Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi động, môi trường kinh doanh ngày một trở nên khắc nghiệt hơn, cho nên các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải tìm cách nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình, muốn làm được như vậy thì phải có nguồn vốn đủ để đáp ứng được những nhu cầu phát sinh. Rồi nhu cầu cần chi tiêu tới tiền của cá nhân cũng tăng cao…Với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán, tài chính xuất hiện thêm nhiều kênh huy động vốn tiềm năng nhưng hình thức truyền thống là vay vốn ngân hàng vẫn chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Để duy trì được hoạt động của mình, các ngân hàng cũng cần có vốn, ngoài vốn tự có ban đầu thì ngân hàng cũng phải huy động vốn từ bên ngoài, chiếm tỷ lệ rất lớn trong số đó là nguồn tiền gửi. Hay nói cách khác, nguồn tiền gửi là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình. Qua đó, ta có thế thấy được, một ngân hàng có thực hiện tốt được các chức năng của mình hay không phụ thuộc vào việc huy động và quản lý nguồn tiền gửi trong ngân hàng như thế nào. Một bài toàn không dễ giải quyết đối với hầu hết các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế như thế, em chọn đề tài “ bàn về quản lý tiền gửi và thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu. Phần nghiên cứu của em bao gồm: • Chương 1: tổng quan về quản lý tiền gửi • Chương 2: thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đề án môn học LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi động, môi trường kinh doanh ngày một trở nên khắc nghiệt hơn, cho nên các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế phải tìm cách nâng cao hiệu quả các hoạt động của mình, muốn làm được như vậy thì phải có nguồn vốn đủ để đáp ứng được những nhu cầu phát sinh. Rồi nhu cầu cần chi tiêu tới tiền của cá nhân cũng tăng cao…Với sự xuất hiện của thị trường chứng khoán, tài chính xuất hiện thêm nhiều kênh huy động vốn tiềm năng nhưng hình thức truyền thống là vay vốn ngân hàng vẫn chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng. Để duy trì được hoạt động của mình, các ngân hàng cũng cần có vốn, ngoài vốn tự có ban đầu thì ngân hàng cũng phải huy động vốn từ bên ngoài, chiếm tỷ lệ rất lớn trong số đó là nguồn tiền gửi. Hay nói cách khác, nguồn tiền gửi là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động của mình. Qua đó, ta có thế thấy được, một ngân hàng có thực hiện tốt được các chức năng của mình hay không phụ thuộc vào việc huy động và quản lý nguồn tiền gửi trong ngân hàng như thế nào. Một bài toàn không dễ giải quyết đối với hầu hết các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế như thế, em chọn đề tài “ bàn về quản lý tiền gửi và thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam” để nghiên cứu. Phần nghiên cứu của em bao gồm: • Chương 1: tổng quan về quản lý tiền gửi • Chương 2: thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu em thấy đây là một vấn đề khá phực tạp bởi lẽ thực chất hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ của ngân hàng là rất phong phú và đa dạng. Do thời gian tiếp cận ít, trình độ kiến thức còn hạn chế nên đề án của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý, sửa chữa của thầy cô và những người quan tâm. NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan về quản lý tiền gửi SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học I. Khái quát chung về nguồn tiền gửi trong ngân hàng thương mại ( NHTM) 1. Khái niệm và đặc điểm của tiền gửi 1.1 Khái niệm Thông thường người ta xem tiền gửi là số tiền mà các khách hàng gửi vào và để lại trong tài khoản của họ trong