Mối giao hoà giữa con người và tự nhiên chính là cội nguồn của sự sống. Đó không đơn giản là chỉ là một lời nói xuông vì với bốn chức năng của môi trường tự nhiên: Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên Môi trường là nơi chứa đựng chất thải Môi trường là không gian sống, cung cấp các hàng hoá môi trường Môi trường cung cấp các thông tin môi trường sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Nếu coi Việt Nam là một con người thu nhỏ của vô vàn những con người đang sống trên trái đất này thì không lẽ gì mà nó tách khỏi tự nhiên. Với những vật chất có sẵn của tạo hoá thì "con người" Việt Nam ấy cũng dựa vào đó để duy trì sự tồn tại mình thông qua quá trình sản xuất của mình. Khi đó, mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên được thiết lập. Đây phải chăng là mối quan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi hay là đi theo chiều hướng tiêu cực khác. Để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ cụ thể đi vào nghiên cứu lĩnh vực khai thác than ở Việt Nam, đặc biệt ở tỉnh Quảng Ninh, nơi xuất khẩu than chính của nước ta thông qua việc tiếp cận phương pháp đánh giá thiệt hại môi trường do khai thác than gây nên. Đứng trên cương vị của một sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quản lý tài nguyên môi trường mục đích làm đề tài này là xuất phát từ yêu cầu thực tế. Một mặt bản thân em muốn tìm hiểu thực trạng khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh góp vào GDP quốc dân như thế nào để từ đó rút ra động lực khiến quá trình khai thác than tăng nhanh gây thiệt hại môi trường. Mặt khác, tìm hiểu xem phương pháp đánh giá thiệt hại thông qua các chi phí môi trường cũng như giá thị trường có hiệu quả như thế nào trong lĩnh vực này. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này !!!
Mục Lục Lời Mở Đầu Trang 1. Thực trạng khai thác than ở Quảng Ninh…………………… .3 2. Tiếp cận phương pháp đánh giá thiệt hại môi trường do quá trình khai thác than ở Quảng Ninh………………………………………… .6 2.1. Tác động môi trường từ quá trình khai thác than ở Quảng Ninh……6 2.2 Tiếp cận phương pháp đánh giá thiệt hại môi trường do quá trình khai thác than than 9 2.2.1.Tác động tới môi trường từ khai thác than ở Quảng Ninh .11 2.2.2. Tiếp cận phương pháp đánh giá thiệt hại môit trường do khai thác than ở Quảng Ninh gây nên…………………………… ………. 12 3. Kết luận 3.1. Kết luận chung 3.2 Ý kiến cá nhân Tài liệu tham khảo 1 L I M UỜ Ở ĐẦ Mối giao hoà giữa con người và tự nhiên chính là cội nguồn của sự sống. Đó không đơn giản là chỉ là một lời nói xuông vì với bốn chức năng của môi trường tự nhiên: Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên Môi trường là nơi chứa đựng chất thải Môi trường là không gian sống, cung cấp các hàng hoá môi trường Môi trường cung cấp các thông tin môi trường sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Nếu coi Việt Nam là một con người thu nhỏ của vô vàn những con người đang sống trên trái đất này thì không lẽ gì mà nó tách khỏi tự nhiên. Với những vật chất có sẵn của tạo hoá thì "con người" Việt Nam ấy cũng dựa vào đó để duy trì sự tồn tại mình thông qua quá trình sản xuất của mình. Khi đó, mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên được thiết lập. Đây phải chăng là mối quan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi hay là đi theo chiều hướng tiêu cực khác. Để giải quyết vấn đề này chúng ta sẽ cụ thể đi vào nghiên cứu lĩnh vực khai thác than ở Việt Nam, đặc biệt ở tỉnh Quảng Ninh, nơi xuất khẩu than chính của nước ta thông qua việc tiếp cận phương pháp đánh giá thiệt hại môi trường do khai thác than gây nên. Đứng trên cương vị của một sinh viên chuyên ngành Kinh tế - Quản lý tài nguyên môi trường mục đích làm đề tài này là xuất phát từ yêu cầu thực tế. Một mặt bản thân em muốn tìm hiểu thực trạng khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh góp vào GDP quốc dân như thế nào để từ đó rút ra động lực khiến quá trình khai thác than tăng nhanh gây thiệt hại môi trường. Mặt khác, tìm hiểu xem phương pháp đánh giá thiệt hại thông qua các chi phí môi trường cũng như giá thị trường có hiệu quả như thế nào trong lĩnh vực này. Xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Thế Chinh đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này !!! 2 1. Thực trạng khai thác than ở Quảng Ninh. Ngành Than có những đóng góp quan trọng trong chỉ số tăng trưởng GDP ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ninh. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, nếu ngành Than đóng góp 1 đồng cho kinh tế địa phương thì địa phương bỏ ra nhiều đồng để hoàn thiện và khắc phục ô nhiễm môi trường… 90% trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm hình thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Tuy nhiên, hoạt động khai thác luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực. Theo báo cáo của ngành Than, trong nhiều năm qua, do nhu cầu than trên thế giới ngày càng tăng nhanh nên ngành Than đã tổ chức lại sản xuất, tăng cường đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, sản lượng khai thác than không ngừng tăng lên từ 11.03 triệu tấn (2000), góp phần làm tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Thống kê hiện nay cho thấy, trên địa bàn tỉnh có 41 đơn vị khai thác than và 7 đơn vị sàng tuyển, chế biến than thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Ngoài ra còn có hai đơn vị là Công ty liên doanh Phát triển Vietmindo Energitama và Công ty Xi măng & Xây dựng Quảng Ninh. Đó là chưa kể hàng chục doanh nghiệp, cơ sở khai thác " không chính qui" dưới các danh nghĩa tận thu, trồng rừng… hình thức khai thác rất thủ công nhưng sôi động trong khai thác theo kiểu bóc ngắn cắn dài với sản lượng ước tính hàng triệu tấn trên năm. Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ,Hạ Long, Cẩm Phả. Chỉ riêng khối doanh nghiệp thuộc TKV, sản lượng khai thác đã đẩy mạnh ở mức cao chưa từng thấy. Lấy mốc năm 2005, TKV đã khai thác được 31.15 triệu tấn tăng 175% so với quy hoạch năm 2010. Kinh tế Quảng Ninh tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao trên 12% , trong đó nganh Than tănng rất nhanh về sản lượng. Than sản xuất trong 6 thnág đầu năm 2006 đạt 21 triệu tấn, tăng 215% so với cùng kỳ. Nhiều khai trường khai thác than trái phép ở các địa phương xuống sâu tới hàng chục mét 3 nhưng vẫn chưa được hoàn nguyên, đang là ẩn hoạ nguy hiểm đe doạ đến sinh mạng của người dân trong mùa mưa bão 2008. Hiện nay mỗi năm TKV khai thác được hơn 50 triệu tấn than, trong đó khoảng 15 - 20 triệu tấn cung cấp cho các khách hàng trong nước, còn lại là xuất hết ra nứoc ngoài chủ yếu là