Sách Á ĐôngSách Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa này đã được hai môn nhân của tác giả là Trương Chứng và Phương Thế Minh dịch ra Việt văn xong và đề ngày 08 tháng 04 năm 1963, tức là trước khi tác giả từ trần (26 tháng 10 năm 1964)Sách Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa này đã được hai môn nhân của tác giả là Trương Chứng và Phương Thế Minh dịch ra Việt văn xong và đề ngày 08 tháng 04 năm 1963, tức là trước khi tác giả từ trần (26 tháng 10 năm 1964)
Trang 11
VIỆT NHÂN LƯU THỦY
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA
Nguyên tác : Hán văn
Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu dịch
Phục bản 2012 : Huỳnh Hiếu Nghị
2003 – 2012
Trang 2
*Theo thứ tự thời biểu tham gia nhóm
Trang 33
VIỆT NHÂN LƯU THỦY
(1887 – 1964)
PHỤC HỒI CỔ THÁNH CHI CHÂN THUYÊN, TẬN TẨY TƯƠNG DUYÊN CHI LẬU TẬP, KHỞI BẤT KHOÁI NHIÊN ?
Việt Nhân Lưu Thủy TẠM DỊCH:
Mong có được kẻ sĩ ham học nghĩ sâu, Phục hồi lời dạy Chân Thật của Cổ Thánh, Rửa sạch các tệ lậu tiếp theo nhau,
Há chẳng vui sao ?
Trang 4Tôi được đọc bản dịch (đánh máy) năm 1973, và từ đó nội dung sách khuyến khích tôi kiên trì học tập Đông Y theo đề xướng của tác giả Tiếc rằng bản thân năng lực yếu kém, mãi đến nay chưa có được tâm đắc đáng kể Tuy nhiên, sau mỗi bước học tập, tôi càng thêm khẳng
định : giá trị sách này là “ngàn năm có một “, nếu được người đủ tâm ý và năng lực dùng nó để nghiên cứu Thương Hàn Luận thì nền Đông Y nhất định sẽ khởi sắc đúng như kỳ vọng của tác
giả
Đông Y và Tây Y là một cặp Âm Dương, phải quân bình đúng theo học thuyết, thì nền y
học của Thế giới Nhân loại mới được vững vàng không què quặt Muốn được như vậy, Đông Y
phải thực sự là Đông Y Đông Y không thể bị hạn chế bởi không gian như của một dân tộc, cũng
như không thể bị giới hạn bởi thời gian như chỉ là cổ truyền.Đông Y phải xứng danh là nền y học
phát xuất từ phương Đông của Địa cầu (đối lập với phương Tây) và từng trải suốt xưa nay
Kinh Dịch,Hệ từ truyện nói:“Hình nhi thượng giả vị chi Đạo,hình nhi hạ giả vị chi Khí ”,
tạm dịch là “Từ hình [tượng] tóm lên trên gọi là Đạo (bản thể), từ hình [tượng] tỏa xuống dưới gọi là Khí (dụng cụ) Trên với dưới, Đạo với Khí cũng là cặp Âm Dương, vì thế Tạo hóa đã tự nhiên phân công Tây Y sở trường về Y Khí, còn Đông Y trách nhiệm sở trường về Y Đạo
Từ ngàn năm trước cho đến hôm nay, Tây Y theo đà tiến bộ của Khoa học Kỹ thuật, đã
đưa nền y học gọi là Thực nghiệm, tiến đến chỗ cực kỳ phân tích, rõ là rất thành công đúng
theo hướng “tán vạn thù” ! Còn Đông Y thì trái lại, vận dụng kém những nguyên lý ngàn đời,
khiến cho nền y học gọi là Khí hóa không còn đủ tính hệ thống,rõ là thất bại do đánh mất
hướng“qui nhất bản” của mình !
Trang 55
Vì sao như vậy ? Tác giả nói : “Từ sau đời Trọng Cảnh truyền thống Y đạo bị thất truyền” Sách vở còn sờ sờ đó, sao lại bảo thất truyền ? là nói các thầy thuốc sau này không thừa kế được “bản nghĩa” của sách, cho nên dắt nhau đi theo các con đường nhỏ hẹp, bày ra
chủ trương này, học phái nọ, làm cho giá trị thực sự của Đông Y mai một dần Tác giả lại nói : “
Học Y mà không khảo cứu Thương Hàn là tự dối mình, dối người ”bởi vì“ Âm Dương là vật thần diệu khôn lường, chỉ có Thương Hàn Luận mới nói lên được ”
Tác giả không nói suông, người đã để lại đời 2 quyển Thương Hàn Luận Bản Nghĩa và
Tạp Bệnh Luận Bản Nghĩa, ai có xem qua nội dung mới thấy công phu học tập và tấm lòng thiết tha vì y đạo của người Chu đáo hơn nữa, người còn viết sách “Á Đông Thương Hàn Giáo Khoa” này, để hổ trợ thêm cho người học “ bản nghĩa ”
Những năm gần đây, tôi có nhờ người bạn cùng học, cư sĩ Phạm văn Nam, trợ giúp trong việc đọc nguyên văn và so sánh với bản dịch đã kể trên, thấy có chỗ không hợp với bản ý,
có đoạn thiếu sót, nhất là có nhiều chỗ tác giả đã sửa lại nhưng bản dịch vẫn theo như khi chưa sửa; cho nên tôi không ngại mình chữ nghĩa thô thiển, cố gắng dịch lại sách này, chỉ mong bớt
được các điểm yếu vừa kể; nhằm mục đích duy nhất là : thọ nhận ân ích người trước, làm cầu nối tiếp sức cho người sau, có tư liệu dễ đến gần và lĩnh hội được bản ý của tác giả tốt hơn mà
thôi
Vì là sách giáo khoa, ngoài lời (văn) của tác giả, có dẫn chứng nhiều nguyên văn của Trọng Cảnh, nên tôi trình bày phân rõ phần này và sau các đoạn có liên quan, ghi thêm con số
(trong dấu ngoặc) là con số thứ tự của các tiết nguyên văn trong sách Thương Hàn Luận Bản
Nghĩa để người đọc tiện tham khảo
Ngày 19 Tháng 07 Năm 2003
Lương Y Huỳnh Hiếu Hữu
Trang 6
giải Thương Hàn của người Nhật cũng như sách Thương Hàn bản nhỏ của các đại gia gần đây ở
Trung Quốc, tôi đều tìm tòi nghiên cứu đến, những mong cầu được chỗ “đại dục” của mình
Nhưng rồi dần dà năm tháng qua đi, cuối cùng không tầm đắc được gì
BÀI THỨ 2
TIỀN ĐỀ (2)
Thế rồi gấp sách lại, trầm tư nghĩ rằng người xưa làm sách phần nhiều đề xuất bản ý ở
trong lời tựa, bấy giờ nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần, bỗng nhiên giác ngộ Trọng Sư bảo rằng soạn
dùng Tố Vấn Nan Kinh để làm sách Thương Hàn, là tuân theo cựu huấn của Hiên Viên, Kỳ Bá và
Việt Nhân Biển Thước, thế mà Ngài lại bài xích đau đớn những thời y thủy chung thuận cựu
Vậy thì, Trọng Sư là người thuận cựu hay người cải tiến ?
Trang 7
7
BÀI THỨ 3
TIỀN ĐỀ (3)
Lại tiến lên một bước, đến câu bảo rằng “Tìm kiếm những điều sưu tập của tôi”, tôi bèn
hết sức tìm tòi trong chỗ biện biệt Lục Kinh, thấy không hoàn toàn dựa vào Lục Khí Ngộ cực rồi
đến nghi, nghi cực rồi đến ngộ, tôi bèn trở lại tìm trong Tố Vấn Nhiệt Bệnh Luận, Nan Kinh Ngũ
Thập Bát Nạn, thì thấy cái ý tứ này là tùy thời lập luận để thích ứng với nhu cầu tật bệnh
đương đại, nhưng thảy đều phù hợp với nhau
BÀI THỨ 4
TIỀN ĐỀ (4)
Giác ngộ rồi, tôi mừng rỡ khôn xiết, đập bàn hô lớn rằng : “ Được rồi ! Được rồi ! ”Đấy là chỗ đại đồng trong y đạo của bốn vị thánh nhân, là chỗ tiểu dị trong y đạo của các ngài; là chỗ tùy thời cứu đời của các ngài Được ! Được rồi ! chính là chỗ chúng tôi phát sáng khi đọc Thương Hàn, chính là chỗ chúng tôi xách động trào lưu y học tiến bộ Do đó, tôi cầm bút viết tiền đề này
BÀI THỨ 5
Y THỐNG
Văn hóa Đông phương mở đầu bằng học thuyết Âm Dương.Nhất thiết Vũ trụ Nhân
sinh,sự sự,vật vật đều dùng Âm Dương để giải đáp.Y đạo sao có thể một mình không như vậy ?
