LỐI THOÁT CHO VIỆC HỌC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM, GIÁO DỤC XƯA VÀ NAY
LỐI THOÁT CHO VIỆC HỌC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM Qua khảo sát mở đầu hội thảo, nhận xét chung là chúng ta đi học như một thói quen, học một cách vô thức. Chúng ta cứ mò mẫm trong đêm tối mà không hề có định hướng cho riêng mình. Cả hội thảo hôm nay rất đông đủ, rất nhiều ý kiến, quan điểm nhưng không có một ai nói đến sự học với một niềm vui, một niềm đam mê, mà chúng ta thấy học như một sự chịu đựng. Đã đến lúc chúng ta cần được tỉnh thức, cần trả lời được câu hỏi “Học để làm gì?”. Chỉ khi đó ta mới thực sự thấy được ý nghĩa của đời sống. Anh Dương bắt đầu đi vào vấn đề bằng động tác quan trọng nhất của một em bé, đó là động tác chỉ tay. Động tác này chứng tỏ đứa trẻ đã phân biệt được “tôi” với “thế giới”, đã bắt đầu hình thành được cái tôi cá nhân. Đó là một sự tỉnh thức. Chúng ta cũng vậy, chỉ khi trả lời được mục đích việc học là gì, mình muốn trở thành cái gì và định vị được mình trong xã hội, khi đó lập tức mọi thứ khác sẽ thông suốt, như là việc học cái gì, học ở đâu và học như thế nào. Chọn đúng cái để giữ, chọn đúng cái để buông cũng rất quan trọng. Đơn giản như việc một nhà văn không cần lưu trữ trong đầu những công thức tích phân, đạo hàm .một doanh nhân không cần biết vẽ vời, hội họa . Tôi chợt nhớ tới một câu nói của Steve Jobs: ''Chúng tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm ngang với việc tự hào về những gì chúng tôi đã làm''. Yên tâm, cứ trả lời được câu hỏi “Học để làm gì?”, mọi thứ sẽ bừng sáng, chúng ta sẽ được tỉnh thức, sẽ biết mình cần học gì, phương pháp học ra sao, và sẽ học với một tâm thế hoàn toàn khác. I) GIÁO DỤC XƯA VÀ NAY 1) So sánh giữa phương Đông và phương Tây. - Trong khi phương Tây trọng việc khám phá (như khám phá kiến trúc tổ ong, lòng đất, bầu trời, .) thì người phương Đông trọng việc bảo tồn những cái gì thuộc về truyền thống. - Sự quan tâm của người phương Tây dành cho khoa học, triết học (thế giới này tạo bởi cái gì? con người là gì? .) thì đối với người phương Đông là huyền học và đạo học (những gì huyền bí, không thể diễn đạt ra được). - Phương Tây thích phân tích, phương Đông thích tổng hợp. - Xã hội phương Tây trọng cái tôi cá nhân, trong khi ở phương Đông, cái tôi bị bóp bẹp, tất cả phải theo chủ nghĩa “chúng ta” . => Từ những đặc tính đó, phương Tây phát triển về kỹ nghệ, còn phương Đông phát triển văn hóa. 2) Từ khi còn rất nhỏ chúng ta đã biết tới câu “Tiên học lễ, hậu học văn” được in trên những trang bìa vở học sinh hay qua lời răn dạy của ông bà. Nhưng “tiên học lễ hậu học văn” liệu có đầy đủ? Tổ tiên ta ngày xưa đã học để làm gì? Các cụ học để .làm quan. Anh Dương nói đây là nhu cầu lớn nhất lấn át mọi nhu cầu khác trong cuộc sống thời xưa. Tôi có thể hình dung ra điều này bởi dường như nó vẫn còn ảnh hưởng nặng nề tới thệ hệ ngày nay. Cũng như lời bác Alan Phan tôi xin được trích ra đây :”Sau 5000 năm tiến hóa của nhân loại, định luật Darwin không ứng dụng ở Việt Nam. Một anh trưởng thôn hay trưởng xã vẫn oai quyền và sống sung túc như thời phong kiến hơn trăm năm trước. Có lẽ vì văn hóa và truyền thống, người dân vẫn phải co rúm như một con sâu khi đối diện với một ông quan, dù là quan làng .” Bác Alan cũng đã kể “một ông người Pháp nào đó đã từng nhận xét, trong mỗi người Việt Nam đều hiện diện một ông quan nhỏ. Qua bao thời đại, mộng ước của phần lớn thanh niên Việt là học giỏi để đỗ đạt và làm quan. Bài thơ “Trăng sáng vườn chè” là một thể hiện của giấc mơ Việt đó. Lấy được công chúa để làm phò mã là trúng số độc đắc”. --> Tư tưởng học để làm quan dường như đã bám rế vào tiềm thức của người Việt cho tới tận ngày nay. Bên cạnh đó, trọng tâm nhu cầu học của các cụ thời xưa là học để ứng xử (ứng xử với vua quan, với cha mẹ, anh em, .) Như vậy trong mục đích của việc học xưa không có sự khám phá, kinh tế học không hề phát triển . 