1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng pháp trị và vấn đề kết hợp giữa pháp trị và đức trị trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

34 671 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 77,74 KB

Nội dung

tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung quốc cổ đại, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 2 1.1. Hàn Phi Tử - Cuộc đời và tư tưởng 2 1.1.1. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử 1.1.2. Cuộc đời Hàn Phi Tử 1.2. Cơ sở hình thành tư tưởng dùng Pháp Trị của Hàn Phi 1.2.1. Lược sử hình thành và phát triển của tư tưởng pháp gia 1.2.2. Những tư tưởng cơ bản trong thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử 1.3. Nhận xét tư tưởng Pháp Trị của Hàn Phi 1.3.1. Những giá trị có ý nghĩa quan trọng trong đường lối pháp trị của Hàn Phi 1.3.2. Những mặt hạn chế trong đường lối pháp trị của Hàn Phi 1.4. Giải pháp khắc phục CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG ĐỨC TRỊ CỦA NHO GIÁO 2.1. Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử 2.2. Tư tưởng Đường lối nhân chính của Mạnh Tử 2.1.1. Đề cao sức mạnh nhân nghĩa 2.1.2. Coi trọng dân 2.1.3. Nhẹ hình phạt và tăng cường giáo hoá dân

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nhiều năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt đượcnhiều thành tựu quan trọng Đất nước ta bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh

Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để các lĩnh vực đời sống xã hội, đặcbiệt là đổi mới hệ thống chính trị XHCN, xây dựng và hoàn thiện nhà nước phápquyền của dân, do dân và vì dân Nhận thức rõ yêu cầu đó, Đại hội Đảng toàn quốclần thứ IX đã khẳng định: "Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làmchủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Quyền lựcnhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp Nhà nước quản lý xã hộibằng pháp luật"

Trong quá trình kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quảhoạt động quản lý xã hội của nhà nước, việc kế thừa có chọn lọc những tư tưởng vàhọc thuyết quản lý xã hội trong lịch sử đóng vai trò đặc biệt quan trọng Bởi vìnhững tư tưởng và học thuyết quản lý xã hội, kể cả ở phương Đông và phương Tây,đều là sản phẩm trí tuệ con người, đã được kiểm nghiệm qua thực tiễn lịch sử.Chúng có giá trị nhất định trong việc giúp chúng ta tìm ra những giải pháp hữu hiệu

để đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay Trong đó, tư tưởng pháp trị của HànPhi Tử, một trong những tư tưởng chính trị - xã hội nổi bật trong thời kỳ Trung quốc

cổ đại, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử to lớn đối với quá trình thực hiện quản lý

xã hội bằng pháp luật của nhà nước

Xuất phát từ những đòi hỏi về lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu

tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử là thực sự cấp thiết Đó là lý do mà em lựa chọn

đề tài: "Tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử và vấn đề khoa học giữa Pháp trị và Đứctrị trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay"

Trang 2

CHƯƠNG I: TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc chưa từng thấy với hơn năm trăm nămchiến tranh đau thương “người chết đầy đống, thây chất đầy thành” (Mạnh Tử).Hiện thực nóng bỏng đó là tiền đề tích cực cho ra đời hàng loạt các học thuyết tưtưởng, nhằm lý giải hiện thực và đề xuất những quan điểm, đường lối chính trị -những phương thuốc cứu đời từ loạn về trị Và trong khoảng thời gian này, họcthuyết pháp trị đã xuất hiện, với tư cách là đường lối chiến lược chính trị lấy phápluật làm công cụ chủ yếu, nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư tưởng góp phần đưa sựnghiệp thống nhất nhà Tần đi đến thắng lợi, đánh dấu một cột mốc quan trọng tronglịch sử Trung Quốc

1.1 Hàn Phi Tử - Cuộc đời và tư tưởng

1.1.1 Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử

Trong lịch sử Trung Hoa, nhà Chu tồn tại lâu hơn bất kỳ một triều đại nào.Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị, phía tây nền văn minh Thương Nhà Chu coi tất cảđất đai thuộc về thần thánh, và họ là những đứa con của thần thánh vì vậy tất cả đấtđai và dân cư đều thuộc về họ Thấy rằng đất đai mình chinh phục được quá rộnglớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã chia đất đai thành những vùng

và chỉ định một người nào đó để cai trị vùng đó dưới danh nghĩa của mình (chưhầu), lựa chọn một người thân trong họ, một người có thể tin tưởng trong bè cánh,hay vị thủ lĩnh một bộ lạc đã cùng họ chống lại nhà Thương Giai đoạn Đông Chubắt đầu từ khoảng năm thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên tới 221 trước CôngNguyên (TCN) (Có nhiều tài liệu ghi chép giai đoạn Đông Chu từ năm 722 TCN tới

256 TCN) Giai đoạn này có thể chia thành hai thời kỳ:

Thời Xuân Thu (- 700 - 403) từ đời Chu Bình Vương tới gần cuối đời Chu

Trang 3

phương pháp canh tác rất tiến bộ Thời Ân người ta dùng lưỡi cày bằng gỗ, thời TâyChu đã có lưỡi cày bằng đồng đỏ; cuối thời Xuân Thu ở Ngô và Việt, người ta đãtìm ra sắt Sắt lúc đó gọi là "ác kim" (vàng, bạc, đồng là mỹ kim) và chỉ dùng chếtạo những đồ dùng tầm thường như lưỡi cày, lưỡi cuốc Do sự gia tăng của số dânnên sự khai hoang đất đai trong giai đoạn này được tập trung Chế độ tỉnh điềnkhông hợp thời nữa Sự sụp đổ dần dần của giới thượng lưu dẫn tới sự mở rộng họchành; trí thức gia tăng lại thúc đẩy tự do tư tưởng và tiến bộ kỹ thuật Tới thời XuânThu, công nghệ phát triển hơn, các đồ đồng bằng đồng đỏ, các đồ cẩn, khảm đã đạtđược kỹ thuật cao, đồ bạc và bằng ngọc đã xuất hiện Vị vua nhà Chu nhận được đồcống nạp từ các quý tộc cai trị tại những vùng đất mà họ được thừa kế từ tổ tiên Các

vị tổ tiên được phong làm quý tộc hay công tước tại các nước chư hầu thường là cácquan chức có công lao lớn đối với nhà vua và triều đình cai trị Vị vua nhà Chukhông trực tiếp kiểm soát các tiểu quốc chư hầu của mình Thay vào đó, sự trungthành chung của các quận công và quý tộc tạo nên quyền lực cho ông ta Khi lòngtrung thành giảm đi, quyền lực của nhà vua cũng giảm sút