Người đề xướng là Hoàng Đế, Kỳ Bá; người lập thành là Việt Nhân, Trọng Cảnh, mà sách Nội
Kinh, Nan Kinh, Thương Hàn Luận, Tạp Bệnh Luận là bằng chứng thiết thực Tiếc rằng sau đời
Trọng Cảnh, “truyền thống y đạo ” này bị thất truyền
Trang 88
BÀI THỨ 6
TAM ÂM TAM DƯƠNG
Thuyết Âm Dương ở các sách khác cho rằng Thái cực sinh Âm Dương, gọi là Nhất Âm
Nhất Dương Y gia chủ trương Tam Âm Tam Dương, gọi là Lục Kinh, Lục Kinh này phân bố khắp mình người là con đường dinh dưỡng của Sinh lý Sinh lý ở đó mà Bệnh lý cũng ở đó Đại Kinh
Đại Pháp (đường lối, phép tắc) trị bệnh của người xưa toàn lấy đó để “ lập cước địa ” (đặt chân
bước)
BÀI THỨ 7
KINH KHÍ
Có Khí ắt có Kinh, Kinh thọ Khí mà hành, Khí do Kinh mà riêng biệt
- Thái Dương Kinh hành Hàn Khí
- Dương Minh Kinh hành Táo Khí
- Thiếu Dương Kinh hành Hỏa Khí
- Thái Âm Kinh hành Thấp Khí
- Thiếu Âm Kinh hành Nhiệt Khí
- Khuyết Âm Kinh hành Phong Khí
Gọi là Lục Khí chủ Lục Kinh
Kinh Khí ở thân người, có thì sống, không có thì chết, bất hòa thì bệnh Vì thế người
xưa trị bệnh quyết không lìa khỏi hai vật này
Trang 9
9
BÀI THỨ 8
KINH LẠC
Khí, Kinh, Lạc lúc không bệnh thì một mạch quán thông, lúc có bệnh thì mỗi mỗi riêng
biệt Người làm thuốc phải phân hiểu, nhận rõ ba phần ấy để biết chỗ ở của bệnh mới được
Thiên Mạch Độ nói: Kinh là Lý, chia nhánh mà đi ngang là Lạc, lại chia riêng chằng chịt là Tôn
Lạc Mười hai Kinh Mạch đi núp giữa các bắp thịt ở sâu nên không thấy được; có thể thấy được
là ở Thốn Khẩu của Kinh Thủ Thái Âm (mạch động tại huyệt Thái Uyên), ở Phu Dương của Kinh Túc Dương Minh (mạch động tại huyệt Xung Dương nơi mu bàn chân), ở mắt cá trong thuộc
Kinh Túc Thiếu Âm (mạch động tại huyệt Thái Khê), cho nên bắt mạch chọn chỗ đó Nổi mà
thường thấy ở ngoài đều là Lạc mạch Các Lạc mạch không thể đi qua đốt xương lớn, phải đi nơi
“Tuyệt đạo” để ra vào, rồi trở lại hiệp ở trong da, cho nên chỗ hội của nó đều thấy ở ngoài Phải
biết điều đó, rồi sau mới có thể nắm được đầu mối của Kinh Lạc để chăm sóc
- Túc Dương Minh Vỵ với Thủ Dương Minh Đại Trường là cùng đường Kinh đi trước ở thân
- Túc Thiếu Dương Đởm với Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu là cùng đường Kinh đi ở hai bên thân
- Túc Thái Âm Tỳ với Thủ Thái Âm Phế là cùng đường Kinh đi ở trước thân
- Túc Thiếu Âm Thận với Thủ Thiếu Âm Tâm là cùng đường Kinh đi ở bụng, ngực
- Túc Khuyết Âm Can với Thủ Khuyết Âm Tâm Bào là cùng đường Kinh đi ở hai bên thân
Trang 1010
BÀI THỨ 10
PHỦ TẠNG (II)
Sao gọi là 12 Lạc với Phủ Tạng liên lạc nhau ?
- Túc Thái Dương Bàng Quang với Túc Thiếu Âm Thận là Lạc với nhau
- Thủ Thái Dương Tiểu Trường với Thủ Thiếu Âm Tâm là Lạc với nhau
- Túc Dương Minh Vỵ với Túc Thái Âm Tỳ là Lạc với nhau
- Thủ Dương Minh Đại Trường với Thủ Thái Âm Phế là Lạc với nhau
- Túc Thiếu Dương Đởm với Túc Khuyết Âm Can là Lạc với nhau
- Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu với Thủ Khuyết Âm Tâm Bào là Lạc với nhau
Nói cách khác, Túc với Thủ là Kinh
Túc với Túc, Thủ với Thủ là Lạc
Gọi là Thủ, là Thủ Tam Dương Kinh từ tay chạy đến đầu
Thủ Tam Âm Kinh từ ngực chạy đến tay
Gọi là Túc, là Túc Tam Dương Kinh từ đầu chạy đến chân
Túc Tam Âm Kinh từ chân chạy đến bụng ngực
Ngoài ra lại có 8 Kỳ Kinh, 3 Đại Lạc, cho đến 365 Lạc tường giải tại Nội Kinh, Nan Kinh
BÀI THỨ 11
KHÍ HÓA
Phân hiểu Kinh Lạc là điều kiện tất yếu của Y gia, nhưng lý hội Khí Hóa lại là rất trọng
yếu trong chỗ trọng yếu của Y gia
Trang 1111
Sở dĩ gọi Khí, là tuy Nội Kinh nói 27 Khí, nhưng không ngoài Dương Hàn, Dương Nhiệt,
Âm Hàn, Âm Nhiệt, hợp nhau, lìa nhau, ra vào, lên xuống, triển chuyển, biến hóa mà sanh ra; kỳ
thật chỉ 4 khí mà thôi
Sở dĩ gọi Hóa, là thần diệu khôn lường, tinh vi khó tả; nhưng nếu nắm được chắc, hiểu
được thật, mà sở dĩ thầy thuốc được tôn xưng Thánh Y, Thần Y là ở chỗ này Tuy nhiên, cái Lý
biến hóa này rất là phức tạp, nếu biết được chỗ yếu để nắm chắc thì bệnh tình không biết trốn
Trọng Sư nói : “Tấu là chỗ Tam Tiêu Huyền Chân Thông Hội
Lý là Văn lý của Bì Phu Phủ Tạng ”
Đối với vấn đề này, hốt nhiên chúng ta có thể giác ngộ ra :
Bì Phu là ở phần Biểu, bên ngoài Kinh Lạc
Phủ Tạng là ở phần Lý, bên trong Kinh Lạc
Bảo rằng Biểu Lý Kinh Lạc đều tập trung tại Tấu, đó là nắm được chắc vậy Nói Kinh Lạc thì Khí Hóa có thể biết, do bởi Khí, Kinh, Lạc đều hội tại Tấu Cho nên có Thái Dương (Hàn)
chuyển thành Thiếu Âm (Nhiệt), Dương Minh (Táo) chuyển thành Thái Âm (Thấp), Thiếu Dương (Hỏa) chuyển thành Khuyết Âm (Phong); ngược lại cũng vậy Đó là hiểu được thật Bởi vậy, tuy bệnh tình có lúc ở trong, ở ngoài, ở trên, ở dưới, không thể sờ mó được, Kinh Lạc có
chia ra ngàn điều, vạn nhánh, chỉ cần nắm chắc Tấu Lý bộ làm cương lĩnh thì có thể cử một điều
mà xong hết được muôn điều vậy
Trang 12
12
BÀI THỨ 13
MẠCH PHÁP (I)
Mạch Pháp của Nam Dương (Trọng Cảnh) với cách luận mạch của đời sau không giống
nhau Sách mạch của đời sau cố chấp và chi li, xem sách của Vương Thúc Hòa và Lý Thời Trân thì biết Phép coi mạch của Trọng Cảnh thì quy nạp và linh động Thống lãnh Tam Dương ở Thái
Dương, Thống lãnh Tam Âm ở Thiếu Âm Biện chứng là vậy, Biện mạch cũng vậy
- Phù là ở Biểu, Thiếu Âm (ra) ở Biểu mạch Phù, bởi vì Thái Dương chủ Biểu cho nên mạch
Phù
- Trầm là ở Lý, Thái Dương nhập Lý mạch Trầm, bởi vì Thiếu Âm chủ Lý cho nên mạch Trầm
Thiếu Âm chủ Lý do Thái Dương biến tướng mà đến; mạch pháp như thế không phải là
quy nạp ư ?
