1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 tại thị trường việt nam

93 546 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 4,6 MB

Nội dung

Trần Thị Khánh Trâm và Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chuyên viên Giao dịch và Thiết kế sản phẩm Phái Sinh CTCP Ch ứng khoán Sài Gòn SSI đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em về phương pháp, lý lu

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

==========

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ GIAO NGAY VN30

VÀ GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VN30

TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Sinh viên th ực hiện:

Trang 2

L ỜI CẢM ƠN

Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Kinh tế Huế

đã tạo điều kiện cho sinh viên được phát triển toàn diện về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp thông qua các hoạt động thực tiễn tại trường và các chương trình thực tế tại Ngân hàng và các Doanh nghiệp

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến ThS Trần Thị Khánh Trâm và Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chuyên viên Giao dịch và Thiết kế sản phẩm Phái Sinh CTCP Ch ứng khoán Sài Gòn (SSI) đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em

về phương pháp, lý luận và nội dung kiến thức để em có thể hoàn thành tốt đề tài

“M ối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 tại thị trường Việt Nam ” Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô giáo

Khoa Tài chính Ngân hàng đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể thực

Em xin chân thành c ảm ơn

Trang 3

TÓM T ẮT KHÓA LUẬN - -

“Mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 tại thị trường Việt Nam” là một đề tài thuộc lĩnh vực Chứng khoán phái sinh Với số liệu sử dụng là dữ liệu theo phút trong ngày của chỉ số giá giao ngay VN30

và giá hợp đồng tương lai VN30 trong khoảng thời gian 07/09/2017 đến 07/03/2018, thu được tổng cộng 21.690 quan sát Đề tài sử dụng mô hình Vector tự hồi quy VAR (Vector AutoRegressive Model) để tìm ra bằng chứng về sự tồn tại

mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Xử lý số liệu thô chuỗi chỉ số giá VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30

Bước 2: Thống kê mô tả chuỗi dữ liệu

Bước 3: Kiểm định tính dừng chuỗi dữ liệu

Bước 4: Ước lượng độ trễ tối ưu cho mô hình VAR

Bước 5: Kiểm định quan hệ nhân quả Granger

Bước 6: Phân tích hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai

Bước 7: Kiểm định tính ổn định và kiểm định phần dư mô hình VAR

Kết quả từ kiểm định Granger đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 là mối quan hệ hai chiều (Bidirectional Relationship) Ngoài ra, kết quả từ việc phân tích hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai cho thấy rằng, mức độ tác động của sự thay đổi chỉ số giá VN30 đến giá

hợp đồng tương lai VN30 là lớn hơn so với mức độ tác động của sự thay đổi giá hợp đồng tương lai VN30 đến chỉ số giá VN30

Trang 4

M ỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

M ỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ii

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG iii

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu chung 3

2.2 Mục tiêu cụ thể 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

3.2.1 Không gian 4

3.2.2 Thời gian 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 4

4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 4

5 Kết cấu đề tài 5

PH ẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ GIAO NGAY VÀ GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 6

1.1 Tổng quan về thị trường giao ngay và thị trường chứng khoán phái sinh 6

1.1.1 Thị trường giao ngay 6

1.1.2 Thị trường công cụ phái sinh 6

1.2 Chỉ số giá VN30 và Hợp đồng tương lai VN30 13

NG ĐẠ

I H ỌC

KINH

TẾ HU

Trang 5

1.2.1 Chỉ số giá VN30 13

1.2.2 Hợp đồng tương lai VN30 18

1.3 Mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay và giá hợp đồng tương lai thông qua mô hình định giá tương lai 27

1.3.1 Phương trình toán học thể hiện mối quan hệ giữa giá giao ngay tương lai và giá giao ngay tài sản hiện tại 27

1.3.2 Mô hình định giá tương lai cho một hợp đồng tương lai tổng thể 29

1.3.3 Mô hình định giá tương lai của một hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu 31

1.4 Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay và giá hợp đồng tương lai 33

1.4.1 Nghiên cứu tại các thị trường chứng khoán phái sinh trên thế giới 33

1.4.2 Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu đi trước 36

1.5 Tổng quan về phương pháp và mô hình nghiên cứu 37

1.5.1 Mô hình VAR 37

1.5.2 Tính dừng 38

1.5.3 Kiểm định tính dừng 39

1.5.4 Kiểm định quan hệ nhân quả Granger (Granger Causality) 41

1.5.5 Hàm phản ứng đẩy IRF và phân rã phương sai 42

Chương II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ VN30 VÀ GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VN30 43

2.1 Thực tiễn về thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 43

2.1.1 Thị trường chứng khoán 43

2.1.2 Thị trường chứng khoán phái sinh 46

2.2 Kết quả thực nghiệm 50

2.2.1 Dữ liệu nghiên cứu 50

2.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 55

Chương III: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63

NG ĐẠ

I H ỌC

KINH

TẾ HU

Trang 6

PH ẦN 3: KẾT LUẬN 66

1 Kết quả đạt được của đề tài 66

2 Hạn chế của đề tài 67

3 Hướng phát triển của đề tài 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

PHỤ LỤC 70

NG ĐẠ

I H ỌC

KINH

TẾ HU

Trang 7

DANH M ỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

UBCKNN : Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố

Trang 8

DANH M ỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện các thành phần tham gia thị trường chứng khoán phái sinh 7

Hình 1.2: Sơ đồ các sản phẩm phái sinh 10

Hình 1.3: Mô hình chi phí lưu trữ đối với hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu 32

Hình 2.1: Đồ thị thống kê mô tả dữ liệu chuỗi giá hợp đồng tương lai VN30 52

Hình 2.2: Đồ thị thống kê mô tả dữ liệu chuỗi chỉ số giá VN30 52

Hình 2.3: Kết quả hàm phản ứng đẩy IRF 58

NG ĐẠ

I H ỌC

KINH

TẾ HU

Trang 9

DANH M ỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 1.1: Đặc điểm hợp đồng quyền chọn 11

Bảng 1.2: Danh sách các cổ phiếu thành phần của rổ chỉ số giá VN30 17

Bảng 1.3: Đặc điểm hợp đồng tương lai VN30 18

Bảng 1.4 Đặc điểm các loại vị thế trong giao dịch hợp đồng tương lai 22

Bảng 2.1: Minh họa bảng giá hợp đồng tương lai chỉ số VN30 47

Bảng 2.2: Thống kê mô tả dữ liệu 51

Bảng 2.3: Kết quả kiểm định ADF và PP 53

Bảng 2.4: Kết quả kiểm định ADF và PP sau khi lấy phân sai cấp 1 chuỗi dữ liệu 54 Bảng 2.5: Độ trễ theo các tiêu chuẩn 56

Bảng 2.6: Kết quả kiểm định Granger 57

Bảng 2.7: Kết quả phân rã phương sai theo phương pháp Cholesky của biến DF 59

Bảng 2.8: Kết quả phân rã phương sai theo phương pháp Cholesky của biến DS 60

Bảng 2.9 Kết quả kiểm tra tính ổn định của mô hình 61

Bảng 2.10 Kết quả kiểm định phần dư mô hình VAR 62

NG ĐẠ

I H ỌC

KINH

TẾ HU

Trang 10

PH ẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong thị trường chứng khoán phái sinh, khi đề cập đến mối quan hệ giữa giá

của hợp đồng tương lai và giá hiện tại của tài sản cơ sở, chúng ta không thể không nhắc đến mô hình Chi phí lưu giữ (Cost of Carry) Mô hình này cho chúng ta thấy

mối quan hệ dài hạn giữa giá của hợp đồng tương lai và giá hiện tại của tài sản cơ

sở Cụ thể, giá hợp đồng tương lai được quyết định bởi giá hiện tại của tài sản cơ sở

và chi phí lưu giữ từ thời điểm hiện tại đến thời điểm đáo hạn của hợp đồng tương lai Do đó, giá hợp đồng tương lai và giá hiện tại của tài sản cơ sở có mối tương quan với nhau trong điều kiện thị trường hoàn hảo – không xảy ra hoạt động của các nhà mua bán chênh lệch giá

Nghiên cứu của Kolb và Overdahl (2007) đã chứng minh có tồn tại mối quan

hệ dẫn dắt giữa chỉ số giá giao ngay (giá hiện tại của tài sản cơ sở) và giá hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số Khi bất cứ thông tin mới nào của các công ty đã niêm yết

cổ phiếu trên sàn chứng khoán tác động vào thị trường, các nhà kinh doanh sẽ có các phản ứng đối với thông tin này trên thị trường giao ngay đầu tiên mà không phải

là thị trường tương lai Theo đó, sự thay đổi của những cổ phiếu liên quan sẽ làm thay đổi chỉ số giá trên thị trường giao ngay Dựa trên mô hình Chi phí lưu giữ (Cost of Carry), giá của hợp đồng tương lai chỉ số sẽ thay đổi theo chỉ số giá trên thị trường giao ngay Trong trường hợp này, ta có thể nói thị trường giao ngay dẫn dắt

thị trường tương lai Hay nói một cách khác, chỉ số giá thị trường giao ngay sẽ dẫn dắt giá hợp đồng tương lai chỉ số khi có bất cứ thông tin nào xảy ra và tác động đến

thị trường

Tuy nhiên, đối với những thông tin xảy ra trên thị trường tác động đến toàn bộ các cổ phiếu, nhận định trên có thể thay đổi Chẳng hạn, khi khủng hoảng tài chính

xảy ra và những tin xấu tác động đến thị trường chứng khoán, các nhà kinh doanh

có rất nhiều lựa chọn để phản ứng với sự biến động này Họ có thể bán khống

chứng khoán trên thị trường giao ngay hoặc bán khống hợp đồng tương lai trên thị trường tương lai Sự thanh khoản và chi phí giao dịch là những nhân tố tác động đến

Trang 11

quyết định của các nhà kinh doanh Giả như nhà kinh doanh chọn bán khống hợp đồng tương lai vì chi phí giao dịch thấp Lúc này, giá hợp đồng tương lai sẽ giảm

Chỉ số giá trên thị trường giao ngay cũng sẽ biến động theo Trong trường hợp này, giá hợp đồng tương lai chỉ số sẽ dẫn dắt chỉ số giá thị trường giao ngay

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu về mối quan hệ giữa chỉ số giá thị trường giao ngay và giá hợp đồng tương lai chỉ số rất được quan tâm trên thế giới kể từ khi thị trường chứng khoán phái sinh lần đầu tiên xuất hiện Việc xác định được mối quan

hệ nhân quả giữa hai chỉ số này có ý nghĩa rất lớn cho các nhà đầu tư cũng như thị trường chứng khoán nói chung Thứ nhất, là đối với những nhà đầu tư kinh doanh trên cả hai thị trường giao ngay và thị trường tương lai, họ sẽ biết được thị trường nào sẽ phản ứng đầu tiên khi có thông tin mới tác động đến một số công ty cụ thể hay toàn bộ thị trường Chẳng hạn, nếu kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số giá tương lai dẫn dắt giá hợp đồng tương lai, nhà đầu tư có thể nhìn vào các bước chuyển của giá hợp đồng tương lai và ra quyết định đầu tư vào tài sản cơ sở trong

thị trường giao ngay Nếu giá hợp đồng tương lai chỉ số tăng trong khi chỉ số giá thị trường giao ngay vẫn không đổi và nhà đầu tư biết rằng giá hợp đồng tương lai chỉ

số sẽ dẫn dắt chỉ số giá thị trường giao ngay, ngay lập tức họ sẽ mua chứng khoán trên thị trường giao ngay trước khi giá của tài sản cơ sở dịch chuyển thuận theo giá

hợp đồng tương lai chỉ số tăng Ngoài ra, nếu mối quan hệ này tồn tại trong dài hạn, nhà đầu tư có thể mua bán chênh lệch giá bằng việc mua giá rẻ và bán với giá cao hơn Thứ hai, việc nghiên cứu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho các công ty chứng khoán hoặc các tổ chức phát hành các sản phẩm phái sinh hoặc các sản phẩm mới trên thị trường Họ sẽ biết được xu hướng đầu tư trên thị trường: Liệu các nhà đầu

tư chủ yếu tập trung vào thị trường giao ngay hay có khuynh hướng đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm phái sinh để từ đó, các công ty chứng khoán hoặc các tổ chức

có thể lên chiến lược phát hành các sản phẩm phái sinh mới hoặc đưa ra các kiến thức đối với các nhà đầu tư để thúc đẩy các nhà đầu tư đầu tư vào các sản phẩm mới Thứ ba, việc nghiên cứu này cũng sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu muốn đi sâu hơn vào lĩnh vực mua bán chênh lệch giá trên thị trường chứng khoán phái sinh tìm hiểu và khai thác

Trang 12

Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán phái sinh mới được thành lập vào đầu hồi tháng 08/2017, với sản phẩm phái sinh được lựa chọn đầu tiên trong giai đoạn đầu vận hành thị trường là hợp đồng tương lai VN30 Vì thế, tính đến thời điểm

hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào về đề tài được tiến hành tại thị trường Việt Nam Bên cạnh đó, trước những lợi ích to lớn mà đề tài mang lại như tôi đã đề cập, cùng với làn sóng mới nổi của thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, đây chính là những động lực lớn nhất để thôi thúc tôi quyết định tiến hành nghiên cứu

“MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ GIAO NGAY VN30 VÀ GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI VN30 TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đề tài tập trung phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay VN30 và giá

hợp đồng tương lai VN30 tại thị trường Việt Nam nhằm cung cấp cho các nhà đầu

tư, các tổ chức tài chính những căn cứ khoa học để ra các quyết định đầu tư trên thị trường phái sinh cũng như thị trường giao ngay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Mối quan hệ giữa chỉ số giá VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 kì hạn 1 tháng theo phương thức khớp lệnh liên tục

Trang 13

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

3.2.1 Không gian

Thị trường chứng khoán Việt Nam

3.2.2 Th ời gian

Thời gian nghiên cứu 6 tháng từ 07/09/2017 đến ngày 07/03/2018

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đề tài tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực tiễn các công trình nghiên cứu ngoài nước về mối quan hệ giữa chỉ số giá thị trường giao ngay và giá hợp đồng tương lai Qua đó, tiến hành phân tích, so sánh các phương pháp và kết quả để tìm

ra điểm chung cũng như sự riêng biệt của từng nghiên cứu, từ đó tìm ra hướng đi phù hợp

4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Cơ sở lý luận, các khái niệm, công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước

về mối quan hệ giữa chỉ số giá thị trường giao ngay và giá hợp đồng tương lai, thông tin tổng quan về tình hình thị trường chứng khoán phái sinh và Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thu thập từ sách báo, các website, tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính, chứng khoán

Dữ liệu từng phút của chỉ số giá VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30 kì hạn

1 tháng trong phiên giao dịch khớp lệnh liên tục trên Sở Giao dịch chứng khoán

thành phố Hồ Chí Minh được lấy từ dữ liệu lưu trữ của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI

4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

thập được để có cái nhìn tổng quát về đặc tính của các dãy số liệu bằng phần mềm Eviews 8

Trang 14

• Kiểm định nghiệm đơn vị - tính dừng: đây là điều kiện tiên quyết khi đưa

ra kết luận có ý nghĩa trong phân tích đối với dữ liệu chuỗi thời gian và tăng độ chính xác cũng như độ đáng tin cậy của mô hình Để kiểm tra tính dừng của các chuỗi dữ liệu theo thời gian, đề tài sử dụng phương pháp ADF (Augmented Dickey-Fuller) và PP (Phillip-Perron)

động qua lại giữa chỉ số giá VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30, sự thay đổi chỉ

số giá VN30 có là nguyên nhân gây ra sự thay đổi giá hợp đồng tương lai VN30 và ngược lại

mức độ tác động qua lại giữa sự thay đổi chỉ số giá VN30 đến giá hợp đồng tương lai VN30 và ngược lại

5 K ết cấu đề tài

Phần 1: Đặt vấn đề

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay và giá hợp đồng tương lai

Chương 2: Phân tích mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay VN30 và giá hợp đồng tương lai VN30

Chương 3: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Trang 15

PH ẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỈ SỐ GIÁ GIAO

NGAY VÀ GIÁ HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI 1.1 T ổng quan về thị trường giao ngay và thị trường chứng khoán phái sinh 1.1.1 Thị trường giao ngay

Thị trường giao ngay còn được gọi là thị trường tiền mặt hay là thị trường tài

sản Trong thị trường giao ngay, việc mua và bán đòi hỏi tài sản cơ sở phải được giao nhận hoặc là ngay lập tức hoặc chỉ ít lâu sau đó Việc thanh toán cũng thường được thực hiện tức thời mặc dù thỉnh thoảng cũng có sử dụng một số thỏa thuận tín

dụng Khi giao dịch được thực hiện, khoản thanh toán được chi trả, và hàng hóa hoặc chứng khoán được giao nhận

(Trích “An introduction to derivatives and risk management” – Don M.Chance &

Robert Brooks)

1.1.2 Thị trường công cụ phái sinh

Ngược lại với thị trường giao ngay, thị trường công cụ phái sinh là thị trường dành cho các công cụ mang tính hợp đồng mà thành quả của chúng được xác định trên cơ sở thành quả của một công cụ hoặc một tài sản khác Lưu ý rằng chúng ta xem các công cụ phái sinh như là các hợp đồng Giống như tất cả các hợp đồng, chúng được thỏa thuận giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó mỗi bên sẽ

thực hiện một số nghĩa vụ cho bên kia Các hợp đồng này có giá cả, trong đó người mua cố gắng mua với giá càng rẻ càng tốt trong khi người bán lại muốn bán với giá càng đắt càng tốt

(Trích “An introduction to derivatives and risk management” – Don M.Chance &

Trang 16

1.1.2.1 Các thành ph ần tham gia thị trường

Sở Giao dịch chứng khoán Thiết kế sản phẩm, tổ chức giao dịch Trung tâm lưu ký

chứng khoán Bù trừ, thanh toán, quản trị rủi ro, quản lý tài sản thế chấp Ngân hàng thanh

Cung cấp dịch vụ

Thành viên giao dịch Nhập lệnh khách hàng/ Tự doanh, giới thiệu, tư vấn sản phẩm Thành viên bù trừ Ký quỹ, thanh toán bù trừ cho tài khoản khách hàng/ tài khoản tự doanh Nhà tạo lập thị

trường Hỗ trợ thanh khoản cho thị trường

Khách hàng

Doanh nghiệp Tham gia giao dịch

Trang 17

1.1.2.1.2 Ch ức năng chính của các thành phần tham gia trên thị trường

Bộ tài chính và UBCKNN chịu trách xây dựng một hành lang pháp lý hoàn

chỉnh nhằm quản lý, giám sát thị trường chứng khoán phái sinh một cách bao quát

và hiệu quả Thông qua việc ban hành các văn bản pháp quy về chứng khoán phái sinh, cơ quan quản lý đảm bảo việc giao dịch được diễn ra công khai, minh bạch và công bằng Từ đó, đảm bảo phát triển thị trường chứng khoán phái sinh một cách

bền vững và đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường

Với vai trò là cơ quan vận hành thị trường, SGDCK phái sinh xây dựng các quy chế có liên quan, các hệ thống và tổ chức giao dịch và giám sát các chứng khoán phái sinh niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Có thể nói, SGDCK chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các hoạt động liên quan tới giao dịch

• Ngân hàng thanh toán

Ngân hàng thanh toán thực hiện hoạch toán và chuyển khoản cho các tài khoản giao dịch sản phẩm phái sinh theo kết quả về việc hoạch toán nhận được từ tổ chức bù trừ Thông thường, ngân hàng thanh toán và tổ chức bù trừ liên kết với nhau để đảm bảo việc giám sát giá trị tài khoản thực của khách hàng đạt hiệu quả tối ưu

• Thành viên giao d ịch

Thành viên giao dịch bao gồm các công ty chứng khoán, ngân hàng thương

mại, quỹ đầu tư đáp ứng được các quy định về nghiệp vụ môi giới, tự doanh cho giao dịch sản phẩm phái sinh do cơ quan quản lý yêu cầu và được UBCKNN cấp

giấy phép hoạt động Khi trở thành các thành viên giao dịch phái sinh, các tổ chức này phải thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên giao dịch thuộc SGDCK phái sinh Có 02 loại thành viên giao dịch: là thành viên giao dịch có chức

Trang 18

năng bù trừ (gọi tắt là thành viên giao dịch) và thành viên giao dịch không có chức năng bù trừ (gọi là thành viên không bù trừ)

• Thành viên bù tr ừ

Thành viên bù trừ là các tổ chức tài chính được cấp phép thực hiện nhiệp vụ

bù trừ cho giao dịch sản phẩm phái sinh Sau khi đăng ký và được chấp nhận tư cách thành viên bù trừ, các tổ chức này được phép thực hiện dịch vụ bù trừ chứng khoán phái sinh cho khách hàng và cho các giao dịch tự doanh của chính mình

• Nhà t ạo lập thị trường

Vai trò chính của nhà tạo lập thị trường là để tạo ra tính thanh khoản cho các sản phẩm phái sinh mới và giúp tăng cường tính thanh khoản đối với các sản phẩm đang thiếu tính thanh khoản hoặc thanh khoản thấp thông qua việc tác động lên tổng

khối lượng giao dịch trên thị trường

1.1.2.2 Công cụ phái sinh

 Năng lượng (khí đốt, dầu …)

 Khác (thời tiết, kết quả bầu cử …)

• Công cụ tài chính

 Cổ phiếu (chỉ số cổ phiếu, cổ phiếu đơn lẻ)

 Trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp)

Trang 19

 Lãi suất (lãi suất ngân hàng, lãi suất ngoại tệ)

 Tiền tệ (USD, Yên Nhật, EUR …)

 Chứng khoán phái sinh

1.1.2.2.2 Các lo ại sản phẩm phái sinh

Hình 1.2 : Sơ đồ các sản phẩm phái sinh

• H ợp đồng kỳ hạn

Là hợp đồng thỏa thuận đồng ý MUA/BÁN tài sản cơ sở với mức giá và thời

điểm giao hàng được xác định trước tại thời điểm phát sinh giao dịch Theo đó, hai

bên hợp đồng chủ động thỏa thuận các điều khoản và điều kiện về: tài sản cơ sở,

giá, hình thức thanh toán, thời gian thanh toán, …

• Ưu điểm: Có thể đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư

• Nhược điểm:

 Khó bán lại cho bên thứ ba

 Thường thì không có cơ quan và cơ chế quy định việc đảm bảo thực hiện

đúng nghĩa vụ dẫn đến rủi ro đối tác không thực hiện đúng hợp đồng

Hợp đồng hoán đổi (SWAPS)

Giao d ịch OTC Giao dịch trên sàn tập trung Giao d ịch OTC

Trang 20

• H ợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai giống hợp đồng kỳ hạn tuy nhiên hợp đồng tương lai được niêm yết tại các Sở giao dịch chứng khoán và các điều khoản của hợp đồng tương lai được chuẩn hóa

Như vậy hợp đồng tương lai ra đời với mục đích khắc phục các nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn HĐTL được một cơ quan đứng ra xây dựng và niêm yết (SGDCK) và một cơ quan quản lý nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư (Trung tâm thanh toán bù trừ) đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả các nhà đầu tư

• H ợp đồng quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn quy định quyền mua/bán của một bên và nghĩa vụ bán/mua của bên kia đối với một tài sản cơ sở cụ thể tại giá và thời điểm (hoặc khoảng thời gian) được xác định trước

Cụ thể, trong hợp đồng quyền chọn, người mua HĐ có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở nhất định tại mức giá thực hiện (strike) vào ngày được thỏa thuận Bên bán HĐ có nghĩa vụ bán/mua tài sản cơ sở cho bên mua nếu bên mua quyết định thực hiện hợp đồng Người mua HĐQC sẽ phải trả cho người bán HĐQC một khoản phí (premium)

Bảng 1.1: Đặc điểm hợp đồng quyền chọn

Quyền chọn Mua Quyền chọn Bán Người mua Có quyền mua tài sản cơ sở Có quyền bán tài sản cơ sở

Người bán Có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở Có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở

Hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện theo 2 kiểu:

• H ợp đồng kiểu Mỹ (American style): người mua HĐQC có quyền thực hiện

HĐ vào bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn

Trang 21

• H ợp đồng kiểu Châu Âu (European style): người mua HĐQC chỉ được

thực hiện HĐ vào thời điểm HĐ hết hạn

Ví dụ minh họa:

Nhà đầu tư (bên Mua) mua 10 HĐQC mua kiểu Mỹ 100 Cổ phiếu Tập đoàn Vingroup (VIC) từ một định chế tài chính (bên Bán) với thời gian đáo hạn là 3 tháng và giá là 98.000 VNĐ/cổ phiếu

• Bên Mua phải trả cho bên bán một khoản phí (premium)

• Trong vòng 3 tháng, bên Mua có quyền thực hiện việc mua cổ phiếu VIC

với giá 98.000 VNĐ/cổ phiếu

• Nếu bên Mua thực hiện Hợp đồng, bên Bán phải bán cho bên Mua cổ phiếu VIC với giá 98.000 VNĐ/cổ phiếu

• H ợp đồng hoán đổi

Là hợp đồng thỏa thuận trong đó 02 bên đồng ý hoán đổi chuỗi dòng tiền vào

những thời điểm xác định trong một giai đoạn của tương lai Hợp đồng hoán đổi

không được niêm yết tại các Sở giao dịch, được giao dịch trên thị trường OTC nên

đa dạng về chủng loại Hợp đồng hoán đổi phố biến nhất là Hợp đồng Hoán đổi lãi

suất Vanilla Đơn giản (Plain – Vanilla)

Ví dụ minh họa:

Công ty Microsoft có Trái phiếu trả định kỳ lãi suất Coupon là lãi suất LIBOR (lãi suất liên ngân hàng London) Vào ngày 01/03/2015, Công ty Microsoft ký kết

Hợp đồng hoán đổi lãi suất Trái phiếu với Citibank trong đó quy định: Citibank sẽ

trả lãi suất thả nổi (floating rate) của Trái phiếu cho Microsoft, và Microsoft trả lãi

suất cố định: 5% cho Citibank Giá trị tài sản là 100 triệu USD

Trang 22

Ngày Lãi suất

Libor

Khoản tiền Microsoft phải trả

Khoản tiền Microsoft được nhận từ

Citibank

Lãi/Lỗ của Microsoft 01/03/2015 4,2%

01/03/2016 5,3% 5% x 100= 5 triệu

USD

4,2% x 100= 4,2 triệu USD

- 0,8 triệu USD

01/03/2017 4,8% 5% x 100= 5 triệu

USD

5,3% x 100= 5,3 triệu USD

+ 0,3 triệu USD

1.2 Ch ỉ số giá VN30 và Hợp đồng tương lai VN30

1.2.1 Chỉ số giá VN30

1.2.1.1 Sơ lược về bộ chỉ số HOSE - index

Chỉ số giá VN30 thuộc bộ chỉ số HOSE – index Các chỉ số thuộc Bộ chỉ số HOSE – index được tính toán theo hai phương pháp là chỉ số giá và chỉ số tổng thu

nhập Các chỉ số giá thể hiện biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên HOSE đáp ứng tư cách tham gia vào Bộ chỉ số và các điều kiện sàng lọc, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thông tin đầy đủ và toàn diện về thị trường Các tổng số

Tổng thu nhập thể hiện biến động giá trị và giá trị cổ tức của các cổ phiếu thành

phần được tái đầu tư vào chỉ số

Bộ chỉ số HOSE – index bao gồm:

• Chỉ số VNAllShare

Là chỉ số bao gồm tất cả các cổ phiếu niêm yết trên HOSE đáp ứng tư cách tham gia vào Bộ chỉ số và các điều kiện sàng lọc quy định tại Quy tắc sàng lọc Bộ chỉ số

• Ch ỉ số VN30

Là chỉ số được xây dựng từ rổ cổ phiếu thành phần của VNAllShare, gồm 30 công ty có giá trị vốn hóa và thanh khoản hàng đầu áp đáp ứng các điều kiện của Quy tắc sàng lọc Bộ chỉ số

Trang 23

• Các chỉ số ngành VNAllShare Sector Indices

Các chỉ số ngành bao gồm cổ phiếu thành phần của chỉ số VNAllshare được phân thành các ngành theo định nghĩa của chuẩn phân ngành Global Industry Classification Standard

1.2.1.2.2 Giá trị vốn hóa điều chỉnh free – float

Giá trị vốn hóa điều chỉnh free – float (GTVH_f): là giá trị vốn hóa x tỷ lệ free

-float chưa làm tròn

1.2.1.2.3 Giá trị giao dịch

Giá trị giao dịch (GTGD): là bình quân của trung vị giá trị giao dịch hàng ngày trong tháng của 12 tháng gần nhất tính tới ngày chốt dữ liệu xem xét Giá trị giao dịch hàng ngày bao gồm giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận

Trang 24

1.2.1.2.4 Ngày ch ốt dữ liệu

Ngày chốt dữ liệu là ngày giao dịch cuối cùng của tháng 6 và 12 đối với

việc xem xét thay đổi định kỳ thành phần chỉ số, tháng 3 và tháng 9 đối với việc cập

nhật thông tin khối lượng lưu hành và free- float của cổ phiếu

1.2.1.3 Quy tắc chọn rổ chỉ số VN30

• Các cổ phiếu thuộc tập hợp 90% GTGD tích lũy của rổ VNAllShare sẽ được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về giá trị vốn hóa Trường hợp có 2 cổ phiếu trở lên có GTVH bằng nhau, vị trí của các cổ phiếu này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về GTGD Trường hợp tập hợp cổ phiếu chưa đủ số lượng tối thiểu là 50, tiếp

tục nâng tỷ lệ tích lũy theo bước 1% cho đến khi đạt số lượng tối thiểu

• Các cổ phiếu được chọn vào rổ VN30 được ưu tiên theo thứ tự như sau:

o Loại trừ các cổ phiếu thuộc dạng cảnh báo trong vòng 3 tháng tính đến ngày chốt dữ liệu hoặc từ ngày chốt dữ liệu đến ngày chính thức áp dụng rổ chỉ số mới

o Cổ phiếu đứng ở vị trí thứ 20 trở lên: luôn được chọn vào rổ VN30

o Cổ phiếu đứng ở vị trí thứ 21 đến 40: ưu tiên cổ phiếu đã có trong danh mục cổ phiếu thành phần của rổ VN30 kỳ trước, sau đó mới xét đến cổ phiếu mới sao cho số lượng cổ phiếu trong rổ bằng 30 cổ phiếu

1.2.1.4 Phương pháp xác định chỉ số giá VN30

Chỉ số giá VN30 được tính toán dựa trên phương pháp giá trị vốn hóa điều

chỉnh free- float Công thức tính chỉ số như sau:

𝐶ℎỉ 𝑠ố = 𝐻ệ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑖𝑎𝐶𝑀𝑉Trong đó:

• CMV (Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại):

CMV = �(p i × si × fi × ci)

𝑛 𝑖=1

Trang 25

- i = 1, 2, … 30

- n: số cổ phiếu trong rổ chỉ số

- pi : giá của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính toán

- si : khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính toán

- fi : tỷ lệ free – float làm tròn của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính toán

- ci : hệ số giới hạn tỷ trọng vốn hóa của cổ phiếu i trong rổ chỉ số tại thời điểm tính toán

Hệ số chia: Tại ngày cơ sở, hệ số chia bằng Giá trị vốn hóa thị trường vào

thời điểm đóng cửa chia cho Giá trị cơ sở của chỉ số Trong trường hợp tăng/ giảm CMV do những nguyên nhân khác với biến động giá trên thị trường, Hệ số chia sẽ được điều chỉnh nhằm đảm bảo tính liên tục của chỉ số

Giá để tính toán chỉ số: là giá khớp lệnh gần nhất của các cổ phiếu trong rổ

tính đến thời điểm chỉ số được tính Trường hợp không có giá khớp lệnh thì sẽ lấy giá đóng cửa gần nhất của cổ phiếu đó hoặc giá đóng cửa điều chỉnh đối với cổ phiếu có xảy ra sự kiện doanh nghiệp

Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: là khối lượng cổ phiếu do nhà đầu tư

nắm giữ bao gồm cổ phiếu không tự do chuyển nhượng và cổ phiếu tự do chuyển nhượng Cổ phiếu do công ty mua lại (cổ phiếu quỹ) không được xem là cổ phiếu đang lưu hành

Trang 26

1.2.1.5 Các c ổ phiếu thành phần của rổ chỉ số giá VN30

Bảng 1.2: Danh sách các cổ phiếu thành phần của rổ chỉ số giá VN30

18 REE Hàng & Dịch vụ Công nghiệp 1.44% 13.224

19 GMD Hàng & Dịch vụ Công nghiệp 1.26% 12.655

20 CII Xây dựng và Vật liệu 1.25% 9.234

30 NT2 Điện, nước & xăng dầu khí đốt 0.52% 9.529

(Ngu ồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI – Ngày 31/01/2018)

Trang 27

1.2.2 H ợp đồng tương lai VN30

Hợp đồng tương lai VN30 là hợp đồng tương lai mà chỉ số giá VN30 được chọn làm tài sản cơ sở

B ảng 1.3: Đặc điểm hợp đồng tương lai VN30

Tên hợp đồng HĐTL trên chỉ số cổ phiếu VN30

02 tháng cuối 02 quý kế tiếp Phương thức giao dịch Phương thức khớp lệnh

Phương thức thỏa thuận

Thời gian giao dịch

Phiên ATO : 8:45 – 9:00 Phiên liên tục sáng: 9:00 – 11:30 Phiên liên tục chiều: 13:00 – 14:30 Phiên ATC: 14:30 – 14:45

Thỏa thuận: 8:45 – 14:45 Biên độ dao động +/-7%

Bước giá/ Đơn vị yết giá 0,1 điểm chỉ số (tương đương 10,000 đồng) Đơn vị giao dịch 01 hợp đồng

Ngày giao dịch cuối cùng

Ngày thứ Năm thứ ba trong tháng đáo hạn, trường hợp trùng ngày nghỉ sẽ được điều

chỉnh lên ngày giao dịch liền trước đó

Ngày thanh toán cuối cùng Ngày làm việc liền sau ngày giao dịch cuối

Trang 28

Phương thức thanh toán Thanh toán bằng tiền

Phương pháp xác định

giá thanh toán hàng ngày Theo quy định của VSD

Phương pháp xác định

giá thanh toán cuối cùng

Là giá trị chỉ số cơ sở đóng cửa tại ngày giao

dịch cuối cùng của HĐTL

Giá tham chiếu

Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch

liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên)

Mức ký quỹ Theo quy định của VSD

Ngày niêm yết Khi ra mắt hợp đồng

Mã hợp đồng VN30Fyymm có dạng: VN30F – năm đáo hạn – tháng đáo hạn

Ví dụ minh họa: Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 có mã VN30F1709

Trang 29

1.2.2.2 H ệ số nhân và quy mô hợp đồng

Hệ số nhân để quy đổi giá trị điểm chỉ số thành tiền và sẽ quy định quy mô

hợp đồng Hệ số nhân đối với VN30-Index là 100.000 đồng

Công thức xác định quy mô hợp đồng như sau:

Ví dụ minh họa:

Điểm HĐTL chỉ số VN30 đang là 760 Dựa vào công thức xác định giá trị hợp đồng, ta tính được quy mô 1 HĐTL chỉ số VN30 là 100.000 * 760 = 76.000.000 (76 triệu đồng)

1 2.2.4 Đơn vị yết giá/ Bước giá

Đơn vị yết giá không theo giá trị tính bằng tiền mà tính theo điểm chỉ số cơ sở của hợp đồng và được quy định theo từng mẫu hợp đồng cụ thể Với hợp đồng chỉ

Trang 30

Bước giá dao động tối thiểu của hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index là 0,1 điểm chỉ số, tương tự như bước giá giao dịch cổ phiếu

Ví dụ minh họa:

VN30-Index hiện có điểm số 700 điểm, nhà đầu tư có thể đặt lệnh ở các mức điểm số: 700,1 điểm, 700,2 điểm, 699,9 điểm và tương ứng là lượng tiền cần có để mua một hợp đồng tại bước giá đó

1.2.2.5 Biên độ dao động giá

Biên độ dao động giá hợp đồng tương lai được xác định cho từng hợp đồng cụ

thể trong giới hạn giữa giá trần và giá sàn chứ không có một mức biên độ dao động

cụ thể như trên thị trường cổ phiếu niêm yết hay UPCoM Giới hạn lệnh, giới hạn vị thế được quy định theo từng hợp đồng, mẫu hợp đồng và được Sở GDCK Hà Nội công bố trước khi áp dụng Đối với hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu VN30, biên

độ dao động giá là 7%

1.2.2.6 Giá thanh toán hàng ngày (DSP)

Giá thanh toán hàng ngày được VSD sử dụng để tính toán giá trị lãi/lỗ vị thế hàng ngày Giá thanh toán hàng ngày được VSD xác định dựa trên thông tin giá giao dịch HĐTL do SGDCK cung cấp, thông thường sẽ là giá đóng cửa của đợt

khớp lệnh định kỳ đóng cửa Trường hợp giá giao dịch không đáp ứng yêu cầu tính toán, VSD được quyền tính giá lý thuyết để thay thế

1.2.2.7 Giá thanh toán cu ối cùng (FSP)

Đối với HĐTL chỉ số, Giá thanh toán cuối cùng được VSD xác định theo nguyên tắc là giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng

1.2.2.8 Giá tham chi ếu

Giá thanh toán cuối ngày của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trong ngày giao dịch đầu tiên do Trung tâm Lưu ký chứng khoán xác định)

1.2.2.9 V ị thế một chứng khoán phái sinh (Position)

Trang 31

• Nếu nhà đầu tư kỳ vọng giá của tài sản cơ sở (ví dụ chỉ số VN30 Index) sẽ

tăng trong tương lai, nhà đầu tư sẽ mua hợp đồng, được gọi là mở vị thế mua hay

tham gia vị thế mua (bên mua)

• Ngược lại, nếu nhà đầu tư cho rằng giá của tài sản cơ sở sẽ giảm trong tương lai, nhà đầu tư sẽ bán hợp đồng và được gọi là mở vị thế bán hay tham gia vị thế bán (bên bán)

Bảng 1.4 Đặc điểm các loại vị thế trong giao dịch hợp đồng tương lai

Mở vị thế Đáo hạn hợp đồng

Mua Mua hợp đồng tương lai

Mua tài sản cơ sở (Nhận tài sản, thanh toán tiền theo giá hợp đồng tương lai)

Bán Bán hợp đồng tương lai

Bán tài sản cơ sở (Giao tài sản, được thanh toán tiền theo giá hợp đồng tương lai)

Trang 32

Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, chưa được thanh lý hoặc tất toán

Nhà đầu tư mua một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế mua và ngược lại, khi bán một chứng khoán phái sinh được gọi là mở vị thế bán

Ví dụ minh họa: Một nhà đầu tư A mua 10 hợp đồng tương lai

VN30F1709 đáo hạn tháng 09/2017 Như vậy, việc nhà đầu tư A nắm giữ vị thế hợp đồng từ khi tham gia vị thế cho đến khi đóng vị thế hoặc đáo hạn được gọi là vị thế

mở của chứng khoán phái sinh hợp đồng tương lai VN30F1709

1 2.2.9.4 Vị thế đóng một chứng khoán phái sinh

Việc đóng vị thế (hay còn gọi là chấm dứt vị thế một chứng khoán phái sinh) được nhà đầu tư thực hiện khi:

- Nhà đầu tư không còn nhu cầu tham gia hợp đồng

- Nhà đầu tư có nhu cầu chốt lãi/lỗ

- Nhà đầu tư đang nắm giữ số lượng vị thế vượt quá mức quy định

- Nhà đầu tư không đủ khả năng bổ sung ký quỹ theo yêu cầu

Có 2 trường hợp đóng vị thế một chứng khoán phái sinh:

Chẳng hạn, một nhà đầu tư A mua 10 hợp đồng tương lai VN30F1709 đáo hạn tháng 09/2017 Tại thời điểm trước khi đáo hạn, chỉ số đã tăng mạnh và nhà đầu tư

dự đoán chỉ số VN30 Index khó có thể tăng tiếp hoặc thậm chí có thể đảo chiều

giảm điểm, nhà đầu tư A quyết định bán hết số hợp đồng đã mua để chấm dứt vị thế mua dù các hợp đồng tương lai đó chưa đến thời điểm đáo hạn Trường hợp này nhà đầu tư A đã thực hiện đóng vị thế chứng khoán phái sinh với mục đích để chốt lời

Trang 33

Chẳng hạn, một nhà đầu tư A mua 10 hợp đồng tương lai VN30F1709 đáo hạn tháng 09/2017 Nhận thấy chỉ số đang trong xu hướng tăng giá, nhà đầu tư A quyết định giữ hợp đồng đến khi đáo hạn

Tại thời điểm đáo hạn hợp đồng vào tháng 09/2017, nhà đầu tư A thực hiện bán hợp đồng để chấm dứt vị thế mua và thanh toán hợp đồng Trong trường hợp này nhà đầu tư A đã nắm giữ hợp đồng tương lai đến khi đáo hạn

1.2.2.10 Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh (Position limit)

1.2.2.10.1 Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm (Net position)

Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh

đó tại cùng một thời điểm, theo nguyên tắc các vị thế đối ứng (vị thế mua – vị thế bán) của cùng một hợp đồng tương lai có cùng thời điểm đáo hạn trên cùng một tài khoản giao dịch được tự động đối trừ với nhau để xác định vị thế ròng hợp đồng tương lai trong tài khoản giao dịch đó

1.2.2.10.2 Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh

Định nghĩa

Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là vị thế ròng tối đa của chứng khoán phái sinh đó, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại

một thời điểm

• M ục đích

 Giới hạn vị thế được đặt ra nhằm ngăn ngừa việc một cá nhân hoặc tổ chức

có thể nắm giữ số lượng hợp đồng quá lớn, qua đó gây ảnh hưởng đáng kể lên giao

dịch của chứng khoán phái sinh

Trang 34

 Việc sử dụng giới hạn vị thế sẽ giúp duy trì thị trường ổn định và công bằng, qua đó đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh

Trang 35

1.2.2.11 K ỹ quỹ giao dịch

Căn cứ vào quy mô hợp đồng, nhà đầu tư có thể tính toán lượng tiền ký quỹ ban đầu để mua một hợp đồng tương lai Theo quy định của TTLKCK mức ký quỹ ban đầu là 10% giá trị hợp đồng, nghĩa là nếu quy mô hợp đồng là 70.000.000 thì nhà đầu

tư chỉ phải bỏ ra mức ký quỹ ban đầu là 7 triệu đồng để mua được 1 hợp đồng

1.2.2.12 Phương thức giao dịch và thanh toán

1.2.2.12.1 Mở tài khoản giao dịch

Để tham gia giao dịch trên thị trường phái sinh, nhà đầu tư phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán - là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh Nếu nhà đầu tư đã có sẵn tài khoản giao dịch chứng khoán thì chỉ cần mở thêm một tiểu tài khoản, nằm trong tài khoản sẵn có, để giao dịch phái sinh

1 2.2.12.2 Phương thức giao dịch và thanh toán

• Phương thức giao dịch dựa trên nguyên tắc ưu tiên về giá và thời gian, bao gồm:

 Khớp lệnh

 Thỏa thuận

• Phương thức thanh toán: tiền mặt

Khi giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư thanh toán tiền và cổ phiếu cho người bán qua hệ thống thanh toán bù trừ với giá trị đúng bằng giá trị cổ phiếu khớp lệnh Đối với giao dịch hợp đồng tương lai, nếu nhà đầu tư dự đoán chỉ số VN30 sẽ tăng/giảm trong thời gian tới, nhà đầu tư đó sẽ đặt lệnh mua một hợp đồng tương lai Khi chỉ số đó tăng/giảm đúng như dự đoán thì có thể bán hợp đồng đó đi để chốt lãi

Thực chất là nhà đầu tư thực hiện một lệnh bán một hợp đồng tương lai cùng kỳ hạn với hợp đồng đang nắm giữ, tức là nhà đầu tư đang cân bằng vị thế với hợp đồng đang có và tổng vị thế bằng 0, số tiền lãi sẽ được thu về bằng tiền mặt Nếu nhà đầu

tư chưa nắm giữ hợp đồng để cân bằng vị thế thì việc bán hợp đồng mới thực ra lại là mua Nhà đầu tư sẽ phải trả tiền (tiền ký quỹ ban đầu) để có được một hợp đồng

Trang 36

Để chốt lời/cắt lỗ với vị thế đã có thì giao dịch là đóng vị thế (cover/close) bằng hành động ngược với giao dịch trước đó ở hợp đồng có cùng kỳ hạn

1.3 Mối quan hệ giữa chỉ số giá giao ngay và giá hợp đồng tương lai thông qua

mô hình định giá tương lai

1.3.1 Phương trình toán học thể hiện mối quan hệ giữa giá giao ngay tương lai

và giá giao ngay tài sản hiện tại

1.3.1.1 Các khái niệm

• Giá giao ngay k ỳ vọng (E(S T )): Giá giao ngay kỳ vọng là mức giá giao ngay

kỳ vọng của nhà đầu tư tại thời điểm đáo hạn hợp đồng Thông thường mức giá kỳ

vọng này sẽ lớn hơn giá tương lai đối với vị thế giá lên và thấp hơn giá tương lai đối

với vị thế giá xuống

• Ph ần bù rủi ro (E(Φ)): Trong giả định thị trường không chắc chắn và nhà

đầu tư là người e ngại rủi ro, lúc này nhà đầu tư sẽ thỏa thuận một mức giá tương lai

thấp hơn và khoản chiết khấu đó chính là phần bù rủi ro trên tài sản cơ sở

• Chi phí t ồn trữ (s): Đó là các khoản chi phí tồn trữ, bảo quản tài sản nhằm

duy trì lợi ích kinh tế của tài sản trước khi tài sản được chuyển giao cho bên nắm giữ hợp đồng tương lai tại thời điểm đáo hạn hợp đồng Chi phí này sẽ do bên bán

hợp đồng gánh chịu

• Chi phí cơ hội (iS 0 ): Chi phí cơ hội chính là khoản tiền lãi phải mất tính trên

S0 đầu tư vào tài sản trong suốt thời kỳ Mức lãi suất tạm tính trong bài viết sẽ là

mức lãi suất phi rủi ro thực trên thị trường

Bên cạnh đó, đối với các loại tài sản cơ sở tạo ra dòng tiền như cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán… thì tài sản cơ sở còn có thể phát sinh các dòng tiền mặt xuyên suốt thời gian tồn tại của hợp đồng (DT) (ví dụ chi trả cổ tức, tiền lãi trái phiếu…) Đối với các loại tài sản như trên, dòng tiền phát sinh sẽ làm giảm đi chi phí

cơ hội mất đi trên mỗi tài sản và vì vậy, chi phí cơ hội lúc này sẽ phải trừ đi cho bất

kỳ dòng tiền mặt nào nhận được từ tài sản trong thời gian tồn tại của hợp đồng Hiệu

số này (iS0 – DT) được gọi là lãi ròng Mức lãi ròng này có thể mang giá trị âm nếu dòng tiền nhận được vượt trội hoàn toàn so với cơ hội phí của việc nắm giữ tài sản

Trang 37

1.3 1.2 Phương trình toán học thể hiện mối quan hệ giữa giá giao ngay tương lai và giá giao ngay tài sản hiện tại

Phương trình toán học thể hiện mối quan hệ giữa giá giao ngay tương lai và giá giao ngay tài sản hiện tại:

S 0 = E(S T ) - s – (iS 0 - D T ) - E(Φ)

Trong đó: Sự kết hợp giữa chi phí tồn trữ (s) và lãi ròng (iS0 – DT) được gọi

là chi phí lưu trữ (cost of carry) và được ký hiệu là θ

θ = s + iS0 - DT

Như vậy, giá giao ngay hiện tại sẽ phản ánh các khoản chi phí phát sinh, cơ hội

phí, kỳ vọng về giá giao ngay tài sản và những biến động giá tài sản trong tương lai Một điểm cần lưu ý là các nhân tố ảnh hưởng đến giá tương lai không phải lúc nào cũng có sự đồng tác động ở tất cả các loại tài sản cơ sở Với các loại tài sản không lưu kho và giá tài sản không phụ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu hiện tại (điện, năng lượng gió, thủy triều…), mối quan hệ giữa các nhân tố này là không xảy

ra Đối với các loại tài sản mà thời gian tồn kho có thể kéo dài vô hạn như cổ phiếu, kim loại, dầu mỏ… thì giá tương lai được xác định chủ yếu dựa trên cung - cầu, chi phí lưu trữ loại bỏ chi phí tồn trữ và phần bù rủi ro trên giá tài sản Vì vậy, nhà đầu

tư cần nắm vững bản chất của tài sản cơ sở để có thể thiết lập nên các mô hình định giá tương lai dựa trên các nhân tố đầu vào phù hợp nhất

• Chi phí lưu trữ dương nếu chi phí tồn trữ vượt quá phần lãi ròng

• Chi phí lưu trữ sẽ âm nếu phần lãi ròng này đủ lớn để bù đắp được chi phí

tồn trữ

Lúc này, phương trình quan hệ sẽ được viết lại một cách ngắn gọn hơn:

S 0 = E(S T ) – θ - E(Φ)

(Tham kh ảo từ “An introduction to derivatives and risk management” – Don

M.Chance & Robert Brooks)

Trang 38

1.3 2 Mô hình định giá tương lai cho một hợp đồng tương lai tổng thể

1.3.2.1 Phân tích

Để thuận tiện, chúng ta sẽ đưa ra các quy ước về ký hiệu được sử dụng trong

mô hình như sau:

S0: Giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm hiện tại

ST: Giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm đáo hạn hợp đồng

f0(T): Giá tương lai của hợp đồng

fT(T): Giá cả của hợp đồng tương lai tại thời điểm đáo hạn

s: Chi phí tồn trữ

iS0: Chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản

Bây giờ, chúng ta sẽ thực hiện một giao dịch như sau:

 Mua giao ngay một tài sản cơ sở với giá S0

 Bán một hợp đồng tương lai với giá f0(T)

Trong đó, thời gian nắm giữ tài sản cũng chính là thời gian tồn tại của hợp đồng tương lai

• T ại thời điểm ban đầu, giá trị của giao dịch sẽ bằng giá trị của giao dịch giao

ngay cộng với giá trị của hợp đồng tương lai Cụ thể, V0 = S0 + 0 = S0

• Trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng, giao dịch sẽ phát sinh chi phí lưu

trữ

θ = s + iS0 (giả định tài sản không tạo ra dòng tiền)

• T ại thời điểm đáo hạn hợp đồng, nhà đầu tư sẽ bán giao ngay tài sản và

đóng vị thế hợp đồng tương lai Như vậy, tại thời điểm đáo hạn, giá trị của hợp đồng VT = ST - θ – (ST - f0(T)) = f0(T) – θ

Như vậy, giá trị của giao dịch tại thời điểm đáo hạn sẽ bằng f0(T) – θ Điểm cần lưu ý là f0(T), S0, θđều là những con số đã được xác định trước Do đó, giá cả

mà nhà đầu tư phải chi trả để mở vị thế cho giao dịch này phải phản ánh hoàn toàn

Trang 39

lợi ích kinh tế f0(T) – θ mà nhà đầu tư nhận được trong tương lai (tại thời điểm đáo hạn) Vì vậy, giá trị giao dịch tại thời điểm ban đầu phải bằng với hiện giá của giá trị giao dịch tại thời điểm đáo hạn với tỷ lệ chiết khấu chính là lãi suất phi rủi ro Tuy vậy, cần nhớ rằng chi phí lưu trữ đã phản ánh đầy đủ cơ hội phí mất đi khi đầu tư vào giao dịch này, do đó việc điều chỉnh hiện giá đã hoàn toàn được thực hiện trong suốt thời gian tồn tại của hợp đồng Do đó, chúng ta không cần thực hiện bước tính hiện giá như đã nói ở trên

(Tham khảo từ “An introduction to derivatives and risk management” – Don

M.Chance & Robert Brooks)

1.3.2.2 Mô hình định giá tương lai cho một hợp đồng tương lai tổng thể

Trong đó:

f0(T) : Giá tương lai của hợp đồng

S0 : Giá giao ngay của tài sản cơ sở tại thời điểm hiện tại

θ : Chi phí lưu trữ, θ = s + iS0

Như vậy, thông qua giao dịch mô phỏng như trên, chúng ta đã thiết lập nên một mô hình định giá tương lai cho một hợp đồng tương lai tổng thể Giá tương lai bằng với giá giao ngay cộng với chi phí lưu trữ Nếu nhà đầu tư phát hiện sự tồn tại của sự mất cân đối của mối quan hệ này trên thị trường, các hoạt động Arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá) sẽ được thực hiện ngay lập tức

• Nếu f0(T) > S0+ θ, nhà đầu tư sẽ mua giao ngay tài sản và bán một hợp đồng tương lai Giao dịch này sẽ mang lại một khoản lợi nhuận dương bằng f0(T) -

S0 - θ Nhiều nhà đầu tư cùng thực hiện hoạt động này sẽ khiến giá tương lai sụt giảm và giá tài sản gia tăng, và khiến khoản lợi nhuận thu được từ giao dịch này nhanh chóng biến mất

Trang 40

• Nếu f0(T) < S0 + θ, một giao dịch với vị thế ngược lại sẽ được kích hoạt Lúc này nhà đầu tư sẽ mua một hợp đồng tương lai và bán giao ngay tài sản Hoạt động Arbitrage này cũng sẽ khiến giá tương lai và giá giao ngay tài sản cân bằng trở lại và lợi nhuận của giao dịch theo đó sẽ nhanh chóng biến mất

(Tham kh ảo từ “An introduction to derivatives and risk management” – Don M.Chance & Robert Brooks)

1.3.3 Mô hình định giá tương lai của một hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Như đã đề cập ở những phần trên, Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu không

có chi phí tồn trữ nên việc duy trì một hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu sẽ không làm phát sinh chi phí tồn trữ (s) Bên cạnh đó, bản chất của chỉ số cổ phiếu chính là

một thước đo đại diện cho một danh mục đầu tư gồm nhiều loại cổ phiếu được chọn lựa dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể Vì vậy việc nắm giữ hợp đồng tương lai chỉ số

cổ phiếu còn mang lại cho chúng ta những dòng tiền cổ tức xuyên suốt thời kỳ tồn

tại của hợp đồng (DT)

Bây giờ, chúng ta sẽ quay lại với giao dịch đã được đề cập trong mô hình định giá tổng quát:

 Mua giao ngay một chỉ số cổ phiếu với giá S0

 Bán một hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu này với giá f0(T)

Trong đó, thời gian nắm giữ chỉ số cổ phiếu cũng chính là thời gian tồn tại của hợp đồng tương lai

• Tại thời điểm ban đầu, Giá trị giao dịch sẽ bằng giá trị của giao dịch giao

ngay cộng với giá trị của hợp đồng tương lai Cụ thể, V0 = S0 + 0 = S0

• Trong su ốt thời gian tồn tại của hợp đồng, giao dịch sẽ không phát sinh chi phí lưu trữ nhưng sẽ mang lại thu nhập cổ tức cho người nắm giữ (DT)

• T ại thời điểm đáo hạn hợp đồng, nhà đầu tư sẽ bán giao ngay chỉ số cổ

phiếu và đóng vị thế hợp đồng tương lai Như vậy, tại thời điểm đáo hạn giá trị của

Ngày đăng: 21/07/2018, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI (2017), “Futures Contracts” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Futures Contracts
Tác giả: Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn SSI
Năm: 2017
[2] Hu ỳnh Vũ Thùy Dương (2015), “Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và kh ối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường Chứng khoán Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán và khối lượng cổ phiếu giao dịch trên thị trường Chứng khoán Việt Nam
Tác giả: Hu ỳnh Vũ Thùy Dương
Năm: 2015
[3] S ở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Quy tắc xây dựng và qu ản lý Bộ chỉ số HOSE – INDEX” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ chỉ số HOSE – INDEX
Tác giả: S ở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2017
[1] Don M. Chance - Robert Brooks (9 th Edition), “An introduction to Derivatives and Risk Management”, Cengage Learning Sách, tạp chí
Tiêu đề: An introduction to Derivatives and Risk Management
[2] Anders Thomsen – Rune Sandager – Andreas Vig Logerman – Jannick Severin Johanson – Steffen Haldrup Andersen (2013), “Introduction to Eviews 6.0/ 7.0”, Aarhus University Sách, tạp chí
Tiêu đề: Introduction to Eviews 6.0/ 7.0
Tác giả: Anders Thomsen – Rune Sandager – Andreas Vig Logerman – Jannick Severin Johanson – Steffen Haldrup Andersen
Năm: 2013
[3] Chakriss Kaewmongkolsri (2011), “Lead – lag relationship and price discovery in KTB Spot and KTB Futures Markets”, Thammasat University, Bangkok, Thailand Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lead – lag relationship and price discovery in KTB Spot and KTB Futures Markets
Tác giả: Chakriss Kaewmongkolsri
Năm: 2011
[4] Zukarnain Zakaria – Sofian Shamsuddin (2012), “Relationship between Stock Futures Index and Cash Prices Index: Empirical Evidence Based on Malaysia Data”, Journal of Business Studies Quarterly.TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINHT Ế HU Ế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Relationship between Stock Futures Index and Cash Prices Index: Empirical Evidence Based on Malaysia Data
Tác giả: Zukarnain Zakaria – Sofian Shamsuddin
Năm: 2012

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w