ngân hàng. Nhưng hiểu như thế thì chưa trọn nghĩa, vì: Với người gửi tiền thì có 2 nhóm chính: - Gửi tiền xin mở tài khoản để được hưởng các tiện ích của các phương tiện mà ngân hàng cung cấp. tiền gửi ở đây là số tiền gửi cho các nghiệp vụ phát sinh trong tương lai hoặc các nghiệp vụ phát sinh từ trước còn lại - Gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất như gửi vào sổ tiết kiệm hay các tài khoản định kỳ, khí đó thì sẽ không được sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng như ở trên.chưa Qua đó, ta thấy được rằng để định nghĩa cho thật” gọn gàng” thế nào là tiền gửi cũng không hề đơn giản. Ở các nước phát triển, có một văn bản luật đã định nghĩa như sau: “ được coi là tiền gửi, tiền mà ngân hàng nhận được của khách hàng bất luận dưới danh từ nào dù phải trả lãi hay không trả lãi, với quyền sử dụng tiền đó cho hoạt động kinh doanh của mình và với bổn phận làm nghiệp vụ ngân quỹ cho người ký gửi, nhất là phải trả trong giới hạn số tiền nhận được, tất cả các lệnh phải trả tiền của người gửi tiền bằng séc, lệnh chuyển khoản, thư tín dụng… hay bất cứ bằng cách nào khác; cũng thâu thập vào khoản tiền gửi mọi khoản tiền mà ngân hàng thu hộ cho người gửi.” Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng 1997 có định nghĩa về tiền gửi như sau: “ tiền gửi là số tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền” 1.2 Đặc điểm SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học Tiền gửi phải được thanh toán khi khách hàng yêu cầu, ngay cả khi đó là tiền gửi có kỳ hạn chưa đến hạn: ngày nay, khi khách hàng gửi tiền, ngân hàng không còn đơn thuần là làm nhiệm vụ của người giữ tiền hộ để nhận thù lao mà giữa khách hàng và ngân hàng có những thỏa thuận, cam kết khác để ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó vào mục đích của mình và khách hàng vẫn nhận lại được khoản tiền sau một thời gian nào đó kèm theo với tiền lãi. Đây như là một nghiệp vụ huy động vốn- nghiệp vụ đi vay của ngân hàng từ nền kinh tế. do đó, ngân hàng buộc phải thực hiện cam kết khi khách hàng yêu cầu thanh toán. Quy mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác: thông thường nguồn này chiếm hơn 50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của các ngân hàng. Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục tiền gửi là khoản mục duy nhất để phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc, do vậy chi phí tiền gửi thường cao hơn lãi phải trả cho tiền gửi: vì khi huy động tiền gửi, ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng mới có thể cho vay phần tiền còn lại. Ngân hàng là tổ chức kinh doanh tiền tệ nên vẫn phải đảm bảo mục tiêu lợi nhuận Ở nhiều nước, ngân hàng phải mua bảo hiểm tiền gửi. Ngân hàng là một tổ chức có quan hệ với các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác rất chặt chẽ. Hơn nữa các NHTM cũng có liên quan mật thiết với nhau. Một khi một ngân hàng có nguy cơ sụp đổ thì rất có thể gây ra hiệu ứng Đomino đối với các ngân hàng khác. Mà do đặc tính phải thanh toán khi có khách hàng yêu cầu nên NHTM luôn luôn phải đảm bảo khả năng thanh toán của mình, vì thế một số nước yêu cầu NHTM phải mua bảo hiểm tiền gửi để tránh rủi ro cho khách hàng, tạo tâm lý an toàn hơn cho khách hàng. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho cả hệ thống NHTM của quốc gia đó. 1. Vai trò Tiền gửi có vai trò quan trọng đối với cả ngân hàng và khách hàng • Đối với ngân hàng: Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay do đó là là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng. Hay nói cách khác tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục tiền gửi là khoản mục duy nhất để phân biệt ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác. • Đối với các khách hàng thuộc tầng lớp dân cư, việc mở tài khoản và ký gửi tiền tại ngân hàng, ngoài việc được ngân hàng cung cấp dịch vụ để thuận tiện cho chi trả còn được cung cấp thêm các dịch vụ đa dạng khác về tài chính có khả năng sinh lời. Mặt khác, khi gửi tiền vào ngân hàng người gửi có thể vừa giữ được vốn của mình khá toàn vừa nhận được một khoản lợi tức nhất định trong khi hình thức này an toàn hơn, tiện ích hơn việc mà người gửi tiền sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình vào việc mua cổ phần, cổ phiếu hay để tiền trong két sắt của mình. 1. Phân loại 1.1 Tiền gửi không kỳ hạn Là loại tiền gửi hoàn toàn theo nguyên tắc khả dụng, người gửi tiền có quyền rút tiền bất cứ khi nào họ muốn. Với tính bất định về thời gian và địa điểm có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên loại tiền gửi này có tên gọi khác là tiền gửi theo yêu cầu( theo tiếng anh). Tiền gửi không kỳ hạn tại mỗi thời điểm trong các tài khoản không kỳ hạn của NHTM tạo khả năng có thể viết séc để chi tiền hoặc chuyển nhượng khi cần. Vì vậy, tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tiền trong tài khoản séc. Khách hàng không chú ý đến việc để dành cũng như không chú trọng đến lãi suất. khách hàng chỉ muốn đổi từ hình thức tiền tệ này sang hình thức tiền tệ khác, thích thanh toán bằng séc hơn dùng tiền mặt. khả năng tiện lợi của tiền gửi không kỳ hạn trong thanh toán phụ thuộc vào tổ chức và hoạt động của NHTM phát hành ra nó: mạng lưới chi nhánh, quan hệ với các ngân hàng khác…. Khoản tiền khách hàng gửi vào thực chất là một khoản tiền khách hàng cho ngân hàng vay( dù ngân hàng chỉ phải trả một lãi suất rất thấp), do đó với ngân hàng đây là khoản nợ và ngân hàng phải trả bất cứ khi nào khi khách hàng yêu cầu. 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn Là loại tiền gửi được ủy thác vào ngân hàng mà có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Như vậy, về nguyên tắc khách hàng chỉ SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học được rút tiền ra khi đến hạn thỏa thuận. Nó là một ngoại lệ của nguyên tắc khả dụng. Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn: • Khoản tiền gửi sẽ có thời gian gửi tối thiểu theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, và không được rút tiền ra trước thời hạn, nếu trong tường hợp đặc biệt, khách hàng rút tiền ra thì sẽ có các khả năng sau: - Ngân hàng từ chối - Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải báo trước một khoảng thời gian nào đó về ý định rút tiền - Khách hàng phải chấp nhận lãi suất phạt vì làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ngân hàng • Tiền gửi có kỳ hạn được hưởng lãi suất cố định: các loại tiền gửi có kỳ hạn khác nhau sẽ được hưởng các mức lãi suất khác nhau, thời gian càng lâu thì mức lãi suất càng cao. Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn Mục đích của tiền gửi có kỳ hạn là tìm kiếm lợi tức. Tiền gửi phụ thuộc vào 3 thông số - Lãi suất của các NHTM đưa ra - Lãi suất của các loại hình đầu tư khác - Thu nhập của nhân dân 1.3 Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm hay còn gọi là tài khoản dùng sổ. Một khoản ký thác gửi dưới hình thức tiết kiệm rất đa dạng và phổ biến trong nền kinh tế được các NHTM huy động là khoản tiền tiết kiệm trong xã hội, loại này có đặc điểm: người gửi tham gia gửi tiền vào ngân hàng rất đông, gửi làm nhiều lần, số tiền mỗi lần gửi thường là ít nhưng về số lượng tuyệt đối lại rất lớn, chiếm tỷ lệ rất quan trọng trong cơ cấu vốn ký thác huy động được. Cũng có 2 loại tiền gửi tiết kiệm: có kỳ hạn và không kỳ hạn. II. Cơ cấu tiền gửi trong một NHTM 1. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu tiền gửi trong một NHTM Có 2 yếu tố quan trọng là: • Nhu cầu của công chúng đối với các loại hình dịch vụ nhận và tiền gửi (là yếu tố quan trọng hàng đầu) SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học • Chính sách huy động vốn của ngân hàng bao gồm: việc thu phí dịch vụ, tương quan lãi suất giữa các loại tiền gửi khác nhau, sự tích cực trong hoạt động quảng cáo, thời gian và quy mô vốn đầu tư vào việc thu hút và duy trì các khách hàng gửi tiền. 2. Cơ cấu tiền gửi trong ngân hàng thương mại Loại hình tiền gửi mà ngân hàng sẵn sàng cung cấp nhất là tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Ví dụ: ( trang bên) Sự thay đổi cơ cấu tiền gửi ở Mỹ ( Phần trăm thay đổi của tất cả các ngân hàng được bảo hiểm vào cuối năm) Khoản mục tiền gửi 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1996 Tiền gửi không hưởng lãi 37.9 22.3 20.5 19.9 17.9 20.8 19.8 Tiền gửi hưởng lãi 62.1 77.7 79.5 81.0 82.1 79.2 80.2 Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 Tiền gửi giao dịch 31.9 32.5 32.3 29.9 29.7 33.4 29.3 Tiền gửi tiết kiệm 68.1 67.5 67.7 70.1 70.3 66.6 70.7 Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 Tiền gửi giao dịch 24.5 25.1 22.9 20.6 19.1 20.2 22.1 Tiền gửi tiết kiệm* 30.2 32.8 36.2 33.5 38.3 41.2 39.8 Tiền gửi kỳ hạn 44.4 42.1 40.9 45.9 42.6 38.6 38.1 Tổng tiền gửi 100 100 100 100 100 100 100 *tiền gửi tiết kiệm bao gồm cả tiền gửi trong tài khoản trên thị trường tiền tệ Nguồn: Bảo hiểm tiền gửi liên bang, thống kê ngân hàng. Như bảng trên thể hiện, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn chiếm xấp xỉ 4/5 toàn bộ tiền gửi trong nước tại các ngân hàng tài khoản được bảo hiểm ở Mỹ (US - Insured Commericial Banks) vào cuối nam 1993. Thật không có gì đáng ngạc nhiên khi mà tiền gửi liệt kiệm và tiền gửi kỳ hạn chiếm phần lớn trong nguồn vốn tiền gửi tại mọi ngân hàng. Ngược lại, tiền gửi không hưởng lãi đã giảm dáng kể và chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng lượng tiền gửi ở Mỹ. Nhìn chung, nếu được phép tự quyết định cho bản thân mình về cơ cấu tiền gửi tối ưu, các ngân hàng sẽ hướng về một tỷ trọng cao đối với tiền gửi giao dịch, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi kỳ hạn lãi suất thấp. Các tài khoản này thuộc những nguồn vốn có chi phí thấp nhất của ngân hàng và thường chiếm một tỷ lệ lớn trong lượng tiền gửi cơ sở (core deposits). Đây là cơ sở vốn tiền gửi ổn định ít nhạy cảm với SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học những biến động của lãi suất trên thị trường và thường được duy trì tại ngân hàng. Mặc dù, phần lớn tiền gửi cơ sở (như tiền gửi tiết kiệm) có thể bị rút ngay lập tức nhưng kỳ hạ thực tế của các tài khoản này thường kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên tác động tổng thể của lạm phát, của việc giảm bới các quy định quản lý, của tình trạng cạnh tranh gay gắt và trình độ nhận thức cao hơn của khách hàng đã tạo ra nhiều thay đổi lớn đối với cấu trúc nguồn tiền gửi của ngân hàng. Một khoản mục tiền gửi quy mô lớn khác là tiền gửi của chính phủ, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài. Phần lớn lượng tiền gửi này được huy động thông qua các chi nhánh của ngân hàng tại nước ngoài. Khoản mục tiền gửi quan trọng cuối cùng là Tiền gửi của các ngân hàng khác, bao gồm tiền gửi của ngân hàng đại lý - đây là tiền gửi mà các ngân hàng nắm giữ của nhau thanh toán cho các dịch vụ đại lý. Ví dụ một ngân hàng tại khu trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu, vi tính hoá hoạt động ghi sổ, tư vấn các vấn đề thuế và đầu tư, tham gia cho vay, thanh toán bù trừ và thu séc cho các tổ chức nhận tiền gửi nhỏ ở nông thôn và ở những khu xa trung tâm. Khi nhận tiền gửi từ các ngân hàng khác, ngân hàng sẽ ghi vào tài khoản tiền gửi của ngân hàng khác (deposits due to banks) thuộc bên nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Ngân hàng sở hữu khoản tiền gửi đó sẽ ghi vào bên tài sản tại tài khoản Tiền gửi tại ngân hàng khác (deposits due from bank. III. Quản lý nguồn tiền gửi 1. Quản lý lãi suất Lãi suất là yếu tố cơ bản để huy động vốn và cho vay của ngân hàng, ngân hàng phải quản lý làm sao để vẫn duy trì được lợi nhuận mà vừa đảm bảo được sức cảnh tranh của các sản phẩm. 1.1 Định nghĩa: Quản lý lãi suất của các khoản nợ là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quy mô và kết cấu nguồn phù hợ với yêu cầu sinh lợi của NH. 1.2 Nguyên nhân phải quản lý lãi suất SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học Hiện nay, hầu hết các NH ở Việt Nam cũng như trên thế giới đang phải đối mặt với sự cạnh tranh thu hút khách hàng về phía mình trong việc định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi, một loại nguồn vốn chủ yếu của NH. Một mặt, NH phải trả một mức lãi suất đủ lớn để thu hút và phải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao bởi điều này sẽ làm giảm mức thu nhập tiềm năng của NH. NH thường phải lựa chọn giữa 2 mục tiêu tăng trưởng và khả năng sinh lời. Trả lãi quá cao cho các khoản tiền gửi và các nguồn vốn khác giúp cho NH tăng trưởng nhanh, nhưng chiến lược cạnh tranh này khiến cho lợi nhuận của NH suy giảm nghiêm trọng. Do đó phải quản lý lãi suất và đưa ra được mức lãi suất phù hợp. Một lãi suất không hợp lý (cao hoặc thấp) đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của DN. Khi lãi suất quá cao, các DN sẽ không dám vay vốn của NH, nhiều dự án có hiệu quả cao sẽ không được thực thi, nhiều cơ hội kinh doanh của DN sẽ bị mai một mất. Khi đó nguồn vốn NH sẽ ứ đọng, dẫn đến giảm sút lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ. Ngược lại, nếu lãi suất quy định quá thấp, các DN sẽ dễ dàng vay được vốn, thậm chí vay vốn không sử dụng đúng mục đích, dẫn đến sử dụng vốn lãng phí, không hiệu quả. Sự rủi ro của DN sẽ kéo theo sự rủi ro của NH và ảnh hưởng không ít đến cả sự phát triển chung của nền kinh tế. Do đó, NH cần phải có sự quản lý lãi suất. Tóm lại: Tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất của các NHTM. Việc duy trì và mở rộng tiền gửi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng kinh doanh và gia tăng lợi nhuận của NH. Do vậy, quản lý lãi suất tiền gửi và các chính sách có liên quan phù hợp sẽ tạo điều kiện cho NH tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội với chi phí thấp nhất 1.3 Mục tiêu và nội dung quản lý Mục tiêu: Nhằm hạn chế tối đa tổn thất về thu nhập khi lãi suất thị trường biến động. Nội dung: Thực hiện đa dạng hóa lãi suất: Lãi suất NH phải nên luôn đổi mới theo hướng đa dạng hoá, linh hoạt nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng tối thiểu hoá chi phí đầu vào, hạ thấp chi phí đầu ra, góp phần tối đa hoá lợi nhuận. Không nên có bảng lãi suất cố định cho tất cả mọi khách hàng. Điều đó sẽ SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học không thu hút được các khách hàng làm ăn tốt vì thông thường, khách hàng làm ăn tốt sẽ mang lại nhiều khoản lợi tức ngoài lợi tức cho vay. 1.4 Các cách quản lý lãi suất: • Cố định lãi suất: Đây là cách làm cổ điển nhất. NH đưa ra thang lãi suất đã lập sẵn để thông báo cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn từ NH hoặc gửi tiền cho