- Mạch Thái Dương Âm Dương đều khẩn là Thương Hàn
- Mạch Thiếu Âm Âm Dương đều khẩn là Vong Dương
Đồng là mạch Khẩn mà biện chứng và phép trị khác nhau rất xa, mạch pháp như thế
không phải là linh động ư ?
BÀI THỨ 14
MẠCH PHÁP (II)
Phàm mạch ở Biểu, phần nhiều do Thiếu Âm Nhiệt Khí làm ra, cho nên mạch Phù
Nhược, mạch Phù Khẩn, mạch Phù Hoãn, mạch Phù Sác; nên chú ý đấy là Nhiệt Khí lâm vào
Hàn phận
Phàm mạch ở Tấu ( Lý ? ), phần nhiều do Thái Dương Hàn Khí làm ra, cho nên mạch
Trầm Vi, mạch Trầm Trì, mạch Trầm Khẩn, mạch Trầm Kết; nên chú ý đấy là Hàn Khí nhiễu
loạn Nhiệt phận
Trang 1313
Như thế há không phải là quy nạp và linh động ư ?
Mạch Dương Minh đi Huyền Đại, mạch Thiếu Dương đi Huyền Tế, là thọ Dương Khí quá
lắm thôi
Mạch Thái Âm đi Phù mà Hoãn, mạch Khuyết Âm đi Tế muốn Tuyệt, là thọ Hàn Khí quá
lắm thôi !
Xem đó thì rất là khác xa với sách mạch đời sau Bởi vì sách mạch đời sau mất cả các bí chỉ
Âm Dương biến hóa cho nên vậy
BÀI THỨ 15
MẠCH PHÁP (III)
Đức Trọng Sư luận về Bộ vị của mạch cũng hơi khác với người đời sau
Bảo rằng mạch Phù ở trước Bộ Quan, mạch Phù ở sau Bộ Quan, là lấy Bộ Quan phân
ra Xích, Thốn Người đời sau dựa theo đó mà lấy nơi xương cao ở sau bàn tay làm Bộ Quan Bảo rằng có Tích, có Tụ, có Nhẩm Khí Tích là Tạng Mạch, Tụ là Phủ Mạch, Nhẩm Khí
là Vỵ Khí Tất cả các mạch đều lấy chỗ có hay không có Vỵ Khí làm gốc
Như thế thì Thốn Khẩu mà Tích tại Hung trung (trong ngực) gọi là Tâm mạch Hơi ra khỏi Thốn Khẩu mà Tích tại Hầu trung (trong họng) gọi là Phế mạch Trên bộ Quan mà Tích ở Tề bàng (bên rốn) gọi là Tỳ mạch Lên trên bộ Quan mà Tích ở Tâm hạ (dưới tim) gọi là Tâm Bào mạch Hơi xuống dưới bộ Quan mà Tích ở Thiếu Phúc (bụng dưới) gọi là Can mạch Trong bộ Xích mà Tích ở Khí Xung gọi là Thận mạch
Như vậy Tạng mạch Tích Khí ở Chiên Trung, Khí Hải, do cách mô mà ra, có Quan,
Xích, Thốn, Thượng, Hạ, Tả, Hữu, đâu đó rõ ràng không sai lệch Cho nên bảo rằng mạch nào
có bộ vị nấy là vậy
Trang 14
tất cả Phủ Tạng đều ở trong Tam Tiêu
Huống hồ Đởm, Bàng Quang với Vỵ đồng là Túc Dương
Đại, Tiểu Trường với Tiêu đồng là Thủ Dương
Rõ ràng là hợp với Đạo của Âm Dương, thuận với Lý của Tính mệnh vậy
BÀI THỨ 17
MẠCH PHÁP (V)
Vã chăng, hai tay sáu bộ, đều mượn một mạch của Thủ Thái Âm Phế Kinh, phân ra Bộ
vị của mạch là để hậu (xem) các Tạng Khí thôi, không phải là chỗ ở của Ngũ Tạng Lục Phủ Vì vậy
cho nên khi bị bệnh :
- Có loại suốt cả Thốn, Quan, Xích chỉ là một mạch, như Tâm Kinh bị chứng Huyết Tý thì Thốn
Khẩu, Quan Thượng, Xích Trung mạch đi Tiểu Khẩn
Trang 15Căn cứ vào các lý do này thì biết một mạch ở Phế Kinh dùng để hậu (xem) mạch Khí (?)
của Ngũ Tạng Lục Phủ, có thể Tâm giải vậy
(?)Nếu chỉ để xem Mạch Khí thì ghép Tiểu Trường với Tâm, Đại Trường với Phế có lẽ cũng không
sai, nhưng nếu muốn xét Hình Chất thì phải theo chỗ ở của Phủ, ắt phải tuân thủ Lý đã nêu
BÀI THỨ 18
THÂN MINH
Chúng ta Không rõ đạo Âm Dương thống nhất, quyết không thể nhận thức khí hóa
Không rõ Âm Dương đối lập, quyết không thể thấy được bệnh nguyên
Không rõ Tấu Lý,quyết không thể biết được bệnh biến(sự chuyển biến của bệnh) Không rõ Mạch pháp, quyết không thể thấu suốt được sự thật của bệnh
Bây giờ, trước khi dụng công nghiên cứu, chúng ta :
- cần biết rõ Âm Dương sở dĩ thống nhất làm một, là thể của nó
- cần biết rõ Âm Dương sở dĩ đối lập, là dụng của nó
- cần biết rõ Kinh Lạc phân bố ra các Bộ vị, đó là Âm Dương tản ra “vạn thù”
- cần biết rõ Tấu Lý là chỗ Kinh Lạc thông hội, đó là Âm Dương hợp thành “nhất bản”
Căn cứ vào đó để khảo sát Mạch chứng, mười hai Kinh Lạc, mỗi mỗi đều có công năng.Có
công năng này để làm ra Sinh Lý, bèn biết hễ mất công năng này thì là Bệnh Lý
Trị Lạc tùy theo Kinh, trị Kinh tùy theo Khí, đó là chuẩn tắc, đó là đại lược vậy
Trang 16thế người khác muốn chiếm đoạt và thay thế mình
Than ôi ! đường đường là một lãnh vực Á Châu to rộng, có một nền Y Khoa có hệ thống, lưu truyền đến nay đã năm ngàn năm, những bậc Thánh Y, Thần Y thay nhau xuất hiện, sử sách
rõ ràng
Vì sao ngày xưa thành tích huy hoàng thế ấy ?
Mà hôm nay lại suy đồi bại hoại dường này ?
