1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo trình Điền kinh

45 320 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 3,77 MB

Nội dung

giành cho sinh viên chuyên ngành GDTC

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Điền kinh là môn thể thao tổng hợp, bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người như chạy, nhảy, ném, đẩy… có tác dụng phát triển toàn diện các tố chất thể lực, tăng cường sức khỏe và rèn luyện tâm lý, ý chí Các hình thức hoạt động của môn Điền kinh từ lâu đã được xem là phương tiện cơ bản và quan trọng trong giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe để phục vụ lao động sản xuất và chiến đấu Đặc biệt, đó cũng chính là cơ sở để phát triển các tố chất thể lực chung cần thiết cho các môn thể thao khác.

Để đáp ứng yêu cầu của Chương trình đào tạo, công tác giảng dạy, học tập của giảng viên và sinh viên chuyên ngành trường Đại học Quảng Bình Mục đích của giáo trình nhằm trang bị cho sinh viên những tri thức khoa học cơ bản cần thiết về

lý luận và phương pháp thực hành, giảng dạy, tập luyện các nội dung của Điền Kinh: Chạy ngắn, tiếp sức, nhảy xa, nhảy ba bước, phương pháp giảng dạy và tổ chức thi đấu, trọng tài

Nội dung chương trình được chia làm 2 Chương cơ bản

- Chương 1: Cung cấp cho sinh viên những vấn đề liên quan đến các hoạt động chạy đặc biệt chạy cự ly ngắn, chạy tiếp sức, phương pháp giảng dạy và tổ chức thi đấu trọng tài

- Chương 2: Trang bị cho sinh viên những vấn đề liên quan đến các môn nhảy, đặc biệt là nhảy xa và nhảy ba bước, phương pháp giảng dạy, tổ chức thi đấu và trọng tài.

Trong quá trình biên tập giáo trình, mặc dù đã cố gắng nhưng giáo trình không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong các đồng nghiệp và đông đảo người đọc quan tâm góp ý kiến để giáo trình được hoàn thiện hơn, phục

vụ tốt hơn cho công tác đào tạo và học tập của nhà trường.

TÁC GIẢ

Trang 2

CHƯƠNG 1

KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN 1.1 Khái niệm và nguyên lý chung của hoạt động chạy

1.1.1 Khái niệm

Chạy là hình thức di chuyển tự nhiên của con người, bao gồm nhiều hình thức,

cự ly tập luyện và thi đấu khác nhau

1.1.2 phân loại

Thi đấu trên đường chạy của sân vận động

- Chạy cự ly ngắn: Gồm các cự ly từ 20m đến 400m Trong đó, cự ly 100m,

200m, 400m, là những cự ly thi đấu chính trong các Đại hội Olympic

- Chạy cự ly trung bình: Gồm các cự ly từ 500m đến 2000m Trong đó cự lychạy 800m và chạy 1500m là môn thi chính trong các Đại hội Olympic

- Chạy cự ly dài: Gồm cự ly 3000m đến 30.000m Trong đó, các cự ly 3000m(dành cho cả nam và nữ), cự ly 5000m và 10.000m (chỉ dành cho nam) là cự ly thichính thức trong các Đại hội Olympic

Chạy trên các địa hình tự nhiên

- Chạy trên các địa hình tự nhiên gồm có đường lớn, qua các cánh đồng, đồinúi, rừng… có thể từ 500m đến khoảng trong 50.000m Cự ly thi đấu chính thức là3000m, 5000m, 10.000m và chạy maratong (42.195m)

Chạy vượt chướng ngại vật

- Gồm các cự ly từ 100m đến 400m vượt rào và 2000m, 3000m vượt chướngngại vật Trong đó các cự ly 100m rào(nữ), 110m rào(nam), 200m 400m rào nam

nữ, 3000m và 2000m chạy vượt chướng ngại vật là các cự ly thi đấu trong các kỳđại hội Olympic

Chạy tiếp sức

- Cự ly ngắn (50 – 400m)

Trang 3

- Cự ly trung bình (800 – 1500m)

- Chạy tiếp sức hỗn hợp (800 + 400 + 200 + 100); (400 + 300 + 200 + 100)Trong đó các môn tiếp sức: 4 x 100m và 4 x 400m là các môn thi chính thứctrong Đại hội thể thao Olympic

1.1.3 Nguyên lý chung của hoạt động chạy

Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên có của con người, các hoạt động trongchạy được lặp đi lặp lại sau một thời gian nhất định, nên gọi là hoạt động có chu

kỳ Mỗi chu kỳ trong chạy gồm có hai bước, bước của chân phải và bước của chântrái Trong mỗi bước lại phân thành hai thời kỳ: Thời kỳ chống tựa và thời kỳ bay.Trong thời kỳ chống tựa lại được phân thành 3 giai đoạn:

+ Chân chống:

- Chống trước

- Thẳng đứng

- Đạp sau

Trang 4

Ở giai đoạn chống trước (hình vẽ), thời điểm bàn chân chạm đất, phản lựcsinh ra luôn ngược hướng với chiều chuyển động của cơ thể, do điểm đặt xa vềphía trước điểm dọi trọng tâm của cơ thể Tốc độ càng nhanh, điểm đặt càng xa về

