TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiên tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các các nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng * TTQT là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ... giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Khác với thanh toán nội địa (trong phạm vi một nước) TTQT thường gắn liền với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này với đồng tiền của một nước khác.
ĐỀ ÁN MÔN HỌC LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ ÁN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Lớp học : Ngân hàng 47b Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Diệu Hằng Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam HÀ NỘI – THÁNG 11 NĂM 2008 Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 2/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam CHƯƠNG I LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ I. THANH TOÁN QUỐC TẾ (TTQT) 1- Khái niệm và phân loại 1.1- Khái niệm: * TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiên tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các các nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng * TTQT là việc thực hiện chi trả bằng tiền liên quan đến các dịch vụ mua bán hàng hoá hay cung ứng lao vụ . giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Khác với thanh toán nội địa (trong phạm vi một nước) TTQT thường gắn liền với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này với đồng tiền của một nước khác. Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế chủ yếu là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi tự do như đô la Mỹ (USD), bảng Anh (GBP), frăng Pháp (FRF), yên Nhật (JPY) bởi sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc thực hiện các giao dịch này. 1.2- Phân loại: - Dưới giác độ kinh tế, các quan hệ quốc tế được phân chia thành hai loại: + Quan hệ mậu dịch là quan hệ thanh tóanphát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá và các dịch vụ thương mại, theo giá cả quốc tế + Quan hệ phi mậu dịch là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá cũng như cung ứng lao vụ, nó không mang tính chất thương mại - Xét về mặt hình thức, TTQT có một số hình thức cơ bản sau: + Phương thức thanh toán chuyển tiền. + Phương thức thanh toán ghi sổ. + Phương thức thanh toán nhờ thu. Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 3/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam + Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 2- Ý nghĩa của hoạt động thanh toán quốc tế với hoạt động kinh doanh đối ngoại - - Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ gữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại. - Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Khi thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại với các nước thì điều kiện quan trọng không thể thiếu được là phải thiết lập quan hệ TTQT - Thanh toán là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, nếu việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất kinh doanh yên tâm và đẩy manh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển đặc biệt là hoạt động ngoại thương.TTQT trở thành một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại. - Thanh toán quốc tế hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của các bạn hàng cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính , khả năng thanh toán của người mua, của con nợ. Đồng thời trong điều kiện tiền tệ thường xuyên biến động, khả năng thanh toán của con nợ bấp bênh, hơn nữa trong cơ chế thị trường tình trạng lừa đảo ngày càng nhiều vì vậy rủi ro trong các hoạt động kinh tế đối ngoại càng cao. Tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ hạn chế được rủi ro trong thực hiện các hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại và kinh tế nói chung 3- Các điều kiện thanh toán quốc tế 3.1- Điều kiện tiền tệ: 3.1.1- Khái niệm và phân loại Khái niệm: Điều kiện tiền tệ là chỉ việc sử dụng đồng tiền nào đó để tính toán và thanh toán trong hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị của đồng tiền đó biến động Phân loại: + Căn cứ vào phạm vi sử dụng tiền tệ, chia ra làm 3 loại tiền sau đây: Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 4/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam - Tiền tệ thế giới:là vàng. Hiện nay chưa có vật nào khác có thể thay thế vàng chấp hành các chức năng của tiền tệ thế giới - Tiền tệ quốc tế (international currency) là các đồng tiền hiệp định phụ thuộc