1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

TIỂU LUẬN VỀ TRÀ ĐẠO CỦA NHẬT BẢN

24 4,2K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Trà đạo là một trong nét truyền thống văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản. Với công dụng giúp thư giãn tinh thần và sự hấp dẫn đặc biệt của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người dân Nhật đến với thú uống trà này. Nghệ thuật pha trà và thưởng thức trà đã trở thành một văn hóa đặc sắc của người Nhật Bản

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I 3

KHÁI QUÁT VỀ TRÀ ĐẠO VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN 3

1 Khái quát về trà đạo 3

2 Vai trò của trà đạo trong đời sống người dân Nhật 3

3 Lịch sử phát triển của trà đạo 4

CHƯƠNG II 6

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TRÀ ĐẠO 6

1.Không gian thưởng trà : 6

1.1 Trà thất : 6

1.2 Trà viên : 9

2 Dụng cụ pha trà : 9

3 Nội dung lễ trà: 12

3.1 Quy trình buổi trà: 12

3.2 Cách thức pha trà 13

3.3 Rót trà : 16

3.4 Thưởng trà : 17

3.5 Những điều cần lưu ý trong lễ trà : 17

4 Quy tắc trong nghệ thuật trà đạo 18

5 Lựa chọn trà : 19

a Loại trà hạ phẩm_bancha 19

b Loại trà trung bình_sencha 19

6 Công dụng của trà : 20

7 Những lưu ý khi sử dụng trà : 21

CHƯƠNG III 22

TRÀ ĐẠO THỜI HỘI NHẬP 22

1 Trà đạo ngày nay cùng với những khó khăn hội nhập 22

2 “Trà đạo Việt” 23

3 Từ Trà đạo đến kinh tế 23

CHƯƠNG IV 25

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 25

1 Kết luận 25

2 Giải pháp 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

MỞ ĐẦU

Trang 2

Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử loài người, trà hiện hữu từ rất sớm và nhanh chóng trở thành loại thức uống có ảnh hưởng, quyền lực lớn nhất trên hành tinh… và thậm chí, có thời kỳ từng được ví von "trà là thức uống khiến cả thế giới phát cuồng".

Xét về khía cạnh lịch sử hay sinh học, các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc từ khu vực châu

Á, chủ yếu là ở Tây Nam Trung Quốc và Bắc Thời gian con người sử dụng trà chính xác từ bao giờ thì không ai biết, tuy nhiên được ước chừng là dưới triều nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN).

Theo những tài liệu cổ của Trung Quốc, trà là do Thần Nông - một trong Tam Hoàngcủa văn hóa Trung Hoa tìm ra Truyền thuyết kể rằng, Thần Nông là người dạy nhândân làm ruộng và rất giỏi y thuật Ông đi tới đâu cũng tìm kiếm, thử nếm các loại cây cỏtrong tự nhiên để phân biệt đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là thuốc độc

Năm 2737 TCN, Thần Nông lần đầu tiên nếm thử lá trà cháy bị gió nóng thổi tới và rơivào vạc nước sôi của ông Cũng từ đó, ông phát hiện ra tác dụng y học của trà và coi nó

là một loại thuốc rất tốt, có thể giải độc của 70 loại cây cỏ khác

Do sự ảnh hưởng của truyền thuyết này, người Trung Hoa xưa ban đầu chỉ dùng trà phục vụ mục đích chữa bệnh mà thôi Xuyên suốt các triều đại nhà Tây Chu (1122 TCN – 249 TCN), nhà Tần (221 TCN –

206 TCN), nhà Hán (202 TCN - 220), trà chỉ được dùng cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc và luôn được coi là một biểu tượng tôn giáo truyền thống.

Tới thời nhà Đường (618 - 907), trà trở nên phổ biến và tất cả các tầng lớp người Trung Hoa sử dụng

CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ TRÀ ĐẠO VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN

1 Khái quát về trà đạo.

Chanoyu, chado hay sado (trà đạo Nhật Bản) là một nghi thức truyền thống đểgiải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả người chủ lẫn khách đềuhướng đến sự thư giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên Cha-no-yu (茶茶