Trang 5

phía trước, lực cản sinh ra càng lớn Để hạn chế tối đa lực cản, người chạy cần chủđộng miết cẳng chân xuống dưới – ra sau, để kéo điểm đặt gần với điểm dọi củatổng trọng tâm cơ thể và chạm đất bằng nữa trước của bàn chân, tiếp tục nhanhchóng chuyển sang thời điểm thẳng đứng Cùng với chân chống chạm phía trước,chân lăng cũng tích cực lăng cẳng chân ra sau, gập sát đùi và tích cực đưa đùi vềtrước Ở thời điểm thẳng đứng, để hạn chế phản lực, giảm chấn động cho cơ thể,người chạy cần gập khớp cổ chân, gối và hông lại, hạ thấp trọng tâm với góc độthích hợp, để thực hiện giai đoạn tiếp theo – đạp sau

Đạp sau – giai đoạn mang tính chất quyết định tộc độ chuyển động của cơ thể

về phía trước Góc độ đạp sau nhỏ, lực đạp sau sàng lớn, tốc độ di chuyển của cơthể càng nhanh Do điểm đặt của lực tác dụng nằm sau điểm dọi của trọng tâm nênphản lực sinh ra cùng chiều với chiều chuyển động Vì vậy, để tăng hiệu quả đạpsau, cần tăng lực đạp sau, chủ yếu tăng cường sức mạnh – tốc độ của các nhóm cơduỗi, mở các khớp hông, khớp gối và gập bàn chân Đồng thời phải tạo góc độ bayhợp lý Góc độ đạp sau phụ thuộc vào tốc độ chạy, góc độ đạp sau trong chạy ngắn

là 42 – 45 độ, trong chạy cự ly trung bình là 50 – 55 độ, trong chạy cự ly dài là 55– 60 độ Cùng với hoạt động của chân chống trước thực hiện đạp sau, chân lăngphải hoạt động tích cực co gập cẳng chân, đưa nhanh đùi về phía trước

Đạp sau kết thúc, cơ thể rời khỏi mặt đất, chuyển vào thời kỳ bay Ở thời kỳnày, hai chân tạo thành hình “kéo mở”, thân trên giữ thẳng Cuối thời kỳ bay, chânlăng phía trước chủ động miết cẳng chân xuống dưới – ra sau, tiếp đất, thực hiệnchống trước, các chuyển động được lặp lại như ban đầu

Trang 6

Hình 1: Chu kỳ bước chạy

Chạy là hoạt động chuyển động phối hợp nhịp nhàng của hai chân, thân, tay Sựchuyển động hợp lý giữa tay, vai và thân tạo cho cơ thể giữ thăng bằng, đồng thờigiữa tay, vai và thân, tạo cho cơ thể giữ thăng bằng, đồng thời còn hỗ trợ tích cựccho chuyển động của hai chân, tăng cường hiệu lực trong quá trình chạy Hai taychuyển động ngược chiều với hai chân và được thực hiện phù hợp với biên độ hoạtđộng của hai chân

Ngoài hoạt động của chân và tay, sự phối hợp chuyển động với hô hấp trongquá trình chạy rất quan trọng, thực hiện thở nhịp nhàng, chủ động, phù hợp vớitừng cự ly chạy, đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho hoạt động của cơ thể có hiệuquả trong quá trình chạy

1.2 Kỹ thuật chạy cự ly ngắn

1.2.1 Sơ lược về lịch sử

Đi, chạy, nhảy, ném là những dạng hoạt động, vận động tự nhiên quen thuộccủa con người ngay từ thời xa xưa Các hoạt động đó chỉ coi là cách di chuyển, sănbắt, tự vệ hoặc tấn công cách chạy trốn hoặc đuổi bắt của kẻ thù

- Cùng với sự phát triển của loài người các dạng vận động đó ngày càngđược hoàn thiện, được nâng cấp và có vị trí ngày càng cao với cuộc sống conngười

Trang 7

- Môn thể thao Điền kinh phát triển sớm nhất ở Anh từ năm 187 đã thi chạygần 2km ở thành phố Rebi Năm 1851 thi Điền kinh ở Anh có nội dung bật xa tạichổ và nhảy xa không có đà.

Cự li ngắn là các cự li từ 30m đến 400m Có thể nói rằng cự li ngắn là cự liđược dùng trong thi đấu sớm nhất Ngay từ thời Ai Cập cổ đại người ta đã tổ chứcmột cuộc thi đấu lớn giữa những binh sĩ trong quân đội (sau đó mở rộng cho cả cácđối tượng khác) Sau Ai Cập, người ta còn thấy ở Hi Lạp, Ấn Độ, Trung Quốc cũng có các cuộc thi tương tự Người Hi Lạp đã sớm biết dùng các bài tập chạy,nhảy, ném để rèn luyện thể lực cho binh sĩ và cũng là người Hi Lạp từ năm 776trước Công nguyên đã tổ chức các Đại hội Ôlimpic cổ đại - theo chu kì 4 năm mộtlần Ban đầu trong những đại hội đó, các lực sĩ chỉ được chạy ở cự li bằng chiềudài của sân vận động, là 192,27m Về sau nội dung thi được bổ sung thêm, trong

đó có nội dung đòi hỏi các lực sĩ phải toàn diện nhất trong tất cả các hoạt động Đó

là môn có tên gọi là “Pentalon” (tạm dịch là 5 môn phối hợp) bao gồm chạy192,27m; nhảy xa; ném đĩa; ném lao và vật

Trong các môn thể thao hiện đại của thế giới được du nhập vào Việt Nam,điền kinh là một trong những môn được phát triển rộng rãi hơn cả Tháng 4 năm

1924, Tổng cục Thể thao Bắc Kì tiến hành tổ chức được một giải điền kinh NgườiViệt Nam duy nhất giành được chức vô địch có tên là Thái - một hạ sĩ quan thuộcTrung đoàn Bộ binh thứ nhất của quân đội Pháp đóng tại Hà Nội - ở chạy 100mvới thành tích 11”3 (và nhất ở chạy 110m rào với 16”35) Trước 1945, kỉ lục củaViệt Nam ở chạy 100m và 200m là 11”2 và 23”2 đều do Trương Văn Kí lập Kỉ lục

ở chạy 400m thuộc về Nguyễn Ngọc Long là 57” Cả ba kỉ lục trên đều được lập ởdưới chế độ dân chủ cộng hoà rồi chế độ cộng hoà XHCN, nền thể dục thể thaoViệt Nam không ngừng phát triển cả về thể thao quần chúng và thể thao thành tíchcao Nhiều vận động viên ưu tú xuất hiện, các kỉ lục quốc gia liên tục được nângcao, trong đó có các kỉ lục ở chạy cự li ngắn Chúng ta không quên những vậnđộng viên đã đóng góp nhiều công sức cho công việc khó khăn đó: Trần Tú Thi,Trần Bá, Trần Hữu Chỉ, Hà Văn Canh, Nguyễn Trung Hoa, Nguyễn Đình Minh, Cù

Trang 8

Thành Giang, Lương Tích Thiện, Nguyễn Thanh Hải, Vũ Ngọc Thái Các vậnđộng viên nữ: Nguyễn Thị Minh, Trần Thanh Hương, Nguyễn Trần Lam Thanh,Trương Hoàng Mỹ Linh, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Thanh Hoa, Nguyễn ThịTĩnh

Cùng với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, mặc dù cũng có nhữngtiến bộ đáng khích lệ, nhưng so với kỉ lục thế giới, kỉ lục ở chạy các cự li ngắn củaViệt Nam còn bị bỏ khá xa

1.2.2 Kỹ thuật cơ bản của chạy ngắn

Kỹ thuật chạy cự ly ngắn tương đối phức tạp so với kỹ thuật chạy ở cự ly khác.Chạy các cự li 30m, 60m và 80m cũng là chạy ở cự li ngắn Về kĩ thuật, so vớichạy ở cự li 100m thì cơ bản không có gì khác Khi thực hiện chạy nước rút ở tốc

độ cao nhất, vận động viên chạy với thân trên thẳng hoặc hơi nghiêng về trước, haichân tiếp đất bằng nửa bàn chân trước Hai tay gấp lại ở khớp khuỷu tạo thành mộtgóc 90 độ và tay đánh thẳng theo hướng chạy Các nhóm cơ ở tay và mặt được thảlỏng Đầu giữ thẳng, cằm và hàm thả lỏng, không căng thẳng Chân đạp sau phảidùng toàn lực đạp duỗi hết Đùi chân lăng phải nâng cao về phía trước cho đến khisong song với mặt đất, hông cũng phải đảm bảo nâng lên ở cùng một độ cao

Mặc dù chạy bất cứ ở một cự li nào, đều là một quá trình liên tục từ khi xuấtphát đến khi về đích, nhưng để tiện cho việc phân tích kĩ thuật trong chạy cự lingắn, người ta vẫn chia quá trình đó làm bốn giai đoạn: Xuất phát, chạy lao sauxuất phát, chạy giữa quãng và chạy về đích Riêng chạy cự li 100m, sự khác biệttrong kĩ thuật ở bốn giai đoạn đó là khá rõ ràng và đều có vai trò quan trọng đốivới thành tích của người chạy Chính vì vậy, khi hiểu và thực hiện tốt kĩ thuật củabốn giai đoạn, người ta mới có thể đạt được thành tích chạy cao nhất so với khảnăng của mình

Chạy ngắn là một hoạt động liên tục, để tiện cho việc phân tích, giảng dạy vàhuấn luyện có thể phân thành 4 giai đoạn:

- Giai đoạn xuất phát

- Giai đoạn chạy lao sau xuất phát

Trang 9

- Giai đoạn chạy giữa quãng

- Giai đoạn về đích

a, Giai đoạn xuất phát

Nhiệm vụ của người tập ở giai đoạn này là nhanh chóng đưa cơ thể rời vị tríban đầu chuyển vào giai đoạn bắt đầu chạy

