Vấn đề vốn để khởi sự doanh nghiệp luôn là sự đau đầu của bất kỳ ai muốn bước chân vào thương trường. Không có sẵn vốn để đầu tư vào những yếu tố như máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, tin học, viễn thông và các động sản khác ... hoặc để dành vốn vào mục đính kinh doanh khác. Khi thị trường tài chính Việt nam chưa thật sự phát triển thì vấn đề về vốn cho hoạt động của doanh nghiệp luôn là một bài toán làm đau đầu các nhà quản trị. Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Đối với các hình thức huy động vốn khác như việc thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu … cũng rất khó khăn khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang trong tình trạng không ổn định và giảm giá mạnh. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê TSCĐ thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu, hữu hiệu giúp giải quyết những khó khăn về vốn và là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đây là một hoạt động hết sức mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy nó còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Để hiểu hơn nữa các về hoạt động này em chọn đề tài: “Bàn về chế độ kế toán tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê”.
Lời mở đầu Vấn đề vốn để khởi sự doanh nghiệp luôn là sự đau đầu của bất kỳ ai muốn bước chân vào thương trường. Không có sẵn vốn để đầu tư vào những yếu tố như máy móc, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, tin học, viễn thông và các động sản khác . hoặc để dành vốn vào mục đính kinh doanh khác. Khi thị trường tài chính Việt nam chưa thật sự phát triển thì vấn đề về vốn cho hoạt động của doanh nghiệp luôn là một bài toán làm đau đầu các nhà quản trị. Thực tế cho thấy việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp sản xuất là một đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hội nhập để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phần lớn các trang thiết bị của nhiều doanh nghiệp đã lạc hậu từ 2-3 thế hệ so với các nước tiên tiến. Song muôn thuở nan giải vẫn là câu hỏi: lấy vốn ở đâu? Hiện nay lượng vốn dài hạn đầu tư cho các dự án này ở các doanh nghiệp Việt nam là hết sức khiêm tốn. Kênh tài trợ quen thuộc vẫn là đi vay ở các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới ra đời không có đủ tài sản đảm bảo cũng như uy tín thì việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng quả là khó khăn. Đối với các hình thức huy động vốn khác như việc thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu … cũng rất khó khăn khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang trong tình trạng không ổn định và giảm giá mạnh. Trong những trường hợp như vậy, đi thuê TSCĐ thuê tài chính có thể là một giải pháp tối ưu, hữu hiệu giúp giải quyết những khó khăn về vốn và là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Đây là một hoạt động hết sức mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy nó còn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Để hiểu hơn nữa các về hoạt động này em chọn đề tài: “Bàn về chế độ kế toán tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê”. Đề án được chia làm 2 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về thuê tài chính Tài sản cố định Phần II: Một số ý kiến đánh giá và phương hướng hoàn thiện chế độ kế toán TSCĐ thuê tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. I – Cơ sở lý luận về thuê tài chính Tài sản cố định (TSCĐ) 1.1 Khái quát về TSCĐ 1.1.1 Khái niệm TSCĐ TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu, đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai, có nguyên giá xác định một cách đáng tin cậy. TSCĐ có thời gian sử dụng trên một năm, có giá trị đơn vị từ 10 triệu trở lên. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với đối tượng lao động, TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng. 1.1.2 Phân loại TSC Đ Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, theo việc phân loại TSCĐ phải được tiến hành theo nhiều tiêu thức khác nhau như phân theo nguồn hình thành, phân theo quyền sở hữu, phân theo hình thái biểu hiện, phân theo mục đích và tình hình sử dụng. Trong phạm vi nghiên cứu, đặc biệt chú trọng đến cỏch phõn loại theo hình thái biểu hiện và phõn theo quyền sở hữu: 1.1.2.1 Phân loại theo hình thái biểu hiện Phân theo cách này thì TSCĐ trong sản xuất có 3 loại: -TSCĐ hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 03), các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. -TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoăc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (chuẩn mực 04), các tài sản vô hình được ghi nhận là TSCĐ vô hình phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn giống như TSCĐ hữu hình ở trên. 1.1.2.2 Phân loại theo quyền sở hữu Cách phân loại này dựa trên cơ sở quyền định đoạt của doanh nghiệp đối với TSCĐ hiện có, với tiêu chuẩn này TSCĐ được chia làm 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ của doanh nghiệp: là những TSCĐ được xây dung, mua sắm hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp (do Ngân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp liên doanh…) hoặc bằng nguồn vốn vay.Đối với những TSCĐ này doanh nghiệp được quyền định đoạt như nhượng bán, thanh lý…trên cơ sở chấp hành đúng thủ tục theo qui định của Nhà nước. - TSCĐ thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm 2 loại: thuê hoạt động và thuê tài chính. 1.2 Khái quát về TSCĐ thuê tài chính 1.2.1 Khái niệm về TSCĐ thuê tài chính và các khái niệm có liên quan 1.2.1.1 Khái niệm về TSCĐ thuê tài chính - Thuê tài sản: Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần. Có hai hình thức thuê tài sản là thuê hoạt động và thuê tài chính. Việc phân chia này phải căn cứ vào bản chất các điều khoản ghi trong hợp đồng. - Thuê tài chính: là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê. -TSCĐ thuê tài chính : Là TSCĐ mà doanh nghiệp đi thuê dài hạn và được bên cho thuê trao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết thời gian tuổi thọ của TSCĐ. Tiền thu về cho thuê đủ cho người cho thuê trang trải được chi phí của Tài sản cộng với các khoản lợi nhuận từ đầu tư đó. 1.2.1.1 Các khái niệm có liên quan Theo Hệ thống chuẩn mực kế toán Vịêt Nam, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ký quyết định số 165/2002/QĐ-BTC trong đó chuẩn mực về thuê tài sản (chuẩn mực số 06) có một số khái niệm cơ bản có liên quan đến thuê TSCĐ thuê tài chính: - Thời điểm khởi đầu thuê tài sản: Là ngày xảy ra trước một trong hai ngày: ngày quyền sử dụng tài sản được chuyển giao cho bên thuê và ngày tiền thuê bắt đầu được tính theo các điều khoản quy định trong hợp đồng. - Thời hạn thuê tài sản: Là khoảng thời gian của hợp đồng thuê tài sản không huỷ ngang cộng với khoảng thời gian bên thuê được gia hạn thuê tài sản đã ghi trong hợp đồng, phải trả thêm hoặc không phải trả thêm chi phí nếu quyền gia hạn này xác định được tương đối chắc chắn ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. - Khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu: + Đối với bên thuê: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê về việc thuê tài sản theo thời hạn trong hợp đồng (không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên thuê đã trả mà bên thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm), kèm theo bất cứ giá trị nào được bên cho thuê hoặc một bên liên quan đến bên cho thuê đảm bảo thanh toán. + Đối với bên cho thuê: Là khoản thanh toán mà bên thuê phải trả cho bên cho thuê theo thời hạn thuê trong hợp đồng (không bao gồm các khoản chi phí dịch vụ và thuế do bên cho thuê đã trả mà bên cho thuê phải hoàn lại và tiền thuê phát sinh thêm) cộng với giá trị còn lại của tài sản cho thuê được đảm bảo thanh toán bởi: . Bên thuê; . Một bên liên quan đến bên thuê; hoặc . Một bên thứ ba độc lập có khả năng tài chính. + Trường hợp trong hợp đồng thuê bao gồm điều khoản bên thuê được quyền mua lại tài sản thuê với giá thấp hơn gía trị hợp lý vào ngày mua thì khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu (đối với cả bên cho thuê và bên đi thuê) bao gồm tiền thuê tối thiểu ghi trong hợp đồng theo thời hạn thuê và khoản thanh toán cần thiết cho việc mua tài sản đó. - Gía trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi hoặc gía trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. - Gía trị còn lại của tài sản cho thuê: Là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc hợp đồng cho thuê. - Gía trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo: + Đối với bên thuê: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê (gía trị đảm bảo là số tiền bên thuê phải trả cao nhất trong bất cứ trường hợp nào). + Đối với bên cho thuê: Là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên thứ ba có khả năng tài chính không liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán. - Gía trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo: Là phần gía trị còn lại của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán. - Thời gian sử dụng kinh tế: Là khoảng thời gian mà tài sản được ước tính sử dụng một cách hữu ích hoặc số lượng sản phẩm hay đơn vị tương đương có thể thu được từ tài sản cho thuê do một hoặc nhiều người sử dụng tài sản. - Thời gian sử dụng hữu ích: Là khoảng thời gian sử dụng kinh tế còn lại của tài sản thuê kể từ thời điểm bắt đầu thuê, không giới hạn theo thời hạn hợp đồng thuê. - Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính: Là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên cho thuê) cộng giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo. - Doanh thu tài chính chưa thực hiện: Là số chênh lệch giữa tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng gía trị còn lại không được đảm bảo trừ giá trị hiện tại của các khoản trên tính theo tỉ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính. - Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tài chính: Là số chênh lệch giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính và doanh thu tài chính chưa thực hiện - Lãi suất ngầm định trong hợp đồng hợp đồng thuê tài chính: Là tỷ lệ chiết khấu tại thời điểm thuê tài chính, để tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu và gía trị hiện tại của giá trị còn lại không được đảm bảo để cho tổng của chúng đúng bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê. - Lãi suất biên đi vay: Là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho một hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự. - Tiền thuê có thể phát sinh thêm: Là một phần của khoản thanh toán tiền thuê, nhưng không cố định và được xác định dựa trên một số yếu tố nào đó ngoài yếu tố thời gian, ví dụ: phần trăm trên doanh thu, số lượng sử dụng, chỉ số giá, lãi suất thị trường. 1.2.2 Một số quy định chung đối với hoạt động thuê tài chính TSCĐ Theo Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ quy định va quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê TSCĐ thuê tài chính như sau: Quyền và nghĩa vụ của bên thuê: - Có quyền lựa chọn thương lượng và thoả thuận với bên cung ứng tài sản thuê về đặc tính kỹ thuật, chủng loại, giá cả, việc bảo hiểm, cách thức và thời hạn giao nhân, lắp đặt và bảo hành tài sản thuê. - Được trực tiếp nhận tài sản thuê từ bên cung ứng. - Trường hợp hợp đồng bị huỷ bỏ trước khi tài sản thuê được giao cho bên thuê do lỗi của bên thuê,bên thuê phải hoàn trả mọi thiệt hại cho Công ty cho thuê tài chính. - Phải sử dụng tài sản thuê theo đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng. - Phải chịu mọi rủi ro về mất hỏng đối với tài sản thuê và những rủi ro mà tài sản thuê gây ra cho bên thứ ba. - Phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sữa chữa tài sản thuê trong thời hạn thuê; - Không được chuyển quyền sử dụng tài sản thuê cho bên thứ ba nếu không được công ty cho thuê tài chính đồng ý trước bằng văn bản; - Không được dùng tài sản thuê để cầm cố, thế chấp; - Bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê đúng thời hạn được quy định trong hợp đồng và về nguyên tắc phải chịu các khoản chi phí có liên quan đến tài sản thuê như : chi phí nhập khẩu, thuế , chi phí đăng ký hợp đồng và tiền bảo hiểm đối với tài sản thuê; - Có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuê cho Công ty cho thuê tài chính khi kết thúc thời hạn thuê và chịu mọi chi phí liên quan đến việc hoàn trả tài sản thuê, trừ trường hợp được quyền sở hữu, mua tài sản thuê hoặc tiếp tục theo quy định trong hợp đồng; - Có nghĩa vụ hoàn trả tài sản thuê cho Công ty cho thuê tài chính khi kết thúc thời hạn thuê và chịu mọi chi phí liên quan đến việc hoàn trả tài sản thuê, trừ trường hợp được quyền sở hữu, mua tài sản thuê hoặc tiếp tục theo quy định trong hợp đồng. Quyền và nghĩa vụ của Công ty cho thuê tài chính: - Có quyền yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ, toàn bộ các báo cáo quý, năm về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và các vấn đề có liên quan đến tài sản thuê; - Được quyền sở hữu và đính ký hiệu sở hữu trên tài sản thuê trong suốt thời hạn cho thuê; - Có quyền yêu cầu bên thuê bồi thường mọi thiệt hại phát sinh do bên thuê không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo quản sữa chữa, thanh toán tiền bảo hiểm tài sản thuê trong thời hạn cho thuê. - Được quyên chuyển nhượng các quyền của mình trong hợp đồng cho một công ty cho thuê tài chính khác mà không cần sự đồng ý của bên thuê. Trong trường hợp này, Công ty cho thuê tài chính phải thông báo trước bằng văn bản cho bên thuê. - Có quyền yêu cầu bên thuê đặt tiền ký quỹ bảo đảm cho hợp đồng hoặc yêu cầu có người bảo lãnh đối với bên thuê. - Có trách nhiệm đăng ký hợp đồng, làm thủ tục mua bảo hiểm đối với tài sản cho thuê. - Chịu trách nhiệm ký hợp đồng mua hàng, thanh toán tiền mua tài sản để cho thuê với bên cung ứng theo các điều kiện đã được thoả thuận trong hợp đồng mua hàng, Công ty cho thuê tài chính không chịu trách nhiệm về tài sản không được giao hoặc giao không đúng với các điều kiện do bên thuê thoả thuận với bên cung ứng. Trường hợp tài sản thuê được nhập khẩu, Công ty cho thuê tài chính có nghĩa vụ hoàn tất mọi thủ tục nhập khẩu cần thiết. - Thực hiện các nghĩa vụ của mình và phải bồi thường mọi thiệt hại cho bên thuê trong trường hợp tài sản thuê không được giao đúng hạn cho bên thuê do Công ty cho thuê tài chính vi phạm hợp đồng mua hàng. 1.2.3 Phương pháp hạch toán TSCĐ thuê tài chính và cách ghi nhận TSCĐ thuê tài chính trong báo cáo tài chính tại đơn vị đi thuê 1.2.3.1 Phương pháp hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê a. Tài khoản sử dụng Để theo dõi tình hình đi thuê TSCĐ dài hạn, kế toán sử dụng tài khoản 212 – TSCĐ thuê tài chính. Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên có: Phản ánh nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính giảm do chuyển trả lại cho bên cho thuê khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại thành TSCĐ của doanh nghiệp. Số dư bên nợ: Phản ánh nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính hiện có. b.Sơ đồ hạch toán: TK 623,627 641,642 Khi trích TK 111, 112 TK 142 Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu khi nhạn TSCĐ thuê TK 244 Khi chi tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán tiền thuê TK 635 Định kỳ nhận được hoá đơn chi tiền trả nợ Nợ gốc TK 133 Nợ lãi Thuế GTGT 623,627,641,642 GTGT Thuế (PP khấu trừ) (PP trực tiếp) TK 315 Khi chi tiền trả nợ thuê TSCĐ chính TK 342 Cuối kỳ k/c số nợ đến hạn trả vào kỳ sau Khi nhận Số nợ phải trả kỳ này TSCĐ TK 111,112 CP trực tiếp phát sinh khi nhận TSCĐ TK 212 Khi hết thời hạn thuê trả TSCĐ thuê cho bên cho thuê TK 2141 TK 2142 TK 211 Khi mua lại TS thuê TK 111,112 Khi phải trả thêm tiền K/c số Khấu hao TSCĐ KHTS thuê tài chính K/c số chi phí trực tiếp ban đầu phát sinh khi nhận TSCĐ thuê KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH (Trường hợp khoản nợ phải trả xác định theo giá mua chưa có thuế GTGT) NGUYÊN GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THUÊ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TSCĐ THUÊ TÀI CHÍNH (Trường hợp khoản nợ phải trả xác định theo giá mua có cả thuế GTGT) K/c số chi phí trực tiếpban đầu phát sinh khi nhận TSCĐ thuê TK 111, 112 TK 142 Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu trước khi nhận TSCĐ thuê TK 244 Khi chi tiền ký quỹ đảm bảo thanh toán tiền thuê Nguyên giá TSCĐ thuê TK 212 Trả lại TSCĐ thuê cho bên cho thuê Khi hết hạn thuê TK 2142 TK 623,627 641,642 Khi trích KHTS thuê Tài chính TK 2141 K/c số Khấu hao TSCĐ thuê TK 111,112 CP trực tiép Phát sinh khi nhân TSCĐ TK 111, 112 Trả thêm tiền TK 211 K/c giá trị TSCĐ Thuê khi hết hạn thuê đơn vị mua lại TK 315 Khi nhận được Hoá đơn chi tiền trả luôn Cuối kỳ K/c số nợ đến hạn trả vào kỳ sau Nhận hoá đơn Chưa thanh toán TK 342 TK 635 Nợ lãi TK 138 Định kỳ nhận hoá đơn tính thuế GTGT Vào chi phí SXKD (PP trực tiếp TK 133 623,627,641,642 Định kỳ nhận hoá đơn tính thuế GTGT vào chi phí SXKD Số nợ phải trả kỳ này Số nợ phải trả ở Các kỳ tiếp theo Số thuế GTGT đầu vào . quá trình hoạt động. Để hiểu hơn nữa các về hoạt động này em chọn đề tài: “Bàn về chế độ kế toán tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê . Đề án. nhận TSCĐ thuê tài chính trong báo cáo tài chính tại đơn vị đi thuê 1.2.3.1 Phương pháp hạch toán TSCĐ thuê tài chính tại đơn vị đi thuê a. Tài khoản sử