茶, nước nóng dùng pha trà), là thuật ngữ thường được dùng để chỉ một nghithức, nghi lễ uống trà đơn lẻ, còn Sado hay Chado (茶 茶, phương cách thưởngtrà) là thuật ngữ đề cập đến việc nghiên cứu hay một học thuyết về Trà đạo Đặc biệt hơn, Cha-ji (茶茶, trà sự) là một nghi lễ trà đạo đầy đủ gồm Kaiseki(một bữa ăn nhẹ), Usuicha (một lượt trà trà loãng) và Koicha (một lượt trà đặc),nghi lễ này kéo dài trong vòng bốn tiếng đồng hồ Trong Chakai (茶茶, trà hội)không bao gồm một bữa ăn nhẹ 2 Thường những buổi tiệc trà được tổ chức đểnghênh tiếp những vị khách quý, hoặc trong những dịp đặc biệt như: Hanami(ngắm hoa anh đào nở), thưởng ngoạn những đêm trăng rằm… song đôi khi chỉ

Trang 3

Người chủ trì buổi Trà đạo, thường là những nghệ nhân, rất am hiểu không chỉ là

về Trà đạo, mà còn về những hình thức nghệ thuật khác, được gọi là Trà nhânhay Trà Tượng Trong bất kỳ trường hợp nào, Trà nhân luôn giữ cho tâm hồnbình tĩnh và hướng dẫn cuộc đàm thoại bằng cách không bao giờ để mất sự hòahợp ở xung quanh Màu áo mặc, kiểu áo cắt, sự cân đối của cơ thể, dáng điệu điđứng, tất cả đều thể hiện nhân cách của nghệ thuật gia, vì hễ người nào không tựbiết làm cho mình đẹp thì không có quyền tới gần cái đẹp

2 Vai trò của trà đạo trong đời sống người dân Nhật

Trong Trà đạo, người dân Nhật nói riêng và những người yêu thích trà đạo củaNhật nói chung nhận ra được nhiều sự giáo dục trong trà đạo, đó là đức tính giản

dị, sự hồn nhiên và tác phong chững chạc.Và chúng ta còn thấy được qua Tràđạo,những đặc điểm đáng học tập của con người Nhật Bản, đó là sự ngăn nắp,trọng kỉ luật và tuân thủ các quy chế xã hội Có thể nói:

Trà đạo là một trong những nền tảng vun đắp tình cảm dân tộc trong tâm thứcngười Nhật Trà đối với người Nhật được coi trọng hơn là sự lý tưởng hóa dùngmón đồ uống, trà là một tôn giáo của thuật sống Qua món đồ uống này, sự tinhkhiết và thanh tao được tôn thờ Một nghi thức thiêng liêng mà chủ nhân với tânkhách nhân dịp đó cùng tiếp tay nhau để tạo nên cái hạnh phúc tối cao trên cõithế này Trà thất được ví như khoảnh đất phì nhiêu trên sa mạc quạnh hiu buồn tẻcủa cõi đời mà khách lữ hành có thể gặp gỡ nhau ở đó để cùng nhau giải kháttrong nguồi suối chung của lòng ham chuộng thưởng thức nghệ thuật Tính cáchđơn giản và hoàn toàn thoát ra khỏi lối bình phàm của trà đã làm cho nó thànhmột nơi trú ẩn để tránh những nỗi buồn phiền của thế giới bên ngoài Trà đạo baogồm tất cả các yếu tố mang tính triết học Nhật Bản, nét thẩm mỹ, và sự đan xengiữa bốn nguyên tắc cơ bản: wa-sự hài hòa (giữa con người và thiên nhiên), kei-

sự tôn kính (đối với người khác), sei-sự tinh khiết (của tâm hồn) và jaku-sự yêntĩnh

Trà đạo ngày càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức họctập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinhthần phong phú và đẹp đẽ hơn Chính tinh thần của Chanoyu, thể hiện cái đẹpcủa sự đơn giản và sự hài hòa với thiên nhiên, đã hun đúc nên truyền thống vănhóa của Nhật Bản này Hơn nữa, những nghi thức trong trà đạo đã cơ bản ảnhhưởng rất nhiều đến phong cách của người Nhật

3 Lịch sử phát triển của trà đạo.

Năm 801, hoà thượng Saicho mang hạt giống trà Trung Hoa về trồng ở Yeisan.Năm 1191 vào thời kỳ Kamakura (1185-1333), hoà thượng Yeisaizenji (1141-1215) học trường Thiền Tông phương Nam, đời nhà Tống, sang Trung Hoa đểtham vấn học đạo Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trongsân chùa tại Uji, phía nam Kyoto Rồi sư YeiSai đã khuyến khích nông dân, phật

