1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

HƯỚNG DẪN Nội dung sinh hoạt của chi, tổ Hội Hội Nông dân

4 4,2K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 91 KB

Nội dung

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 16-KH/HNDT ngày 21/10/2013 của Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh về việc phát triển hội viên, sắp xếp tổ chức các chi, tổ Hội gắn với các mô hình hoạt động

Trang 1

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCH HND TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*

Số -HD/HNDT Cao Lãnh, ngày 30 tháng 8 năm 2016

HƯỚNG DẪN Nội dung sinh hoạt của chi, tổ Hội

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 102 -KH/HNDT ngày 18/4/2012 của Ban

Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh về thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh, về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thưc hoạt động

và kiện toàn tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 16-KH/HNDT ngày 21/10/2013 của Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh về việc phát triển hội viên, sắp xếp tổ chức các chi, tổ Hội gắn với các mô hình hoạt động kinh tế của hội viên, nông dân

Để nâng cao chất lượng về công tác Tổ chức xây dựng Hội và đưa việc sinh hoạt ở các cơ sở Hội đi vào nề nếp, Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh hướng dẫn một số nội dung sinh hoạt ở chi, tổ Hội như sau :

1/- Nội dung sinh hoạt của chi, tổ Hội

Nội dung sinh hoạt chi, tổ Hội bao gồm toàn bộ những thông tin, kiến thức giúp hội viên, nông dân nâng cao về nhận thức hình thành ý thức và hành động tích cực, tham gia các phong trào, thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ công tác Hội, nhằm để phát triển sản xuất của gia đình, kinh tế - xã hội của địa phương

Trong các buổi sinh hoạt của chi, tổ Hội thường tập trung vào các nội dung chủ yếu: Việc nước, việc khóm (ấp), việc Hội, việc gia đình

- Việc nước: phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của

Nhà nước cho hội viên, nông dân

- Việc khóm(ấp): bàn về các vấn đề tại địa phương như: xây dựng nông

thôn mới, đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà Đại đoàn kết, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương…

- Việc Hội: bao gồm các vấn đề về thực hiện Nghị quyết, chủ trương, tổ

chức, tham gia các hoạt động phong trào của Hội cấp trên và cấp mình

- Việc gia đình: đóng góp, nhắc nhở cùng nhau xây dựng gia đình hạnh

phúc, gia đình văn hoá trong cộng đồng dân cư

2/- Thời gian sinh hoạt định kỳ Hội Nông dân cơ sở và chi, tổ Hội:

Trang 2

- Chương III, điều 9, khoản 5 Điều lệ Hội quy định: Ban chấp hành cơ

sở họp thường kỳ một tháng một lần

- Chương IV, điều 13, điều 15 Điều lệ Hội quy định: Chi Hội họp ba

tháng một lần, khi cần thiết có thể họp bất thường; tổ Hội một tháng họp một lần.

3/- Hình thức sinh hoạt :

Các hình thức sinh hoạt chủ yếu như sau :

- Sinh hoạt định kỳ

Để đánh giá các hoạt động của Chi, tổ Hội trong thời gian qua (tháng, quý, 06 tháng, năm) và triển khai công tác trong thời gian tới

- Sinh hoạt theo chuyên đề (tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, thảo luận…)

Nhằm trao đổi sâu về một vấn đề nào đó để đáp ứng nhu cầu cần nâng cao kiến thức về kinh tế, văn hoá, xã hội …của hội viên, nông dân

- Sinh hoạt nhân các dịp kỷ niệm các ngày Lễ lớn:

Như ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), ngày thống nhất đất nước (30/4) và quốc tế lao động (1/5), Ngày giổ tổ Hùng Vương ( 10/3 AL), ngày sinh nhật Bác (19/5), ngày thành lập Hội (14/10) …

4/- Cách thức để tiến hành 1 buổi sinh hoạt:

a/- Chuẩn bị:

- Xác định nội dung sinh hoạt Chi, tổ hội: Căn cứ vào kế hoạch công tác của Hội cấp trên, của cấp uỷ Đảng, tình hình tổ chức và hoạt động của Hội, tình hình sản xuất và đời sống của nông dân, nhất là những vấn đề mới phát sinh, bức xúc ở địa phương để xác định chủ đề sinh hoạt

- Phân công người điều hành và thư ký ghi biên bản Người điều hành là

chi Hội Trưởng, tổ Trưởng (nếu chi Hội Trưởng, tổ Trưởng vắng thì chi Hội Phó, tổ phó thay thế điều hành cuộc họp sinh hoạt của chi, tổ Hội).