Thời kỳ chiến quốc bắt đầu từ năm 403 TCN, không đánh dấu một biến cố gìquan trọng đủ để mở đầu một thời đại, chỉ là năm ba đại phu nước Tấn: Hàn Kiều,Triệu Tích, Ngụy Tư được vua Chu phong hầu (do đó mà sau Tấn tách ra thành banước Hàn, Triệu, Ngụy), còn xã hội, lịch sử Trung Hoa vẫn biến chuyển liên tục,không bị gián đoạn Tuy nhiên có điều này hiển nhiên là càng về sau xã hội càngloạn, biến cố càng dồn dập, và xét chung thì thời Chiến Quốc quả có nhiều điểmkhác thời Xuân Thu

Về kinh tế, thời Chiến Quốc, sắt đã trở nên thông dụng, được ưu chuộngtrong việc chế tạo binh khí cũng như lưỡi cày Canh nông nhờ đó cũng phát triển.Nước chư hầu nào cũng muốn phú cường để thôn tính các nước bên cạnh, mà muốnphú cường thì trước hết phải khuếch trương canh nông, nghĩa là phải vừa cải tiếnphương pháp canh tác vừa khuyến khích khai phá đất đai mới, vừa thay đổi cáchđánh thuế Thời chiến quốc chế độ tỉnh điền được bãi bỏ, đồng thời cũng bỏ luônphép đánh thuế thời đó gọi là trợ (giúp): tám gia đình làm giúp một khoảng ruộng

Trang 4

công ở giữa cho chủ điền (tức là cho chính phủ, cho quý tộc), mà thay bằng thứ thuếthường bằng một phần mười huê lợi, huê lợi có khi tính từng năm một, có khi lấy sốtrung bình của nhiều năm Lối sau này bất lợi cho nông dân: năm được mùa, lúathóc dư nhiều, chính phủ có thể thu nhiều mà lại thu ít, dân tiêu pha hết không chịu

để dành; tới năm mất mùa, huê lợi chỉ đủ trả phí tổn canh tác thì chính phủ lại bắtnộp đủ số, dân đói phải vay nặng lãi của chủ điền, của con buôn, có kẻ trả nợ suốtđời không hết Gần thời Chiến Quốc, các ông vua chư hầu cần tiền mua khí giới,nuôi binh lính, đánh thuế rất nặng, có nơi bằng 50% huê lợi của dân, dân tình cựcđiêu đứng Tuy nhiên chính sách đóng thuế vào huê lợi cũng có lợi cho nông dân vềmặt khác: họ tương đối được tự do, độc lập hơn đối với chủ điền, không bị "cột" vàocông điền nữa Về công nghệ, thời Chiến Quốc phát triển thêm đồ sơn, đồ thuỷ tinh;

kỹ thuật đồ gốm, kỹ thuật dệt và nhuộm (có khi người ta nhuộm tới bảy màu), rấttiến bộ và người ta đã tìm được những hợp kim để chế tạo những tấm gương soi mặtrất tốt Nhờ đó, thương mại dần phát triểnvà phát triển hơn cả công nghệ

Về chính trị, chế độ phong kiến suy vi Trong Chiến Quốc từ khi dời đô sangphía đông, nhà Chu suy nhược lần lần, đất đai thì phải chia cắt để phong cho các chưhầu công khanh, nên mỗi ngày mỗi thu hẹp lại, chỉ còn trông cậy vào sự cống hiếncủa các chư hầu mà chư hầu như nước Lỗ, trong 242 năm chỉ triều cống có ba lần:không những vậy, vì cái danh nghĩa thiên tử, đôi khi còn phải giúp lương thực chochư hầu những năm họ mất mùa hoặc có chiến tranh Thời Chiến Quốc, giai cấp quýtộc cũ lần lần tan rã, không nắm quyền hành nữa, và một giới hữu sản mới lên thay:

họ là những người khai phá những đất mới, những thương nhân làm giàu rồi mua đất

và thành những tân địa chủ, lối sống cũng như bọn quý tộc cũ, nhưng tư tưởng tiến

bộ hơn, và một số có tài nhảy ra làm chính trị Thời Xuân Thu đã có một số ít ngườitrong giai cấp đó chiếm được những địa vị cao: như Bách Lý Hề, Quản Trọng, NinhThích , nhưng thời Chiến Quốc mới thực là thời của họ tung hoành Họ là những kẻ

sỹ áo vải giỏi về chính trị, ngoại giao, kinh tế hay võ bị, làm quân sư hoặc tướngquốc cho các vua chúa Họ là Tô Tần, Trương Nghi, Cam Mậu, Phạm Tuy, NgôKhởi, Bạch Khởi, Lã Bất Vi, Lý Tư

Trang 5

Nhà Chu suy nhưng một số chư hầu mỗi ngày một mạnh vì chính trị tốt, kinh

tế phát đạt như Tề, hoặc vì sát nhập những nước nhỏ xung quanh để củng cố quyềnlực, khai thác được những đất mới như Sở, Tần Số chư hầu trước kia còn ngàn rưỡi,tới thời Đông Chu (Xuân Thu) chỉ còn lại trên một trăm, qua thời Chiến Quốc, giảmxuống nữa, còn dưới một chục: Tề, Tần, Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, Lỗ…; trong đóthất hung gồm Tề, Tần, Sở, Hàn, Ngụy, Triệu, Yên , mạnh nhất là Tần, Sở, Tề vì đấtđai đã rộng (nhất là Sở) mà tài nguyên lại nhiều Gần cuối thời Chiến Quốc họ thànhnhững quốc gia độc lập, không phục tùng nhà Chu nữa, không chịu xếp mình vàobậc công hay hầu, chư hầu phục tùng nhà Chu, mà tự xưng vương (tức tự coi mìnhngang với nhà Chu) Điều này đã mở đầu cho giai đoạn chiến tranh liên miên giữacác nước, nhằm tranh giành đất đai, xưng Đế (vua của các vua)

