1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và tư vấn thuế ATAX thực hiện đối với khách hàng XYZ

75 227 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,68 MB

Nội dung

Khi thu thập được bằng chứng đầy đủ và thíchhợp để xác minh sự trung thực và hợp lý của việc trình bày khoản mục HTK trênbảng cân đối kế toán, kiểm toán viên cũng đồng thờ

Trang 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATAX Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn thuế ATAX

VACPA Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

BCTC Báo cáo tài chính

KTTC Kiểm toán tài chính

SPDD Sản phẩm dở dang

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU DO HỘI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ VI T NAM BAN HÀNH Ê 1

I Khái quát chung về khoản mục giá vốn hàng bán 1

I.1 Khái ni m, đặc điểm, phân loại khoản mục giá vốn hàng bán ê 1

I.1.1 Khái niệm giá vốn hàng bán 1

I.1.2 Đặc điểm của giá vốn hàng bán 1

I.1.3 Phân loại giá vốn hàng bán 2

I.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán 5

I.3 Ý nghĩa của việc kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán 6

I.4 Nguyên tắc ghi nhận giá vốn hàng bán 6

I.5 Hành vi sai sót, gian lận thường xảy ra liên quan đến giá vốn hàng bán 6

II Nguồn tài liệu sử dụng để kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán 7

II.1 Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán 7

II.1.1 Báo cáo tài chính 7

II.1.2 Sổ sách kế toán 7

II.2 Hồ sơ kiểm toán năm trước 8

II.3 Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm 8

II.4 Ý kiến của chuyên gia 9

II.5 Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ 9

III Nội dung kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán theo chương trình kiểm toán mẫu của hiệp hội hành nghề kiểm toán Việt Nam ban hành 11

III.1 Các biểu mẫu và giấy tờ làm việc 11

III.2 Quy trình thực hiện việc kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ 12

III.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục giá vốn hàng bán 12

III.2.2 Thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán 14

Trang 3

III.2.2.2 Kiểm tra phân tích 15

III.2.2.3 Kiểm tra chi tiết 16

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG XYZ 20

A Giới thiệu khái quát về công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX 20

I Lịch sử hình thành, phát triển và nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của công ty: 20

I.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 20

I.2 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của công ty: 22

I.3 Các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp: 22

II Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: 24

II.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty: 24

II.2.Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: 24

III Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty: 25

III.1.Bộ máy kiểm toán tại công ty: 25

III.1.2 Sơ đồ tổ chức các phòng trong khối kiểm toán BCTC: 25

III.1.2 Tổ chức nhân sự trong một cuộc kiểm toán BCTC: 26

II.3.3 Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty 27

B Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn thuế A.TAX đối với khách hàng XYZ 29

I Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục giá vốn hàng bán 29

II.Thực hiện kiểm toán 29

II.1 Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại khách hàng XYZ 29

II.2 Thủ tục chung và thủ tục phân tích 33

II.3 Kiểm tra chi tiết 35

II.3.1 Cân đối giá vốn hàng bán 35

II.3.2 Tổng hợp giá vốn hàng bán 40

II.3.3 Kiểm tra các khoản điều chỉnh tài khoản 632 41

Trang 4

II.3.4 Kiểm tra các chi phí khác phát sinh vào giá vốn 43

II.3.5 Kiểm tra tính phù hợp giữa doanh thu và giá vốn 48

II.2.6 Kiểm tra tính đúng kỳ của giá vốn 50

PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX 52

I.Nhận xét chung về công tác kiểm toán tại công ty và công tác kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán nói riêng 52

I.1 Nhận xét về công ty 52

I.1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty 52

I.1.2 Đội ngũ nhân viên của công ty 52

I.2 Nhận xét về công tác kiểm toán tại công ty 53

I.2.1 Ưu điểm 53

I.2.2 Nhược điểm 55

I.3 Nhận xét về công kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán 56

I.3.1 Nhận xét về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nôi bộ đối với khoản mục giá vốn hàng bán 56

I.3.2 Nh n xét về công tác thực hi n kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán và giải pháp hoàn â ê thi n ê 57

I.3.2.1 Nh n xét về công tác thực hi n kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán â ê 57

II M t số ý kiến đóng góp nhăm hoàn thi n công tác kiểm toán của công ty nói chung và công tác ô ê kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán nói riêng 60

II.1 Một số ý kiến đóng góp nhăm nâng cao chất lượng kiểm toán viên 60

II.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục giá vốn hàng bán 61

II.3 Giải pháp nhăm hoàn thi n công tác kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán ê 63

II.3.1 Hoàn thiện thủ tục phân tích 63

II.3.2 Hoàn thiện thử nghiệm kiểm tra chi tiết 64 II.3.3 Hoàn thiện chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán đối với từng loại hình doanh nghiệp

Trang 5

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN THEO CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN MẪU DO HỘI KIỂM TOÁN VIÊN HÀNH NGHỀ VIỆT NAM BAN HÀNH.

I Khái quát chung về khoản mục giá vốn hàng bán

I.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại khoản mục giá vốn hàng bán

I.1.1 Khái niệm giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là giá vốn của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ cungcấp trong kỳ được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hay hiểu một cách khác: giá vốn hàng bán phản ánh giá trị vốn của sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ bán ra trong kì, nó phản ánh được mức tiêu thụ hàng hóa cũngnhư tham gia xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinhdoanh

Theo thông tư 89/2002 /TT-BTC ban hành ngày 09/10/2002, giá vốn hàng báncòn bao gồm các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí nguyên vật liệutrực tiếp, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cốđịnh không phân bổ (khi mức công suất hoạt động dưới mức bình thường) khôngđược tính vào giá trị HTK mà phải tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ Ngoài ra,khoản mục này còn phản ánh khoản hao hụt, mất mát của HTK sau khi trừ đi phầnbồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra

I.1.2 Đặc điểm của giá vốn hàng bán

Giữa giá vốn hàng bán và HTK có mối quan hệ trực tiếp và rất mật thiết vớinhau Mối quan hệ này khiến cho khi kiểm toán giá vốn hàng bán thường được tiếnhành đồng thời với kiểm toán HTK Khi thu thập được bằng chứng đầy đủ và thíchhợp để xác minh sự trung thực và hợp lý của việc trình bày khoản mục HTK trênbảng cân đối kế toán, kiểm toán viên cũng đồng thời có được sự hợp lý để rút ra kếtluận về sự trung thực và hợp lý của giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh

Mối quan hệ còn thể hiện ở chỗ, đối với doanh nghiệp sản xuất và doanhnghiệp thương mại HTK luôn giữ vai trò trung gian trong quá trình chuyển hóa các

Trang 6

nguồn lực của đơn vị thành kết quả kinh doanh Đó cũng là lý do hạch toán khoảnmục giá vốn hàng bán bị khai thiếu và lợi nhuận do đó cũng bị thổi phồng

Giá vốn hàng bán là chi phí liên quan đến quá trình mua hàng hóa hoặc quátrình sản xuất sản phẩm để bán ra trong kỳ Giá vốn hàng bán được xác định chodoanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại khác nhau Đối với doanhnghiệp sản xuất, giá vốn hàng bán bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đi trực tiếp vào giá vốn Đối vớidoanh nghiệp thương mại giá vốn hàng bán bao gồm giá mua hàng hóa và chi phíliên quan đến việc mua hàng hóa Vì vậy, nhiệm vụ của KTV là xác định được đặcđiểm của khoản mục giá vốn hàng bán đối với từng doanh nghiệp để có thể đưa racác thủ tục kiểm toán phù hợp

Vì giá vốn hàng bán cũng được xem như một khoản chi phí, chính vì vậy khikiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán thì KTV quan tâm đến các chuẩn mựcchung trong hạch toán về chi phí cụ thể là:

• Nguyên tắc nhất quán: thống nhất việc sử dụng phương pháp hạch toán kỳnày với kỳ trước hoặc các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực…mà kếtoán áp dụng phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán trong niên độ kế toán.Ví dụ: nhất quán trong việc hạch toán hàng tồn kho, ghi nhận doanh thu, chiphí…

• Nguyên tắc thận trọng: bảo đảm an toàn trong việc tính các khoản thu nhậpvà chi phí trong hạch toán, cụ thể thu nhập phải đảm bảo chắc chắn, chi phíphải tính đúng, tính đủ một cách tối đa

• Nguyên tắc phù hợp: hạch toán chi phí phải đúng đối tượng chi phí, đúng kỳvà phù hợp với thu nhập trong kỳ

I.1.3 Phân loại giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán được tính dựa theo giá trị HTK xuất bán Như vậy ta phânloại giá vốn hàng bán dựa trên phương pháp tính giá hàng xuất kho Ta có bốnphương pháp tính giá hàng xuất kho như sau:

a Phương pháp giá bình quân gia quyền

Trang 7

Theo phương pháp này giá xuất kho hàng hoá được tính theo đơn giá bình quân(bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước, bình quân sau mỗi lần nhập)

Giá thực tế

hàng hóa, thành

phẩm xuất dùng

=

Số lượng hàng hóa, thành phẩm xuất dùng

quân

Giá đơn vị bình quân được xác định bằng nhiều cách:

• Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ:

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có ít doanh điểm nhưng sốlần nhập, xuất mặt hàng lại nhiều, căn cứ vào giá thực tế, tồn đầu kỳ để kế toán xácđịnh giá bình quân của một đơn vị sản phẩm, hàng hoá

Đơn giá bình quân của cả kỳ dự trữ =

• Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:

Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời tình hình biến động củanguyên vật liệu, hàng hoá Tuy nhiên lại không chính xác vì không tính đến sự biếnđộng của giá cả

Đơn giá bình quân cuối kỳ trước =

• Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

- Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên,vừa chính xác, vừa cập nhập được thường xuyên liên tục

- Nhược điểm của phương pháp này là tốn nhiều công sức, tính toán nhiềulần

Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập =

b Phương pháp nhập trước xuất trước

Hàng hoá nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước rồi mới đếnsố nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất Do vậy hàng hoá tồn kho cuối

Giá thực tế tốn đầu kỳ + nhập trong kỳLượng thực tế tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ

Giá thực tế tốn đầu kỳ (cuối kỳ trước)Lượng thực tế tồn đầu kỳ (cuối kỳ trước)

Giá thực tế sau mỗi lần nhậpSố lượng thực tế sau mỗi lần nhập

Trang 8

kỳ sẽ là giá thực tế của số vật liệu mua vào trong kỳ Phương pháp thích hợp trongtrường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm.

Trang 9

c Phương pháp nhập sau xuất trước

Hàng hoá nào mua vào sau cùng sẽ được xuất trước Phương pháp này ngược vớiphương pháp trên

d Phương pháp giá đích danh

Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàngnhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính Đây là phương án tốtnhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanhthu thực tế Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra.Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó

Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe,chỉ những doanh nghiệp kinh doanh có ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn,mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng đượcphương pháp này Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thểáp dụng được phương pháp này

I.2 Mục tiêu kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán là một khoản chi phí lớn trong tổng chi phí của doanhnghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Vìvậy kiểm toán giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính có những mụctiêu sau:

Thứ nhất, thu thập bằng chứng để chứng minh hệ thống kiểm soát nội bộ của

doanh nghiệp có thực sự đảm bảo cho việc hạch toán giá vốn hàng bán đúng quyđịnh của pháp luật, các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không?

Thứ hai, thu thập bằng chứng để chứng minh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh

về giá vốn hàng bán có được hạch toán đúng đắn không?

Thứ ba, thu thập bằng chứng để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

về giá vốn hàng bán trong kỳ là có thật và được phân loại, tính toán đúng đắn

Thứ tư, thu thập bằng chứng để chứng minh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh

về giá vốn hàng bán đã hạch toán có đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, hợp pháp, có đượcghi chép đúng đắn và có đúng kỳ kế toán hay không?

Trang 10

I.3 Ý nghĩa của việc kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán

Vì giá vốn hàng bán được xem là một khoản chi phí của doanh nghiệp, nhữngsai sót xảy ra ở giá vốn hàng bán có thể kéo theo những sai sót của các khoản mụctiếp theo, đặc biệt là thuế phải nộp nhà nước và lợi nhuận của doanh nghiệp Nhưvậy sẽ ảnh hưởng đến những người sử dụng báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán để phát hiện ra những gian lận, sai sót (cóthể có) để điều chỉnh lại cho đúng với thực tế của đơn vị

I.4 Nguyên tắc ghi nhận giá vốn hàng bán

Giá vốn hàng bán được ghi nhận đồng thời với ghi nhận doanh thu Tức là khidoanh thu có đủ điều kiện để ghi nhận thì giá vốn hàng bán cũng được ghi nhận.Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm năm điềukiện sau:

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền vớiquyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sởhữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịchbán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

I.5 Hành vi sai sót, gian lận thường xảy ra liên quan đến giá vốn hàng bán

Thứ nhất, giá vốn hàng bán phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chiphí thực tế

Thứ hai, nhầm lẫn trong việc ghi sổ do đó đã làm giá vốn hàng bán ghi trong

sổ sách, báo cáo kế toán tăng lên so với số phản ánh trên chứng từ kế toán

Thứ ba, giá vốn hàng bán phản ánh trên báo cáo, sổ sách thấp hơn chi phí thựctế Doanh nghiệp đã không ghi nhận một lượng hàng hóa bán ra trong kỳ

Thứ tư, chi phí các loại và các đối tượng công việc phản ánh trên sổ sách, báocáo kế toán còn có sự nhầm lẫn giữa các loại chi phí, không đúng thực tế Ví dụ,

Trang 11

doanh nghiệp có sự hạch toán nhầm lẫn giữa giá vốn hàng bán, chi phí sản xuấtkinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác.

II Nguồn tài liệu sử dụng để kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán

II.1 Báo cáo tài chính và sổ sách kế toán

II.1.1 Báo cáo tài chính

Theo chế độ kế toán hiện hành BCTC bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáokết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minhBCTC và Bảng cân đối số phát sinh Trong kiểm toán giá vốn hàng bán, chúng tachỉ quan tâm tới Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thuyết minh báocáo tài chính và Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh một cách tổng quátcác khoản doanh thu, chi phí và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcho một thời kỳ nhất định, bao gồm hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, hoạtđộng tài chính và hoạt động khác Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho tathấy được giá trị của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán củanăm nay và năm trước

Thuyết minh báo cáo tài chính

Thuyết minh BCTC là bản thuyết minh chi tiết về các sự kiện, các số liệu phátsinh được ghi nhận trên báo cáo tài chính, nhằm giúp người đọc thông tin tài chínhhiểu dễ dàng hơn về số liệu tài chính của đơn vị Trên thuyết minh BCTC cung cấpcho chúng ta chi tiết về giá vốn hàng bán của từng loại hàng hóa, thành phẩm, dịch

vụ trong doanh nghiệp trong kỳ này và kỳ trước

Bảng cân đối số phát sinh

Bảng cân đối số phát sinh được đính kèm theo BCTC Bảng cân đối số phátsinh tổng hợp tất cả số phát sinh của tất cả các tài khoản trong kỳ kế toán của doanhnghiệp Bảng cân đối số phát sinh cung cấp cho chúng ta số liệu của số dư đầu kỳnày, số phát sinh nợ, số phát sinh có trong kỳ và số dư cuối kỳ của các tài khoản ghinhận giá vốn hàng bán của doanh nghiệp

II.1.2 Sổ sách kế toán

Trang 12

Sổ sách kế toán là tài liệu cần thiết để KTV sử dụng khi đi kiểm toán tại kháchhàng Vì số liệu được ghi chép từ số sách kế toán sau đó được dùng để lên BCTC.

Sổ sách kế toán trong đơn vị có rất nhiều loại Tuy nhiên để kiểm toán khoản mụcgiá vốn hàng bán thì doanh nghiệp cần những sổ sách sau:

- Sổ cái, sổ chi tiết của tài khoản 632, 154, 155, 156, 157: Là những sổ sáchtheo dõi các nghiệp vụ bán hàng và xuất kho hàng hóa, thành phẩm đi bán

- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh: Giá vốn hàng bán được cấuthành bởi nhiều loại chi phí, ví dụ chi phí nhân công trực tiếp, chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính vào giá vốn Như vậythu thập bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh để kiểm toán viên cóthể đánh giá được tính chính xác của giá vốn hàng bán

- Báo cáo nhập-xuất-tồn thành phẩm, hàng hóa: Báo cáo nhập – xuất – tồncung cấp cho kiểm toán viên số lượng, đơn giá của từng loại hàng hóa,thành phẩm được nhập vào, xuất ra trong kỳ từ đó giúp kiểm toán viên kiểmtra được số lượng thành phẩm, hàng hóa được xuất vào giá vốn hàng bán

II.2 Hồ sơ kiểm toán năm trước

Nếu khách hàng đang kiểm toán là khách hàng cũ thì hồ sơ kiểm toán nămtrước đóng một vai trò quan trọng giúp kiểm toán có thể đánh giá được phần nàocông tác kiểm toán tại khách hàng năm nay Các giấy tờ làm việc năm trước màKTV có thể sử dụng là:

- Giấy tờ làm việc, bản tính toán, bản phân tích

- Biên bản ghi nhớ về các vấn đề trong kiểm toán

- Bản tổng hợp các vấn đề quan trọng

- Thư xác nhận và giải trình của ban giám đốc

- Danh mục các vấn đề cần kiểm tra năm trước

- Thư từ (bao gồm thư điện tử) liên quan đến các vấn đề quan trọng

II.3 Ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm

Nếu như được sự cho phép của công ty khách hàng và sự hợp tác của KTVtiền nhiệm thì KTV có thể tham khảo ý kiến của KTV tiền nhiệm về những vấn đềcần lưu ý của công ty khách hàng nhằm giúp KTV tiết kiệm thời gian và chi phítrong quá trình kiểm toán

Trang 13

II.4 Ý kiến của chuyên gia

Chuẩn mực kiểm toán số 620 có quy định rõ về việc sử dụng công việc củachuyên gia trong quá trình kiểm toán

Sự cần thiết phải sử dụng công việc của chuyên gia

Kiểm toán viên phải xác định sự cần thiết của việc sử dụng công việc củachuyên gia nếu kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnhvực kế toán, kiểm toán là cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thíchhợp

Năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia

Khi sử dụng công việc của chuyên gia, KTV phải nhận diện về năng lực củachuyên gia trong lĩnh vực cần tư vấn, tính khách quan của chuyên gia đối với kháchhàng mà chuyên gia được mời để tư vấn

Dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán

Việc đưa ra dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán cũngđược quy định rõ tại Chuẩn mực kiểm toán số 620 :

• Khi phát hành báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần, KTV khôngđược đề cập đến công việc của chuyên gia trừ khi có yêu cầu của pháp luậthoặc các quy định Nếu pháp luật và các quy định yêu cầu việc dẫn chứngcông việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán, KTV phải nêu rõ trong báocáo kiểm toán là việc dẫn chứng này không làm giảm trách nhiệm của KTVđối với ý kiến kiểm toán

• Nếu KTV dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán màviệc dẫn chứng giúp hiểu rõ lý do của ý kiến kiểm toán không phải là ý kiếnchấp nhận toàn phần, KTV phải nêu rõ trong báo cáo kiểm toán việc dẫnchứng này không làm giảm trách nhiệm của KTV đối với ý kiến kiểm toán

II.5 Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ

Đối với những doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ, có tổ chức bộ máykiểm toán nội bộ Sau khi nhận định về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ,KTV có thể xem xét có nên sử dụng công việc của KTV nội bộ để phục vụ chocông việc kiểm toán của mình không

Trang 14

Việc sử dụng công việc của KTV nội bộ cũng được quy đinh chi tiết tại chuẩnmực kiểm toán số VSA 610.

Xác định sự cần thiết và mức độ sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ

• Kiểm toán viên phải xác định:

(a) Công việc của kiểm toán viên nội bộ có đầy đủ, thích hợp cho mục đích củacuộc kiểm toán hay không;

(b) Ảnh hưởng dự kiến của việc sử dụng công việc của KTV nội bộ đối với nộidung, lịch trình và phạm vi các thủ tục của KTV độc lập

• Để xem xét tính đầy đủ, thích hợp khi sử dụng công việc của KTV nội bộ,KTV độc lập phải đánh giá:

(a) Tính khách quan của kiểm toán nội bộ;

(b) Năng lực chuyên môn của KTV nội bộ;

(c) Công việc của KTV nội bộ có được thực hiện với sự thận trọng nghề nghiệpthích hợp hay không;

(d) Có thể trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa KTV nội bộ và KTV độclập hay không

• Khi xác định ảnh hưởng dự kiến của công việc của KTV nội bộ đến nộidung, lịch trình, phạm vi các thủ tục của kiểm toán viên độc lập, KTV độclập phải cân nhắc:

(a) Nội dung và phạm vi của các công việc cụ thể mà KTV nội bộ đã hoặc sẽthực hiện;

(b) Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu đã được đánh giá đối vớicác nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cụ thể;

(c) Mức độ chủ quan của kiểm toán viên nội bộ trong việc đánh giá các bằngchứng kiểm toán đã thu thập được để chứng minh cho các cơ sở dẫn liệuliên quan

Sử dụng công việc cụ thể của kiểm toán viên nội bộ

• Để sử dụng công việc cụ thể của KTV nội bộ, KTV độc lập phải đánh giá vàthực hiện các thủ tục kiểm toán đối với công việc đó nhằm khẳng định tính

Trang 15

• Khi xem xét tính đầy đủ, thích hợp của công việc cụ thể của KTV nội bộ đốivới các mục tiêu của KTV độc lập, KTV độc lập phải đánh giá:

(a) KTV nội bộ thực hiện công việc đó có được đào tạo đầy đủ về chuyên mônvà có thành thạo trong công việc không;

(b) Công việc đó có được giám sát, kiểm tra và lưu lại bằng hồ sơ không;

(c) Bằng chứng kiểm toán có được thu thập đầy đủ và thích hợp để làm cơ sởđưa ra kết luận của KTV nội bộ hay không;

(d) Kết luận của KTV nội bộ có phù hợp với tình hình thực tế và báo cáo doKTV nội bộ lập có nhất quán với kết quả công việc đã thực hiện haykhông;

(e) Những vấn đề đặc biệt hoặc bất thường mà KTV nội bộ nêu ra đã được xử lýđúng chưa

III Nội dung kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán theo chương trình kiểm toán mẫu của hiệp hội hành nghề kiểm toán Việt Nam ban hành.

III.1 Các biểu mẫu và giấy tờ làm việc

Để KTV có thể làm việc một cách hiệu quả, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầucủa khách hàng, cũng như là sự thuận tiện trong việc xem xét lại hồ sơ kiểm toán.Hiệp hội đã ban hành các biểu mẫu và giấy tờ làm việc Trong kiểm toán khoản mụcgiá vốn hàng bán thì KTV cần những giấy tờ làm việc sau:

- C310 Kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với chu trình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn.

Theo chương trình kiểm toán mẫu năm 2013 của VACPA thì KTV thực hiệnkiểm soát nội bộ đối với chu trình khi KTV kỳ vọng rằng:

• Các kiểm soát về hàng tồn kho, giá thành, giá vốn của doanh nghiệp hoạtđộng hiệu quả

• Chỉ thực hiện thử nghiệm cơ bản không cung cấp đầy đủ bằng chứng vềchu trình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn

• Việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát hiệu quả hơn thử nghiệm cơ bản

- G230 Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán

Mục tiêu của chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán là thiết lập những côngviệc KTV cần phải làm trong kiểm toán giá vốn hàng bán để xem xét giá vốn hàng

Trang 16

bán trong kỳ được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng kỳ và được phân loại, trình bàyphù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC theo chế độ kế toán hiện hành.

- H210 Sử dụng công việc của chuyên gia

Giấy tờ làm việc này hướng dẫn kiểm toán viên cần thực hiện những công việc:

• Xác định sự cần thiết sử dụng công việc của chuyên gia

• Công việc cần sự trợ giúp của chuyên gia

• Xác định nội dung, lịch trình, các công việc cần chuyên gia thực hiện

• Lựa chọn chuyên gia

- H190 Soát xét thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót

KTV làm việc trên giấy H190 nhằm đảm bào rằng các thay đổi trong chínhsách kế toán, ước tính kế toán và sai sót đã được trình bày trong BCTC

III.2 Quy trình thực hiện việc kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ.

III.2.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục giá vốn hàng bán

Dựa theo chương trình kiểm toán mẫu “C310 kiểm soát nội bộ đối với chutrình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn” của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam(VACPA) ban hành năm 2013 Chúng ta có quy trình kiểm soát đối với gía vốn hàngbán như sau:

Tìm hiểu, đánh giá hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty khách hàng

Khi bước vào công việc kiểm toán báo cáo tài chính, trước tiên kiểm toán viênvà công ty kiểm toán cần đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Việcnghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểmsoát giúp cho kiểm toán viên thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp, đánhgiá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tính được thờigian và xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán

Hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm soát càng tốt thì kiểm toánviên sẽ thu hẹp được phạm vi kiểm toán, thời gian kiểm toán và chi phí cho việckiểm toán

KTV có thể tiến hành khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng bằngcác hình thức sau:

Trang 17

• Phỏng vấn các nhân viên của công ty

• Xem xét lại các quy trình luân chuyển chứng từ

• Quan sát các thủ tục kiểm soát

Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát đối với kiểm toán khoản mục giá vốn hàngbán:

Tính có thật: giá vốn hàng bán ghi trên sổ sách phải có thật

• Nội dung kiểm soát: Tức là kiểm toán viên phải xem xét việc ghi nhậngiá vốn hàng bán có căn cứ vào phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng,phiếu vận chuyển hàng

• Thủ tục kiểm soát: Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên cácnghiệp vụ ghi nhạn giá vốn trong năm, đối chiếu phiếu xuất kho, biênbản giao nhận hàng, phiếu vận chuyển

Tính đầy đủ: Các loại giá vốn phải được ghi sổ đầy đủ.

• Nội dung kiểm soát: Các phiếu xuất kho hàng hóa, thành phẩm bán raphải được chuyển về bộ phận kế toán và cập nhật kịp thời vào sổ kế toán.Bộ phận kế toán phải đối chiếu với thủ kho về số lượng hàng hóa, thànhphẩm xuất bán hàng tháng

• Thủ tục kiểm soát:

 Chọn một hoặc một số tháng trong năm để mượn biên bản và tiến hànhđối chiếu giữa hai bộ phận kế toán và thủ kho Xem xét có chênh lệchvà xử lý chênh lệch giữa hai bộ phận (nếu có)

 Chọn mẫu một số nghiệp vụ ghi nhận giá vốn trong năm, kiểm tra đốichiếu ngày trên phiếu xuất kho với ngày hạch toán trên sổ kế toán

Tính chính xác: Các loại giá vốn phải được ghi nhận chính xác.

• Nội dung kiểm soát:

 Người chịu trách nhiệm phải tiến hành đối chiếu lượng vật tư thực xuấtvới phiếu xuất kho về loại, số lượng, quy cách và thời gian đề nghịxuất, cung với thời gian thực xuất

 Bảng tính giá thành phải được kiểm tra độc lập để đảm bảo tính phùhợp, nhất quán

• Thủ tục kiểm soát: Chọn các nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán phátsinh trong năm Tiến hành kiểm tra, đối chiếu lại loại hàng hóa, thành

Trang 18

phẩm về số lượng, quy cách, thơi gian đề nghị và thực nhận, giữa phiếuđề nghị xuất kho và phiếu xuất kho.

III.2.2 Thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán

Sau khi hoàn thành kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với khoản mục hàng tồn kho,kiểm toán viên thực hiện các công việc kiểm toán dựa theo tình hình thực tế củadoanh nghiệp và áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành Ở đây,tác giả trình bày các bước công việc dựa theo chương trình kiểm toán mẫu đượcVACPA thiết kế và ban hành năm 2013 đó là G230 chương trình kiểm toán giá vốnhàng bán

III.2.2.1 Thủ tục chung

- Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp dụng

Theo chuẩn mực kiểm toán số 200: Báo cáo tài chính được lập và trình bàytheo chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy địnhpháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính được xác định làbáo cáo tài chính được lập và trình bày theo khuôn khổ về trình bày hợp lý

Vì mỗi phương pháp kế toán có những cách tính toán khác nhau, nên sẽ cho racác số liệu kế toán không giống nhau Kiểm toán viên phải tìm hiểu xem doanhnghiệp thực hiện phương pháp kế toán nào: phương pháp tính giá hàng xuất kho,phương pháp kiểm kê hàng tồn kho,phương pháp khấu hao tài sản cố định…

- Lập bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước

Việc lập bảng tổng hợp có so sánh với năm trước giúp kiểm toán viên có đượccái nhìn tổng quát về khoản mục giá vốn hàng bán trong năm so với năm trước, đểnhận định những dấu hiệu bất thường có thể xảy ra Kiểm toán viên phải lập bảngsố liệu về các chi phí đi trực tiếp vào giá vốn hàng bán: chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh tại doanhnghiệp trong kỳ, so sánh với định mức và năm trước, để từ đó tìm hiểu những biếnđộng bất thường và nguyên nhân dẫn đến những biến động đó

Trang 19

III.2.2.2 Kiểm tra phân tích

Phân tích có ý nghĩa ngoài việc đưa ra phạm vi kiểm tra chi tiết, bản thân nócũng chỉ ra những sai sót Cũng cần lưu ý rằng, các khoản mục có sự liên hệ nhau,

sự phân tích khoản mục này có thể suy diễn ra các khoản mục khác có liên quan cóxảy ra sai sót hay không Ví dụ, doanh thu và giá vốn có mối quan hệ với nhautrong quá trình phân tích, sự biến động giá vốn qua các tháng

Theo chương trình kiểm toán mẫu do hiệp hội kiểm toán viên hành nghề ViệtNam ban hành Thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán baogồm:

- So sánh giá vốn hàng bán năm nay với năm trước

Mục tiêu: Kiểm toán viên tiến hành so sánh giá vốn hàng bán năm nay với

năm trước để xem xét sự biến động qua mỗi năm, có cái nhìn tổng quát về sự phùhợp của việc ghi nhận giá vốn hàng bán

Công việc thự hiện: KTV phân loại giá vốn hàng bán của từng loại mặt hàng

thành từng nhóm và đem so sánh số dư chi tiết của từng nhóm năm nay so với nămtrước để xem xét sự biến động Thủ tục này giúp kiểm toán viên xem xét sự biếnđộng của giá vốn hàng bán theo từng loại mặt hàng Để đánh giá, KTV cần kết hợpcác xu hướng phân tích này với các thông tin tài chính và phi tài chính khác để nhậndiện chiều hướng biến động bất thường và dự đoán khả năng xảy ra sai lệch Ngoài

ra KTV cần kết hợp phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán trong năm cùngvới sự biến động của doanh thu, để xem xét sự biến động của giá vốn có phù hợpvới sự biến động của doanh thu hay không Bên cạnh đó cần phải so sánh tỷ lệ lãigộp giữa các năm xem có sự chênh lệch đáng kể không, và nếu có sự chênh lệchđáng kể thì kiểm toán viên phải tìm hiểu nguyên nhân…

- So sánh giá vốn hàng bán hàng tháng trong năm.

Mục tiêu: Giá trị giá vốn hàng bán trong từng tháng sẽ được so sánh với nhau

để phát hiện các biến động bất thường, từ đó giúp kiểm toán viên khoanh vùng đượcnhững tháng sai phạm có thể xảy ra

Công việc thực hiện: KTV tiến hành lập bảng so sánh giá vốn hàng bán giữa

các tháng trong năm cả về mức tương đối và tuyệt đối Đối với một số ngành, KTV

Trang 20

cần tính đến yếu tố thời vụ khi phân tích Nếu yếu tố này có tác động đến việc bánhàng hóa của đơn vị, làm thay đổi giá trị của giá vốn hàng bán trong từng tháng.KTV cần so sánh giá vốn hàng bán từng tháng của năm nay so với năm trước Khiphát hiện biến động ngoài dự kiến, KTV sẽ mở rộng phạm vi các thử nghiệm chitiết đối với những tháng có dấu hiệu bất thường.

III.2.2.3 Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra chi tiết các số dư và nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính đượcthực hiện dựa trên kết quả đánh giá kiểm soát nội bộ và kết quả phân tích

Theo chương trình kiểm toán mẫu do hiệp hội kiểm toán viên hành nghề ViệtNam ban hành năm 2013 KTV cần tiến hành những công việc trong kiểm tra chitiết như sau:

- Thu thập bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm nay/ năm trước

Mục tiêu: Công việc này giúp KTV nhận biết được các chi phí ghi nhận trực

tiếp vào giá vốn hàng bán có chính xác không

Công việc thực hiện: Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan ( Sổ cái, sổ

chi tiết, bảng cân đối số phát sinh, báo cáo kết quả kinh doanh) Bảng tổng hợp chiphí sản xuất kinh doanh theo yếu tố tức là bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Công việc này giúp KTV biếtđược các chi phí nào cấu thành vào giá vốn hàng bán, từ đó nhận xét được sự hợp lýcủa giá vốn hàng bán trong kỳ Việc so sánh với sổ cái, sổ chi tiết nhằm xác nhậnxem chi phí có được ghi nhận đúng và đầy đủ hay không

KTV nên tiến hành đọc lướt sổ cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường.Những nghiệp vụ bất thường ở đây là những nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn hơn

so với trung bình chung, hoặc là phát sinh vào thời điểm mà có nghi ngờ về tínhđúng kỳ của nghiệp vụ….Công việc này giúp KTV phát hiện những nghiệp vụ bấtthường để tiến hành những thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần thiết )

- Đối chiếu giá vốn hàng bán với số ước tính dựa trên số phát sinh tương ứng trên các tài khoản hàng tồn kho và chi phí sản xuất tập hợp trong năm theo công thức:

Trang 21

Như chúng ta đã biết giá vốn hàng bán và hàng tồn kho có mối quan hệ mậtthiết với nhau Vì vậy trong thủ tục kiểm tra chi tiết giá vốn hàng bán, kiểm toánviên phải tiến hành kết hợp với phần kiểm toán hàng tồn kho

Mục tiêu: Để biết được giá vốn hàng bán trong kỳ có được ghi nhận đúng đắn

và đầy đủ hay không

Công việc thực hiện:

Để xác định đúng giá trị của giá vốn hàng bán trong kỳ, kiểm toán viên cầnthu thập số liệu tổng hợp đầu kỳ, phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ của các tài khoảnhàng tồn kho để dựa vào đó kiểm toán viên ước tính được giá vốn hàng bán trong

kỳ Tuy nhiên, để việc tính toán mang tính chính xác cao, kiểm toán viên phải đổichiếu số liệu số tổng cộng từ sổ chi tiết các tài khoản hàng tồn kho với số liệu trên

Hànghóađầukỳ+

Chi phí sảnxuất (muahàng hóa)phát sinhtrong kỳ

-SPDDcuốikỳ-

Thànhphẩmcuốikỳ-

Hànghóacuốikỳ

- Đối chiếu giá vốn hàng bán (từng tháng, từng mặt hàng) đã ghi nhận giữa

Sổ Cái với báo cáo nhập – xuất - tồn thành phẩm, hàng hóa

Mục tiêu: Đảm bảo sự đầy đủ, sự hiện hữu trong việc ghi nhận giá vốn hàng

bán Tức là giá vốn hàng bán được ghi nhận đầy đủ phù hợp với báo cáo nhập xuấttồn Các nghiệp vụ ghi nhận giá vốn hàng bán trong kỳ đều có thật

Công việc thực hiện: Đây là công việc nhằm xác minh rằng hàng hóa được

xuất bán trong kỳ là có thật, và việc ghi nhận giá vốn hàng bán là chính xác Thôngqua việc đối chiếu giữa từng tháng, từng mặt hàng, kiểm toán viên có thể phát hiệnđược những sai sót do ghi nhận nhầm giá trị của các loại hàng hóa xuất bán, hoặc làviệc ghi nhận giá vốn không đúng kỳ

- Kiểm tra phương pháp tính giá hàng xuất kho của một số mặt hàng xuất bán trong kỳ.

Trang 22

Mục tiêu: Kiểm toán viên kiểm tra lại phương pháp tính giá hàng tồn kho

nhằm thu thập bằng chứng chứng minh giá vốn hàng bán được tính toán một cáchchính xác từ đầu tới cuối

Công việc thực hiện: Kiểm toán viên tìm hiểu phương pháp kế toán tính giá

hàng xuất kho của doanh nghiệp, chọn mẫu một số mặt hàng được xuất bán trong

kỳ để kiểm tra phương pháp tính giá hàng xuất kho Bởi lẽ giá trị của hàng hóa xuấtkho chính là giá vốn hàng bán, nếu sử dụng sai phương pháp tính giá hàng xuất khothì sẽ dẫn đến những sai sót ở giá vốn hàng bán Vì vậy việc kiểm tra phương pháptính giá hàng xuất kho là công việc cần thiết

- Kiểm tra tính phù hợp giữa doanh thu và giá vốn.

Để kiểm tra tính phù hợp giữa doanh thu và giá vốn, kiểm toán viên tiến hànhkết hợp với phần kiểm toán doanh thu Tính phù hợp ở đây là mỗi khoản giá vốnđược ghi nhận thì tương ứng với khoản doanh thu được ghi nhận Công việc nàygiúp phát hiện ra những sai sót về việc ghi nhầm giá vốn của các mặt hàng khácnhau ( sự chênh lệch quá cao giữa doanh thu và giá vốn trong một nghiệp vụ ).Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu sau đó đốichiếu đến giá vốn hàng bán Để xác chứng minh rằng khi ghi nhận doanh thu thìđồng thời ghi nhận giá vốn, xem xét xem có sự ghi nhận không chính xác về giávốn hàng bán hay không?

- Ngoài ra kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ dẫn đến việc ghi tăng, giảm giá vốn hàng bán ( nếu có ):

• Các khoản điều chỉnh hàng tồn kho kiểm kê thực tế

• Điều chỉnh hàng tồn kho do đánh giá lại dự phòng

• Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý được ghi nhận trực tiếp vàogiá vốn hàng bán

• Các khoản chi phí chung vượt định mức ghi nhận vào giá vốn hàng bán

• Các khoản điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán

III.3 Soát xét sự thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót

Mục tiêu: Đảm bảo rằng các thay đổi về chính sách, ước tính kế toán và các sai

sót đã được phản ánh và trình bày hợp lý trên BCTC

Công việc thực hiện:

Trang 23

• Phỏng vấn BGĐ về các thay đổi của chính sách, ước tính kế toán và saisót kế toán các năm trước phát hiện trong năm.

• Đánh giá tính hợp lý của việc thay đổi chính sách và các ước tính kế toángắn với hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như tính đúng đắncủa các sai sót các năm trước được phát hiện

• Đánh giá tính hợp lý của việc thay đổi chính sách và các ước tính kế toángắn với hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như tính đúng đắncủa các sai sót các năm trước được phát hiện

• Đánh giá việc trình bày các thay đổi của chính sách kế toán, ước tính kếtoán và sai sót trên BCTC

Trang 24

PHẦN 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC GIÁ VỐN HÀNG BÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX ĐỐI VỚI

KHÁCH HÀNG XYZ

A Giới thiệu khái quát về công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX.

I Lịch sử hình thành, phát triển và nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của công ty:

I.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:

Giới thiệu chung về công ty:

Tên công ty: Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế ATAX

Tên giao dịch: A.T.A.X Auditing And Consulting Company Limited

Tên viết tắt: A.T.A.X CO LTD

• Văn phòng đại diện của công ty ATAX tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 4, Toà nhà Indochina, Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, quận I, TP HCMĐiện thoại: 08-62556668

Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Hoạt động kiểm toán độc lập hình thành và phát triển cùng với sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanhvà nâng cao chất lượng quản lý của doanh nghiệp Để khai thác và phát triển thịtrường kế toán, kiểm toán trên cơ sở cạnh tranh về chất lượng và giá phí dịch vụ,Nhà nước ta đã có nhiều giải pháp để khuyến khích phát triển đa dạng các hoạtđộng kế toán, kiểm toán thuộc các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lýkhác nhau, các công ty kiểm toán đã lần lượt được thành lập và đi vào hoạt động.Nghị định số 105 của Chính phủ về kiểm toán độc lập ra đời ngày 30/3/2004 quyđịnh các doanh nghiệp hàng năm phải kiểm toán báo cáo tài chính mở ra một thịtrường to lớn cho các công ty kiểm toán, sau Nghị định này nhu cầu về kiểm toán

Trang 25

Đáp ứng nhu cầu này Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Thuế ATAX (viếttắt là ATAX) đã thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

3202003333 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Đà Nẵng cấp ngày 30/6/2006, đăng kýtheo loại hình công ty TNHH có 2 thành viên trở lên Và Công ty TNHH Kiểm toánvà Tư vấn Thuế ATAX là một trong những công ty có đủ điều kiện kiểm toán theocông văn số 302/VACPA ngày 26/11/2007 của VACPA với nguồn vốn điều lệ banđầu là 1.100.000.000 đồng, đến năm 2009 đã tăng lên 2.700.000.000 đồng

Từ khi thành lập đến nay công ty đã một lần chuyển trụ sở làm việc Trụ sởlàm việc trước đây đặt tại 32 Lê Đình Lý - TP Đà Nẵng Cuối năm 2009, ATAX dờitrụ sở về 92A–đường 30/4 Công ty có website riêng nhằm tạo thuận lợi cho việcphục vụ khách hàng

Buổi ban đầu mới thành lập công ty còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chấtvà nguồn nhân lực Hệ thống máy tính và thiết bị văn phòng chưa đầy đủ, số lượngkiểm toán viên của công ty chỉ có 5 kiểm toán viên trong đó có 2 kiểm toán xâydựng cơ bản Số lượng nhân viên lúc bấy giờ chỉ hơn 10 thành viên Khách hàngchủ yếu của công ty là ở khu vực miền Trung Cho đến bây giờ, số lượng nhân viêncủa công ty lên đến hơn ba mươi người Và số lượng khách hàng của công ty cũngtăng lên đáng kể, không chỉ ở khu vực miền Trung mà đã mở rộng ra các tỉnh phíaNam Chất lượng hoạt động kiểm toán được cải thiện và dần lấy được niềm tin nơidoanh nghiệp

Năm 2007, ATAX đã mở một chi nhánh tại Lầu 4, Toà nhà Indochina, Số 4Nguyễn Đình Chiểu, quận I, thành phố Hồ Chí Minh vì ban lãnh đạo ATAX nhậnthấy rằng đây là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước hiện đã và đang đi đầu trongcông cuộc cải cách nền kinh tế

Hiện nay ATAX - Công ty kiểm toán và tư vấn thuế chuyên nghiệp, là một

trong số ít các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam được Uỷ ban chứng khoánNhà nước chấp thuận cho kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổchức kinh doanh chứng khoán; được Bộ Tài chính cho phép cung cấp dịch vụ xácđịnh giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá

Đội ngũ nhân viên của ATAX được đào tạo chính quy, có hệ thống ở trong

nước và nước ngoài, được các chuyên gia cao cấp về kiểm toán của Cộng đồngChâu Âu bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua Chương trình trợ giúp kỹ thuật của Liênminh Châu Âu (EURO – TAPVIET)

Trong các năm qua, nhờ có đội ngũ chuyên gia am tường các lĩnh vực kế toán,kiểm toán, thuế, tài chính, ATAX đã cung cấp dịch vụ chất lượng cao đến hàng trăm

Trang 26

khách hàng thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế trên khắpViệt Nam: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty

cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các cơquan quản lý Nhà nước, các ban quản lý dự án,… và đã nhận được sự tín nhiệm lớn

từ phía khách hàng

Ghi nhận chất lượng dịch vụ của ATAX, ngày 11/10/2009, tại Hà Nội, Ban tổchức giải thưởng "Thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2009" đã bình chọn, trao

Cúp vàng và chứng nhận đoạt giải cho ATAX - một trong 14 công ty kiểm toán

được vinh danh là tổ chức kiểm toán uy tín

Đến nay, mọi hoạt động của Công ty đã đi vào nề nếp; ATAX đã xây dựng vàthực hiện đầy đủ các quy trình kiểm toán chuyên ngành

I.2 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của công ty:

ATAX hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệquyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính bản thânmình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định Với phương châm “Sự thịnh vượng củakhách hàng là thành công của chúng tôi”, ATAX mong muốn đem dịch vụ của mìnhgóp phần đáng kể vào sự thành đạt của khách hàng Nhiều năm qua công ty khôngngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ của mình, sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng gópquý báu từ phía khách hàng để có thể đem lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất Tuânthủ đúng nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ được ATAX cung cấpluôn cố gắng vượt cả sự mong đợi của khách hàng, vì với “ATAX - chất lượng tạonên sự khác biệt”

I.3 Các loại hình dịch vụ mà công ty cung cấp:

a Kiểm toán

Với năng lực chuyên môn tốt, năng động, sáng tạo, có phong cách làm việcchuyên nghiệp và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, khả năng nắm bắt vấn đề, vàthấu hiểu nhu cầu của khách hàng, đồng thời luôn nắm bắt các hướng dẫn mới vềcác chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam, các quy định về tài chính và pháp lýhiện hành, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của ATAX chính là đại diện cho camkết của ATAX về chất lượng dịch vụ và uy tín với khách hàng

Dịch vụ kiểm toán của ATAX bao gồm:

 Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm

 Kiểm toán hoạt động các dự án

 Kiểm toán tuân thủ

Trang 27

 Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính.

 Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước

 Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án/công trình xây dựnghoàn thành

Trong đó, kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo quyết toán vốnđầu tư hoàn thành là hai mảng chính trong lĩnh vực kiểm toán của công ty

b Tư vấn thuế

Các chuyên viên cao cấp của ATAX am hiểu tường tận các quy định về thuế,sẵn sàng trợ giúp doanh nghiệp bỏ qua nỗi lo về thuế, tập trung phát triển kinhdoanh Với phương châm “Tư vấn thuế: chi phí nhỏ, hiệu quả lớn ”, dịch vụ tưvấn thuế của ATAX được lồng ghép trong các cuộc kiểm giúp gia tăng lợi ích củadoanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm:

 Hoạch định chiến lược thuế

 Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh có hiệu quả do ảnh hưởng của thuế

 Kê khai thuế: thuế nhà thầu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế thu nhập cá nhân Quyết toán thuế các loại

 Tư vấn cho doanh nghiệp khi có vướng mắc về thuế

 Hội thảo, đào tạo cập nhật các quy định mới về thuế

c Kế toán

Không chỉ là các báo cáo tài chính, sổ sách, chứng từ kế toán, dịch vụ kế toáncủa ATAX đem lại sự an tâm cho khách hàng bởi hệ thống kế toán chặt chẽ, đầy đủvà hiệu quả Các thông tin kế toán quản trị đạt độ tin cậy cao giúp lãnh đạo doanhnghiệp ra quyết định quản lý kịp thời và chính xác Dịch vụ kế toán của ATAX baogồm:

 Tổ chức hệ thống kế toán

 Làm kế toán

 Tư vấn kế toán

d Tư vấn tài chính doanh nghiệp

ATAX cung cấp dịch vụ đa dạng, phục vụ cho nhiều khách hàng hoạt độngtrong nhiều lĩnh vực khác nhau với mục tiêu là nâng cao giá trị cho các cổ đông, tổchức, cá nhân

Dịch vụ tư vấn tài chính của ATAX gồm:

 Xác định giá trị doanh nghiệp

Trang 28

 Tư vấn cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

 Tư vấn sát nhập, mua lại doanh nghiệp

 Tư vấn lập dự án đầu tư, thành lập doanh nghiệp

II Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:

II.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:

Ghi chú:

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ phối hợp

II.2.Mô tả chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc: Là người đại diện cho công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật vàtrước hội đồng thành viên về toàn bộ hoạt động của công ty, tổ chức điều hành hoạtđộng kinh doanh của công ty, và đại diện cho công ty giao dịch với khách hàng,theo điều lệ của ATAX hiện nay chỉ giám đốc công ty mới là người duy nhất cóthẩm quyền đại diện cho công ty trực tiếp ký kết hợp đồng kinh doanh với khách

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

KHỐI KIỂM TOÁN BCTC

PHÒNG KẾ TOÁN-HÀNH CHÍNH

KHỐI KIỂM TOÁN XDCB

CHI NHÁNH TẠI TPHCM

PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB

PHÒNG

NGHIỆP VỤ 1

PHÒNG NGHIỆP VỤ 2

Trang 29

- Phó giám đốc: Là người dưới quyền giám sát của giám đốc được giám đốcuỷ quyền giải quyết những công việc cụ thể, là người có chuyên môn cao, chuyênthực hiện, theo dõi các cuộc kiểm toán và thường là chủ nhiệm của các cuộc kiểmtoán Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các vấnđề được phân công và ủy quyền.(Tất cả các thành viên của ban giám đốc đều lànhững người đại diện cho ATAX chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng của cuộckiểm toán do ATAX tiến hành Các thành viên này là người trực tiếp đánh giá rủi rocủa cuộc kiểm toán và là người thực hiện soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểmtoán và cũng là người đại diện công ty ký phát hành báo cáo kiểm toán và thư quảnlý).

- Phòng tổ chức - Hành chính: Thực hiện công tác quản lý nhân sự của công

ty, phân bổ nhân sự cho Công ty, liên hệ giao dịch với khách hàng và quản lý trangthiết bị văn phòng trong công ty

- Phòng kế toán: Tổ chức các hoạt động liên quan đến kế toán tại công ty Cónhiệm vụ ghi chép sổ sách về tình hình thu chi trong quá trình hoạt động của công

ty, quản lý tài chính

- Kiểm toán tài chính: Gồm Phòng KTTC nghiệp vụ I và Phòng KTTC nghiệp

vụ II có chức năng thực hiện các hợp đồng kinh tế cụ thể có liên quan công tác kiểmtoán báo cáo tài chính, công tác tư vấn, … thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán liênquan đến từng cuộc kiểm toán

- Kiểm toán xây dựng cơ bản: Thực hiện các hợp đồng liên quan đến Báo cáoquyết toán vốn đầu tư hoàn thành

- Với một cơ cấu tổ chức quản lý như trên, Ban giám đốc ATAX đã và đangquản lý hiệu quả các thành viên của công ty, giúp họ hoàn thành tốt công việc đượcgiao, cùng hướng tới mục tiêu chung của công ty Mọi hoạt động liên quan tới cuộckiểm toán, từ khâu chào dịch vụ kiểm toán và kí kết hợp đồng đến phát hành Báocáo kiểm toán, trong đó bao gồm việc lập và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát,được thiết kế và thực hiện có hiệu quả, đảm bảo có chất lượng

III Tổ chức công tác kiểm toán tại công ty:

III.1.Bộ máy kiểm toán tại công ty:

III.1.2 Sơ đồ tổ chức các phòng trong khối kiểm toán BCTC:

Hiện tại khối kiểm toán báo cáo tài chính của công ty bao gồm hai phòng kiểmtoán: Phòng KTTC nghiệp vụ I và Phòng KTTC nghiệp vụ II Cơ cấu tổ chức haiphòng kiểm toán tài chính gồm: Trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên

Trang 30

Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và đóng vai trò lãnh đạo

quan trọng trong Ban quản lý của phòng và có chức năng như cầu nối giữa bangiám đốc và các nhóm nhân viên, lên lịch và tổ chức nhân sự các cuộc kiểm toán

Phó phòng: Trợ giúp cho trưởng phòng điều hành những hoạt động của

phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng những việc được phân công và uỷquyền

III.1.2 Tổ chức nhân sự trong một cuộc kiểm toán BCTC:

Tại ATAX, tuỳ thuộc vào quy mô của khách hàng mà số lượng kiểm toán viênđược bố trí vào nhóm kiểm toán đi kiểm toán tại công ty khách hàng khác nhau Tuynhiên trong bất kỳ một cuộc kiểm toán tài chính nào thì cũng đều bao gồm các cấpbậc sau:

 Một thành viên trong ban giám đốc (Partner)

 Một chủ nhiệm kiểm toán (Manager)

 Một trưởng nhóm kiểm toán

 Các trợ lý kiểm toán viên

Tại ATAX, trợ lý kiểm toán viên được phân thành các cấp như sau:

 Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 (Senior): Có kinh nghiệm làm trợ lý 3 năm

 Trợ lý kiểm toán viên cấp 2 (Junior - Two): Có kinh nghiệm làm trợ lý 2năm

 Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 (Junior - One): Có kinh nghiệm làm trợ lýdưới 1 năm trong đó bao gồm các nhân viên thử việc

Nhiệm vụ của từng nhân viên:

Nhân viên thử việc: Là những nhân viên chưa được nhận chính thức vào

công ty, sau thời gian thử việc 4 tháng, nếu các kiểm toán viên nhận thấy

đủ trình độ, năng lực, có khả năng phát triển thì sẽ được nhận vào côngty

Trợ lý kiểm toán viên cấp 1: Được giao kiểm toán các tài khoản ít rủi ro

ví dụ TK tiền gởi ngân hàng, các khoản phải thu thương mại…Nếu gặpvấn đề tranh cãi cần phải hỏi ý kiếm kiểm toán viên cấp trên trước khibàn bạc trực tiếp với khách hàng

