1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Nhà máy Thủy điện Sông Liên 0903034381

220 730 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 10,01 MB

Nội dung

CÔNG TY TNHH THỦY ĐIỆN SÔNG LIÊN BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN “NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG LIÊN 1” Địa điểm: Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi Tháng 5/2018... Với tinh thần làm v

Trang 1

CÔNG TY TNHH THỦY ĐIỆN SÔNG LIÊN

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SÔNG LIÊN 1”

Địa điểm: Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi

Tháng 5/2018

Trang 2

2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 6

DANH MỤC HÌNH VẼ 10

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 11

MỞ ĐẦU 12

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 13

1.1 Tóm tắt hoàn cảnh ra đời của dự án 13

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 14

1.3 Cơ quan thẩm tra, thẩm định dự án 14

1.4 Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quản quản lý có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 14

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật trong việc lập ĐTM 15

2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường 15

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 18

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường 19

3 Tổ chức thực hiện ĐTM 19

3.1 Chủ đầu tư 19

3.2 Cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 19

4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường 22

4.1 Các phương pháp ĐTM 22

4.2 Các phương pháp khác 23

1.1 Tên dự án 25

1.2 Chủ dự án 25

1.3 Vị trí dự án 24

Trang 3

3

1.3.1 Đối tượng tự nhiên 25

1.3.2 Đối tượng kinh tế - xã hội 26

1.3.3 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án 26

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 24

1.4.1 Mô tả mục tiêu của dự án 27

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 27

1.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 35

1.4.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 40

1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 41

1.4.6 Tiến độ thực hiện dự án 45

1.4.7 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 48

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 100

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 49

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 100

2.1.2 Điều kiện về khí hậu, khí tượng 105

2.1.3 Điều kiện thủy văn 111

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 121 2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 126

2.2 Điều kiện môi trường tự nhiên 104

2.1.1 Điều kiện về kinh tế 155

2.2.2 Điều kiện về xã hội 163

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 166

3.1 Đánh giá tác động của dự án 115

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 166

3.1.2 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 171

3.1.3 Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn vận hành của dự án 194

3.1.4 Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 209

3.2 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 162

CHƯƠNG 4 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 217

Trang 4

4

4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 166 4.1.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 217 4.1.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 221 4.1.3 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 233

4.2 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 241 4.2.1 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 241 4.2.2 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 241 4.2.3 Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 244 4.3 Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi

trường 246 CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯƠNG 247 5.1 Mục đích của chương trình giám sát môi trường 247 5.2 Kinh phí giám sát chất lượng môi trường 255 CHƯƠNG 6 THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 257 6.1 TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 257 6.1.1 Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn UBND cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 257 6.1.2 Tóm tắt về quá trình tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 257 6.2 KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 257 6.2.1 Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi

dự án 257 6.2.2 Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 260 6.2.3 Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn 261

Trang 5

5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 262

1 KẾT LUẬN 262

2 KIẾN NGHỊ 263

3 CAM KẾT 264

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 266

Trang 6

6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 - 1 Bảng tổng hợp khối lượng khảo sát địa chấtError! Bookmark not

defined.

Bảng 2 - 2 Danh sách trạm khí tượng, đo mưa 105

Bảng 2 - 3 Danh sách trạm thủy văn liên quan 106

Bảng 2 - 4 Bảng các đặc trưng nhiệt độ không khí 108

Bảng 2 - 5 Bảng phân phối các đặc trưng độ ẩm tương đối 108

Bảng 2 - 6 Kết quả tính toán tần suất gió lớn nhất thiết kế 109

Bảng 2 - 7 Lượng mưa TBNN các trạm liên quan 106

Bảng 2 - 8 Lượng mưa 1 ngày lớn nhất xảy ra tại các trạm lân cận vùng dự án 106

Bảng 2 - 9 Bảng lượng mưa 1,2,3,5,7 ngày lớn nhất 106

Bảng 2 - 10 Kết quả tính toán mưa gây lũ thiết kế (mm) 108

Bảng 2 - 11 Bảng phân phối lượng bốc hơi trong năm 109

Bảng 2 - 12 Bảng phân phối tổn thất bốc hơi Z trong năm 110

Bảng 2 - 13 Bảng số cơn bão và áp thấp nhiệt đới trung bình ảnh hưởng gián tiếp (GT) và trực tiếp (TT) tới Quảng Ngãi (1956 - 2000) 111

Bảng 2 - 14 Bảng tần suất (%) số cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp tới Quảng Ngãi 111

Bảng 2 - 15 Bảng số ngày có dông trung bình 111

Bảng 2 - 16 Bảng kết quả tính toán các đặc trưng dòng chảy năm – Sông Liên 1 112 Bảng 2 - 17 Bảng tổng hợp chuỗi dòng chảy tháng, năm – TĐ Sông Liên 1 112

Bảng 2 - 18 Bảng kết quả chọn đỉnh lũ thiết kế TĐ Sông Liên 1 115

Bảng 2 - 19 Bảng tổng hợp đường quá trình lũ thiết kế - Sông Liên 1 (m3/s) 115

Bảng 2 - 20 Bảng kết quả tính toán dòng chảy lũ tuyến nhà máy (m3/s) 120

Bảng 2 - 21 Bảng tính đặc trưng lưu vực suối Loa 121

Bảng 2 - 22 Bảng kết quả tính toán dòng chảy lũ tuyến Suối Loa (m3/s) 121

Bảng 2 - 23 Bảng tính lũ đặc trưng các lưu vực suối cắt kênh dẫn 121

Bảng 2 - 24 Bảng kết quả tính toán dòng chảy môi trường (K.Quả chọn) 121

Bảng 2 - 25 Bảng kết quả tính toán Qmax10% mùa thi công 121

Bảng 2 - 26 Loại và vị trí lấy mẫu đánh giá môi trường nền 122

Trang 7

7

Bảng 2 - 27 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí – Tuyến đầu

mối 122

Bảng 2 - 28 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường không khí – Tuyến nhà máy 123

Bảng 2 - 29 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng tuyến đầu mối 123

Bảng 2 - 30 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước mặt vùng Nhà máy 124 Bảng 2 - 31 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm – vùng đầu mối 124

Bảng 2 - 32 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm – vùng nhà máy 125

Bảng 2 - 33 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường đất vùng đầu mối 125

Bảng 2 - 34 Kết quả đánh giá chất lượng môi trường đất vùng nhà máy 126

Bảng 2 - 35 Danh sách các loài động thực vật quý hiếm trong khu vực khảo sát (ven sông Liên, Ba Tơ, Quảng Ngãi) 133

Bảng 2 - 36 : Danh lục thực vật tại khu vực khảo sát 145

Bảng 2 - 37 Danh lục các loài động vật có xương sống ở cạn 152

Bảng 2 - 38 Danh lục các loài Cá ở khu vực khảo sát 154

Bảng 2 - 39 Kết quả canh tác nông nghiệp xã Ba Động năm 2014 163

Bảng 2 - 40 Kết quả canh tác nông nghiệp xã Ba Thành năm 2014 163

Bảng 3 - 1 Các tác động môi trường trong quá trình thực hiện dự án Error! Bookmark not defined. Bảng 3 - 2 Thống kê diện tích chiếm đất của Dự án 166

