Tiến bộ Mátxcơva, Sự thật, HàNội.1996 thì: “Nông dân là một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệptrên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tha
Trang 1Bài 3NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN VÀ VẬN ĐỘNG
NÔNG DÂN Ở CƠ SỞ
A KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1 Tên bài giảng: Nghiệp vụ công tác Hội Nông dân và vận động nông dân ở cơ sở
2 Thời gian giảng: 4 tiết (mỗi tiết 45 phút)
3 Đối tượng người học: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể
nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phóphòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban,ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ,công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác
Thời gian
Bước 3
(Giảng
bài mới)
1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ NÔNG DÂN, CÔNG TÁC VẬN
Trang 21.3 Khái lược về Hội Nông dân Việt Nam - Thuyết trình
2.1 Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục xây
dựng người nông dân mới, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
2.2 Nghiệp vụ tổ chức phong trào nông dân
thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã
hội, quốc phòng – an ninh
2.5 Nghiệp vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo
của Ban Chấp hành Hội ở cơ sở
B TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
1 Tài liệu bắt buộc
1.1 Giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Nghiệp vụ công tác Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở, Nxb Lý luận chính trị, H.2017.
1.2 Nghị quyết Số: 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ươngĐảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
1.3 Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam
Trang 31.4 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI,nhiệm kỳ 2013 - 2018.
2 Tài liệu tham khảo
2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX,XI,XII, Nxb Chính trị quốc gia, H.2008, H.2011, H.2017
2.2 Quyết định Số: 1600/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng chínhphủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2.5 Quyết định số: 1895/QĐ-TTg, ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộcChương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020
2.6 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sôngCửu Long, Nxb Chính trị quốc gia, H.2015
2.7 Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và phát triểnnông thôn
2.8 Các bài viết trên website: Tạp chí cộng sản, tạp chí dân vận, Hội Nông dânViệt Nam,
C NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Bước 1: Ổn định lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ (Lồng ghép trong quá trình giảng bài)
Bài 3
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN
VÀ VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN Ở CƠ SỞ
Trang 41 NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU VỀ NÔNG DÂN, CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NÔNGDÂN CỦA ĐẢNG VÀ HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM
1.1 Nông dân Việt Nam
1.1.1 Khái niệm
- Từ điển Tiếng Việt (Nxb KHKT Hà Nội, 1998): Nông dân được định nghĩa là
“người lao động sống bằng nghề làm ruộng”
Hay:
- Trong từ điển Cộng sản chủ nghĩa khoa học (Nxb Tiến bộ Mátxcơva, Sự thật, HàNội.1996) thì: “Nông dân là một giai cấp chuyên sản xuất những sản phẩm nông nghiệptrên cơ sở tư hữu tư nhân hoặc sở hữu hợp tác xã về tư liệu sản xuất và tham gia sản xuấtbằng lao động của chính mình Là một giai cấp đặc biệt, giai cấp nông dân hình thànhtrong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy và quá trình phát triển của chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất và tồn tại cho tới khi xây dựng xong chủ nghĩa cộng sản”
- Trong từ điển Kinh tế chính trị vắn tắt (Nxb Tiến bộ Matxcơva - Sự thật, HàNội.1998): Nông dân được định nghĩa “Một giai cấp trong xã hội dưới chế độ phong kiến
- tư bản, giai cấp nông dân là toàn thể những người sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, kinhdoanh cá thể bằng tư liệu sản xuất của riêng mình và bằng lực lượng gia đình mình”.Như vậy, đã có nhiều cách tiếp cận và đưa ra những định nghĩa khác nhau về giaicấp nông dân nhưng nhìn chung các khái niệm trên đã chỉ ra được những đặc điểm cơbản của giai cấp nông dân.Trong phạm vi lý luận, nông dân được hiểu là những ngườisống ở nông thôn (làng, bản, xã) và lấy sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa rộng) làmnguồn sống của mình
- Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, nông dân là giai cấp của thời kỳ gia trưởng, mộtgiai cấp do hàng chục, hàng trăm nô lệ tạo thành Trong suốt hàng chục năm ấy, ngườinông dân là một người tiểu chủ, lúc đầu phải chịu phục tùng các giai cấp khác rồi sau đóđược tự do và bình đẳng về hình thức nhưng là người tư hữu và sở hữu lương thực”.Theo cách hiểu này, nông dân là giai cấp của những người sản xuất nhỏ, hình thành
và phát triển trong xã hội phong kiến, tồn tại trong giai đoạn của xã hội tư bản và cả
Trang 5trong giai đoạn thấp của xã hội cộng sản đối với các nước quá độ lên CNXH trong điềukiện CNTB chưa phát triển cao.