Trung Quốc. Các chuyên gia ngành than cho biết, sản lượng than đã đạt ở mức giới hạn, do các mỏ lộ thiên đang giảm dần. Trong những năm tới, việc khai thác than càng ngày càng tiến sâu vào lòng đất hơn, nên sản lượng sẽ giảm. Theo Đại tá Nguyễn Hữu Tứơc, giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, chính quyền một số địa phương như Đông Triều, Hạ Long, Cẩm Phả đã cấp giấy phép cho một số dự án được đội lốt bằng tên gọi trồng rừng, làm các công trình giao thông, phúc lợi nhưng thực chất là cho phương tiện cơ giới đào bới khai thác than với số lượng lớn. Nhưng nguy hại nhất là than bất hợp pháp lại chảy ra từ những công trường khai thác hợp pháp. Boá cáo cho biết trong bối cảnh khai thác nhộn nhạo gần đây, công ty than Mạo Khê đã nhanh chong chiếm 427130 m 2 để khai thác lộ vỉa không có giấy phép và lập bãi thải không có báo cáo ĐTM, việc khai thác vận chuyển than của công ty diễn ra ồ ạt tại khu vực vỉa 6, 7, 9B về phía Bắc. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về năng lượng tăng lên. Quan hệ cung - cầu thúc đẩy việc khai thác than nói chung. Trong khi than của các công ty khai thác không đủ đáp ứng và giá cả lại không cạnh tranh nên việc khai thác than lậu là việc khó tránh khỏi. Hiện mỗi tấn than dùng nhiệt lượng thấp, không qua sàn tuyển cũng có giá trên triệu đồng. Vì lợi nhuận nên các chủ lò bất chấp tất cả miễn sao đào được than đem bán. Mỗi lò than kiểu này cũng khai thác vài chục tấn/ngày, tức là vài chục triệu triệu/ ngày. Trong khi đó, số lò than loại này mọc khắp nơi trong tỉnh Quảng Ninh, khó thống kê chính xác, nhưng chắc chắn có hàng trăm lò tồn tại. Chỉ tính hai tháng đầu năm 2008 các địa phương trên địa bàn đã tiến hành san lấp 56 lượt điểm đào bới, khai thác than trái phép. Nhiều nơi do trữ lượng than ít, một số hộ dân nhập nhằng tận thu than, cải tạo vườn, trồng rừng để khai thác, tìm 4 cách móc ngoặc để hợp thức hoá nguồn than trái phép. Không ít đối tượng đầu tư hàng tỷ đồng để mua lại vườn sau đó mua sắm phương tiện thiết bị san gạt, thăm dò than, kinh doanh than nhưng không có phương án hoặc các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về khai thác mỏ. Trong năm 2004 và bốn tháng đầu năm 2005 Công ty chế biếm than Cẩm Phả dã thu gom trong dân được 138199 tấn, Xí nghiệp chế biến tiêu thụ than của Công ty than Hòn Gai thu gom gần 15 nghìn tấn trong các hộ dân phường Hà Khánh; Xí nghiệp dịch vụ kinh doanh than thuộc Công ty than Hạ Long thu gom được hơn 41 nghìn tấn tại hai phường Mông Dương và Hà Trung. Tình trạng người dân tự tổ chức tiêu thụ, chuyển than tới các kho cảng, bến, bãi ngoài quy hoạch của TKV; hoặc đến các bến bãi thuê ngoài tỉnh như Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá… sau đó tìm cách đưa đi tiêu thụ, đã làm nỷ sinh bất ổn về an ninh trật tự. Việc nguỵ trang của quân đội khai thác than trái phép ngày càng tinh vi hơn, quá trình khai thác, vận chuyển hầu như chỉ diễn ra vào ban đêm. Lượng than tồn ở các cảng, bãi trong dân hiện còn một lượng khá lớn, khoảng 500 nghìn tấn. Năm 2006, TKV đã sản xuất và tiêu thụ đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37 triệu tấn than, vượt gần 7 triệu tấn so với quy hoạch phát triển ngành than mà chính phủ phê duyệt đến năm 2020. Năm 2007 do nhu cầu của thị trường nên ngành than lại tăng tốc