3) Trường hợp của Nhật Bản Thời Duy Tân Minh Trị (1866-1869) họ đã có khẩu hiệu “Thoát Á nhập Âu” với quyết tâm thoát khỏi phong kiến Trung Quốc, học hỏi khoa học phương Tây - Lý do vì sao Nhật Bản có những thành tựu như ngày nay chúng ta biết đến. 4) Lại bàn về câu hỏi của ngày nay. Vì sao con người lại phải dành đến hàng chục năm để đi học? Giới trẻ chúng ta học để làm gì? Hàn Quốc và Singapore là 2 đất nước tiếp theo vươn mình thoát khỏi tư duy châu Á. Với Hàn Quốc, họ học để kiến quốc. Với Singapore, họ không có tài nguyên (không thể làm nông nghiệp, không có nước uống, lại còn bị Malaysia dọa cắt nước, .), họ xác định chỉ có con người để đưa đất nước trở nên hùng mạnh và có sức nặng trên trường quốc tế. Họ đã xác định được rõ HỌC ĐỂ LÀM GÌ và điều này ảnh hưởng lớn đến mỗi cá nhân sau này. 200 năm trước, Nhật không hơn gì Trung Quốc. 70 năm trước, Hàn không hơn gì Trung Quốc. Còn Việt Nam, khi nào mới thoát khỏi tâm lý chúng ta đi sau Trung Quốc? II) VẬY NÊN HỌC NHƯ THẾ NÀO THEO UNESSCO: 1. Learn to know: học để biết thế giới này được cấu tạo như thế nào, xã hội này ra sao, những sự khác biệt về văn hóa, về địa lý, về lịch sử, sự trải dài của con người, và học để hiểu chính bản thân mình (cấu tạo cơ thể con người, cảm xúc, .) 2. Learn to do: học để có một chuyên môn vững vàng và làm việc. 3. Learn to be: học để khẳng định giá trị bản thân, học để khai phá, phát triển những tiềm năng để trở thành chính mình chứ không phải cái bóng của ai khác, để tách ra khỏi đám đông và phát triển một cách toàn vẹn. 4. Learn to live together: học để sống chung với nhau. Xã hội rất phức tạp với những sự khác biệt về văn hóa, tính cách, bởi vậy con người cần học những kĩ năng mềm, học văn hóa dân chủ để có thể sống hài hòa với cộng đồng. => ĐÍCH ĐẾN CỦA GIÁO DỤC LÀ GÌ? Học - để trở thành Con Người Tự Do. Đó là con người đủ tự tin, đủ mạnh mẽ để bước ra khỏi đám đông, với kĩ năng, hiểu biết, phong thái của riêng mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Chỉ khi ra khỏi đám đông, khi không còn bị chi phối bởi bất kì ai, cá nhân mới có thể phát triển toàn diện được (chân, thiện, mỹ, .) Nhưng để làm được điều đó, ta phải vượt qua rất nhiều rào cản mà đám đông đã tạo ra, cần phải có đủ dũng cảm, đủ kiến thức để có thể bước qua. Và cần phải tôn trọng mình và tôn trọng người, tự do của người này không xâm phạm tự do của người khác. Nhưng hơi buồn là ở VN thì có vẻ như ý niệm về Con Người Tự Do vẫn là một điều xa lạ và xa xỉ trong xã hội. Bên cạnh đó, một điều quan trọng không kém: chúng ta sống cùng nhau, và khi bạn còn dính kết, còn làm việc với xã hội, bạn phải học để trở thành một Công Dân Trách Nhiệm! Con Người Tự Do và Công Dân Trách Nhiệm phải luôn gắn chặt với nhau, như hình với bóng, là hai đặc trưng không thể tách rời của một người trưởng thành. Một khái niệm nữa : Tự do học thuật. Khi nỗ lực để trở thành con người tự do khó quá, ta có thể đi từ tự do học thuật đi lên, có thể bắt đầu bằng những việc như tham gia các buổi hội thảo, tọa đàm như thế này. IV) Thảo luận tự do 1. Làm thế nào để thuyết phục bố mẹ ủng hộ con đường của mình? Để mình tự do lựa chọn và tự do định đoạt số phận của mình? Anh Dương đưa lời khuyên nên tiếp cận dần dần, một cách khéo léo và kín đáo để tạo nên văn hóa dân chủ trong gia đình. Còn anh Thành Alezaa đưa biện pháp cứng rắn hơn, bố mẹ không hiểu cho con thì con làm theo ý con! và 5 năm sau con mang về thành công, hãnh diện cho gia đình. Anh kể về thanh niên Đức, sau 18 tuổi mà còn sống cùng gia đình, họ phải trả tiền phòng, tiền ăn, .cho bố mẹ. Kiếm việc làm mà phải nhờ cậy đến bố mẹ, đó là một nỗi nhục vô cùng của họ! Đó là lý do vì sao mà nước Đức phát triển như chúng ta được thấy. Vì thế, không phải lăn tăn sợ sệt gì hết, tất cả mọi việc lương thiện, không làm hại ai thì bạn cứ việc làm! Về vấn đề này lại được nghe thêm câu chuyện của anh Nguyễn Quang Thạch nữa. Quả thực là đã dõi theo dự án “sách hóa nông thôn” và rất khâm