Đó là mối công phẫn của Y Giới Đông Phương, mà không phải là mối nhục riêng của
người một nước nào
BÀI THỨ 20
ĐỀ XƯỚNG (2)
Sở dĩ có mối nhục to lớn này, các Y gia đời Tấn, Đường về sau không thể từ chối trách nhiệm Ngày nay muốn rữa cái sỉ nhục ấy, chúng ta không nên quy lỗi cho ai khác Bởi vì Tổ Phụ
chúng ta đã để lại những báu vật vô giá đầy đủ tại hai luận Thương Hàn, Tạp Bệnh
Người nghiên cứu giảng dạy nên lấy hai luận này làm sách giáo khoa, người học tập
nên lấy hai luận này làm phù hiệu hành Y Được như thế, mười năm sau y giới chưa từng không
khởi sắc vậy
*
Trang 17Trong y đạo có điều nhất định không đổi là Lục Kinh
có điều tùy thời biến đổi là Lục Khí
Kinh là thường vậy, như Nhật Nguyệt trên trời, giang hà dưới đất, xưa nay vẫn thường tồn
tại
Khí là lưu động, xưa nay có khác, Đông Tây không giống nhau Phong Khí ở thời đại Kỳ
Hoàng khác với thời đại Việt Nhân Phong Khí thời đại Việt Nhân lại khác với thời đại Trọng Cảnh
Vì thế, phải tùy thời thi thố cho thích ứng với nhu cầu tật bệnh của xã hội Trong y đạo sở
dĩ có điều nên duyên theo, có điều nên cải cách, đầu mối là ở đó
BÀI THỨ 2
THỜI ĐẠI KỲ HOÀNG
Có thể làm đại biểu cho y gia thời thượng cổ là Tố Vấn Nhiệt Bệnh Luận; Luận này, trong Lục Kinh thì chủ trương Thiếu Âm Kinh, trong Lục Khí thì chủ trương Nhiệt Khí Luận nói rằng: Thương bởi Hàn thì phát Nhiệt, Nhiệt tuy nhiều vẫn không chết, còn nếu lưỡng cảm phải Hàn
ắt không khỏi chết; Ý bảo rằng: Thái Dương Bản Hàn chủ Biểu, mắc bệnh thì phát Nhiệt, Nhiệt
tuy nhiều vẫn không chết Nhiệt đây là hợp với Thiếu Âm Bản Nhiệt vậy Chỉ duy Thái Dương Bản Hàn hợp với Thiếu Âm Tiêu Âm thì chết
Cho nên Bản luận đối với nhân loại lúc bấy giờ, gấp gấp bảo tồn Nhiệt Khí nên làm ra
Nhiệt Bệnh Luận
Trang 1818
BÀI THỨ 3
THỜI ĐẠI VIỆT NHÂN
Việt Nhân(Biển Thước)ra đời sau Kỳ Bá, Hoàng Đế vài ngàn năm, sở dĩ được tôn xưng
Thần Y là do những sự thật rành rành: như lúc vào nước Quắc chẩn mạch và khi xem sắc của Tề Hầu
Ngài làm sách Nan Kinh, mà Nạn thứ 58 nói rằng: Thương Hàn có 5 loại, có Trúng Phong,
có Thương Hàn, có Thấp Ôn, có Nhiệt Bệnh, có Ôn Bệnh Suy theo ý của Ngài thì Lục Kinh không
cần bàn luận, còn về Lục Khí thì tự Ngài hun đúc có riêng biệt.Trước hết đề ra 2 khí Phong, Hàn;
ở Thấp Khí thì hiệp nó với Ôn; ở sau Nhiệt Khí, lại chú trọng đến Ôn Khí Tựa như phép xếp đặt này không ngoài chủ trương Thiếu Âm Nhiệt Khí, nhưng dần dần có xu hướng do Nhiệt mà đến
Ôn, Ý tứ nói rằng Ôn là gọi Hàn Nhiệt lẫn lộn nhau, há chẳng phải lúc bấy giờ thọ bẩm cái phong
khí mường tượng như có cả Vương Đạo, Bá Đạo xen tạp nhau, cũng chưa biết được !
BÀI THỨ 4
THỜI ĐẠI TRỌNG CẢNH
Trong Y đạo, người có công lớn với nhân loại, có thành tích rực rở trong sử sách, có thể
sánh ngang hàng với Khổng Tử, Thích Ca, thì chỉ có Thánh Y Trương Trọng Cảnh Ngài làm sách
Thương Hàn Luận, bảo rằng soạn dùng Tố Vấn, Nan Kinh là tuân thủ bí chỉ “Truyền thống Lục
Kinh”; quan trọng hơn cả là một phen chỉnh lý lớn lao về Lục Khí Đọc kỹ Bản Luận tự thấy:
- Tố Vấn chủ trương Thiếu Âm Nhiệt Khí làm ra Nhiệt Bệnh Luận
- Nan Kinh chủ trương Hàn Nhiệt xen lẫn nhau, chú trọng ở Ôn Bệnh
- Thương Hàn luận chủ trương Thái Dương Hàn Khí
Có thể đem so sánh mà thấy được chỗ bất đồng của các Ngài Ôi ! Cổ Thánh có tấm lòng
gì chăng ? Chỉ là tùy thời thôi !
Trang 19
19
BÀI THỨ 5
LỤC KINH TRUYỀN THỐNG
Như thế thì Lục Kinh Truyền Thống là phương pháp bất dịch của Y gia, còn Lục Khí biến
thiên là cái nghĩa tùy thời to lớn của Cổ Thánh
Chúng ta xem đấy cũng nên phản Tâm tự hỏi: Ngày nay là thời kỳ gì ? Từ đời Trọng Cảnh đến nay đã gần hai ngàn năm, các nhà trắc lượng khí hậu đã biết khắp trên thượng tầng không khí, tận dưới đáy bể thâm sâu
Phong Khí sinh vạn vật cũng hay hại vạn vật Ngày nay khác với ngày xưa vạn lần Y gia phải nên biến thông, ôi ! mọi người đều biết như thế, các Ngài trong Y giới phải làm thế nào ?
BÀI THỨ 6
PHẢI ĐỌC THƯƠNG HÀN
Đương lúc cải cách học thuật trong Y giới, nhìn lại bốn bên, nếu không lấy Thương Hàn
Luận làm tiền đề, thì tuyệt nhiên không có cửa ngỏ có thể vào Sách vở đời sau nói Âm Dương
phù phiếm, không căn cứ, không đáng bàn Các sách Nội Kinh, Nan Kinh đời Thượng Cổ nói về
Âm Dương tất nên chọn dùng, nhưng mà suốt đời, đọc hết sách chưa dễ hiểu được, bởi Nội Nạn nói về Âm Dương không có hệ thống
Ngày nay chính là vận hội của chúng ta cải tiến Y học; phải cải cách như thế nào ? Phải
đi sâu vào cái đạo chuyển biến của Âm Dương Ôi ! Âm Dương là vật thần diệu không lường được Chỉ có Thương Hàn Luận mới nói lên được, cũng chỉ có đọc kỹ Thương Hàn Luận mới cải
cách được Cấp tốc thỉnh quý Ngài nghiên cứu Thương Hàn
Trang 20
20
BÀI THỨ 7
THÁI DƯƠNG TÔN CƯƠNG
Mở đầu sách Thương Hàn, “nghĩa đệ nhất” của 5 chữ “Thái Dương chi vi bệnh”, đấy là
“tôn cương” của Bản Luận
- Thái Dương là Sinh lý của Nhân loại, vì sao Thái Dương có bệnh ?
- Thái là cực vậy Dương cực sinh Âm, Âm cực sinh Hàn Dương thương phải Hàn gọi là
Thương Hàn
- Thái Dương trên mình người có đủ tính Âm Dương, cho nên trên bệnh Thương Hàn có đủ
tính Hàn Nhiệt, vì thế Thương phải Hàn thì phát Nhiệt Xét như vậy thì, không có người nào
không thọ nhận Khí Thái Dương để sống, không có người nào là không có Kinh Thái Dương trên thân mình, bèn biết không có người nào là không mắc phải Thương Hàn của Thái
Dương Bệnh
Do vậy, Thương Hàn Luận thành lập
BÀI THỨ 8
TRÚNG PHONG THƯƠNG HÀN (1)
Thái Dương Bệnh có 2 loại:
- Trúng Phong là Dương tánh của Thái Dương trên mình người phát ra
- Thương Hàn là Âm tánh của Thái Dương trên mình người phát ra
Thương Hàn Trúng Phong gốc ở Âm Dương hổ căn không có trước sau, nhưng mà:
- Dương tất động trước cho nên Trúng Phong trước
- Âm tất theo đó cho nên sau mới Thương Hàn
Nếu lý luận theo phương diện khác:
Trang 2121
- Thái Dương Bệnh do Thương phải Khí Hàn sinh ra
- Không có Thương Hàn thì không có Trúng Phong
- Không có Trúng Phong thì Thái Dương không bệnh
Cho nên Thái Dương Bệnh tất Trúng Phong, tất Thương Hàn
Vì thế tên sách là Thương Hàn
BÀI THỨ 9
PHONG HÀN (2)
Phong là Dương loại mà thuộc Âm Kinh, như vậy Phong có đủ tính Âm Dương, cho nên
trong Bản luận có Trúng Phong Hàn tính,Trúng phong Nhiệt tính,là chỗ phải giảng giải trước
hết
Hàn là Âm loại mà thuộc Dương Kinh, cho nên trong Bản luận có chứng Thương Hàn
Hàn Thấp,Phong Thấp;có chứng Thương Hàn Ôn Bệnh,Phong Ôn;là chỗ phải phân biện rõ
ràng
Chúng ta đem lý do này nghiên cứu xong, tất nhiên bảo rằng: “Phong là sơ khí, Phong
là đứng đầu trăm bệnh” Lúc Trúng Phong:
- Không thuộc Thái Dương Hàn Khí mà là Thương Hàn,
- Tất thuộc Thiếu Âm Nhiệt Khí mà là Trúng Phong
Cho nên chẩn mạch nhận chứng không lìa khỏi hai Kinh này
Trang 22
22
BÀI THỨ 10
PHONG HÀN (3)
Chẳng những thế,
- Khuyết Âm Kinh Phong Khí dẫn đạo tất cả bệnh, có đủ tính Âm Dương
- Thái Dương Kinh Hàn Khí có đủ tính Âm Dương, cho nên có Thái Dương Trúng Phong, có
Thái Dương Thương Hàn
- Thiếu Âm Kinh là Thái Dương biến tướng, có tướng đó, tất có tính đó, cho nên Thiếu Âm
cũng vậy
Ngoài ra như Thái Âm Thấp Khí chỉ có Âm tính; Dương Minh Táo Khí, Thiếu Dương
Hỏa Khí chỉ có Dương tính, tất phải thọ Thái Dương Trúng Phong Thương Hàn truyền Kinh :
- Truyền Thái Âm Kinh gọi là Hàn Thấp
- Truyền Thiếu Âm Kinh gọi là Phong Thấp
- Truyền Dương Minh, Thiếu Dương cho đến Thiếu Âm gọi là Ôn Bệnh, gọi là Phong Ôn
BÀI THỨ 11
PHONG HÀN (4)
Tuy thế vẫn chưa hết cái Lý của Truyền Kinh,
- Thái Âm thọ phải Thái Dương sinh ra Hàn Thấp
thọ phải Thiếu Âm sinh ra Phong Thấp
- Dương Minh, Thiếu Dương thọ phải Thái Dương sinh ra Ôn Bệnh
truyền sang Thiếu Âm sinh ra Phong Ôn
Trang 2323
Bốn Bệnh này do Truyền Kinh mà đến Cho nên nếu Thái Dương không bệnh do Hàn, thì
Dương Minh Thiếu Dương không thành Ôn Bệnh; Thái Âm không thành Thấp Bệnh, cho đến không thành Phong Thấp Phong Ôn
Cũng như trên, nếu Thái Dương không bệnh do Hàn thì Khuyết Âm không thành Phong Bệnh, Thiếu Âm không thành Nhiệt Bệnh
Chúng ta xem xét kỹ cái máy biến chuyển của Âm Dương mà đi sâu vào phép tắc thì:
- Thấy được Thái Dương là Đại Bản Doanh của thân người
- Biết được Hàn Khí là Thủ phạm [truyền biến] của tất cả bệnh
Lý luận Triết học này chưa thấy ở các sách khác, vừa có hệ thống lại vừa có phân bố, chỉ
có Thánh Y Trương Trọng Cảnh mới nói được, Ngài lại thiết tha dặn bảo người sau: “Tầm dư sở
tập” (tìm kiếm những điều tôi gom góp)
BÀI THỨ 12
LƯU ĐỘNG TRUYỀN KINH
Thương Hàn là Truyền Kinh Bệnh, lý do truyền Kinh là theo sở thích của bệnh Phép
truyền Kinh lấy Thái Dương làm chủ động, bởi vì Thái Dương thống lĩnh tất cả các Kinh
- Thái Dương mắc bệnh là 1 ngày, định lệ vậy !
- Sau đó, tùy bệnh mà nhận Kinh, không định lệ vậy !
Có khi 1 ngày liền truyền các Âm Kinh, có khi 2-3 ngày vẫn ở tại Thái Dương Kinh Bệnh
tình không có định sở (chỗ nhất định) thì việc truyền Kinh đâu có định lệ ?
Nhưng mà có điều nhất định bất dịch (không đổi) là: có thể án nhật số mà biết bệnh ở
Kinh nào, vì mỗi Kinh trong Lục Kinh đều có bệnh trạng, có số ngày của Kinh đó
Trang 24
24
BÀI THỨ 13
SỐ NGÀY TRUYỀN KINH (1)
- Sao gọi là số ngày của Lục Kinh có nhất định ? Bệnh trạng của Lục Kinh có nhất định ?
- Phàm bệnh thì trước hết ở Thái Dương Kinh là 1 ngày Bệnh của nó đầu gáy đau, thắt lưng,
xương sống cứng
- Dương Minh Kinh là 2 ngày, chủ Nhục, mạch của nó hiệp với Mũi, lạc với Mắt, cho nên bệnh thì mình nóng, mắt nhức, mũi khô, không nằm được
- Thiếu Dương Kinh là 3 ngày, mạch của nó đi theo Hiếp (sườn), lạc với Tai, cho nên bệnh thì
Ngực sườn đau, tai điếc
*Ba Kinh Dương đều thọ bệnh, nhưng Kinh Lạc chưa dẫn vào Tạng, có thể cho ra mồ hôi mà khỏi
- 4 ngày, Thái Âm Kinh bủa khắp Vỵ, lạc với cổ họng, cho nên bệnh thì Bụng đầy, cổ họng khô
- 5 ngày, Thiếu Âm Kinh suốt qua Thận, lạc với Phế, hệ với gốc lưỡi, cho nên bệnh thì miệng
ráo, lưỡi khô và khát nước
- 6 ngày, Khuyết Âm Kinh chạy quanh Âm Khí, lạc với Can, cho nên bệnh thì sinh phiền mãn
và bìu dái thọt
*Ba Kinh Âm,Ba Kinh Dương đều thọ bệnh,Vinh Vệ không hành, năm Tạng chẳng thông thì chết
BÀI THỨ 14
SỐ NGÀY TRUYỀN KINH (2)
- 7 ngày, Thái Dương “tái Kinh”, bệnh suy, đầu bớt đau
- 8 ngày, qua Dương Minh, bệnh suy, mình bớt nóng
Trang 2525
- 9 ngày, qua Thiếu Dương, bệnh suy, tai bớt điếc hơi nghe được
- 10 ngày, qua Thái Âm, bệnh suy, bụng giảm như thường, nghĩ đến ăn uống
- 11 ngày, qua Thiếu Âm, bệnh suy, hết khát, lưỡi hết khô mà nhảy mũi
- 12 ngày, qua Khuyết Âm, bệnh suy, dái buông ra, thiếu phúc hơi thấp xuống, hết đầy hơi,
bệnh ngày càng bớt dần
Ôi ! số ngày của Lục Kinh như vậy, bệnh trạng của Lục Kinh như vậy, đấy là chuẩn đích bất
dịch Nắm lấy thành phần này để nhận biết hiện tình của bệnh phát ở Kinh nào, tức biết được ngày nào, nhưng không ra khỏi Dương số 7, Âm số 6
Đó là bảo rằng nắm Nhất định truyền Kinh để biết Lưu động truyền Kinh, vạn không sai
một
Đời sau các chú gia chỉ nắm một bên, bỏ sót một bên, sở dĩ thuyết Truyền Kinh giảng không ra
BÀI THỨ 15
SỐ GIỜ TRUYỀN KINH
Số giờ Truyền Kinh lấy số ngày Truyền Kinh để so sánh, đều lấy sự hành Kinh của Lục Kinh để định
*Thế nào là số giờ Truyền Kinh có nhất định ?
- Thái Dương từ giờ Tỵ đến giờ Mùi
- Dương Minh từ giờ Thân đến giờ Tuất
- Thiếu Dương từ giờ Dần đến giờ Thìn
- Thái Âm từ giờ Hợi đến giờ Sửu
- Thiếu Âm từ giờ Tuất đến giờ Tý
- Khuyết Âm từ giờ Sửu đến giờ Mão
Trang 2626
*Thế nào là số giờ Truyền Kinh không nhất định ?
Y theo số giờ Truyền Kinh ở trên làm chuẩn đích Như giờ Ngọ Thái Dương Kinh bệnh, trái lại thấy Thái Âm bệnh là không y theo số giờ truyền kinh nhất định, phải theo phép trị Truyền Kinh lưu động Ngoài ra phỏng theo đó
*Phàm bệnh tại Biểu do Bì Tấu thì tính theo số giờ, số ngày
Nếu bệnh tại Lý do Phủ Tạng thì tính theo số tháng, số năm (xem Tạp Bệnh Luận)
BÀI THỨ 16
ÂM DƯƠNG HÀNH KINH
Dương ở Biểu, Âm ở Lý, không thể cải vậy
Thử hỏi Thương Hàn nhập Lý phải chăng là Dương Kinh nhập Lý ?
Ngược lại Tạp Bệnh … phải chăng là Âm Kinh ra Biểu ?
Quả như vậy thì lộn xộn không kỷ cương gì ? Vậy thì, sự thật như thế nào ?
Rằng: Biểu Lý chỉ một Kinh thôi ! hễ nó ở Biểu gọi là Dương, nó ở Lý gọi là Âm, đó là tính
“giao đại” của Âm Dương vậy Cho nên :
- Dương bệnh ở Biểu thì làm cho ra mồ hôi, thấy nó chuyển Dương sang Âm thì mới theo
Sách Thương Hàn Luận, Thiên Trung, Chương thứ 6, Tiết thứ 2 Sách Tạp Bệnh Luận,
Chương Tạng Phủ, Tiết thứ 14, có phát minh ý này
Trang 2727
BÀI THỨ 17
TẤU LÝ (I)
Tấu Lý bộ là điểm rất quan trọng trong lúc đọc sách Thương Hàn
*Thuyết minh cái lý Âm Dương sở dĩ hợp, sở dĩ phân là tại Tấu phần Bán Biểu, Bán Lý:
- Bán Biểu trở ra gọi là Cơ Nhục bộ, gọi là Bì Phu bộ
- Bán Lý trở vào gọi là Cách Mô bộ, gọi là Đái Hạ bộ
*Mỗi bộ có chủ khí, có công năng của mỗi bộ:
- Biết được Chủ Khí rồi sau mới biết được bệnh ở đâu ?
- Biết được Công Năng rồi sau mới biết bệnh thuộc Kinh nào ?
- Thái Dương chủ về Bì Phu với Thiếu Âm làm Biểu Lý
- Dương Minh chủ về Cơ Nhục với Thái Âm làm Biểu Lý
- Thiếu Dương chủ về Tấu Lý với Khuyết Âm làm Biểu Lý
*Âm Dương sở dĩ hợp, Âm Dương sở dĩ phân, đầu mối đều ẩn ở đấy cả
BÀI THỨ 18
TẤU LÝ (II)
Thương Hàn là sách Biện Mạch chứng, phép biện dựa vào đâu ?
Lấy Hàn Nhiệt ở Dương Phần và Hàn Nhiệt ở Âm Phần làm tài liệu :
- Thái Dương là Dương Hàn
Dương Minh, Thiếu Dương hợp là Dương Nhiệt (?)
- Thiếu Âm là Âm Nhiệt
Trang 2828
Thái Âm, Khuyết Âm hợp là Âm Hàn (?)
Nhưng mà toàn bộ sách không đề cập đến một chữ nào ? chỉ ở :
- cuối thiên Khuyết Âm có nói :”Tri tiền hậu hà bộ bất lợi”(biết được trước sau bộ nào không
lợi)
- Tạp Bệnh luận có nói : Thử Tứ bộ bệnh (đó là 4 bộ bệnh) thảy đều là “ngầm bảo” cái ý này,
muốn rõ hơn nên xem ở Tấu Lý bộ
Tấu Lý trong mình người là giới hạn vạch Âm Dương, phân Biểu Lý :
- Tấu Bán Biểu trở ra là địa phương của Dương Hàn, Dương Nhiệt
- Tấu Bán Lý trở vào là địa phương của Âm Nhiệt, Âm Hàn
- có tụ tập nơi đó thì làm Đại Hàn Đại Nhiệt, một khi vượt quá nơi đó thì Hàn tại Bì Phu, Hàn
tại Cốt tủy Ngược lại Nhiệt bệnh cũng vậy
Cho nên Chương Thể lệ của Thái Dương lấy chứng mà thuyết minh (11)
- Dương mạch Vi nên cho ra mồ hôi – Dương Vi là Dương Nhiệt Vi, thì Dương Hàn Thực nên
phải cho ra mồ hôi
- Âm mạch Vi nên hạ (xổ) – Âm Vi là Âm Hàn Vi, thì Âm Nhiệt Thực nên phải dùng phép hạ
Cho nên, Thái Dương thiên trung, Chương thứ 6, Tiết thứ 5, lấy mạch mà thuyết minh
(95)
(?) Sau khi học tập, Người dịch nhận thấy điều này chưa nói hết ý :
- 2 cặp Dương Minh Táo và Thái Âm Thấp nếu chỉ luận về Kinh thì đúng là Dương Nhiệt
Âm Hàn còn nếu bàn thêm về Khí thì đã là Khí Giao có đủ tính Âm Dương Hàn Nhiệt
- 2 cặp Thiếu Dương Hỏa và Khuyết Âm Phong nếu chỉ luận đến 2 Phủ Tạng Đởm và Can thì đúng Đởm là Kinh Dương Nhiệt, Can là Kinh Âm Hàn, còn luận thêm về Tam Tiêu là Kinh Dương Hàn Khí Âm Nhiệt, Tâm Bào Lạc là Kinh Âm Nhiệt Khí Dương Hàn thì mới hết
ý Huống chi có nói Thiếu Dương là Khí Xung Hòa, Khuyết Âm là Kinh Trung Hiện thì đặc tính Trung Hòa của chúng đã rõ ràng
*
Trang 29Thái Dương là Kinh mắc bệnh trước hết, đã giảng rõ
Cơ Nhục là Xứ (chỗ), Bộ vị mắc bệnh trước hết, cần phải giải như thế nào ?
Nguyên lai Âm Dương ra vào, các phần lưu chuyển, chỗ hội hiệp với nhau trước hết ở
nơi Cơ Nhục
Xem ở Nội Kinh thiên Vinh Vệ Luận, ở Linh Khu thiên Bổn Tàng có nói :
- “ Vệ Khí sở dĩ ôn Phân Nhục, sung Bì Phu, phì Tấu Lý ” Lại nói :
- “ Vệ Khí hòa thì phần Nhục giải lợi, Bì Phu nhu nhuận, Tấu Lý kín đáo “: thảy đều
trước ở Nhục phần rồi sau mới đến Bì Phu, Tấu Lý
Thương Hàn Luận trước nói đến Cơ Nhục là tuân theo bí chỉ của Hiên Kỳ vậy
Trang 30Âm, Trọng Sư 3 lần nói “Thỉ đắc chi” (bắt đầu mắc phải), ý bảo rằng “bắt đầu tại Cơ Nhục” với
Thái Dương không khác vậy
Nghĩa này rất là tinh vi, rất là ảo diệu Trong bản luận là điều bắt đầu trước hết cả Học giả nên xét kỹ
BÀI THỨ 3
NHỤC PHẦN TRÚNG PHONG (1)
Thái Dương Trúng Phong :
- do Thương Hàn đưa đến cho nên Trúng Phong này là Hàn Phong
- nếu chuyển sang Thiếu Âm Nhiệt Khí cho nên Trúng Phong là Nhiệt Phong
Các Kinh khác Trúng Phong đều do Nhục phần thọ (chịu) 2 loại Phong Khí này mà đến Xem trong bản luận có nói :
- Thái Dương Trúng Phong mạch Phù mà Nhược phát nhiệt, mồ hôi ra, Quế Chi
thang làm chủ (12)
Lại nói : - Thái Dương Trúng Phong mạch Phù Khẩn, phát nhiệt ghét lạnh, mình đau nhức,
không ra mồ hôi, phiền táo, Đại Thanh Long thang làm chủ (38)
Hai phương này đều trị Trúng Phong mà là Hàn Nhiệt đối đầu khác hẳn nhau, học giả nên xét kỹ chớ lầm
Trang 3131
BÀI THỨ 4
NHỤC PHẦN TRÚNG PHONG (2)
- Dương Minh Trúng Phong miệng đắng cổ khô, bụng đầy mà suyễn, phát nhiệt
ghét lạnh, mạch Phù mà Khẩn, nếu cho Hạ thì bụng đầy, tiểu tiện khó (190)
đấy là Trúng Phong bị phải Thái Dương Hàn Khí
Lại có : - Dương Minh Trúng Phong mạch Huyền Phù Đại, thở vắn, cả bụng đầy, dưới sườn
đến Tâm đau, mũi khô, không ra được mồ hôi, ưa nằm, cả người và mặt mắt đều vàng, tiểu tiện khó, có sốt cơn, thỉnh thoảng ọe (232)
đấy là Trúng Phong bị phải Thiếu Âm Nhiệt Khí
Đã mắc phải Dương Minh Trúng Phong, nhận rõ Mạch chứng của nó là Hàn hay Nhiệt,
* Thiên Thái Dương thượng, Chương thứ 3, Tiết thứ 1 [21] có nói :
- phát hãn, mồ hôi dò ra mãi không dứt : thì biết là Truyền Kinh sang Tam Âm
- người bệnh ghét gió : thì biết là truyền tại Nhục phần
- tiểu tiện khó : thì biết là truyền Âm Nhiệt Kinh
- tay chân hơi co rút khó co duỗi : thì biết là truyền Âm Hàn Kinh
Trang 3232
- dùng Quế Chi gia Phụ Tử thang:Quế Chi trị Phong Hàn; gia Phụ Tử trị truyền Kinh Tam
Âm
* Lại ở chương này, tiết thứ 2 (22) có nói :
- sau khi Hạ, mạch Xúc, ngực đầy : thì biết là Truyền Thủ Âm Kinh, dùng Quế Chi khứ Bạch
Giảng như thế nào về Thương Hàn truyền Kinh Tam Dương và Thủ Túc của nó ?
Chương thứ 3, Tiết thứ 3 (23) nói :
- Thái Dương Bệnh 8 - 9 ngày : là ngày truyền Dương Kinh
- trạng giống như sốt rét : là truyền tại Nhục phần
- phát nhiệt ghét lạnh : là Thái Dương
- nhiệt nhiều hàn ít : là thuộc Dương Minh Thiếu Dương
- người bệnh không ụa : là Thiếu Dương muốn giải
- đại tiểu tiện muốn tự dễ đi : là Dương Minh muốn giải
- một ngày phát 2 -3 lần, mạch Vi Hoãn : là Tam Dương ở Nhục phần lần lượt giải
- mạch Vi mà ghét lạnh, đó là Âm Dương đều hư, không thể lại cho Hạn, cho Thổ, cho Hạ,
đấy là Tam Dương tại Nhục phần bị Hư
- sắc mặt trái lại có Nhiệt sắc, mồ hôi không ra được chút ít, mình tất ngứa : đấy là Tam
Dương tại Nhục phần bị Thật
- dùng thang Ma Quế Các Bán : chỉ cho phát hạn ở Dương Kinh, cho nên gọi là “tiểu hạn ”
(cho mồ hôi ra chút ít)
Trang 33Biện truyền Kinh Tam Âm có chứng Tam Âm tổng hợp, có chứng Tam Âm phân tích, có
chứng Tam Âm phân tích lại phân tích ra Tam Âm Thủ, Tam Âm Túc
Biện truyền Kinh Tam Dương có chứng Tam Dương tổng hợp, có chứng Tam Dương phân
tích, có chứng Tam Dương tổng hợp lại tổng hợp cả Tam Dương Thủ, Tam Dương Túc
Tất cả các chứng không lìa khỏi Nhục phần.Tất cả các phương càng chú trọng đến Kinh Khí
Thương Hàn là sách dạy chúng ta Biện Mạch Chứng, cho nên :
- Âm Dương đổi dời lấy Mạch Chứng sáng tỏ nó
- Hàn Nhiệt chuyển dịch lấy Mạch Chứng hiển lộ nó
- Kinh Lạc phân bố lấy mạch Chứng biểu thị nó
KINH KHÍ TRƯỚC SAU Ở NHỤC PHẦN
Trị bệnh không thể cố chấp, chỉ nên xét chỗ ở của bệnh
Phàm bệnh nào nơi thân người, tất trước ở Khí phần, khí phần thất trị tất vào Kinh
phần, Lạc phần
Trang 3434
Người trị bệnh thì không thể thấy Khí trị Khí, thấy Kinh Lạc trị Kinh Lạc Thấy tại Kinh Lạc
tất khiến theo Khí phần mà ra Chớ có thành kiến trước Khí sau Kinh, lại càng chớ nên lầm lẫn thất trị Kinh Khí
Bệnh tại Biểu nên Hạn, tại Lý nên Hạ, tại Tấu nên Hòa giải, đó là thường vậy
Còn có khi gặp biến, như Tam Dương hợp bệnh, Nhị Dương tinh bệnh, đó là hoại bệnh;
tại Kinh thì nên châm cứu, tại Khí thì nên dùng mãnh dược, lại không thể không biết vậy
Không phải chỉ Nhiệt mới có Mạch chứng ấy mà Hàn thì không có Mạch chứng ấy
*Thiên về Nhiệt thì Nhiệt hóa, Nhiệt nhiều Hàn ít, mạch Vi Nhược, đó là Vô Dương, nên
dùng Ma Hoàng Thạch Cao (Quế Chi nhị Việt Tỳ Nhất thang) (27)
*Thiên về Hàn thì Hàn hóa, Hạn ra ghét gió, mạch Vi Nhược, nếu dùng Ma Hoàng Thạch
Cao (Đại Thanh Long thang) thì vong Dương (38)
Đấy là phân biện Mạch Chứng, Hàn Nhiệt, Hư Thực ở Nhục phần không thể không biết
rõ vậy
Trang 35
35
BÀI THỨ 10
NGỘ NHẬN HÀN NHIỆT Ở NHỤC PHẦN
- Thái Dương Hàn Khí ở Cơ Nhục chuyển nhập Nhiệt Kinh, chứng của nó : lưng gáy cứng,
phát sốt, không mồ hôi, bụng hơi đầy, tiểu tiện không lợi; vào lúc sắp chuyển chưa chuyển, phép trị rất là khó khăn, dùng Quế Chi khử Quế gia Linh Truật thang (28), dùng
Quế Chi bởi vì Hàn Khí ở Cơ Nhục, mà khứ bỏ Quế Chi vì cớ Hàn đã chuyển qua Nhiệt, gia Linh Truật vì Hàn truyền Nhiệt Kinh nhập Lý
- Hàn Khí tại Biểu nhập Dương Nhiệt Kinh, đấy là Ôn Bệnh thuộc Thương Hàn Loại, nếu lầm
dùng phép trị Thương Hàn để trị thì bệnh biến
- Hàn Khí chuyển nhập Âm Nhiệt Kinh, đấy là Phong Ôn thuộc Thương Hàn Loại, nếu lầm
dùng phép trị Thương Hàn để trị thì bệnh biến
- Mạch chứng thang phương giải rõ tại Bản Nghĩa Cơ Nhục bộ, tiết (4/6) và tiết (4/7), tức tiết
(29) và (30).Đấy là Hàn Nhiệt chuyển dịch, không thể không thấy hết sự chuyển biến của nó
BÀI THỨ 11
BA KỲ KINH THỌ TRUYỀN Ở NHỤC PHẦN
Nội Kinh nói 8 Kỳ Kinh là bảo rằng: bệnh thế tràn đầy ở 12 Kinh không kiềm chế được
thì chảy vào Kỳ Kinh Bát Mạch, thảy đều có luận thuyết
Trọng Cảnh đối với vấn đề này thì :
- Cho Dương Duy, Âm Duy, Dương Kiểu, Âm Kiểu thuộc về Thái Dương Thiếu Âm
- Đái mạch thì giải rõ ở Tạp Bệnh
- Duy chỉ Đốc, Xung, Nhâm mạch thì rõ ở Thương Hàn
Ba Kỳ Kinh này ở Nhục phần có thọ phải Bản Hàn truyền Kinh thì sinh ra :
- gáy lưng vai cứng đơ, không mồ hôi, ghét gió thuộc Đốc mạch (31)
Trang 3636
- hạ lợi với ụa thuộc Xung mạch và Nhâm mạch (32), (33)
Lại có thọ Bản Hàn truyền Kinh chuyển sang Bản Nhiệt :
- hạ lợi không dứt, mạch Xúc, Suyễn mà ra mồ hôi (34)
Thảy đều là ở Nhục phần Ba Kỳ Kinh có thọ phải Hàn, thọ phải Nhiệt khác nhau vậy
BÀI THỨ 12
BA KỲ KINH THỌ TRUYỀN Ở BÌ PHẦN
Bì Phu bộ là một tầng ở ngoài hết thân người, mắc bệnh do Cơ Nhục đưa đến không cần
nghĩ ngợi sâu Duy Ba Kỳ Kinh ở đây thọ bệnh nên tính phép trị Điều phải lưu ý ở đây là một chứng Suyễn dùng Ma Hoàng thang Nhưng chứng Suyễn tại Nhục phần, Tấu phần, Cách phần, cho đến Suyễn do Phủ Tạng phép trị không giống nhau Nhưng dù bộ phận nào cũng đều có thể
lấy Ma Hoàng thang để “Khải ngộ” (mở sáng sự giác ngộ) Tại sao lại như vậy ?