sản xuất than với cấp độ lớn. Để đảm bảo mức độ tương ứng tăng sản lượng than, ngành than đã tập trung đẩy mạnh đổi mới công nghệ và đầu tư cho sản xuất với tổng vốn đến gần 20 nghìn tỷ đồng. Hầu hết các công ty than hầm lò đều mua sắm máy đào lò khoan Tamroc, máy xúc đá trong lò, cột thuỷ lực đơn… đưa vào lò cho khai thác than thay thế gỗ trục mỏ. Các Công ty than lộ thiên đã mua các loại xe, máy có công suất lớn như KOMASU (Nhật Bản), CAT (Mỹ) trọng tải 55 - 96 tấn. Trong năm 2006 tại các doanh nghiệp ngành Than đã xảy ra 33 vụ tai nạn giao thông làm chết 50 người trong đó có nhiều vụ được xác định là do không đảm bảo an toàn kỹ thuật hoặc do hậu quả để lại từ việc khai thác bừa bãi. 5 Kể từ năm 2007 Thông tư 04, 05 của Bộ Công Thương ra đời quy định than không phải là mặt hàng cấm mà là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, việc xuất khẩu than theo đường tiểu ngạch không cần quota trước đây mà chỉ cần có hoá đơn chứng minh nguồn gốc than. Vì thế thực tế có rất nhiều bất cập. Chỉ riêng năm 2007, đã có 10 triệu tấn than lậu sang Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch, gây thiệt hại cho nhà nước khoảng 4500 tỷ đồng và để lại hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái. 2. Tiếp cận phương pháp đánh giá thiệt hại môi trường do khai thác than Quảng Ninh gây ra 2.1 Tác động tới môi trường từ khai thác than Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng không được các doanh nghiệp than thuộc Tập đoàn than - Khoang sản Việt Nam đầu tư trang thiét bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Điều đó đã làm cho môi trường Quảng Ninh bị huỷ hoại nặng nề, và ngưòi đan nơi đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh chịu hậu quả. Đây là một thực trạng đáng báo động. Cán bộ công nhân viên và nhân dân trên địa bàn vùng than từ Đông Triều, Mạo Khê, Uông Bí, Vàng Danh đến Hạ Long, Cẩm Phả, Cọc Sáu, Cửa Ông - Mông Dương. Nhiều năm nay phải sông chung với bụi than đặc biệt trên các tuyến đường " Bão táp " Mạo Khê - Bến Cân, Vàng Danh, Gia Cảng, Điền Công… bụi than đã quá mức báo động. Nguyên nhân ô nhiễm môi trường là do sản xuất than tăng lên rất nhanh nhưng cơ sở hạ tầng chư theo kịp. Các cơ sở sản xuất và tiêu thụ than trên địa bàn thị xã Uông Bí chỉ đáp ứng sản lượng trên 2 triệu tấn than một năm, nhưng hiện nay đang sản xuất 4 -5 triệu tấn, gấp đôi, gấp ba so với trước. Do đó gây ô nhiễm nặng về bụi, tiếng ồn, nguồn nước… Bên cạnh đó việc nổ mìn khai thác ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xã hội như nứt nhà, sập nhà dân, ảnh hưởng tới đời sồng tình thần cũng như vật chất hàng ngày hàng giờ. Theo tính toán để khai thác 1 tấn than phải bóc từ 6 - 8 m 3 đất đá và thải ra 1 - 3 m 3 nước thải. Do vậy, hàng năm sẽ thải vào môi trương khoảng 160 triệu m3 đất đá và 6 khoảng 60 triệu m3 nước gây tích tụ, bối lắng, rửa trôi đất đá làm ảnh hưởng đến các khu dân cư, đô thị và các cửa sông ven biển làm suy thoái nghiêm trọng tài nguyên đấ đai, rừng biển… Có thể nói, hoạt động khai thác than với tốc độ cao và vấn đề môi trường chưa được đầu tư tương xứng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường về đất, nước, không khí và sức khoẻ cộng đồng dân cư. Vừa qu, cụa bảo vệ môi trường phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy chất thải