1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghien cứu cây huyết rồng lào

47 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xây dựng tiêu chuẩn của cây giống gốc cây Huyết rồng lào trong rừng tự nhiên 4.1.1. Đặc điểm hình thái cây Huyết rồng lào trong rừng tự nhiên 4.1.1.1. Tên khoa học của loài Huyết rồng lào Phân loại a. Loài Tên Khoa học: Spatholobus suberectus Dunn. Tên tiếng Việt: Huyết rồng lào; Kê huyết đằng Tên khác: Spatholous laoticus Gagnep; S. floribundus Craib b. Chi Tên Khoa học: Spattholobus c. Họ Tên Khoa học: Fabaceae Tên tiếng Việt: Họ đậu d. Bộ Tên Khoa học: Fabales e. Lớp Tên Khoa học: Magnoliopsida f. Ngành Tên Khoa học: Magnoliophyta 4.1.1.2. Đặc điểm hình thái Huyết rồng lào là loài dây leo thân gỗ, sống lâu năm có các đặc điểm thực vật học như sau: Dây leo khoẻ dài tới 15 m, nhánh hình trụ, có lông mềm, về sau nhẵn. Lá kép 3 lá chét; lá chét dài, hình dầu dục, bóng, 3 lần dài hơn rộng, các lá chét bên so le, dài 7 12 cm, rộng cỡ 3 cm, tròn ở gốc, nhọn ở đầu, nhẵn; gân bên 9 cặp; cuống lá 5 – 10 cm; lá kèm nhỏ dễ rụng. Hoa thành chuỳ có lông, 10 – 20 cm, cuống hoa nhỏ có lông, 3 mm, đài có lông với các thuỳ hình tam giác tù. Tràng hoa màu tía, 10 – 11 mm, cánh cỡ lõm, gần tròn, lườn thẳng. Hạt đơn độc ở ngọn quả. Quả đậu hình lưỡi liềm, 7 x 2 cm, có cánh, có lông nhung. Tất cả các loài trên thường mọc trong các quần hệ rừng kín thường xanh trên núi đất, núi đá vôi; đôi khi gặp kiểu rừng thưa nửa rụng lá hơi khô. Chúng có thể sống được trên nhiều loại đất: feralit đỏ vàng hay vàng đỏ trên núi, granit, bazan, đất pha cát dọc theo các bờ suối. Độ cao phân bố thường không vượt quá 1600m. Cây ra hoa và quả nhiều hàng năm hoặc cách năm. Hoa quả chỉ thấy trên những cây lớn không bị chặt phá thường xuyên. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt và cây chồi gốc sau khi bị chặt. Nguồn dược liệu huyết rồng lào, ở Việt Nam, hiện nay đang bị khai thác ồ ạt. Huyết rồng lào có mặt ở một số vườn quốc gia của Việt Nam, như ở vườn quốc gia Tam Đảo, vườn quốc gia Pù Mát,... 4.1.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống gốc Huyết rồng lào 4.1.2.1.Tiêu chuẩn về kích thước thân cây giống gốc Huyết rồng lào Để có được nhiều hom giống đạt yêu cầu (đấy là những hom giống có chiều dài trên 20cm, đường kính hom trên 1cm và đảm bảo từ 2 mắt mầm trở lên không bị sâu bệnh) thì chúng ta cần phải lựa chọn cây giống gốc tốt. Do vậy, cần phải xây dựng tiêu chuẩn cây giống gốc để làm căn cứu lựa chọn cây giống gốc trước khi đưa vào trồng tại vườn giống gốc. Kết quả (bảng 4.1) cho thấy với chiều dài thân cây giống gốc tuổi 5 có chiều cao cây trung bình là 5,00m, đường kính trung bình là 2,45 cm có số lượng hom giống trung bình là 50 hom và tỷ lệ hom đạt yêu cầu là 63,30 %, sau đó đến cây giống gốc tuổi 6 có chiều cao cây trung bình là 7,50m, đường kính thân trung bình là 3,55cm có hom trung bình là 75 hom và tỷ lệ hom đạt yêu cầu là 72,24 %. Cao nhất là cây tuổi 7 có chiều cao cây trung bình là 8,00m, đường kính thân trung bình là 4,60cm có số hom trung bình là 90 hom và tỷ lệ đạt yêu cầu là 75,30%

Ngày đăng: 09/07/2018, 20:41

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    4.1.4.1. Ảnh hưởng của thành phần giá thể bầu ươm

    Bảng 4.4. Ảnh hưởng của đất làm ruột bầu đến sinh trưởng cây Huyết rồng lào sau 6 tháng trồng

    4.1.4.2. Ảnh hưởng của chế độ che bóng

    Bảng 4.5. Chế độ che bóng ảnh hưởng đến chiều cao và đường kính thân cây Huyết rồng lào sau 6 tháng trồng

    4.1.4.3. Ảnh hưởng của chế độ phân bón thích hợp

    Bảng 4.6. Chế độ phân bón ảnh hưởng đến chiều cao và đường kính thân cây Huyết rồng lào sau 6 tháng trồng

    4.1.4.4. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước

    Bảng 4.7. Chế độ nưước tưới ảnh hưởng đến chiều cao và đường kính thân cây Huyết rồng lào sau 6 tháng trồng

    Vị trí địa lý

    Ảnh hưởng của chất kích thích tới tỷ lệ mọc chồi và ra rễ của hom thân Huyết rồng lào

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w