- Mác, Ăng-ghen, Lênin còn cho rằng: “Phương thức sản xuất của nông dân cònmang tính chất phân tán, lạc hậu về kỹ thuật, năng xuất thấp Điều đó quy định phươngthức sống, phương thức sinh hoạt mang tính chất tự do của họ
Tóm lại, nông dân Việt Nam là những người lao động sản xuất trong nông nghiệp
(nông - lâm - ngư – diêm nghiệp), trực tiếp sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc thù làđất, rừng, sông, biển, để sản xuất ra nông sản (sản phẩm của các ngành nông nghiệp,lâm nghiệp, thủy - hải sản, diêm nghiệp) và dần dần họ được tiếp cận với thành tựu khoahọc kỹ thuật trên nhiều lĩnh vực và sử dụng máy móc để giảm bớt sức lao động chân tay
1.1.2 Vị trí, vai trò của nông dân
Nông dân có vai trò rất to lớn trong lịch sử phát triển của xã hội loài người Vai trò
ấy, nếu được những lực lượng chính trị tiến bộ, những người cầm quyền nhận thức đúngđắn và có giải pháp phát huy tốt trong hoạt động của xã hội thì sẽ thu được thắng lợi lớn.Tuy nhiên, không phải tất cả các lượng lượng chính trị, những người cầm quyền đều nhậnthức đúng đắn vai trò của nông dân và giải quyết vấn đề nông dân một cách khoa học Trong xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng, tất cả các giai cấp thống trị đềutìm cách vận động và phát huy vai trò của nông dân trong các cuộc cách mạng, trước hết
vì lợi ích của họ Được nông dân ủng hộ và tích cực tham gia, những cuộc cách mạng ấyđều giành thắng lợi, đem lại cho nông dân những quyền lợi nhất định Tuy nhiên, nhữngquyền lợi ấy, không cơ bản, lâu dài và bền vững, nông dân vẫn không thoát khỏi cuộcsống khổ cực và địa vị người bị áp bức, bóc lột Vì thế, trong tiến trình lịch sử nhân loại,các cuộc đấu tranh của nông dân vẫn luôn nổ ra nhằm chống lại giai cấp thống trị, bóclột, với hy vọng thay thế chế độ tốt đẹp hơn Song, sự hy vọng đúng đắn, tốt đẹp ấy, vẫnkhông thành hiện thực lâu dài, xã hội vẫn liên tiếp thay thế chế độ áp bức, bóc lột nàybởi chế độ áp bức, bóc lột khác
Từ khi chủ nghĩa Mác – Lê nin ra đời, vị trí, vai trò của nông dân mới được đánhgiá đúng đắn, vấn đề nông dân mới được nhận thức và giải quyết một cách khoa học.Đầu tiên là Mác và Ăng-ghen, những lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân thế giới-
đã thấy rõ sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân, khẳng định vai trò quan trọng của họ
Trang 6đối với thắng lợi của cách mạng vô sản Hai ông đã đưa ra tư tưởng xây dựng khối liênminh công – nông, coi đó là vấn đề chiến lược cách mạng vô sản, là yếu tố đặc biệt quantrọng để phát huy vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng.