Bảng 3 - 3 Diện tích mặt hồ ứng với các tần suất tính toán 167

Bảng 3 - 4 Phân loại đất và các xã bị ảnh hưởng 169

Bảng 3 - 5 Số lượng cây, vật kiến trúc bị thiệt hại trong phạm vi xây dựng dự án 169

Bảng 3 - 6 Các công trình công cộng bị ảnh hưởng trong phạm vi xây dựng công trình 170

Bảng 3 - 7 Khối lượng đào đắp, bê tông, xây lát – TĐ Sông Liên 1 177

Bảng 3 - 8 Hệ số phát thải và nồng độ bụi phát sinh từ hoạt động nổ mìn, phá đá 178

Trang 8

8

Bảng 3 - 9 Nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động khoan nổ mìn phá đá và

bốc xúc đá 178

Bảng 3 - 10 Thống kê danh mục xe máy, thiết bị thi công của dự án 173

Bảng 3 - 11 Hệ số ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường 174

Bảng 3 - 12 Thải lượng và nồng độ ô nhiễm của bụi và khí thải phát sinh từ máy móc, thiết bị thi công 175

Bảng 3 - 13 Kết quả dự báo nồng độ các chất ô nhiễm ở chiều cao 1,5m và khoảng cách tính toán từ hoạt động vận chuyển 175

Bảng 3 - 14 Tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động của máy móc thi công chính có sử dụng nhiên liệu Diezen 176

Bảng 3 - 15 Lượng nước cấp và nước thải do sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng 180

Bảng 3 - 16 Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt 180

Bảng 3 - 17 Nhu cầu nước phục vụ thi công công trình 182

Bảng 3 - 18 Lượng rác thải phát sinh do sinh hoạt của công nhân 184

Bảng 3 - 19 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 184

Bảng 3 - 20 Dự tính khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 185

Bảng 3 - 21 Mức ồn phát sinh từ quá trình nổ mìn phá đá 188

Bảng 3 - 22 Tác động của tiếng ồn 188

Bảng 3 - 23 Giới hạn mức độ tiếng ồn của các thiết bị thi công 189

Bảng 3 - 24 Mức ồn lan truyền ra môi trường xung quanh các khoảng cách nhất định 190

Bảng 3 - 25 Mức ồn gây cộng hưởng của các phương tiện thi công 190

Bảng 3 - 26 Mức rung của các thiết bị thi công theo khoảng cách 191

Bảng 3 - 27 Dự báo mức ồn tại nhà máy thủy điện 208

Bảng 3 - 28 Mực nước dềnh ở cầu Nước Nẻ ứng với các tần suất lũ 201

Bảng 3 - 29 Bảng kết quả tính toán dòng chảy môi trường (K.Quả chọn) 203

Bảng 3 - 30 Mức độ chi tiết và độ tin cậy của đánh giá 214

Bảng 4 - 1 Chi tiết san trả đất lúa 217

Bảng 4 - 2 Bảng tổng hợp dự toán hạng mục đền bù, giải phóng mặt bằng 219

Bảng 5 - 1 Chương trình giám sát môi trường của Dự án 248

Bảng 5 - 2 Chương trình quản lý môi trường 252

Trang 9

9

Bảng 5 - 3 Kinh phí giám sát chất lượng môi trường 255

Trang 10

10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1 - 1 Mặt bằng tổng thể dự án thủy điện Sông Liên 1 27Hình 1 - 2 Hình vẽ mô hình tổ chức quản lý 48Hình 4 - 1 Hệ thống hầm tự hoại và hầm rút để xử lý nước thải sinh hoạt 224

Trang 11

11

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ĐTM : Báo cáo Đánh giá tác động môi trường

UB MTTQVN : Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động

BOD5 : Nhu cầu oxy sinh học ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày

Trang 12

12

MỞ ĐẦU

Dự án thủy điện Sông Liên 1 được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép nghiên cứu đầu tư tại văn bản số 1211/UBND-CNXD ngày 05 tháng 5 năm 2011 “V/v Nghiên cứu đầu tư dự án thủy điện Sông Liên, huyện Ba Tơ”; được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch tại Quyết định số 1599/QĐ-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ Công thương

“Về việc bổ sung Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Quảng Ngãi” và đã được chấp thuận đầu tư theo Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi “Quyết định Chủ trương đầu tư dự án thủy điện Sông Liên 1”

Do dự án nằm ở khu vực có đan xen với dân cư, vấn đề xuyên suốt được quan tâm nhất và là vấn đề quan trọng nhất trong các giai đoạn nghiên cứu dự án là đánh giá tác động của dự án đến môi trường tự nhiên - xã hội trong vùng

Trong thời gian dài, điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện pháp lý có nhiều thay đổi khiến cho việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp và phải chỉnh sửa nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu về nội dung báo cáo tương ứng với từng giai đoạn mà vẫn giữ được tính thống nhất và liên tục

Với tinh thần làm việc kiên trì và khoa học, cùng với tiếp thu các góp ý nhiều lần của các ban - ngành của tỉnh Quảng Ngãi, địa phương huyện Ba Tơ và các xã trong vùng

dự án, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn đã từng bước làm sáng tỏ tính khả thi của dự án gắn liền với việc bảo vệ và phát triển môi trường trong vùng dự án, hoàn thành tập hồ sơ Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (hiệu chỉnh, tháng 8 - 2017) trình Bộ Tài nguyên

và Môi trường thẩm định và phê duyệt

Tập “Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường dự án thủy điện Sông Liên 1” (tháng 12- 2017) này đã tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng, cập nhật, bổ sung thêm nhiều dữ liệu mới về điều kiện tự nhiên: địa chất công trình, số liệu thủy văn cập nhật, tài liệu điều tra thực địa về môi trường sinh thái; bổ sung thêm nhiều kết quả tính toán kiểm tra an toàn cho công trình Báo cáo cũng đã được bổ sung trên cơ sở cập nhật thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, tài nguyên nước,

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên Hội đồng thẩm định, các sở - ban - ngành và địa phương liên quan trong tỉnh Quảng Ngãi đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành bộ hồ sơ này

Trang 13

13

1.1 Tóm tắt hoàn cảnh ra đời của dự án

Sông Liên bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam huyện Ba Tơ Sông chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ Với đặc điểm về địa hình

có độ dốc tương đối cao và ở vùng khí hậu mưa nhiều tạo cho Sông Liên có một nguồn thủy năng đáng kể, có thể nghiên cứu khai thác nguồn năng lượng tái tạo có hiệu quả

Dự án “Thủy điện Sông Liên 1” – Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi nhằm khai thác nguồn thủy năng của con sông một cách hợp lý, góp phần cung cấp thêm nguồn điện năng cho đất nước

Dự án đã được Bộ Công thương phê duyệt quy hoạch theo Quyết định số BCT ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ Công thương “Về việc bổ sung Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Quảng Ngãi”, và được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho phép lập Dự án đầu tư tại văn bản số 1369/UBND-CNXD ngày 01 tháng 4 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi “Về việc lập dự án đầu tư thủy điện Sông Liên 1, huyện Ba Tơ”

1599/QĐ-Quy hoạch đất cho dự án thủy điện Sông Liên 1 đã được phê duyệt tại 1599/QĐ-Quyết định 63/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh Quãng Ngãi “Về việc Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Ba Tơ” và Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2016 “về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Ba Tơ”

