1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công nghệ xử lý bùn thải giấy theo hướng tái sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol (tt)

27 506 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Vì vậy, luận án “Nghiên cứu công nghệ xử lý bùn giấy theo hướng sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol” sẽ đưa ra được hướng giải quyết cho bùn thải giấy theo hướng thân thiện với môi trườ

Trang 1

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

Trang 2

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Địa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Phường 14, Quận 10, TP HCM

Điện thoại: 028 38651132 -028 38637044 Fax: 028 38655670

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS NGUYỄN VĂN PHƯỚC

Có thể tìm hiểu Luận án tại:

1 Thư viện Viện Môi trường và Tài nguyên

2 Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT

Cùng với sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng giấy của con người ngày nhiều và sản lượng giấy sản xuất hàng năm cũng ngày càng cao Bên cạnh sự đột phá về sản lượng giấy các vấn đề về ô nhiễm do ngành giấy gây ra cũng đang được quan tâm So với các nước trong khu vực và trên thế giới công nghệ và trình độ sản xuất của Việt Nam còn lạc hậu Lượng nước thải

và chất thải trên một đơn vị sản phẩm cao hơn rất nhiều Điều này có nghĩa là khi xử lý nước thải, lượng bùn thải giấy cũng tăng theo Ngành giấy Việt Nam chưa đủ minh chứng khoa học chứng minh bùn thải giấy không gây hại cho môi trường, vì vậy mỗi công ty đang phải tự tìm cách xử lý và giải quyết lượng bùn thải này cho riêng mình Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý bùn thải giấy, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng Liên quan đến xử lý chất thải là tốn kém chi phí, vậy xử lý làm sao để hài hòa cả ba mặt về kỹ thuật – kinh tế - môi trường đang là vấn đề được quan tâm hiện nay

Sản xuất nhiên liệu sinh học được từ cellulose trong bùn thải giấy hiện nay đang là lĩnh vực nhiều kỳ vọng, vì đây là nguồn sinh khối có sẵn và dồi dào Bên cạnh đó, cellulose từ nguồn này không cạnh tranh với những nguồn sản phẩm liên quan đến lương thực thực phẩm

Tuy nhiên, bùn thải giấy đang được coi như là chất thải gây hại cho môi trường, chứ không mang lại bất kỳ lợi ích kinh tế và xã hội nào cho dù có tiềm năng tái sinh cao Vì vậy, luận án “Nghiên cứu công nghệ xử lý bùn giấy theo hướng sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol” sẽ đưa ra được hướng giải quyết cho bùn thải giấy theo hướng thân thiện với môi trường và giảm áp lực cho môi trường, bên cạnh đó còn mang lại giá trị kinh tế đáng kể cho ngành giấy nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Định hướng xử lý bùn thải giấy thành nguồn cơ chất, nhằm tái chế tạo sản phẩm thứ cấp góp phần phát triển bền vững

- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol từ bùn thải giấy

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu trên luận án thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:

- Xác định nồng độ kim loại gây ức chế hoạt động của enzym trong quá trình thủy phân Loại ức chế là ức chế cạnh tranh hay không cạnh tranh

Trang 4

- Xây dựng phương trình động học của enzym cellulase với sự có mặt của tổng các kim loại gây ức chế quá trình thủy phân;

- Tiền xử lý loại bỏ kim loại và lignin trong bùn thải giấy tới ngưỡng thích hợp hoạt động của enzym;

- Tối ưu hóa quá trình thủy phân bằng enzym với hai loại khác nhau: (1) enzym tinh khiết đã được công bố để đối chiếu và làm cơ sở khoa học trong quá trình nghiên cứu; (2) enzym được sử dụng phổ biến trong công nghiệp để đánh giá khả năng ứng dụng vào thực tế Từ đó đưa ra được mô hình thực nghiệm mô tả sự ảnh hưởng giữa các yếu tố trong quá trình thủy phân trên bùn thải giấy được tiền xử lý kim loại và lignin;

- Thực hiện hai phương pháp lên men: lên men tách biệt từ glucose thủy

phân bùn thải giấy ở điều kiện tối ưu với nấm men Saccharomyces cerevisiae

đã được thử nghiệm và thủy phân và lên men đồng thời mẫu bùn thải giấy đã được tiền xử lý Đánh giá hiệu suất tạo bioethanol của hai phương pháp này

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Bùn thải giấy: mẫu bùn thải sơ cấp được chọn từ 2 nguồn vật liệu đầu vào: (1) bùn thải giấy từ nhà máy sản xuất giấy từ bột giấy và giấy tái chế - công ty New Toyo Pulppy Việt nam (2) bùn thải giấy từ nhà máy sản xuất giấy chỉ từ giấy tái chế - công ty giấy TNHH AFC

- Enzym cellulase và β-glucosidase được chọn từ 2 nguồn: (1) cặp enzym tinh khiết sử dụng cho phòng thí nghiệm (Celluclast® 1.5L/ Novozyme 188); (2) cặp enzym với enzym celluase sử dụng cho công nghiệp (LeafCell/ β-D-Glucoside glucohydrolase)

- Nấm men: Chọn nguồn nấm men có hoạt tính cao, được phân lập và tuyển chọn ở Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực hiện trên mô hình phòng thí nghiệm

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu

- Thu thập, tìm hiểu các tài liệu, sách trong và ngoài nước có các vấn đề liên quan đến bùn thải giấy

- Các phương pháp tiền xử lý bùn thải giấy đã được nghiên cứu

Trang 5

- Các enzym được sử dụng cho quá trình thủy phân bùn thải giấy thành đường glucose và các yếu tố ảnh hưởng

- Các chủng men vi sinh lên men đường glucose thành bioethanol và các yếu tố liên quan

5.2 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

- Phân tích thành phần của bùn thải giấy: pH, độ ẩm, Carbon tổng, lignocellulose, phenol và các kim loại như As, Ni, Cu, Pb, Zn, Hg, Cr, Cd, …

- Phương pháp xác định hoạt tính của enzym cellulase và β-glucosidase

- Phương pháp xác định nồng độ glucose bằng phương pháp DNS

- Phương pháp xác định mật độ nấm men Saccharomyces cerevisiae

- Phương pháp xác định nồng độ ethanol từ quá trình lên men

5.3 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và xử lý số liệu thống kê

- Quy hoạch thực nghiệm theo phương pháp bề mặt đáp ứng và thiết kế cấu trúc có tâm

- Đánh giá và xử lý số liệu thống kê, đưa ra điều kiện tối ưu của quá trình thủy phân

6 TÍNH MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

6 1 Tính mới của đề tài

- Xử lý bùn thải giấy chứa kim loại và lignin thành nguồn nguyên liệu cho mục đích tái tạo

- Định hướng sản xuất bioethanol từ bùn thải giấy dựa trên hiệu quả chuyển hóa cellulose của enzym công nghiệp

6.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Xác định được ngưỡng nồng độ ion kim loại gây ức chế hoạt động của enzym thủy phân theo phương pháp FPA

- Xây đựng phương trình động học enzym cellulase

- Tiền xử lý đồng thời các ion kim loại và lignin trong bùn thải giấy

- Xác định được điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân bùn thải giấy bằng enzym được nghiên cứu

- Thực hiện thủy phân và lên men theo hai phương pháp, tách biệt và đồng thời So sánh và đánh giá hiệu quả của hai phương pháp này

Trang 6

6.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đưa ra được quy trình công nghệ sản xuất ethanol từ bùn thải giấy với các nhu cầu nguyên liệu và hóa chất chính

Tiến trình nghiên cứu đƣợc biểu diễn hình 1

Hình 1: Tiến trình nghiên cứu của luận án

Đạt

Bùn thải giấy

Phân tích và đánh giá thành phần bùn thải giấy

Nghiên cứu tiền xử lý kim loại

và lignin

Khảo sát khả năng ức chế enzym

của kim loại

Tối ưu hóa quá trình thủy phân

Enzym

Nấm men Lên men

Bioethanol Chưng cất

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về sản xuất giấy

Giấy là một sản phẩm của nền văn minh nhân loại với lịch sử lâu đời hàng nghìn năm Thành phần chính của giấy là cellulose một loại polymer mạch thẳng và dài; hemicellulose với cấu trúc mạch nhánh có trong gỗ, bông

và các loại cây khác Cellulose và hemicellulose bị bao quanh bởi một mạng lignin cũng là dạng polymer

Trong sản xuất giấy ngày nay, quy trình Kraft – sử dụng các hóa chất hỗ trợ được áp dụng phổ biến nhất Hiệu suất thu hồi cellulose ở quy trình hóa học không cao, nhưng quy trình hóa học này cho phép loại bỏ phần lớn lignin, nên sản phẩm giấy có độ bền tương đối cao

1.2 Nguồn phát sinh của bùn thải giấy

Bùn thải giấy được hiểu là bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải ngành giấy

Dựa vào quy trình xử lý nước thải nói chung, nước thải ngành giấy nói riêng, nguồn phát sinh bùn thải giấy có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Tiền xử

Xử lý hóa lý

Lắng 1/

tuyển nổi

Cặn

Xử lý sinh học Lắng 2

Bùn

sơ cấp

Bùn thứ cấp

Bùn thải giấy

Tách nước

Nước

thải

Hình 1.1: Nguồn phát sinh của bùn thải giấy

Trang 8

Thành phần hữu cơ phân hủy sinh học trong bùn thải giấy chiếm khoảng

60 - 80%, còn lại là các thành phần như tro, hydrocarbon đa vòng (PAHs), phenol và một số kim loại nặng như Ni, Cu, Pb, Zn, Cr, Hg, Cd…

Theo Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành giấy, hàng năm Việt Nam thải ra khoảng 88.000 – 100.000 tấn bùn thải (từ sản xuất 2,2 triệu tấn giấy) Nếu lượng bùn thải này được tận dụng sẽ cung cấp một nguồn nhiên liệu đáng kể cho xã hội và đáp ứng nhu cầu giải quyết ô nhiễm môi trường hiện nay

1.2.1 Bùn thải giấy sơ cấp

Bùn thải sơ cấp là bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý sơ bộ để loại bỏ các chất rắn có thể lắng và thu gom trong nước thải Trong một trạm xử lý nước thải với bể xử lý sơ cấp và hệ thống bùn hoạt tính truyền thống, bùn sơ cấp nhiều hơn so với bùn thứ cấp, chiếm khoảng 70% bùn tổng số tính theo trọng lượng khô

1.2.2 Bùn thải giấy thứ cấp

Bùn thải thứ cấp sinh ra từ các công trình xử lý nước thải bằng tác nhân sinh học như bể bùn hoạt tính, bể bùn hoạt tính có màng lọc (MBR), lọc sinh học và đĩa quay sinh học (RBC) Bùn thứ cấp có hàm lượng chất rắn trong khoảng 1 – 2% [26]

1.3 Sản xuất năng lƣợng sinh học ethanol

Bùn thải có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo thành phần và tính chất của mỗi loại bùn

Bùn thải giấy với thành phần chất hữu cơ cao, trong đó lignocellulose chiếm chủ yếu Nhờ vào đặc tính và cấu trúc của lignocellulose, ngoài việc được xử lý giống các loại bùn thải thông thường khác như thải bỏ, thiêu đốt; bùn thải giấy còn được xử lý dưới dạng tái sinh như làm vật liệu xây dựng, sản

xuất than hoạt tính và xử lý bằng biện pháp sinh học

Nhiên liệu sinh học được đề cập ở đây là ethanol có công thức hóa học

C2H6O là loại nhiên liệu có thể tái tạo và phân huỷ sinh học sạch Bioethanol có khả năng sinh năng lượng tương đối giống xăng và được sử dụng như là một loại phụ gia nhiên liệu trộn vào xăng Ngành công nghiệp giấy tạo ra số lượng lớn chất thải có chứa hàm lượng lignocellulose cao

Bùn giấy thải để thích hợp sản xuất ethanol thường là bùn thải sơ cấp được lấy từ quá trình xử lý hóa lý

Trang 9

1.4 Tình hình nghiên cứu về bùn thải giấy trên thế giới và ở Việt Nam

1.4.1 Nghiên cứu trên thế giới

Nghiên cứu đầ tiên vào năm 1997, Licole Lark và các cộng sựđã nghiên

cứu sản xuất ethanol từ bùn thải giấy Mẫu được lấy từ một nhà máy tái chế giấy tại Oconto Falls WI, Mỹ Sau khi tách nước độ ẩm còn khoảng 62 - 64% Thành phần cellulose chiếm 50% và hemicellulose là 10%

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng quá trình đường hóa và lên men đồng thời

với enzym cellulase (Trichoderma) và men Kluveromyces Marxianus, thời gian

lên men trong 72 giờ và lượng enzym cellulase xúc tác là 8 FPU/g bùn thải giấy khô Kết quả hiệu suất chuyển hóa khoảng 73%, với nồng độ 32g/l và 35 g/l ethanol thu được từ 180 và 190g/l bùn thải giấy, hiệu suất thu hồi ethanol trên bùn thải giấy khoảng 18,4%

Năm 2014, Adnan Cavka và các cộng sựđã lấy mẫu bùn thải giấy tại hai

công ty sản xuất giấy ở Thụy Sĩ với thành phần glucan của hai mẫu lần lượt là 69% và 90% khối lượng khô, thành phần lignin rất thấp với khoảng 3,2% và 0,8%

Nhóm nghiên cứu sử dụng enzym Celluclast 1.5 và Novozyme 188 tỉ lệ 21: 75 (FPU:CBU) thành các đường đơn saccharide, chủ yếu là glucose và xylose Hai mẫu bùn thải giấy cho hiệu suất chuyển hóa ethanol lần lượt là 87%

và 95%

Nhóm các nhà khoa học Cátia V T Mendes và các cộng sự đã nghiên

cứu sản xuất ethanol từ bùn thải giấy sơ cấp nhà máy sản xuất bột giấy và giấy

Các đường thủy phân này được lên men với Sacchromyces cerevisiae và

Pichia stipitis Cả hai loại men này đều cho kết quả chuyển hóa giống nhau,

hiệu suất lên men thành ethanol đạt tới 96% so với lượng lớn nhất theo lý thuyết (0,51g ethanol/g glucose) và tỉ lệ chuyển hóa đạt tới 0,24g ethanol/l/h

Nantanat Kulsuwan tại trường đại học Công nghệ King Mongkut Thái

Lan (2012) đã công bố nghiên cứu về Sản xuất ethanol từ bùn thải giấy

Nhóm nghiên cứu sử dụng quá trình đường hóa và lên men đồng thời (SSF) tại nhiệt độ từ 30 – 42oC trong vòng 48h với Accellulase (Genecor), men

K marxinus 5049 và nồng độ cơ chất bùn thải là 2% (w/v) Với các điều kiện

tối ưu, tổng lượng đường thu được từ cả 3 mẫu bùn thải đã được tiền xử lý chiếm khoảng 66,67%, lượng ethanol thu được đạt đến 99,5% lượng đường thủy phân

Trang 10

Li Kang và các cộng sự (2010)đã nghiên cứu chuyển hóa bùn thải giấy

thành ethanol với 2 quy trình đường hóa và lên men đồng thời và đường hóa và đồng lên men đồng thời

Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên, mẫu bùn thải không tiền xử lý, được đường hóa tách biệt bằng enzym cellulase Sự chuyển hóa của enzym không đem lại hiệu quả tốt vì thành phần tro trong bùn thải làm hạn chế hoạt động của enzym Mức pH bị ức chế bởi CaCO3 trong tro vì vậy không thể tạo điều kiện

pH tối ưu cho hoạt động của enzym cellulase

Với quy trình phản ứng liên tục, hiệu suất ethanol đạt được từ quá trình SSCF đạt 75 – 81%, đây là sản lượng lớn nhất theo lý thuyết dựa trên tổng các carbonhydrate cơ bản Hiệu suất từ quá trình SSF cũng đạt được trong khoảng 74-80% trên lượng glucan

Trong nghiên cứu này cho thấy lượng ethanol thu được từ quá trình đường hóa và lên men tách biệt thấp hơn so với đường hóa và lên men liên tục cho cả quá trình SSF và SSCF Sự chuyển hóa thấp liên quan đến hoạt động của enzym cellulase bị ức chế do thành phần chất rắn cao trong bể phản ứng sinh học và cơ chất nhiều tạp chất

Qua những nghiên cứu trình bày trên cho thấy những mẫu bùn thải được lấy để chuyển hóa thành ethanol có lượng cellulose cao, các tạp chất thấp nên hầu như các nghiên cứu không phải loại bỏ các chất gây ức chế hoạt động của enzym và vi sinh vật Các nghiên cứu chỉ đề cập đến tiền xử lý lignin bằng phương pháp nhiệt, kiềm, axit loãng và một nghiên cứu tiền xử lý tro bằng cách nghiền nhỏ 75 m và rửa Riêng nghiên cứu của Nantanat Kulsuwan 2012, có tiền xử lý lignin bằng axit loãng và rửa, quá trình này cũng làm các ion kim loại được hòa tan và loại bỏ trong quá trình rửa, nhưng nghiên cứu không đề cập đến ảnh hưởng của thành phần kim loại.

1.4.2 Ở Việt Nam

Sản xuất ethanol từ nguyên liệu chứa thành phần cellulose cao cũng đã

và đang được chú trọng nghiên cứu ở Việt Nam Dự án “Kết hợp bền vững nền nông nghiệp địa phương với công nghiệp chế biến biomass” (Dự án JICA) do trường Đại học Bách khoa và Viện Khoa học Công nghiệp – Đại học Tokyo phối hợp thực hiện (giai đoạn 2009 – 2014) đã thành công trên mô hình thí nghiệm và thí điểm Nguyên liệu đầu vào là phế thải nông nghiệp như rơm, rạ,

vỏ trấu, bã mía … đã chuyển hóa thành ethanol

Về nghiên cứu chuyển hóa bùn thải giấy thành ethanol, đề tài nghiên cứu cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo mã số B-2011-24-05 “Nghiên cứu công nghệ thủy phân cellulose từ bã thải nhà máy giấy phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học” đã

Trang 11

được thực hiện bởi TS Lê Đức Trung, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại hoc quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Đề tài đã sử dụng enzym Cellusoft L (EC 3.2.1.4) Theo ký hiệu này, đây là loại enzym Endoglucanase chỉ tác động đến cellulose vô định hình, còn phần lớn cellulose ở dạng tinh thể thì enzym này thủy phân rất yếu Do đó, khả năng thủy phân của enzym không cao so với các enzym tổ hợp khác Kết quả hiệu suất thủy phân chỉ với 68% và hiệu suất chuyển hóa ethanol chỉ đạt 60,39%

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT

NHIÊN LIỆU SINH HỌC ETHANOL

Sản xuất ethanol nói chung một quá trình phức tạp với nhiều công đoạn khác nhau Chuyển hóa bùn thải giấy thành ethanol cần chú trọng quá trình xử

lý tạp chất ảnh hưởng đến quá trình thủy phân và lên men Để hiểu bản chất của quá trình, quy trình biến đổi bùn thải giấy được mô tả dưới đây

Hình 2.1: Các bước sản xuất nhiên li u sinh h c ethanol

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH TIỀN XỬ LÝ

Tiền xử lý gồm tiền xử lý kim loại và lignin với mục đích:

- Phá bỏ cấu trúc bao bọc của lignin và hemicellulose đối với cellulose ở mức phù hợp cho quá trình thủy phân

- Loại bỏ thành phần kim loại ở mức hoạt động của enzym và nấm men

Thủy phân và lên men

đồng thời

Thủy phân bùn thải giấy

Chưng cất Lên men

Thu hồi bio-ethanol

Bùn thải giấy sơ cấp

Tiền xử lý

Trang 12

- Tăng trạng thái xốp của nguyên liệu, qua đó tăng diện tích tiếp xúc bên ngoài và bên trong của nguyên liệu, thuận lợi cho sự xâm nhập của các tác nhân thủy phân

2.1.1 Tiền xử lý kim loại: sử dụng axit sulfuric để loại bỏ kim loại tới ngưỡng

không gây ức chế hoạt động của enzym

2.1.2 Tiền xử lý lignin: là quá trình đồng xử lý với tiền xử lý kim loại để đưa

hàm lượng giảm xuống mức thích hợp cho enzym cellulase tiếp xúc với cellulose

Tuy nhiên, quá trình tiền xử lý cần đảm bảo lượng cellulose còn lại thích

hợp cho quá trình thủy phân bằng enzym

2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN

2.2.1 Quá trình thủy phân bùn giấy: là quá trình chuyển hóa cellulose có

trong nguyên liệu thành glucose có thể lên men tạo bioethanol Quá trình này thực hiện được nhờ sự tham gia của phức hợp enzym cellulase

- Exoglucanase (EC.3.2.1.91)

- Endoglucanase (EC.3.2.1.4)

- β -glucosidase (EC.3.2.1.21)

2.2.2 Cơ chế tác động của enzym thủy phân

Quá trình enzym cellulase xúc tác thủy phân cơ chất cellulose có thể chia thành ba giai đoạn sau:

Giai đoạn enzym hấp phụ lên xơ sợi

Giai đoạn tạo liên kết giữa cellulase và cellulose

Giai đoạn thủy phân phối hợp của phức hệ enzym cellulose

2.2 3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thủy phân

Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình thủy phân bao gồm: nồng độ cơ chất, nhiệt độ, pH, nồng độ enzym và các chất ức chế

2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA QUÁ TRÌNH LÊN MEN

Là quá trình chuyển hóa glucose trong điều kiện kỵ khí Glucose trong đề tài thu được từ quá trình thủy phân cellulose trong bùn thải giấy Kết quả của quá trình lên men là nhiên liệu sinh học ethanol

Trang 13

Lên men bùn thải giấy theo hai loại: lên men và thủy phân tách biệt và lên men và thủy phân đồng thời

Nấm men được sử dụng là Saccharomyces cerevisiae

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 3.1 VẬT LIỆU

Enzym cellulase từ 2 nguồn khác nhau:

(1) Enzym cellulase từ Trichoderma reesei tên thương mại là Celluclast®

1.5L, Công ty Novozyme Đan Mạch sản xuất

(2) Enzym cellulase từ Trichoderma sp tên thương mại là LeafCell, công

ty LeafClean Tech, Ấn Độ sản xuất

Enzym β-glucosidase có 2 nguồn:

(1) β-glucosidase từ Aspergillus niger, tên thương mại Novozyme 188,

Công ty Novozyme Đan Mạch sản xuất

(2) β-glucosidase từ quả hạt nhân, tên thương mại β–D- Glucosideglucohydrolase, sản phẩm của Công ty Sigma-Aldrich, Mỹ

Hai loại enzym này được tạo cặp với nhau Cặp enzym Celluclast® 1.5L

và Novozyme 188 là enzym sử dụng trong phòng thí nghiệm đã được nghiên cứu trên thế giới để đối chứng Enzym LeafCell là enzym thương mại sử dụng trong công nghiệp, được sử dụng phân hủy cellulose trong trái cây, chưa có nghiên cứu khoa học nào công bố về khả năng thủy phân cellulose trong bùn thải giấy của enzym này, được bắt cặp với β-D-Glucoside glucohydrolase

3.1.3 Nấm men

Mục tiêu của đề tài là sử dụng các công nghệ, sản phẩm đã được nghiên cứu ở Việt nam, nhằm tận dụng nguồn lực trong nước và giảm giá thành sản xuất Vì vậy, đề tài đã kết hợp với Bộ môn Công nghệ Sinh học, trường Đại

học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh để sử dụng các nấm men Saccharomyces

Ngày đăng: 11/07/2018, 13:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w