TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG RPA VÀO QUY TRÌNH XỬ LÝ PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ... 23 CHƯƠNG III: PH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
- -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG RPA VÀO QUY TRÌNH XỬ LÝ PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
ĐẶNG MINH KHÔI Ths Dương Thị Hải Phương Lớp: K48B Tin học Kinh tế
Trang 3m ột cách tốt nhất
Em cũng xin gửi lời bày tỏ lời cảm ơn tới công ty FPT Software
Đà Nẵng, các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện cho em hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của một doanh nghiệp đồng thời cung c ấp cho em một số kiến thức mới để hoàn thành bài khóa luận tốt nghi ệp này
Cu ối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả những người thân,
b ạn bè đã góp ý, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa
lu ận tốt nghiệp này
Trong quá trình làm khóa lu ận tốt nghiệp dù em đã cố gắng hết
s ức nhưng có thể vẫn có sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp,
b ổ sung, nhận xét từ thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn
Em xin chân thành c ảm ơn!
Trang 4M ỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH M ỤC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 M ục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Cấu trúc khóa luận 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ 4
1.1 Giới thiệu chung về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế 4
1.2 L ịch sử hình thành và phát triển 5
1.3 Cơ cấu tổ chức 6
1.4 Hệ thống chương trình đào tạo 8
1.4.1 H ệ thống chương trình đào tạo tín chỉ 8
1.4.2 Hệ thống chương trình đào tạo văn bằng 2 9
1.4.3 Hệ thống chương trình đào tạo liên thông 11
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13
2.1 T ổng quan về RPA 13
2.1.1 Khái nhiệm về RPA 13
2.1.2 Lợi ích của RPA 13
2.1.3 H ạn chế của RPA 14
2.1.4 Ứng dụng của RPA 15
2.1.5 Thực trạng phát triển RPA trên thế giới 16
2.1.6 Thực trạng phát triển RPA ở Việt Nam 19
TR ƯỜ
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 52.2 Ph ần mềm UiPath Studio 20
2.2.1 Giới thiệu chung về phần mềm 20
2.2.2 Các đặc điểm cơ bản của phần mềm UiPath Studio 21
2.3 Các giai đoạn để xây dựng một quy trình tự động 23
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ QUY TRÌNH TỰ ĐỘNG HÓA XỬ LÝ PHIẾU ĐĂNG KÝ ĐẠI HỌC LIÊN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ 25
3.1 Quy trình x ử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông 25
3.1.1 Mô tả hiện trạng xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông 25
3.1.2 Mô tả bài toán tự động hóa quy trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông 26
3.1.3 Phân tích yêu cầu 28
3.2 Thiết kế quy trình tự động xử lý hồ sơ đăng ký tuyển sinh Đại học liên thông 29
3.2.1 Tóm tắt quy trình 29
3.2.2 Kỹ thuật xử lý phiếu đăng ký 29
3.2.3 Xây d ựng robot 43
3.3 Triển khai quy trình 46
KẾT LUẬN 48
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 50
TR ƯỜ
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 6DANH M ỤC CHỮ VIẾT TẮT
Planning
Hệ thống hoạch định
Protocol
Giao thức truy cập thông
báo Internet
Recognition
Nhận dạng ký tự quang học
Trang 7DANH M ỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế 7
Hình 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng RPA 19
Hình 2.2 Giao diện khởi chạy UiPath Studio 21