phục anh, nhưng tới hôm nay mới được hiểu nhiều hơn về con người anh, rất quyết đoán, dám nghĩ dám làm, từ việc hết cấp 3 anh quyết định chưa vào đại học ngay mà ra đời lăn lộn buôn bán các kiểu 2 năm rồi mới trở lại thi vào đại học, từ việc anh 3 lần bỏ các công việc có mức lương tốt, điều kiện làm việc tốt ở Bộ Giao thông vận tải, BTC của Bỉ và Tổ chức Tầm nhìn thế giới…để theo đuổi công việc đưa sách về nông thôn mặc kệ sự can ngăn của mọi người, từ việc anh một mình đi xe máy xuyên Việt để truyền thông cho “sách hóa nông thôn”, . Cảm thấy anh không màng tới những nhu cầu danh vọng, vật chất. Khát vọng, lý tưởng sống của anh đều dồn vào dự án “Sách hóa nông thôn”, chỉ khi đưa sách về nông thôn và khuyến khích họ đọc sách thì anh mới cảm thấy hạnh phúc. Anh cũng không coi đây là công việc từ thiện mà là một trách nhiệm xã hội. Việc làm của anh hẳn đã chạm tới trái tim của rất nhiều người. 2. Mắt chữ O miệng chữ A khi nghe anh Thành chia sẻ về đất nước Israel thần kì. Rất muốn chia sẻ chi tiết lại phần này, nhưng cảm thấy khả năng tổng hợp và cách diễn đạt của bản thân còn nhiều vấn đề lắm nên chỉ gạch đầu dòng những điều mà tôi rất nhớ và ấn tượng: - “Tất cả trẻ em sinh ra là thiên tài. Nhưng sau 6 năm sống với người lớn, người lớn làm cho những đứa trẻ đó trở nên bình thường” - Ở Israel người ta sử dụng từ cổ trở lên rất nhiều. Tay cũng quan trọng, nhưng quan trọng hơn cả là cái đầu điều khiển cái tay. - Israel: 25 tuổi mỗi người đã đi hàng chục đất nước. Họ đi, họ quan sát, và học hỏi, .Tôi lại nhớ tới nước Đức họ cũng vậy, rất phổ biến việc để thanh niên 18 tuổi học xong cấp 3 đi du lịch một năm khắp nơi trên thế giới, vừa du lịch vừa đi làm kể kiếm tiền đi tiếp. Tự hỏi bao giờ thanh niên Việt Nam mình mới được như thế nhỉ? Tôi cũng sắp tròn 18 tuổi và vừa tốt nghiệp cấp 3, tôi cũng đã mơ ước từ lâu được trải nghiệm cuộc sống ở nhiều đất nước khác nhau, nhiều nền văn hóa khác trên khắp thế giới, thử thách bản lĩnh của mình khi chỉ có một mình ở một đất nước hoàn toàn xa lạ, hoàn toàn đứng trên đôi chân của mình, sống bằng hai bàn tay và cái đầu của mình, thử sức ở nhiều công việc mới mẻ để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu và hiểu hơn về bản thân, .nhất là ở giai đoạn tuổi trẻ đang tràn trề nhựa sống, lý tưởng, hoài bão này .Nhưng cách duy nhất để tôi có thể đi ra nước ngoài thời điểm này chỉ có bằng cách cày cục săn học bổng để du học, vừa học vừa làm thêm kiếm tiền, rồi tranh thủ kì nghỉ thì xách balo đi du lịch. Gap - year là một khái niệm không xa lạ, nhưng thật xa xỉ với thanh niên Việt Nam, khi người lớn sợ rằng con mình sẽ bỏ phí mất 1 năm đó. - Anh Thành khẳng định Bằng cấp không quan trọng. Forget it! Nhưng phải có: 1. Tư duy logic. 2. Ngoại ngữ. Nhưng anh nói đừng coi ngoại ngữ là kiến thức. Mà ngoại ngữ là cầu nối. Không có ngoại ngữ bạn không thể làm được bất kì điều gì to tát!. - Học để biết nhiều hơn, học để dũng cảm hơn. Học để biết rằng thế giới thực ra rất nhỏ bé. - Học để trở thành con người tự do. Học để trở thành công dân toàn cầu! Anh Thành cho chúng tôi xem hình ảnh của một người đàn ông giấu mặt, cầm trên tay cuốn sách Startup Nation che lấy khuôn mặt. Anh có chia sẻ về sự nghiệp của người đàn ông này nhưng không tiết lộ đó là ai. Người đàn ông ấy, khi đã kiếm được hàng chục triệu đô một năm, người ta mới biết anh ta là .người Việt Nam. Anh ta chính xác là một công dân toàn cầu gốc Việt. Anh Dương nhắc nhở thêm, rằng phải ý thức được mình là con người tự do, như vậy bạn mới dám tự mình quyết định và chịu trách nhiệm hoàn toàn. Khi bung thoát ra, người ta thường sợ hãi, hoang mang, không biết phải đi hướng nào .cần dũng cảm để vượt qua nỗi sợ hãi! - Trẻ em ở Israel học rất thoải mái, không thích ngồi thì đứng, gác chân lên ghế nếu làm bạn thấy thoải mái thì cứ việc, Người Do Thái họ học không bao giờ có chuyện phân loại, xếp thứ tự, học sinh cứ học hết bài này thì tiến lên bài khó hơn, ai giỏi