Công ty TNHH Thanh Nam TNT kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu sau: + Kinh doanh thiết bị văn phòng phẩm. + Bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hành, các thiết bị văn phòng phẩm. * Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: Là một Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô nhỏ, thị trường chính của Công ty TNHH Thanh Nam TNT là thị trường nội địa với đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân có nhu cầu. Công ty luôn hoạt động với 1 mục tiêu: " luôn làm hài lòng khách hàng và với giá cả hợp lý nhất". Sau gần 03 năm hoạt động đã bước đầu khẳng định được uy tín cũng như hiệu quả trong kinh doanh
PHẦN I GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH THANH NAM TNT 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: Công ty TNHH Thanh Nam TNT có trụ sở chính tại số 3A Láng Hạ, được thành lập trên cơ sở Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 121435 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 30/6/1999. Sau gần 03 năm thành lập và hoạt động, với tổng số vốn đầu tư ban đầu 1.000.000.000 VNĐ, hiện nay Công ty luôn đạt doanh thu bình quân hàng năm Khoảng 600.000.000 VND. Hiện nay, tổng vốn kinh doanh của Công ty đã nâng lên 1.500.000.000VND. 2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY: Công ty TNHH Thanh Nam TNT kinh doanh trong các lĩnh vực chủ yếu sau: + Kinh doanh thiết bị văn phòng phẩm. + Bảo dưỡng, sửa chữa và bảo hành, các thiết bị văn phòng phẩm. * Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: Là một Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quy mô nhỏ, thị trường chính của Công ty TNHH Thanh Nam TNT là thị trường nội địa với đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân có nhu cầu. Công ty luôn hoạt động với 1 mục tiêu: " luôn làm hài lòng khách hàng và với giá cả hợp lý nhất". Sau gần 03 năm hoạt động đã bước đầu khẳng định được uy tín cũng như hiệu quả trong kinh doanh. 1 3. BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY: Bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thanh Nam TNT được cơ cấu tính giảm, linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả phục vụ nhu cầu của hoạt động quản lý và kinh doanh của Công ty. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty gồm: Ban giám đốc: 02 người - gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Ban Giám đốc có chức năng quản lý, lãnh đạo và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty. Các phòng ban: - Phòng Tài chính - Kế toán: 03 người - trong đó có: 01 Kế toán trưởng, 01 kế toán viên và 01 thủ quỹ. Có chức năng theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoạch toán, kế toán, thu chi, tình hình quay vòng vốn, . - Phòng Hành chính - Tổ chức: 01 người - đảm nhiệm chức năng hành chính và quản lý nhân sự của Công ty. - Phòng Kinh doanh: gồm 10 người trong đó 01 Trưởng phòng và 9 cán bộ kinh doanh. 2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY TNHH THANH NAM TNT PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN 3 BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC VĂN PHÒNG TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM PHÒNG KINH DOANH PHẦN II CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THANH NAM TNT 1. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH THANH NAM TNT: Bộ máy kế toán của Công ty hiện nay gồm 03 người, trong đó có 01 kế toán trưởng, 01 kế toán viên phụ trách cơ sở trực thuộc và 01 thủ quỹ. (Phó Giám đốc Công ty kiêm nhiệm vụ thủ quỹ Công ty). * Kế toán trưởng: Kế toán trưởng của Công ty cũng đồng thời là người làm công tác kế toán tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh từ hoạt động kinh doanh của Công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán - thống kê và tuân thủ các quy định về nghiệp vụ theo quy định chung của Nhà nước về tài chính và nội quy riêng của Công ty. * Kế toán viên: Hoạt động tại cơ sở trực thuộc, có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh và thu nhập các chứng từ, hoá đơn kế toán phát sinh tại đơn vị trực thuộc, định kỳ hàng tháng báo cáo số liệu chi tiết lên Công ty để kế toán trưởng thực hiện việc tổng hợp, ghi chép và lập các Báo cáo tài chính. * Thủ quỹ: Có trách nhiệm quản lý tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu - chi tiền mặt trên cơ sở các chứng từ hợp lý. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty hợp lý và khá hiệu quả. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp và quản lý toàn bộ hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty. Bên cạnh đó cũng có sự phân công rõ ràng các nhiệm vụ cụ thể cho kế toán cơ sở, qua đó góp phần xác định trách nhiệm và tăng cường hoạt động quản lý tài chính tại cơ sở. 4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THANH NAM TNT 5 KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN CƠ SỞ (KHU TRƯNG BÀY VÀ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM) THỦ QUỸ 2. TỔ CHỨC GHI CHÉP SỔ SÁCH KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THANH NAM TNT Hoạt động kế toán của Công ty TNHH Thanh Nam TNT được thực hiện theo hình thức Chứng từ ghi sổ, phù hợp với quy định chung mà Bộ Tài chính đề ra. Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp trong hình thức này là "chứng từ ghi sổ". Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp các chứng từ gốc cùng loại, có cùng một nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ gốc đính kèm và phải được kế toán trưởng xem xét trước khi ghi sổ kế toán. * SỔ SÁCH SỬ DỤNG TRONG HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ TẠI CÔNG TY GỒM: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Là sổ kế toán tổng hợp của đơn vị dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian (nhật ký). Sổ vừa được dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối phát sinh vào cuối tháng, cuối năm. - Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán được sử dụng trong chế độ TK kế toán của Doanh nghiệp. Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu với số liệu ghi trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, các sổ kế toán chi tiết, dùng để lập trên các BCTC. - Chứng từ ghi sổ: Là chứng từ ghi sổ tại cơ sở được kế toán viên tập hợp. Căn cứ để lập các phiếu ghi sổ là chứng từ gốc sau khi sử dụng để lập chứng từ ghi sổ và ghi vào các sổ kế toán tổng hợp. Qua cơ sở số liệu ghi nhận 6 trên, phiếu ghi sổ cuối tháng hoặc cuối quý, kế toán trưởng lập bảng tổng hợp chi tiết làm căn cứ đối chiếu với sổ cái. - Các sổ, thẻ chi tiết: Là các chứng từ gốc được kế toán viên lập, tập hợp ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động của Doanh nghiệp. SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY: s Ghi chú: Ghi hàng ngày 7 CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI BẢNG PHÂN CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ, THẺ CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra. * HOẠT ĐỘNG HẠCH TOÁN, BÁO CÁO, QUYẾT TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY: - Đơn vị quản lý thuế của Công ty: Cục thuế TP Hà Nội. - Các loại thuế Công ty có nghĩa vụ thực hiện: + Thuế môn bài: được kê khai và nộp đầu năm tài chính (thuế môn bài nộp 01 năm/lần). + Thuế GTGT: Công ty tiến hành nghĩa vụ nộp Ngân sách hàng tháng theo số liệu thông báo, kê khai. + Thuế thu nhập Doanh nghiệp: Vào thời điểm đầu năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển, đầu tư của Công ty, Kế toán trưởng làm dự kiến doanh thu, thu nhập của Công ty trình Giám đốc ký duyệt và thông báo lên đơn vị quản lý thuê. Trên cơ sở đó, hàng quý Công ty tiến hành tạm trích số thuế TNDN dự kiến để tạm nộp. - Từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng, Công ty có trách nhiệm làm báo cáo thuế GTGT lên Cơ quan quản lý thuế. - Công ty thực hiện việc quyết toán theo năm (01 năm/lần). Căn cứ vào Biên bản quyết toán thuế, cơ quan quản lý thuế tiến hành: + Hoàn thiện cho Doanh nghiệp nếu số thuế doanh nghiệp nộp ngân sách vuợt quá sô thực tế Doanh nghiệp phải nộp. + Truy nộp bổ sung nếu số thuế doanh nghiệp ngân sách còn thiếu so với thực tế. + Bình toán thuế cho Doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách. * HOẠT ĐỘNG LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: 8 Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế, tài chính của Doanh nghiệp với mục đích phục vụ hoạt động quản lý doanh nghiệp và tăng cường chức năng quản lý, giám sát, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước hữu quan. Công ty TNHH Thanh Nam TNT tiến hành lập Báo cáo tài chính hàng năm lưu lại Công ty và có trách nhiệm cung cấp tới các cơ quan quản lý hữu quan (Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, Cục thuế TP Hà Nội) chậm nhất 30 ngày kể từ khi kết thúc năm tài chính. Báo cáo tài chính của Công ty gồm: - Bảng cân đối kế toán: đây là báo cáo kế toán được xây dựng trên cơ sở quan hệ cân đối kế toán và trên việc phân loại đối tượng kế toán thành những chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp. Bảng cân đối kế toán dùng thước đo bằng tiền để biểu thị tài sản và nguồn hình thành tài sản ở Doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. - Báo cáo kết quả kinh doanh: Báo cáo có nội dung phản ánh tổng lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, số thuế TNDN phải nộp và tổng lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo phản ánh cơ sở của nguồn vốn bằng tiền và quan hệ cân đối vốn bằng tiền lưu chuyển trong kỳ. Qua đó xác định lượng tiền lưu chuyền trong kỳ, số tiền hiện có đầu kỳ và số lượng tiền hiện có cuối ky. - Thuyết minh báo cáo tài chính: đây là hình thức báo cáo hành văn, có chức năng giải thích cụ thể các chỉ tiêu trong Báo cáo tài chính. 9 PHẦN III MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY: * Kế toán thanh toán tiền mặt: Từ những chứng từ ban đầu, kế toán kiểm tra và hạch toán trên phiếu thu, phiếu chi. Sau đó vào sổ chi tiết thu - chi, cuối ngày tiến hành cộng sổ thu - chi và tính tồn quỹ, đồng thời đối chiếu với thủ quỹ. Nhập số liệu vào Phiếu ghi sổ, cuối tháng tổng kết và đối chiếu với chứng từ để kiểm tra. Kế toán trưởng cùng với thủ quỹ lập sổ quỹ, bảng kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày để tiện việc kiểm tra và lập báo cáo khi có yêu cậu của Giám đốc. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN MẶT 111 10 Nh ậ p qu ỹ Doanh thu Từ tiền gửi NH Thu hồi nợ Thu hồi vốn đầu tư Xu ấ t qu ỹ Gửi NH Đầu tư TC Mua vật tư, h ng hoá,à t i sà ản Sử dụng cho chi phí Thanh toán nợ