Cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đã dẫn đến việc mất lòng tin vào chính sách kinh tế theo hình thái thị trường tự do. Trong Giải pháp Keynes, tác giả Paul Davidson đã thể hiện một hiểu biết sâu sắc về việc chúng ta đã sa vào khủng hoảng như thế nào – và quan trọng hơn là chúng ta sẽ sử dụng triết lý kinh tế của Keynes như thế nào để thoát khỏi bớ bòng bong này.
Giải pháp Keynes GVHD: T.S Trương Quang Hùng Con đường dẫn đến sự thịnh vượng toàn cầu MỤC LỤC HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại đã dẫn đến việc mất lòng tin vào chính sách kinh tế theo hình thái thị trường tự do. Trong Giải pháp Keynes, tác giả Paul Davidson đã thể hiện một hiểu biết sâu sắc về việc chúng ta đã sa vào khủng hoảng như thế nào – và quan trọng hơn là chúng ta sẽ sử dụng triết lý kinh tế của Keynes như thế nào để thoát khỏi bớ bòng bong này. John Maynard Keynes chuyên tâm vào việc làm cho kinh tế thị trường đạt hiệu quả, nhưng hệ thống hiện tại của chúng ta là một thất bại ảm đạm. Keynes ủng hộ vai trò can thiệp của nhà nước kết hợp với sự chủ động của khu vực tư nhân để giảm bớt nhữn ảnh hưởng tiêu cực của suy thoái, khủng hoảng và tăng trưởng nóng. Chính sách kinh tế của ông đã giúp thế giới thoát khỏi cuộc Đại khủng hoảng và là một tác nhân quan trọng trong tư duy dẫn đến chính sách kinh tế xã hội mới của Franklin D. Roosevelt. Trong cuốn sách Giải pháp Keynes, chuyên gia về Keynes Davidson đã đưa ra những đề xuất và kế hoạch chi tiết cho chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, luật và quy định cho thị trường tài chính và tiền lương - tất cả đều nhằm đảo ngược tác động của những chính sách trong quá khứ của chúng ta. ảnh hưởng cải cách của Keynes hiện diện ở mọi nơi: gói kích thích kinh tế của Barack Obama là một ví dụ - và quyển sách này giải thích những quan điểm nền tảng của nền tảng của kinh tế học Keynes cũng như giải pháp thực tế cho tình hình nguy cập hiện nay. HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 2 HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 3 1. GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ KEYNES John Maynard Keynes (1883-1946) là nhà kinh tế học người Anh, tư tưởng của Ông đã ảnh hưởng lớn đến lý luận và thực tiễn kinh tế học vĩ mô. Ông đã hoàn thiện các công trình nghiên cứu về chu kỳ kinh tế, trong đó đề nghị sử dụng các công cụ tài khoá và tiền tệ để giảm thiểu tác động tiêu cực của tình trạng suy thoái và đình đốn. Tư tưởng của Ông là cơ sở hình thành nên trường phái Keynes. Vào những năm 1930, Ông đã dẫn đầu cuộc cách mạng trong tư tưởng kinh tế học, lật đổ các tư tưởng của trường phái kinh tế học tân cổ điển, vốn cho rằng thị trường tự do có thể tự động đảm bảo toàn dụng lao động trong ngắn hạn. Nền tảng lý luận của Keynes là nguyên lý cầu hữu hiệu, nguyên lý này khẳng định rằng lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Vì vậy, tổng cầu xác định mức độ hoạt động kinh tế trong tổng thể, và tổng cầu không phù hợp có thể dẫn đến giai đoạn thất nghiệp cao kéo dài. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái. Khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, tư tưởng của Keynes liên quan đến chính sách kinh tế được các nhà lãnh đạo các nước phương Tây áp dụng. Trong suốt những năm 1950 – 1960, kinh tế học trường phái Keynes đã được áp dụng trong hầu hết chính phủ các nước tư bản. Ảnh hưởng của Keynes sụt giảm trong thập niên 1970, một phần bởi vì các vấn đề mà các nền kinh tế Anh – Mỹ phải đương đầu, phần khác bởi vì các chỉ trích từ Milton Friedman và các nhà kinh tế khác, vốn bi quan về khả năng chính phủ có thể điều chỉnh chu kỳ kinh tế bằng chính sách tài khoá. Tuy nhiên, sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 đã gây ra sự hồi sinh của tư tưởng Keynes. Keynes được coi là cha đẻ của kinh tế học vĩ mô hiện đại. Năm 1999, Tạp chí Times đã đưa Ông vào trong danh sách 100 người quan trọng và có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 và bình luận rằng: “tư tưởng cơ bản của Ông là chính phủ phải tiêu tiền mà họ không có để cứu chủ nghĩa tư bản”. HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 4 2. TƯ TƯỞNG NỀN TẢNG Xét ở mức độ nào đó thì mọi nhận thức của con người về thế giới đều là do trí tuệ sáng tạo ra. Quá trình suy luận dẫn tới trí óc phải nghĩ ra một lý thuyết để giải thích những gì con người chứng kiến ở xung quanh. Lý thuyết là cách con người mô tả thế giới thực trên cơ sở một mô hình xuất phát từ một vài tiên đề cơ bản – là một giả định được chấp nhận, là chân lý chung, không cần chứng minh. Từ cơ sở tiền đề đó, các lý thuyết gia sử dụng các quy tắc logic để đi đến những kết luận, giải thích những gì chúng ta sẽ chứng kiến trong thực tế. Tất cả mọi lý thuyết nhìn chung đều được chấp nhận theo kiểu thử ngiệm. Lý thuyết kinh tế là một khung phân tích, trong đó các nhà kinh tế học xây dựng mô hình bằng cách sử dụng một số tiền đề ban đầu mà họ chấp nhận là chân lý hiển nhiên. Sau đó họ sử dụng các các công cụ suy luận logic để đi đến một hay nhiều kết luận giải thích các cho các sự kiện kinh tế diễn ra trong thế giới thực. Tiếp theo có thể sử dụng lý thuyết đó để đề xuất phương thức giải quyết các vấn đề kinh tế mà thế giới đang gặp phải. Có hai lý thuyết kinh tế khác nhau về cơ bản nhằm giải thích hoạt động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: lý thuyết kinh tế cổ điển và lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes về nền kinh tế kinh doanh. Để đánh giá mức độ phù hợp của chính sách mà một mô hình kinh tế đưa ra chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng các tiên đề mà lý thuyết gia kinh tế học đã sử dụng làm cơ sở mô hình. 2.1. Tư tưởng cổ điển về hệ thống tư bản chủ nghĩa Kinh tế học cổ điển (đôi khi còn gọi là lý thuyết thị trường hiệu quả, hay kinh tế học tân cổ điển, hoặc kinh tế học chính thống) cho rằng thị trường tự do có thể tự giải quyết mọi vấn đề kinh tế phát sinh, sự can thiệp của chính phủ vào thị trường tự do luôn gây ra các vấn đề kinh tế. Lập luận logic của kinh tế học cổ điển dẫn tới triết lý tự do kinh doanh, tức là chính phủ không bao giờ can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế. Về bản chất, lý thuyết cổ điển giả định rằng bằng một phương pháp nào đó, người ra quyết định ngày hôm nay có thể và thực sự biết được những gì sẽ xảy ra trong tương lại. Do đó vấn đề kinh tế duy nhất thị trường phải giải quyết là cách thức phân bổ nguồn lực sao cho lợi ích thu được ngày hôm nay và trong tương lai là lớn nhất. Trong mô hình thị trường hiệu quả, người ta giả định rằng có rất nhiều ra quyết định hợp lý; trước khi họ quyết định mua hoặc bán, họ luôn thu thập và phân HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 5 tích các thông tin đáng tin cậy về xác suất các sự kiện đã diễn ra trong quá khứ lẫn xác suất xảy ra các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Và người ta giả định rằng người ra quyết định luôn có loại thông tin quan trọng về quá khứ và tương lai, trên cơ sở đó họ đưa ra được các quyết định tối ưu. Như vậy, kinh tế học cổ điển giả định rằng mọi người đều có thể biết trước tương lai. Các doanh nghiệp trước khi ra quyết định thuê nhân công, máy móc hay đầu tư xây dựng nhà xưởng … phải đánh giá được lợi ích họ có thể thu được từ việc bán các sản phẩm đầu ra, hay cho thuê các nhà xưởng trong tương lai. Người tiêu dùng trước khi quyết định mua hàng hóa, dịch vụ nào đó phải đánh giá được mức độ thỏa dụng của mình khi nhận được các hàng hóa, dịch vụ đó. Để các thị trường tài chính như thị trường cổ phiếu hay trái phiếu hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư phải biết rõ các thông tin về việc các tài sản, trang thiết bị các doanh nghiệp đang sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Tất cả những điều này là có thể? Để cứu vãn kết luận về tính hiệu quả của thị trường tự do dù biết rằng trong thế giới thực, không thể có thị trường hoàn chỉnh cho mọi thời điểm trong tương lai. Các nhà kinh tế học theo trường phái cổ điển giả định rằng, những người tham gia thị trường có “kỳ vọng hợp lý” về mọi thu nhập sẽ nhận được trong tương lai mà quyết định hiện tại mang lại. Nghĩa là, bằng cách nào đó, những người ra quyết định hôm nay biết được xác suất xảy ra của mỗi mức thu nhập trong tương lai và các thông tin này là đáng tin cậy về mặt thống kê. Các lý thuyết gia kinh tế học cổ điển giả định rằng xác suất tính được từ dữ liệu trong quá khứ và hiện tại cũng bằng với xác suất của mẫu lấy từ tương lai. Nói cách khác, họ đang giả định rằng “tương lai đơn thuần là cái bóng của thống kê trong quá khứ”. Chúng ta nên biết rằng tất cả các mô hình vô cùng phức tạp trên máy tính mà các ngân hàng đầu tư dùng làm công cụ quản lý rủi ro để đánh giá rủi ro trong tương lai của mọi loại tài sản tài chính trong danh mục đầu tư của họ đều dựa trên phân tích các số liệu thống kê trong quá khứ. Các kết quả (xác suất rủi ro) được tính dựa trên số liệu thống kê trong quá khứ qua các mô hình toán học phức tạp này cho kết quả có sai số rất lớn trong việc đánh giá các rủi ro trong tương lai. Có lẽ chính vi thế mà các ngân hàng đầu tư Mỹ đã rơi vào cuộc khủng hoảng năm 2008. 2.2. Tư tưởng của Keynes về hệ thống tư bản chủ nghĩa và vai trò của tiền HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 6 Lý thuyết thanh khoản của Keynes về nền kinh tế kinh doanh, nó cho rằng chính phủ có khả năng giải quyết các nhược điểm cố hữu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa theo định hướng thị trường có sử dụng tiền, với sự hợp tác của khu vực sản xuất tư nhân và các hộ gia đình. Trong khung phân tích cổ điển, với giả định biết trước được tương lai, thị trường tự do sẽ đạt hiệu quả vì nó tạo ra đầy đủ việc làm. Nhưng trong thế giới thực lại xảy ra thất nghiệp cao và kéo dài? Nhằm giải thích tại sao tình huống “giao cắt:, Keynes phải phủ nhận tính phù hợp của một vài tiên đề của lý thuyết cổ điển trong thực tế. Một trong những tiên đề quan trọng nhất bị Keynes bác bỏ chính là giả định rằng con người