môn nào thì phát triển môn đó, tập trung phát triển theo điểm mạnh, điểm yếu của từng cá thể . - Để thay đổi đất nước, không phải bắt đầu từ một khái niệm trìu tượng như giáo dục hay bất kì cái gì không thuộc về mình, mà phải là bắt đầu từ Chính Mình. Tôi nhớ tới một câu nói của Mahatma Gandhi “You must be the change you wish to see in the world” – Chính bạn phải là sự thay đổi mà bạn mong muốn được nhìn thấy trong thế giới này. 3. Đã quá thời gian dự kiến kết thúc rồi mà mọi người dường như còn rất nhiều câu hỏi, rất nhiều điều muốn trao đổi và hình như chẳng ai muốn về . Tiếp theo là chia sẻ của anh Hoàng Trung Kiên PTGĐ FPT Telecom - Học cho ai? Nếu học cho mình, đó là niềm vui. Nếu học cho người khác (cha mẹ, thầy cô, .) thì đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ, là gánh nặng . - Làm thế nào để học nhanh và hiệu quả nhất? Quan điểm của anh Kiên là chẳng có con đường nào trải hoa hồng, sự học nào cũng đầy gian nan, vất vả, chông gai .Hãy cứ lao vào, trải nghiệm và rút ra cách hiệu quả nhất cho riêng mình. - Một câu hỏi sâu sắc dường như được đúc rút từ kinh nghiệm của một người từng trải: xử lí như thế nào với những công việc lặp đi lặp lại một cách nhàm chán? Qua chia sẻ về công việc của cá nhân như 1 cô kế toán quanh năm ngồi hoạch toán hay về dự án của 1 tổ chức như FPT, anh rút ra cuộc sống là một sự lặp đi lặp lại những công việc, bản chất cuộc sống là những nhịp điệu tuần hoàn .Chúng ta có 2 cách, hoặc dám nhìn thẳng, chấp nhận và liên tục biến tấu nó đi cho bớt nhàm chán, hoặc chịu đựng sự nhàm chán. Đơn giản, bạn không vượt qua sự nhàm chán, bạn thất bại. Bạn vượt qua sự nhàm chán, đó là một thành công vĩ đại. - Sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây: người phương Đông hỏi 7 + 9 = ?. Người phương Tây hỏi 16 = ? + ? - Sự khác biệt giữa con người và con vật: con người biết đọc sách. - Người phương Tây, họ cãi nhau không phân biệt ông bà cha mẹ, không phân biệt sếp - nhân viên, .nhưng tranh luận xong họ thống nhất. Người VN, triệu người nhất trí cả triệu ngay từ đầu, sau đó ý tôi tôi làm, ý anh anh làm. - Chúng ta có Innovation. Nhưng thiếu Innovation Management. III) BÀI HỌC TỪ ISRAEL Một đất nước 65 năm tuổi đời, diện tích hơn 20.000 km2 và dân số ước tính khoảng 8 triệu người vào năm 2012, lọt thỏm trong vòng vây của các quốc gia thù địch, lại là một trung tâm công nghệ và đầu tư hàng đầu thế giới, chiến thắng hầu như mọi cuộc chiến và thậm chí còn đi “bắt nạt” người khác. Một dân tộc mấy ngàn năm không có tổ quốc, bị tàn sát, bị xua đuổi lại là tâm điểm của nhiều huyền thoại về trí thông minh và thành công. Với cuốn Start-up Nation: The Story of Israel's Economic Miracle (Quốc gia khởi nghiệp: Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel, Trí Vương dịch, Công ty sách Alpha và NXB Thế giới, 2013), 2 tác giả Dan Senor và Saul Singer đã phần nào soi sáng câu chuyện thành công của Israel, đặc biệt về kinh tế và quân sự. Dĩ nhiên, lịch sử và hoàn cảnh đặc thù của Israel góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nước này, nhưng trong đó vẫn có những giá trị đáng tham khảo và học hỏi. Sinh viên công nghệ Israel tự tin trước Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: GPO “Tại sao tôi không phải sếp của ông ?” “Từ thuở sơ khai, chúng tôi đã được dạy phải luôn nghi ngờ cái có sẵn, phải luôn đặt câu hỏi tranh luận về mọi vấn đề và sáng tạo . Người Israel luôn thử thách bạn mọi lúc bằng những câu hỏi như “Tại sao ông là sếp của tôi; Tạo sao tôi không phải sếp của ông?”, Quốc gia khởi nghiệp dẫn lời Shmuel Mooly Eden, người đứng đầu bộ phận của Tập đoàn Intel tại Israel (Intel Israel) đúc kết về đặc tính đầu tiên và được xem là có tính quyết định trong sự vươn lên của nước này. Thật vậy, bàng bạc trong sách là những câu chuyện về sự táo bạo thách thức những trật tự sẵn có, bỏ lại những tư duy thông Mục tiêu của người lãnh đạo là nên tối đa hóa sự chịu đựng - trong khi khuyến