Dự án đã được phê duyệt Chủ trương đầu tư theo Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi “Quyết định chủ trương đầu tư dự án thủy điện Sông Liên 1”

Vì thế, việc đầu tư xây dựng “Nhà máy thủy điện Sông Liên 1” hoàn toàn phù hợp với chủ trương đầu tư của Bộ Công Thương, phù hợp với quy hoạch, chủ trương đầu tư các dự án thủy điện nhỏ của tỉnh Quãng Ngãi Mặt khác, quỹ đất xây dựng nhà máy không thuộc diện phải giải tỏa, tái định cư, không chiếm đất rừng đặc chủng, rừng phòng

hộ, chỉ thu hồi đất trồng lúa, đất hoang, đất rừng trồng keo nên rất thuận lợi cho Chủ đầu tư trong quá trình triển khai dự án

Để góp phần đưa ra các dự báo về tác động môi trường, đồng thời đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tối đa những tác động xấu, các sự cố, rủi ro trong quá trình xây dựng cũng như vận hành nhà máy thủy điện Sông Liên 1 Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Sông Liên đã phối hợp với đơn vị tư vấn môi trường là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Trí Việt tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Trang 14

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Công ty TNHH Thủy điện Sông Liên

1.3 Cơ quan thẩm tra, thẩm định dự án

Sở Công Thương Quảng Ngãi

1.4 Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển do cơ quản quản

lý có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

1 Mối quan hệ của dự án với quy hoạch phát triển thuỷ điện

﹣ Dự án phù hợp với “Quyết định số 3454/QĐ-BCN ngày 18/10/2005 của Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc “phê duyệt quy hoạch thủy điện nhỏ trên toàn quốc”

﹣ Dự án “Thuỷ điện Sông Liên 1” thuộc huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi là hoàn toàn phù hợp với quyết định số số 1599/QĐ-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ Công thương “Về việc bổ sung Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Quảng Ngãi”

﹣ Khi dự án đi vào hoạt động sẽ cấp điện cho hệ thống điện lưới Quốc Gia với công suất 15MW, sản lượng điện bình quân năm là 41,85 triệu KWh, nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu năng lượng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương

và của đất nước

2 Mối quan hệ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

﹣ Khi dự án xây dựng nhà máy thủy điện sông Liên 1 được triển khai sẽ tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế khác trong khu vực

﹣ Hiện nay nước ta đang thiếu điện rất lớn, riêng tỉnh Quảng Ngãi nhu cầu tiêu thụ điện dự báo tới năm 2020 là 5.556 triệu kWh Quảng Ngãi đang trong giai đoạn tăng tốc phát triển kinh tế, tập trung vào các dự án lớn ở các khu công nghiệp Quảng Phú, khu công nghiệp Tịnh Phong, đặc biệt là khu công nghiệp Dung Quất thì việc xây dựng dự

án về thủy điện là hết sức cấp bách và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh nhà

﹣ Dự án thủy điện sông Liên 1 tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn, nhất là giai đoạn xây dựng Tạo cơ sở để giao lưu với các vùng kinh tế khác, góp phần ổn định và nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương

Trang 15

15

﹣ Khi dự án hoạt động sẽ góp phần vào ngân sách địa phương thông qua hình thức nộp thuế Hỗ trợ địa phương xây dựng các trường học, nhà văn hóa góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho con em trong vùng

3 Mối quan hệ với quy hoạch phát triển thuỷ lợi

Hiện tại và theo quy hoạch xây dựng và phát triển thủy lợi tỉnh Quảng Ngãi thì thượng lưu và hạ lưu khu vực đập và nhà máy thủy điện Sông Liên 1 không có công trình thủy lợi nào cả, phía thượng lưu tuyến kênh dẫn có công trình thủy lợi Nước Loa, tuy nhiên khu tưới không phủ đến tuyến kênh dẫn, mà chỉ bị ảnh hưởng 2,8 ha lúa, và

đã được đền bù, chuyển đổi sang mục đích khác

4 Mối quan hệ với giao thông vận tải

﹣ Quảng Ngãi nằm trên trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A, phía bắc là sân bay Chu Lai, ngoài ra Quảng Ngãi còn có cảng biển nước sâu Dung Quất cách tuyến hàng hải quốc tế 90km có độ sâu từ 10 - 19m được thiết kế thành hệ thống cảng đa chức năng gồm: cảng biển chuyên dùng, cảng tổng hợp, cảng Container….Với điều kiện giao thông thuận lợi về đường thủy, đường bộ và đường hàng không như vậy sẽ tạo điều kiện rất tốt cho dự án trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết xây dựng dự án

﹣ Dự án sẽ xây dựng hệ thống giao thông từ trục đường chính của xã vào tới tận dự

án, để xe tải có thể vận chuyển nguyên vật liệu đi lại bình thường

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật trong việc lập ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về

môi trường

a Căn cứ văn bản pháp luật

﹣ Luật Bảo vệ môi trườngsố 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 của Quốc hội Nước Việt Nam Quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ môi trường; do Quốc hội Nước Việt Nam;

﹣ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014

﹣ Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013

﹣ Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/ 11/ 2013

﹣ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 14/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Luật điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012

Trang 16

16

﹣ Luật Tài nguyên nước 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012

﹣ Luật Đa dạng sinh học 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

﹣ Luật Bảo vệ và phát triển rừng 29/2004/QH11ngày 03/12/2004;

﹣ Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/09/2017 của Chính phủ V/v quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Phòng chống thiên tai, Khai thác, Bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều

﹣ Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

﹣ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và kế hoạch bảo vệ môi trường

﹣ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ V/v quy định lập, quản lý hành lang bảo về nguồn nước

﹣ Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

﹣ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

﹣ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

﹣ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

﹣ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải

Trang 17

17

﹣ Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực

﹣ Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

﹣ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước

﹣ Nghị định số 72/2007/NĐ-CP ngày 07/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập;

﹣ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

﹣ Thông tư số 02/2009/TTBTNMT ngày 19/3/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc đánh giá khả năng tiếp nhận của nguồn nước

﹣ Thông tư số 43/2012/TT-BCTngày 27/12/2012 của Bộ Công Thương quy định

về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện

﹣ Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

﹣ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại

﹣ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và

kế hoạch bảo vệ môi trường

﹣ Thông tư số 28/2011/BTNMT - Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn;

﹣ Thông tư số 29/2011/BTNMT - Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa;

﹣ Thông tư số 30/2011/BTNMT - Quy định quy trình quan trắc nước dưới đất;

﹣ Thông tư số 33/2013/BTNMT – Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất;

b Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

﹣ QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

Trang 18

﹣ QCVN 14:2008/BTNM - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt;

﹣ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

﹣ QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

﹣ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

﹣ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

﹣ QCVN 39:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu;

﹣ QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp;

﹣ Tiêu chuẩn TCVN 6663-6:2008 về chất lượng nước - lấy mẫu, hướng dẫn lấy mẫu ở sông suối;

﹣ Tiêu chuẩn TCVN 6663-14:2000 về chất lượng nước - lấy mẫu, hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẫu nước môi trường

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có

thẩm quyền về dự án

﹣ Quyết định số 1355/QĐ-BCT về việc điều chỉnh một số thông số của dự án “thủy điện Sông Liên 1” thuộc quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Quảng Ngãi, ngày 23 tháng 4 năm 2018