Trong chạy cự ly ngắn, người ta thường sử dụng xuất phát thấp có bàn đạp vì

kỹ thuật này làm cho người tập bắt đầu chạy nhanh hơn và sớm đạt được tốc độcực đại trong khoảng thời gian ngắn Bàn đạp đảm bảo cho người tập có điểm tỳvững chắc để đạp sau và ổn định khi đặt chân

Có 3 cách đóng bàn đạp (hình)

- Cách đóng bàn đạp theo kiểu phổ thông: Bàn đạp thứ nhất cách vạch xuất

phát 1 – 1,5 bàn chân, bàn đạp thứ 2 cách bàn đạp thứ nhất bằng chiều dài 01cẳng chân tương đương 1,5 bàn chân

Hình 2: Các cách đóng bàn đạp

- Cách đóng bàn đạp theo kiểu gần: Bàn đạp thứ nhất cách vạch xuất phát 01

bàn chân, bàn đạp thứ 2 cách bàn đạp trước 02 bàn chân

- Cách đóng bàn đạp theo kiểu xa: Bàn đạp thứ nhất cách vạch xuất phát 02bàn chân, bàn đạp thứ hai cách bàn đạp trước 01 bàn chân.Khoảng cách giữa 2

Trang 10

bàn đạp từ 15 – 20cm tương đương với chiều dài 01 bàn chân Mặt dựa của bànđạp trước là 50 – 600, mặt tựa của bàn đạp sau là 70 – 800.Cách đóng bàn đạp xuấtphát thấp

Xuất phát thấp được thực hiện theo 3 “hiệu lệnh”

“Vào chổ” khi nghe hiệu lệnh vào chổ, người chạy từ phía sau tiến về phía

trước bàn đạp, đứng trước vạch xuất phát, ngồi xuống 2 tay chống đất, tuần tựđưa chân trụ vào bàn đạp sau, tiếp đến chân thuận vào bàn đạp trước Gối chânsau quỳ xuống đất, mũi bàn chân chạm đất Hai tay lúc này thu về chống sau vạchxuất phát, bàn tay tạo thành vòm theo kiểu đo gạch(ngón cái 1 hướng và 4 ngóncòn lại 1 hướng) 2 ngón cái hướng vào nhau Hai tay duỗi thẳng, khoảng cáchgiữa 2 cánh tay rộng bằng vai hoặc hơn vai một chút Thân người thẳng, đầu hơicúi tự nhiên Trọng lượng cơ thể dồn lên các điểm tựa

Hình 3: Cách đặt tay xuất phát thấp

- “Sẵn sàng” khi nghe hiệu lệnh sẵn sàng người chạy thực hiện duỗi chân,

nhấc gối chân sau rời khỏi mặt đất, từ từ nâng mông lên cao bằng vai hoặc hơnvai một chút, hai vai hơi nhô về trước Trọng tâm cơ thể dồn về 2 tay và chântrước, hai chân ép sát vào bàn đạp, đầu giữ thẳng với thân người, mắt nhìn vềtrước vạch xuất phát từ 2 – 3m Góc độ mở gối chân trước từ 90 – 1050, chân sau

từ 115 – 1300, tư thế thoải mái không căng thẳng từ từ hít thở tập trung nghe khẩulệnh “chạy”

Trang 11

- “Chạy” khi nghe hiệu lệnh chạy(hoặc tiếng súng) thì người chạy nhanh

chóng rời hai tay khỏi mặt đất đánh mạnh về trước ra sau, hai chân đạp vào bàn

đạp gần như cùng một lúc, thân trên gần như song song với mặt đất Chân saunhanh chóng đưa đùi về trước, đồng thời chân trước đạp mạnh và duỗi thẳng cáckhớp, nhanh chóng đưa cơ thể rời khỏi vị trí xuất phát và chuyển sang giai đoạntiếp theo

Hình 4: Kỹ thuật vào chổ và sẵn sàng

b, Giai đoạn chạy lao sau xuất phát

Nhiệm vụ của giai đoạn này là nhanh chóng tăng tốc cho cơ thể để trongkhoảng cách không lớn từ 13 -15 bước chạy đầu tiên(khoảng 25-30m) có thể đạttốc độ gần tối đa để chuyển vào giai đoạn chạy giữa quãng

Hình 5: Xuất phát và chạy lao sau xuất phát

Trang 12

Ở giai đoạn này hai tay đánh mạnh lên với biên độ lớn, phù hợp với chuyểnđộng tích cực của hai chân, tiếp theo biên độ dần thu hẹp lại Độ ngã thân trên lớnnhất khi cơ thể rời bàn đạp và giảm dần khi cơ thể chuyển sang giai đoạn chạygiữa quãng.

c, Giai đoạn chạy giữa quãng

Nhiệm vụ của giai đoạn này là duy trì tốc độ đã đạt được cho đến khi vềđích Ở giai đoạn này thân trên hơi đổ về trước khoảng 72 – 780 so với trục thẳngđứng

