Phân tích thiệt hại môi trường do khai thác than ở quảng ninh giai đoạn 2008 2013 và giải pháp khai thác bền vững

25 668 4
Phân tích thiệt hại môi trường do khai thác than ở quảng ninh giai đoạn 2008 2013 và giải pháp khai thác bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngành khai thác khoáng sản đã có lịch sử phát triển rất lâu đời và đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển nền kinh tế nước ta. Được sự ưu ái của tự nhiên, các mỏ khoáng sản có mặt ở rất nhiều vùng trong nước, với triển vọng lớn. Kết quả của các công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam có tiềm năng khoáng sản đa dạng và phong phú. Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn, đa dạng về chủng loại như than, sắt, apatit, bô-xít… Bên cạnh việc phát triển ngành khai thác dầu khí và một số ngành khác thì phát triển công nghiệp khai thác than cũng là một vần đề vô cùng quan trọng. Công nghiệp khai thác than là một ngành kinh tế quan trọng của nước ta, cung cấp nguồn nhiên liệu chủ yếu phục vụ các ngành công nghiệp (sản xuất điện, vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, giao thông vận tải, chế biến lương thực, thực phẩm), dân dụng ( làm chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi) và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngành khai thác than phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng to lớn trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP và kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Xong vẫn còn đó những khó khăn hạn chế. Việc khai thác khoáng sản luôn kéo theo các vấn đề về môi trường như ô nhiễm đất, nước, không khí. Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lũ hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lũ và gõy cỏc tai nạn hầm lũ. Chế biến và sàng tuyển than tạo ra bụi và nước thải chứa than, kim loại nặng. khí SO2, CO2. Mặc dù vậy vấn đề bảo vệ môi trường ở các nơi khai thác vẫn chưa được quan tâm đúng mức. : Nạn khai thác than trái phép, quá mức phát triển tràn lan, "người người làm than", "nhà nhà làm than" đã làm cho tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị hủy hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn biến phức tạp. Do thiếu sự thống nhất, đồng bộ của công tác quản lý và giáo dục ý thức của người dân dẫn đến việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiểm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. i Vì vậy, để đánh giá chính xác những thiệt hại về môi trường và tìm ra phương hướng khai thác than bền vững, em chọn đề tài “ Phân tích thiệt hại môi trường do khai thác than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 và giải pháp khai thác bền vững ii 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thiệt hại môi trường do việc khai thác mỏ than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 nhằm đề ra giải pháp khai thác bền vững 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình khai thac than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013. - Phân tích các thiệt hại môi trường của việc khai thác than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013. - Đánh giá môi tường xung quanh mỏ than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 - Đề xuất các giải pháp cải thiện, bảo vệ môi trường, khai thác một cách hiệu quả và bền vững mỏ than ở Quảng Ninh 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu: Nguồn thu thập số liệu thứ cấp chủ yếu từ: + Niên giám thống kê, tài liệu đánh giá tác động môi trường của sở Tài Nguyên – Môi Trường tỉnh Quảng Ninh, báo cáo của tập đoàn khai thác khoáng sản Việt Nam, Tổng Cục Thống Kê. + Các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan. + Thông tin từ các website có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 1.