-Vô luận Hàn Nhiệt như thế nào, hễ vào Đốc Kinh tất Suyễn mà phần nhiều là ở con trai, hễ vào
Xung Nhâm Kinh tất Suyễn mà phần nhiều là ở đàn bà Cho nên trị Suyễn nên suy nghĩ điều đó
BÀI THỨ 13
TỔNG HỢP THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM Ở BÌ PHẦN
Thái Dương Hàn Khí chủ ở Bì phần Mặt trái của Thái Dương là Thiếu Âm Nhiệt Khí
*Không xem Mạch chứng ở Biểu ở Lý ư ?
- Thái Dương ở Lý mạch Phù Tế Thiếu Âm ở Biểu mạch cũng Phù Tế
Thái Dương ở Lý có chứng ưa nằm Thiếu Âm ở Biểu cũng có chứng ưa nằm là cớ sao ?
Trang 3737
- Đó là Hàn vào Nhiệt phận và Nhiệt vào Hàn phận, không khác vậy
*Không xem chứng trị ở Tấu ư ?
- Hung hiếp (ngực sườn) đầy đau dùng Tiểu Sài Hồ thang (37)
Thái Dương Thiếu Âm đồng Hàn Nhiệt ấy, cho nên đồng Tấu Lý ấy, đồng Chứng Trị ấy
*Lại cũng không xem hễ Bệnh cùng Bệnh, giải cùng giải ư ?
- Bảy tám ngày hạ lợi, mạch bạo Vi, Thái Dương chứng ở Tấu giải, Thiếu Âm chứng ở Tấu
cũng giải
- Tay chân ấm trở lại, mạch Khẩn không còn, Thiếu Âm chứng tại Biểu giải, Thái Dương
chứng tại Biểu cũng giải
- Tuy phiền, hạ lợi, tất tự khỏi, Thiếu Âm tại Lý giải, Thái Dương tại Lý cũng giải vậy (286)
BÀI THỨ 14
PHÂN TÍCH THÁI DƯƠNG THIẾU ÂM TẠI BÌ PHẦN
Đọc sách Thương Hàn điểm đáng chú ý nhất là ở 3 chữ “Thái Dương Bệnh ”, hàm súc rất nhiều là cái nghĩa Nhiệt Bệnh, cái nghĩa Trúng Phong, cái nghĩa Thương Hàn Làm sao biết
được ?
- Thái Dương là Dương “chi cực ” (cùng tột) : là nguyên do của Nhiệt Bệnh
- Dương cực thì Hàn bị thương : là nguyên do của Thương Hàn
- Nhiệt với Hàn hợp lại : là nguyên do của Trúng Phong
Cho nên Thiếu Âm Nhiệt Khí không cần tìm đâu khác, chỉ 2 chữ “Thái Dương “ là đủ rồi Thương Hàn không cần tìm đâu khác, chỉ một chữ “Bệnh” là đủ rồi
Trúng Phong không cần tìm đâu khác, Nhiệt với Hàn hợp lại thành Phong, chỉ 3 chữ
“Thái Dương Bệnh” là đủ rồi
Trang 3838
*đó là “đệ nhất nghĩa” của sách Thương Hàn
Thái Dương Hàn, với Thiếu Âm Nhiệt không lìa khỏi nhau
*lại là “đệ nhị nghĩa” của sách Thương Hàn
Trọng Sư ở điểm này, giới răn chúng ta “phải nên biết, chớ nên lầm lẫn” (17)
Cho nên làm sách Thương Hàn, ở thiên Thiếu Âm tuyệt nhiên không nói tới 2 chữ Thương Hàn, nhưng mà khắp nơi đều thấy chứng Thái Dương Thiếu Âm đối lập nhau, khắp nơi đều thấy Mạch Thái Dương Thiếu Âm tương ứng nhau
Thái Dương Thương Hàn “tức thị” Thiếu Âm Thương Hàn, nhưng mà phép trị Thái Dương khác hẳn phép trị Thiếu Âm vậy
Hàn Nhiệt cùng nhau đối lập, Âm Dương cùng nhau tồn vong
Rõ ràng là cửa ải then chốt của việc sống, chết, qua được cửa ải đó mới có thể nói được chuyện Thương Hàn (38)
BÀI THỨ 15
THƯƠNG HÀN LOẠI Ở BÌ PHẦN
- Thái Dương Hàn Khí truyền Dương Minh, Thiếu Dương tên là Ôn Bệnh
chuyển sang Thiếu Âm tên là Phong Ôn
đó là Hàn truyền Nhiệt Kinh vậy
- Thái Dương Hàn Khí chuyển sang Thái Âm làm Hàn Thấp
chuyển sang Thiếu Âm, Khuyết Âm làm Phong Thấp
đó là Hàn truyền Hàn Kinh vậy Chỗ này Trọng Sư không dùng 2 chữ “Danh viết” vì Thái Âm là Thái Dương Bản Khí vậy
- Tên “Ôn Bệnh Phong Ôn”xuất hiện ở đầu Thiên Thái Dương, sau đó tuyệt nhiên không nói
đến
Trang 3939
- Tên “Hàn Thấp Phong Thấp” xuất hiện ở cuối thiên Thái Dương, ngoài ra không thấy đâu nữa
Sở dĩ như thế, bởi vì đều là “Thương Hàn loại vậy”
Bốn loại bệnh này tại Thái Dương Kinh, có khi ở Cơ, ở Bì, ở Tấu; mạch chứng, phép trị không giống nhau Lại có khi ở Dương Minh, ở Thiếu Dương, ở Thái Âm, ở Thiếu Âm, ở Khuyết Âm; mạch chứng và phép trị đều khác
Nếu chẳng để Tâm nhận xét tinh tế, thì khác nào như “năm hoa mười sắc” bày ra trước mắt làm cho người ta hoa mắt loạn thần Nếu không phải Thương Hàn Luận thì ai mà nói được ? Tự mình nếu không đọc kỹ Thương Hàn Luận thì sao mà biết được ?
*
Trang 4040
Á ĐÔNG THƯƠNG HÀN GIÁO KHOA
QUYỂN TƯ
BÀI THỨ 1
THÁI DƯƠNG BẢN HÀN TRUYỀN KINH TẠI BIỂU
Lục Kinh không phải chỉ là một Kinh Thái Dương
Lục Khí không phải chỉ là một Khí Hàn
Nhưng mà Thái Dương thống thuộc cả thảy
Hàn Khí truyền Kinh cả thảy
Cơ Nhục bắt đầu thọ bệnh cả thảy
Tấu Lý là nơi tập trung cả thảy
Đó là điều mà các bậc Thánh Nhân ngày xưa dò xét đến chỗ bí ảo, chỗ thông hội của Âm
Dương, làm nên “điển thường” để phát biểu ra
Thời đại Kỳ Hoàng,trong Nhiệt Bệnh Luận,Cự Dương và Thái Dương thường cùng gọi lẫn lộn :
- Khi gọi Cự Dương là có ý tứ thống nhất tất cả
- Khi gọi Thái Dương là có ý nghĩa tương truyền với 6 Kinh
Trọng Sư bảo : Cự Dương tức là Thái Dương, ý đơn giản mà rõ ràng, biện xét trong Mạch
chứng thì tự tìm được : một mình Thái Dương là tôn chủ tất cả
Hiệp Lục Khí lại thành 4 Khí gọi là : Dương Hàn, Dương Nhiệt, Âm Hàn, Âm Nhiệt để làm
phương tiện biện chứng luận mạch
Nói thật ra thì 3 chữ “Thái Dương Bệnh” đã bao quát tất cả, không riêng chỉ ở Biểu phần
vậy