Trang 4

tử tại nhiều vùng khác nhau trồng trà Cùng lúc, ông cũng tuyên truyền quảng bánhững lợi ích về mặt y học của trà Thực ra vào thời đó, ở Nhật Bản cũng đã cócây trà hoang mọc rải rác nhiều nơi nhưng chất lượng kém nên không được dùngđến còn trà từ những hạt giống do nhà sư YeiSai mang về được người Nhật gọilà: ‘Trà chính gốc”

Từ thế kỷ XII, trà được sử dụng rộng rãi trong giới quý tộc, văn hóa uống trà giaiđoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụuống trà Trung Quốc Giai cấp thống trị xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ, đã quy địnhmột số quy tắc cho một buổi tiệc trà

Ngoài ra, họ còn tổ chức những cuộc thi đoán tên trà, trà đạo Nhật Bản dần dà cómàu sắc của một nghệ thuật Thế kỷ XIV, một nhà sư tên là Murata Juko đưa vănhóa uống trà lên tầm nghệ thuật Với tư cách là một nhà sư, ông rất coi trọngcuộc sống tinh thần, ông tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà hòa cùngvới tinh thần Thiền - Zen trong Phật Giáo Tuy nhiên, trà vẫn còn chưa đượcnhiều người dân biết đến

Thế kỷ thứ XV, nghi lễ uống trà được thiết lập dưới sự chủ trì của Tướng quânsamurai Ashikaga – Voshinasa, thời Shogun Từ đó, Trà Đạo 1 được thiết lập ởNhật Bản Trà đạo đã có quy phạm độc lập và tồn tại hàng thế kỷ

Vào cuối thế kỉ XVI, Trà Đạo đã được Trà sư Senno Soyeki, thường gọi là Rikyuhoàn thiện Chính Senno Rikyu là người đầu tiên làm một cuộc cải cách vềphương tiện uống trà, các trà cụ quý hiếm đắt tiền của Trung Hoa nhập nội đãđược ông bỏ đi và thay vào đó là những ấm, chén, bình, nồi bình dân Việc sửdụng trà cụ Nhật Bản bình dân đã dấy lên một một phong trào sáng tạo trong mỹnghệ gốm sứ và thúc đẩy khả năng tăng trưởng sôi sục, cung cấp trà cụ cho ngườidân thường Người dân bắt đầu nhiệt liệt hưởng ứng Trà đạo Sau khi nghiên cứuphong tục tập quán uống trà đã sáng lập Trà Đạo Nhật Bản, ra mắt tại chùa Kinhsơn tự, Senno Rikyu (1552- 1591) duyệt buổi nghi lễ theo phong cách wabi (cónghĩa là thô sơ, đơn giản), “ tĩnh lặng”, “ không có trang trí gì ”; làm cho nhândân ưa thích Các chủ nhân phòng trà wabi ưa thích nhất những trà cụ đơn giản,mẫu mã thô sơ

Đến đầu thế kỉ XIX, tức là cuối thời kì Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đãthực sự phát triển rộng khắp, việc uống trà đã thực sự phổ biến trong mọi tầnglớp nhân dân Mặc dù trà có nguồn gốc từ Trung Quốc thế nhưng với những nétrất riêng trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của mình, người Nhật Bản đã nângviệc uống trà lên một tầm cao mới, biến nó trở thành nghệ thuật Trà đạo Gọi là

"nghệ thuật", bởi lẽ việc uống trà của người Nhật thực sự mang tính nghệ thuậtrất cao, đồng thời cũng mang phong cách sống của người dân đất nước hoa anhđào Trà đạo theo tiếng Nhật gọi là Chanoyu

CHƯƠNG II

Trang 5

NHỮNG NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TRÀ ĐẠO

1.Không gian thưởng trà :

Tất cả đại trà tượng đều là những nhà tu Thiền Tông và cố đem truyền tinh thầnThiền Tông vào những sự vật thện hữu ở đời Vì thế, Trà Thất cũng như tất cảcác đồ dùng cần thiết cho trà thang, đều phản ánh rất nhiều giáo lý của Thiền.Yêu cầu về không gian thưởng trà của Chanoyu rất cao Để có thể tiến hànhnhững nghi thức Trà đạo đúng nghĩa, Chanoyu yêu cầu phải có một không gianthanh tịnh và hoài hòa với cảnh sắc thiên nhiên Đáp ứng những tiêu chuẩn đó màdần hình thành hai không gian thưởng trà chính, đó là trà viên và trà thất

chiếc chiếu rưỡi, hoặc

mười bộ vuông, thường

làm bằng tre hoặc tatami

Kích thước này được ấn

định theo một đoạn trong

Sutra of Vikramadytia_Duy Ma Kinh Đối với những gia đình bình thường, tràthất được đặt liền ngay ở trong nhà chứ

không được đặt riêng ở một nơi, được

gọi là Kakoi

Đối với các gia đình khá giả, trà thất

được xây trong vườn riêng của nhà, gọi

là Sukiya cùng với hai phòng khác Một

phòng nối liền với trà thất, Midsuya, là

nơi đặt than, bộ đồ trà và vòi nước

Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của

khách, phải cách hai phòng kia một

khoảng nhất định

Trà thất làm ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự Không có một

vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với Thiền, sự cân đối làchết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển vàđổi thay Điều thiết yếu là ngôi Trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh,

tự nhiên như cây cối và những tảng đá Vật liệu dùng để xây cất cũng cố ý làm ra

Trang 6

vẻ thanh bần Tuy nhiên, tất cả những kiểu cách ấy là cả một sự dụng tâm thâmthúy về mỹ thuật, và những bộ phận nhỏ nhặt còn được làm kỹ lưỡng tỷ mỷ có lẽhơn cả những đền đài dinh thự nguy nga tráng lệ nhất

Thường khi khách đến, họ không được

đến trực tiếp ngay trà thất mà được đưa

qua một dãy phòng dẫn để đến

machiai_trì hợp, phòng đợi Ở đây, sau

khi được phục vụ một tách nước nóng,

khách được đưa ra lối đi trong vườn nối

liền trì hợp với trà thất Roji có ý định

dùng để cắt đứt hết mọi liên lạc với thế

giới bên ngoài, và để gây cho khách có

một cảm giác lâng lâng, thư thái sẵn sàng

đón nhận những thú vui hoàn toàn của

duy mỹ chủ nghĩa trong Trà thất Vườn

trong khuôn viên của phòng trà mang nét

độc đáo riêng biệt của trà đạo Những lối

mòn yên tĩnh tạo cho khách cảm giác thanh bình yên ả Mỗi một thứ trong vườnđều mang một biểu tượng riêng Một vài cây thông tượng trưng cho sự trườngthọ Những cây tre thẳng đứng thể hiện cho sức mạnh và sự phục hồi Một vàitảng đá xếp thẳng hàng làm cho người xem liên tưởng đến hình ảnh của một thácnước Trên đường dẫn đến trà thất trong vườn, có một tảng đá lớn, mặt tảng đáđược khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống, gọi làTsukubai Ở đây người ta "rửa tay" trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối conđường

Chỗ đi vào trà thất là một cửa thấp được che bằng rèm, ai cũng phải cúi mìnhcung kính bước vào phòng, trượng trưng cho sự khiêm tốn và để xóa đi rào cảnsang hèn trong xã hội, người võ sĩ thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài thể hiệnkhông khí hòa bình Trái ngược với người Tây phương, trong nhà thường biếnthành một bảo tàng viện, Trà thất phải hoàn toàn trống rỗng, ngoại trừ một vàithứ có thể tân thời trưng bày để thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ của chủ nhà, nhưngphải hòa hợp và tăng thêm giá trị vẻ đẹp cho chủ đề

Không gian bên trong của Trà thất luôn dành cho Tokonoma một vị trị trangtrọng Tokonoma chính là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong sovới vách tường Nó là một trong những nhân tố thiết yếu tạo nên phòng kháchchính của một căn nhà Tokonoma thường được bày trí bởi một bức Kakejiku,một bình hoa hay lọ hoa cắm theo phong cách Chabana và một lư trầm hương

- Chabana là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồngốc sâu xa từ việc nghi thức hóa Ikebana Phong cách của chabana là không cóbất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoatrong trà thất Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà, khi cắmhoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng Hoatrong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khuvườn tự nhiên

Trang 7

Hoa không được hái bừa bãi, mà phải thận trọng kén từng cành từng ngọn, vừahái vừa suy nghĩ tới việc phối hợp như thế nào,

để không hái quá số hoa tối cần Hoa thường

không được cắm cầu kỳ, màu sắc rực rỡ mà chỉ

là những cành hoa nhánh cỏ được lấy ngay trong

vườn, cắm vào những lọ hoa bằng gỗ hoặc bằng

tre treo lơ lửng trên tường Thoạt nhìn vào tưởng

rất đơn sơ nhưng càng ngắm kỹ mới cảm nhận

hết những nét tinh tế về thẩm mỹ của chủ nhà

Có rất nhiều trường phái cắm hoa, nhưng không

một lối cắm hoa nào không bao hàm ba nguyên

lý, Nguyên Lý Chỉ Đạo là “Thiên”, Nguyên Lý 9 Tòng Thuộc là “Địa”, Nguyên

Lý Điều Hòa là “nhân” Cắm hoa không theo ba nguyên lý này đều bị coi là vô

vị, không có sinh khí

Chabana - Kakejiku có thể hiểu chỉ là một tấm vải

trống trơn, nó có thể cuộn vào cất đi, hoặc mở ra để

treo trên vách tường tokonoma Lúc thì gắn vào

Kakejiku một bức tranh nhỏ, lúc khác một bức thư

pháp hoặc là sự kết hợp cả tranh và chữ (thư họa)

Những nội dung khi xuất hiện trên Kakejiku thường

mang ý nghĩa sâu xa 10 Kakejiku Khi bước vào một

Trà thất, người ta thường quỳ và ngắm Tokonoma

một lát, cũng để thưởng thức các vật được trưng

bày Theo tinh thần ThiềnZen chỉ khi chúng ta chú

tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì

mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị Trong

Tokonoma, các đạo cụ được xếp rất gọn gàng, hòa

hợp theo phong thủy và không bao giờ được đặt ở

chính giữa, lọ hoa, lư trầm hay bất kì thứ gì, vì sợ

rằng nó sẽ chia Tokonoma thành hai khoảng đều nhau Một gia đình truyền thốngNhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở tokonoma tùytừng mùa hoặc ngày lễ gần nhất Trong Trà thất, các đồ vật được lựa chọn mộtcách cẩn thận để không có một màu sắc hay một kiểu nào trùng nhau, giốngnhau Nếu đã bày một bông hoa tươi thì không thể bày thêm một bức họa hoa.Nếu đã dùng ấm đun nước hình tròn, thì bình đựng nước phải là hình có góc Mộtchén men đen không được đi đôi với một hộp trà sơn đen Phòng trà không cóghế ngồi mà chỉ có chiếc bàn thấp, có chiều cao độ khoảng 30 cm Người uốngtrà phải xếp bằng trên “Tọa cụ”, đây là loại nệm ngồi mà những người tọa thiềnthường sử dụng Trên bàn trà được đặt một lư đốt trầm bằng gốm đỏ, một cái đèngiấy kiểu Nhật chỉ đủ tỏa ánh sáng vừa đủ cho bàn trà “Trà cụ” được bày ra trênbàn gồm có: Ấm, chén, bình đựng trà, bình chuyên, bình hãm trà, bếp lò than, nồichâm trà, gáo pha trà, đồ gạt trà…

1.2 Trà viên :

Trang 8

Là một khu vườn được thiết

kế phù hợp với việc ngắm

hoa, và thưởng thức trà Trà

viên đòi hỏi bố cục khu vườn

phải tinh tế, làm cho khu

vườn vẫn giữ được nét tự

nhiên Trà viên là nơi bạn có

cạnh đó là các hòn non bộ, những tảng đá lớn, chậu nước cũng được sắp xếp theo

bố cục chặt chẽ, thể hiện sự cân đối Âm – Dương trong phong thủy Trà viênthường không phổ biến bởi tính cầu kỳ của nó đòi hỏi cách bày trí khu vườn thậtkhéo, làm sao cho khu vườn vẫn còn được nét tự nhiên để người tham gia TràĐạo không có cảm giác bị rơi vào một cảnh giả do bàn tay con người tạo ra

2 Dụng cụ pha trà :

Trà cụ, Dogu, một tiệc trà cơ bản nhất cũng cần đến rất nhiều loại dụng cụ khácnhau Liệt kê danh sách đầy đủ về các dụng cụ uống trà có thể viết thành mộtcuốn sách dày hàng vài trăm trang Dưới đây là một số Dogu cần thiết:

- Mizusasi: bình đựng nước Mizusasi chứa nước sạch được bày biện trong

dougu-tatami, khi pha trà, nước trong Mizusasi được cho vào ấm đun nước đểgiữ nước nóng ở nhiệt độ nhất định

-Kama: nồi đun nước Quai xách rời sẽ

tháo ra khi vào buổi trà đạo Nước từ ấm sẽ được lấy ra bằng Hishaku để rót vàobát

Trang 9

- Lò đun: chỉ được đem ra sau khi chủ nhà chào khách Gồm hai loại: furo đem

theo được, và ro được gắn cố định vào nền nhà để giữ ấm vào mùa đông

- Tetsubin: ấm đun nước Thường bằng gang, bên trong lòng Tetsubin có tráng

một lớp men như loại 'nonstick' để nước đun không bị ngái mùi kim loại Kíchthước của Tetsubin khá đa dạng Tùy theo số người uống mà dung tích Tetsubinlớn nhỏ khác nhau

- Bình pha trà: thường bằng đất nung màu đen hay nâu có cán cầm (khác với

loại có quai, tuy nhiên đây cũng không phải là điều bắt buộc) Bình pha trà cũng

có khi bằng kim khí rất nặng màu đen, có quai sách Thường bình pha trà códung tích khoảng 200 ml Bình này được dùng trong pha trà lá

- Natsume và Chaire: hộp đựng trà Làm từ gỗ sơn mài, cũng mang những nét

đặc trưng riêng của từng trà nhân giống như bát vậy Nasume là một phong cáchhộp trà được đặt tên theo một loại quả, quả táo ta Thân hộp ngắn, nắp bằng, đáyhình tròn, thường được làm bằng chất liệu sơn mài hay gỗ thô Nasume ChaireChaire thì thân thường cao và mỏng (nhưng hình dáng thì rất đa dạng) và có nắpbằng ngà voi, mặt dưới nắp bằng vàng lá Thân hộp Cha-ire thường bằng chấtliệu sứ, và thường được bảo quản bằng những chiếc túi vải lụa Trà trước khi chovào Natsume và Chaire phải được lọc cẩn thận để không vón cục ảnh hưởng đếnhương vị Trà trong natsume và Chaire được trình bày theo hình núi Phú Sỹ, vốn

là biểu tượng của Nhật bản

- Kensui: Chậu đựng nước rửa khi pha trà, có thể làm bằng các chất liệu như tre,

gốm… Trong phòng trà luôn nằm ở vị trí sau để đảm bảo sạch sẽ

- Chasen: cây đánh trà Dùng để đánh tan trà với nước sôi Được làm bằng tre

một cách công phu và cũng là một dụng cụ đặc trưng cho cách pha trà bát, haytrà bột Chasen mới và các tua tre phải đều, thì bát trà pha ra mới ngon, đều vàđẹp mắt Có hai loại Chasen mỏng và dày, được dùng trong tiệc trà loãng hay tràđặc Những Chasen cũ hay bị hỏng không đơn thuần sẽ bị bỏ đi Mỗi năm mộtlần vào khoảng tháng Năm, người ta lại tổ chức lễ rước những Chasen này lênđền rồi thực hiện nghi lễ hoả táng được gọi là chasen koyō, để thể hiện sự tônkính đối với những vật được sử dụng trong trà đạo

- Chasaku: thìa trà Chiếc muỗng tre dài, một đầu uốn cong để múc trà, dùng để

múc trà từ hộp ra bát Những thìa lớn hơn được dùng để múc trà cho vào hộp trà

ở Thuỷ toà- mizuya hay còn gọi là khu chuẩn bị Giữa cán chasaku là khấc tre, và

Trang 10

người cầm chasaku không được cầm quá khấc này, để đảm bảo tính vệ sinh củatrà Cũng là một nét đặc trưng trong tính lễ nghi của Trà đạo Những màu vàphong cách Chasaku khác nhau đực sử dụng trong các dòng phái trà đạo khácnhau (Omotesenke và Urasenke) - Futaoki: Đi kèm shaku là futaoki, là dụng cụ

kê nắp kama khi mở

- Hishaku: gáo Một chiếc gáo bằng trúc có một mấu nhỏ ở gần giữa cán tay cầm

dài để chuyên nước tinh khiết từ bình đựng nước vào ấm kim loại và chuyênnước từ ấm kim loại ra các bát trong những hội trà khác nhau Những kiểu gáokhác nhau được dùng trong những buổi trà đạo khác nhau và những mùa khácnhau Loại gáo lớn hơn được các vị khách dùng trong nghi thức tẩy uế trước khibước vào phòng trà Các quy tắc sử dụng hishaku đã tạo ra những nét hấp dẫn rấtđặc trưng cho kiểu pha trà này, từ cách cầm dụng cụ, cách di chuyển đến tiếngnước róc rách chẩy từ shaku xuống bát trà Hishaku - Tana: những chiếc giá.Tana rất đa dạng về kích cỡ, kiểu dáng, đặc trưng và chất liệu, mỗi loại Tana đều

có một tên riêng Chúng được đặt trước mặt gia chủ trong phòng trà, một loạt cáctrà cụ khác nhau được bày bên trên hoặc sắp xếp trong những chiếc giá đó.Chúng cũng được sử dụng theo nhiều cách khác nhau trong n Daisu Kikou Daisuđược dùng trong những dịp đặc biệt như là lễ trà đầu năm mới Kikkou (mai rùa)

có ba ngăn kệ Hình dạng của ngăn thứ 2 là hình vỏ trai vào mùa xuân và sẽ đượcthay bằng hình trăng lưỡi liềm vào mùa thu

- Chakin: khăn lau Là một mảnh vải lanh, hoặc vải gai hình tam giác, được dùng

trong nghi thức lau bát trà Những kiểu khác nhau được sử dụng cho tuần tràkhác nhau (trà loãng, trà đặc) Chakin luôn phải sạch và ẩm, nhưng không đượcướt, và phải là màu trắng

- Fukusa: Fukusa mà một mảnh lụa hình vuông dùng trong nghi thức lau muỗng

trà và Natsume hay Cha-ire, và cũng dùng để lót tay khi cầm ấm hay nắp ấm chokhỏi nóng Fukusa đôi khi được những người khách dùng để bảo vệ trà cụ khi họnếm trà (Fukusa là một loại đặc biệt còn được gọi là kobukusa hay “fukusa nhỏ”.Chúng được thêu dày hơn với nhiều mẫu hình, và thông thường màu sắc thì tướisáng hơn loại fukusa thông thường)

- Chawan: bát trà Có thể nói là thứ đặc trưng và giành được sự yêu quý và quan

trọng nhất của Trà đạo Chawan được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗiChawan có những họa tiết độc đáo riêng Vì thế mà trong khi làm một buổi tiệctrà, không có hai Chawan giống nhau Các nghê nhân làm Chawan cũng đưa chủ

đề thiên nhiên, thời tiết vào trong tác phầm của mình, vậy nên có thể dùngChawan phù hợp cho 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông

Mùa xuân: chawan có những hoa văn mùa xuân như hoa anh đào

Mùa hạ: là mùa nóng nên chawan có độ cao thấp hơn, miệng rộng hơn chawanmùa xuân để dễ thoát hơi nóng

Mùa thu: chawan có hình dạng giống chawan mùa xuân, có hoa văn đặc trưngcho mùa thu như lá phong, lá momizi

Mùa đông: là mùa lạnh nên chawan có độ dày và cao hơn các chawan mùa khác

để giữ nóng lâu hơn Màu sắc của men cũng mang gam màu lạnh Chawan được

Trang 11

các trà nhân yêu quý như chính bản thân họ vậy Bởi vậy, việc một Chawan cógiá trị bằng một căn nhà đối với người hiểu về bát, cũng không có gì là lạ Được

ưa thích không phải là những Chawan tròn vẹn bóng bẩy kiểu Trung quốc, mà lànhững chiếc thô sơ giản dị, và hơn nữa, là được làm bằng tay Chawan thậm chílại không tròn, phù hợp với lý tưởng của trà đạo là “ tìm kiếm sự toàn vẹn trongcái bất toàn” Những Chawan bị vỡ thường được gắn lại rất tỉ mỉ bằng một hợpchất sơn mài và các thành phần khoáng chất tự nhiên khác Vàng cám đựơc dùng

để che khoảng màu tối của sơn mài, và đôi khi một số đồ án phụ cũng được 19tạo ra bằng những hợp chất Những chiếc bát được hàn gắn như thế thường đượcđem sử dụng chủ yếu vào tháng 11, khi những người tổ chức trà đạo bắt đầu sửdụng ro, hay lò sưởi, một cách thể hiện và ca tụng Wabi hay sự giản dị, mộc mạc