các khối kinh tế và tài chính quốc tế như SDR, EURO . - Tiền tệ quốc gia (national money) là tiền tệ của từng nước như USD, GBP, FRF, DEM, VND . +Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ, chia ra làm 3 loại sau: - Tiền tệ tự do chuyển đổi (free convertible currency) là những đồng tiền quốc gia có thể được chuyển đổi tự do ra các đồng tiền khác. - Tiền tệ chuyển nhượng (transferable currency) là tiền tệ được quyền chuyển nhượng từ người này qua người khác qua hệ thống tài khoản mở ở ngân hàng. - Tiền tệ clearing ( clearing currency) là tiền tệ ghi sổ trên tài khoản và không được chuyển dịch sang một tài khoản khác. +Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ, chia làm 2 loại tiền sau đây: - Tiền mặt (cash) là tiền giấy của từng quốc gia riêng biệt, tỷ trọng tiền mặt trong TTQT rất không đáng kể. - Tiền tín dụng (credit currency) là tiền tài khoản, tiền ghi sổ. Hình thức tồn tại của tiền tín dụng là các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, séc, T/T, M/T .Tiền tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong TTQT. +Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán, chia làm 2 loại: - Tiền tệ tính toán (account currency) là tiền tệ được dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng trị giá hợp đồng. - Tiền tệ thanh toán (payment currency) là tiền tệ được dùng để thanh toán nợ nần, thanh toán trong hoạt động mua bán ngoại thương. 3.1.2 Điều kiện đảm bảo hối đoái: Trong tình hình hệ thống tiền tệ thế giới thường xuyên biến động dẫn đến rủi ro về ngoại hối gây tổn thất quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Để tránh khỏi hoặc hạn chế những tổn thất đó trong các hợp đồng mua bán ngoại thương, thường được quy định các điều kiện bảo lưu nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập khi tiền tệ lên xuống bất thường, đó là điều kiện đảm bảo hối đoái, gồm có: a. Điều kiện đảm bảo vàng Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 5/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam Hình thức đơn giản nhất của điều kiện đảm bảo vàng là giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán được trực tiếp quy định vằng một số lượng vàng nhất định. Nhưng trong thực tế mua bán quốc tế, thông thường giá cả hàng hoá được biểu hiện bằng tiền chứ không phải bằng số lượng vàng. Vì vậy hình thức thông thường của điều kiện đảm bảo vàng là quy định giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng bằng một đồng tiền nào đó và xác định giá trị vàng của đồng tiền này. Đến thời điểm thanh toán, nếu giá trị vàng của đồng tiền đó thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng cũng được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Điều kiện này được áp dụng phổ biến ở chế độ bản vị vàng. Hiện nay vàng không còn được sử dụng trong lưu thông tiền tệ nữa thì điều kiện đảm bảo vàng cũng không còn phù hợp. b. Điều kiện đảm bảo ngoại hối Có hai trường hợp cụ thể: - Trong hợp đồng quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán là một loại tiền, đồng thường xác định tỷ giá của đồng tiền đó với một đồng tiền khác (đồng tiền tương đối ổn định) làm cơ sở. Đến khi thanh toán nếu tỷ giá giữa hai đồng tiền có thay đổi thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng. - Trường hợp hợp đồng quy định hai đồng tiền: đồng tiền tính toán (là đồng tiền tương đối ổn định) và đồng tiền thanh toán. Khi trả tiền căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán hình thành ở thị trường. Đây là điều kiện thường được sử dụng trong TTQT hiện nay. c. Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ. Sau khi hệ thống tỷ giá cố định tan vỡ, tỷ giá hối đoái của các đồng tiền bị thả nổi tự do, trên thị trường quốc tế biến động dữ dội, sức mua của tiền tệ các nước phương Tây giảm sút nghiêm trọng. Người ta phải dựa vào nhiều đồng tiền của nhiều nước để đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng ngoại tệ trong hợp đồng, các đảm bảo đó gọi là đảm bảo hối đoái theo rổ tiền tệ. Điểm đáng lưu ý là khi áp dụng điều kiện đảm bảo này, các bên phải thống nhất lựa chọn những đồng tiền nước nào đề đưa vào “rổ” và quy định tỷ giá hối đoái của các đồng tiền đó so với một đồng tiền được đảm bảo vào lúc ký hợp đồng và vào lúc thanh toán, để điều chỉnh tổng giá trị của hợp đồng mua bán. Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 6/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam d. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả. Ngoài những điều kiện đảm bảo nêu trên, trong hợp đồng người ta còn có thể sử dụng cách quy định điều kiện đảm bảo: - Căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá cả mà điều chỉnh số tiền trả trong hợp đồng cho hợp lý. Hoặc dựa vào giá linh hoạt, số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường hay giá thành sản xuất loại hàng hoá đó. Trong tình hình lạm phát tiền tệ thường xuyên thì điều kiện này có lợi cho người xuất khẩu (nhất là khi ký kết các hợp đồng dài hạn) và không có lợi cho người nhập khẩu 3.2- Điều kiện thời gian thanh toán (thời hạn trả tiền): Điều kiện thời gian thanh toán có liên quan chặt chẽ đến việc luân chuyển vốn, phi lợi tức và có thể tránh được những rủi ro tổn thất do tỷ giá đồng tiền thanh toán biến động. 3.2.1- Trả tiền trước: Người mua phải trả một phần hay toàn bộ số tiền hàng trước khi nhận hàng hoá. Thực chất là người mua đã cấp tín dụng cho người bán. 3.2.2- Trả tiền ngay: Nghĩa là toàn bộ giá trị hàng hoá được thanh toán trong khoảng thời gian kể từ lúc hàng được chuẩn bị xong để xếp lên tàu đến lúc hàng được đến tay người nhập khẩu 3.2.3- Trả tiền sau: Là sau khi giao hàng một thời gian nhất định người xuất khẩu mới thu được tiền của người nhập khẩu. Thực chất trường hợp trả tiền của người xuất khẩu cấp tín dụng cho người nhập khẩu 3.3- Điều kiện địa điểm thanh toán: 3.4- Điều kiện về phương thức thanh toán: Khái niệm: Đây là điều kiện quan trọng bậc nhất trong các điều kiện TTQT, để đi sâu hơn, bài viết sẽ đề cập chi tiết hơn về hai vấn đề này ở phần sau. II- MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU: Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 7/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam 1- Phương thức chuyển tiền (Remittance): 1.1- Khái niệm: Các bên tham gia: - Người trả tiền - Người thụ hưởng - Ngân hàng chuyển tiền. - Ngân hàng trả tiền 1.2- Nội dung: 1.3- Các hình thức chuyển tiền: - Chuyển tiền có thể được thực hiện bằng. - Điện báo - Thư 1.4- Trình tự tiến hành nghiệp vụ: 2- Phương thức nhờ thu (uỷ nhiệm thu – Collection of Payment): 2.1- Khái niệm: a. Khái niệm b. Các bên liên quan. - Người bán hàng - Ngân hàng chuyển chứng từ - Ngân hàng thu tiền - Người mua 2.2- Các loại uỷ nhiệm thu và trình tự thực hiện: 2.2.1- Căn cứ vào cách thực hiện, chia ra 2 loại: - Uỷ nhiệm thu bằng thư - Uỷ nhiệm thu bằng điện 2.2.2- Căn cứ vào nội dung các chứng từ thanh toán uỷ nhiệm thư được chia ra làm hai loại - Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) - Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) Căn cứ vào thời gian trả tiền, uỷ nhiệm thu chia làm hai loại: + Uỷ nhiệm thư trả tiền trao chứng từ (documents against payment - D/P) Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 8/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam + Uỷ nhiệm thư chấp nhận trả tiền trao chứng từ (documents against acceptance – D/A) 3- Phương thức ghi sổ (open account) 3.1- Khái niệm: 3.2- Trình tự tiến hành nghiệp vụ: 4- Phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ: 4.1- Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ: 4.2- Các bên liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ: a- Người yêu cầu mở thư tín dụng (applicant for the credit): Còn gọi là người mua người, người nhập khẩu (importer), người mở L/C (opener), người phải trích tài khoản để thanh toán (accountee), người uỷ thác (principle). b- Người hưởng lợi (beneficiary): Là người xuất khẩu, người bán hay người ký phát hối phiếu . được hưởng thư tín dụng do người nhập khẩu mở c- Các ngân hàng liên quan: Ít nhất là có hai ngân hàng tham gia: + Ngân hàng mở thư tín dụng + Ngân hàng thông báo Ngoài hai ngân hàng trên, có thể trong L/C còn quy định thêm: + Ngân hàng xác nhận + Ngân hàng chỉ định. + Ngân hàng thanh toán + Ngân hàng chiết khấu. 4.3- Nội dung chủ yếu của một L/C: 4.4- Các hình thức của thư tín dụng: 4.4.1. Các hình thức cơ bản của thư tín dụng: - Căn cứ vào công dụng của thư tín dụng : + Thư tín dụng có thể huỷ ngang. + Thư tín dụng không thể huỷ ngang + Thư tín dụng xác nhận - Căn cứ vào thời hạn thanh toán của thư tín dụng: Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 9/15 Đề tài: Thanh toán Quốc tế và Các Phương thức thanh toán Quốc tế tại Việt Nam + L/C trả ngay + L/C trả chậm + L/C trả dần + L/C chấp nhận - Căn cứ vào quan hệ đối tác + L/C trực tiếp + L/C cho phép chiết khấu - Một số L/C đặcbiệt: + L/C tuần hoàn + L/C chuyển nhượng + L/C giáp lưng + L/C điều khoản đỏ + L/C dự phòng 4.5- Trình tự thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: Sinh viên: Nguyễn Thị Diệu Hằng Trang 10/15