Lênin đã kế thừa và phát triển những tư tưởng, quan điểm đó của Mác, Ăng-ghentrong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc và khẳng định nhân tốđảm bảo thắng lợi của cách mạng vô sản là ở chổ: “vô sản được sự ủng hộ của nhữngngười nông dân nghèo khổ”[1] Ông coi, liên minh công – nông là nguyên tắc tối cao củacách mạng vô sản
Sau cách mạng tháng Mười, nước Nga phải đương đầu với cuộc chiến tranh ác liệt,kéo dài chống lại sự can thiệp của các nước đế quốc và bọn phản động trong nước Khibước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nga gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả chiến tranhnặng nề, kinh tế - xã hội kém phát triển Để làm chuyển biến tình hình nước Nga, Lê nin
đã đưa ra luận điểm nổi tiếng “bắt đầu từ nông dân”; soạn thảo và lãnh đạo thực hiệnchính sách kinh tế mới (NEP), mở ra một thời kỳ phát triển mới của nước Nga Từ đó,
có thể khẳng định, đánh giá đúng vai trò của nông dân, đề ra những chủ trương, chínhsách đúng đắn đối với nông dân là yếu tố đặc biệt quan trọng đưa nước Nga vượt quathử thách, ngày càng lớn mạnh
Kế thừa và phát triển những tư tưởng, quan điểm của các lãnh tụ giai cấp côngnhân, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc và đánh giá đúng vai trò, khả năng cách mạng
to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam Người viết: “Nông dân là một lực lượng rất tolớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân”[2] Và khẳngđịnh, cách mạng muốn thành công ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân
Được sự giáo dục, rèn luyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trung thành với tư tưởngcủa Người, Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng đã đánh giá cao vai trò củagiai cấp nông dân Việt Nam, đã đề ra đường lối, chủ trương phát huy vai trò của giai cấpnông dân trong chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước Giai cấp nông dân ViệtNam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đứng lên làm cách mạng, cùng dân tộc giành nhữngthắng lợi to lớn
1 V.I Lê nin: Toàn tập, t.36, Nxb Tiến bộ, M.,1977, tr.374.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.5, Nxb CTQG, H, 1995, tr.710.
Trang 7Qua hàng trăm năm phát triển, nay đất nước ta đã bước những bước đầu tiên tronggiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhưng nông dân nước ta hiện naychiếm gần 70% dân số và khoảng 50% lực lượng lao động xã hội[3]; nông nghiệp vẫnđược Đảng ta xác định là mặt trận hàng đầu Trong nhiệm kỳ khóa X, Đảng đã ra Nghịquyết Trung ương 7 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khẳng định: “Trong mốiquan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quátrình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch
vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản”[4] Điều đó càng thể hiện rõ sự khẳngđịnh của Đảng ta về vai trò to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam trong công cuộc đổimới toàn diện đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hiện nay và trong lịch sử pháttriển của dân tộc ta
1.1.3 Đặc điểm của nông dân Việt Nam
Cũng giống như giai cấp nông nhân quốc tế, giai cấp nông nhân Việt Nam có cơ cấukhông thuần nhất, nó bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau về địa vị, trình độ, lợi ích nócũng không có hệ tư tương riêng mà phải phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị.Đây cũng là một giai cấp không đại diện cho phương thức sản xuất nào trong lịch sử và
họ có mức sống dân cư thấp hơn mức sống dân cư thành thị Do địa vị kinh tế, xã hội chonên họ không thể tự giải phóng mình mà phải liên minh với các giai tầng khác trong xãhội Từ đó có thể nhận thấy một số đặc điểm cơ bản của giai cấp nông dân Việt Nam nhưsau:
Một là, chủ nghĩa yêu nước cách mạng của giai cấp nông dân Nông dân là người
đóng góp sức người, sức của nhiều nhất cho kháng chiến” (Lê Duẩn) Có thể nói, xéttheo quan điểm lịch sử thì con người Việt Nam nói chung và giai cấp nông dân nói riêng
là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài Do đó, luôn mang trong mình những giá trịtruyền thống đã được tạo nên trong lịch sử Bản chất của nhân dân ta là yêu nước Lịch
sử dân tộc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh điều đó
Trong lịch sử đã có biết bao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, đặc biệt là từkhi có Đảng, được Đảng lãnh đạo, nông dân một lòng đi theo Đảng, bền bỉ đấu tranh
3 Báo cáo của Hội Nông dân Việt Nam tại buổi làm việc với Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 4 năm 2015.
