Hạn mức tín dụng ở việt nam

10 972 2
Hạn mức tín dụng ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

 Hạn mức tín dụng chỉ giới hạn lớn nhất mà một ngân hàng thương mại có thể cho khách hàng của mình vay và hạn mức này do Ngân hàng Nhà nước quy định và các ngân hàng không được cho vay quá mức này, vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả  Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao một hạn mức cho từng tổ chức và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện hạn mức tín dụng đó. Và điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế.  Ở Việt Nam, các ngân hàng có thể mua bán hạn mức tín dụng với mức tối thiểu một lần mua bán là 1 tỷ đồng, theo qui định tại "Qui chế về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng"

Chính sách hạn mức tín dụng Việt Nam 1. Thông tin chung  Hạn mức tín dụng chỉ giới hạn lớn nhất mà một ngân hàng thương mại có thể cho khách hàng của mình vay và hạn mức này do Ngân hàng Nhà nước quy định và các ngân hàng không được cho vay quá mức này, vì sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả  Hàng quý, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao một hạn mức cho từng tổ chức và quản lý kiểm soát quá trình thực hiện hạn mức tín dụng đó. Và điều quan trọng là Ngân hàng Nhà nước sử dụng hạn mức tín dụng như một công cụ để thực thi chính sách tiền tệ nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế.  Việt Nam, các ngân hàng có thể mua bán hạn mức tín dụng với mức tối thiểu một lần mua bán là 1 tỷ đồng, theo qui định tại "Qui chế về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng" 2. Thực trạng của việc điều chỉnh hạn mức tín dụng Tăng trưởng hạn mức tín dụng 2006 2007 2008 2009 Kế hoạch 20% 30% 25% - 27% 30% Thực tế 37% 37% 37,7% Năm 2006: Năm 2007: Trước tình hình lạm phát có nguy cơ mức cao, trong 6 tháng cuối năm 2007 Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để kiềm chế mức gia tăng tiền tệ phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát. Cụ thể:  Hút tiền về, nhưng vẫn giữ ổn định lãi suất và tỉ giá, đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay với tốc độ hợp lý đảm bảo đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả.  Tiếp tục rà soát cơ chế để vừa tạo điều kiện cho các khách hàng vay, tiếp cận nguồn vốn trong ngân hàng, đồng thời kiểm soát tốc độ cho vay sao cho có chất lượng. Ngoài những yếu tố tác động đến lạm phát như tăng giá lương thực, thực phẩm ., cũng có nguyên nhân do lượng vốn đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào nền kinh tế trong thời gian qua khá cao. Ngân hàng Nhà nước phải đưa ra một lượng tiền khá lớn để mua lượng ngoại tệ này. Góp phần kiềm chế lạm phát, sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ để hút tiền về mức trung hoà với lượng tiền đã đưa ra, sao cho khối lượng tiền trong lưu thông mức cân đối với tổng giá trị hàng hoá, trên cơ sở phát triển kinh tế và tình hình lạm phát thực tế. Hiện nay các ngân hàng thương mại có một lượng vốn dư thừa khá lớn do tốc độ tăng trưởng vốn huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng Nhà nước sẽ có chính sách hút lượng tiền dư thừa tạm thời này về nên có thể sẽ không làm tăng lãi suất trên thị trường. Năm 2008: Chính sách tiền tệ (CSTT) luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Năm 2008, thị trường ngân hàng trong nước đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá . Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, lúc thắt chặt lúc nới lỏng, ngành ngân hàng cả nước đã góp phần quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng nhiều công cụ chính sách tiền tệ để chặn lạm phát bao gồm: Tăng tỷ lệ bắt buộc; phát hành tín phiếu; tăng lãi suất; nới lỏng biên độ tỷ giá để VNĐ tăng giá so với USD . Các công cụ này triển khai nhằm hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế và thị trường, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của thị trường ngoại hối và của các tổ chức tín dụng, hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng có thể gây mất an toàn hệ thống của các tổ chức tín dụng. Sau khi áp dụng chính sách thắt chặt, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước nới lỏng chính sách tiền tệ, mũi tên mang nhiều mục đích này nhằm kịp thời điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nâng lãi suất trả