Trợ lý kiểm toán viên cấp 2, 3: Được giao kiểm toán các phần hành quan

trọng hơn ví dụ: tài sản cố định doanh thu, phải thu, hàng tồn kho…

Trưởng nhóm kiểm toán: Thường là người đã có chứng chỉ kiểm toán

viên do Bộ Tài chính cấp Tuy nhiên riêng trợ lý kiểm toán viên cấp 3

Trang 31

Trưởng nhóm kiểm toán có các nhiệm vụ sau:

 Lập kế hoạch kiểm toán (kế hoạch tổng quát), phân công công việc, soátxét hồ sơ kiểm toán ở cấp độ kiểm toán viên

 Báo cáo trực tiếp với chủ nhiệm kiểm toán về việc kiểm toán

 Điều hành, quản lý nhóm kiểm toán tại khách hàng

 Phân công, giám sát công việc đồng thời hỗ trợ cho các trợ lí kiểm toánviên

 Tổng hợp kết quả kiểm toán, lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quảnlý

 Kiểm toán viên được phép kí vào các báo cáo kiểm toán theo sự phâncông của trưởng phòng (chủ nhiệm kiểm toán)

Thông thường, sau khi một hợp đồng được chính thức ký kết bởi Giám đốc công ty, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm xem xét, lập kế hoạch kiểm toán chiến lược (nếu có) định hướng cho cuộc kiểm toán và chịu trách nhiệm soát xét hồ

sơ kiểm toán cũng như Báo cáo kiểm toán trước khi trình Ban Giám đốc soát xét

- Các thủ tục kiểm toán, trong đó bao gồm các thủ tục kiểm soát sẽ được thiếtkế hoặc được chủ nhiệm kiểm toán phê duyệt thiết kế Trong một số trường hợp, đốivới khách hàng quen thuộc, qui mô nhỏ, nghiệp vụ kinh doanh đơn giản, việc lập kếhoạch kiểm toán, trong đó có việc thiết kế các thủ tục kiểm soát, sẽ được thực hiệnbởi những kiểm toán viên có kinh nghiệm là trưởng nhóm kiểm toán và có sự phêduyệt và soát xét của nhủ nhiệm kiểm toán

- Các trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người lập kế hoạch kiểm toán tổng quát,trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán, bao gồm cả các thủ tục kiểm soát hoặc cóthể phân công và giám sát các trợ lý kiểm toán thực hiện Kế hoạch kiểm toán sẽđược trưởng nhóm kiểm toán điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của cuộckiểm toán Dự thảo báo cáo kiểm toán sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán trướckhi trình lên cấp trên soát xét và phê duyệt

- Các trợ lý kiểm toán căn cứ vào kế hoạch kiểm toán tổng quát sẽ lập kếhoạch kiểm toán chi tiết các phần việc do mình đảm nhận

II.3.3 Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty

Hiện công ty đã vận dụng chương trình kiểm toán mẫu (do VACPA ban hànhtheo quyết định số 1089/QĐ) kết hợp với chương trình kiểm toán riêng của công tynhằm hoàn thiện hơn nữa Chương trình kiểm toán tài chính của mình

Quy trình kiểm toán có 03 giai đoạn:

• Lập kế hoạch kiểm toán

• Thực hiện kiểm toán

Trang 32

• Kết thúc kiểm toán.

Đánh giá và quản lý rủi ro

Đánh giá rủi ro tiềm tàng trong các tài khoản

Rủi ro chi tiết xác định được Rủi ro chi tiết không xác định

được Tin cậy vào hệ thống kiểm soát Tin cậy vào hệ thống kiểm soát

Thực hiện kiểm tra chi tiết ở

mức độ cơ bản

Tập trung kiểm tra chi tiết

Tổng hợp và liên kết với kế hoạch kiểm toán chi tiết Thực hiện kế hoạch kiểm toán

Thực hiện các bước kiểm tra chi tiết và đánh giá kết quả kiểm tra

Thực hiện soát xét các báo cáo tài chính

Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc khách hàng Lập bảng tổng hợp kết quả kiểm toán

Lập báo cáo kiểm toán

Kết luận về cuộc

kiểm toán và lập

Thiết lập các điều kiện của hợp đồng kiểm toán

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu môi trường kiểm soát

Tìm hiểu chu trình kế toán Thực hiện các bước phân tích tổng quát Xác định mức độ trọng yếu

Xây dựng kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng

Thực hiện các bước kiểm tra hệ thống và đánh giá

Trang 33

B Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán tại Công ty Kiểm toán và Tư vấn thuế A.TAX đối với khách hàng XYZ.

I Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với khoản mục giá vốn hàng bán

Thử nghiệm kiểm soát là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về

sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ Trongkiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán, thủ tục kiểm soát ở đây, KTV cần phải tìmhiểu:

• Việc ghi nhận giá vốn hàng bán có căn cứ vào phiếu xuất kho, biên bản giaonhận hàng, phiếu vận chuyển

• Các phiếu xuất kho hàng hóa, thành phẩm đi bán có được chuyển về bộ phậnkế toán kịp thời và cập nhật vào sổ kế toán

• Bảng tính giá thành có được kiểm tra phù hợp để đảm bảo tính phù hợp, nhấtquán

Tuy nhiên ở đây, KTV không tiến hành thủ tục kiểm soát đối với quá trìnhkiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán

II.Thực hiện kiểm toán.

(Lưu ý: trong cuộc kiểm toán đối với khách hàng XYZ công ty TNHH Kiểm toán và

Tư vấn thuế A.TAX đã chia cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm 2012 thành 2 đợt Đợt 1 vào tháng 11 năm 2012 kiểm toán cho 9 tháng đầu năm, đợt 2 vào tháng

3 năm 2013 kiểm toán cho 3 tháng cuối năm.)

II.1 Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán tại khách hàng XYZ

KTV dựa vào chương trình kiểm toán của công ty được thiết kế lại dựa theochương trình kiểm toán mẫu của VACPA và dựa vào tình hình thực tế tại công ty

KH đã xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục giá vốn hàng bán tại công ty

KH

Trang 34

Mục tiêu của công việc này là thiết kế một chương trình kiểm toán để đảm bảorẳng giá vốn hàng bán được ghi nhận đầy đủ, chính xác, đúng kỳ và được phân loại,trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

Công việc được thể hiện trên giấy tờ làm việc G230

Trang 35

[G230] Chương trình kiểm toán giá vốn hàng bán.

XYZ

Trang 37

II.2 Thủ tục chung và thủ tục phân tích

Sau khi thiết lập nên chương trình kiểm toán, KTV sẽ dựa vào chương trìnhkiểm toán để thực hiện các công việc đã được thiết kế tại chương trình kiểm toán.Đầu tiên, kiểm toán viên thực hiện thủ tục chung và thủ tục phân tích lập bảngsố liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước Tiến hành so sánh giá vốn hàng bánnăm nay với năm trước trên cơ sở kết hợp với doanh thu, tỷ lệ lãi gộp để xác địnhnhững biến động bất thường Tìm nguyên nhân và giải thích những biến động bấtthường Sau đây là công việc mà KTV thực hiện

Lập bảng số liệu tổng hợp giá vốn hàng bán

- Mục tiêu kiểm toán: Sự ghi chép chính xác, trình bày và khai báo

- Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Sổ cái tài khoản

doanh thu, sổ cái tài khoản giá vốn hàng bán

- Phương pháp: Kiểm toán dựa vào Báo cáo tài chính năm 2012 của khách

hàng và Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của KH năm 2011 (Đã đượccông ty A.TAX kiểm toán năm 2011), kiểm toán viên nhập các số dư của cáctài khoản vào phần mềm kiểm toán của công ty Từ đó phần mềm sẽ tự động

xử lý số liệu lên bảng tổng hợp số liệu giá vốn hàng bán, ta được giấy tờ làmviệc G210

Ngày đăng: 13/07/2018, 18:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w