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Phương pháp được áp dụng là thống kê mô tả, phân tích biểu bảng thống kê. Sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối để phân tích và chứng minh. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ii 1.4.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện ở Việt Nam. 1.4.2. Phạm vi thời gian - Thu thập số liệu thứ cấp trong giai đoạn 2008-2013 - Phân tích và xử lý số liệu vào 9-2013 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Thiệt hại môi trường do khai thác than ở Quảng Ninh và giải pháp khai thác bền vững iii CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008-2013 2.1. GIỚI THIỆU VÀI NÉT CÁC MỎ THAN Ở QUẢNG NINH 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành khai thác than ở Quảng Ninh Theo sử sách đã ghi, tháng 12 năm 1839 dưới triều đình Minh Mạng, Tổng đốc Hải An (tên gọi của Quảng Ninh lúc đó ) Tôn Thất Bật đã dâng sớ xin triều đình được thuê dân công để khai thác than ở núi Yên Lãng ( xã Yên Thọ - Đông Triều ngày nay). Ngày 12/3/1883 thực dân Pháp đánh chiếm Hòn Gai - Cẩm Phả nhanh chóng chiếm đoạt tài nguyên than và tiến hành khai thác. Công ty Pháp mỏ than Bắc Kỳ (SFCT) thành lập ngày 24/5/1888, đây là công ty đầu tiên, cũng là công ty lớn nhất, mạnh nhất của các công ty tư bản Pháp. Ngay từ ngày đầu thành lập, Công ty đã có tới 3.000 người. Như vậy, công nhân mỏ than Quảng Ninh là một trong những đội ngũ công nhân ra đời sớm nhất ở Việt Nam và Đông Dương, là cái nôi của giai cấp công nhân Việt Nam. Ngành Than Việt Nam đã có trên 170 năm lịch sử khai thác với 75 năm truyền thống vẻ vang. Từ cuộc Tổng bãi công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả đêm 12 rạng sáng ngày 13-11-1936, kéo dài hơn 20 ngày đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp và buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như tăng lương - giảm giờ làm - không đánh đập người lao động đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc. Khi vùng mỏ Quảng Ninh được giải phóng 25/4/1955 thợ mỏ đã thi đua ngày đêm khôi phục hầm mỏ, xưởng máy để sản xuất nhiều than phục vụ kiến quốc. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền bắc (5/8/1964) dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nhân nhanh chóng chuyển sang sản xuất thời chiến: Vừa sản xuất đủ than cho nhu cầu phục vụ sản xuất, chiến đấu; vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ vùng mỏ. Sau ngày Miền Nam được giải phóng, đặc biệt là khi bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là sự ra đời Tổng công ty than Việt Nam (10/10/1994) ngành than đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà Nước ta. Theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTG ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam và hoạt động theo Điều lệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 228/2006/QĐ-TTg ngày 11/10/2006 thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - 1 Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Vinacomin hiện nay là Tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than và khoáng sản, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con từ ngày 1/7/2010, Vinacomin chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV theo luật doanh nghiệp (Quyết định 989/QĐ-TTg ngày 25/6/2010) và Điều lệ hoạt động của Vinacomin được ban hành theo Quyết định 418/QĐ-TTg ngày 21/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Với 100% vốn sở hữu của Nhà nước, Vinacomin được giao nhiệm vụ chính trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, là một trong ba Tập đoàn kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 2.1.2. Đặc điểm và hình thức khai thác ở các mỏ than Quảng Ninh 2.1.2.1. Theo quy mô khai thác a. Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp Khai thác, chế biến than quy mô công nghiệp ở các công ty lớn như đang từng bước được nâng cao về năng lực công nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận, kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn chế nên các mỏ khai thác quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường. b. Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu Hình thức khai thác này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các mỏ than lộ thiên và tập trung chủ yếu vào các mỏ dễ khai thác, không cần nhiều máy móc Ngoài ra nhiều tỉnh còn khai thác than dọc theo bờ biển để xuất khẩu. Do vốn đầu tư ít, khai thác bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính, nên trong quá trình khai thác, chế biến đã làm ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan. 2 2.1.2.2. Theo công nghệ khai thác a. Khai thác lộ thiên Mô hình công nghệ khai thác lộ thiên Công nghệ khai thác lộ thiên được cơ giới hóa hoàn toàn gồm công nghệ và các thiết bị sau: - Phá vỡ đất đá: chủ yếu bằng khoan nổ mìn, máy khoan xoay cầu CBIII-250, máy khaon xoay thủy lực, khoan đập cáp - Xúc bốc: sử dụng máy xúc điện EKG-5A, các loại máy xúc thủy cầu ngược - Vận tải: chủ yếu bằng xe tải co tải trọng 15-55 tấn hoặc sử dụng băng chuyền, đường sắt - Đổ thải đất đá: sủ dụng ô tô tải kết hợp máy gạt. Bãi thải thường là bãi thải ngoài, khai trường đã qua khai thác Ngoài ra còn có các khâu phụ khác như: thoát nước, làm đường b. Khai thác hầm lò Mô hình công nghệ khai thác hầm lò - Giai đoạn đào lò chuẩn bị: 3 Khoan nổ mìn Khoan Bốc, xúc, vận chuyển Sàng tuyển, chế Vận chuyển Bốc xúc đất đá Chống đỡ lò bằng vật liệu thép, bê tông, gỗ - Giai đoạn khai thác than; Khai thác hầm lò cũng có một số khâu phụ như: thoát nước, làm đường 2.2. TÌNH HÌNH KHAI THÁC Ở CÁC MỎ THAN QUẢNG NINH 2.2.1. Sản lượng khai thác trong giai đoạn 2008-2012 Bảng 1: SẢN LƯỢNG KHAI THÁC TỪ NĂM 2008 - 2012 NĂM SẢN LƯỢNG (triệu tấn) MỨC ĐỘ GIA TĂNG SẢN LƯỢNG(%) 2008 36,710 100 2009 40,325 109,8 2010 44,640 110,7 2011 45,640 102,2 2012 47,335 103,6 (Nguồn: Báo Cáo Thị Trường Than Việt Nam của VINACOMI 2013) 4 Chống đỡ bằng vỉ sắt, gỗ, giá thủy lực Vận chuyển than nguyên chất (bằng tàu điện, băng tải ) Sàng tuyển, lọc, chế biến Vận chuyển than đến nơi tiêu thụ Khoan nổ mìn 2.2.2. Các thuận lợi và khó khăn trong quá trình khai thác than 2.2.2.1. Thuận lợi Than ở Việt Nam có 5 loại chính: Than Antraxit, Than mỡ, Than bùn,Than ngọn lửa dài, than nâu. Những loại than này này rất giàu tiềm năng kinh tế a. Than Antraxit Theo thống kê, trữ lượng than loại này có 3,5 tỷ tấn, trong đó 3,3 tỷ tấn ở Quảng Ninh, số còn lại nằm rải rác ở các tỉnh: Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Giang Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than: - Dải phía Bắc (Uông Bí- Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa than, trong đó 6-8 vỉa có giá trị công nghiệp - Dải phía Nam (Gòn Gai- Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa than, trong đó 10-15 vỉa có giá trị công nghiệp Trước đây sản lượng than ở các mỏ lộ thiên rất cao, chiếm 80% tổng sản lượng. Nhưng thời gian gần đây tỉ lệ này ngày càng giảm và hiện chỉ còn 60%, trong tương lai sẽ xuống thấp hơn nữa. Dự đoán đến giai đoạn 2015-2020 các mỏ lộ thiên sẽ cạn kiệt, các mỏ mới cũng sẽ không còn sản lượng cao được nữa, dưới 0,5 - 1 triệu tấn/ năm Ở các vùng khác, than Antraxit nằm ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam với trữ lượng từ vài trăm nghìn đến chục triệu tấn nên sản lượng khai thác không cao, chỉ dưới 100-200 nghìn tấn/ năm. b. Than mỡ Trữ lượng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở hai mỏ Làng Cẩm ( Thái Nguyên) và mỏ Khe Bố ( Nghệ An). Ngoài ra, còn rải rác ở các tỉnh với trữ lượng nhỏ như: Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình c. Than Bùn Phân bố rải rác trên cả nước, tập trung ở đồng bằng Sông Cửu Long với hai mỏ là U-Minh Thượng và U-Minh Hạ. Theo tài liệu đánh giá, trữ lượng than bùn owrw đông bằng Nam Bộ là khoảng 1 tỷ tấn nhưng do nận cháy rừng đã phá hủy đi rất nhiều sản lượng than 5 d. Than ngọn lửa dài Chủ yếu ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn) nên còn được gọi là Than Na Dương. Than Na Dương thuộc loại than lửa dài, hàm lượng pirit rất cao khiến than dễ tự bốc cháy, thích hợp để nung các lò xi măng. Trữ lượng đạt 97,6 triệu tấn. e. Than Nâu Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ với trữ lượng theo dự báo là 100 tỷ tấn, nhưng để khai thác được cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh- Khoái Châu (Hưng Yên). Một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ khai thác than nâu ở đồng bằng sông Hồng từ giai đoạn 2015-2020 trở đi. Mặc dù có nhiều thuận lợi trong việc khai thác than như sự đa dạng về chủng loại than, nhiều mỏ than lộ thiên, dễ khai thác, được sự quan tâm đặc biệt của Chính Phủ Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn mà quan trọng nhất là vấn đề môi trường khai thác. 2.2.2.2. Khó Khăn Khai thác than chưa đạt hiệu quả cao nguyên nhân là do các chủ đầu tư không trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại để phục vụ khai thác, an toàn lao động cũng như các khâu xử lý nước thải sau quá trình khai thác mà lại thải thẳng ra môi trường, gây tổn hại đến môi trường, sức khỏe người lao động, dẫn đến hiệu quả khai thác. Bên cạnh đó còn các vấn nạn khai thác than trái phép gây tổn hại ngiêm trọng đến lợi ích của ngành. 2.3. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN 2.3.1. Lợi thế của các doanh nghiệp Với số lượng các mỏ đang hoạt động trên cả nước (không kể các mỏ địa phương) lên đến 32 mỏ được thăm dò tỉ mỉ, 14 mỏ được thăm dò sơ bộ,, còn 5 mỏ đang được tìm kiếm tỉ mỉ (theo tổng cục thống kê 2013) cùng với gần 25 công ty, xí nghiệp khai thác than trên 4 khu vực chính là Đông Triều- Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả, khu vực thuộc công ty than Nội Địa. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được nguồn tài nguyên phong phú để gia tăng sản lượng khai thác từ 38 triệu tấn (2008) lên 45,6 triệu tấn (2012) và đóng góp cao lớn vào kim ngạch xuất khẩu 6 [...]... điều chỉnh lại chính sách khai thác than, do nhiều năm nay VINACOMI chưa đầu tư thêm được mỏ nào mới để khai thác bền vững, trong khi sản lượng khai thác luôn ở mức tối đa Đây là một vấn đề cần được xem xét trước khi quá muộn CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG DO KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH 3.1 TÌNH HÌNH Ô NHIỄM Ở CÁC MỎ THAN 11 3.1.1 Các môi trường bị ô nhiễm Bên cạnh... kiệt và tương lai nước ta phải nhập khẩu than để bù đắp thiếu hụt, bên cạnh đó những vấn đề về ô nhiễm môi trường đang gây nhức nhối Vì vậy cần có những giải pháp thiêt thực để khai thác hiệu quả, bền vững và hạn chế ô nhiễm và cải tạo môi trường 4.1 Về khai thác tại mỏ than: Ban đầu khi mở mỏ khai thác cần chú ý các tiêu chí: + Xã hội + Kinh tế + Môi trường + Diện tích lớp đất phủ bị bóc đi + Mức độ của... người, ảnh hưởng đời sống - Gây ô nhiễm các hồ chứa nước, nguồn nước - Biến các hồ thủy lợi thành bãi thải - Ảnh hưởng đến lúa và hoa màu xung quanh gây mất sản lượng CHƯƠNG 4 16 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC THAN HIỆU QUẢ, BỀN VỮNG VÀ AN TOÀN VỚI MÔI TRƯỜNG Hiệu quả hoạt động khai thác than ở Quảng Ninh chưa đạt hiệu quả cao, trong khi nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần cạn kiệt và tương lai nước... cộng nghệ chưa được hiện đại, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu 2.4 THỊ TRƯỜNG THAN 2.4.1 Thị trường than thế giới Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc... ta, hoạt động khai thác than ở các mỏ vẫn đang đẩy nhanh năng suất Điều này khiến môi trường, hệ sinh thái bi ô nhiễm trầm trọng 3.1.1.1 Ô nhiễm nước Những năm trước đây các báo cáo về nước mặt và nước ngầm ở Quảng Ninh có chất lượng tốt, đủ tiêu chuẩn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt Nhưng hiện nay, do hoạt động khai thác quá mức và xả thải bừa bãi khiến nước bẩn lẫn vào nước ngầm và các vùng nước... Các chất thải rắn từ hoạt động khai thác than là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất như đất đá, vật liệu hoặc công cụ khai thác hư hỏng Biểu hiện cụ thể của ô nhiễm đất là xói mòn, sạc lỡ, lún sụt do một phần lớn đất đá được lấy ra 12 để khai thác mỏ than để lại nhiều khoảng trống trong lòng đất Những tác hại này không kết thúc khi cơ sở ngưng hoạt động khai thác mà còn kéo dài mãi về sau... Tam Vượt, nước bị chua hóa 3.1.2.2 Môi trường không khí Môi trương thị xã Uông Bí lượng bụi ở phường Vàng Danh la 750-800 tấn/năm Tổng lượng bụi do hoạt động sản xuất, vận chuyển than tại thị xã Uông Bí vào khoảng 1900-2200 tấn/năm vượt chuẩn cho phép 2-3 lần, thậm chí 10 lần trong mùa khô Lượng khí độc thoát ra do hoạt động nổ mìn khai thác than từ các vỉa than và đất đá như khí meetan, butan, sunfuahidro,...2.3.2 Cơ hội và thách thức 2.3.2.1 Cơ hội: Dự đoán nhu cầu than trên thế giớ sẻ tăng cao trong thời gian tới, đây là cơ hội cho ngành than Việt Nam Hơn nữa sẽ được Chính Phủ đầu tư thăm dò các mỏ than mới dẫn đến tăng năng suất khai thác và sản lượng 2.3.2.2 Thách thức: Sự tranh giành thị trường giữa các doanh nghiệp trong nước và các nước trên thế giới với nhau, điều kiện khai thác cũng như cộng... thải này làm mất qũy đất, ảnh hưởng đến nông nghiệp và du lịch sinh thái địa phương tính toán sơ bộ để khai thác 1 tấn than bằng phương pháp lộ thiên phải bóc 5-6m3 đất đá và 1 tấn than hầm lò thải ra 1m3 chất thải rắn Không những thế những chất thải này con làm biến đổi đa dạng sinh học, ảnh hương sức khỏe con người 3.1.2 Tình hình thiệt hại môi trường 3.1.2.1 Môi trường nước Vùng Hòn Gai- Cẩm Phả:... giảm chất lượng nước… Ta dễ dàng chứng kiến, do tác động lâu ngày từ các hoạt động khai thác than trong đó có các hoạt động khai thác than trái phép, một số hồ thuỷ lợi tại vùng Đông Triều của Quảng Ninh đã bị chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp tại đây Tại vùng mỏ khai thác đồng Sin Quyền của tỉnh Lào Cai, độ pH đo tại các khu nước thải khai thác lên tới 10 – 10,3, đã vượt quá TCCP Hàm . khai thác than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 và giải pháp khai thác bền vững ii 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thiệt hại môi trường do việc khai thác mỏ than ở Quảng. Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013 nhằm đề ra giải pháp khai thác bền vững 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình khai thac than ở Quảng Ninh giai đoạn 2008-2013. - Phân tích các thiệt hại môi. khai thác than ở Quảng Ninh và giải pháp khai thác bền vững iii CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2008-2013 2.1. GIỚI THIỆU VÀI NÉT CÁC MỎ THAN Ở QUẢNG NINH 2.1.1.

Ngày đăng: 21/04/2015, 10:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • GIỚI THIỆU

    • 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

      • 1.2.1. Mục tiêu chung

      • -www.dangcongsan.vn

      • -www.pvcoal.com.vn/

      • - www.gso.gov.vn/‎

      • -www.vinacomin.vn

      • 2. Viện Địa Lý, trung tâm KHTN & CNQG - Cơ quan hợp tác kỹ thuật Đức, Báo cáo kết thúc: Các biện pháp về thực hiện khung biến đổi khí hậu, nghiên cứu vùng Quảng Ninh, Việt Nam, quyển 1.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan