1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY THÍ NGHIỆM CỐM TẦNG SÔI KIỂU MẺ

44 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 646,15 KB

Nội dung

Để có được một sản phẩm cốm đạt chất lượng và ổn định, quy trình chế biến cốm phụ thuộc rất nhiều vào các công đoạn : ngâm gạo, hấp, sấy, thêm gia vị, mà trong đó công đoạn sấy là một tr

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY SẤY THÍ NGHIỆM CỐM TẦNG SÔI KIỂU MẺ

Họ và tên sinh viên : TRẦN BÍCH THUỶ Giáo viên hướng dẫn: TS NGUYỄN VĂN HÙNG Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Niên khoá : 2005 - 2009

Tháng 7/ 2009

Trang 2

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu đời sống là một yếu tố cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Để có được một sản phẩm cốm đạt chất lượng

và ổn định, quy trình chế biến cốm phụ thuộc rất nhiều vào các công đoạn : ngâm gạo, hấp, sấy, thêm gia vị, mà trong đó công đoạn sấy là một trong những công đoạn không kém phần quan trọng quyết định nên chất lượng của sản phẩm

Với phương pháp làm cốm truyền thống : cơm được trải đều trên khay và rang chung với cát Phương pháp này đơn giản và rẻ tiền nhất, tuy nhiên phương pháp này tốn nhiều công lao động, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, năng suất không cao Phương pháp sấy này chỉ thích hợp cho những quy mô sản xuất nhỏ, lẻ và yêu cầu chất lượng sản phẩm không cao Trong tình hình kinh tế hiện nay thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao nên phương pháp này không còn phù hợp nữa

Để đáp ứng được các yêu cầu mà phương pháp truyền thống chưa đạt được phải nói đến một phương pháp sấy sử dụng không khí sấy từ quạt đó là phương pháp sấy tầng sôi với các ưu điểm sau:

™ Máy chiếm ít mặt bằng, kết cấu gọn, dễ chế tạo hơn

™ Hạt chuyển động trong buồng sấy dễ dàng

™ Ẩm độ hạt sau khi sấy đồng đều, do toàn bộ bề mặt hạt tiếp xúc rất tốt với khí sấy

Ngoài ra, để tiết kiệm được thời gian, chi phí sản xuất và đầu tư máy móc nếu một nhà máy sấy đồng thời nhiều loại vật liệu khác nhau ta cần một thiết bị sấy điều chỉnh được nhiệt độ và tốc độ sấy phù hợp với từng loại vật liệu

Nhằm đáp ứng được các yêu cầu từ thực tế trên, được sự cho phép của nhà trường, Ban Chủ Nhiệm khoa cơ khí - công nghệ cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Hùng và kỹ sư Lê Tấn Đức, em được thực hiện đề tài :

“ Tính toán thiết kế máy sấy thí nghiệm cốm tầng sôi kiểu mẻ ”

Trang 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

¾ Khảo sát nhanh quá trình chế biến cốm hiện có

¾ Thực hiện một số thí nghiệm nhằm xác định các thông số ban đầu làm cơ sở thiết kế

¾ Tính toán thiết kế máy sấy thí nghiệm cốm tầng sôi kiểu mẻ

1.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:

Bước đầu sấy thí nghiệm cốm Từ đó ứng dụng sấy cho các nguyên vật liệu khác nhau như ngũ cốc, nguyên vật liệu hoá học (hạt polime,…)

Chương 2

TỔNG QUAN

Trang 4

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng gia công của thiết bị được nghiên cứu là gạo nếp (đã được nấu chín, phơi khô tự nhiên và được cán rời hạt) Do đó, một số vấn đề sẽ được nghiên cứu như sau:

• Thành phần, tính chất của hạt gạo nếp

• Quy trình công nghệ chế biến cốm

• Máy sấy thí nghiệm cốm kiểu tầng sôi

Tên khoa học của nếp là Oryza Sativa Một chén nếp đã nấu chín 200g có chứa 169 calories, 3,5g protein, 37 carbohydrate, 1,7 chất xơ, 9,7cmg selenium và 0,33g chất béo