Càng về cuối thời Chiến Quốc, chiến tranh càng tàn khốc, tình hình dânchúng thật điêu đứng Hơn nửa dân phải đi lính, kẻ ở nhà phải nộp thuế có khi tới baphần tư hoa lợi Những năm được mùa, dân cũng không được hưởng vì triều đìnhthu hết lúa để nuôi lính; những năm mất mùa thì kẻ già, người bệnh chết hàng loạttrên đường, trong ruộng Chiến tranh trong hai năm cuối cùng thời Chiến Quốc liênmiên bất tuyệt, có khi nào chấm dứt đâu, chỉ tạm dừng ở nước này hay nước khác đểchuẩn bị cho một chiến tranh khác Thấy xã hội từ trên xuống dưới đầy trộm cướpnhư vậy, bọn quý tộc sa sút bất bình, muốn trở lại thời Xuân Thu, ổn định hơn,nhưng bất lực; hạng thư sinh thì chỉ thở dài, giảng nhân nghĩa; còn hạng võ dũng thìchỉ biết dùng thanh gươm để rửa nhục cho kẻ bị oan ức, bênh vực kẻ bị áp bức,thành bọn thích khách mà người ta gọi là hiệp sỹ Chúng ta không thấy làm lạ rằngthời Chiến Quốc có nhiều hiệp sỹ hơn các thời khác Dù chiến tranh chấm dứt thìhọa cũng kéo dài hàng chục năm, "vì tổn phí vào chiến tranh, mười năm thu lúacũng chưa đủ bù”

Kết thúc giai đoạn Chiến Quốc, Trung Hoa cổ đại được quy về một mối, TầnThủy Hoàng thống nhất đất nước và lập ra nhà Tần Ông đã lập nên đế chế đầu tiêntrong lịch sử Trung Quốc, đánh dấu một cột mốc quan trọng Và chiến thắng củaTần Thủy Hoàng không thể không nói đến học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử,

Trang 6

chính học thuyết này đã góp phần to lớn trong việc giúp Tần Thủy Hoàng tạo ra một

đế chế hùng mạnh

1.1.2 Cuộc đời Hàn Phi Tử

Hàn Phi sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đangthống nhất Trung Hoa Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn (được gọi là "côngtử"), thích cái học "hình danh." - Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế, Lão Tử.Hàn Phi có tật nói ngọng, không biện luận khá nhưng giỏi về mặt viết sách Trongbảy nước thời Chiến Quốc, tổ quốc của Hàn Phi “vốn là nước nhỏ, phải chống sựcông kích ở bốn phía, chúa nhục, tôi khổ” (Tồn Hàn, Hàn Phi Tử) Láng giềng lại cócường Tần hung bạo nên tình hình đã khổ càng thêm khổ; theo Hợp Tung thì bị Tầnđánh, theo Liên Hoành lại bị các nước đánh Hàn Phi muốn phò vua Hàn nhưngkhông được trọng dụng, nhiều lần dâng kế sách nhưng không được sử dụng Ôngnhận thấy vua Hàn “không sửa đổi làm rõ pháp chế” sẽ tạo nên tình trạng các nhànho dùng văn làm rối loạn pháp luật, còn hiệp sĩ dùng võ phạm vào điều cấm Saunày Vua Tần thấy nhìn thấy sự tài hoa của Hàn Phi nên nhân lúc Vua Hàn sai HànPhi đi sứ qua Tần đã mời Hàn phi ở lại Tần để giúp Thủy Hoàng thực hiện việcthống nhất thiên hạ Nhưng Hàn Phi chỉ giúp vua Tần được ít lâu Vì vua Tần chưatin dùng ông lắm, hoặc do Lý Tư ganh ghét không cho phép ông tiếp cận vua Tầnthường, hoặc do cả hai nguyên nhân Lợi dụng việc Hàn Phi là công tử nước Hàn,

Lý Tư đã lập âm mưu hãm hại và cuối cùng vua Tần đã ban Hàn Phi thuốc độc để tửtự

Những tác phẩm của Hàn Phi:

Hàn Phi thương xót những người thanh liêm, chính trực không được bọn tôigian tà dung tha, nhìn những sự biến đổi tồn vong của các nước ngày xưa, viết CôPhẫn (sự phẫn nộ của con người cô độc), Ngũ Đố (năm thứ sâu mọt), Nội Ngoại TrữThuyết (sưu tập những lời bàn về việc trong và việc ngoài), Thuyết Làm, ThuyếtNan (cái khó trong việc du thuyết), tất cả hơn mười vạn chữ Ông cũng tổng hợp tưtưởng của các pháp gia trước ông, các nhà nghị luận thời Chiến Quốc, mà viết bộsách Hàn Phi Tứ

Trang 7

1.1.3 Cơ sở hình thănh tư tưởng dùng Phâp Trị của Hăn Phi

Lịch sử Trung Quốc đê từng kiểm nghiệm vai trò câc học thuyết “Nhđn trị”,

"Đức trị", "Vô vi trị", "Kiím âi" Song tất cả đều tỏ ra bất lực vì không đâp ứngđược yíu cầu thời cuộc Văo lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết phâp trị đê xuấthiện trín vũ đăi lịch sử với tư câch lă đường lối chiến lược chính trị lấy phâp luậtlăm công cụ chủ yếu Trong qúa trình xđy dựng học thuyết của mình, Hăn phi phíphân mạnh mẽ lý thuyết chính trị của Nho Gia Ông cho rằng câch cai trị dựa tríntinh thần nhđn đức của nhă cầm quyền lă trâi với thực tế vă nếu âp dụng quan điểm

đó sẽ lăm loạn đất nước Đối với ông nền tảng của việc cai trị đất nước chính lă sựchế ước bản thđn, một vị quđn chủ cao quý nắm giữ chính quyền sẽ tự nhiín manglại hòa bình vă ổn định cho đất nước Hăn Phi quan niệm nhă vua cũng lă ngườibình thường như bao người khâc, câi lăm cho đất nước trị hay loạn không phải lẵng vua nước đó ra sao mă lă nền phâp trị của nước đó như thế năo Then chốt củaviệc xđy dựng đất nước giău mạnh lă phải dựa văo phâp luật, có phâp luật được thihănh một câch phổ biến vă đúng đắn thì xê hội mới được ổn định, lă một tiền đềquan trọng để xđy dựng đất nước giău mạnh cho dđn chúng được yín bình hạnhphúc Từ chỗ cho rằng « Không có nước năo luôn luôn mạnh, cũng không có nướcnăo luôn luôn yếu Hễ những người thi hănh phâp luật yếu thì nước yếu » Vì nhữngsuy nghĩ như vậy ông đê đề xuất tư tưởng « trị nước bằng phâp luật » với chủ trương

« luật phâp không phđn biệt sang hỉn » Ông hết sức coi trọng phâp luật vă cố gắngxđy dựng một lý luận hoăn chỉnh, trong đó lấy « Phâp » lăm hạt nhđn, vă kết hợpchặt chẽ với Phâp, Thế, Thuật

1.2 Tư tưởng Phâp trị của Hăn Phi Tử

1.2.1 Lược sử hình thănh vă phât triển của tư tưởng phâp gia

Học thuyết Phâp trị của phâi Phâp gia hình thănh vă phât triển qua nhiều thời

kỳ bởi những trí thức xuất sắc như: Quản Trọng, Thận Đâo, Thđn Bất Hại, ThươngƯởng vă được hoăn thiện bởi Hăn Phi Tử

Người có công khởi xướng cho phâi Phâp gia lă phải kể đến Quản Trọng

(?-645 TCN), sống văo thời Xuđn Thu, ông lă tướng quốc của nước Tề Tư tưởng về

Trang 8

pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao gồm 86 thiên (còn lại), vớinhững điểm chủ yếu: Lời bàn luận không cao xa mà dễ thi hành; Mục đích trị quốc

là làm cho quốc phú, binh cường, ông chú trọng đến sự phú quốc vì "Kho lẫm đầyrồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục"; Để cho quốc phú, binh cường ông

có chủ trương “ngụ binh ư nông” tức đem việc binh vào nghề nông; Chủ trươngphép trị nước phải đề cao "Luật, hình, lệnh, chính" Luật là để định danh phận chomỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình là để trừng trị những kẻ làmtrái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường ngay lẽ phải; Trong khi đề caoluật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm trong phép trị nước

Sang nửa đầu thời kì Chiến Quốc, tiếp nối Quản Trọng là Thân Bất Hại

(401-337 TCN), là người gốc ở đất Kinh, nước Trịnh Chuyên học về hình danh, ôngđược vua nước Hàn dùng làm tướng quốc Ông đưa ra chủ trương ly khai "Đạo đức"chống "Lễ" và đề cao "Thuật" trong phép trị nước Ông cho rằng "Thuật" là cái "bíhiểm" của vua, theo đó nhà vua không được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốthay không, biết nhiều hay biết ít, yêu hay ghét mình bởi điều đó sẽ khiến bề tôikhông thể đề phòng, nói dối và lừa gạt nhà vua

Cũng trong thời kì này, khác hẳn các tư tưởng khác của Pháp gia, Thận Đáo(370-290 TCN) thuần túy là một tư tưởng gia Ông người nước Triệu và chịu ảnhhưởng một số tư tưởng triết học về đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đềxướng đường lối trị nước bằng pháp luật Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải kháchquan như vật "vô vi" và điều đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầmquyền Trong phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của "Thế".Ông cho rằng: "Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vịthấp: kẻ bất tiếu mà phục được người hiền vì quyền trọng vị cao”

Một đại biểu khác của Pháp gia là Thương Ưởng (390-338 TCN) Ông ngườinước Vệ, sau sang Tần và giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và kinh tế làmcho nước Tần trở nên hùng mạnh Trong phép trị nước Thương Ưởng đề cao "Pháp"theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để trừ bỏ hình phạm) Chủtrương của ông là pháp luật phải nghiêm, ban bố khắp trong nước cho ai cũng biết,

Trang 9

và từ trên xuống dưới ai cũng phải thi hành, không phân biệt giai cấp; Pháp đã địnhrồi thì không ai được bàn ra bàn vào, không được “dùng lời khéo mà làm hại pháp”.

Và cuối thời Chiến quốc, người có công tổng kết và hoàn thiện tư tưởng trịnước của pháp gia đã kể trên là Hàn Phi (280-233 TCN) Ông người nước Hàn, chủtrương đề cao vai trò của pháp trị Theo ông, thời thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phéptrị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho, "Kiêm ái" của Mặc, "Vô vi nhitrị" của Đạo gia như trước, mà cần phải dùng Pháp trị Hàn Phi đưa ra quan điểmtiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trongmỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng Vì thế, không cómột phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luônđúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm Từ đó, ông đã phát triển vàhoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thíchứng với thời đại lúc bấy giờ

1.2.2 Những tư tưởng cơ bản trong thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử

Ba cơ sở của thuyết Pháp trị của Hàn Phi:

Một là, thừa nhận sự tồn tại của lý - tính quy luật hay những lực lượng khách

quan trong xã hội Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên xã hội Ông yêu cầucon người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn biên hóa mà hành động phù hợp

