩm không chịu được nhiệt độ cao
Nhược điểm của thiết bị sấy sử dụng bơm nhiệt
- Giá thành cao, chi phí đầu tư lớn, tiêu hao điện năng lớn
- Vận hành phức tạp, người vận hành cần trang bị kiến thức kỹ thuật
- Cấu tạo thiết bị phức tạp
- Sử dụng một thời gian phải bơm nạp môi chất
- Môi chất lạnh trong hệ thống nếu rò rỉ sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Chất làm lạnh CFC phá hủy tầng ô zôn, gây hiệu ứng nhà kính
- Bụi có thể gây tắt tại thiết bị làm lạnh
2.3.5 Đánh giá chung và xác định phương pháp sấy cho khổ qua
Dựa vào ưu nhược điểm của các phương pháp thì có thể loại bỏ 2 phương pháp sấy là sấy chân không và sấy thăng hoa Do 2 phương pháp này đầu tư ban đầu cao đồng thời sấy những vật liệu đắt tiền cho nên không phù hợp để sấy khổ qua Để xác định phương pháp sấy tối ưu thì chúng tôi cùng với Trung Tâm Công Nghệ và thiết bị Nhiệt Lạnh, được sự hướng dẫn tận tình của thầy TS Lê Anh Đức và thầy TS Bùi Ngọc Hùng và sự giúp đỡ tận tình của Ban điều hành trung tâm chúng tôi đã thực hiện sấy khổ qua bằng 2 phương pháp sấy nóng và sấy bơm nhiệt và phơi nắng tự nhiênđể
Trang 3018
đưa ra đánh giá chung về 3 phương pháp này từ đó lựa chọn phương pháp sấy phù hợp
So sánh giữa các phương pháp sấy
Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp sấy khác và phương pháp sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt nhiệt độ thấp của Viện Công Nghệ Thực Phẩm,Sở Công Nghiệp
1 Chất lượng sản phẩm( màu sắc,
mùi vị, vitamin)
Kém hơn Tốt hơn Bằng nhau
2 Giá thành sản phẩm Thấp hơn Đắt hơn nhiều Đắt hơn
3 Thời gian sấy Ngắn hơn Ngắn hơn Bằng hoặc lớn
hơn
4 Chi phí đầu tư ban đầu Thấp hơn Cao hơn nhiều Cao hơn
5 Chi phí vận hành, bảo dưỡng Rẻ Đắt hơn nhiều Đắt hơn
6 Vệ sinh an toàn thực phẩm Kém hơn Tốt hơn Bằng nhau
8 Phạm vi ứng dụng Rộng hơn Hẹp hơn Hẹp hơn
Trang 31
Hàm lượng Vitamin C (khả năng bảo tồn %)
Độ
ẩm cuối (%)
Trang 32 So sánh giữa sấy nóng với sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt: Nhìn chung thì
phương pháp sây lạnh sử dụng bơm nhiệt có ưu thế vượt trội so với phuong pháp sấy nóng Phương pháp sấy nóng chỉ dùng khi các vật liệu mà khi sấy lạnh không có hiệu quả như quả có vỏ dầy, gỗ…Đối với các vật liệu còn lại nếu nhạy cảm với nhiệt, dễ mất màu , mất mùi , chất dinh dưỡng, thời gian sấy không đòi hỏi nhanh, giá thành sản phẩm sấy được thị trường chấp nhận thì nên dùng sấy lạnh kết hợp bơm nhiệt
Từ các nhận định trên chúng ta nên dùng máy sấy lạnh kết hợp bơm nhiệt để sử dụng sấy khổ qua.Vì khổ qua không yêu cầu nhiệt độ sấy nghiêm ngặt, đồng thời giá trị khổ qua sấy không quá cao nên khi sử dụng sấy chân không và thăng hoa thì sản phẩm sấy
có giá thành cao nên khó được thị trượng chấp nhận Khi sấy nóng thì một khổ qua bị biến màu, mùi và giảm một phần dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến chất lượng khổ qua sau sấy nên phương pháp này không phù hợp Đồng thời giá thành khi sử dụng sấy lạnh kết hợp bơm nhiệt không quá cao nên thị trường dễ chấp nhận hơn
So sánh bằng thực nghiệm
Dựa vào ưu nhược điểm của các phương pháp thì có thể loại bỏ 2 phương pháp sấy là sấy chân không và sấy thăng hoa Do 2 phương pháp này đầu tư ban đầu cao đồng thời sấy những vật liệu đắt tiền cho nên không phù hợp để sấy khổ qua Để xác định phương pháp sấy tối ưu thì chúng em được sự giúp đỡ tận tình của Ban điều hành Trung Tâm Công Nghệ và thiết Bị Nhiệt Lạnh và sự hướng dẫn của thầy TS Lê Anh Đức chúng em đã thực hiện sấy khổ qua các phương pháp : phơi nắng tự nhiên, sấy nóng và sấy bơm nhiệtđể đưa ra đánh giá chung về 3 phương pháp này từ đó lựa chọn phương pháp sấy phù hợp