4 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb CTQG, H.2008,
tr.124.
Trang 8chống áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến, chống đế quốc thực dân chung vai cùng
cả nước tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và sau đó là xâydựng, bảo vệ tổ quốc XHCN
Thời kỳ đất nước còn chìm trong khói lửa chiến tranh, dưới sự lãnh đạo của Đảngtinh thần ấy được phát huy một cách cao độ nhất Giai cấp nông dân luôn cùng sát cánhvới giai cấp công nhân và các giai tầng khác trong xã hội tạo thành một khối đại đoàn kếtdân tộc để thực hiện sự nghiệp cách mạng giành chính quyền
Khi đất nước hòa bình thống nhất, nông dân hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ tổquốc XHCN Những thành tựu mà ngày nay chúng ta đạt được có phần đóng góp to lớncủa giai cấp nông dân Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa cách mạng làm cho nông dân tintheo Đảng, trung thành phấn đấu cho đất nước chúng ta ngày càng “dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh” Chính chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cáchmạng đã gắn kết nông dân với các giai cấp khác trong xã hội Mặt khác, chủ nghĩa yêunước của dân tộc Việt Nam không đưa đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi Vì thế mà nông dânnước ta dễ hoà nhập với cộng đồng quốc tế Có thể nói chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩacách mạng là một trong những đặc điểm truyền thống của giai cấp nông dân Việt Nam.Đặc điểm này có ý nghĩa rất quan trọng và tích cực động viên, khuyến khích người nôngdân tin theo Đảng và Nhà nước, vượt qua mọi khó khăn để hợp lực của giai cấp và tầnglớp nhân dân xây dựng đất nước ngày một to đẹp hơn, đàng hoàng hơn
Hai là, tính cố kết cộng đồng và tinh thần tương thân, tương ái.
Do đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới, khí hậu thay đổi thất thường ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nông dân Do đó, ngay từ thời sơ khai,tính cố kết cộng đồng được xem như đặc điểm cơ bản của người Việt Nam Con ngườiliên kết với nhau đế chống giặc ngoại xâm, thiên tai, phát triển mùa màng, khai sơn lập ấp Tất cả những công việc đó không thể dựa vào sức lực của từng cá nhân riêng lẻ
Do cùng sống trong một môi trường sinh hoạt làng, xã Quan hệ huyết thống, dòngtộc đã gắn kết các thành viên trong cộng đồng thành gia đình, dòng họ cùng lao độngsản xuất, rào làng, chắn giặc Tính cố kết cộng đồng đã chi phối đến đời sống sinh hoạt,văn hoá, tín ngưỡng Nó được dựa trên nền tảng của yếu tố tình cảm Đó là tình nghĩaxóm làng “tối lửa tắt đèn có nhau”, tình yêu quê hương, gia đình, đất nước, tình yêu
Trang 9huyết thống “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” hay “lá lành đùm lá rách” Tất cả những đặcđiểm đó tạo nên đặc điểm truyền thống rất riêng của người Việt Nam
Ngày nay, trong công cuộc hội nhập, đặc điểm cao quý ấy của nông dân không bịmất đi mà tiếp tục phát triển lên bước cao hơn Đó chính là sự giúp đỡ liên kết để cùngtiến bộ Mặc dù khi mà sự hội nhập càng lớn, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ vàvăn hoá ngoại lai mà tính cố kết cộng đồng có những biến đổi nhất định Nhưng cần phảikhẳng định những đặc điểm cố kết cộng đồng người nông dân không bị mất đi Nó là mộtđặc điểm quan trọng của giai cấp nông dân nói riêng và người Việt Nam nói chung Nóthực sự giữ vai trò quan trọng trong đời sống tình cảm cũng như trong quan hệ xã hội củangười nông dân Với sức mạnh của sự cố kết cộng đồng, người nông dân đã đạt đượcnhiều thành tựu, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và quá trìnhhội nhập nền kinh tế thế giới
Ba là, bản chất cần cù lao động, chịu đựng gian khó của nông dân.
Bản chất cần cù lao động, chịu đựng vốn là bản chất của người nông dân Việt Namnói riêng và người Việt Nam nói chung Đó là giá trị truyền thống quý báu được giữ gìnqua nhiều thế hệ Nhờ chịu đựng gian khó mà người nông dân có thể thích nghi với điềukiện rất khắc nghiệt
Trong điều kiện mới, sự phát huy tác dụng của truyền thống cần cù lao động củangười Việt Nam có những đường nét tích cực và hạn chế
Cần cù đi đôi với sáng tạo Tính sáng tạo thể hiện ở việc người nông dân thườngxuyên cải tiến những phương thức sản xuất nhằm tăng năng xuất lao động Chính điều đógiúp cho người nông dân sớm hội nhập với cách làm ăn mới và công nghệ mới Cần cùlao động lúc này không dừng lại ở chăm chỉ làm việc mà quan trọng là biết sắp xếp, quản
lý, tổ chức công việc sản xuất Điều này khác với đặc điểm cần cù lao động chịu đựnggian khổ của người nông dân trong nền kinh tế tiểu nông trước đây Nếu quá chú trọngcần cù theo quan niệm cũ “cần cù bù thông minh” sẽ dẫn đến tâm lí thụ động, xem nhẹcác yếu tố kỹ thuật tạo ra tư duy thiển cận, hẹp hòi điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt tớiquá trình sản xuất của người nông dân
Trang 10Tóm lại, những đặc điểm truyền thống của giai cấp nông dân như phân tích ở trên
đang có sự biến động mới về chất và do đó phù hợp với quy luật khách quan Chính đặcđiểm truyền thống ấy đang là những nhân tố tác động tích cực tới người nông dân
Bên cạnh những tác động tích cực của đặc điểm thuyền thống, thì bản thân nó chứađựng những yếu tố tiêu cực nếu nó không biến đổi kịp với những yêu cầu mới của thờiđại Như, ngay chính những đặc điểm của tính cố kết cộng đồng vẫn có thể tạo ra nhữngảnh hưởng không tốt với giai cấp nông dân và nó cũng tạo ra sự khác biệt giữa các làng
xã, hình thành tâm lý cục bộ địa phương, “phép vua thua lệ làng”
Nhưng chúng ta cần phải tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nổlực của mọi tầng lớp nhân dân, đất nước sẽ ngày một văn minh, giàu mạnh và lúc đó sẽhạn chế của nông dân như sự hẹp hòi về tầm nhìn, sẽ dẫn dến việc không tiếp thu và sửdụng những thành tựu khoa học công nghệ, cách sử sự theo chưa theo pháp luật của giaicấp nông dân sẽ được xóa bỏ
1.1.4 Tình hình nông dân Việt Nam
Qua hơn 30 năm đổi mới, nông dân nước ta đã có sự phát triển cơ bản về các mặt
tư tưởng, chính trị, kinh tế, xã hội và lối sống
- Về tư tưởng: từ người nông dân có tư tưởng thụ động, ỷ lại trong các thời kỳ trước
đây, nhất là thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp, phần lớn đã trở thành người nông dân tựchủ, năng động trong nhiều mặt hoạt động, nhất là trong sản xuất kinh doanh và xâydựng nông thôn mới Tuyệt đại đa số nông dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụcủa mình, tích cực thực hiện nghĩa vụ ấy, đồng thời cũng đấu tranh đòi quyền lợi chínhđáng của họ
- Về chính trị: tuyệt đại đa số nông dân tin tưởng thực sự vào thắng lợi của công
cuộc đổi mới, tự hào về truyền thống cách mạng, về Đảng, và Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Về xã hội: từ người nông dân chỉ chủ yếu bó hẹp trong làng, bản, láng giềng, họ
hàng trở thành người nông dân có quan hệ rộng mở, đa dạng, phong phú ra bên ngoài
- Về kinh tế: từ người nông dân chủ yếu sản xuất theo mệnh lệnh chuyển sang
người nông dân tự tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất kinh doanh theo các nhóm hộ,ngành nghề, hợp tác xã, kinh tế hộ phát triển dần thành kinh tế trang trại
Trang 11- Về lối sống: từ người nông dân có phong cách, lối sống của người sản xuất nhỏ,
manh mún với ý thức tự túc, tự cấp chuyển thành người nông dân có nhu cầu cuộc sốngvật chất và tinh thần cao hơn, theo kịp các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội
Tuy nhiên, tình hình nông dân cũng đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc phải giải quyết:
- Sản xuất không ổn định, nghèo đói vẫn còn nhiều, nhất là ở vùng núi, vùng sâu,vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;
- Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, nông thôn với thành thị chưa được thu hẹp;
- Tiềm năng về tài nguyên, lao động, dân trí chưa được bồi dưỡng và khai thác đạthiệu quả cao, gây ra lãng phí lớn
- Lao động dư thừa, thiếu việc làm còn nhiều, cơ cấu kinh tế nông thôn chưa ổn định;
- Trình độ dân trí thấp, việc học hành, chữa bệnh của con em nông dân cũng cònnhiều khó khăn, bất cập;
- Việc chế biến nông sản (an toàn thực phẩm đang là điểm nóng), tiêu thụ sản phẩm(điệp khúc được mùa mất giá – chèn ép thương lái), khả năng phòng chống thiên tai,dịch bệnh, đề phòng rủi ro còn rất thấp;
- Kết cấu hạ tầng nhiều nơi còn thấp kém, xuống cấp nghiêm trọng, môi trườngsinh thái bị xâm phạm, nguồn nước sạch bị ô nhiễm nặng,
1.2 Công tác vận động nông dân của Đảng
Qua khái niệm chỉ rõ:
Chủ thể công tác vận động nông dân của Đảng Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị
làm công tác vận động nông dân Cụ thể, mọi tổ chức đảng từ Trung ương đến chi bộ,cấp ủy đảng các cấp, mọi cán bộ, đảng viên đều phải trực tiếp làm công tác vận động
Trang 12nông dân Bên cạnh đó, còn có Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân khác trong
đó Hội Nông dân làm nòng cốt tham mưu (tóm lại cả hệ thống chính trị)
Đối tượng công tác vận động nông dân của Đảng là giai cấp nông dân Việt Nam Mục tiêu công tác vận động nông dân của Đảng là xây dựng giai cấp nông dân
vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong liên minh công– nông - trí thức, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóanông nghiệp, nông thôn, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh
Nội dung cốt lõi công tác vận động nông dân của Đảng là: 1- vận động, tuyên
truyền, thuyết phục, thu hút, tập hợp đoàn kết nông dân Việt Nam, 2- tổ chức các phongtrào cách mạng nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;3- chăm lo lợi ích của giai cấp nông dân Việt Nam
1.2.2 Quan điểm của Đảng về CTVĐ nông dân trong giai đoạn hiện nay
Quan điểm của Đảng về công tác vận động nông dân là những tư tưởng xem xét, đánhgiá và đề ra mục tiêu, nội dung vận động, giáo dục và định hướng giai cấp nông dân
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta
đã xác định: “Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt để xứng đáng là lực lượng cơ bảntrong việc xây dựng nông thôn mới, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa”[5]
Đó là mục tiêu quan trọng hàng đầu của công tác vận động nông dân của Đảng tronggiai đoạn hiện nay Thực hiện điều đó tức là xây dựng giai cấp nông dân mới có ý thứclàm chủ và ý thức trách nhiệm công dân, biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng
và lợi ích toàn xã hội; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, gắn bó vớiđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; có đời sống vật chất và tinhthần ngày càng cao, có sức khỏe, sống có văn hóa và tình nghĩa, phát huy được nhữngtinh hoa văn hóa nhân loại, chống những hủ tục lạc hậu, lối sống không tiến bộ như:thực dụng, ích kỷ,
Công tác vận động nông dân trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta đã xác định cầnhướng tới những mục tiêu: Thực hiện quyền làm chủ và phát huy nội lực của giai cấp
5 Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, H.,1991, tr.15.