biết trước và có thể tính được tương lai vì nó là cái bóng thống kê trong quá khứ. Keynes cho rằng khi cần ra những quyết định kinh tế quan trọng, người ra quyết định không chỉ đơn thuần giả định rằng tương lai chỉ là những rủi ro có thể định lượng, tính toán được số liệu của thị trường hiện tại Mọi người đều biết rằng họ không thể biết được tương lai sau này sẽ ra sao. Họ biết rằng với những quyết định quan trọng thì dự báo sai lầm về tương lai có thể dẫn tới rủi ro lớn, đôi khi trì hoãn, tạm thời chưa ra quyết định ngay lại là đúng đắn nhất. Xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại đã nỗ lực tạo ra một cơ chế để kiểm soát phần nào đó số mệnh không chắc chắn về mặt kinh tế của họ. Việc sử dụng tiền tệ và các hợp đồng ràng buộc hợp pháp về tiền cho phép các cá nhân phần nào kiểm soát được dòng tiền vào, ra trong tương lai. Người dân và các doanh nghiệp đều sẵn sàng ký hợp đồng với nhau vì họ nghĩ rằng nếu họ thực hiện các điều khoản trong hợp đồng thì họ sẽ thu được lợi ích tối đa. Nghĩa là, khi đồng ý ký hợp đồng mọi chủ thể tham gia đã trang bị cho mình một công cụ có thể dự đoán dòng tiền vào và ra trong tương lai, ngay cả trong một thế giới có đầy rẫy những điều không chắc chắn. Tiền là thứ được chính phủ đảm bảo, dùng để giải quyết mọi nghĩa vụ pháp lý trong hợp đồng. Một chủ thể được coi là có khả năng thanh toán khi họ có thể đáp ứng được mọi nghĩa vụ theo hợp đồng khi đến hạn. Đối với các cá nhân cũng như hộ gia đình việc đảm bảo khả năng thanh toán đóng vai trò cực kỳ quan trọng để họ không bị phá sản. Duy trì được khả năng thanh toán giúp cho các chủ thể tránh được cái giá treo cổ của sự phá sản. Giải thích về nguyên nhân của hiện tượng thất nghiệp kéo dài, Keynes không cho rằng đó là do giá cả và tiền lương cứng nhắc, ông dựa trên lý thuyết ưa thích HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 7 thanh khoản. Do tương lai là bất định nên các cá nhân phải có những khoản tiết kiệm để đề phòng rủi ro trong tương lai, khi có nhiều người tin rằng tương lai có thể xấu đi thì họ sẽ tiết kiệm nhiều hơn điều đó đồng nghĩa với cầu tiêu dùng giảm xuống, các doanh nghiệp có ít cơ hội kiếm lợi nhuận hơn và họ buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, sa thải công nhân, thất nghiệp gia tăng. Đến đây chúng ta có thể tự hỏi nếu thị trường tự do là hiệu quả thì các hộ gia đình và doanh nghiệp phải có thông tin tin cậy về dòng tiền trong tương lai, và vì vậy những người ra quyết định có tính tư lợi sẽ không bao giờ thỏa thuận các hợp đồng đòi hỏi nghĩa vụ thanh toán trong tương lai mà họ không thanh toán được. Khi đó sẽ không tồn tại những chủ thể bị mất khả năng thanh toán nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế các hộ gia đinh, doanh nghiệp hay kể cả nhà nước đều có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nghĩa vụ hợp đồng (cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn 2008 ở Mỹ là một ví dụ). Theo quan điểm của Keynes, tính bất khả xâm phạm của hợp đồng dựa trên tiền tệ là cơ sở của hệ thống kinh tế mà chúng ta gọi là chủ nghĩa tư bản. Ngoài tiền tệ còn có các loại tài sản tài chính khác có tính thanh khoản chỉ thấp hơn tiền chút ít và chúng cũng được dùng để thực hiện nghĩa vụ hợp đồng (sau khi chuyển thành tiền). Để đảm bảo các tài sản tài chính có tính thanh khoản cao cần có một người tạo lập thị trường sẵn sàng mua tài sản đó với mức giá theo “quy luật”. 3. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH 3.1. Chính sách phục hồi kinh tế 3.1.1. Vai trò kích cầu của chính phủ trong tình trạng nền kinh tế suy thoái Do tương lai không chắc chắn nên cả hộ gia đình lẫn các doanh nghiệp đều phải thực hiện dự phòng, nghĩa là họ không chi tiêu tất cả những gì họ kiếm được ở hiện tại. Phần thu nhập không được chi tiêu ở hiện tại được gọi là “tiết kiệm”. Bất cứ phần thu nhập của một người khi không được dùng để mua sản phẩm, dịch vụ ở hiện tại nghĩa là cầu sản phẩm trên thị trường đã bị giảm đi và do đó nó có thể gây nên tác động tiêu cực đối với lợi nhuận của doanh nghiệp và số việc làm mà các doanh nghiệp tạo ra. Có thể nói, việc làm trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo ra chủ yếu bởi các doanh nghiệp; kỳ vọng tăng doanh số trong tương lai là động cơ để doanh nghiệp mở rộng sản xuất, thuê thêm lao động; ngược lại, nếu doanh nghiệp kỳ vọng doanh số giảm dần, dẫn tới cơ hội kiếm lợi nhuận giảm thì họ sẽ cắt giảm số lao HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 8 động. Nghĩa là, biến động doanh số và kỳ vọng đơn đặt hàng là yếu tố có tác động lớn nhất đối với hành vi thuê lao động của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu xét trên tổng thể nền kinh tế mọi yếu tố làm giảm chi tiêu đối với các loại hàng hóa và dịch vụ có thể sinh lời của doanh nghiệp đều có xu hướng làm giảm việc làm và ngược lại. Do đó hành vi giảm chi tiêu của một bộ phận trong nền kinh tế nếu được bù đắp bởi chi tiêu tăng thêm của bộ phận khác trong nền kinh tế. Chúng ta hãy cũng xem xét những người sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn trước là ai và tại sao họ sẵn lòng vay nợ để chi tiêu? Các nhà kinh tế học thường chia những người mua hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế làm bốn nhóm (1) các hộ gia đình (2) các doanh nghiệp (3) chính phủ và (4) khu vực nước ngoài. (1) Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chi tiêu của người lao động có lẽ là thu nhập, trong điều kiện nền kinh tế suy thoái có nghĩa là thu nhập của các hộ gia đình có xu hướng giảm đi và cũng có nhiều người mất việc làm hơn, do đó xét trên tổng thể họ không có động cơ để chi tiêu thêm. (2) Đối với các doanh nghiệp, lý thuyết cổ điển cho rằng, khi có bất cứ phần tiết kiệm tăng lên từ phía các hộ gia đình nó sẽ được huy động và chuyển cho các doanh nghiệp vay để đầu tư thêm cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu các hộ gia đình chi tiêu ít đi thì tại sao các doanh nghiệp có thể đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh? (3) Như vậy, trong trường hợp nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, các hộ gia đình chi tiêu ít đi và các doanh nghiệp cũng không có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất và giả định rằng khu vực nước ngoài là tương đối độc lập (chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết sau). Lúc này chính phủ phải đóng vai trò là người chi tiêu lớn nhất, bù đắp việc tiết kiệm của các chủ thể khác trong nền kinh tế. Quan điểm của Keynes nhằm chống lại tình trạng suy thoái và khủng hoảng là xây dựng một kế hoạch chi tiêu phục hồi. Những khoản chi này được dùng để mua sản phẩm của những doanh nghiệp trong nước, giúp