ra môi trường đều vượt quá tiêu chuẩn. Tại KCN Cái Lân, hầu hết dự án đầu tư đêu không lập báo cáo ĐTM. Mặc dù chủ đầu tư là công ty cổ phần xi măng và xây dựng Quảng Ninh đã và đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng thực tế chưa thu gom được nước thải xử lý nên tại thời điểm kiểm tra nước thải có màu đen vượt quá tiêu chuẩn cho phép thải ra ngoài môi trường. Ví dụ: Công ty dầu thực vật Cái Lân chưa tổ chức thu gom, phân loại, vận chuyển đi xử lý các chất thải nguy hại, chưa thực hiện quan trắc khí lò hơi làm cho không khí xung quanh có mùi khó chịu. Ở khu vực than Cửa Ông, kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng bụi và tiếng ồn trong khu vực sàng tuyển than đều vượt tiêu chuẩn cho phép : nước thải tại cống chảy qua khu vực hồ xử lý nước có hàm lượng Amoniac vượt 4.2 lần quy định cũng như hàm lượng các chất hữu cơ và vi khuẩn đều ở cấp cao. Kết quả nghiên cứu mới đây của cục bảo vệ môi trường cho thấy, môi trường tại Quảng Ninh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khai thác than. Đặc biệt nước ở một số vùng khai thác than bị ô nhiễm bẩn Nitơ, hoá chất cực độc đối với sức khoẻ con người. Nước mặt vùng Hòn Gai - Cẩm Phả cho thấy đặc điểm thuỷ hoá của nước ở đây đã thay đổi cơ bản: giàu Ion Sunphat, giảm Ion Bicacbonat, mang tính acid. Đặc điểm hoạt động sản xuất than ở khu vực Đông Triều - Uông Bí là khai thác hầm lò. Khối lượng đào dốc, vận chuyển đất đá tại mỏ tuy không nhiều nhưng thiếu tính kế hoạch. Chính vì thế nguồn nước bị nhiễm khuẩn 7 Coliform với hàm lưọng khá cao, đăch biệt là ở hồ Nội Hoàng Tràng Bạch. Ở các mỏ lộ thiên hàng năm người ta bóc từ 25- 40 triệu m3 đất đá, sử dụng hàng chục nghìn tấn thuốc nổ. Đó là những nguồn gây ô nhiêm không khí, là nguyên nhân tàn phá môi trường, đa dạng sinh học, tàn phá rừng, là nguồn phát thải bụi, làm bồi lấp sông hồ. Khí thải từ hệ thống thông gió của hầm lò thoát ra là nguồn phát khí Co 2 , Co, CH 4 . Nước thải từ lò và các mỏ lộ thiên chảy ra là nguồn ô nhiễm nước mặt. Theo thống kê gần một nửa số người mắc các bệnh về phổi tren toàn quốc tập trung ở tỉnh Quảng Ninh. Ở Quảng Ninh các bãi thải đất đá đã chiếm diện tích và phá hoại các điều kiên tự nhiên (thực vật, động vật, thổ nhưỡng, nguồn nứơc) trên hàng ngàn hecta. Ngoài ra, dưói tác động của mưa lũ cuốn trôi đất đá, bào xói làm bồi lấp đất canh tác, làng xóm, đường giao thông… Huỷ hoại môi trường không thương tiếc phải kể đến công ty cổ phần đầu tư TM và DV, đơn vị này ồ ạt đưa phwong tiện đến khai thác than, vận chuyển đất đá. Một trong những địa phưong chịu hậu quả nặng nề nhất đó là huyện Đông Triều, vùng trọng điểm lúa của tỉnh. Những hậu quả để lại là làm suy thoái nhanh tài nguyên rừng, tài nguyên nước, gây cạn kiệt dòng thuỷ sinh, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng lòng hồ, gây ảnh hưỏng không nhỏ tới đời sống dân sinh các khu vực lân cận. VD: Trong 25 hồ chứa nước ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn nước bị chua hoá từ quá trình sản xuất than gây ra, trong nhiều hồ bị chua hoá nặng như Cầu Cuống, Nội Hoàng, Khe ươn1, Khe Ươn 2… độ PH < 3.5 ( PH tiêu chuẩn từ 5 - 5.5). Qua báo cáo của cơ quan chức năng khi tiến hành kiểm tra tại 68 khu vực mỏ đang hoạt động thì có 38 khu vực chưa co ĐTM. Hoạt động khai thác than và đổ thải tạo