Ở giai đoạn này chân chống trước được thực hiện tích cực và chủ động miếtcẳng chân xuống dưới – ra sau, tiếp xúc với mặt đất bằng nữa bàn chân trước.Chân lăng gập cẳng chân sát đùi, đưa nhanh đùi về trước phối hợp với chân chốngchuyển sang đạp sau Đạp sau phải được thực hiện nhanh, mạnh, duỗi thẳng hếtkhớp hông, gối và cổ chân

Hai tay gấp lại ở khủy tay, bàn tay nắm hờ, vai thả lỏng, đánh về trước rasau, nhịp nhàng với động tác của hai chân

Hình 6: Giai đoạn chạy giữa quãng

Trang 13

d, Giai đoạn về đích

Đối với chạy cự ly ngắn, yêu cầu người chạy phải duy trì tốc độ cho đến hết

cự ly, song đến gần cuối cự ly, mệt mỏi xuất hiện làm tốc độ người chạy giảm sút

ở những mét cuối

Về đích hay kết thúc quá trình chạy khi ngực hay vai chạm vào dây đíchhoặc mặt phẳng trên vạch giới hạn của đích Để nhanh chóng chạm người vàođích, ở bước cuối khi đến đích(1 – 1,2m) người chạy thực hiện đột ngột gập thântrên về trước chạm ngực hoặc nghiêng vai chạm vai vào đích

Hình 7: Kỹ thuật đánh đích

Sau khi về đích, không nên dừng lại đột ngột mà tiếp tục chạy và giảm dầntốc độ, chỉ dừng lại khi đã chạy thêm một khoảng 10 – 15m nhằm tránh hiệntượng té ngã gây chấn thương và ngất xỉu do dừng hoạt động đột ngột

Trang 14

Hình 8: Các giai đoạn trong chạy ngắn

1.2.3 Đặc điểm kỹ thuật chạy ngắn trên các cự ly chạy khác nhau

Chạy 100m là cự ly chạy ngắn nhất đòi hỏi người chạy phải đạt được tốc độ

cực đại trong thời gian ngắn nhất và duy trì tốc độ đó cho tới đích Để đạt đượcmục đích này, giai đoạn xuất phát phải thực hiện nhanh, tăng tốc độ, đạt tốc độ tối

đa sớm, đồng thời phải có sức bền tốc độ tốt để duy trì trong suốt cự ly

Đối với những cự ly chạy 30m , 60m, 80m thì kỹ thuật động tác như chạy 100m

Chạy 200m và 400m về cơ bản kỹ thuật chạy giữa quãng tương tự như chạy

100m, song phải xuất phát trên đường vòng và các cự ly chạy dài hơn nên có một

số yếu tô khác biệt

- Xuất phát trên đường vòng, bàn đạp đặt sát mép ngoài của đường chạy, tạo ramột đoạn thẳng tối đa tiếp tuyến với đường vòng

Hình 9: Cách bố trí bàn đạp trong xuất phát đường vòng

- Khi chạy trên đường vòng cơ thể nghiêng vào phía trong sân Chân trái, bànchân hơi xoay ra tiếp xúc với mặt đất bằng mép ngoài của nửa bàn chân trước.Chân phải, bàn chân xoay vào, tiếp xúc với mặt đất bằng mép trong của nửa bànchân trước

- Hai tay cũng thực hiện khác nhau, tay trái đánh hướng ra ngoài, biên độ hẹphơn; tay phải đánh hướng xoay vào trong, biên độ rộng hơn

Trang 15

Tới giai đoạn cuối của đường vòng, giảm dần độ nghiêng của thân và chuyểndần sang tư thế chạy bình thường để chạy trên đường thẳng Chạy 400m thực hiệnchạy trên mỗi đoạn 100m tốc độ chậm hơn so với chạy 100m và 200m, độ nghiêngcủa cơ thể khi chạy trên đường vòng cũng ít hơn

Để đạt được kết quả cao trong chạy 400m,

ngoài việc phát triển sức bền – tốc độ, cần thiết

phân phối sức hợp lý trên từng đoạn Đồng thời

đảm bảo tính nhịp điệu trong kỹ thuật chạy trên

toàn cự ly và gắng sức trong giai đoạn về đích

Hình 10: Kỹ thuật chạy đường vòng

1.2.4 Hô hấp trong quá trình chạy cự ly ngắn

Chạy cự ly ngắn, cơ thể hoạt động với cường độ cực đại trong thời gian rấtngắn, hiện tượng thiếu dưỡng khí xảy ra trong cơ thể rất cao, do đó có sự bù đắpmột lượng tối thiểu trong quá trình chạy do vận động viên tích cực thở mang ýnghĩa rất lớn Ngay cả trong chạy 100m, người chạy cũng phải chủ động thở ra hítvào sâu Còn trong chạy 200m và 400m việc thở sâu, nhịp nhàng sẽ tạo cho cơ thểhoạt động thoải mái và hiệu quả hơn

1.2.5 Phương pháp giảng dạy chạy cự ly ngắn

a Các phương pháp giảng dạy chủ yếu

Trước khi dạy, GV cần tìm hiểu trước đó học sinh đã học chạy nhanh đến mức

độ nào Nếu đã học hết và thực hiện tốt các giai đoạn kỹ thuật thì cần hoàn thiệnviệc phối hợp các giai đoạn và phát triển thể lực chuyên môn để nâng thành tích.Nếu việc học kỹ thuật chưa tốt thì phải tập trung hoàn thiện kỹ thuật xuất phát

Trang 16

thấp; phân biệt và thực hành tốt chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng Việc tậpthể lực chuyên môn trong nội khóa ít nên để HS tự luyện tập thêm ở nhà.