các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng sử dụng lao động (chủ nghĩa tư bản hoạt động tốt nhất khi có những người chi tiêu giúp cầu thị trường tăng trưởng lành mạnh qua đó tạo ra lợi nhuận và việc làm cho xã hội). Hơn thế nữa, bằng chứng lịch sử cho thấy thời kỳ cuộc đại khủng hoảng sau khi thực hiện mở rộng chi tiêu chính phủ trong 4 năm (1932 – 1936) với những kết quả nhất định về công ăn việc làm, chính phủ của tổng thống Roosevelt đã thực hiện một kế hoạch ngân sách thắt HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 9 lưng buộc bụng vào năm 1937 và gần như ngay lập tức GDP thực giảm gần 10% cho tới tận quý 1 năm 1938, điều này hàm ý rằng chương trình chi tiêu phục hồi của chính phủ phải đảm bảo đem lại quá trình phuc hồi mạnh và liên tục, nếu chỉ kích thích và chấm dứt chương trình phục hồi nền kinh tế trước khi nó đạt được trạng thái đầy đủ việc làm thì chưa đủ. 3.1.2. Nợ quốc gia và lạm phát 3.1.2.1. Nợ quốc gia Bài học từ lịch sử về nợ quốc gia trong suốt thời kỳ Đại Khủng hoảng và Thế chiến thứ hai là chúng ta không phải lo ngại gì về thâm hụt ngan sách lớn nếu chính phủ là người chi tiêu duy nhất có thể hoàn thành trách nhiệm tang cầu thị trường đối với sản phẩm của các ngành công nghiệp lên đủ lớn, qua đó duy trì được hệ thống kinh tế sinh lợi nhuận của chúng ta. Đối với chính phủ, chi tiêu ít hơn với hy vọng giảm quy mô nợ quốc gia có nghĩa là làm cho cầu thị trường giảm xuống , do đó cả doanh nghiệp lẫn công nhân đều nghèo khổ hơn. Keynes cho rằng chủ nghĩa tư bản hoạt động tốt nhất khi có những người chi tiêu giúp cầu thị trường tăng trưởng lành mạnh, qua đó tạo lợi nhuận và việc làm cho xã hội. Điều này được chứng minh rõ rang trong những năm 1933-1936 và 1938- 1945 là thời kỳ chính phủ tăng chi tiêu. 3.1.2.2. Lạm phát Để cứu nền kinh tế thoát khỏi suy thoái trầm trọng, chính phủ cần tăng chi tiêu lên rất nhiều, do đó rơi vào thâm hụt ngân sách và số thâm hụt này sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ bằng cách bán trái phiếu chính phủ cho Cục Dự Trữ Liên Bang. Thực chất điều này có nghĩa là thâm hụt đã được bù đắp nhờ “in tiền" Hành động này có làm tang cung tiền dẫn tới lạm phát cao không? Lý thuyết về mối quan hệ trực tiếp giữa chi tiêu gây thâm hụt ngân sách được bù đắp bằng “in tiền” và lạm phát đơn giản chỉ là suy luận logic từ tiên đề cơ bản thứ hai trong mô hình thị trường hiệu quả cổ điển - được gọi là tiên đề tiền tệ trung tính. Tiên đề này khẳng định một chân lý chung không cần chứng minh, đó là cung tiền tăng lên hoàn toàn không có tác động gì lên lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra (GDP) cũng như số việc làm. Do đó nếu áp dụng tiên đề tiện tệ trung tính cho mô hình nền kinh tế thì khi chính phủ “in tiền” để mua sản phẩm của các ngành công nghiệp, hậu quả lạm phát là không thể tránh khỏi. Gỉa định tiên đề tiền tệ trung tính có nghĩa là cầu thị trường tăng không khuyến khích doanh nghiệp mở rộng sản xuất HVTH: Bùi Hoàng Anh – Cao học Đêm 10 – Khóa 22 Trang 10 . sức mua ổn định khi họ nghỉ hưu. Nhiệm vụ đưa giải pháp Keynes vào thực tế không hề dễ dàng. Nhưng giải pháp này mang lại hy vọng sẽ có một hệ thống kinh. kinh tế xã hội mới của Franklin D. Roosevelt. Trong cuốn sách Giải pháp Keynes, chuyên gia về Keynes Davidson đã đưa ra những đề xuất và kế hoạch chi tiết