Hình 2.3 Giao diện lập trình trong UiPath Studio 22
Hình 3.1 Mẫu phiếu đăng ký Đại học liên thông 27
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình tự động xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông 28
Hình 3.4 Thiết lập cấu hình POP 30
Hình 3.3 Thiết lập cấu hình IMAP 31
Hình 3.5 Cấu hình IMAP trong UiPath 32
Hình 3.6 Thiết lập TypeArgument 34
Hình 3.7 Hàm xét điều kiện email 35
Hình 3.8 Mấu phiếu scan và mẫu phiếu sau khi quét OCR 36
Hình 3.9 Quy trình mở các file có trong thư mục 37
Hình 3.10 Xử lý phiếu đăng ký 41
Hình 3.11 Gửi kết quả cho sinh viên 42
Hình 3.12 Quy trình xây dựng robot 43
Hình 3.13 Giao diện chính của trình quản lý robot 43
Hình 3.14 Các thông số cài đặt robot 44
Hình 3.15 Danh sách các robot được cài đặt 45 Hình 3.16 Giao diTRện quy trình thiết kế trên UiPath Studio 47 ƯỜ
NG ĐẠ
I H ỌC
KINH
TẾ HU
Ế
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tự động hóa không còn là một khái niệm xa lạ trong mọi lĩnh vực hiện
máy móc, robot, được vận hành một cách tự động ở các nhà máy, công xưởng công nghiệp mà có rất ít hoặc không có sự tham gia của con người
Tuy nhiên, hiện nay tự động hóa còn có thể áp dụng vào các nhiệm nhiệm vụ hành chính, giao dịch, mang lại độ chính xác và tốc độ cao hơn Tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA) áp dụng cho các lĩnh vực kinh tế và công nghiệp khác nhau là điều tất yếu xảy ra với những lợi ích mà nó đem lại được Việc sử dụng RPA giúp nhân viên không cần phải làm những công việc bình thường, mang tính lặp đi lặp lại và cho phép
họ tập trung được vào những mục tiêu kinh doanh cốt lõi, từ đó mang lại được nhiều lợi ích hơn
Tự động hóa quy trình giúp ích rất nhiều trong việc áp dụng các công nghệ có thể tự động hóa các tác vụ thông thường, được chuẩn hóa, tạo ra năng suất và giá trị cao hơn với đầu tư ít hơn Những hệ thống như thế này đang nhanh chóng trở nên phổ biến, và đang phát triển mạnh mẽ nhất chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính Sở dĩ đây là hai ngành để tự động hóa quy trình có thể phát triển mạnh là do tính chất của hai ngành, khối lượng giao dịch lớn và những công việc đòi hỏi phải xử lý trong một thời gian ngắn với độ chính xác đòi hỏi phải gần như tuyệt đối Điều mà làm cho tự động hóa quy trình phát triển càng mạnh là do tính chất của của công việc có đòi hỏi nhiều công đoạn thao tác thủ công hay không
Tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, công việc xử lý các phiếu đăng ký Đại học liên thông hiện nay còn rất thủ công Cụ thể khi các thí sinh tại các trường Cao đẳng muốn học liên thông lên Đại học thì phải nộp các phiếu đăng ký Thí sinh sẽ phải tới trực tiếp tại phòng Đào tạo của trường và nộp
Trang 9phiếu đăng ký cho các cán bộ xử lý Cán bộ xử lý sẽ nhận các phiếu đăng ký và
xử lý thông tin trên phiếu Với cách làm việc truyền thống thì sẽ tồn tại rất nhiều mặt hạn chế như việc các thí sinh ở xa sẽ phải có mặt tại trường để nộp phiếu, nếu số lượng thí sinh đông thì việc tiếp nhận và xử lý cũng sẽ mất rất nhiều thời gian
Từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng RPA vào quy
trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế”
2 Mục tiêu nghiên cứu
ký Đại học liên thông tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
+ Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản liên quan đến RPA
+ Nắm được quy trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông ở trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế
đăng ký Đại học liên thông tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Quy trình xây dựng hệ thống tự động
+ Công cụ hỗ trợ xây dựng hệ thống tự động
+ Không gian: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
+ Thời gian: Từ ngày 02/01/2018 đến 25/04/2018
4 Phương pháp nghiên cứu
ký Đại học liên thông ở Đại học Kinh tế - Đại học Huế thông qua việc phỏng vấn các cán bộ xử lý tại phòng Đào tạo, các tài liệu về
Trang 10RPA và UiPath trên internet,
và thực tiễn để xây dựng hệ thống tự động hợp lý
có tiến hành phân tích bài toán, từ đó thiết kế quy trình xử lý tự động thông qua chương trình UiPath Studio
5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được trình bày trong
3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế:
Giới thiệu khái quát, sơ lược về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, đồng thời giới thiệu về các chương trình đào tạo tại trường
- Chương 2: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu: Trình bày khái
quát về RPA, các lợi ích, hạn chế, ứng dụng của RPA và các bước để xây dựng một quy trình tự động
- Chương 3: Xây dựng quy trình tự động hóa xử lý phiếu đăng ký đại học liên thông tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế: Phân
tích quy trình xử lý phiếu đăng ký Đại học liên thông, tiến hành xây
Trang 11NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -
ĐẠI HỌC HUẾ
1.1 Giới thiệu chung về trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế
Cơ sở 2: 99 Hồ Đắc Di – Thành phố Huế
- Website: hce.edu.vn
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế (University of Economics – Hue
Trang 12một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Huế Ít ai biết được rằng tiền thân của Trường Đại học Kinh là Khoa Kinh tế Nông nghiệp II Hà Bắc được thành lập năm 1969
Được thành lập với mục tiêu là đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ đại học
và trên đại học về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế cho cả nước nói chung và khu vực miền Trung nói riêng
Đi đều với điều đó là xây dựng và phát triển để trường Đại học Kinh tế Huế trở thành một trong những trường có chất lượng đào tạo về các lĩnh vực kinh tế hàng đầu ở Việt Nam
Với 16 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế đã gặt hái được rất nhiều thành tựu đáng kể và từng bước khẳng định được uy tín, tạo được vị thế vững chắc về đào tạo và nghiên cứu khoa học Số lượng các chuyên ngành đào tạo ở tất cả các bậc học được bổ sung theo từng năm để đáp ứng nhiều nhu cầu theo học hơn , các hình thức đào tạo được cũng được thêm vào để cho đa dạng hóa người theo học không chỉ là sinh viên mà còn là những người đã đi làm, chương trình đào tạo thường xuyên được kiểm tra và hoàn thiện, các giảng viên và cán bộ quản lý cũng được nâng cao năng lực chuyên môn để đảm bảo được chất lượng đào tạo Theo đó là việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, lắp ráp thêm các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học và nghiên cứu ngày càng nhiều hơn đã tạo ra một môi trường làm việc và học tập hiệu quả
Với những tiềm lực đã có, Trường Đại học Kinh tế Huế đã và đang phấn đấu để trở thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có chất lượng, uy tính trong nước và khu vực
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế là một trong 8 trường đại học thành viên