nên các bãi thải lớn như: Đèo Nai - cao 200m; Đông Bắc Bàng Nâu- cao 150m với độ dốc lớn nên đã xảy ra tình trạng đất đá trôi xuống vùi lấp những khai trường phía dưới và tràn vào các khu dân cư ở khu vực Mông Dưong; Hà Trung; Hồng Hà(Hạ Long); Vàng Danh,Khe Ngát (Uông Bí) đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Nứơc thải mỏ của công ty 8 than Hà Lầm có hàm lượng BOD ( nhu cầu oxi sinh hoá), COD( nhu cầu oxi hoá học), TSS(hàm lượng căn lơ lửng) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3.9 đến 5.7 lần, hàm lượng Sunfat, TSS của công ty than Mông Dương cao gấp đôi mức cho phép. Hoạt động khai thác than tại khu vực Đông Triều đã làm ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng dung tích chứa và chât lượng nước đang âm thầm huỷ hoại năng suất cây trồng vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn thuỷ sinh trong tương lai gần. VD: Những con cá vớt lên sau một thời gian nuôi thả chỉ còn da bọc xương, nhiều con mắt nồi ra và chết nổi trên mặt nước, không sử dụng được. Hàng chục con bò nuôi lớn rồi tự nhiên đồng loạt bị xuất huyêt chết không rõ lý do. Năng suất luá trước kia đạt 45 tạ/ha còn vừa qua giảm chỉ còn khoảng 30 tạ/ha, thậm chí có gia đình mất trắng. 2.2 Tiếp cận phương pháp đánh giá thiệt hại môi trường do khai thác than Quảng Ninh gây ra. Giả sử chúng ta cùng nhau đặt ra một câu hỏi: "Tại sao chúng ta phải đánh giá giá trị môi trường?" Trước tiên để trả lời cho câu hỏi này chúng ta hãy nhìn vào mô hình sau: 9 Người sản xuất Người tiêu thụ Tái chế (R p r ) Nguyên liệu thô Thải bỏ (R d p ) Chất thải (R c ) Thải bỏ (R d c ) Tái chế (R c r ) (M) Chất thải (R p ) Hàng hoá MT tự nhiên MT tự nhiên Hình 2.2a: Vòng tuần hoàn liên hệ giữa môi trường và kinh tế Chú thích: Môi trường tự nhiên cung cấp nguyên liệu thô cho hệ thống kinh tế. Sản xuất và tiêu dùng tạo ra các chất thải, các chất này có thể được tái chế, nhưng cuối cùng vẫn quay trở lại môi trường tự nhiên. Sản xuất và tiêu dùng tạo ra các dạng chất thải, có thể được xả vào không khí, nước hoặc có thể vứt ngay trên mặt đất. Danh sách những chất thải này dài đến khó tin như: Sunfua dioxit, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, các dạng dung môi độc, chất thải động vật, thuốc bảo vệ thực vật, bụi đủ loại, kim loại nặng…Người tieu dùng cũng có phầnlớn trách nhiệm đối với phần lớn lượng chất thải từ phương tiện giao thông…Đây chính là nguồn của phần lớn chất thải rắn cũng như các chất thải nguy hại có tác động tiêu cực tới môi trường. Chính vì thế việc đánh giá giá trị môi trường dựa trên giá thị trường là một cách khác với cách đo đạc các mẫu trực tiếp để xem xét mức ô nhiễm đang ở mức độ nào thôn qua giá hàng hoá thị trường. Các nhà kinh tế đã xác định giá trị môi trường thông qua 3 loại giá trị sau: Giá trị sử dụng: Đề cập đến sự hữu dụng hay lợi ích nhận được từ việc sử dụng hoặc tiếp cận một hàng hoá môi trường. Giá trị lựa chon: Là giá trị môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở thành giá trị thực sự sử dụng trong hiện tại. Mỗi cá nhân có thể thể hiện sự sẵn lòng chi trả cho việc bảo vệ môi trường để chống lạ những khả năng sử dụng của một người nào đó trong tương lai. Giá trị lựa chọn = GTSD cá nhân + GTSD người khác +GTSD các thế hệ tương lai ΣGTSD thu được =GT thực sử dụng +GT lựa chọn 10