- Xác định thời gian, địa điểm sinh hoạt và thông báo mời hội viên

(lưu ý địa điểm nơi được chọn để tổ chức cuộc họp: chuẩn bị bàn ghế, sạch sẽ, thoáng mát, nước trà…)

b/- Điều hành sinh hoạt:

b.1/- Mở đầu:

- Ổn định tổ chức;

- Điểm danh hội viên đến dự;

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có);

- Thông qua nội dung, chương trình buổi sinh hoạt

Trang 3

b.2/- Tiến hành theo nội dung, hình thức sinh hoạt đã định:

* Với hình thức sinh hoạt định kỳ

+ Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của cấp uỷ Đảng, chính quyền cơ sở; những vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các Chương trình, Kế hoạch công tác của Hội cấp trên, điểm lại các thông tin quan trọng trên các Báo, nhất Báo Nông thôn ngày nay và thông tin nông dân trong hệ thống Hội

+ Báo cáo tình hình tổ chức hoạt động của chi Hội, tổ Hội; tình hình sản xuất, tình hình an ninh trật tự ấp(khóm), các vấn khác về chính sách có liên quan đến hội viên, nông dân;

+ Trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trong phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi;

+ Bàn và quyết định các công việc của chi, tổ Hội thời gian tới

* Với hình thức sinh hoạt theo chuyên đề

Với loại hình sinh họat này thì có thể tiến hành sinh hoạt văn hoá văn nghệ trước khi tiến hành sinh hoạt chi Hội theo nội dung, Chương trình đã định,

có thể lồng ghép đánh giá và triển khai tóm tắt hoạt động của chi, tổ Hội

* Với hình thức mít tinh nhân kỷ niệm các ngày Lễ lớn

Phải nêu được nội dung, ý nghĩa lịch sử của ngày Lễ và có thể lồng ghép nội dung đánh giá hoạt động công tác Hội của chi, tổ Hội trong thời gian qua trong diễn văn chào mừng mít tinh; lồng ghép phương hướng hoạt động trong thời gian tới vào Chưong trình hành động, phát động thi đua

b.3/- Kết thúc sinh hoạt

Trước khi kết thúc sinh hoạt, người chủ trì phải có kết luận rõ ràng, có phân công từng người hoặc bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện và xác định thời gian thực hiện Người chủ trì phải chọn lọc, sắp xếp, khái quát từng loại ý kiến

(ý kiến đồng tình, ý kiến phản đối, ý kiến thắc mắc, kiến nghị …) thành ý kiến

chính Cuối cùng là tóm tắt những nội dung chính của buổi sinh hoạt, nhấn mạnh những công việc trọng tâm cần thực hiện, thông báo thời gian, nội dung sinh hoạt cho lần sau

Lưu ý: Với bất kỳ hình thức sinh hoạt nào thì cuộc họp cũng cần phải tiến

hành khẩn trương, đi vào trọng tâm của vấn đề cần giải quyết, không kéo dài

(thời gian cuộc họp không quá 02 giờ) Nếu có nhiều vấn đề để bàn, thì phải bàn

bạc, trao đổi giải quyết từng vấn đề một, kết thúc vấn đề này mới chuyển sang vấn đề khác Người chủ trì phải biết nêu vấn đề, gợi ý để thảo luận, tạo ra không khí thật sự dân chủ, hội viên được tham gia thảo luận, bàn bạc và quyết định những công việc cần làm

Trang 4

- Người chủ trì phải biết chăm chú lắng nghe ý kiến của hội viên, chắt lọc những ý kiến đúng, ý hay, để có kết luận đầy đủ, đúng đắn, mang tính khách quan, được hội viên đồng tình và thấy ý kiến của họ được coi trọng

- Cuộc họp phải được ghi biên bản, trong biên bản phải ghi rõ ngày, giờ

họp, số hội viên có mặt, số hội viên vắng mặt (ghi cả họ tên), nội dung của

Chương trình cuộc họp Những ý kiến thảo luận phải ghi tóm tắt, đầy đủ từng ý kiến phát biểu và kết luận những vấn đề nào giải quyết ngay trong cuộc họp và những vấn đề nào cần tiếp tục bàn bạc hoặc xin ý kiến cấp trên Cuối cuộc họp, chủ trì cuộc họp phải thông qua biên bản, nếu có ý kiến khác nhau phải lấy biểu quyết Các ý kiến thắc mắc đều phải được giải đáp rõ ràng, được ghi nhận và trả lời đầy đủ

Trên đây là một số nội dung hướng dẫn sinh hoạt chi, tổ hội của Ban Thường vụ Hội Nông dân Tỉnh Đề nghị Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu và chỉ đạo cho Hội Nông dân cơ sở tổ chức triển khai cho các chi, tổ Hội thực hiện

Nơi nhận:

- Đ/c Chủ tịch, các PCT HND Tỉnh;

- Các Ban của Tỉnh Hội;

- Hội ND huyện, thị, thành phố (thực hiện);

- Lưu VP + Ban Tổ chức – Kiểm tra.

T/M BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Nguyện

Ngày đăng: 14/07/2018, 16:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w