- Việc dạy và hoàn thiện kỹ thuật đánh đích không nên thành nhiệm vụ riêng mà

có thể kết hợp khi tập các nội dung chạy khác

- Phải làm cho HS thấy rõ các yếu tố ảnh hưởng tới thành tích để khai thác cácyếu tố tích cực và hạn chế tác hại của các yếu tố bất lợi Thấy rõ các mặt mạnh,mặt yếu của mình để phát huy hoặc khắc phục…

- Khởi động đầy đủ cho các khớp tay, chân là rất cần thiết

b Khắc phục khó khăn, thiếu thốn về điều kiện giảng dạy

Khi dạy cự ly ngắn điều kiện tối thiểu cần có:

- Đường chạy bằng phẳng, không quá cứng hoặc quá mềm, không trơn và cóthể 2 - 3 HS cùng chạy Cuối đường chạy có một khoảng trống an toàn để chạy quađích

Cần có số lượng đôi bàn đạp và ô chạy

Có 1 đồng hồ bấm giây

c Những bài tập chuyên môn trong kỹ thuật chạy ngắn

- Chạy bước nhỏ tại chổ và di chuyển, nắm kỹ thuật đặt chân trong bước chạy

giữa quãng

- Chạy nâng cao đùi, nắm kỹ thuật nâng cao đùi về trước lên trên trong kỹ thuậtchạy giữa quãng

- Chạy đạp sau, nắm kỹ thuật đạp duỗi chân chống trong giai đoạn đạp sau

- Nằm ngữa, nâng hông lên cao, thực hiện guồng chân (giống như bước chạy)

- Chạy theo đường thẳng kẻ sẵn: Nắm cách đặt chân thẳng hướng

- Chạy thả lỏng vượt qua các vật chuẩn được xếp với khoảng cách đều nhau,học bước dài và tần số bước tùy theo khoảng cách giữa các vật chuẩn

- Chạy tăng tốc độ trên các đoạn khác nhau từ 30 – 60m

- Tại chổ đánh tay theo nhịp

- Tập đóng bàn đạp

- Thực hiện vào bàn đạp và thực hiện theo khẩu lệnh “sẵn sàng”

Trang 17

- Thực hiện kỹ thuật rời bàn đạp lao vào hố cát, học kỹ thuật đạp bàn đạp

- Xuất phát theo hiệu lệnh, tập phản xạ, xuất phát trên cự ly 30 – 40m

d Tuần tự giảng dạy kỹ thuật chạy cự ly ngắn

Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm đúng về kỹ thuật chạy ngắn

Biện pháp

- Giới thiệu sơ bộ lịch sử môn học

- Phân tích, giảng giải yếu lĩnh kỹ thuật

- Xem phim, tranh ảnh kỹ thuật, làm mẫu

- Chạy lặp lại đoạn 50 – 60m (giáo viên quan sát, nhận xét sơ bộ, nêu nhượcđiểm từng người)

Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật chạy trên đường thẳng

+ Chạy đều với tốc độ trung bình 60 – 80m

+ Chạy tăng tốc độ 60 – 80m với ¾ sức

+ Tập đánh tay (tại chổ với tốc độ khác nhau)

+ Chạy theo đường thẳng

+ Chạy qua các vật chuẩn đặt thẳng trên đường

Chú ý: Để hs nắm vững kỹ thuật chạy trên đường thẳng, giáo viên cần hướng dẫn thực hiện các đúng các động tác bổ trợ và thực hiện lặp lại thường xuyên Giai đoạn mới tập không nên yêu cầu hs chạy với tốc độ tối đa, đặc biệt chú ý đến chuyển động nhịp nhàng và kết hợp tập thở.

Nhiệm vụ 3: Dạy kỹ thuật xuất phát thấp và chạy lao

Trang 18

Biện pháp:

- Phân tích, giảng giải kỹ thuật xuất phát

+ Hướng dẫn đóng bàn đạp

+ Làm mẫu

- Cho học sinh tự nghiên cứu kỹ thuật “vào chổ” và “sẵn sàng”

- Học sinh tự xuất phát rời bàn đạp không có hiệu lệnh

- Xuất phát lao vào hố cát

- Xuất phát theo khẩu lệnh và tín hiệu rời bàn đạp

- Xuất phát theo khẩu lệnh, kết hợp chạy lao khoảng 30 – 40m

Nhiệm vụ 4: Học kỹ thuật xuất phát chạy lao và chuyển tiếp chạy giữa quãng

Biện pháp:

- Xuất phát không và có hiệu lệnh trên đoạn 50 – 60m (từ 30- 60m chạy theoquán tính)

- Chạy xuất phát thấp theo từng cặp có tính thời gian (30 – 60m)