Trang 13nông dân, đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, đẩy mạnh phong trào thi đua sản suất,kinh doanh giỏi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa mới, tương thân, tương
ái, phát huy truyền thống yêu nước của giai cấp nông dân
Nghị quyết Trung ương bảy khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã xácđịnh: “Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thốngchính trị và toàn xã hội; trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tựcường vươn lên của nông dân Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ,
có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triểnnông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân”
Với mục tiêu tổng quát: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củadân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cònnhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nướctiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới”[6]
1.2.2 Tình hình công tác vận động nông dân của Đảng
- Ưu điểm:
+ Nhiều cấp ủy đảng đã quan tâm thỏa đáng đến công tác vận động nông dân, đã đề
ra các chủ trương, giải pháp lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp thựchiện công tác này đem lại hiệu quả
+ Nội dung, phương thức công tác vận động nông dân đã được đổi mới một bước,
đã quan tâm kiện toàn tổ chức, bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội Nôngdân các cấp, bố trí, sử dụng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ Hội
+ Sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đối với các tổ chức của Hội đượctăng cường, thể hiện ở việc định hướng chính trị cho mọi hoạt động của Hội và chỉ đạoviệc xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm củaHội, tổng kết kinh nghiệm,
+ Hội Nông dân các cấp ở nhiều nơi hoạt động hiệu quả hơn, thực sự trở thànhtrung tâm và nòng cốt trong công tác vận động nông dân và công cuộc xây dựng nôngthôn mới
6 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết Số: 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng).
Trang 14- Khuyết điểm:
+ Còn không ít cấp ủy và tổ chức đảng chưa thực sự quan tâm đến công tác vậnđộng nông dân; một bộ phận cán bộ, đảng viên coi công tác này là của các tổ chức củaHội Nông dân Nhiều nơi có biểu hiện “khoáng trắng” công tác này cho cán bộ HộiNông dân Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở không ít nơi, nhất là chính quyền cơ sởcũng chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Hội Nông dân hoạt động có hiệu quả + Tổ chức Hội Nông dân ở nhiều nơi còn yếu, năng lực và trình độ của cán bộ cũngrất hạn chế, chế độ, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng Khá nhiều cán bộ không thíchlàm công tác Hội Nông dân, công tác dân vận
+ Nội dung, hình thức, phương pháp công tác vận động nông dân cũng chưa đượcđổi mới căn bản Nhiều nơi cấp ủy chưa chú ý phát huy vai trò của Hội trong công tácgiám sát và chức năng phản biện xã hội
1.3 Khái lược về Hội Nông dân Việt Nam
1.3.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Việt Nam
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Thanh niên cách mạng đồngchí hội, cuối năm 1926 đầu năm 1927, một số địa phương hình thành “Nông Hội Đỏ”chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân, địa chủ phong kiến và tưsản, đòi quyền dân sinh, dân chủ; tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân Cao Lãnh, SaĐéc, Gia Định, Đức Phổ, Duyên Hà, Tiền Hải,… đi tới đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.Ngay từ khi thành lập, Đảng ta rất coi trọng việc giáo dục, tổ chức, động viên đưa quầnchúng ra đấu tranh chính trị và xây dựng đội quân chính trị quần chúng cách mạng
Tại kỳ họp Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần I (khoá I) từ 14/10 đến cuối tháng 10năm 1930, “Nông hội đỏ” chính thức ra đời Sự kiện thành lập Nông hội đỏ đánh dấu sựtrưởng thành quan trọng về chất của giai cấp nông dân Việt Nam Lần đầu tiên đưa giai cấpnông dân có đoàn thể cách mạng của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân Việt Nam liên tụcphát triển dưới nhiều hình thức và tên gọi phù hợp: “Hội tương tế ái hữu”, “Hội nôngdân phản đế”, “Hội nông dân cứu quốc” Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần I của HộiNông dân Việt Nam họp từ ngày 28 đến ngày 29/3/1988 tại Hà Nội, là một cột mốc quan