﹣ Quyết định số 703/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi “Quyết định chủ trương đầu tư dự án thủy điện Sông Liên 1”

﹣ Quyết định 1934/TĐ-SCT về việc: thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở dự

án “thủy điện Sông Liên 1” ngày 11/10/2017 của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi

﹣ Quyết định số 1599/QĐ-BCT ngày 13 tháng 02 năm 2015 của Bộ Công thương

“Về việc bổ sung Quy hoạch thủy điện nhỏ tỉnh Quảng Ngãi”;

Trang 19

19

﹣ Quyết định 63/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2014 của UBND tỉnh Quãng Ngãi “Về việc Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) huyện Ba Tơ”

﹣ Quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2016 “về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Ba Tơ”

﹣ Kết luận số 259-KL/TU của Ban thường vụ Tỉnh Ủy về chủ trương đầu tư “Dự

án thủy điện sông Liên 1” ngày 21/3/2017

﹣ Văn bản số 1369/UBND-CNXD ngày 01 tháng 4 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi “Về việc lập dự án đầu tư thủy điện Sông Liên 1, huyện Ba Tơ”

﹣ Văn bản số 3023/STNMT-QLĐĐ về việc thẩm định chủ trương đầu tư dự án

“thủy điện Sông Liên 1” huyện Ba Tơ ngày 27/9/2016

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình

đánh giá tác động môi trường

﹣ Thuyết minh NCKT của dự án “Thuỷ điện Sông Liên 1, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Nam” do Công ty CP TVXD Trí Việt lập;

﹣ Hồ sơ bản vẽ NCKT của dự án;

﹣ Báo cáo khảo sát địa hình;

﹣ Báo cáo địa chất;

﹣ Báo cáo khí tượng thuỷ văn;

﹣ Báo cáo thi công;

﹣ Báo cáo Phương án đền bù – giải phóng mặt bằng;

﹣ Kết quả phân tích mẫu nước mặt, nước ngầm, không khí vùng dự án do Trung tâm Quan trắc môi trường Quảng Ngãi thực hiện

3 Tổ chức thực hiện ĐTM

3.1 Chủ đầu tư

﹣ Cơ quan Chủ dự án: Công ty TNHH Thủy điện Sông Liên

﹣ Người đại diện: Ông Nguyễn Đức Đối – Chức vụ: Chủ tịch HĐTV, G.Đốc

﹣ Địa chỉ liên hệ: 291 Lê Lợi, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

﹣ Điện thoại: (055)3827306; DĐ: 0913440558

3.2 Cơ quan tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

﹣ Cơ quan thực hiện ĐTM: Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng Trí Việt

Trang 20

20

﹣ Người đại diện: Nguyễn Trần Sơn

﹣ Địa chỉ: 135B Điện Biên phủ - Phường 15 - Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh

﹣ Điện thoại:

Bảng 1 Danh sách thành viên tham gia thực hiện ĐTM

Năm kinh nghiệm (năm)

Chữ ký

1 Nguyễn Đức Đối Giám Đốc Công ty

TNHH Sông Liên Kỹ sư Thủy điện 45

2 Nguyễn Việt Hưng Chủ trì lập báo cáo Thạc sĩ môi

3 Nguyễn Trần Sơn Tham gia lập báo cáo Thạc sĩ thuỷ lợi 25

4 Doãn Hồng Anh Tham gia lập báo cáo Thạc sỹ môi

5 Thiệu Quang Tân Tham gia lập báo cáo Kỹ sư khí tượng 35

6 Nguyễn Hồng Thái Tham gia lập báo cáo Thạc sỹ môi

Bảng 2 Nội dung báo cáo thành viên phụ trách ĐTM

1 Nguyễn Đức Đối

- Giải trình, cố vấn tất cả nội dung dự án đầu tư Là chuyên gia trong ngành thủy điện hơn 40 năm kinh nghiệm Do đó, các giải pháp thi công, vận hành, các biện pháp hạn chế, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường đều được giải thích chi tiết, rõ ràng Tham vấn, phụ trách chủ yếu trong Chương 1: Tóm tắt Dự án Ngoài ra, còn cố vấn đặc biệt trong chương 3, chương 4 của báo cáo

Trang 21

21

2 Nguyễn Việt Hưng

- Tham gia tổng hợp, chỉnh sửa toàn bộ báo cáo ĐTM Chủ trì các nội dung trong báo cáo Tổng kết viết phần kết luận - kiến nghị - cam kết môi trường

3 Nguyễn Trần Sơn

Thạc sĩ Thủy Lợi: kết hợp với các thành viên khác để đánh giá các sự cố như: sụt lở tại lòng hề, hạ du đập, kênh dẫn, sự cố vỡ đập, vỡ kênh từ đó đề ra các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công và vận hành nhà máy

4 Doãn Hồng Anh

Tham gia viết chương mở đầu, đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công nhà máy - Chương 3, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn thi công - Chương 4

5 Thiệu Quang Tân Kỹ sư khí tượng: Tham gia viết chương 2 của báo cáo phần: điều

kiện khí tượng thủy văn của dự án

6 Nguyễn Hồng Thái

Tham gia đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn vận hành, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn vận hành

7 Bùi Minh Sơn Tham gia viết chương 2 phần điều kiện địa chất - địa hình, kết

hợp với kỹ sư Tân viết phần khí tượng - thủy văn

8 Tô Đặng Hoàng Hải Đánh giá các sự cố, rủi ro trong quá trình xây dựng và vận hành

dự án Từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu trong chương 4

9 Đặng Thị Trang Tham giá viết chương 2 phần đánh giá môi trường nền, tham

vấn cộng đồng, viết chương 5 phần quản lý môi trường

Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan sau:

 UBND Tỉnh Quảng Ngãi

 UBND huyện Ba Tơ

 UBND xã Ba Thành

 Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Ba Tơ

 Cụm công nghiệp Ba Động

Quá trình lập báo cáo ĐTM được thực hiện theo các bước sau:

﹣ Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư;

Trang 22

﹣ Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường;

﹣ Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường;

﹣ Bước 8: Tổ chức tham vấn lấy ý kiến cộng đồng, lấy ý kiến của UBND, UBMTTQ Xã Ba Thành;

﹣ Bước 9: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án;

﹣ Bước 10: Hội thảo sửa chữa và có qua tư vấn để thống nhất trước khi trình thẩm định;

﹣ Bước 11: Trình thẩm định báo cáo ĐTM;

﹣ Bước 12: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM;

﹣ Bước 13: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội Đồng;

4 Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

4.1 Các phương pháp ĐTM

a Phương pháp phán đoán của chuyên gia

- Kinh nghiệm của chuyên gia có ảnh hưởng khá lớn đến phương pháp dự báo Các phương pháp hỗ trợ dự báo như phỏng vấn, đánh giá nhanh, tổ chức hội thảo đặc biệt quan trọng đối với việc phán đoán các tác động xã hội

- Chuyên gia về thủy điện và thủy lợi giải trình dự án kết hợp với các chuyên gia về môi trường đánh giá các tác động môi trường của dự án, đề xuất các giải pháp giảm thiểu tốt nhất

b Phương pháp đánh giá nhanh

Sử dụng trong báo cáo để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động trong giai đoạn thi công và hoạt động của Dự án Báo cáo sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (USEPA) thiết lập nhằm ước tính tải lượng