cho tiền gửi dự trữ bắt buộc để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Trên thực tế, mức lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại trong tháng 12-2008 phổ biến mức 12-13%/năm. Cá biệt có ngân hàng cho vay ưu tiên đối với một số dự án xuất khẩu . mức 10- 11%/năm. Ngân hàng Nhà nước chủ động đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn phục vụ mục tiêu tăng trưởng hợp lý, ngăn chặn suy giảm kinh tế. So với năm 2007, các chỉ tiêu vốn tín dụng đầu tư cho: khu vực dân doanh, doanh nghiệp nhà nước, xuất khẩu, hộ nghèo . đều tăng. Dư nợ xấu toàn hệ thống chỉ chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng. Đây là một con số khá an toàn trong hoạt động ngân hàng. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ thông qua điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời đã giúp ngân hàng vượt qua được thời kỳ sóng gió đó. Đến bây giờ cơ bản các ngân hàng hoạt động ổn định, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đã dần trở lại gần như cuối năm 2007. Chính sách tất nhiên chưa thể nói là cực chuẩn nhưng việc điều hành đã đúng quy luật của kinh tế thị trường. Nền tài chính quốc gia không sụp đổ, bảo đảm cho sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội. Đó là mối quan hệ nhân quả của chính sách tiền tệ đúng". Qua một năm đầy sóng gió nhưng hoạt động của hệ thống ngân hàng đã góp phần quan trọng kiềm chế lạm phát, hạn chế nhập siêu, duy trì tăng trưởng kinh tế. Thị trường tiền tệ giữ được bình ổn. Lãi suất, tỷ giá biến động mức hợp lý. Khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng được đảm bảo. Tín dụng tăng trưởng mức phù hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho tăng trưởng kinh tế. Hoạt động của các tổ chức tín dụng vẫn đảm bảo an toàn và có bước phát triển. Bằng chứng là đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ngân hàng tăng 30% so với cuối năm 2007. Đặc biệt, trong năm 2008, đã có một ngân hàng thương mại cổ phần mở chi nhánh hoạt động tại nước ngoài. Đây cũng là cơ sở để khẳng định năm 2008 chúng ta đã thành công nhiều hơn thất bại. Nhưng bên cạnh thành công, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn có thời điểm thiếu nhịp nhàng, đồng bộ trong quá trình thực thi các giải pháp điều hành tiền tệ. Thị trường tiền tệ, ngoại hối trong những tháng đầu năm 2008 còn có những biến động nhất định. Chất lượng dịch vụ ngân hàng còn bộc lộ những bất cập, dù nhỏ nhưng cũng cần được sự chỉ đạo chỉnh đốn kịp thời hơn nữa. Giai đoạn này điều hành chính sách tiền tệ có hai khiếm khuyết lớn:  Định hướng thực hiện các giải pháp là đúng nhưng liều lượng, thời gian tiến hành chưa thích hợp, nhuần nhuyễn. Liều lượng quá nhiều, căng thẳng cùng một lúc, trong điều kiện thanh khoản của các ngân hàng đang mức thấp vì cho vay dễ dãi từ các năm trước dồn cho bất động sản, chứng khoán.  Đồng thời với đó, các NHTM lại phải mua trái phiếu Ngân hàng nhà nước, tăng dữ trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu… đã tạo một áp lực lớn, làm tình hình hơi rối và lãi suất tiền gửi cứ đua nhau lên. Còn sự phối hợp giữa chính sách tài khoá, chính sách đầu tư, xuất nhập khẩu lại chưa được phối hợp đồng thời. Cùng nhìn lại những thành quả đạt được, tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng năm 2008, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu khẳng định "Chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng, bước sang năm 2009, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hệ thống Ngân hàng Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua thách thức, khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Ngành, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2009". Do tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng cuối 2007 và những tháng đầu năm 2008 tăng cao nên đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2008 một loạt ngân hàng mất tính thanh khoản. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ thông qua điều hành lãi suất tiền gửi và lãi suất dự trữ bắt buộc kịp thời đã giúp ngân hàng vượt qua được thời kỳ sóng gió đó. Đến bây giờ cơ bản các ngân hàng hoạt động ổn định, lãi suất huy động và lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần đã dần trở lại gần như cuối năm 2007. Tính chung cả năm, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng và 5 lần giảm lãi suất cơ bản. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu cũng có tần suất điều chỉnh tương ứng. Cơ chế điều hành tỷ giá ghi nhận những điều chỉnh chưa từng có trong lịch sử. Biên độ có 3 lần nới rộng, từ +/-0,75% lên +/-3%; tỷ giá bình quân liên ngân hàng có 2 lần điều chỉnh mạnh, vào tháng 6 và cuối tháng 12. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 2/2008, các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải thực hiện đồng thời 4 quyết định thắt chặt điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. 1. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% , mở rộng thêm phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc và NH Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cũng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Theo đó từ đầu tháng 2/2008 tổng cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho NHNN. 2. Ngày 15/2/2008 NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400 - 500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối Ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ những vậy, các NH phải mua 20.300 tỷ đồng trái phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ - 1.000 tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ. Điều đặc biệt nữa, nếu như các loại tín phiếu trước đây được giao dịch trên thị trường mở với NHNN để được vay tái cấp vốn thì quyết định lần này NHNN nói rõ là không được vay tái cấp vốn. Do đó các NHTM khi thiếu hụt tạm thời thanh khoản không thể sử dụng tín phiếu mình đang sở hữu để vay tái cấp vốn ngắn hạn 1-2 tuần tại NHNN. Kỳ hạn của tín phiếu lại khá dài tới 364 ngày, hay gần 1 năm. 3. Từ tháng 2/2008, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng cao hơn trước. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. 4. NHNN ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Trái với mong đợi của các NHTM, Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây. Trước tiên thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần. Đây được coi là mức lãi suất “cực kỳ nguy hiểm” vì nó làm cho nhiều người nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên quá cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ vỡ gần 6.000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát lên tới 200% - 300% trong các năm 1987 - 1988 nước ta. Tiếp theo, một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng được coi là rất nguy hiểm khi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm; ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục cao hơn nữa lên tới 43%/năm… Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Thị trường “căng“ đến mức ngày 22/2/2008 NHNN phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008. Tính tổng cộng chỉ trong 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng, mức hỗ trợ thanh khoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trước đến nay, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn của cả năm 2007. Tuy nhiên hầu như chỉ có các NHTM Nhà nước, một số ít NHTM cổ phần quy mô lớn, một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có điều kiện đang sở hữu tín phiếu NHNN và Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu đô thị TP.HCM,… thì mới có cơ hội vay với khối lượng lớn vốn đó, còn phần đông các NHTM cổ phần thì không. Do đó các NHTM cổ phần quy mô nhỏ và trung bình phải đi vay lại trên thị trường liên ngân hàng khoản vay của các NHTM đó với lãi suất từ 30% đến 43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất “họ” vay được của NHNN. Không phải làm gì, các NHTM Nhà nước kiếm được các khoản lãi lớn. Một tình trạng vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay, rõ ràng tác động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP, đến hiệu quả nền kinh tế và tính an toàn của hệ thống NHTM. Trong lúc bức tranh kinh tế thế giới hậu khủng hoảng đang dần hình thành, mục tiêu vừa đảm bảo tốc độ tăng GDP, vừa giải quyết được những hệ lụy của tăng trưởng nhanh đặt Việt Nam trước những bài toán khó. Năm 2009: NHNN công bố mức tăng trưởng tín dụng của các NHTM đến hết quý 3/2009 đạt 28%, sát ngưỡng mục tiêu năm 2009 là 30%. Qua phân tích, chúng tôi thấy, mặc dù dư nợ tín dụng đã tăng khá cao; tuy nhiên, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Nếu so với tháng 12/2008, CPI tính đến cuối tháng 