27/09/2002 của Thủ tướng Chính Phủ trên cơ sở Khoa Kinh tế - Đại học Huế Trường đã trải qua nhiều giai đoạn chuyển đổi lịch sử, trong đó có những mốc lịch
Trang 13Hà Bắc
- 1984 – 1995: Khoa Kinh tế - Đại học Nông nghiệp II Huế
Trong hơn 45 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Huế không
nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một cơ sở đào tạo đa ngành, một trung tâm
cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển
Càng ngày, Trường Đại học Kinh tế Huế ngày càng gặt hái được những thành công và từng bước thực hiện được mục tiêu ban đầu mà Nhà trường đã đề ra Điển
viên trong trong trường đạt giải
Đại học Kinh tế Huế đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao đông hạng Ba năm 1997, Huân chương Lao động hạng Hai năm 2009 và nhiều bằng khen, giấy
Trang 14Sơ đồ tổ chức của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế được thể hiện qua hình 1.1
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế
Nguồn: http://www.hce.edu.vn/?cat_id=57
- Phòng Công tác Sinh viên
CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VÂN
BAN GIÁM HIỆU
PHÒNG CHỨC NĂNG
KHOA CHUYÊN MÔN
VIỆN, TRUNG TÂM
CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN THỂ
Trang 15- Phòng Khảo thí – Đảm bảo Chất lượng Giáo dục
• Khoa chuyên môn:
- Khoa Kinh tế và Phát triển
- Khoa Tài chính – Ngân hàng
1.4 Hệ thống chương trình đào tạo
1.4.1 Hệ thống chương trình đào tạo tín chỉ
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là phương thức đào tạo trong đó người học được cấp bằng sau khi tích lũy đủ các kiến thức cần thiết Kiến thức trong hệ thống tín chỉ được cấu trúc thành các học phần, mỗi học phần khoảng 2 đến
4 tín chỉ Chương trình đào tạo bao gồn hai loại học phần: học phần bắt buộc
và học phần tự chọn Sinh viên được lựa chọn và đăng ký các học phần thích hợp với năng lực và hoàn cảnh Nhà trường căn cứ vào nhu cầu của sinh viên để bố trí và sắp xếp thời khóa biểu cho các lớp
Sinh viên sẽ được cấp bằng theo hình thức tích lũy đủ tín chỉ Tùy theo ngành số lượng tín chỉ cần đạt sẽ khác nhau, thông thường sẽ là 120 đến 140 tín chỉ với bậc đại học
cụ thể như sau:
chuyển điểm và tiến độ học tập của mỗi người
Trang 16- Bao gồm những người đã tốt nghiệp THPT
- Thí sinh đạt kết quả thi THPT Quốc gia có điểm lớn hơn hoặc bằng với điểm do Nhà trường quy định vào mỗi ngành
Thang điểm để đánh giá điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân Cấu trúc điểm của từng học phần cụ thể: 10% điểm chuyên cần, 20% điểm kiểm tra giữa kỳ, 70% điểm kiểm tra cuối kỳ (có thể thay đổi 30% điểm kiểm tra giữa kỳ và 60% điểm kiểm tra cuối kỳ tùy theo học phần)
thực tập tốt nghiệp (trong 1,5 tháng) và 7 tín chỉ đối với làm khóa luận tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp (trong 3 tháng)
trong quá trình học trung bình từ 7 điểm trở lên đối với điêm hệ số 10 và
từ 2,5 điểm trở lên đối với hệ số 4
quá trình học trung bình dưới 7 điểm đối với điêm hệ số 10 và dưới 2,5 điểm đối với hệ số 4
Sinh viên tích lũy tối thiểu 120 tín chỉ và trong đó có đủ tín chỉ với các học phần bắt buộc đối của khối kiến thức chuyên ngành
1.4.2 Hệ thống chương trình đào tạo văn bằng 2
Đào tạo theo hệ thống văn bằng 2 chính là văn bằng đại học thứ 2 được cấp cho người đã có ít nhất một bằng đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới thì có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học
Chi tiết của chương trình đào tạo văn bằng 2 tại trường Đại học Kinh tế
Trang 17chuyển điểm và tiến độ học tập của mỗi người
đăng ký học văn bằng 2 phải thi viết (tự luận) 2 hai môn: Toán ứng dụng trong kinh tế và một môn chuyên ngành
- Thí sinh đã tốt nghiệp bằng đại học thứ nhất hệ chính quy thuộc các khối ngành tuyển sinh
Thang điểm để đánh giá điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân Cấu trúc điểm của từng học phần cụ thể: 10% điểm chuyên cần, 20% điểm kiểm tra giữa kỳ, 70% điểm kiểm tra cuối kỳ (có thể thay đổi 30% điểm kiểm tra giữa kỳ và 60% điểm kiểm tra cuối kỳ tùy theo học phần)
thực tập tốt nghiệp (trong 1,5 tháng) và 7 tín chỉ đối với làm khóa luận tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp (trong 3 tháng)
trong quá trình học trung bình từ 7 điểm trở lên đối với điêm hệ số 10 và
từ 2,5 điểm trở lên đối với hệ số 4
quá trình học trung bình dưới 7 điểm đối với điêm hệ số 10 và dưới 2,5 điểm đối với hệ số 4
Huế thì phải hoàn thành ít nhất 120 tín chỉ của ngành đang học và thêm những tín chỉ còn thiếu của ngành thứ 2
nhất thì phải hoàn thành ít nhất 79 tín chỉ trong đó ít nhất có 35 tín chỉ thuộc các học phần bắt buộc đối của khối kiến thức chuyên ngành
Trang 181.4.3 Hệ thống chương trình đào tạo liên thông
Hệ thống chương trình đào tạo liên thông là biện pháp tổ chứ đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để có thể học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc sau khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác
trường Đại học Kinh tế Huế cụ thể như sau:
chuyển điểm và tiến độ học tập của mỗi người
vào kết quả thi THPT Quốc gia và xét tuyển riêng theo học bạ năm học lớp 12
3 môn trong đó gồm: Toán ứng dụng trong kinh tế, môn cơ sở của ngành thi tuyển và môn chuyên ngành của ngành thi tuyển
Thang điểm để đánh giá điểm bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 và được làm tròn đến một chữ số thập phân Cấu trúc điểm của từng học phần cụ thể: 10% điểm chuyên cần, 20% điểm kiểm tra giữa kỳ, 70% điểm kiểm tra cuối kỳ (có thể thay đổi 30% điểm kiểm tra giữa kỳ và 60% điểm kiểm tra cuối kỳ tùy theo học phần)
thực tập tốt nghiệp (trong 1,5 tháng) và 7 tín chỉ đối với làm khóa luận tốt nghiệp hoặc chuyên đề tốt nghiệp (trong 3 tháng)
trong quá trình học trung bình từ 7 điểm trở lên đối với điêm hệ số 10 và
Trang 19từ 2,5 điểm trở lên đối với hệ số 4
quá trình học trung bình dưới 7 điểm đối với điêm hệ số 10 và dưới 2,5 điểm đối với hệ số 4
Trang 20CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 T ổng quan về RPA
2.1.1 Khái nhiệm về RPA
phần quan trọng của rất nhiều ngành nghề và đã đem lại rất nhiều lợi ích RPA cho
tiếp xúc của con người để thực hiện, bây giờ có thể thực hiện bởi một con robot
nhiệm vụ được giao giống như con người đang thực hiện Các robot sẽ giúp thực
Việc có từ “tự động” có thể gây ra một số nhầm lẫn giữa RPA với Trí tuệ nhân
tế, RPA có thể bao gồm cả ML hoặc AI, nhưng nó được điều chỉnh bởi các quy tắc logic và đầu vào có cấu trúc cụ thể, và các quy tắc của không sai lệch Trong khi
đó, các công nghệ của ML và AI lại được thiết lập để có thể tự tạo ra các phán đoán về đầu vào phi cấu trúc [1]
chuyện với người quản lý đến những chương trình to lớn mà trong đó từng chương
2.1.2 Lợi ích của RPA [2]
đem lại cho các dây chuyền sản xuất của nhà máy Dưới đây là 5 lợi ích dễ nhận
Trang 21thấy nhất của RPA, cụ thể là:
được các chức năng để phù hợp với việc phát triển các quy trình lớn hơn