Nhiệm vụ 5: Dạy kỹ thuật chạy đường vòng

Phân tích đặc điểm kỹ thuật chạy đường vòng

Biện pháp:

- Chạy tăng tốc độ trên đường vòng 60 – 80m

- Chạy từ đường thẳng ra đường vòng và từ đường vòng vào đường thẳng

- Chạy trên đường vòng có bán kính 10 – 15m

Dạy kỹ thuật xuất phát thấp trên đường vòng

Biện pháp:

- Hướng dẫn cách bố trí bàn đạp trên đường vòng

- Xuất phát theo hiệu lệnh trên đường vòng các cự ly 50 – 60m

Trang 19

- Chạy chậm chạm đích

- Chạy tăng tốc độ 30 – 40m cuối, gập người đánh dây đích

Nhiệm vụ 7: Hoàn thiện kỹ thuật chạy ngắn

Biện pháp:

- Chạy kết hợp các giai đoạn kỹ thuật trên các cự ly 50 – 80m với ¾ sức

- Tập các bài tập phát triển các tố chất của vận động viên chạy ngắn (sức nhanh,sức bền tốc độ, ) theo các phương pháp lặp lại, biến tốc với các cự ly khác nhau

- Chạy tính thời gian trên toàn cự ly

- Thi đấu, đánh giá kết quả

1.3 Kỹ thuật và phương pháp dạy chạy tiếp sức

Chạy tiếp sức có nhiều cự ly nhưng đi sâu vào cự ly 4 x 100m Chạy tiếp sứcđòi hỏi VĐV vừa có kỹ thuật chạy ngắn tốt vừa có kỹ thuật chạy tiếp sức Kỹ thuậtchạy tiếp sức có các bước sau:

1.3 1.1 Xuất phát

Xuất phát của người chạy đoạn đầu tiên

Trong 4 thành viên của đội tiếp sức 4 x 100m, chỉ có người đầu tiên là xuất phátthấp với bàn đạp Điều đặc biệt ở đây là xuất phát với tín gậy cầm ở tay phải Ngóncái và ngón trỏ tách và chống trên đường chạy, sau vạch xuất phát, các ngón còn lạinắm tín gậy

Việc xuất phát, chạy lao sau xuất phát và chạy giữa quãng của người này khôngkhác với khi chạy 100m Điều khác và khó ở đây là làm sao giữ được tốc độ chạycao cho tới khi trao tín gậy cho người chạy đoạn 2 ở cuối khu vực quy định, khiVĐV đó đã đạt tốc độ tối đa

Trang 20

Hình 12: Khoảng cách trao – nhận gậy Xuất phát của người chạy đoạn thứ hai

Khu vực được tiến hành trao nhận tín gậy dài 20m (trong đó có 10m thuộc cự lycủa người chạy thứ nhất và 10m thuộc cự ly của người chạy thứ hai) Khi thấyngười thứ nhất chạy tới đó thì người thứ hai xuất phát, việc trao - nhận tín gậy sẽdiễn ra ở cuối khu vực quy định và vào lúc người thứ hai đã đạt tốc độ tối đa

Xuất phát của người chạy đoạn 3 và đoạn cuối cũng có nhiệm vụ giống như củangười chạy đoạn 2, họ cũng phải xác định mốc báo hiệu nói trên Những người nàyđều dùng kỹ thuật xuất phát cao với 3 hoặc 2 điểm chống (hai chân và 1 tay) hoặcchỉ dùng 2 chân - không dùng bàn đạp Điều khác ở đây là những người này đềuphải quay mặt về phía sau để theo dõi người sẽ trao tín gậy cho mình

1.3 1.2 Các cách trao - nhận tín gậy

Có 2 cách trao gậy: Trao từ dưới lên và từ trên xuống

- Cách trao từ dưới lên: Người nhận gậy khi đưa tay về sau, các đầu ngón taychĩa xuống dưới, bàn tay chẽ ra như đo gang Gậy sẽ được đưa từ dưới lên vàogiữa ngón cái và ngón trỏ (ngón 1 và ngón 2)

- Cách trao từ trên xuống: Người nhận gậy phải ngữa lòng bàn tay lên trời Gậy

sẽ được đặt từ trên xuống (để đảm bảo trao chính xác người trao cho gậy trượt theocẳng tay để xuống bàn tay của người nhận)

Mỗi cách trao đều có những ưu, nhược điểm riêng cần chọn cách nào cho phùhợp với mình và người nhận

Nhận tín gậy từ dưới lên là dễ đối với người nhận nhưng do tay lại cầm tín gậy

ở phía trên tay người trao nên phần đầu phía trước sẽ ngắn dần khó khi trao tiếp

Để khắc phục tình trạng đó, người nhận phải nắm gậy sát điểm nắm của ngườitrao; nếu thấy phần gậy phía trước điểm nắm bị ngắn, cần làm động tác: khi taycầm gậy đánh về sau thì chống đuôi gậy vào đùi để đẩy gậy về phía trước (làm dàiphần gậy phía trước điểm nắm) Phải nhớ nắm gậy đủ chặt để cho gậy có thể trượt

về phía trước nhưng không tuột khỏi tay

Trang 21

Hình 13: Các cách trao – nhận gậy

Trao từ trên xuống có tác dụng tốt là người nhận nắm chính xác vào đầu gậyphần đầu gậy phía trước luôn đủ dài nên trong quá trình chạy không cần có thêmđộng tác phụ Song vì phải vặn cổ tay ngoài và hướng lòng bàn tay lên trên hơi khótập