khích bất đồng chính kiến. Khi một tổ chức đang trong thời kỳ khủng hoảng, thiếu sự chịu đựng là vấn đề lớn Dov Frohman, người sáng lập Intel Israel thường và không đầu hàng nghịch cảnh để khởi nghiệp và vươn lên. Dân Israel gọi đây là chutzpah, có nghĩa là “táo bạo, gai góc, trắng trợn, thần kinh, vô liêm sỉ”. Theo Quốc gia khởi nghiệp, tinh thần chutzpah thể hiện qua cách “sinh viên đại học nói chuyện với giảng viên, nhân viên thách thức ông chủ, binh lính chất vấn sĩ quan chỉ huy và thư ký sửa lưng các bộ trưởng. Tuy nhiên, đối với người Israel, đây không phải sự gan dạ, mà là điều hết sức bình thường”. Từ tinh thần chutzpah cũng như xuất phát từ khó khăn khách quan như nước nhỏ, ít người, Israel tập trung đào tạo một thế hệ người lao động đa nhiệm, giỏi ứng biến, dám làm dám chịu và thấm nhuần tư duy rosh gadol, tức “vẫn làm theo lệnh, nhưng theo cách tốt nhất có thể, vận dụng óc phán xét và đầu tư mọi nỗ lực cần thiết. Nó đề cao sự ứng biến hơn là kỷ luật, cũng như thách thức lãnh đạo hơn là tôn trọng cấp bậc” (Quốc gia khởi nghiệp, trang 176). Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong quân đội Israel, nơi không có nhiều sĩ quan chỉ huy và mỗi người lính đều phải biết cách tự quyết định trên chiến trường. Theo sách, đây là một trong những lý do Israel chiến thắng liên quân Ả Rập trong Cuộc chiến 6 ngày năm 1967 và không phải ngẫu nhiên mà quân đội là nơi ươm mầm hàng ngàn doanh nhân khởi nghiệp của Israel. Sự “chịu đựng” của lãnh đạo Nổi loạn, sáng tạo và tranh luận chỉ có thể tồn tại trong một nền chính trị - văn hóa “bình đẳng, chống phân cấp, luôn cảnh giác thái độ khúm núm và tính bầy đàn”. Quốc gia khởi nghiệp dẫn lời người sáng lập Intel Israel là Dov Frohman nhận định: “Mục tiêu của người lãnh đạo là nên tối đa hóa sự chịu đựng - trong khi khuyến khích bất đồng chính kiến. Khi một tổ chức đang trong thời kỳ khủng hoảng, thiếu sự chịu đựng là vấn đề lớn”. Bên cạnh đó, người Israel không sợ thất bại. Họ luôn gắng cứu các doanh nghiệp phá sản và tạo cơ hội để gây dựng lại. Điều đó không có nghĩa là nhắm mắt đâm đầu và không ai chịu trách nhiệm. Sau mỗi thất bại, thậm chí sau mỗi chiến thắng, là những cuộc mổ xẻ, kiểm điểm sâu rộng, “phê và tự phê” và luôn có người chịu kỷ luật. Theo sách, sau cuộc chiến năm 1967, vẫn có nhiều quan chức cấp cao phải từ chức. Các cuộc kiểm thảo diễn ra công khai, minh bạch với sự tham gia, giám sát của cả nước, trái với văn hóa “kiểm điểm nội bộ tuyệt mật” của quân đội Mỹ, theo Quốc gia khởi nghiệp. Về vĩ mô, các nhà quản lý và lãnh đạo Israel cố gắng cơ cấu tổ chức của họ, từ nhà nước, quân đội đến doanh nghiệp, theo “mô hình thử nghiệm” với “mọi thông tin mới đều được đánh giá và tranh luận trong môi trường văn hóa tương tự phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển”. Điều này trái ngược với mô hình mà “thủ tục và hệ thống kiểm soát mọi thứ, bao gồm cả việc tuân thủ nghiêm ngặt thời gian và ngân sách”. (còn tiếp) Những tên tuổi lớn của thế kỷ 20 có thể kể đến như bộ óc thế kỷ Albert Einstein, Sigmund Freud, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx, Otto Frisch, .v.v. đều là người Do Thái. Dù không phải là chủng tộc lớn, vậy nhưng không một nhóm chủng tộc nào có thể sánh được với người Do Thái về khả năng và thành tích vượt trội. Kết hợp với những tính cách di truyền của người Do Thái như tham vọng, ham hiểu biết, tích cực, trí tưởng tượng phong phú, bền bỉ, sự thông minh của người Do Thái thực sự đã là đòn bẩy khiến người Do Thái đứng đầu trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống. Những tên tuổi Do Thái hiện nay có thể kế đến là nhà tài phiệt George Soros (người có thể làm khuynh đảo thị trường tài chính thế giới, được xem là người đứng sau sự sụp đổ hệ thống chính trị cộng sản ở Đông Âu và khủng hoảng tài chính Châu Á 1997); các cựu và chủ tịch Ngân hàng thế giới World bank đương nhiệm đều là người Do Thái ví dụ như James Wolfensohn, Paul