9 tăng 4,11%. Cho dù CPI tháng 9 tăng cao hơn so với các tháng đầu năm 2009, nhưng chỉ mức 0,62% và chủ yếu là do giá một số hàng thiết yếu trên thị trường thế giới tăng và nhu cầu tăng đột biến về một số hàng hoá, dịch vụ vào những ngày lễ đặc biệt như Quốc khánh, lễ khai giảng năm học mới, lễ Vu Lan, và Tết Trung thu. Như vậy, việc tăng chỉ số giá tiêu dùng trong thời gian qua vẫn mức hết sức an toàn. Nền kinh tế của chúng ta đã thoát khỏi thời kỳ khó khăn nhất và đang dần lấy lại đà tăng truởng, GDP tăng đều qua các quý từ 3,14% (quý 1) đến 4,46% (quý 2) và 5,76% (quý 3) là nhờ chính sách hỗ trợ lãi suất và sự tăng trưởng tín dụng trong thời gian qua. Chắc chắn rằng, thời gian tới, nền kinh tế vẫn tiếp tục cần vốn cho đầu tư phát triển để đưa GDP cả năm đạt ít nhất 5% như chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua. Để chống suy thoái, tăng trưởng tín dụng của hầu hết các nước đều cao hơn các năm trước đây. Trung Quốc, tỷ lệ này đến nay đã vào khoảng 40%. Vì vậy, chúng ta không thể kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế để cố định mức tăng trưởng tín dụng 30% một cách chủ quan, trong khi tăng trưởng tín dụng chưa gây ra hiệu ứng đáng lo ngại về lạm phát. Hay nói cách khác, chắc chắn NHNN sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh thích hợp và hoạt động của các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục ổn định. Theo báo cáo của NHNN, tổng phương tiện thanh toán của cả năm 2009 ước tăng 28,67% so với tháng 12/2008; huy động vốn tăng 28,7%; tín dụng với nền kinh tế tăng 37,73% (vượt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 30% đề ra). Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng bảo đảm an toàn, ổn định, duy trì được khả năng thanh khoản. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tăng 31,9% so với cuối năm 2008; tổng tài sản tăng 26,49%, chênh lệch thu - chi tăng 53,09%, nợ xấu chiếm 2,2% tổng dư nợ. Cũng theo NHNN, mức lãi suất sau khi được hỗ trợ tương đương lãi suất cho vay bằng USD và thấp hơn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đã tác động làm tăng trưởng tín dụng mức cao, gây sức ép tăng lãi suất và tỷ giá. Điều này cũng có thể phát sinh các hiện tượng khách hàng vay lợi dụng cơ chế để trục lợi, vay ngân hàng này gửi lại ngân hàng khác nhằm thu chênh lệch lãi suất mà không đưa vốn vay vào sản xuất - kinh doanh. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến cho tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đang mức cao, ảnh hưởng đến việc kiểm soát lạm phát, ổn định lãi suất trên thị trường và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động chính sách tiền tệ. Đó là chưa kể, tốc độ tăng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng thấp hơn tốc tộ tăng trưởng dư nợ tín dụng, gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc cân đối vốn. Năm 2010 Thực trạng nền kinh tế những điểm thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng các chính sách tiền tệ năm nay: Thuận lợi:  Những kết quả đạt được của năm 2009 tạo nền tảng tốt cho năm 2010, như tăng trưởng kinh tế 5,32% - mức tăng ấn tượng của khu vực và thế giới, khả năng chống lạm phát tốt, có tới 18/25 chỉ tiêu lớn của nền kinh tế đạt và vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm 2009  Nền kinh tế thế giới đang tiếp tục tái cấu trúc và dần phục hồi sẽ có những tác động tích cực. Khó khăn:  Một là, tính ổn định và vững chắc của các cân đối vĩ mô chưa cao.  Hai là, nền kinh tế hướng đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển là chính, nên lượng vốn sẽ cần nhiều, tạo điều kiện cho lạm phát trở lại.  Ba là, khi tái cấu trúc kinh tế thế giới, tất yếu sẽ đào thải nhiều lao động, giảm việc làm, ảnh hưởng tới sức mua, tác động tới nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu như Việt Nam. Bên cạnh đó, những khó khăn trước mắt và lâu dài của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện đáng kể, như cơ cấu nền kinh tế còn những bất cập, hạ tầng kém, chất lượng lao động chưa cao, thủ tục hành chính vẫn còn phiền hà, phức tạp . Vào ngày 27/12/2009 tại hội nghị do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu thông báo, năm 2010 NHNN sẽ định hướng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng khoảng 25% trong năm 2010, thấp hơn so với mức 37,7% năm 2009. Chỉ tiêu này được đặt ra nhằm kiểm soát mức độ lạm phát năm 2010 tiếp tục giữ mức một con số. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng không vì thế mà lo ngại năm 2010 vay tiền sẽ khó khăn. Ngoài giá trị tuyệt đối tăng do dư nợ của toàn hệ thống ngân hàng tăng mạnh trong năm 2009, con số 25% chỉ là khung định hướng chứ không phải mức áp đặt cho toàn bộ các ngân hàng. Dựa vào diễn biến thực tế từ thị trường, NHNN có thể điều chỉnh linh hoạt. Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng tháng 2 vừa qua tăng 1,14%, cao nhất trong vòng 3 tháng qua khi tháng 1 chỉ tăng 0,26%, tháng 12/2009 chỉ tăng 0,72% (trước đó, số liệu Ngân hàng Nhà nước ước tính tăng trưởng tín dụng trong tháng 1/2010 khoảng 1%) Xu hướng này dự báo sẽ mạnh lên từ tháng 3. Diễn biến tăng trưởng tín dụng những năm gần đây cho thấy, thường hai tháng đầu nămmức tăng thấp hơn so với các tháng còn lại. Đây cũng là thời điểm chuyển giao các kế hoạch kinh doanh với các chỉ tiêu cho năm mới của ngân hàng và doanh nghiệp, cũng như có ảnh hưởng từ các kỳ nghỉ lễ khá dài. Trong hai tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng tính chung ước tăng 1,4%; hai tháng cùng kỳ năm 2009 cũng chỉ tăng 1,82%; cá biệt trong năm 2006 là mức giảm 1,45%. Trong năm 2009, tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng mạnh từ tháng 3 và duy trì mức cao trong quý 2. Năm nay, dự báo đà tăng cũng sẽ bắt đầu mạnh hơn từ tháng 3 này. Cơ sở cho dự báo trên là thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện. Nếu trước Tết Nguyên đán, vốn khả dụng dư thừa của hệ thống khoảng 13.000 tỷ đồng, thì hiện đã có khoảng 30.000 tỷ đồng. Đáng chú ý, khi Ngân hàng Nhà nước chính thức cho vay trung và dài hạn theo cơ chế thỏa thuận, ngân hàng và doanh nghiệp, người vay vốn có điều kiện thuận lợi hơn để gặp nhau, khơi thông nhanh hơn nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Cũng theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng trong hai tháng đầu năm 2010 đã giảm 0,17%. Điều này được nhà điều hành giải thích là có từ sự sụt giảm mạnh của lượng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế (giảm 5,94%), do các doanh nghiệp tập trung tăng đầu tư từ đầu năm. Điều này cũng thường thấy những tháng đầu năm trước đây. Bù lại, lượng tiền gửi của dân cư trong tháng 1 và 2 vừa qua đã tăng mạnh trở lại (tăng 5,57%). Một nguồn vốn bổ sung khác cho các tổ chức tín dụng đầu năm đáng kể là từ quyết định giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 7% xuống còn 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối với kỳ hạn trên 12 tháng. Điều chỉnh này đã làm tăng nguồn vốn để cho vay khoảng 500 triệu USD (tương đương với khoảng 9.000 tỷ đồng) cho các tổ chức tín dụng, giúp giảm chi phí huy động vốn khoảng 0,1% và tác động ổn định tỷ giá. Liên quan đến chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cho biết, cuối năm 2009 tỷ lệ nợ xấu là 2,03%, đến tháng 2/2010 khoảng 2,09%. http://www.ocb.com.vn/newsdetail-lag-1-tid-2-id-87.html . chế về mua bán hạn mức tín dụng giữa các tổ chức tín dụng& quot; 2. Thực trạng của việc điều chỉnh hạn mức tín dụng Tăng trưởng hạn mức tín dụng 2006 2007. sách tiền tệ nhằm hạn chế mức dư nợ tín dụng tối đa đến với nền kinh tế.  Ở Việt Nam, các ngân hàng có thể mua bán hạn mức tín dụng với mức tối thiểu một

Ngày đăng: 08/08/2013, 16:31

Hình ảnh liên quan

Trước tình hình lạm phát có nguy cơ ở mức cao, trong 6 tháng cuối năm 2007 Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ  để kiềm chế mức gia tăng tiền tệ phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát - Hạn mức tín dụng ở việt nam

r.

ước tình hình lạm phát có nguy cơ ở mức cao, trong 6 tháng cuối năm 2007 Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ để kiềm chế mức gia tăng tiền tệ phù hợp với yêu cầu kiểm soát lạm phát Xem tại trang 1 của tài liệu.
Trong lúc bức tranh kinh tế thế giới hậu khủng hoảng đang dần hình thành, mục tiêu vừa đảm bảo tốc độ tăng GDP, vừa giải quyết được những  hệ lụy của tăng trưởng nhanh đặt Việt Nam trước những bài toán khó. - Hạn mức tín dụng ở việt nam

rong.

lúc bức tranh kinh tế thế giới hậu khủng hoảng đang dần hình thành, mục tiêu vừa đảm bảo tốc độ tăng GDP, vừa giải quyết được những hệ lụy của tăng trưởng nhanh đặt Việt Nam trước những bài toán khó Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan