Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sự sẵn lòng chi trả của khách du lịch bao nhiêu tiền cho dịch vụ hàng hóa môi trường. Để cải tạo môi trường với những dịch vụ hấp dẫn, công tác vệ sinh cải thiện với những động thực vật phong phú…, chất lượng môi trường không khí sạch, cảnh quan xanh đẹp, ở công viên Thống Nhất quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Một nghiên cứu được điều tra thực tế đã thực hiện cuối tháng mười năm 2008 tại công viên Thống Nhất đã phản ánh tương đối khách quan về sự sắn lòng chi trả của du khách đến đây và đưa ra các biện pháp để cải thiện chất lượng môi trường ở nơi đây.
MỤC LỤC Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu sự sẵn lòng chi trả của khách du lịch bao nhiêu tiền cho dịch vụ hàng hóa môi trường. Để cải tạo môi trường với những dịch vụ hấp dẫn, công tác vệ sinh cải thiện với những động thực vật phong phú…, chất lượng môi trường không khí sạch, cảnh quan xanh đẹp, ở công viên Thống Nhất quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Một nghiên cứu được điều tra thực tế đã thực hiện cuối tháng mười năm 2008 tại công viên Thống Nhất đã phản ánh tương đối khách quan về sự sắn lòng chi trả của du khách đến đây và đưa ra các biện pháp để cải thiện chất lượng môi trường ở nơi đây. I ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung chất lượng môi trường đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội của mọi người, rừng là lá phổi sống, sức khỏe và các hoạt động kinh tế của trái đất, điều hòa khí hậu chống xói mòn đất. Rừng bị tàn phá khai thác một cách bữa bài gây lãng phí tài nguyên và gây ra các vấn đề môi trường. Chính vì thế đặt ra một vấn đề cần giải quyết đó là làm cách nào để khôi phục lại rừng và bảo vệ khai thác một cách hợp lý, và đạt hiệu quả kinh tế và đặc biệt trong các khu đô thị thì cải thiện chất lượng môi trường theo cách nào ? Trong điều kiện đất đai có hạn, dân số đông và dưới sức ép của công việc giải trí thư giãn thì người dân cần đi đâu để tìm được một nơi yên tĩnh, không khí trong lành. Và một hình thức đơn giản được mọi người lựa chọn là sau những giờ, ngày làm việc căng thẳng là đến công viên. Công viên là thành phần quan trọng của hệ thống không gian và cảnh quan đô thị. Công viên không đơn thuần là lá phổi xanh điều hòa khí hậu, hút CO 2 , thải khí O 2 mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, giáo dục và còn là nơi diễn ra các lễ hội truyền thống văn hóa tinh thần của nhân dân. Công viên Thống Nhất với diện tích 27.8 ha mặt đất, 21 ha mặt nước và có hai hòn đảo nhỏ với diện tích 1.2 ha nằm tiếp giáp bốn mặt phố: Trần Nhân Tông, Nguyễn Đình 2 Chiểu, Lê Duẩn, Đại Cồ Việt. Trong công viên có hệ thống cây xanh, trò chơi, hồ nước, hai hòn đảo nhỏ là nơi được mọi người lựa chọn để nghỉ ngơi, giải trí, tập thể dục để tăng cường sức khỏe… để xác định giá trị giải trí, nhu cầu hưởng thụ cảnh quan môi trường của công viên Thống Nhất thì kỹ thuật được chọn là phương pháp chi phí du lịch- TCM ( Travel cost method). Lý do là vì giá vé vào cửa 2000 đồng / khách/lượt chưa thể hiện được giá trị của người tiêu dùng khi tham gia vào thị trường giải trí, và phương pháp này dựa trên cơ sở một nhìn nhận ban đầu đó là những điểm hay những nơi có chất lượng môi trường tốt thường được nhiều du khách đến tham quan và đương nhiên họ sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ môi trường đó để thu lợi ích lớn nhất từ giá trị môi trường đó. Chính vì vậy mà căn cứ vào nhu cầu giải trí tương đương với khả năng đáp ứng của môi trường tự nhiên và điểm cần đánh giá tác động môi trường trong mối quan hệ giữa chi phí của một chuyến đi và số lần tham quan chúng ta xây dựng hàm cầu giải trí và tính toán thặng dư tiêu dùng của cá nhân khi tham gia vào thị trường giải trí. II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 1. Một số đặc điểm về địa điểm điều tra Công viên Thống Nhất trước đây vốn là vùng đầm hồ và bãi rác của ba làng Vân Hồ, Thể Quang và Thiền Quang. Phía Đông là đất các làng Cổ Vân Hồ, Thể Quang và Thiền Quang. Phía Bắc là đất làng Thiền Quang, Pháp Hoa, Quang Hoa, Liên Thủy. phía Tây là đất làng Liên Thủy, Kim Liên( hồ bảy mẫu là của làng Kim Liên. Phía Nam là đất của làng Phúc Lâm Tiêu Và Vân Hồ. Cuối năm 1958, vùng đất này được cải tạo bởi các sinh viên và nhân dân Hà Nội đóng góp hàng vạn ngày công lao động để đào đắp thành công viên với hồ lớn và hai hòn đảo nhỏ. Công viên được khánh thành ngày 30 tháng 5 năm 1961 và tên gọi là công viên Thống Nhất với hi vọng là sớm giải phóng được miền Nam, thống nhất đất nước. Sau đó một thời gian công viên 3 Thống Nhất đổi tên thành công viên Lê Nin. Sau đó thì nó lại được đổi lại về tên cũ và công viên Thống Nhất tồn tại đến ngày nay. 2. Nội dung tiến hành điều tra 2.1. Các giả định của mô hình - Giả định rằng chuyến đi đến địa điểm công viên Thống Nhất là mục đích duy nhất của việc tham quan . - Việc lái xe đến địa điểm vui chơi giải trí không tạo ra sự thỏa dụng cũng như không gây ra sự không thỏa dụng nào . - Chi phí cơ hội của thời gian tai đây và thời gian đi lại nói chung được giả định là tính theo mức lương. 2.2 Cách tiến hành Nghiên cứu được tiến hành tại mọi địa điểm của công viên Thống Nhất Để đánh giá được giá trị chất lượng môi trường kinh tế học môi trường đã đưa ra một hệ thống phương pháp nhằm lượng hóa các giá trị thông qua các quan điểm của các nhà kinh tế. Trong đó ở đây ta sử dụng nhóm phương pháp sử dụng đường cầu-sử dụng phương pháp thị trường đại diện-phương pháp chi phí du lịch (TCM) trên cơ sở xây dựng bảng hỏi với các tiêu chí yêu cầu đưa ra phục vụ cho mục đích nghiên cứu thì điều tra phỏng vấn trực tiếp những người khách du lịch thường lui tới công viên được lựa chọn ( điều tra 200 du khách) Tập hợp các thông tin thu được và xử lý số liệu trên cơ sở điều tra phỏng vấn và thực hiện các phương pháp kỹ thuật để phân tích và đánh giá từ các thông tin đã nhận được. Để từ đó phản ánh khách quan sự bằng lòng chi trả của khách du lịch để hưởng thụ cảnh quan môi trường. Để thực hiện phương pháp này nội dung tiến hành các bước được thực hiện như sau: Bước một: xác định vị trí cần đánh giá, nơi mà có nhiều du khách thường xuyên lui tới. Trong đó lựa chọn một số đối tượng để tiến hành điều tra phỏng vấn theo các tiêu chí trong mô hình đã đặt ra : đó là toàn bộ địa điểm công 4 viên Thống Nhất. Và đối tượng được điều tra phỏng vấn là khách du lịch trong công viên những người có độ tuổi từ 16 trở lên và họ đến đây với mục đích là đi dạo, ngắm cảnh, chơi thể dục thể thao, học tập-nghiên cứu,… Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở: V i = β 1 + β 2 income i + β 3 gender i +β 4 age i + β 5 Tc i Trong đó: V i : số lần thăm quan của người thứ i Income i : thu nhập bình quân trên một tháng của người thứ i Gender i : giới tính của người thứ i Age i : tuổi của người thứ i Tc i : chi phí của lần tham quan thứ i của người thứ i Bước hai: Tiến hành điều tra phỏng vấn khách du lịch tại địa bàn nghiên cứu. Thông thường để làm việc này chúng ta phải lập bảng câu hỏi trong bảng hỏi đó kết luận lại hai vấn đề cơ bản mà người xây dựng mô hình hay tính toán cần phải chỉ ra được: - Xác định được quãng đường mà khách tới vị trí đánh giá là bao nhiêu km? - Mỗi năm họ đi du lịch tới vị trí đánh giá bao nhiêu lần? Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách du lịch tại công viên. Và bảng hỏi dùng để hỏi khách du lịch gồm những câu hỏi sau: ( do phỏng vấn trực tiếp nên từ ngữ xưng hô có thể linh động được ) Đánh giá giá trị công viên. Điều tra mẫu tại công viên Thống Nhất Đầu tiên giới thiệu về mình, về mục đích cuộc điều tra rồi tiến hành phỏng vấn những câu hỏi sau: Phần một: một số thông tin về chuyến đi của du khách Câu 1: Anh (chị) đến từ đâu?( xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố cụ thể)………………………………………………………………………. 5 Câu 2: Đây là lần tham quan thứ mấy ……… của anh (chị) trong năm nay tới công viên Thống Nhất? Câu 3: Anh (chị) đã sử dụng phương tiện gì để tới đây? a. Đi bộ b. Xe đạp c. Xe máy d. Xe buýt e. Khác Câu 4: Mục đích đến công viên Thống Nhất của anh (chị) là gì? a. Thể dục b. Vui chơi c. Nghiên cứu- học tập d. Chụp ảnh Câu 5: Anh (chị) cho biết một số thông tin về chi phí khi đi tham quan công viên Thống Nhất ? • Chi phí đi lại ? • Chi phí vào cửa ? • Chi phí ăn uống ? • Chi phí lưu niệm ? • Chi phí giải trí ? • Chi phí khác ? Câu 6: Anh (chị) có nhận xét gì về chất lượng môi trường cảnh quan công viên Thống Nhất hiện nay ? a. Tốt b. Rất tốt c. Bình thường d. Tồi Câu 7: Anh (chị) cho biết một vài ý kiến của mình về cách quản lý hiện nay của công viên Thống Nhất ? Câu 8 : Nếu trong thời gian tới công viên Thống Nhất có dự định nâng cấp, cải tạo : công tác vệ sinh cải thiện, thay nước trong hồ bẩy mẫu,…để nâng cấp thì từ khoản tiền thu từ du khách là một phần kinh phí quan trọng. Anh (chị) có sẵn lòng trả thêm tiền vé vào cửa để được hưởng một dịch vụ tốt hơn trong công viên đã nâng cấp hay không ? a. Có chuyển sang câu hỏi số 9 b. Không chuyển sang câu hỏi số 10 6 Câu 9: Anh (chị) sẵn sàng trả thêm bao nhiêu cho tiền vé vào cửa một lần so với giá hiện tại ? a. 1000 đ d. 4000 đ b. 2000đ e. 5000 đ c. 3000đ f. Khác (cụ thể) Câu 10: Nếu không trả tiền anh (chị) có thể cho biết lý do ? a. Là công viên nên vào cửa miễn phí và chỉ trả tiền cho những dịch vụ đi kèm b. Tôi thấy giá vé hiện tại là hợp lý . c. Tôi không đủ tiền trả . d. Tôi sợ tiền tôi trả sử dụng không đúng mục đích . e. Lý do khác . Phần hai : Một số thông tin cá nhân Câu 1: Giới tính: a. Nam b. Nữ Câu 2: Năm nay anh (chị) bao nhiêu tuổi ? Câu 3: Trình độ học vấn : a. Không đi học c. Đại học b. Trung học phổ thông trở xuống d. Trên đại học Câu 4: Tình trạng hôn nhân : a. Chưa có gia đình b. Đã có gia đình Câu 5: Thu nhập hàng tháng của anh (chị) khoảng bao nhiêu ? a. Dưới 1 triệu đồng b. Từ 1- 3 triệu đồng c. Từ 3-5 triệu đồng d. Từ 5-10 triệu đồng e. Từ 10-10 triệu đồng f. Trên 20 triệu đồng 7 Câu 6: Anh (chị) có thuộc hội, cơ quan, tổ chức môi trường nào không ? Câu 7: Anh (chị) có ý kiến đóng góp gì cho công viên Thống Nhất để chất lượng môi trường ở đây được cải thiện tốt hơn (về công tác quản lý, dịch vụ đi kèm, và ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người,…) Xin cảm ơn anh (chị) đã giúp hoàn thành bảng câu hỏi này. Chúc anh (chị) có một chuyến đi vui vẻ ở công viên . Bước ba: Tiến hành phân loại những người thường lui tới vị trí đánh giá theo số lượt đi đã xác định ở bước hai. Và chia số lượt đến công viên Thống Nhất thành những nhóm sau : i. Từ 1-5 lượt ii. Từ 5-10 lượt iii. Từ 10-50 lượt iv. Từ 50-100 lượt v. Từ 100-200 lượt vi. Từ 200 lượt trở lên Bước bốn: Ước tính chi phí đi lại cho một lần đi và số lần mà khách du lịch lui tới trong năm và để đảm bảo độ chính xác chúng ta có thể xây dựng mô hình kiểm định để đảm bảo độ tin cậy cho mô hình ban đầu. Chẳng hạn như liên quan đến chi phí có các yếu tố về thu nhập, nhận thức, giới tính, độ tuổi các yếu tố này được đưa vào mô hình kiểm định Bước năm: Xem xét mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi tới công viên (vị trí đánh giá) của khách du lịch. Mối quan hệ này là mối quan hệ ràng buộc. Như vậy thông qua tính toán trong mối quan hệ giữa khoảng cách hay vị trí từ nơi điều tra (xuất phát)chi phí cho một lần đi và số lần đi chúng ta có thể hoàn toàn xác định được hàm cầu giữa chi phí và số lần đi. Phần diện tích giới hạn bởi đường cầu đã phản ánh được tổng chi phí bỏ ra của đối tượng được 8 điều tra và tổng chi phí đó chính là giá trị của hàng hóa chất lượng môi trường ( xem hình vẽ dưới) Hình vẽ minh họa: trục tung thể hiện chi phí cho một chuyến đi (p), trục hoành thể hiện số lần tham quan, mũi tên chỉ tổng giá trị chất lượng môi trường 3. Kết quả điều tra nghiên cứu Sau khi xử lý số liệu bằng phương pháp OLS (ordinary least square – phương pháp bình phương nhỏ nhất) (số liệu ở bảng phụ lục cuối) ta thu được: Bảng một: Một vài tóm tắt về kết quả ước lượng Tên biến Income gender age tc INPT Hệ số hồi 0.10810 - 0.050191 0.057255 -0.0001702 2.3771 9 quy SE 0.097719 0.16295 0.0048524 0.0000171 9 0.28024 T-ratio 1.1062 - 0.30801 11.7993 - 9.9043 8.4825 R 2 0.62792 SE của V ∧ 1.1357 F-statis 82.2700 Thống kê d 1.9103 Từ bảng trên ta thu được kết quả sau: V i = 2.3771 + 0.10810 income i – 0.050191 gender i + 0.057255 age i – 0.0001702 tc i (pt.1) Với con số 0.1081 cho biết nếu thu nhập tăng 1% thì số lần đến công viên Thống Nhất tăng trung bình 0.1081% và ngược lại (trong các điều kiện khác không đổi). Điều này phù hợp với thực tế. Điều này được giải thích do thu nhập của con người tăng thì đòi hỏi chất lượng cuộc sống của con người ngày càng cao. Nhu cầu đó không chỉ dừng lại ở nhu cầu vật chất thường ngày (ăn, ở, mặc, đi lại,…) mà nó đòi hỏi cao hơn nữa đó chính là đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Và có rất nhiều lựa chọn để làm cho đời sống tinh thần của nhân dân thêm phong phú. Một trong những hình thức được nhiều người lựa chọn đó là nhu cầu đi du lịch. Việc này làm cho con người có thể tìm hiểu, khám phá được nhiều nét đẹp, sự bí ẩn thú vị của thiên nhiên, vùng đất mà họ đặt chân đến. Sau những giờ, ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi thì việc đi du lịch là một cách làm cho tinh thần thoải mái, phấn chấn để giải quyết công việc một cách hiệu quả và chất lượng hơn. Khi chất lượng cuộc sống đã được cải thiện, nâng cao cùng với thu nhập cao thì con người đòi hỏi chất lượng môi trường sống cao hơn. Đó là những nơi có chất lượng 10 . THAM KHẢO 1. Sách giáo trình: Bài giảng kinh tế môi trường – trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân 2. Sách: Kinh tế môi trường – Barry Field & Nancy Olewiler. chất lượng môi trường kinh tế học môi trường đã đưa ra một hệ thống phương pháp nhằm lượng hóa các giá trị thông qua các quan điểm của các nhà kinh tế. Trong