NH. Ưu điểm: - NH ước tính được khá chính xác lợi nhuận từ mỗi khoản cho vay - Chủ động tính được mức lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các loại tài sản nợ khác. Nhược điểm: - NH tự hạn chế khả năng cho vay và đầu tư của mình dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn - Làm mất đi khả năng thương lượng vốn giữa NH và khách hàng - Khả năng rủi ro trong cho vay lớn - Khó đầu tư vào các lĩnh vực mà lãi suất của nó biến động theo thị trường như thị trường chứng khoán • Thả nổi lãi suất: Khi NH thực hiện thả nổi lãi suất, NH quản lý được tài sản và lợi nhuận theo hướng thương lượng giữa NH và khách hàng. Sẽ có nhiều khách hàng tìm đến với NH hơn và NH sẽ có nhiều cơ hội tạo lợi nhuận hơn. • Kết hợp cả 2 cách trên 2. Quản lý quy mô và cơ cấu : Quản lý quy mô và cơ cấu nhằm đưa ra và thực hiện các biện pháp để gia tăng quy mô và thay đổi cơ cấu một cách có hiệu quả nhất. Gia tăng nguồn theo chuẩn mực nào đó là một chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của NH, là điều kiện để NH mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn. Cơ cấu nợ ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và quyết định chi phí của NH. Nội dung quản lý: • Thống kê đầy đủ, kịp thời các thay đổi về các loại nguồn, tốc độ quay vòng của mỗi loại. SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A Đề án môn học Phân tích kỹ các nhân tố gắn liền với thay đổi đó (các nhân tố ảnh hưởng và bị ảnh hưởng): Đây là cơ sở để NH đưa ra quyết định phù hợp để thay đổi quy mô và kết cấu nguồn tiền • Lập kế hoạch nguồn cho từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu sử dụng: Kế hoạch nguồn cần được xây dựng cho từng giai đoạn, bao gồm kế hoạch gia tăng quy mô của mỗi nguồn, nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay, đầu tư hoặc nhu cầu chi trả cho các DN và dân chúng, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn hoặc tìm kiếm nguồn mới. Kế hoạch nguồn được đặt trong kế hoạch sử dụng và lợi nhuận kỳ vọng, bao gồm kế hoạch về lãi suất, mở chi nhánh hoặc điểm huy động, loại nguồn, tiếp thị… 3. Quản lý kỳ hạn : 3.1 Định nghĩa: Quản lý kỳ hạn là xác định kỳ hạn của nguồn phù hợp với yêu cầu về kỳ hạn của sử dụng, đồng thời tạo sự ổn định của nguồn. 3.2 Nội dụng quản lý: • Xác định kỳ hạn danh nghĩa của nguồn và các nhân tố ảnh hưởng. Kỳ hạn danh nghĩa là kỳ hạn nhất định mà NH tuyên bố, gắt với mỗi nguồn huy động. Các kỳ hạn danh nghĩa thường gắn với một mức lãi suất nhất định, theo xu hướng, nguồn có kỳ hạn danh nghĩa càng dài, lãi suất càng cao. Trong trường hợp bình thường (tức không có khủng hoảng xảy ra) cũng có một số người gửi rút tiền ra trước hạn, song nhìn chung mọi người gửi đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa để được hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Do vậy, kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn. Ý nghĩa của việc xác định kỳ hạn danh nghĩa Xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của NH. Kỳ hạn liên quan tới tính ổn định và vì vậy, liên quan đến kỳ hạn của sử dụng. Để cho vay và đầu tư dài hạn, NH cần có khả năng duy trì tính ổn định của nguồn tiền. Mặt khác, kỳ hạn liên quan tới chi phí, đó là các nguồn có tính ổn định cao thường phải có chi phí cao. Các nhân tố ảnh hưởng: SV: Nguyễn Thị Hồng Nhung Lớp: TCDN 47A . quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam I. Tình hình huy động và quản lý tiền gửi ở các NHTM Việt Nam. 1. Thực trang huy động tiền gửi ở các. hết các ngân hàng. Xuất phát từ thực tế như thế, em chọn đề tài “ bàn về quản lý tiền gửi và thực trạng quản lý tiền gửi ở các ngân hàng thương mại Việt Nam