Trang 23

23

các chất ô nhiễm sinh ra khi thi công xây dựng Dự án và giai đoạn Dự án đi vào hoạt động Phương pháp này được áp dụng tại Chương 3, phần dự báo tải lượng và nồng độ bụi, khí thải và nước thải

c Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam Phương pháp này chủ yếu được sử dụng tại chương II và chương III của báo cáo

để đánh giá môi trường hiện trạng và dự báo thì tương lai của Dự án

d Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu liên quan và báo cáo ĐTM khác có các hạng mục tương tự để

dự báo và đánh giá khả năng các ảnh hưởng đến môi trường sẽ xảy ra

4.2 Các phương pháp khác

a Phương pháp thống kê

- Phương pháp này được áp dụng trong việc xử lý các số liệu của quá trình đánh giá sơ bộ môi trường nền nhằm xác định các đặc trưng của chuỗi số liệu tài nguyên - môi trường thông qua: Điều tra, khảo sát, lấy mẫu ngoài thực địa và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môi trường nước, đất, tiếng ồn Sau đó so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường bắt buộc do Bộ Tài nguyên Môi trường và các Bộ ngành liên quan ban hành

- Phương pháp thống kê chủ yếu được sử dụng trong chương 2 của báo cáo

b Phương pháp danh mục kiểm tra

- Phương pháp liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động phát triển được đem ra đánh giá

- Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả trong các giai đoạn thi công, vận hành Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình thi công, vận hành Dự án Cụ thể là các bảng

Trang 24

24

danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn thi công

và hoạt động được thể hiện tại chương 3 của báo cáo

c Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này được sử dụng trong quá trình làm việc với lãnh đạo và đại diện cộng đồng xã Ba Thành, tham vấn Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp, tham vấn cụm công nghiệp Ba Động để thu thập các thông tin cần thiết cho công tác đánh giá tác động môi trường của Dự án; phương pháp này được áp dụng trong chương 1 và chương 6 của báo cáo

d Đo đạc, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nền khu vực Dự án

Căn cứ nội dung đề cương của báo cáo, đoàn cán bộ khảo sát của Công ty đã tiến hành khảo sát hiện trường khu vực Dự án và vùng lân cận với các nội dung khảo sát bao gồm:

*) Môi trường không khí dựa vào các chỉ tiêu thông số theo QCVN 26:2010/BTNMT) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 05:2013/BTNMT

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- Các chỉ tiêu đo đạc phân tích dựa vào

+ Điều kiện vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm

+ Các tác nhân hoá học trong môi trường không khí xung quanh: CO, NO2, bụi, SO2 + Tiếng ồn

*) Môi trường nước mặt dựa vào các chỉ tiêu thông số theo QCVN MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

08 Đoàn khảo sát đó tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt trong khu vực

- Các chỉ tiêu phân tích: pH, DO, COD, BOD5, TSS, Photphat,

Trang 25

25

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1 Tên dự án

DỰ ÁN THỦY ĐIỆN SÔNG LIÊN 1

1.2 Chủ dự án

- Cơ quan Chủ dự án: Công ty TNHH Thủy điện Sông Liên

- Người đại diện: Ông Nguyễn Đức Đối – Chức vụ: Chủ tịch HĐTV, G.Đốc

- Địa chỉ liên hệ: 291 Lê Lợi, phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

- Điện thoại: (055)3827306; DĐ: 0913440558

1.3 Vị trí địa lý của dự án

Dự án Thủy điện Sông Liên 1 được xây dựng trên đoạn sông Liên thuộc xã Ba Thành và Ba Động, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi Đập dâng kết hợp đập tràn được đặt tại lòng sông Liên phía thượng lưu cầu Bến Buông trên ĐT624 thuộc địa phận xã

Ba Thành; Kênh dẫn dài 3,6 km đi qua các xã Ba Thành và Ba Động, gần song song với sông Liên; Nhà máy thủy điện đặt gần bờ sông Liên thuộc xã Ba Động Vị trí địa

lý của các hạng mục công trình như sau:

Bảng 1 - 1 Vị trí các hạng mục chính của dự án thủy điện Sông Liên 1

Đập dâng & đập tràn 108˚44’17” Kinh độ Đông;14˚49’11” Vĩ độ Bắc

Nhà máy thủy điện 108˚46’18” Kinh độ Đông;14˚49’40” Vĩ độ Bắc

1.3.1 Đối tượng tự nhiên

﹣ Công trình gần trục đường QL24 và ĐT624 cách thị trấn Ba Tơ khoảng 10 km

về phía Đông – Bắc và cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 40 km về phía Tây – Nam, điều kiện giao thông thuận lợi cho quá trình xây dựng và quản lý khai thác (Xem bản

đồ tổng thể dự án ở phần phụ lục)

﹣ Hồ chứa nước có bề mặt hồ rộng 101 ha (chủ yếu là diện tích sông suối theo sông Liên và sông Nễ) thuộc các xã Ba Thành, Ba Cung và Ba Vinh, huyện Ba Tơ, hồ

có dung tích khoảng 4.35 triệu m3 nước

﹣ Các khu dân cư gần công trình đi qua có bị ảnh hưởng gồm: làng Tăng thuộc xã

Ba Thành; thôn Suối Loa, Nam Lân và Bắc Lân thuộc xã Ba Động; nhà cửa, chuồng gia súc chỉ cần di dời nhỏ (nếu có) hoặc khắc phục bằng giải pháp công trình, không

Trang 26

﹣ Phía hạ du công trình không có công trình thủy lợi, thủy điện nào Do vậy, công trình không làm ảnh hưởng đến công trình nào trên hệ thống sông

﹣ Qua khảo sát cho thấy, trong vòng bán kính 1km từ vị trí dự án không có vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu dự trữ sinh quyển nào

1.3.2 Đối tượng kinh tế - xã hội

﹣ Tại vị trí đặt tuyến chọn không có dân cư sinh sống, không phải di dân, thuận lợi cho công tác thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng cũng như thi công dự án

﹣ Dọc hai bên bờ sông thuộc phạm vi lòng hồ dự án không có dân cư sinh sống, chủ yếu là đất sông suối, đất bãi trồng hoa màu và đồi của người dân địa phương Dọc hai bên bờ từ tuyến đập đến vị trí nhà máy, có dân cư sinh sống, tuy nhiên, tuyến năng lượng được thiết kế sao cho đi ngang qua khu vực đất chủ yếu là đất trống, đất màu, đất vườn và đất lúa để giảm thiểu việc đền bù, giải phóng mặt bằng và thuận lợi trong quá trình thi công dự án

1.3.3 Hiện trạng quản lý và sử dụng đất trên diện tích đất của dự án

﹣ Địa điểm thực hiện dự án phù hợp với các quy định pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

﹣ Công ty đã làm việc với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ để thu hồi 2 thửa đất của Công ty Lâm Nghiệp (đất Nhà nước giao) quản lý là thửa đất số 168, 165 (RSX) thuộc tờ bản đồ số 1 xã Ba Động có diện tích là 26582,3 m2 và 4143,6 m2, diện tích thu hồi lần lượt là 9505 m2 và 3205,7 m Các thửa đất xung quanh trước đây cũng

do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ quản lý, nay đã giao lại cho dân và chuyển đổi thành đất trồng cây lâu năm (CLN); 2 thửa này hiện đang cho người dân thuê đất để trồng keo, hiện đang làm thủ tục thu hồi đất và giao đất cho dự án theo quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt Về Cụm công nghiệp Ba Động, các mỏ khai thác khoáng sản đã được cấp phép