Hai là, thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội Do không có chế độ xã hội

nào bất di bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội Theo ông ngườithống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, dựa vào đặc điểm của thờithế mà lập ra chế độ, đặt ra chính sách, vạch ra cách trị nước sao cho thích hợp.Ông cho rằng không có thứ pháp luật nào là luôn luôn đúng trong mọi thời đại mà

nó luôn có sự thay đổi

Ba là, thừa nhận bản tính con người là ác: do bản tính con người là ác và

trong xã hội người tốt thì ít, với nhiều kẻ xấu như vậy để xây dựng được một xã hộibình yên không nên trong chờ vào số ít mong họ làm việc thiện mà phải xuất phát từ

số đông ngăn chặn không cho họ làm điều ác (thực hiện pháp trị)

Nội dung cơ bản trong của thuyết Pháp trị:

Trang 10

Nếu như trong phép trị nước Thận Đáo đề cao “Thế”, Thân Bất Hại đề cao

“Thuật”, Thương Ưởng đề cao “Pháp” thì học thuyết Pháp trị của Hàn Phi lại coitrọng cả ba yếu tố Thế, Thuật, và Pháp Ông cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhấtkhông thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật Trong đó, "Pháp" là nộidung trong chính sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phươngtiện tạo nên sức mạn; còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dungchính sách cai trị Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương

Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về Pháp, Pháp được hiểu theo hai nghĩa: Nghĩa rộng

"Pháp" là thể chế quốc gia là chế độ chính trị xã hội của đất nước; Nghĩa hẹp "Pháp"

là những điều luật, luật lệ, những luật lệ mang tính nguyên tắc và khuôn mẫu Kếthừa và phát triển tư tưởng Pháp trị của pháp gia thời trước, Hàn Phi Tử cho rằng:

"Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin chắc làthi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽtheo Pháp" Tính cách của pháp luật theo Hàn Phi, trên cơ sở chủ trương của Phápgia, là vua tượng trưng cho quốc gia, nên vua nắm hết uy quyền: lập pháp, hànhpháp, tư pháp Tuy vậy, khi lập pháp vua cũng phải dựa trên những nguyên tắcchính: Pháp luật phải hợp thời; Pháp luật phải soạn sao cho dân dễ hiểu, dễ thi hành;Pháp luật phải công bằng; Pháp luật có tính cách phổ biến Với Hàn Phi, "Pháp" thật

sự là tiêu chuẩn khách quan để phân định danh phận, phải trái, tốt, xấu, thiện, ác và

sẽ làm cho nhân tâm và vạn sự đều qui về một mối, đều lấy pháp làm chuẩn, và mọingười đều bình đẳng trước pháp luật Vì vậy, "Pháp" trở thành cái gốc của thiên hạ.Chủ trương của Pháp gia là bậc vua chúa phải làm cho dân theo đúng pháp luật, nhưvậy là nước trị

Tiếp đến sau đó là Thế, Thế là yếu tố không thể thiếu được trong pháp trị.Pháp gia cho rằng muốn có luật pháp rõ ràng minh bạch và được dân tuyệt đối tôntrọng thi hành thì nhà vua phải có "Thế" Trọng Thế tức trọng sự cưỡng chế, cho nênchủ trương: Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người

là vua; Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để: dân không được quyền làm cáchmạng, không được trái ý vua, vua bắt chết thì phải chết, không chết tức là bất trung;

Trang 11

Đưa sự thưởng phạt lên hàng quốc sách vì thưởng và phạt là phương tiện hiệunghiệm nhất để cưỡng chế Muốn cho nước trị thì vua chỉ cần dùng thưởng phạt chứkhông cần dùng giáo hóa, lễ nhạc Hàn Phi cho cách thưởng phạt là mầm trị hayloạn của quốc gia, trong đó dựa theo nguyên tắc: Thưởng thì phải tín, phạt thì phảitất; Thưởng thì phải trọng hậu, phạt thì phải nặng; Sự thưởng phạt phải theo đúngphép nước, chí công vô tư; Vua phải nắm hết quyền thưởng phạt "Thế" có vị tríquan trọng đến mức có thể thay thế được hiền nhân: "Chỉ có bậc hiền trí không đủtrị dân, mà địa vị quyền thế lại đủ đóng vai trò của bậc hiền vậy "Thế" không chỉ

là địa vị, quyền hành của vua mà còn là sức mạnh của dân, của đất nước, của vậnnước Hàn Phi giải thích: "Cái ná yếu lại bắn được mũi tên lên cao là nhờ có "giókích động", và nếu không có sự trợ giúp của quần chúng thì làm sao kẻ kém tài lạicai trị được thiên hạ”

Và cuối cùng là Thuật, thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức,mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểungười sai dùng họ như thế nào Nhiệm vụ chính của thuật cai trị là phân biệt quan lạitrung thành, tận tâm và những quan lại ma giáo, thử năng lực của họ kiểm tra côngtrạng và những sai lầm của họ với mục đích tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở bộmáy luật pháp và chế độ chuyên chế Theo Hàn Phi “Thuật” có hai khía cạnh: kỹthuật và tâm thuật Kỹ thuật: là phương án để tuyển, dùng, xét khả năng quan lại.Tâm thuật tức mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm của họ ra Tâmthuật: có rất nhiều và thiên biến vạn hóa, thường không theo quy tắc nào ngoài quytắc gạt bỏ người sao cho có kết quả Chẳng hạn như: Làm bộ như ra lệnh và ra lệnhgiả; Giấu điều mình biết rồi mà hỏi để biết thêm những điều khác; Nói ngược lạiđiều mình muốn nói để dò xét gian tình của người; Ngầm hại những kẻ bề tôi mìnhkhông cảm hóa được Cũng như Tâm thuật, Kỹ thuật được Hàn Phi rất coi trọng, đặcbiệt là thuật trừ gian và dùng người Ông kể ra những hạng gian thần và có thể làmloạn là: kẻ thân thích của vua và quần thần Đó là hai hạng đều đánh vào tình cảmthị dục, nhược điểm của vua để lung lạc, che giấu vua Để ngăn cấm bọn đó, Phápgia chủ trương, vua phải: Không để lộ sự yêu thích, giận ghét của mình; Không cho

Trang 12

họ biết mưu tính của mình; Nếu không phải việc riêng thì không để họ tự ý hànhđộng, việc gì cũng phải hỏi mình trước; Bắt họ phải theo đúng luật mà chính vuacũng phải theo đúng pháp luật trong việc thưởng phạt họ; Xem hành động của họ cóhợp với lời nói của họ không… Tìm kẻ gian thì khi một việc xảy ra, hại cho nướchoặc cho người khác thì xét xem ai là kẻ có lợi Muốn kiềm chế hạng người có địa vịcao, trách nhiệm lớn thì: Nếu là người hiền thì có thể bắt người thân yêu của họ làmcon tin; Nếu là kẻ tham lam thì cho họ tước lộc thật hậu để an định họ; Nếu là kẻgian thì phải làm cho họ khốn khổ bằng cách trừng phạt Nếu dùng những cách đó

mà vẫn không cảm hóa được họ thì phải trừ họ, bằng cách mượn tay kẻ thù của họhoặc đầu độc để mình không bị thương tổn danh tiếng Nhưng cách tốt nhất là khôngdùng những người không nên dùng để khỏi phải đề phòng họ Hàn Phi cho biết một

số hạng người không nên dùng: Hạng người coi khinh tước lộc, dễ dàng bỏ chức vụ

mà đi nơi khác; Hạng đặt lời giả dối trái pháp luật; Hạng người lánh đời, ở ẩn, chêbai vua; Hạng vì tư lời mà làm thân các chư hầu; Hạng vì người thân quen mà làmviệc riêng tư Tuy nhiên Hàn Phi cũng cho rằng có kẻ rất tài giỏi lại là gian thần, nếuvua có thuật để khống chế họ thì vẫn có thể dùng "Thuật" còn thể hiện trong "thuậtdùng người" Quy tắc cơ bản của thuật dùng người theo Pháp gia là thuyết Hìnhdanh và Chính Danh, Thực Danh Thuyết này là Pháp gia kế thừa từ Khổng Tử, vàPhái Danh gia Nhưng Hàn Phi có óc thực tế, không bàn về tri thức luận mà đem họcthuyết của Nho gia vào chính trị, ông chỉ thu hẹp vào việc dùng người, gạt bỏ nhữngvấn đề về đạo đức, luân lí Ở đây danh là lời nói và hình là việc thực hiện Chẳnghạn như một người hứa đến thăm ta, lời hứa đó là "Danh" và hành động tới thăm là

"Hình" hay "Thực" vậy Nếu người đó đến thăm thực thì chứng tỏ danh và hình (haydanh và thực) hợp nhau gọi là chính danh, ngược lại danh và thực nếu không hợpnhau, tức là chỉ có danh mà không có hình hay không có thực nghĩa là không chínhdanh, từ đó sẽ căn cứ thưởng phạt một cách nghiêm minh Nếu pháp luật là danh thì

sự việc là hình, sự việc hợp pháp luật thì danh và thực hợp nhau Nếu quan vị làdanh thì chức vụ là hình, chức vụ không hợp với quan vị thì danh và hình không hợpnhau Thuật phải nắm được cái cốt yếu là lấy danh làm đầu, danh chính thì vật định,

Trang 13

danh lệch thì vật đổi.Vua nắm lấy danh còn bề tôi làm ra hình Hàn Phi cho quy tắchình và danh hợp nhau là quan trọng nhất trong việc trị quan lại, nếu không theo thìsao có thể phân biệt được kẻ hay người dở, người giỏi kẻ gian, khó thưởng phạtđúng được, như vậy nước khó mà trị được.

Ngoài các yếu tố "Pháp", "Thế", "Thuật", tư tưởng Pháp gia còn coi trọngviệc xây dựng quân đội hùng mạnh đủ sức đè bẹp và thôn tính các nước khác Phápgia cũng rất chú trọng phát triển nông nghiệp, tích trữ lương thực và của cải làm chođời sống của xã hội no đủ

Như vậy, tư tưởng pháp trị đã hình thành khá sớm trong lịch sử tư tưởngTrung Quốc cổ đại Sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước của Trung Quốc lúcbấy giờ đòi hỏi tư tưởng pháp trị phải phát triển lên một trình độ mới trong đó tưtưởng về "Thế", "Thuật", "Pháp" vừa được phát triển hoàn thiện vừa thống nhất vớinhau trong một học thuyết duy nhất Hàn Phi đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lịch

sử đó Tư tưởng chủ đạo của Pháp gia là muốn trị nước, yên dân phải lấy pháp luậtlàm trọng và nếu dùng pháp trị thì xã hội có phức tạp bao nhiêu, nước có đông dânbao nhiêu thì vẫn "trị quốc bình thiên hạ" được Học thuyết chính trị của Pháp gia đãđược Tần Thủy Hoàng vận dụng, kết quả đã đưa nước Tần đến thành công trongviệc thống nhất được đất nước Trung Quốc sau những năm dài chiến tranh khốc liệt

1.3 Nhận xét tư tưởng Pháp Trị của Hàn Phi

1.3.1 Những giá trị có ý nghĩa quan trọng

Đường lối pháp trị của Hàn Phi góp phần đem lại cơ sở để xây dựng pháp

luật, bộ máy pháp luật và ý thức pháp luật của công dân:

Thứ nhất: Pháp luật phải công bằng và được tôn trọng Pháp luật không hùa

theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũngcũng không dám tranh Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúngkhông bỏ sót kẻ thất phu

Thứ hai: Pháp luật không được hay thay đổi Pháp lệnh mà thay đổi thì việc

lợi hại cũng khác đi Việc lợi hại cũng khác đi thì việc làm của dân thay đổi Việclàm của dân thay đổi gọi là thay đổi nghề Cho nên cứ lấy lý mà xét thì nếu việc lớn

Trang 14

và nhiều mà hay thay đổi thì ít thành công … Cai trị một nước lớn mà hay thay đổipháp luật thì dân khó về việc đó Do đó ông vua có đạo, quý sự yên tĩnh, không hamthay đổi pháp luật (Thiên Giải Lão)

Thứ ba: Coi trọng việc xây dựng đội ngũ nhân lực thực thi pháp luật: Không

có nước nào luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn yếu Hễ những nguời thi hànhpháp luật mà mạnh thì nước mạnh, hễ những nguời thi hành pháp luật mà yếu thìnước yếu (Thiên Hữu độ)

Thứ tư: Pháp luật phải theo thực tế Việc trị dân không có nguyên tắc bất

biến; chỉ có pháp luật làm cho dân trị an Pháp luật thay đổi theo thời thì trị; việc caitrị thích hợp theo thời thì có công lao… Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thayđổi thì sinh loạn… Cho nên, bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thayđổi, sự ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi (Thiên Tâm độ)

Thứ năm: Người chấp pháp phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Nước

thắng được lửa, điều đó đã rõ Nhưng lấy cái nồi để ngăn nước lại thì ở trên nước cứsôi, bốc hơi đến cạn, nhưng ở dưới lửa vẫn cháy Vì nước không có cái thế để thắnglửa Nay việc cai trị thì thắng bọn gian tà, điều đó càng rõ hơn nữa Nhưng bầy tôigiữ pháp luật lại làm thành cái nồi cho nên pháp luật chỉ sáng rõ ở trong bụng mà bỏmất cái thế ngăn gian tà (Thiên Bị nội)

Thứ sáu: Pháp luật phải nghiêm: Gọi là hình phạt nặng, tức kẻ gian chỉ được

một chút lợi nhỏ mà bề trên bắt chịu một tội lớn Dân chúng sẽ không vì chút lợi nhỏ

mà chịu cái tội lớn, cho nên điều gian ta nhất định chấm dứt Gọi là hình phạt nhẹ,tức kẻ gian được một cái lợi lớn nhưng bề trên trừng trị thì nhỏ Dân ham cái lợi nêncoi thường cái tội, việc gian không chấm dứt Vì vậy cho nên thánh nhân trước đây

có câu tục ngữ: “Người ta không vấp nơi núi non mà vấp nơi mô đất” Ngọn núi caonên người ta cẩn thận, mô đất nhỏ nên nguời ta coi thường Nay dùng hình phạt nhẹ,thì thế nào dân cũng coi thường hình phạt…Hình phạt nhẹ là cái mô đất của dân Vìvậy, dùng hình phạt nhẹ nếu không phải làm cho nước loạn thì cũng là chăng bẫylừa dân Cái này mới gọi là làm thương tổn đến dân (Thiên Lục Phản)

Trang 15

Thứ bảy: Pháp luật phải minh bạch, rõ ràng: Pháp luật rõ ràng thì nguời hiền

không cướp của kẻ kém, nguời mạnh không thể hiếp kẻ yếu, nguời đông không thểhung bạo với kẻ ít (Thiên Thủ đạo) và chỉ riêng có pháp luật minh bạch mới giúp íchcho sự thực hiện một nền thịnh trị (Thiên Ngũ đố)

- Mối quan hệ giữa Pháp - Thuật - Thế: Để thực hiện pháp trị thành công,phải có cả ba nội dung này Trong bối cảnh hiện nay, có thể hiểu ý nghĩa của nó nhưsau: Nếu chỉ có Pháp, có Thế, không có Thuật - cách tìm và sử dụng nguời dùngPháp mạnh thì- Pháp, thì áp dụng pháp trị vào thực tế thành công Nếu chỉ có Thuật,

có Thế, không có Pháp thì không thể có Pháp trị Có Thuật, có Pháp mà không cóThế, thì cấp trên không điều khiển cấp dưới, mệnh lệnh cấp trên được hiểu tùy tiện

và làm tùy tiện, Pháp trị bị bóp méo Tóm lại, Pháp - Thế - Thuật nằm trong mốiquan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong việc thực thi Pháp trị

1.3.2 Những mặt hạn chế của đường lối pháp trị của Hàn Phi

Có ba hạn chế lớn trong đường lối Pháp trị của Hàn Phi:

Hàn phi chỉ nhìn thấy con nguời ở khía cạnh vụ lợi và phủ nhận Đức trị Việc

nhìn nhận con nguời thế nào sẽ ảnh hưởng tới việc quản lý con nguời ra sao HànPhi cho rằng tính nguời là “ác” một cách triệt để nên cho rằng chỉ có thể bằng lợi ích(để dụ) và bằng hình phạt (để đe dọa, ép buộc), cùng với việc điều khiển bên ngoàithông qua giám sát chặt chẽ thì mới có thể buộc những nguời làm việc cho mình cốgắng hết sức Đây là cách nhìn nguời một cách phiến diện Vì trên thực tế, con nguời

có những lý tưởng cao đẹp và trong những hoàn cảnh nhất định, sẵn sàng vì các lýtuởng ấy, có thể tạm quên đi các quyền lợi cá nhân của mình Quốc gia bị xâm lược

là một hoàn cảnh cụ thể có thể minh họa tốt nhất cho việc cá nhân có thể hi sinh lợiích của mình Tuy nhiên, trong thời đại của Hàn Phi, khái niệm “trung quân” lại hàmnghĩa trung với nguời nuôi mình, không cùng nghĩa với yêu nước Các học giả XuânThu - Chiến Quốc chu du từ nước này qua nước khác để kiếm nguời nuôi mình, pháthuy cái tài của mình và sẵn sàng vì nguời nuôi mình, tiêu diệt chính nước mình Ngũ

Tử Tư, mà văn hóa Trung Quốc cho là vị thần điển hình, đem quân Ngô về đánh bạinước Sở, nước của chính mình, rồi hi sinh cho nước Ngô là một thí dụ Chính bản