nhanh chóng và các dịch vụ được phân phối nhanh hơn nhờ các robot
xử lý
chí hàng ngàn công việc, người sử dụng có thể yên tâm vì các robot chỉ hoàn thành những công việc được thiết lập sẵn
động 24/24 sẽ nâng cao mức độ tương tác đối với khách hàng nhiều hơn Khi một công ty cải thiện mối quan hệ với khách hàng thì mức
độ hài lòng, duy trì và quay trở lại của khách hàng cũng sẽ được cả thiện theo
viên nào cũng có thể xây dựng và sử dụng RPA để xử lý các công việc khác nhau như thu thập dữ liệu
đặt cũng như cập nhật, đi cùng với đó là giảm chi phí cho nguồn nhân lực
Lợi ích của RPA là không thể phủ nhận Các công ty, doanh nghiệp ứng dụng RPA đang giảm một lượng chi phí đáng kể đồng thời tạo ra các dịch vụ xuất sắc,
với một lực lượng lao động ảo 24/24h
2.1.3 H ạn chế của RPA [3]
Những lợi ích mà RPA đem lại rất to lớn, tạo ra sự bùng nổ trong công nghệ
Trang 22- Thứ nhất, RPA không thể đọc được bất cứ dữ liệu nào không phải là điện tử và không có cấu trúc đầu vào Ví dụ như nếu sinh viên gửi phiếu đăng ký trực tiếp, thì phiếu đó là giấy và không có cấu trúc Công việc ở đây sê cần người tiếp nhận phiếu, sau đó dùng máy scan
để quét và đưa lại vào RPA Điều này là một rào cản lớn để có thể
trực tiếp nhiều hơn
nguồn Ví dụ như trong việc mua sắm, các hóa đơn của khách hàng
có thể có nhiều định dạng khác nhau, các trường được đặt trong các khu vực khác nhau Với một robot để có thể đọc được các hóa đơn thì các hóa đơn cần phải có cùng một định dạng và các trường phải giống nhau Mặc dù các robot có thể được thiết lập để xử lý các ngoại
lệ nếu có, tuy nhiên việc dự đoán ra các ngoại lệ sẽ tương đối khó khăn nếu áp dụng vào một số ngành nghề nhất định
thiết lập RPA không thể tự học hỏi các kinh nghiệm như AI và ML
do đó mỗi robot RPA sẽ có tuổi thọ nhất định Khi các quy trình thay đổi thì robot RPA cũng phải cần thay đổi theo Vì vậy, trước khi xây dựng một robot RPA thì cần phải đảm bảo quy trình có tính dài hạn hay nói cách khác đó là một quy trình ít thay đổi theo thời gian
2.1.4 Ứng dụng của RPA
Trang 23Từ những công việc đó nên RPA được ứng dụng vào một số ngành nghề, dịch
vụ chủ yếu sau:
cho khách hàng tốt hơn bằng cách tự động hóa nhiệm vụ của trung tâm liên lạc, bao gồm xác minh chữ ký điện tử, tải lên các tài liệu được quét và xác minh thông tin để cho phép chấp nhận hoặc từ chối
tự động
cáo giao dịch và lập ngân sách
sử dụng RPA để thanh toán bằng ngoại tệ, tự động hóa mở và đóng tài khoản, quản lý yêu cầu kiểm toán và yêu cầu bồi thường bảo hiểm
hồ sơ bệnh nhân, khiếu nại, hỗ trợ khách hàng, quản lý tài khoản, thanh toán, báo cáo và phân tích
gồm cả việc cập nhật thông tin nhân viên và quá trình làm việc
động, tự động xử lý đơn đặt hàng và thanh toán, theo dõi mức hàng tồn kho và theo dõi các lô hàng
2.1.5 Thực trạng phát triển RPA trên thế giới
Các công ty trên thế giới hiện nay đều luôn tìm kiếm các phương pháp mới để
gia tăng của Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource
kiến cách mạng mới nhằm nâng cao năng suất
trường cấp phép RPA toàn cầu đạt khoảng 700 triệu USD gần gấp đôi so với năm
Trang 242015 Hơn nữa, số lượng người sử dụng RPA tăng gấp đôi mỗi 6 tháng Những động thái tích cực trên thị trường RPA như sự ra mắt của Workfusion vào tháng 3 năm 2017
các nhà cung cấp khác phải tập trung vào các chức năng nhiều hơn, cho thấy nhiều sự
một một số trường hợp đã ứng dụng RPA để giải quyết một số vấn đề gặp phải tại một
thanh toán thu nhập cho thuê
từ tờ khai thuế đã nộp trước
HOAS cung cấp căn hộ dành
đăng ký, đặc biệt là vào mùa cao điểm (tháng 6, tháng 7)
xếp bằng tay
xử lý trước tất cả đơn đăng
ký, sau đó hệ thống liên kết với HOAS sẽ kiểm tra đơn đạt yêu cầu
hàng có thể xử lý gấp 3 số lượng đơn mỗi ngày
Trang 25Công ty điện
lực ở Phần Lan
các công ty nhỏ hơn, điều này làm phát sinh việc xác thực thông tin trong CIS (Hệ thống thông tin khách hàng) trong khi mỗi công ty có hệ thống CIS khác nhau
kiểm tra xem có bản sao dữ liệu khách hàng trong CIS không Ngoài ra cũng cần phải kiểm tra tên và địa chỉ được viết hoa chính xác và phân loại theo tên đường, số nhà và số căn hộ
chỉnh bằng tay khoảng 10000 tác vụ như vậy mỗi năm để có một tiêu chuẩn CIS
Trang 26Hiện nay, các ứng dụng RPA được tích hợp tập trung chính vào trong 3 lĩnh vực: Trong các chức năng về IT, trong các trung âm chia sẻ dịch vụ và trong các đơn
Hình 2.1 Các lĩnh vực ứng dụng RPA
Ngu ồn: RPA Market Survey (2017)
Thị trường RPA tuy nhỏ nhưng đang phát triển rất mạnh mẽ Theo Gartner Inc,
năm là 41% từ năm 2015 đến 2020 Vào thời điểm đó 40% các doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng một công cụ phần mềm RPA
2.1.6 Thực trạng phát triển RPA ở Việt Nam
hiện nay số lượng các công ty, doanh nghiệp có thể áp dụng RPA vào các quy trình để nâng cao năng suất là không hề nhỏ Tuy nhiên thách thức lớn nhất để áp dụng RPA
Về con người, nhà lãnh đạo cần có một tầm nhìn và quyết tâm xuyên suốt, khả năng chuẩn hóa quy trình và viết yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống công nghệ thông tin cùng với sự ủng hộ của đội ngũ nhân lực
Trang 27phí còn khá cao Hơn nữa, khi áp dụng vào các quy trình đồng nghĩa với việc sẽ giảm bớt nguồn nhân lực Tuy nhiên, ở Việt Nam thì nguồn nhân lực còn rất đông và giá thành để thuê còn rẻ, vậy nên nếu so sánh chi phí để thuê nhân viên với chi phí để lắp đặt hệ thống tự động thì nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn sẽ lựa chọn giải pháp thuê nhân công truyền thống
2.2 Phần mềm UiPath Studio
2.2.1 Gi ới thiệu chung về phần mềm
UiPath Studio là một phần mềm trên máy tính được làm ra để cho các nhà phân
chuyển dữ liệu, lấy dữ liệu, đều có thể được làm tự động với UiPath Tiết kiệm rất
UiPath có thể dễ dàng tạo ra một robot hoạt động độc lập giống như con người
Trang 28động
Các loại hình chính của các dự án có thể hỗ trợ được là:
suốt từ hoạt động này sang hoạt động khác mà không sự phân nhánh
ở bên trong
sự logic, tích hợp các quy tắc và hoạt động một cách đa dạng hơn với các toán tử phân nhánh
lớn Các quy trình có các trạng thái nhất định và sẽ được kích hoạt khi có điều kiện hoặc hoạt động của người dùng
2.2.2 Các đặc điểm cơ bản của phần mềm UiPath Studio
2.2.2.1.Giao diện người dùng
Hình 2.2 Giao diện khởi chạy UiPath Studio
đưa ra là các gợi ý để tạo nên một project mới và các project được mở trong thời gian gần đây
Trang 29trước khi xây dựng quy trình thành một robot
Hình 2.3 Giao di ện lập trình trong UiPath Studio 2.2.2.2 Các đặc trưng của phần mềm UiPath Studio
và có rất nhiều loại giá trị có thể gán vào như loại văn bản, số, bảng dữ liệu, thời gian,
Kiểm soát các luồng hoạt động là một phần khá quan trọng đối với một quy
lặp vô thời hạn
• Recording
Recording cho phép người thiết kế tạo ra một chuỗi các thao tác trên màn hình
thao tác này có thể được sửa đổi để nếu cần thiết để có thể áp dụng trên nhiều quy