﹣ Đất sử dụng cho dự án không có đất rừng đặc chủng và đất rừng phòng hộ

Trang 27

27

Hình 1 - 1 Mặt bằng tổng thể dự án thủy điện Sông Liên 1

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1.4.1 Mô tả mục tiêu của dự án

﹣ Dự án nhằm xây dựng một nhà máy thủy điện công suất lắp máy 15 MW, cho sản lượng điện bình quân năm là 41,85 triệu KWh bổ sung nguồn điện vào lưới điện Quốc gia

﹣ Tiến độ triển khai dự án dự kiến là 36 tháng kể từ ngày được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Đăng ký kinh doanh, trong đó thời gian xây dựng

là 24 tháng (2016 -2018)

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

a Công trình chính:

﹣ Dự án được đầu tư theo hình thức Xây dựng -Vận hành - Sở hữu (BOO)

﹣ Quy mô dự án: Theo QCVN 03:2012/BXD, công trình thủy điện có niên hạn sử dụng 20 – 50 năm thuộc độ bền vững bậc III và cấp công trình là cấp III Hạng mục công trình đập dâng theo QCVN 04-05:2012/BNNPTNT có cấp công trình là cấp III

Trang 28

28

﹣ Diện tích sử dụng đất : 126, 5 ha, bao gồm:

1 Diện tích chiếm đất vĩnh viễn (sau khi tái tạo đất trồng lúa):

- Đất xây dựng công trình lâu dài: 21,7 ha

2 Diện tích chiếm đất tạm thời trong thời gian xây dựng: 5.5 ha

Kết quả nghiên cứu Giai đoạn Dự án đầu tư đã chọn phương án có quy mô và các thông số kỹ thuật như bảng 1-2

Bảng 1 - 2.Thông số chính phương án chọn

I Các đặc trưng lưu vực

4 Lưu lượng trung bình nhiều năm (Q0) m3/s 46.87

5 Tổng lượng dòng chảy TB nhiều năm 106 m3 1478

6 Dòng chảy năm thuỷ văn thiết kế

3 Mực nước hồ ứng với lũ kiểm tra P=0,5% m 38.60

4 Mực nước hồ ứng với lũ thiết kế P=1,5% m 37.60

Trang 29

29

III Lưu lượng qua nhà máy

3 Khi NM làm việc với Qmax 2 tổ máy m 15.45

4 MNHL min khi xả=0,25 Q một tổ máy m 14.40

VI Công suất

2 Công suất đảm bảo với tần suất 85% MW 1.5

VII Điện lượng

1 Điện lượng trung bình năm Eo 106kWh 41.85

2 Số giờ sử dụng công suất lắp máy Giờ 2790

A.1 Cụm đầu mối đập dâng

 Đập đất

﹣ Đập đất được xây dựng tại tuyến 1, kết cấu đồng chất bằng đất tận dụng đào kênh

và có bố trí chân khay rộng 8m cắm vào lớp đá IIA 50cm Đỉnh đập b=14.6m được bảo

vệ bằng 1 lớp đá dăm xâm nhập nhựa dày 15cm, mái hạ lưu có hệ số m=1, trồng cỏ mái thượng lưu có m=1,5, gia cố bằng bê tông tấm lát M200

﹣ Tiêu nước thân đập bằng hình thức áp mái bằng đá hộc ở hạ lưu

 Đập tràn

﹣ Đập tràn tháo lũ được xây dựng bằng bê tông cốt thép gồm 8 khoang, chiều rộng mỗi khoang b=9m lắp cửa van phẳng bằng thép, đóng mở bằng tời điện Ngưỡng tràn

có cao độ 27.00 Tiêu năng hạ lưu theo hình thức nước nhảy ngập

﹣ Trong quá trình thẩm tra thiết kế cơ sở đã tiến hành tính toán kiểm tra khả năng thoát lũ của đập tràn (xét đến hệ số co hẹp bên) và kiểm tra lực đóng mở cửa van cho

Trang 30

30

hai trường hợp bố trí van phẳng và van cung Kết quả tính toán cho thấy: Ngưỡng tràn cần hiệu chỉnh xuống cao trình 26,00 m; cửa van đập tràn cần xem xét lựa chọn hình thức cửa van và số cửa tràn hợp lý trên cơ sở chi phí đầu tư, nhất là chi phí cho thiết bị đóng mở cửa van (Trường hợp chọn hình thức cửa van phẳng thì chắc chắn phải dùng thiết bị đóng mở bằng xilanh thủy lực có giá thành tương đối cao)

﹣ Tính toán lực đóng mở cửa van vận hành tràn tháo lũ

Quy phạm áp dụng: TCVN 8299-2009

Phương án tràn van phẳng và van cung, gồm 8 cửa, chiều rộng mỗi cửa b=9m

Bảng 1 - 3 Số liệu và kết quả tính toán kiểm tra so sánh tràn

TT Thông số Đơn vị Cửa van phẳng Cửa van cung Ghi chú

2 Cao trình đỉnh cửa m 37.38 37,38

3 Mực nước bình thường m 37.38 37,38

4 Cao trình mực nước lũ m 38.6 38,6

5 Chiều cao thông thủy m 10.38 11,38

﹣ Kiểm tra hệ số co hẹp bên trong tính toán thủy lực tràn

Hệ số co hẹp bên ε của đập tràn đã được tư vấn xác định lại theo hình thức đập tràn đỉnh rộng, kết quả cho thấy nếu vẫn giữ nguyên chiều rộng tràn thì phải hạ ngưỡng tràn xuống 1m Ngưỡng tràn sau khi điều chỉnh có cao độ 26m

A.2 Tuyến năng lượng

Các hạng mục được bố trí thứ tự từ thượng lưu về hạ lưu và có các kích thước như sau:

 Kênh dẫn nước

Trang 31

﹣ Đoạn cuối kênh tiếp nối với bể áp lực (từ Km3+400) là đoạn kênh qua khu dân

cư, cần giảm kích thước mặt cắt ngang, được bố trí là kênh hộp bằng BTCT Giai đoạn sau sẽ được tính toán tối ưu hóa bằng cách so sánh với các hình thức công trình khác (kênh dẫn đắp đá bê tông bản mặt, đường ống ngầm, )

 Công trình trên kênh

Tuyến kênh dẫn nước đi qua vùng lưu vực của 3 suối nhỏ, và cắt ngang đường vào rẫy của các hộ dân bên bờ trái kênh Để tuyến kênh dẫn nước vận hành được đảm bảo an toàn trong mọi trường hợp, và đảm bảo việc đi lại của người dân, bố trí các công trình trên kênh cụ thể như sau:

* Các cầu qua kênh:

﹣ Tại vị trí giao cắt đường thôn (làng Tăng) tại Km0+300: Bố trí cống điều tiết đầu kênh kết hợp cầu dân sinh qua kênh bằng kết cấu BTCT; 2 cửa van phẳng đóng mở kiểu vít nâng;

﹣ Tại vị trí giao cắt ĐT 624 tại Km 1+000: Làm trả cầu BTCT với quy mô phù hợp với quy hoạch phát triển ĐT 624;