Việc trao - nhận tín gậy phải được thực hiện nhanh, chính xác, vì nếu ngược lại

sẽ làm rối loạn nhịp điệu chạy, ảnh hưởng tới thành tích Nhiều đội phải chấp nhậnthất bại, do có sự chậm trễ đó mà đội khác tranh thủ vượt được lên

Khi thấy tới lúc thích hợp thì người trao phát tín hiệu bằng miệng, người nhậnsau khi nghe tín hiệu vẫn đánh tay tiếp 1 nhịp nữa rồi mới đưa tay về phía sau đểnhận Sau khi phát tín hiệu, người trao phải chăm chú nhìn phát hiện chính xác vịtrí phải đưa gậy và không xô vào đồng đội Do biết trước thời điểm và động tác củangười nhận nên người trao sẽ dễ dàng trao gậy nhanh và chính xác

Thời điểm trao và nhận tối ưu là khi cả 2 người đều đang thực hiện đạp sau vàcách nhau 1 - 1,3m là khoảng cách tay người phía trước đưa ra sau hết và tay ngườiphía sau đưa ra trước hết và cách nhau một đoạn vừa đủ để trao và nhận được gậy.Nơi trao - nhận phải ở đoạn 2 – 3m cuối cùng của khu vực quy định

Trang 22

Cầm tín gậy trong tay khi chạy cần chú ý là không nắm chặt gậy quá sẽ ảnhhưởng tới tần số động tác đánh tay, cũng không được cầm lỏng lẻo quá có thể làmrơi gậy trong khi chạy.

1.3 1.3 Cách bố trí người trong chạy tiếp sức

Đối với chạy tiếp sức 4 x 100m

- Người thứ nhất: Xuất phát cầm gậy bằng tay phải, chạy sát mép trong đườngvòng

- Người thứ hai: Nhận gậy bằng tay trái, đứng và chạy sát mép ngoài đườngvòng

- Người thứ ba: Nhận gậy bằng tay phải, chạy mép trong đường vòng

- Người thứ tư: Nhận gậy bằng tay phải và chạy về đích

1.3.2 Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy tiếp sức

Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm đúng kỹ thuật chạy tiếp sức, dạy kỹ thuật trao nhận tín gậy

Biện pháp:

- Phân tích, làm mẫu, xem tranh ảnh kỹ thuật

- Tại chổ từng cặp tập trao, nhận gậy

- Chạy chậm tập trao, nhận gậy

- Hướng dẫn cách chờ xuất phát để nhận gậy

- Từng cặp chạy tốc độ cao cự ly 40 – 60m, tiến hành trao nhận tín gậy trongkhu vực 20m

Nhiệm vụ 2: Dạy kỹ thuật xuất phát có cầm tín gậy

- Tập chạy trao, nhận gậy trên đường thẳng (trong khu vực 20m)

- Tập trao nhận gậy ở đường vòng

Ngày đăng: 16/07/2018, 16:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. guyễn Thanh Tùng và cộng sự (2014), Giáo trình Điền kinh (sách dùng cho sv đại học TDTT), Nxb TDTT; Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Điền kinh (sách dùng chosv đại học TDTT)
Tác giả: guyễn Thanh Tùng và cộng sự
Nhà XB: Nxb TDTT; Hà Nội
Năm: 2014
2. Nguyễn Kim Minh (2003), Giáo trình điền kinh, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình điền kinh
Tác giả: Nguyễn Kim Minh
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2003
3. Trần Đồng Lâm và Nguyễn Thế Xuân (1998), Chạy cự ly ngắn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chạy cự ly ngắn
Tác giả: Trần Đồng Lâm và Nguyễn Thế Xuân
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 1998
4. Trường ĐH TDTT Bắc Ninh (2009), Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn học điền kinh, Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngân hàng câu hỏi và đáp án môn họcđiền kinh
Tác giả: Trường ĐH TDTT Bắc Ninh
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2009
5. Nguyễn Đại Dương và cộng sự (2006), Điền kinh (sách dùng cho SV Đại học TDTT), Nxb TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điền kinh (sách dùng cho SV Đạihọc TDTT)
Tác giả: Nguyễn Đại Dương và cộng sự
Nhà XB: Nxb TDTT
Năm: 2006
6. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể thao (sách dùng cho SV đại học TDTT), NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp thể dục thểthao
Tác giả: Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn
Nhà XB: NXB TDTT
Năm: 2000
7. Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ, Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường, NXB TDTT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chấttrong nhà trường
Nhà XB: NXB TDTT
8. Bùi Thị Dương và Trần Đình Thuận (1998), Nhảy xa kiểu ngồi, ưỡn thân và ba bước, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhảy xa kiểu ngồi, ưỡn thân vàba bước
Tác giả: Bùi Thị Dương và Trần Đình Thuận
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w