Wolfowitz, Robert Zoellick. Diễn viên điện ảnh thông minh và có học thức thuộc hàng top Hollywood hiện nay là Natalie Portman cũng là người Do Thái, vừa theo học ĐH Havard và tham gia bộ phim siêu phẩm Chiến tranh giữa các vì sao. Trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống như kỹ thuật, âm nhạc, khoa học và kinh doanh, 70% các hoạt động kinh doanh thế giới hiện nay đều do người Do Thái nắm giữ. Các lĩnh vực kinh doanh nổi bật như mỹ phẩm, thời trang, thực phẩm, vũ khí, khách sạn, công nghiệp phim ảnh (kể cả Hollywood và các trung tâm điện ảnh khác). Trong năm thứ 2 đại học, vào tháng 12 năm 1980, tôi định đến California và tôi nảy ra ý tường, tôi tự hỏi sao trời lại cho họ những khả năng siêu phàm như vậy, liệu có điều gì trùng hợp chăng, loài người có thể tạo ra những người giống họ như việc sản xuất hàng hóa từ nhà máy không? Luận văn của tôi mất 8 năm để tập hợp thông tin từ tất cả các nguồn tin chính xác như đồ ăn, văn hóa, tôn giáo, sự chuẩn bị khi mang thai, .v.v. và tôi đem so sánh với những chủng tộc khác. Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị cho thai kỳ. Ở Israel, điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là người mẹ khi mang thai sẽ thường xuyên hát, chơi đàn, và luôn cố gắng giải toán cũng chồng. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy người mẹ luôn mang theo sách toán và đôi khi tôi giúp cô giải bài. Tôi hỏi cô, ‘việc này có phải là giúp cho thai nhi?’. Và cô trả lời, ‘Đúng vậy, tôi làm thế là để đào tạo đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ như vậy nó sẽ trở nên thông thái về sau.’ Và cô tiếp tục làm toán cho đến khi đứa trẻ được sinh ra. Một điều khác tôi nhận thấy là đồ ăn. Người mẹ rất thích ăn hạnh nhân, chà là cùng sữa tươi. Bữa trưa cô ăn bánh mỳ và cá (không ăn đầu), salad trộn với hạnh nhân và những loại hạt khác vì họ tin rằng thịt cá tốt cho sự phát triển trí não nhưng đầu cá thì không. Thêm vào đó, theo văn hóa của người Do Thái, người mẹ khi mang thai sẽ cần phải uống dầu gan cá. Khi tôi được mời đến dùng bữa tối, tôi thấy rằng họ luôn dùng cá (phần thịt ở mình cá), họ không ăn thịt vì họ tin rằng thịt và cá khi ăn chung sẽ không tốt cho cơ thể. Salad và các loại hạt là điều bắt buộc, đặc biệt là hạnh nhân. Họ luôn ăn hoa quả tươi trước bữa chính. Lý do là vì họ tin rằng việc ăn bữa chính trước rồi hoa quả sẽ khiến chúng ta buồn ngủ và khó tiếp thu bài ở trường. Ở Israel, hút thuốc là điều cấm kỵ. Nếu bạn là khách thì không nên hút thuốc trong nhà họ, họ sẽ lịch sự mời bạn ra ngoài để hút thuốc. Theo các nhà khoa học ở Đại học Israel, chất nicotine sẽ phá hủy những tế bào cơ bản trong cơ thể đồng thời ảnh hưởng đến gen và DNA (tế bào di truyền) dẫn đến sự thoái hóa bộ não. Đồ ăn cho trẻ cũng luôn trong sự hướng dẫn của cha mẹ. Đầu tiên, hoa quả ăn cùng với hạnh nhân, sau đó là dầu gan cá. Theo đánh giá của tôi, những đứa trẻ Do Thái đều biết 3 thứ tiếng, ví dụ như tiếng Do Thái, Ả rập và tiếng Anh. Từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được học đàn piano và violin, và đây là điều bắt buộc. Làm như vậy vì họ tin rằng điều này sẽ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ và sẽ khiến con họ trở nên thông minh. Cũng theo các nhà khoa học Do Thái, sự rung động của âm nhạc sẽ kích thích bộ não và đó là lý do vì sao có rất nhiều thiên tài người Do Thái . Từ lớp 1 đến lớp 6, những môn học ưu tiên trẻ em được dạy các môn về kinh doanh, toán học, khoa học. Để so sánh , tôi có thể nhận thấy trẻ em ở California, chỉ số IQ của chúng khoảng 6 năm về trước. Tất cả trẻ Do Thái đều tham gia vào các môn thể thao như bắn cung, bắn sung, chạy bộ vì họ tin rằng bắn cung và bắn súng sẽ rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác. Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo ra sản phẩm, đi sâu vào những kiểu bài tập thực tế như vậy. Dù một số dự án/bài tập có vẻ nực cười và vô dụng, nhưng tất cả đều đòi hỏi sự tập trung nghiêm túc đặc biết nếu đó là những môn thuộc về vũ khí, y học, kỹ sư, ý tưởng sẽ được giới thiệu lên các viện khoa học hoặc trường đại học. Khoa kinh doanh cũng được chú trọng ưu tiên. Trong năm cuối ở trường đại học, sinh viên sẽ được giao một dự án và thực hành. Họ sẽ hoàn thành nếu nhóm của họ (khoảng 10 người/nhóm) có thể tạo ra lợi nhuận 1 triệu USD. Đừng ngạc nhiên, đây là thực tế và đó là lý do vì sao một nửa hoạt động kinh doanh trên thế giới là của người Do Thái. Thiết kế mẫu thời trang mới nhất của Levis là của khoa kinh doanh và thời trang của trường ĐH Israel. Đã bao giờ bạn thấy họ cầu nguyện chưa? Họ sẽ luôn lắc đầu vì họ tin rằng hành động này sẽ kích thích và cung cấp nhiều oxy cho não. Điều tương tự giống như người Hồi giáo khi cầu nguyện họ phải quỳ lạy cúi đầu. Và hãy xem những người Nhật Bản, cách họ cúi đầu và người Nhật Bản cũng có rất nhiều người thông minh, họ thích ăn sushi (thịt cá tươi). Liệu đây có phải là sự trùng hợp? Trung tâm thương mại của người Do Thái tập trung ở thành phố New York, và chỉ phục vụ cho người Do Thái. Nếu ai đó trong cộng đồng Do Thái có ý tưởng hay có thể sinh lời, hội đồng người DT sẽ cung cấp khoản vay không lãi suất và đảm bảo việc kinh doanh này phải phát triển. Vì lý do này, Starbuck, Dell, Coca-cola, DKNY, Oracle, Levis, Dunkin Donut, các bộ phim Hollywood và hàng trăm hoạt động kinh doanh khác đều nằm dưới sự tài trợ của cộng đồng Do Thái. Sinh viên Do Thái tốt nghiệp từ khoa y dược ở New York được khuyến khích đăng ký với hội đồng này và được phép hành nghề tư với khoản vay không lãi suất này. Hút thuốc sẽ khiến bộ não bị thoái hóa. Trong chuyến thăm của tôi đến Singapore năm 2005, điều khiến tôi ngạc nhiên là những người hút thuốc bị coi như đồ bỏ đi và giá một bao thuốc là khoảng 7 USD. Cũng giống như ở Israel, việc hút thuốc là cấm kỵ và Singapore đã hình thành cách quản lý giống như ở Israel. Đây cũng là lý do vì sao hầu hết các trường ĐH của Singapore đều thuộc đẳng cấp cao, dù Singapore chỉ nhỏ bằng Mahattan. Hãy nhìn sang Indonesia, đâu đâu mọi người cũng hút thuốc và giá một bao thuốc chỉ rẻ bèo khoảng 70 xu USD. Và bạn có thể đếm được số trường ĐH của họ, những gì họ sản xuất, những gì họ có thể tự hào, công nghệ ư? Họ còn chẳng thể nói được thứ ngôn ngữ nào ngoài ngôn ngữ của mình, vì sao họ khó có thể sử dụng Tiếng Anh thành thạo? Liệu đây có phải là do việc hút thuốc? Bạn hãy tự suy nghĩ nhé. Trong bài nay tôi không động chạm đến vấn đề tôn giáo hay chủng tộc. Đó là vì sao người Do Thái khá kiêu ngạo, và vì sao họ luôn bị săn đuổi từ thời Paraoh cho đến Hitler. Đối với tôi đó là vấn đề về chính trị và sự tồn vong. Điểm cuối cùng trong bài này là liệu chúng ta có thể tạo ra những thế hệ giống như những người Do Thái? Câu trả lời có thể ở dạng khằng định đó là chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, cách làm cha mẹ, và tôi đoán rằng chỉ trong 3 thế hệ, việc này có thể làm được. Điều này tôi có thể quan sát được từ đứa cháu của tôi. Chỉ mới 9 tuổi cậu đã viết được bài luận 5 trang về đề tài ‘Vì sao tôi thích cà chua?’. Cầu chúc cho chúng ta được sống yên bình và thành công trong việc tạo ra những thế hệ tương lai tài giỏi cho nhân loại dù bạn thuộc bất kỳ chủng tộc nào. Bổ sung: Theo truyền thống người Do Thái, những học giả, nhà khoa học được khuyến khích kết hôn với con gái của những thương nhân vì theo họ, con cái sinh ra sẽ là sự kết hợp của cả giáo dục hàn lâm và giáo dục thực tế. Chính sự coi trọng thương nhân và kinh doanh cũng như học vấn đã đưa họ lên vị trí hàng đầu trên thế giới và khiến cả thế giới ngả mũ cúi đầu. (khác hẳn với văn hóa 'sỹ, nông, công, thương' của VN và Châu Á). Những chính sách của Hoa Kỳ trước đây và của Obama hiện tại cũng đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tài phiệt người Do Thái." Người Do Thái thông minh luôn xem tiền là con dao hai lưỡi. Họ nhận thức được rằng tiền có thể giúp con người sinh tồn, nhưng nó cũng có thể gặm nhấm và ăn mòn linh hồn của nhân loại. Vì vậy, người Do Thái cho rằng, tiền là mặt gương thăm dò nhân cách con người, vừa có thể thấy được sự ti tiện của một nhân cách đồng thời cũng thấy được mặt cao thượng của người đó. Dưới đây là một câu chuyện từng lưu truyền rộng khắp trong cộng đồng người Do Thái: Vào một ngày Sabbath (ngày thứ bảy, ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa theo đạo Do Thái) ở thời Solomon, có ba người Do Thái cùng đến Jerusalem. Dọc đường, do thấy bất tiện vì mang theo quá nhiều tiền, nên họ ngồi lại bàn bạc và nhất trí chôn tiền của mình chung một chỗ, rồi tiếp tục lên đường. Thế nhưng, một trong số họ đã lén ở lại và đào tiền mang đi mất. Hôm sau, họ phát hiện tiền bị mất trộm, đoán chắc là người trong bọn làm, song lại không có bằng chứng chứng minh là ai làm. Họ bèn dắt nhau tìm đến Solomon nổi tiếng anh minh để nhờ phân xử. Sau khi nghe chuyện, Solomon không vội xét hỏi, ngược lại còn nói: “Ta đang có một vấn đề nan giản, phiền ba vị thông minh đây góp ý giúp đỡ, sau đó ta sẽ xem xét phân xử chuyện của các vị”. Trước tiên, Solomon kể một câu chuyện: Một cô gái hứa gả cho một chàng trai, nên đã đính hôn ước. Nhưng không lâu sau, cô lại yêu một người khác. Thế là, cô đề nghị hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời bằng lòng bồi thường cho anh một khoản tiền. Nhưng vì hạnh phúc của người mình yêu, chàng trai đã đồng ý hủy hôn mà không cần tiền bồi thường. Nhưng chẳng bao lâu sau, cô gái bị một ông lão lừa và bắt làm con tin để đòi tiền chuộc. Vì muốn thoát thân, cô gái nói với ông lão: “Vị hôn phu trước đây chẳng cần tiền bồi thường và đồng ý hủy hôn rồi, vì vậy, xin ông cũng nên làm thế với tôi”. Vậy là ông lão cũng đồng ý để cô đi mà không lấy đồng nào. Kể chuyện xong, Solomon hỏi: “Theo các vị, cô gái, chàng trai và ông lão, hành vi của ai là đáng khen nhất?” Người đầu tiên cho rằng, chàng trai không làm khó người khác, không lấy tiền bồi thường, hành vi rất đáng khen. Người thứ hai cho rằng, cô gái có dũng khí hủy hôn với vị hôn phu, đồng thời muốn kết hôn với người mình thật lòng yêu thương, hành vi này rất đáng khen. Người thứ ba nói: “Câu chuyện thật chẳng ra sao, ông lão đó đã vì tiền mà dụ bắt cô gái, nhưng sao lại thả cô ta đi trong khi chưa lấy được tiền chứ?”. Không chờ người thứ ba nói hết, Solomon chỉ vào hắn rồi quát lớn: “Ngươi chính là kẻ trộm tiền!”. Sau đó, Solomon giải thích: “Điều mà hai người kia quan tâm là tình yêu và cá tính của nhân vật trong câu chuyện, nhưng ngươi chỉ nghĩ đến tiền, không còn nghi ngờ gì nữa, ngươi chính là tên trộm đó”. Câu chuyện này của người Do Thái đã nói rõ thái độ của một người trước đồng tiền chính là sự thể hiện nhân cách của người đó. Người tì tiện thì trong lòng chỉ toàn nghĩ đến tiền mà không có đạo nghĩa; người cao thượng do xem trọng đạo nghĩa mà thường xem nhẹ đồng tiền. Trong cuộc sống hiện thực, người Do Thái cũng thường dựa vào thái độ đối với tiền tài của đối phương để phán đoán phẩm chất của người đó. Tục ngữ Do Thái có câu: “Tiền không tên không họ, không có lý lịch”. Họ cho rằng, bất kể dùng phương pháp hay cách thức gì, chỉ cần tiền kiếm được bằng chính khả năng kinh doanh của mình thì có thể đường hoàng nhận lấy, chẳng có gì xấu hổ cả. Nhà sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, Karl Marx từng viết trong cuốn Luận vấn đề về người Do Tháirằng: “Người Do Thái dùng cách riêng của mình để giải phóng bản thân. Họ làm được như thế chẳng những vì họ hiểu rõ thế lực đồng tiền, mà còn vì đồng tiền đã trở thành thế lực của thế giới dù có thông qua họ hay không. . LỐI THOÁT CHO VIỆC HỌC CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM Qua khảo sát mở đầu hội thảo, nhận xét chung là chúng ta đi học như một thói quen, học một. rèn luyện cho bộ não trở nên tập trung vào cách quyết định và sự chính xác. Ở trường trung học, học sinh sẽ giảm dần việc học khoa học mà sẽ học cách tạo