﹣ Tại vị trí giao cắt đường liên xã Ba Động tại Km3+480: Làm xi phông vượt đường nhằm đảm bảo khả năng dẫn nước của kênh dẫn và độ dốc đường lên xuống không quá 10%

* Các công trình tiêu thoát nước mặt:

﹣ Tuyến kênh dẫn đi qua một số thung lũng nhỏ, khi đào đắp theo mặt cắt thiết kế

sẽ có khả năng làm ngập úng một số diện tích ruộng đất và công trình dân sinh - kinh tế

Để khắc phục tình trạng này, dự kiến sẽ xây dựng các công trình thoát nước tại 5 vị trí dọc tuyến kên, cụ thể như sau:

Bảng 1 - 4 Số liệu và vị trí công trình trên kênh

Trang 32

32

Tên cống Vị trí trên

kênh

Diện tích lưu vực (Km2)

Q lũ P=1.5%

(m3/s)

Q lũ P=0.5%

(m3/s)

Delta Z (m)

Khẩu diện tiêu (m2)

* Rào chắn đảm bảo an toàn dân sinh:

Kênh dẫn dài 3600 m có chiều rộng mặt nước khoảng 20 m, chiều sâu 4,0 m, cắt qua một số khu dân cư và đất sản xuất nông - lâm nghiệp; bờ kênh là đường QLVH, đồng thời cũng có những đoạn kết hợp làm đường giao thông nông thôn Để đảm bảo an toàn cho người và gia súc, sẽ xây dựng hàng rào chắn dọc kênh cao khoảng 2,00 m

A.3 Cụm bể áp lực và cửa nhận nước

A.4 Nhà máy thuỷ điện

﹣ Nhà máy thủy điện Sông Liên 1 có thể coi là nhà máy thủy điện không có hồ chứa; đập dâng ngăn sông làm nhiệm vụ nâng và giữ ổn định mực nước thượng lưu có tạo thành hồ chứa trên diện tích lòng sông; dung tích hữu ích của hồ chứa chỉ làm nhiệm

vụ điều tiết ngày trong mùa cạn (MNTL max - min chỉ dao động từ 37,38 m đến 36,70 m)

Trang 33

33

﹣ Chế độ vận hành của nhà máy thủy điện như sau: Nhà máy sẽ tận dụng vận hành tới công suất tối đa cho phép của thiết bị (15 MW) và dung tích nước được điều tiết trong hồ vào các giờ cao điểm (từ 9 giờ 30 - 11 giờ 30 và từ 17 giờ 00 - 20 giờ 00); các giờ bình thường, công suất phát tùy theo lưu lượng nước về Nhà máy có thể chỉ vận hành 01 tổ máy với công suất tối thiểu bằng 30% CSĐM (2,25 MW) - tương ứng với lưu lượng 14,5 m3/s; cũng có khả năng xảy ra trường hợp sẽ phải dừng máy một số giờ trong ngày (nếu lưu lượng về không đủ để vận hành công suất tối thiểu) Như vậy, tùy thuộc vào lưu lượng dòng chảy tự nhiên, nhà máy có thể vận hành liên tục hoặc gián đoạn trong ngày với dải công suất 2,25 MW - 15 MW Về mùa kiệt có thể phải dừng hẳn một số ngày khi lưu lượng nước về quá nhỏ (<5 m3/s); thời gian này sẽ được bố trí bảo trì định kỳ hàng năm cho toàn bộ hệ thống công trình, thiết bị

﹣ Nhà máy thủy điện có kết cấu bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá đới IIA Kết cấu nhà máy bằng BTCT Bê tông bản đáy, phần tiếp xúc với đá, bê tông tường tiếp xúc với nước có mác M250+B8 (phụ gia chống thấm), các phần bê tông bản đáy và bê tông khối tổ máy có mác M250 Nhà máy đước bố trí đảm bảo điều kiện ổn định, ứng suất cho các kết cấu nhà máy

A.5 Kênh xả hạ lưu và đoạn cải tạo lòng sông

﹣ Kênh xả có chiều dài kênh 300m nối hạ lưu NMTĐ với sông Liên Đoạn sông Liên sau kênh xả là đoạn sông cong có chiều rộng trên dưới 100 m, lòng sông bị nước

lũ xói sâu tạo thành hố trũng có độ sâu 4 - 5 m và các ghềnh đá phía hạ lưu Để hạ mực nước hạ lưu tăng cột nước phát điện, đã khảo sát và dự kiến cải tạo lòng sông hạ lưu bằng biện pháp phá bằng các ghềnh đá nói trên với chiều rộng 40 m

﹣ Căn cứ để xác định vết lũ tại lòng hồ và hạ lưu đập khi có lũ thiết kế (P=15%) và

lũ kiểm tra (P=0,5%): Dự án có thuận lợi là sử dụng cơ sở dữ liệu của các trạm khí tượng

- thủy văn trong khu vực đã có liệt tài liệu thực đo trên dưới 40 năm, trong đó: trạm Thủy văn An Chỉ (đo từ 1981 tới nay) nằm ở hạ lưu tuyến đập có lưu vực chỉ gấp 1,34 lần lưu vực nghiên cứu; trạm khí tượng Ba Tơ (đo từ 1978 đến nay) nằm gần trung tâm lưu vực nghiên cứu Để nghiên cứu vết lũ thiết kế tại tuyến công trình, tháng 3/2015 Chủ đầu tư đã tổ chức đo vẽ các mặt cắt thủy văn và điều tra vết lũ lịch sử năm 2013 (là con lũ lớn thứ hai được ghi nhận tại trạm thuy văn An Chỉ -sau con lũ 1987) Thời điểm điều tra chỉ sau khi xảy ra lũ khá gần với thời điểm có lũ nên số liệu khá tin cậy (qua kiểm tra chéo các nguồn thông tin)

B Công trình phụ trợ

Trang 34

34

Các công trình phụ trợ chiếm diện tích 5,52 ha, bao gồm: kho bãi chứa vật liệu xây dựng, nguyên nhiên liệu; trạm trộn bê tông; cơ sở cốt thép, ván khuôn; khu nhà ở và làm việc; bãi trữ đất đá; bãi thải đất đá; đường giao thông trong công trường; cấp điện, nước thi công

Quy mô, khối lượng các hạng mục phụ trợ cụ thể như sau:

4 Cơ sở SC thường xuyên và bãi đỗ xe 50 xe 0,60

10 Trạm bơm và xử lý nước kỹ thuật 400 m3/ng.đêm 0,06

11 Trạm xử lý nước sinh hoạt 80 m3/ng.đêm 0,02

18 Nhà ở và làm việc của Nhà thầu 40 người 0,22

19 Nhà ở và làm việc của Ban A, Tư vấn 10 người 0,25

B.1 Đường giao thông trong công trường

Hệ thống giao thông trong công trường chia làm 2 loại như sau:

﹣ Đường thi công - vận hành: là các tuyến đường chính phục vụ thi công công trình, sau này được nâng cấp thành đường quản lý và vận hành công trình Các đường này chủ

Trang 35

35

yếu đi trên bờ kênh dẫn nước Các tuyến đường thi công - vận hành có các thông số chính như sau:

+ Bề rộng nền đường: 5,0 m

+ Bề rộng mặt đường: 3,5 m (kết cấu mặt đường đá dăm xâm nhập nhựa)

﹣ Đường thi công: là các tuyến đường chỉ phục vụ trong thời gian thi công Các đường này chủ yếu sử dụng đường hiện có trong công trường, chỉ phải làm mới khoảng 0,5km; gồm các đường xuống đê quai và đường vào các khu phụ trợ, lán trại Các tuyến đường thi công có các thông số chính như sau: Bề rộng nền và mặt đường: 5,0 m (kết cấu mặt đường là đá dăm kẹp đất),

B.2 Cung cấp điện thi công

Nguồn cấp điện thi công NMTĐ Sông Liên 1 được đấu nối từ lưới điện hiện có của địa phương, với nhu cầu công suất cấp điện khoảng 500kVA

Đường điện phục vụ thi công công trình dài 2 km

B.3 Hệ thống cấp nước phục vụ thi công và sinh hoạt

Nước sinh hoạt dùng cho cán bộ và công nhân trên công trường được cấp từ nguồn nước ngầm tại các giếng khoan Từ các giếng khoan sẽ xây dựng đường ống cấp nước đến các khu vực lán trại để cấp nước vào các bể chung cho từng khu vực Cấp nước phục

vụ sản xuất được dự kiến chủ yếu bơm từ sông Liên, vào mùa mưa có thể lấy từ nguồn nước tự chảy của các sông suối gần khu vực xây dựng công trình

1.4.3 Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

Biện pháp thi công các khối lượng chủ yếu sẽ được thực hiện như sau:

1) Công tác đào đắp đất: Công tác đào đắp đất chủ yếu nằm trong các hạng mục: đào đắp hai đầu đập dâng; đào đắp kênh dẫn; đào và đắp lại hố móng nhà máy; đào kênh

xả Công tác này được thực hiện bằng biện pháp thi công cơ giới, có kết hợp thủ công ở những vị trí đặc biệt Hiện trường thi công nằm tương đối xa khu dân cư nên ít ảnh hưởng tới môi trường và đời sống xã hội Đất đào sẽ được dùng làm đất đắp lại, không tạo thành bãi thải riêng Lớp đất hữu cơ bề mặt kênh dẫn được bóc riêng, dùng làm đất tôn cao mặt ruộng đắp trả đất lúa cho 2,8 ha ven hồ gần cửa vào kênh dẫn

2) Công tác đào đá: Khối lượng đào đá nằm trong các hạng mục: Đào móng đập tràn; đào kênh dẫn (đoạn qua đồi cao); đào móng nhà máy; đào kênh xả Công tác này

sẽ được thực hiện bằng biện pháp khoan nổ mìn, bốc xúc bằng cơ giới Đá đào sau nổ

Trang 36

36

mìn sẽ được lựa chọn, gia công sử dụng làm VLXD hoặc vật liệu đắp gia cố mái, nền đường và mặt bằng Công tác nổ mìn là công tác thi công phải đảm bảo yêu cầu khắt khe về an toàn cho người và thiết bị, tuy nhiên, hiện trường thi công khá xa dân cư (chủ yếu ở lòng sông và ven đồi), do đó phải chú ý thực hiện cảnh giới bảo đảm an toàn nổ mìn theo hộ chiếu trong quá trình thi công

3) Công tác bê tông: Khối lượng thi công nằm trong các hạng mục: đổ bê tông khối lớn đập tràn; mái kênh dẫn; nhà máy Công tác bê tông (bao gồm nghiền sàng; sản xuất vữa bê tông; gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép; đổ bê tông;…) sẽ được nghiên cứu để thực hiện tối đa bằng dây chuyền công nghiệp ít gây bụi và tiếng ồn

4) Công tác tổ hợp, lắp đặt thiết bị thủy điện và kết cấu cơ khí thủy công: Tập trung ở hạng mục đập tràn và nhà máy thủy điện, được thực hiện bởi các tổ chức lắp máy chuyên ngành

Các thiết bị phục vụ thi công bao gồm nhiều loại sử dụng nhiên liệu hóa thạch có khả năng gây ô nhiễm môi trường

Trang 37

37

Bảng 1 - 6 Bảng tổng hợp khối lượng

Cải tạo lòng sông

477,500

21,050

76,152

93,277

12,000

300

688,390

26,684

51,000

971

4,121

2,618

87,960

1,184

174,538

20,854

372,000

15,337

59,600

471,236

3,831

9,000

7 Bê tông M150 bù móng m3

1,323

Trang 38

6,000

15 Đá dăm xâm nhập nhựa

2,190

Trang 39

4,000

25,500

22 Thiết bị cơ khí thủy điện MW

Trang 40

- Đập dâng là loại đập tràn có cửa, ngăn sông chính, được thiết kế gồm 8 cửa lắp van phẳng có kích thước thông thủy 10,50x8,40 mét để tháo được lưu lượng lũ thiết kế (P=1,5%) là 3740 m3/s, lũ kiểm tra (P=0,5%) là 4300 m3/s Việc đóng mở cửa van để giữ mực nước hồ ổn định được thực hiện bằng tời nâng 2 móc, tải trọng 50 tấn

- Mực nước thượng lưu trong trường hợp bình thường được giữ ở cao trình 37,38

m (bằng các cửa van), đảm bảo tiêu chuẩn lưu không cho cầu Nước Nẻ là 0,50 m theo TCVN 4054:2005 Đường ô tô – Yêu cầu thiết kế Bình thường, cửa van được đóng và chủ động mở khi lưu lượng đến lớn hơn lưu lượng phát điện để giữ ổn định mực nước thượng lưu Khi có lũ, các cửa van sẽ được kéo lên từng cửa theo quy trình được duyệt

để tháo lũ, giữ cho mực nước thượng lưu ổn định và không vượt quá mực nước lũ thiết

kế Khi lũ rút, thì các cửa van được đóng lại (theo quy trình) để đảm bảo xả lũ và duy trì mực nước ở hồ ở cao trình 37,38 m Như vậy, cửa van được vận hành chủ động có người điều khiển liên tục hoặc được thiết kế đóng mở tự động về mùa khô; do đó, phải theo dõi mực nước, kết hợp với nhận thông tin dự báo thời tiết

Bước 2:

Kênh dẫn: Là đoạn kênh nối hồ chứa với NMTĐ, dài 3,6 km, chiều rộng đáy 8 m, chiều rộng mặt nước 20 m, tải lưu lượng lớn nhất 110 m3/s đảm bảo cho 2 tổ máy hoạt động với công suất lắp máy 15 MW Tuyến kênh gần như thẳng đi cùng hướng với đoạn sông chính ngoằn ngoèo hình chữ M dài 6,5 km, chỉ cách sông chính vài chục đến vài trăm mét; kênh đi qua vùng bán sơn địa tạo thuận lợi cho các hộ dùng nước sông trong sản xuất và sinh hoạt

Bước 3:

Nhà máy thủy điện: Cửa nhận nước gồm 2 cửa có lắp van phẳng; Gian máy gồm

2 tổ máy, công suất mỗi tổ 7,5MW Dòng chảy được dẫn từ bể áp lực vào các tổ máy rồi chảy về hạ lưu, công nghệ sản xuất thủy điện không làm tiêu hao và cũng không

Ngày đăng: 17/07/2018, 15:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w