- Để thưởng thức trà lá thì có thêm loại tách nhỏ Thường cỡ khoảng 70ml đến

100 ml Hình tròn, hay hình ống , đôi khi có hình dạng méo mó Thường màuđậm hay nhiều màu in hình hoa trái hay viết những chữ Nhật bản dạng chữ thảo.Tuy nhiên màu sắc không diêm dúa với màu đỏ gay gắt như trên các đồ sứ củaTrung Hoa Ly tách uống trà của Nhật bản có màu thanh thoát, êm dịu Táchuống trà có thể có nắp hoặc không, nhưng phải có một đĩa nhỏ đễ đỡ tách uốngtrà

* Tất cả mọi Dogu được bảo quản rất cẩn thận Sau mỗi lần sử dụng, chúng đựơc

cọ rửa sạch sẽ trước khi cất đi Một vài trong số các Dogu chỉ được cầm vào khitay đã đeo găng

3 Nội dung lễ trà:

3.1 Quy trình buổi trà:

- Chủ nhà sẽ chọn ngày để tổ chức uống trà, gửi thư mời và người được mời sẽviết thư trả lời có nhận lời mời hay không Một buổi uống trà thường là mộtnhóm nhỏ, và không vượt quá 4 người Cho nên những người được mời thường

là những người rất thân thiết với chủ nhà

- Thời gian tổ chức được chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8hsáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối)

- Lúc đến nơi, những người khách chào lẫn nhau Họ được phục vụ nước nóngtrong khi chờ đợi trên một chiếc ghế băng ngoài vườn Và gia chủ sẽ bước rachào các vị khách mới đến

- Khi đến, khách sẽ được tiếp nước nóng ở ngoài vườn, sau đó tẩy trần ở Roji

Trang 12

- Khách tự thỏa thuận vấn đề phân chia ngôi thứ, rồi từng người lặng lẽ tiếnvào chỗ ngồi của mình Sau khi khách đã yên vị, trong phòng hoàn toàn imlặng, không một tiếng động nào khác ngoài tiếng nước sôi reo trong ấm sắt.Toàn bộ nghi thức Chanoyu cổ truyền cần từ 3-4 tiếng, gồm 4 giai đoạn:

♦ Hoài thạch: Sau khi những người khách đã an vị, chủ nhà sẽ mời khách

dùng điểm tâm, thường là bánh Trong các buổi tiệc trà lớn khách được phục

vụ một bữa ăn nhẹ như soup hoặc một ít cơm và cá kho Bữa ăn này thườngkéo dài hơn một tiềng đồng hồ mặc dầu đây chỉ là phần khởi đầu của buổi tiệctrà Trong các buổi tiệc trà nhỏ, khách thường chỉ đến để ngắm cảnh khu vườn,nói chuyện và thưởng thức một bát trà xanh trong khoảng thời gian một tiếngđồng hồ Chủ nhà mời khách lui về vườn hoặc Machiai ngồi nghỉ trong khichuẩn bị lễ trà

♦ Trung lập: Nếu trà được dọn ra vào ban ngày, sẽ có một tiếng cồng; còn ban

đêm sẽ có một tiếng chuông Thường thì người ta sẽ đánh cồng hoặc rungchuông từ 5 tới 7 lần, để triệu tập các vị khách trở lại khu nhà trà Trước khivào phòng uống trà khách lại rửa tay và súc miệng như lần trước Lần này cănphòng đã thay đổi, với hoa trên tường và các cửa sổ trên mái nhà được mở Đây

là lúc uống trà thực sự Trà được pha rất đậm và khách uống chung bằng mộtchiếc tách

♦ Ngự tòa nhập: Khách sẽ được dâng trà đặc.

♦ Dùng trà loãng: Trà này để tráng miệng và một cách biểu trưng, để chuẩn bị

cho những vị khách rời khỏi thế giới tâm linh của lễ trà và bước lại vào thế giớivật chất Đôi khi người ta sẽ đề cập chủ đề hút thuốc ở đây nhưng hiếm khi có

ai hút thuốc trong phòng Ngày nay có rất nhiều cuộc thưởng trà, và người ta đãđơn giản hóa nó đến mức chỉ còn bước cuối cùng

Ngày đăng: 12/07/2018, 13:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w