1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực

21 403 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 48,53 KB

Nội dung

Chúng ta có thể điểm qua một số công trình như:Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX của Đặng Anh Đào, Lê HồngSâm; Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây của

Trang 1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Chủ nghĩa hiện thực là một trào lưu lớn trong văn học mà đến nay dấu ấn của

nó để lại vẫn không phai mờ trong văn học thế giới nói riêng và văn học Việt Namnói chung Từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945, văn học Việt Nam đãtừng bước hiện đại hóa với tốc độ ngày càng lớn Đặc biệt sự xuất hiện của chủ nghĩahiện thực trong giai đoạn 1930 – 1945 đã tạo nên nhiều thành tựu to lớn về tư tưởng vànghệ thuật

Chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn trung học phổ thông đã tập hợp những tác phẩm tiêu biểu thuộc trào lưu hiện thực với những tác gia tiêu biểu của nền văn họcViệt Nam hiện đại Đây cũng là một phần quan trọng nằm trong chương trình thi đạihọc và thi quốc gia Vì vậy, nghiên cứu đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực có ý nghĩathiết thực

2 Lịch sử nghiên cứu

Từ khi ra đời tới nay, chủ nghĩa hiện thực đã thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Chúng ta có thể điểm qua một số công trình như:Văn học lãng mạn và hiện thực phương Tây thế kỉ XIX của Đặng Anh Đào, Lê HồngSâm; Chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học phương Tây của Đỗ Đức Dục…Văn học Việt Nam tới những năm 30 của thế kỉ XX mới xuất hiện trào lưu hiện thựcchủ nghĩa Những cây bút tài năng bậc nhất của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại cũngxuất hiện từ trong trào lưu ấy Có nhiều công trình phê bình tâm huyết mà chúng ta cóthể kể đến như: Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, Chủnghĩa hiện thực Nam Cao của Trần Đăng Suyền, Về sự hình thành của chủ nghĩa hiệnthựctrong văn học Việt Nam cuả Phạm Quang Long… Những công trình trên đã đưa

ra cái nhìn tương đối đầy đủ về đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực và mối quan hệ giữachủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam với chủ nghĩa hiện thực trong văn họcthế giới

3 Đóng góp của đề tài

Đề tài của chúng tôi mong muốn cung cấp một cái nhìn có tính hệ thống về chủ nghĩa hiện thực đồng thời thấy được tương quan giữa chủ nghĩa hiện thực trongvăn học Việt Nam với chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới Hình thành trong

Trang 2

một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, chủ nghĩa hiện thực Việt Nam mang những đặc điểmchung,phổ biến đồng thời lại có những đặc điểm riêng mang tính dân tộc độc đáo

Trang 3

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG CHƯƠNG I: ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 1.1 Khái niệm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chủ nghĩa hiện thực được hiểu theo hai nghĩa:

“Theo nghĩa rộng, thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực dùng để xác định quan hệ giữatác phẩm đối với hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trường pháihoặc khuynh hướng văn nghệ nào Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực gầnnhư đồng nghĩa với khái niệm “sự thật đời sống” Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủnghĩa hiện thực dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng, mộttrào lưu văn học” [2, 67] Trong cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương, chủ nghĩa hiệnthực được hiểu theo hai nghĩa Nghĩa rộng: “Đó là hình thức nghệ thuật từ chối miêu tảbất kì cái gì khác với thực tại hay với cái thật, đối lập với xu hướng lí tưởng hóa thựctại” [1, 697].Với nghĩa hẹp, nó là khái niệm chỉ một trào lưu trong văn học Cũng theonghĩa này, chủ nghĩa hiện thực “muốn tái hiện toàn bộ thực tế như nó vốn thế trong sự