Trang 16

thân Hàn Phi cũng là ví dụ Mặc dù là công tử nước Hàn, sau khi không thuyết phục

được vua Tần đánh Hàn, ông sẵn sàng nói cách phá kế hoạch hợp tung của thiên hạ,

lấy nước Triệu, diệt nước Hàn…(Thiên Lần đầu yết kiến vua Tần-Hàn Phi Tử) để

phục vụ sự nghiệp thống nhất thiên hạ của vua Tần Hoàn cảnh lịch sử là vậy, bảnthân Hàn Phi là vậy, ông sao tránh khỏi việc nhìn nhận bản tính con nguời chỉ vì lợiích cá nhân mà phục vụ cho vua còn vua chỉ có thể kiểm soát, khống chế bề tôi bằnglợi ích và thủ đoạn Cũng từ chỗ nhận thức bản tính con nguời là Đại ác và ra đờitrên cơ sở chống lại tư tuởng Nho giáo, Hàn Phi chủ trương loại trừ Đức trị trong trịquốc Đây cũng là sai lầm cơ bản vì theo lẽ tự nhiên có âm phải có dương, có cươngphải có nhu, đạo trời là ở lấy chỗ thừa bù chỗ thiếu… Pháp luật là quan trọng đểquản lý xã hội nhưng nếu chỉ sử dụng pháp luật thì mọi hoạt động sẽ trở nên cứngnhắc Xét một cách tổng quát, cái gì quá đều không tốt: Đức trị quá mức, lòng dâncoi thường mà loạn Pháp trị quá mức, lòng dân sinh oán mà loạn Vì thế, trong quản

lý xã hội, Pháp trị và Đức trị phải thống nhất bổ sung cho nhau, tùy thời mà đổi vị tríchính, phụ thì xã hội mới có thể ổn định và phát triển

Xây dựng Pháp luật của vua, do vua, vì vua: Do điều kiện lịch sử khách

quan, dựa trên nhu cầu cai trị của vua, Pháp trị của Hàn Phi là pháp luật của vua, làviệc vua sử dụng pháp luật để cai trị thiên hạ Trong đường lối Pháp trị, thân phậncủa nguời dân, dù được nêu ra theo hướng bình đẳng trước pháp luật, nhưng khôngphải với nghĩa “dân chủ” và pháp luật được “thượng tôn” nhưng vua vẫn đứng trênpháp luật Chi có vua là chủ, có quyền sở hữu, còn tất cả chỉ có quyền hưởng dụng.Pháp trị của Hàn Phi là pháp trị phục vụ quyền lợi một nguời chứ không phải pháptrị phục vụ một giai cấp, càng không phải pháp trị phục vụ cho lợi ích của nhân dân.Chủ trương mọi nguời bình đẳng trước pháp luật của Pháp trị, tuy chống lại tư tuởngphân chia đẳng cấp của Nho giáo, nhưng đồng thời lại làm nổi bật hơn thân phận nô

lệ của nguời dân Biện pháp thi hành pháp trị là sử dụng Thế và Thuật, cũng chỉ để

đề cao vị thế của vua và sử dụng thủ đoạn để cưỡng ép dân thi hành pháp lệnh củavua

Trang 17

Tập trung quyền lực vào một cá nhân (vua): Pháp gia tuy khác Nho gia ở

quan điểm trị nước nhưng hoàn toàn giống Nho gia ở quan điểm khẳng định quyềnlực tối thượng của vua Việc xây dựng một lý thuyết pháp trị vững chắc dựa trênquyền lợi của một cá nhân là không nên và sẽ không thành công Đường lối pháp trịnày đem lại rủi ro rất lớn đối với lợi ích quốc gia Về lý thuyết, Hàn Phi cho rằngnếu biết dùng pháp-thuật-thế, vua không giỏi cũng có thể trị được nước Nhưng trênthực tế, nếu vận dụng hiệu quả Pháp trị của Hàn Phi, ông vua đó nhất định phải làbậc thánh nhân Muốn Pháp được thực hiện tốt, thì những nguời hành pháp phảimạnh Muốn có nguời hành pháp mạnh, thì vua phải giỏi Thuật, và thực hiện được

“Vô Vi” Thuật có giỏi thì Thế mới vững Thế có vững thì Pháp trị mới thành công

Hơn nữa, ngoài nắm vững Pháp - Thuật - Thế, bậc vua sáng còn phải biết Pháp luật

thay đổi theo thời thì trị; việc cai trị thích hợp theo thời thì có công lao…Thời thế thay đổi mà cách cai trị không thay đổi thì sinh loạn Biết cai trị dân chúng nhưng lệnh ngăn cấm không thay đổi thì nước bị cắt Cho nên bậc thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà thay đổi, và sự ngăn cấm theo khả năng mà thay đổi (Thiên Tâm độ - Hàn Phi Tử) Việc nước Tần dùng Pháp trị của Hàn Phi mà bình được

loạn, thống nhất được thiên hạ nhưng đến khi cai trị thiên hạ, vẫn lối cũ mà làm,cũng chỉ được hiệu quả thời gian đầu, về sau lại vì pháp trị mà sụp đổ, không phải

do Pháp trị dở mà là do nguời thực hiện Pháp trị dở Xây dựng học thuyết dựa trêntài năng của một cá nhân là một hạn chế lịch sử mà Hàn Phi không thể vượt qua

Như vậy, có thể nói, trong đường lối Pháp trị của Pháp gia, dân vẫn chỉ có thểvui buồn, ơn oán và mơ ước, chờ đợi vua giỏi, tôi hiền Các hạn chế dân chủ và chủtrương quyền lực của pháp trị làm cho nó trở nên không bền vững và không thể phùhợp với thời đại chúng ta đang sống Vì thế, khi xây dựng và hoàn thiện Pháp luật,Việt Nam cần tránh những hạn chế trên, phải xây dựng được một chế độ phân quyềntheo mô hình tam quyền phân lập (tư pháp - hành pháp - lập pháp), thượng tôn phápluật, theo đúng nghĩa không ai đứng trên pháp luật; pháp luật phải của dân, do dân,

và vì lợi ích nhân dân; dân phải có quyền giám sát việc thực thi pháp luật

1.4 Giải pháp khắc phục

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w