Trang 3321
2.4.Tính phù hợp nguyên lý sấy bơm nhiệt
2.4.1 Lịch sử hình thành và phát triển của bơm nhiệt
Bơm nhiệt có quá trình phát triển lâu dài, bắt đầu từ khi Nicholas Carnot đề xuất những khái niệm chung đầu tiên Một dòng nhiệt thông thường di chuyển từ một vùng nóng đến một vùng lạnh, Carnot đưa ra lập luận rằng một thiết bị có thể được sử dụng để đảo ngược quá trình tự nhiên và bơm nhiệt sẽ điều chỉnh dòng nhiệt từ một vùng lạnh đến một vùng ấm hơn
Đầu những năm 1850, Lord Kelvin đã phát triển các lý thuyết về bơm nhiệt bằng cách lập luận rằng các thiết bị làm lạnh có thể được sử dụng để gia nhiệt các nhà khoa học và các kỹ sư đã cố gắng chế tạo ra một bơm nhiệt nhưng không một mô hình nào thành công cho đến giữa những năm 30 khi những chiếc bơm nhiệt sử dụng theo mục đích cá nhân được lắp đặt Việc lắp đặt các bơm nhiệt gia tăng đáng kể sau thế chiến thứ II, người ta nhận thấy rằng bơm nhiệt có thể được thương mại hóa nếu hoàn tất lý thuyết và đảm bảo chất lượng sản phẩm Sản phẩm bơm nhiệt đầu tiên được bán vào năm 1952 Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng vào đầu thập kỷ 70, bơm nhiệt lại bước vào một bước tiến nhảy vọt mới Hàng loạt bơm nhiệt đủ mọi kích cỡ cho các ứng dụng khác nhau được nghiên cứu chế tạo, hoàn thiện và bán rộng rãi trên thị trường
Ngày nay, bơm nhiệt đã trở nên rất quen thuộc trong các lĩnh vực điều hòa không khí, sấy, hút ẩm, đun nước,…
2.4.2 Nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt
Nguyên lý hoạt động của bơm nhiệt giống như máy lạnh, các thiết bị trong hệ thống giống nhau Nhưng chúng có mục đích sử dụng hoàn toàn khác nhau Máy lạnh gắn với việc sử dụng nguồn lạnh ở thiết bị bay hơi còn bơm nhiệt lấy nhiệt thải ra ở dàn ngưng để phục vụ cho một quá trình công nghệ nào đó
Bơm nhiệt là một thiết bị dùng để bơm một dòng nhiệt từ mức nhiệt độ thấp lên mức nhiệt độ cao hơn, phù hợp với nhu cầu cấp nhiệt Để duy trì hoạt động của bơm
nhiệt ta cần tiêu tốn một chi phí năng lượng khác (thường là nhiệt năng)
Trang 34Hình 2.14: Chu trình bơm nhiệt
Chu trình bơm nhiệt diễn ra như sau:
-Bước 1: Máy nén hút môi chất từ bình bay hơi có nhiệt độ và áp suất thấp ,nén môi
chất lên nhiệt độ và áp suất cao rồi đẩy vào bình ngưng tụ
Bước 2:Tại giàn ngưng tụ môi chất trao đổi nhiệt với không khí làm nhiệt độ môi chất
giảm xuống, chuyển sang thể lỏng sau đó qua van tiết lưu vào giàn bay hơi
Bước 3:Tại thiết bị bay hơi môi chất trao đổi nhiệt với không khí làm giảm nhiệt độ
không khí xung quanh.Môi chất nhận nhiệt của môi trường và chuyển sang thể hơi
Bước 4:Hơi môi chất được hút vào máy nén và bắt đầu chu trình mới
Phương trình cân bằng nhiệt:
Hình 2.13: Nguyên lý làm việc của bơm nhiệt
Trang 3523
2.4.3: Hệ thống sấy lạnh sử dụng bơm nhiệt
Hình 2.15: Các thành phần cơ bản của một bơm nhiệt
2.4.4 Đặc điểm cấu tạo của các thiết bị trong hệ thống bơm nhiệt
Do điều kiện làm việc trên nên có thể lấy máy nén sử dụng trong điều hòa không khí
để chạy cho hệ thống bơm nhiệt
Ngoài ra, dầu bôi trơn sủ dụng cho máy nén cũng đòi hỏi khắt khe hơn so với máy nén lạnh Do nhiệt độ cuối tầm nén của bơm nhiệt cao hơn
Trang 3624
Hình 2.16 : Máy nén khí kiểu pít tông
(Nguồn nhu-cau-tao-nguyen-ly-hoat-dong-va-cac-hong-hoc-thong-thuong-3504/)
http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-cac-loai-may-moc-thiet-bi-dien-lanh-cung-2.4.4.2 Thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi
Giống như trong máy lạnh nhưng do điều kiện nhiệt độ làm việc cao hơn nên áp suất trong thiết bị lớn hơn Do vậy thiết bị yêu cầu phải dày hơn Ta có thể sử dụng các thiết bị trong điều hòa không khí
a.Thiết bị ngưng tụ
- Chức năng của bộ ngưng tụ
Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng
- Cấu tạo
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếpnhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng Các cánh tỏa nhiệt bám sát quanh ống kim loại Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa
và không gian chiếm chỗ là tối thiểu
Trang 3725
1 Giàn nóng , 2 Cửa vào, 3 Khí nóng, 4 Đầu từ máy nén đến, 5 Cửa ra, 6 Môi chất giàn nóng ra , 7 Không khí lạnh, 8 Quạt giàn nóng, 9 Ống dẫn chữ U ,10 Cánh tản nhiệt
Hình 2.17: Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)
- Nguyên lý hoạt động
Trong quá trình hoạt động, bộ ngưng tụ nhận được hơi môi chất lạnh dưới áp suất và nhiệt độ rất cao do máy nén bơm vào Hơi môi chất lạnh nóng chui vào bộ ngưng tụ qua ống nạp bố trí phía trên giàn nóng, dòng hơi này tiếp tục lưu thông trong ống dẫn đi dần xuống phía dưới, nhiệt của khí môi chất truyền qua các cánh toả nhiệt
và được luồng gió mát thổi đi Quá trình trao đổi này làm toả một lượng nhiệt rất lớn vào trong không khí Lượng nhiệt được tách ra khỏi môi chất lạnh thể hơi để nó ngưng
tụ thành thể lỏng tương đương với lượng nhiệt mà môi chất lạnh hấp thụ trong giàn lạnh để biến môi chất thể lỏng thành thể hơi
b.Thiết bị bay hơi
- Chức năng bộ bay hơi
Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương có nhiệt độ và áp suất thấp, và
làm lạnh không khí ở xung quanh giàn lạnh
Trang 3826
-Nguyên lý hoạt động
Hơi môi chất lạnh dưới dạng sương từ máy nén chui vào bộ bay hơi qua ống nạp.Tại đây môi chất nhận nhiệt từ môi trường và nóng lên chuyển từ thể lỏng sang thể khí và qua đường ra chạy về máy nén khí.Không khí qua giàn lạnh bị làm lạnh, hơi ẩm trong không khí đọng lại và dính vào cáccánh của giàn lạnh Hơi ẩm tạo thành các giọt nước nhỏ xuống và được chứa ở trong khay chứa
2.4.4.3 Van tiết lưu
Van tiết lưu làm việc ở nhiệt độ cao hơn, hiện nay một số hãng sản xuất thiết bị
tự động đã nghiên cứu chế tạo các loại van tiết lưu cho các môi chất freon với nhiệt độ lên tới
.
20 0C
Hình 2.18 : Một số loại van tiết lưu điều chỉnh bằng tay
Hình 2.19:Van tiết lưu cảm ứng nhiệt
Trang 3927
2.4.4.4 Môi chất sử dụng trong bơm nhiệt
Môi chất sử dụng trong bơm nhiệt có yêu cầu giống như máy lạnh Có yêu cầu cao hơn về nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ sôi Môi chất được sử dụng trong bơm nhiệt như: R12,R22,R502.Gần đây người ta sử dụng thêm các môi chất như:R113,R114,R142, R12B1
2.5 Khả năng ứng dụng của bơm nhiệt trong công nghệ chế biến thực phẩm
Sấy ớt: ớt sấy bằng phương pháp sấy bơm nhiệt có mùi thơm, giữ được màu sắc, bảo quản lâu
Hình 2.20: Mô hình máy sấy bơm nhiệt sấy ớt
Sấy gỗ: gỗ sấy bằng phương pháp sấy bơm nhiệt không bị cong, nứt, co rút,…giữ được màu sắc, làm tăng chất lượng gỗ
Hình 2.21:Mô hình máy sấy gỗ sử dụng bơm nhiệt