Trang 5

thư ruột già, ung thư vú và một số bệnh tiêu hóa khác Ngày nay, các nhà khoa học Tây phương đã khuyên rằng, trong khẩu phần ăn hàng ngày, Carbohydrates nên chiếm

từ 50%-60% tổng số năng lượng

Carbohydrates được chia ra làm hai loại tùy theo cấu trúc hóa học và khả năng tiêu hóa

ƒ Carbohydrates Đơn:

Có nhiều dạng như là fructose, glucose (còn gọi là dextrose) maltose, lactose

và cồn (alcohols) sorbitol và xylitol

và tinh thần) Ngoài nhiệm vụ cấu tạo cơ thể, protid còn là nguồn cung cấp năng lượng Trong cơ thể, 1gam protid sau khi đốt cháy hoàn toàn sẽ cung cấp cho cơ thể 4 Kcal Theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỷ lệ protid trong khẩu phần nên

khoảng 12% tổng số năng lượng

Các loại gạo Việt Nam có hàm lượng Protêin chủ yếu trong khoảng 7- 8% So với các loại gạo khác thì hàm lượng protein trong gạo nếp cao hơn 6,8%

2.1.2.3 Lipit:

Lipit là nguồn sinh năng lượng quan trọng : 1 gam lipit khi đốt cháy trong cơ thể cho 9 Kcal Theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỷ lệ chất béo trong khẩu phần nên khoảng 18% tổng số năng lượng

Lipit có chủ yếu ở lớp vỏ gạo Nếu ở gạo xay là 2,02% thì ở gạo đã xát chỉ còn 0,52%, so với các loại gạo khác, gạo nếp có hàm lượng chất béo cao hơn 20% Trong 100g gạo nếp có 1,5g lipid

2.1.2.4 Vitamin:

Trang 6

Trong gạo nếp còn có một số vitamin nhất là vitamin nhóm B như B1, B2,B6, Trong 100g gạo nếp có 0,45 mg B1 ( trong đó ở phôi 47%, vỏ cám 34,5%, hạt gạo 3,8%), 0,12mg B2, 3,82mg PP

2.1.2.5 Tinh bột:

Hàm lượng tinh bột 62,4% Là nguồn chủ yếu cung cấp calo Giá trị nhiệt lượng của lúa nếp là 3594 calo Tinh bột được cấu tạo bởi Amylose và amylopectin Amylopectin có cấu tạo mạch ngang và có nhiều ở gạo nếp

2.1.2.6 Glucid:

Vai trò dinh dưỡng của glucid là cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động Theo đề nghị của Viện Dinh Dưỡng quốc gia, tỷ lệ glucid trong khẩu phần nên khoảng 70% tổng số năng lượng Trong 100g gạo nếp có 74,9g glucid

2.1.2.7 Khoáng chất:

Gạo nếp có nhiều muối khoáng, trong 100g gạo nếp có: 32mg canxi; 98mg

photpho; 89mg Na; 202mg K; 66mg Ca; 96mg Mg; 328mg P; 2,6mg Fe

2.1.2 So sánh thành phần hoá học của lúa, gạo:

Dưới đây là bảng 2.1 so sánh về thành phần hoá học của hạt lúa và hạt gạo :

Bảng 1: Thành phần hoá học trong 100g thóc, gạo:

Thành phần hoá học Hạt lúa Gạo lức Gạo trắng

2.1.3 Nhiệt dung riêng:

Nhiệt dung riêng của gạo trong khoảng 1,3 đến 2,0 kJ/kg.K khi ẩm độ hạt thay đổi từ 10% đến 20 % cơ sở ướt

Trang 7

2.1.4 Độ dẫn nhiệt:

Độ dẫn nhiệt của gạo nằm trong khoảng 0,86 – 1,8 W/m.K

2.1.5 Quy trình công nghệ sản xuất cốm:

2.1.5.1 Giải thích quy trình:

a) Vo, rửa sạch gạo:

Gạo được vo rửa khoảng 3 lần cho sạch hết chất bẩn bám bên ngoài hạt cũng như các chất hóa học còn sót lại trong quá trình trồng trọt để đảm bảo an toàn cho

Hấp

Phơi

Cán rời hạt

Rang

Thêm gia

vị

Cốm Gạo nếp

Vo, rửa sạch

Trang 8

người sử dụng, đồng thời việc vo rửa còn có tác dụng giúp cho hạt gạo mềm, dễ hút nước và trương nở khi nấu

Hình 2: gạo nếp đã vo sạch

b) Hấp:

Hấp là quá trình sử dụng nhiệt độ cao để hồ hóa và làm chín tinh bột, giúp giải phóng các hạt tinh bột nếp ra khỏi lớp vỏ bọc bên ngoài, đẩy nhanh quá trình hấp thụ nước của các hạt tinh bột, khi đó các phân tử nước xâm nhập vào giữa các phân tử tinh bột có kích thước lớn làm cho liên kết giữa các phân tử này bị yếu đi, kết quả là các phân tử tinh bột bị trương lên làm cho hạt nếp khi chín sẽ trương nở, trở nên mềm, trong hơn và có độ dính cao hơn Hạt cơm khi chín không được quá khô hay quá nhão, điều này phụ thuộc vào lượng nước cho vào trong quá trình nấu, nếu lượng nước quá nhiều sẽ làm cơm bị nhão, dễ nát, nhưng nếu lượng nước quá ít sẽ làm cho các hạt nếp không hút đủ nước và làm cho quá trình hồ hóa không hoàn toàn Do đó cần tính toán lượng nước cho vào sao cho phù hợp với từng loại nếp sử dụng, thông thường có thể theo tỷ lệ 1:1

Hình 3: Gạo nếp đã hấp chín

Trang 9

c) Phơi:

Cơm được phơi để làm giảm bớt độ ẩm giúp tăng độ dòn khi rang do trong quá trình này một phần nước thoát ra làm thay đổi cấu trúc cơm, đồng thời còn làm giảm khối lượng và thể tích cơm giúp quá trình rang dễ thực hiện hơn

Hình 4: cơm nếp sau khi phơi

Cốm sau khi rang xong sẽ được thêm gia vị cho phù hợp khẩu vị yêu cầu

2.1.5.2 Những biến đổi hoá sinh của gạo trong quá trình hấp:

Trong quá trình hấp ở hạt gạo đồng thời xảy ra nhiều quá trình biến đổi hoá

sinh phức tạp, ba quá trình sau đây là phổ biến nhất:

a) Sự hút nước của các cấu tử thành phần trong hạt gạo: Trong quá trình hấp, do

tác dụng đồng thời của nước và nhiệt mà hạt gạo hút nước rất mạnh Vận tốc hút nước

Trang 10

của từng cấu tử thành phần rất khác nhau Kết quả cuối cùng là hạt gạo trương nở, có cấu trúc mềm dần

b) Sự hồ hoá tinh bột gạo:

Hạt gạo mềm ra và tăng độ dẻo sau khi nấu Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, trong môi trường hơi nước các phần tử tinh bột bị hồ hoá Độ dẻo tăng lên rõ rệt Các phần tử tinh bột trương nở tách xa nhau dần dần theo thời gian chịu tác dụng của nhiệt

độ cao

c) Sự khuyếch tán một số chất hoà tan trong môi trường hơi nước:

Các chất có thể hoà tan trong môi trường hơi nước sẽ khuyếch tán vào môi trường hấp Thời gian hấp càng kéo dài thì hàm lượng các chất hoà tan cũng tăng dần Trong giai đọan đầu của quá trình hấp, do hàm ẩm của phần phía trong gạo thấp hơn ở phía ngoài nên một số chất hoà tan có xu hướng đi vào phía trong, sau đó quá trình xảy

ra theo chiều ngược lại, các chất hoà tan đi vào môi trường hấp

Các quá trình hoá sinh học xảy ra trong hạt gạo trong khi hấp cơm diễn ra khá phức tạp, nhiều biến đổi hoá sinh xen kẽ và đan chéo nhau

2.1.6 Vật ẩm:

2.1.6.1 Khái niệm vật ẩm:

Vật ẩm là những vật có thể chứa một lượng chất lỏng nhất định Vật ẩm bao gồm vật khô tuyệt đối và vật ẩm Ẩm trong vật thường là nước, trường hợp đặc biệt là dung môi hữu cơ Tỷ lệ dạng hơi rất nhỏ có thể bỏ qua Những vật có khả năng chứa

ẩm đều là vật xốp Các hang xốp trong vật là những chỗ trống chứa không khí có khả năng chứa ẩm Khi tiếp xúc với không khí ẩm, hơi nước sẽ xâm nhập vào các hang xốp

Trang 11

M, : Ẩm độ hạt tính theo cơ sở ướt và cơ sở khô, %;

: Khối lượng hạt, g;

: Khối lượng nước chứa trong hạt, g;

: Khối lượng chất khô trong hạt, g;

™ Tầm quan trọng của ẩm độ hạt:

- Ẩm độ khối hạt là yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian bảo quản

- Ẩm độ hạt là chỉ tiêu quan trọng trong việc mua bán nông sản

Phương pháp tủ sấy là phương pháp chính xác nhất (±0,2%)và là phương pháp chuẩn

để so sánh với các phương pháp khác Nhược điểm là tốn thời gian

ƒ Phương pháp gián tiếp:

Người ta gián tiếp xác định ẩm độ hạt bằng cách đo điện trở hoặc điện dung hạt vì chúng thay đổi theo ẩm độ hạt

Phương pháp này nhanh chóng, đọc được ẩm độ hạt sau vài giây Nhược điểm

là độ chính xác không cao, vì tùy thuộc vào hình dạng, kích thước hạt, độ bẩn, … Ở khoảng ẩm độ thấp, sai số có thể chỉ ±0,3% nhưng ở ẩm độ cao sai số có thể đến

G = + 2

%100

*

2

K

O H

Trang 12

C T K

Rh Ln M

1

) (

*

) 1 (

* 100

F E

™ Ý nghĩa của ẩm độ cân bằng:

- Là cơ sở của phương pháp sấy bảo quản, xác định độ ẩm bào quản hạt trong

các môi trường khác nhau

- Xác định giới hạn quá trình sấy, tránh trường hợp sấy quá khô hoặc sấy không

đạt độ ẩm yêu cầu

- Tránh không cho nấm mốc phát triển

™ Các mô hình toán về ẩm độ cân bằng:

Các kết quả thực nghiệm được biểu thị bằng một phương trình toán học Sau

đây là hai dạng được sử dụng nhiều nhất:

Trang 13

100

% 100

a k

a a

G G

G G

ωω

Trang 14

Là lượng ẩm chứa trong 1 3

Độ ẩm cân bằng của vật ẩm trong môi trường không khí có độ ẩm tương đối

ϕ = 100% gọi là độ ẩm tới hạn W th Độ ẩm này là giới hạn của quá trình hấp thụ ẩm của vật hay là giới hạn của độ ẩm liên kết Sau đó muốn tăng độ ẩm của vật phải nhúng vật vào trong nước hoặc có nước ngưng tụ trên bề mặt vật Ẩm xâm nhập vào vật sau này gọi là ẩm tự do

Hình 6: Trạng thái tương tác giữa vật ẩm và môi trường

Ẩm tự do chứa trong vật không hạn chế Ẩm tự do chứa trong các hang xốp lớn hoặc dính ướt trên bề mặt vật Như vậy, dải ẩm chứa trong vật là 0 ÷ω chia ra 2 phần:

- Phần ẩm từ 0 ÷ωk là ẩm liên kết

- Phần ẩm từ ωk ÷ω là ẩm tự do

2.1.7 Phương trình đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy:

Trang 15

Sự phụ thuộc hàm lượng ẩm của vật liệu vào thời gian sấy được gọi là đường cong sấy

Hình 7: Đường cong sấy và đường cong tốc độ sấy

Theo định nghĩa của tốc độ sấy

dt

dω, thì tốc độ sấy là lượng phần trăm ẩm

thoát ra ứng với một đơn vị diện tích bề mặt vật liệu sấy trong một đơn vị thời gian

¾ Gian đọan đối nóng vật liệu (AB): đốt nóng vật liệu trong quá trình sấy

là thực hiện cung cấp nhiệt từ bên ngoái cho bề mặt vật liệu và phân bố nhiệt lượng đó cho toàn bộ thể tích vật liệu, để nâng nhiệt độ vật liệu đó đến nhiệt độ hơi ẩm Trong quá trình này hàm lượng ẩm thay đổi rất chậm và thời gian diễn ra rất nhanh

¾ Giai đoạn sấy đẳng tốc (BC): trong giai đoạn sấy đẳng tốc, nhiệt độ bề mặt không thay đổi, tốc độ hơi không thay đổi, hàm ẩm vật liệu giảm tuyến tính theo thời gian sấy Vật liệu sấy này sẽ tiếp tục kéo dài đến khi

sự bay hơi trên bề mặt thoáng lớn hơn sự bay hơi trên bề mặt vật liệu hoặc ẩm độ vật liệu đạt đến độ ẩm tới hạn

¾ Giai đoạn sấy giảm tốc (CE): Khi độ ẩm của vật liệu đạt đến giá trị tới hạn thì tốc độ sấy giảm dần và đường cong sấy chuyển từ đường thẳng sang đường tiệm cận và nó giảm đến độ ẩm cân bằng, khi đó hàm ẩm trong vật liệu không giảm nữa và =0

Trang 16

2.1.8 Xác định thời gian sấy:

O H lt

D

U t

d : tỷ lệ ẩm của không khí sấy

2.1.9 Các thông số trong không khí ẩm:

P : phân áp suất của hơi nước khi không khí ẩm đó đạt trạng thái bão hoà, N / m2

Độ ẩm tương đối đặc trưng cho trạng thái bão hoà của không khí ẩm

c) Độ chứa hơi:

Trang 17

Là tỷ số giữa lượng hơi nước chứa trong không khí ẩm đang khảo sát với lượng không khí khô có trong không khí ẩm đó, kí hiệu d (kg/kgkkk)

, (%)

Trong đó:

: lượng hơi nước có trong không khí ẩm, kg

: lượng không khí khô có trong không khí ẩm, kg

d) Entanpi của không khí ẩm:

Entanpi của không khí ẩm bằng tổng entanpi của không khí khô và hơi nước chứa trong không khí ẩm đang xét

.i d r C t

d

Với: r - nhiệt ẩn hoá hơi của hơi nước, r≈2500kJ/kg

C ph- nhiệt dung riêng hơi nước, C ph ≈ 1 , 9kJ/kgK

k

h

P P

P G

G

d

.

622

Trang 18

- Phương pháp tự nhiên: sử dụng năng lượng mặt trời và gió để làm khô vật phẩm

+Ưu điểm: đơn giản, giá thành thấp

+Nhược điểm: phụ thuộc vào khí hậu của từng vùng, miền, tiêu tốn nhiều công lao động, bị động, chất lượng không đảm bảo

- Phương pháp nhân tạo: dùng thiệt bị sấy làm bốc ẩm ra khỏi nguyên liệu

+Ưu điểm: năng suất cao, chủ động được quá trình sấy, chất lượng sản phẩm tốt

+Nhược điểm: phức tạp, chi phí cao

2.1.11 Tính lượng nước tách ra trong quá trình sấy:

d

c d c c

c d d

W

W W G W

W W G U

Trong đó: G d: khối lượng ban đầu của cơm, kg

G c: khối lượng cơm sau khi sấy, kg

W , d W c: độ ẩm ban đầu và cuối của cơm, kg

2.1.12 Ẩm độ của cơm cháy:

100

*

d

c d

m

m m

Trong đó: m d: khối lượng cơm ban đầu, g

m c: khối lượng cơm lúc cuối, g

2.1.13 Tính lưu lượng không khí mà quạt cung cấp trong quá trình sấy:

k s

h

K U L V

ρ

* 3600

U: lượng nước tách ra trong quá trình sấy, kg

L: lượng không khí khô nhận 1 kg hơi nước trong quá trình sấy, kgkkk/kgH2O

Trang 19

2.1.14 Xác định những tổn áp của hệ thống sấy:

a) Tổn áp do ma sát:

Phát sinh tổn thất ma sát là do tác nhân sấy thực tế có độ nhớt khi chuyển động; do đó, tổn thất do ma sát xảy ra theo toàn bộ chiều dài ống dẫn Tổn áp do ma sát thuộc chế độ chuyển động của tác nhân và độ nhám của ống dẫn

2

2

ong ms

v d

ƒ : khối lượng riêng của khí , kg/ , thường lấy ở đktc = 1,2 kg/

ƒ v ong : vận tốc của khí trong ống dẫn , m/s

F

Q

v ong = với F: diện tích mặt cắt ngang của ống, m/s

Q: lưu lượng không khí sấy, m /3 s

b) Tổn áp cục bộ:

Các trở lực cục bộ phát sinh khi sự chuyển động bình thường của dòng bị phá

vỡ cục bộ: đột mở, đột thu, đổi hướng, …

D

Le v f

P c

2

2 ρ

= Δ

ƒ Le: chiều dài tương đương

- Khi đột mở, dòng không kịp điền đầy toàn bộ không gian mà tạo vùng xoáy kéo theo tổn thất năng lượng gọi là tổn thất năng lượng do va đập

Trang 20

)( m

ƒ Các phần tử mịn lẫn trong khối hạt: nhiều tạp chất mịn thì ΔP hat tăng;

ƒ Ẩm độ hạt: Ẩm độ giảm thì ΔP hat tăng;

ƒ Cách độ hạt vào: hạt bị nén thì ΔP hat tăng

Hình 8: Sơ đồ xác định tổn thất áp suất xuyên qua lớp hạt

2.1.15 Máy sấy kiểu tầng sôi:

a) Tổng quan về phương pháp sấy tầng sôi :

Khác với các phương pháp sấy khác, sấy tầng sôi có các ưu điểm sau:

™ Máy chiếm ít mặt bằng, kết cấu gọn, dễ chế tạo hơn

™ Hạt chuyển động trong buồng sấy dễ dàng dù độ ẩm hạt rất cao và có chứa nhiều tạp chất

Trang 21

™ Ẩm độ hạt sau khi sấy đồng đều, do toàn bộ bề mặt hạt tiếp xúc rất tốt với khí sấy

Bên cạnh đó, việc điều khiển nhiệt độ và tốc độ sấy cũng có ý nghĩa to lớn trong việc sản xuất các sản phẩm sấy Bên cạnh nhiều cách điều chỉnh khác nhau, có thể sử dụng mạch điện để điều chỉnh tốc độ quay của quạt, qua mạch điện dùng điện trở để điều chỉnh nhiệt độ sấy, khi nhiệt độ trong buồng sấy cao hơn nhiệt độ yêu cầu thì điện trở sẽ tự động ngắt để giảm nhiệt độ xuống bằng mức yêu cầu, nếu nhiệt độ trong buồng sấy thấp hơn nhiệt độ yêu cầu thì điện trở sẽ tự đốt nóng đến nhiệt độ yêu cầu

b) Đặc trưng của quá trình sấy tầng sôi:

Đặc trưng của quá trình sấy tầng sôi là truyền nhiệt theo phương pháp đối lưu, vật liệu sấy ở thể sôi trao đổi nhiệt ẩm với dòng tác nhân sấy nhưng không bay theo tác nhân sấy Khi tốc độ tác nhân sấy nhỏ, lớp hạt vẫn nằm yên, lúc này nó trở thành

hệ thống sấy khay Nếu tốc độ tác nhân sấy đạt được một giới hạn nào đó thì lớp hạt trên lưới buồng sấy ở chế độ sôi, khi đó chúng ta có hệ thống sấy tầng sôi Nếu áp lực dòng tác nhân sấy đủ lớn và cuốn toàn bộ lớp hạt bay theo, bấy giờ chúng ta có hệ thống sấy khí động

c) Một số máy sấy tầng sôi:

Máy sấy tầng sôi liên tục MSTS - 1: Năng suất: 1 tấn/ giờ do Khoa Cơ khí – Công nghệ Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh thiết kế, chế tạo và lắp đặt từ năm 1995

™ Sơ đồ:

1

2

3

Trang 22

Hình 9: sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy sấy MSTS - 1

Khi tăng lưu lượng không khí đến một lúc nào đó, các hạt bắt đầu lơ lửng trong dòng khí đi lên Lớp hạt được xem như vừa chớm sôi Vận tốc khí lúc này là tối thiểu

Khi vận tốc khí cao hơn, xuất hiện các bong bóng khí lớn bên trong hạt làm cho các hạt được đẩy lên rồi rơi xuống nên được trộn đều một cách liên tục tạo ra sự đồng đều nhiệt độ của toàn lớp Đây là trạng thái sôi

Nếu tăng vận tốc khí đến một giá trị nào đó, các hạt trở nên lơ lửng hoàn toàn trong không khí, đây là trạng thái tới hạn Tăng vận tốc khí vượt qua trạng thái này thì các hạt sẽ di chuyển theo dòng khí ra ngoài

Ngày đăng: 19/07/2018, 08:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Văn Chước, 2006, Thiết kế hệ thống thiết bị sấy, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội Khác
2. Nguyễn Văn Hùng, 2006, Bài giảng kỹ thuật thực phẩm, Trường Đại Học Nông Lâm Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
3. Nguyễn Văn Lụa, 2006, Kỹ thuật sấy vật liệu, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh Khác
4. Nguyễn Văn May, 2007, Giáo trình kỹ thuật sấy nông sản thực phẩm, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Khác
5. Nguyễn Văn Xuân, 2007, Bài giảng Bài giảng nhiệt kỹ thuật phần 2, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
6. Nguyễn Văn Xuân, 2007, Bài giảng Bài giảng nhiệt kỹ thuật phần 3, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
7. Nguyễn Văn Xuân, 2007, Bài giảng nhiệt kỹ thuật phần 1, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Khác
8. Phan Hiếu Hiền, 2006, Thiết bị sấy và bảo quản nông sản, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM Khác
9. Phan Hiếu Hiền, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Hùng Tâm, Lê Văn Bạn, Trương Vĩnh, 2000, Máy sấy hạt ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghiệp Khác
10. Trần Hữu Quế, 2000, Vẽ kỹ thuật cơ khí Tập 1 và 2, NXB Giáo dục Hà Nội Khác
11. Trần Văn Phú, Lê Nguyên Đương 1991, Kỹ thuật sấy nông sản, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.Tài liệu tiếng Anh Khác
12. B.R Champ and E.Highley. Preserving Grain Quality by Aeration and In- store Drying. Proceedings of an International sermina held at KualaLumpur, Malaysia, 9-11 October 1985.Website Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w