đa dạng và những khía cạnh thường thấy nhất của nó” [1, 699] Căn cứ vào đối tượng

và mục đích nghiên cứu chuyên luận, chúng tôi nghiêng về cách hiểu theo nghĩa hẹp,tức là nghiên cứu chủ nghĩa hiện thực với tư cách một trào lưu văn học, một phươngpháp sáng tác dựa trên chất liệu hiện thực cuộc sống nhằm phản ánh một cách kháchquan những vấn đề bản chất của xã hội

Với tư cách là một phương pháp sáng tác có tầm ảnh hưởng đậm nét trong văn học, chủ nghĩa hiện thực phát triển khá đa dạng và mang những sắc thái riêng.Dựa vào thời gian hình thành, ở thế kỉ XIX có chủ nghĩa hiện thực phê phán; Sang thế

kỉ XX có chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa Xoay xung quanh cụm từ “Chủnghĩa hiện thực”, văn chương thế giới còn xuất hiện chủ nghĩa hiện thực mới, chủnghĩa hiện thực huyền ảo Tuy nhiên, gắn với đặc thù chương trình Ngữ văn THPT

và gắn với 2 thực tiễn dạy học, trong chuyên đề này, chúng tôi chỉ bàn tới chủ nghĩahiện thực phê phán và chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa – những trào lưu đã để lại

số lượng tác phẩm lớn và có giá trị đặc sắc trong văn học Việt Nam

Trang 4

1.2 Chủ nghĩa hiện thực phê phán

1.2.1 Lịch sử hình thành

Sự xuất hiện của một trào lưu văn học bao giờ cũng dựa trên những điều kiện

về chính trị - xã hội, văn hóa Ra đời vào thế kỉ XIX ở châu Âu, chủ nghĩa hiện thựccũng không nằm ngoài ngoại lệ ấy

Về mặt chính trị - xã hội: Vào những năm 30 của thế kỉ XIX, giai cấp tư sản đã chiếm địa vị thống trị và ngày càng lộ rõ bản chất phản động, đàn áp công nhân

và nhân dân lao động Mâu thuẫn nổi lên trong xã hội lúc này là mâu thuẫn giữa giaicấp vô sản và giai cấp tư sản Phong trào công nhân cũng không ngừng phát triển,đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, mạnh mẽ hơn Thực tiễn lúc này đòi hỏi các nhàvăn phải “đào sâu, tìm tòi” phát hiện bản chất xã hội

Về mặt văn hóa: Thời kì này có sự phát triển vượt trội về triết học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội Con người đã đạt tới một trình độ tri thức nhất định vềthế giới, về tự nhiên, xã hội và về chính con người – đối tượng trung tâm của vănhọc Bước tiến ấy giúp các nhà văn nhận thức sâu sắc hơn về con người, về mối quan

hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội

1.2.2 Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo Nhân vật trong trào lưu hiện thực chủ

nghĩa tương đối phong phú

Ăng ghen từng nhận định: Bộ Tấn trò đời của Banzắc đã thâu tóm lịch sử nướcPháp thế kỉ XIX với hàng ngàn nhân vật Nhân vật trung tâm trong các tác phẩm hiệnthực thế kỉ XIX là những nhân vật phản diện bị tư sản hóa Họ có thể xuất thân từnhững thành phần khác nhau nhưng một khi đã lăn mình vào xã hội tư sản đều “Thẳngtay cắt đứt, không để lại giữa người với người một mối quan hệ nào khác ngoài mối lợilạnh lùng và lối trả tiền không tình nghĩa” [4, 159] Điều này phản ánh rất rõ trong cáctác phẩm của Banzắc, Stăngđan Với những nhân vật trung tâm phản diện, cảm hứngchủ đạo của văn học hiện thực là phê phán Theo ý kiến của M.Goócki, người tathường gọi là “Chủ nghĩa hiện

1.3 Đặc trưng thi pháp

1.3.1 Về đề tài

Chủ nghĩa hiện thực phê phán có sự mở rộng về đề tài so với các trào lưu văn

Trang 5

tiêu cực thoát li thực tế, quay về với quá khứ, hoặc đi vào ảo mộng, hoặc thu mìnhvào cái tôi nhỏ bé Chủ nghĩa lãng mạn tích cực xóa bỏ sự ngăn cách giữa cái cao quý

và thấp hèn song vẫn yêu cầu nghệ thuật cần “Tránh cái thông thường” bởi theo

V Huygô - tác giả lớn nhất của dòng văn học lãng mạn tích cực “Bình thường là cáichết của nghệ thuật” Vượt qua ranh giới giữa nghệ thuật và đời sống, các nhà vănhiện thực chủ trương đưa toàn bộ những cái hàng ngày, kể cả những cái hèn kém, xấu

Tính cách điển hình mang những đặc trưng thẩm mỹ sau:

Trước hết, tính cách điển hình được coi là sự thống nhất cao độ giữa tính chung

và nét riêng, giữa tính khái quát và nét cá thể Biêlinxki nói đó là “Một người lạ

mà quen biết” Cái riêng của nhân vật điển hình là nhân vật bộc lộ cá tính độc đáo.Còn cái chung làm cho nhân vật “Thực sự là đại biểu cho những giai cấp và nhữngtrào lưu nhất định, do đó tiêu biểu nhất định cho thời đại của họ” (lời ghi nhận củaĂngghen) Hình tượng văn học trong chủ nghĩa cổ điển nặng về cái chung mà nhẹ vềcáiriêng, trong chủ nghĩa lãng mạn nặng về cái riêng mà ít chú ý tới tính khái quát.Chủ nghĩa hiện thực chính là một sự kết tinh mới khi mang những nét đặc trưng chomột giai cấp, một kiểu người nhưng vẫn có nét cá tính đặc sắc riêng

Thứ hai, tính cách điển hình có sự đa dạng về màu sắc thẩm mỹ Trong tác phẩm hiện thực phê phán, các màu sắc thẩm mỹ pha trộn đan chéo nhau, chuyểnhóa lẫn nhau Có khi trong một nhân vật có pha lẫn cái cao cả, cái thấp hèn, cái đẹp vàcái xấu Và vì vậy, có những nhân vật ta khó thể dùng cụm từ “Chính diện” hay

“Phản diện” để gọi tên

1.3.3 Về thể loại

Mỗi thời đại văn học, mỗi trào lưu văn học thường có một hệ thống thể loại với

tư cách là những mô hình nghệ thuật tương ứng Không chỉ mở rộng ở đề tài,chủ nghĩa hiện thực có sự mở rộng về thể loại Nếu thể loại mà chủ nghĩa lãng mạn

sử dụng nhiều hơn cả là thơ trữ tình và tiểu thuyết thì chủ nghĩa hiện thực thể hiệncác nguyên tắc phản ánh đời sống trọn vẹn, đầy đủ nhất trong thể loại tiểu thuyết

Trang 6

Tóm lại: Ra đời vào thế kỉ XIX, chủ nghĩa hiện thực phê phán có sức sống thật bền bỉ, mãnh liệt và bằng cách này hay cách khác trào lưu ấy vẫn đánh dấu sựphát triển của mình trong các chặng đường văn học Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tớichủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này

1.4 Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa

Về mặt chính trị - xã hội: Vào giữa thế kỉ XIX ở phương Tây, chủ nghĩa hiện thực đã phát triển đến giai đoạn cao nhất, đạt tới tính chất cổ điển Tuy nhiên,chủ nghĩa tư bản chưa hết vai trò lịch sử và giai cấp công nhân dù đã bước lên vũ đàichính trị nhưng vẫn chưa đủ lớn mạnh để có ảnh hưởng quyết định tới toàn bộ xã hội.Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ sau khi chủ nghĩa tư bản pháttriển sang chủ nghĩa đế quốc, năm 1848 Tuyên ngôn Đảng cộng sản được công bố,đánh dấu chủ nghĩa Mác chính thức ra đời, giai cấp công nhân từ đấu tranh tự phát trởthành dấu tranh tự giác Chủ nghĩa Mác được bảo vệ và phát triển thành chủ nghĩaMác – Lê nin dù bị bọn tư sản, đế quốc khủng bố tàn bạo Trong hoàn cảnh của thờiđại mới,thời đại cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc, chủ nghĩa hiệnthực xã hội chủ nghĩa ra đời là một yêu cầu tất yếu

Về mặt văn hóa: Sự ra đời của học thuyết lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học,các tư tưởng của Mác - Lê nin đã tạo nên những tiền đề, cơ sở lí luận cho chủ nghĩahiện thực xã hội chủ nghĩa

1.4.2 Nhân vật trung tâm và cảm hứng chủ đạo

Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là những nhân vật chính diện tích cực, có nghĩa là những con người mới giác ngộ lí tưởng xã hộichủ nghĩa và làm chủ được vận mệnh cuộc đời mình M.Gorki được coi là tác giả lớn

Trang 7

nhất của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, từ tác phẩm Người mẹ lần đầu tiênngười đọc bắt gặp hình mẫu nhân vật trên

chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa kế thừa nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực phê phán, tạo ra những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình.Tính cách ấy phải là sự hài hòa cao độ giữa tính chung và nét riêng, luôn gắn bó tronghoàn cảnh Tuy nhiên nếu chủ nghĩa hiện thực phê phán nhìn con người như nạn nhânđáng thương của hoàn cảnh thì chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa xây dựng hìnhtượng con người với tư thế người anh hùng mới Tính cách nhân vật có sự phát triển vàvận động theo hướng cách mạng Chủ nghĩa hiện thực phê phán xây dựng tính cáchconngười trong sự phong phú, phức tạp, phát triển trong sự tác động của hoàn cảnhnhưng chưa phải là phát triển cách mạng Còn tính cách nhân vật trong chủ nghĩa hiệnthực xã hội chủ nghĩa đó là những con người có tinh thần phản kháng, đấu tranh vớicái cũ, với cái xấu xa, lạc hậu Tiêu biểu là tác phẩm Người mẹ (Gorki), với hình ảnh

mẹ Nilốpna từ hoàn cảnh bất hạnh, đau khổ đã dũng cảm đương đầu với chế độNga Hoàng Khi bị mật thám bắt, bà không hề khiếp sợ, bà tung truyền đơn vào nhândân hùng hồn vạch mặt bọn thống trị tàn ác trước sự đánh đập của bọn mật thám

Trong văn học Việt Nam cũng không thiếu những người phụ nữ can đảm đãgiác ngộ cách 8 mạng như mẹ Suốt, bà bầm trong thơ Tố Hữu, người mẹ Tà ôi trongthơ Nguyễn Khoa Điềm, chị Sứ, chị Út Tịch… Nhân vật trung tâm là những con ngườigiàu lí tưởng, vì vậy cảm hứng chủ đạo của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa là cảmhứng ngợi ca, ngợi ca con người mới, cuộc sống mới Nhưng ca ngợi phải có chừngmực và chân thật Bên cạnh đó, khẳng định, ngợi ca gắn bó chặt chẽ với biện chứngvới phê phán bởi cuộc sống mới, con người mới chỉ có thể hình thành và phát triểntrong cuộc đấu tranh với những cái cũ cái phản động, cái lạc hậu

Tóm lại, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa hiện thực phê phán đồng thời mang những nét độc đáo riêng phù hợp ới tìnhhình mới và đáp ứng yêu cầu của thời đại đấu tranh cách mạng Chủ nghĩa hiện thực

đã lan tỏa sức ảnh hưởng lớn đến văn học Việt Nam Điều này được minh chứng quahàng loạt các sáng tác trường tồn cùng thời gian Trong phạm vi của một chuyên đề,chúng tôi xin minh chứng các đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực qua một số tác phẩmtiêu biểu thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán (1930-1945)

Trang 8

CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC PHÊ PHÁN

TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 2.1 Sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam

Như ở phần trên, chúng tôi đã khái quát về lịch sử hình thành của chủnghĩa hiện thực trong văn học thế giới Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu khẳng địnhchủ nghĩa hiện thực xuất hiện thực sự vào những năm 30 của thế kỉ XX, muộn hơn sovới văn học thế giới một trăm năm Sự hình thành chủ nghĩa hiện thực trong văn họcViệt Nam thời gian này có yếu tố khách quan và chủ quan của nó

Xét về mặt chính trị - xã hội: Sau nửa thế kỉ bình định nước ta về mặt quân sự, thực dân Pháp không ngừng củng cố chính quyền, ra sức bóc lột, tiến hành haicuộc khai thác thuộc địa với quy mô lớn Mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn xã hội gaygắt Hoàn cảnh đó đã tạo điều kiện để các nhà văn Việt Nam hướng ngòi bút vàoviệc khám phá đời sống Văn học hiện thực có tính xã hội sâu sắc, quan tâm số phậnbất hạnh của kiếp người cơ cực, lầm than Sự ra đời của tầng lớp trí thức tiểu tư sản

đã góp phần đưa các tư tưởng, trào lưu văn học tiến bộ thấm nhuần trong ý thứccủa người viết

Xét về mặt văn hóa: Không khí xã hội lúc này rất sôi nổi Các nhà in, tòa soạn xuất hiện nhiều Sự phát triển đặc biệt của báo chí, đặc biệt là những thiên phóng

sự, điều tra, ghi lại cảnh mắt thấy tai nghe với những điều bất công ngang trái đã thúcđẩy sự ra đời của tầng lớp công chúng mới với thị hiếu mới Cũng từ đây, nền vănxuôi quốc ngữ đã trưởng thành, ngôn ngữ văn học ngày càng hoàn thiện, đạt tới trình

bộ phận văn học hợp pháp, trào lưu hiện thực góp phần tạo nên tính chất phong phú,

đa dạng và phức tạp cho khuynh hướng sáng tác của văn học nước ta lúc bấy giờ

Xuất hiện sau thế giới khoảng 100 năm, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam không chỉ phát huy những thành tựu đã có mà còn mang những nét đặc thù

Trang 9

riêng với những sáng tạo đích thực Nét riêng đặc sắc đó sẽ được chúng tôi triển khai ởphần tiếp theo của chuyên đề

2.2 Đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực phê phán trong văn học Việt Nam

2.2.1 Quan điểm nghệ thuật của các nhà văn hiện thực Việt Nam

Mỗi người viết dù muốn hay không, trước khi cầm bút đều cần đề ra mục đích sáng tác Vì vậy, mỗi người đều hình thành hệ thống quan điểm nghệ thuật tươngứng Quan điểm nghệ thuật chính là quan niệm của nghệ sĩ về con người, về thế giới.Quan điểm nghệ thuật có thể được phát biểu trực tiếp cũng có thể không được phátbiểu thành lời mà được thể hiện gián tiếp qua thế giới hình tượng của tác phẩm

Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam có một quá trình hình thành và phát triển ở các chặng đường khác nhau Điều đó đồng nghĩa với việc quan điểmnghệ thuật có sự vận động và phát triển Sự vận động và phát triển này còn được thểhiện ngay trong sáng tác của mỗi người Trước khi đến với văn học hiện thực NguyễnCông Hoan, Nam Cao từng chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn thoát li nhưng cuốicùng họ đã chọn con đường “đứng về phía truyền thống dân tộc và quần chúng bị ápbức”

Điểm chung trong quan điểm nghệ thuật của các cây bút hiện thực (1930-1945)

là sự phê phán tính chất thoát li, xa rời đời sống của các cây bút lãng mạn đồngthời khẳng định quan điểm hiện thực của mình Nguyễn Công Hoan chế giễu thứtiểu thuyết lâm li, dễ dãi chạy theo thị hiếu độc giả, công kích thứ văn chương trinhthám du nhập từ phương tây Ông tâm sự trong Đời viết văn của tôi: “Khi văn chương

mà viết đúng như tiếng nói và lối nói dân tộc thì nó hay, nó đứng vững mãi” Ôngluôn quan niệm “Truyện phải có nội dung bổ ích và trước hết truyện phải thực” NgôTất Tố cũng thẳng thắn phê phán văn học lãng mạn Ông cho rằng Tự lực văn đoàn

“Đánh phấn xoa nước hoa chọn quần áo để nhử bạn đọc phụ nữ” Tuyên chiến gay gắtnhất với văn học lãng mạn phải kể đến Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng chỉ tríchdòng văn học này: “Đó là bọn đạo đức giả không phải đường và trưởng già 100% luôn

ca tụng sự hư hỏng của đàn bà bằng những danh từ điêu trá của văn chương”.Đồng thời, Vũ Trọng Phụng cũng khẳng định quan điểm hiện thực: “Các ông muốntiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và những nhà văn cùng chí hướng như tôi muốntiểu thuyết là sự thực ở đời” Ý kiến của Vũ Trọng Phụng không tránh khỏi nhiều điểm

Trang 10

cực đoan song ông đã góp phần mài sắc quan điểm về hiện thực trong văn học đươngthời

Tiếp tục khuynh hướng phê phán tính chất tiêu cực của văn chương lãng mạn,Nam Cao khẳng định văn học hiện thực: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừadối, không nên là ánh trăng lừa dối Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra

từ những kiếp lầm than” (Đời thừa) Các nhà văn hiện thực chủ nghĩa đứng trên lậptrường nhân đạo với tinh thần “Nghệ thuật vị nhân sinh” làm nền tảng cho sự sáng tạo.Nhà văn Tam Lang tuyên bố: “Lẽ sống của xương máu là dẹp tan “bất lương, bấtmãn”, ghi những tội ác đã gây nên đau khổ, để hướng dẫn và bảo chứng việc làm củaxương máu” Là một nhà văn nhân đạo, Nguyên Hồng cho rằng nghệ thuật phải bắt rễ

từ đời sống “Như rễ cây bám riết lấy lòng đất, càng sâu bao nhiêu càng vững chắc bấynhiêu”; “Cuộc sống phải là những cuộc kích thích không ngừng của những tha thiếtyêu thương mới, của những chan chứa tin tưởng mới, làm việc trên mặt đất mà khôngcòn ai dám thấy mình tàn héo và chắc chắn phải thay đổi, xóa bỏ hết những đói khổ,đau xót” Phát ngôn một cách hệ thống, nhất quán về quan điểm nghệ thuật trong sốcác nhà văn hiện thực phê phán phải kể đến Nam Cao Sống gắn bó, giàu yêu thươngvới những kiếp người đau khổ, ông đưa ra tiêu chí để xác định giá trị của một tácphẩm văn học: “Một tác phẩm thật có giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi vàgiới hạn, phải là một tác phẩm chung cho tất cả loài người Nó phải chứa đựng một cái

gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác

ái, sự công bình

Nó làm cho người gần người hơn” Không chỉ dừng lại ở đó, Nam Cao đòi hỏinghệ sĩ phải có phong cách nghệ thuật: “Văn chương không cần đến những người thợkhéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho Văn chương chỉ dung nạp những ngườibiết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưacó” Những đặc trưng và nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực đã được thể hiệnsâu sắc, toàn diện, tiến bộ nhất trong sáng tác Nam Cao Có thể nói một phương phápsáng tác chỉ được coi là hoàn chỉnh khi có những quan điểm nghệ thuật tương ứng hệthống và nhất quán Chủ nghĩa hiện thực phê phán đã thực hiện hoàn chỉnh vai trò lịch

sử của nó Hệ thống quan điểm nghệ thuật của trào lưu này còn tiếp tục ảnh hưởng vớivăn học chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa sau này

Ngày đăng: 13/07/2018, 18:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w