Mô tả sơ bộ thông tin dự án Tên dự án : Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung Địa điểm xây dựng : Cụm CN ĐăkLa, Thôn 1A, Xã ĐăkLa, Đăk Hà, Kon Tum Diện tích nhà máy : 5ha
Trang 1- -
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG NUNG
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN NCTKT
Kon Tum - Tháng 03 năm 2013
Trang 2- -
THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG KHÔNG NUNG
Kon Tum - Tháng 04 năm 2013
Trang 3I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư 1
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án 1
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 5
II.1 Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án 5
II.1.1 Hiện trạng sản xuất vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh Kon Tum 5 II.1.2 Nhu cầu vật liệu xây dựng tỉnh Kon Tum 5
II.1.3 Lợi ích của vật liệu xây dựng không nung 5
II.1.4 Chính sách phát triển vật liệu không nung 6
II.2 Các điều kiện của dự án 9
II.2.1 Tiềm năng phát triển tỉnh Kon Tum 9
II.2.2 Các ưu đãi của Chính phủ 11
II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư 11
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 12
III.1 Địa điểm đầu tư 12
III.2 Địa hình 12
III.3 Thủy văn 12
III.4 Khí hậu 12
III.5 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án 13
III.5.1 Hiện trạng sử dụng đất 13
III.5.2 Hạ tầng kỹ thuật 13
III.6 Nhận xét chung 13
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN 14
IV.1 Quy mô dự án 14
IV.2 Hạng mục công trình 14
IV.3 Máy móc thiết bị 14
IV.4 Thời gian thực hiện dự án 15
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN 16
V.1 Gạch ống - không nung 16
V.1.1 Tổng quan 16
V.1.2 Nguồn nguyên liệu 16
V.1.3 Quy trình sản xuất 17
V.1.4 Sản phẩm 18
V.2 Gạch nhẹ bê tông bọt 19
V.2.1 Tổng quan 19
V.2.2 Nguồn nguyên liệu 19
V.2.3 Quy trình sản xuất 19
V.2.4 Sản phẩm 19
V.3 Gạch Terrazzo 20
V.3.1 Tổng quan 20
V.3.2 Nguyên liệu 20
V.3.3 Quy trình sản xuất 20
Trang 4V.4.2 Nguồn nguyên liệu 21
V.4.3 Quy trình sản xuất 21
V.4.4 Sản phẩm 22
CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ MẶT BẰNG VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT 23 VI.1 Tiêu chuẩn thiết kế mặt bằng 23
VI.2 Giải pháp quy hoạch nhà máy 23
VI.3 Giải pháp kỹ thuật 23
VI.3.1 Hệ thống điện 23
VI.3.2 Hệ thống cấp thoát nước 24
VI.3.3 Hệ thống chống sét 24
VI.3.4 Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 24
VI.3.5 Hệ thống thông tin liên lạc 24
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 25
VII.1 Đánh giá tác động môi trường 25
VII.1.1 Giới thiệu chung 25
VII.1.2 Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 25
VII.2 Tác động của dự án tới môi trường 26
VII.2.1 Giai đoạn xây dựng dự án 26
VII.2.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 26
VII.3 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm 26
VII.3.1 Giai đoạn xây dựng dự án 26
VII.3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 27
VII.4 Kết luận 27
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 28
VIII.1 Cơ sở lập tổng mức đầu tư 28
VIII.2 Nội dung tổng mức đầu tư 29
VIII.2.1 Nội dung 29
VIII.2.2 Kết quả tổng mức đầu tư 32
CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 34
IX.1 Kế hoạch sử dụng nguồn vốn 34
IX.2 Tiến độ sử dụng vốn 34
IX.3 Nguồn vốn thực hiện dự án 34
IX.4 Phương án vay vốn và hoàn trả vốn vay 35
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH 36
X.1 Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 36
X.2 Các chỉ tiêu kinh tế của dự án 43
X.2.1 Báo cáo thu nhập của dự án 43
X.2.2 Báo cáo ngân lưu dự án 44
X.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 45
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN 46
Trang 5CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1 Giới thiệu về chủ đầu tư
Chủ đầu tư : Công ty Cổ phần NCTKT
Mã số thuế : 6101160473
Ngày đăng ký lần đầu : 5/1/2013
Nơi cấp : Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Kon Tum
Đại diện pháp luật : Nguyễn Thị Cẩm Thạch Chức vụ :Giám đốc
Địa chỉ trụ sở : 75, Hồ Tùng Mậu, P.Thắng Lợi, Tp.Kon Tum, T Kon Tum
Ngành nghề KD : Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao
Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét
I.2 Mô tả sơ bộ thông tin dự án
Tên dự án : Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung
Địa điểm xây dựng : Cụm CN ĐăkLa, Thôn 1A, Xã ĐăkLa, Đăk Hà, Kon Tum
Diện tích nhà máy : 5ha (50,000m2)
Mục tiêu đầu tư : Xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung với các loại có công suất sau:
+ Gạch ống - không nung công suất 22 triệu viên/năm + Gạch nhẹ bê tông bọt 100,000 m3/năm
+ Ngói không nung 19 triệu viên/năm + Gạch Terrazzo công suất 10 triệu viên/năm
Mục đích đầu tư :
+ Cung cấp các loại gạch ngói không nung cho thị trường tỉnh Kon Tum, góp phần phát triển ngành vật liệu xây dựng;
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại địa phương;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh;
Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự
án do chủ đầu tư thành lập
Tổng mức đầu tư : 125,230,729,000 đồng (Một trăm hai mươi lăm tỷ hai trăm ba mươi triệu bảy trăm hai mươi chín ngàn đồng)
Vốn chủ sở hữu : chiếm 30% tổng mức đầu tư tương ứng 37,569,219,000 đồng
Vốn vay : chiếm 70% tổng mức đầu tư tương ứng 87,661,510,000 đồng
Vòng đời dự án : 20 năm không tính năm xây dựng
Trang 6 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
Trang 7 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
Thông tư 134/2007/TT-BTC quy định sản phẩm block nhẹ thuộc diện đặc biệt ưu đãi
về thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 4 năm- giảm thuế 50% trong 9 năm);
Thông tư số 09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng “Quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng”
Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Quyết định số 15/2004/QD- BXD ngày 10/06 năm 2004 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCVN316:2004” block betông nhẹ yêu cầu kỹ thuật”
Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ v/v ban hành Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;
Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
Kế hoạch số 286/KH-UBND ngày 8 tháng 2 năm 2013 của UBND Tỉnh Kon Tum v/v phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
Trang 8 Các tiêu chuẩn áp dụng
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung được thực hiện trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
11TCN 19-84 : Đường dây điện;
TCXD 123: 1984 : Gạch không nung- yêu cầu kỹ thuật;
TCXD 191: 1996 : Bê tông và vật liệu làm bê tông- yêu cầu kỹ thuật;
TCVN 7959: 2011 : Bê tông nhẹ- Gạch bê tông khí chưng áp (AAC)- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN);
TCVN 9028: 2011 : Vữa cho bê tông nhẹ- Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ 3628/QĐ-BKHCN);
TCVN 9029: 2011 : Bê tông nhẹ- Gạch bê tông bọt, khí không chưng áp- Yêu cầu
kỹ thuật (QĐ 3628/QĐ-BKHCN);
TCXDVN 316:2004 : Block bê tông nhẹ- yêu cầu kỹ thuật;
Trang 9CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1 Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án
II.1.1 Hiện trạng sản xuất vật liệu xây dựng không nung trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Hiện tại số lượng gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Kon Tum khoảng 160 triệu viên
(Số liệu năm 2012) Ở tỉnh hiện nay sản xuất gạch Tuynel có 4 dây chuyền với công suất 40
triệu viên/năm Trong đó Công ty TNHH Hùng Phát có 1 dây chuyền với 10 triệu viên/năm, Công ty TNHH Hòa Nghĩa đầu tư 2 dây chuyền với 20 triệu viên/năm, Công ty Cổ phần Sản suất và Cung ứng Vật liệu Xây dựng Kon Tum 1 dây chuyền với 10 triệu viên/năm) Riêng gạch thủ công có 175 lò với tổng công suất 120 triệu viên/năm (TP.Kon Tum có 167
lò với 157 triệu viên/năm, huyện Sa Thầy 4 lò với 1.2 triệu viên/năm, huyện Đăk Glei 3 lò với 0.9 triệu viên/năm)
II.1.2 Nhu cầu vật liệu xây dựng tỉnh Kon Tum
Nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Kon Tum dự báo đến năm 2015 vào khoảng trên 180 triệu viên/năm và năm 2020 khoảng trên 280 triệu viên/năm
Như vậy với sản lượng vật liệu xây dựng năm 2012 là 160 triệu viên/năm thì đến năm 2015 chỉ mới đáp ứng được 89% nhu cầu, đến năm 2020 đáp ứng được 57% nhu cầu của thị trường
Do đó, có thể khẳng định sản lượng vật liệu xây dựng ở tỉnh Kon Tum vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường của tỉnh nhất là trong tình trạng gạch đất sét nung thủ công bị Chính phủ cấm sản xuất do những thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường sống mà gạch nung gây ra
II.1.3 Lợi ích của vật liệu xây dựng không nung
Trong công tác xây dựng bao giờ vật liệu cũng đóng vai trò chủ yếu Vật liệu là một trong các yếu tố quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình Thông thường chi phí về vật liệu xây dựng chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong tổng giá thành xây dựng: 75 - 80% đối với các công trình dân dụng và công nghiệp, 70-75% đối với các công trình giao thông, 50 - 55% đối với các công trình thủy lợi Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu ngày càng được nâng cao Vật liệu xây dựng gồm nhiều loại, trong đó có gạch không nung, một loại gạch xây được sử dụng trong thời đại mới, có những tính năng vượt trội so với gạch nung
So sánh với gạch đất nung về hiệu quả kinh tế kỹ thuật sản xuất và sử dụng, gạch không nung có nhiều tính chất vượt trội hơn vật liệu nung:
- Không dùng nguyên liệu đất sét để sản xuất, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vì đất sét chủ yếu khai thác từ đất nông nghiệp, làm giảm diện tích sản xuất cây lương thực, đang là mối đe dọa mang tính toàn cầu hiện nay
- Không dùng nhiên liệu như than, củi…để đốt giúp tiết kiệm nhiên liệu năng lượng
và không thải khói bụi gây ô nhiễm môi trường
Trang 10- Sản phẩm có tính chịu lực cao, cách âm, cách nhiệt phòng hỏa, chống thấm, chống nước, kích thước chuẩn xác, quy cách hoàn hảo hơn vật liệu nung Giảm thiểu được kết cấu cốt thép, rút ngắn thời gian thi công, tiết kiệm vữa xây làm giá thành hạ
- Có thể tạo đa dạng loại hình sản phẩm, nhiều màu sắc khác nhau, kích thước khác nhau, thích ứng tính đa dạng trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kiến trúc
- Cơ sở sản xuất có thể phát triển theo nhiều quy mô khác nhau, không bị khống chế nhiều về mặt bằng sản xuất
- Được sản xuất từ công nghệ, thiết bị tiên tiến của quốc tế, nó có các giải pháp khống chế và sự đảm bảo chất lượng hoàn thiện, quy cách sản phẩm chuẩn xác Có hiệu quả trong xây dựng rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN)
II.1.4 Chính sách phát triển vật liệu không nung
Trong suốt thời gian dài, ở khắp nơi trên đất nước ta, tình hình sản xuất và tiêu thụ gạch đất sét nung bằng lò thủ công vẫn diễn ra phổ biến Trước những thiệt hại mà gạch nung gây ra, ảnh hưởng đến môi trường và xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định
số 115 như sau: trong năm 2010, các lò gạch thủ công sẽ bị cấm triệt để Do đó, nhiều địa phương đang thực hiện nghiêm chỉnh quyết định này của Chính phủ Thời gian tới, khi vào mùa xây dựng gạch sẽ thiếu nghiêm trọng, vì vậy cần nhanh chóng mở rộng gạch không nung trên quy mô toàn quốc
Nhằm khẳng định vị trí của gạch không nung, ngày 01/08/2010 Chính phủ một lần nữa đã ký Quyết định số 567; đồng thời chỉ đạo phát triển vật liệu xây không nung để từng bước thay thế gạch đất sét nung, hạn chế sử dụng đất sét và than - nguồn tài nguyên không tái tạo, góp phần bảo vệ an ninh lương thực, tiết kiệm năng lượng và giảm lượng khí thải
CO2 Ngoài ra, việc sử dụng phế thải của các ngành công nghiệp như tro, xỉ, mạt đá… để sản xuất vật liệu xây dựng cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường
Với những tính năng ưu việt và lợi ích kinh tế mang lại của vật liệu không nung thì ngày 08/02/2013 UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch 286/KH-UBND về việc phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 và lộ trình giảm dần, chấm dứt sản xuất gạch xây đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Mục tiêu của Kế hoạch là:
- Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung đạt tỉ lệ tối thiểu là 50% vào năm 2015 và 100 % vào năm 2020
- Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công
- Giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, tránh được việc chặt phá rừng làm củi nung gạch, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội
Trang 11+ Kế hoạch giảm dần và chấm dứt sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Sản xuất gạch bằng lò Tuynel: Trong năm 2013 và những năm tiếp theo cần tiếp tục
ổn định và phát triển sản xuất gạch Tuynel trên địa bàn tỉnh nhẳm đạt sản lượng đến năm
2015 và đến năm 2020 đảm bảo sản lượng 80 triệu viên
+ Sản xuất gạch không nung: Trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong những năm tới, cần đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch không nung để đảm bảo sản lượng đạt khoảng
100 triệu viên/năm đáp ứng nhu cầu cung cấp vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
Kế hoạch cụ thể:
+ Giai đoạn 2013 – 2015
Bảng: Dự kiến sản lượng sản xuất gạch đất sét nung giai đoạn 2013 – 2015
STT Tên cơ sở sản xuất Loại hình
Sản xuất Số lượng Dây
chuyền
Tổng công suất thiết
kế Tr viên/năm
Sản lượng Tr.viên/năm
Trang 12Đến năm 2015, năng lực sản xuất gạch xây của tỉnh Kon Tum đạt 180 triệu viên và
cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi, trong đó:
- Gạch nung bằng lò Tuynel: 80 triệu viên, chiếm 45%
- Gạch không nung các loại : 100 triệu viên, chiếm 55%
+ Giai đoạn từ năm 2016- 2020:
Sản xuất gạch bằng lò tuynel: Ổn định các cơ sở sản xuất gạch tuynel đã có, giữ nguyên sản lượng đến năm 2020 là 80 triệu viên
Sản xuất gạch không nung:
- Đối với đại bàn thành phố Kon Tum: Ổn định sản xuất các cơ sở gạch không nung
đã đầu tư trong giai đoạn 2013- 2015 để giữ nguyên sản lượng gạch không nung 40 triệu viên/năm
- Đối với 8 huyện còn lại:
+ Nâng công suất các cơ sở hiện có từ 6 triệu viên/năm lên 10 triệu viên/năm
+ Đầu tư xây dựng mới để đảm bảo mỗi huyện có 2 cơ sở sản xuất gạch không nung với công suất 10 triệu viên/năm
Bảng: Dự kiến sản lượng sản xuất gạch đất sét nung giai đoạn 2015 – 2020
STT Tên cơ sở sản xuất Loại hình
Sản xuất Số lượng Dây
chuyền
Tổng công suất thiết
kế Tr viên/năm
Sản lượng Tr.viên/năm
Trang 13- Gạch không nung các loại : 200 triệu viên, chiếm 71.4%
II.2 Các điều kiện của dự án
II.2.1 Tiềm năng phát triển tỉnh Kon Tum
Hình: Môi trường đầu tư dự án
Nằm ở vị trí quan trọng trong Tam giác phát triển Campuchia –Lào -Việt Nam, có khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, các quốc lộ 40, 24, 14 đi qua tỉnh nối khu kinh tế của Cửa khẩu này với thành phố Kon Tum và khu kinh tế Dung Quất cùng với cảng ở miền Trung và với các tỉnh khác Vị trí này tạo điều kiện để tỉnh Kon Tum trở thành khu vực khởi đầu hội nhập, một địa điểm trung chuyển quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế và thương mại quốc tế nối từ Myanmar-Đông Bắc Thái Lan-Nam Lào với khu vực Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ Đây là một trong các tuyến hành lang kinh tế và thương mại Đông-Tây ngắn nhất thông qua Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y
Kon Tum còn là nơi đầu tư nguồn sinh thủy của các hệ thống sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải miền Trung, nơi có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn quan trọng nhất của thủy điện Yaly-thuộc lưu vực sông Mê Kông Vì vậy, Kon Tum còn có vị trí rất quan trọng
về bảo vệ môi trường sinh thái, không những của Kon Tum mà cả vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Hạ Lào và Campuchia
Nguồn tài nguyên, tiềm năng và lợi thế cho hoạt động xúc tiến đầu tư:
Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên gần 9,700km2 Trong đó: đất nông nghiệp 856,646.23 ha, đất phi nông nghiệp 42,754.53 ha, đất chưa sử dụng 69,559.88 ha Đất đai của tỉnh Kon Tum rất thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp hàng hóa, nhất là cây nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến như cao su, cà phê, bột giấy…; phát triển chăn nuôi đại gia súc và mô hình trang trại nông lâm kết hợp
Trang 14Tài nguyên rừng: Kon Tum là một trong 5 tỉnh có diện tích rừng lớn của cả nước, độ che phủ rừng (không tính cây công nghiệp lâu năm) trên 66.6%, với tổng trữ lượng khoảng
54 triệu m2 gỗ các loại Rừng là thế mạnh của Kon Tum và có nhiều loại gỗ quí hiếm và dược liệu quí…Rừng Kon Tum có khoảng hơn 300 loại thực vật thuộc nhiều thể loại khác nhau như: trắc, cẩm lai, giáng hương, cà te, gụ, bạch trùng, thông hai lá, dẻ, pơmu, đỗ quyên…Đặc biệt vùng núi Ngọc Linh có những loại dược liệu quí như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ ô, quế…với trên 100 loại thú, 350 loài chim, trong đó có nhiều động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy có diện tích trên 56,000 ha, với hơn 50,000 hệ động vật phong phú … lợi thế cho việc đầu tư về lĩnh vực
du lịch sinh thái
Tài nguyên nước: Kon Tum có hệ thống sông Sê San là một nhánh của sông Mê Kông chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam Tổng tiềm năng thủy điện trên sông Sê San 2,500 MW Trên hệ thống sông Sê San đã hoàn thành, đưa vào phát điện các công trình thủy điện: Yaly (720 MW); Sê San 3 (260MW); Sê San 3A (100MW), Plei Krông (110 MW) Một số công trình thủy điện khác như Sê San 4 (330MW); Thượng Kon Tum (220MW) Ngoài ra, Kon Tum còn có tiềm năng rất lớn về thủy điện vừa và nhỏ, có khả năng xây dựng
120 công trình, trong đó 49 công trình có công suất từ 01 MW đến 70 MW
Kon Tum có các hồ thủy điện và hồ thủy lợi với diện tích hồ Yaly do Kon Tum quản
lý khoảng 4,450 ha, Plei Krông 11,080 ha và các hồ thủy điện khác như như: Đăk Bla 9.750
ha, Đăk Ne 510 ha và các hồ thủy lợi như Đăk Hniêng, Đăk Uy Đây cũng là các hồ giữ nước trong mùa khô cho tưới tiêu phục vụ sản xuất, vừa triển khai nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt và phát triển các dịch vụ du lịch, đặc biệt các ao, hồ ở huyện Kon Plông với độ cao tuyệt đối 1,100 mét rất thích hợp cho việc kinh doanh phát triển cá nước lạnh như cá Hồi, cá Tầm…Ngoài ra, Kon Tum còn có suối nước nóng trên 550C như suối Ram Phia, suối Kon Nit…là những suối chứa rất nhiều khoáng chất có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả
Nguồn nước ngầm tỉnh Kon Tum được phân bố ở độ sâu khoảng 10 - 25 m, lưu lượng khoảng 1- 3 lít/s, chất lượng nước tốt Các nguồn nước này phù hợp với như cầu sử dụng nước đơn lẻ
Tài nguyên khoáng sản: Khá đa dạng, phong phú là tiền đề cho phát triển công nghiệp khai khoáng Theo kết quả điều tra, tỉnh Kon Tum có 214 mỏ và điểm quặng và khoáng hóa, có 40 loại với các loại hình nguồn gốc khác nhau từ khoáng sản nguyên liệu hóa, gốm sứ, vật liệu xây dựng, đá trang trí mỹ nghệ (đất sét, cát xây dựng, đá ốp lát, cao lanh, Fenspat, Fenzeit, đôlomit, silimmit, diatomít…) đến khoáng sản đá quý hiếm như vàng, bạc, đá quý và bán quý (rubi, saphia, ô pan, granat, tectic)…khoáng loại luyện kim (wolfram, molipden sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm ), xạ hiếm (Uran, thori, đất hiếm)
Tài nguyên du lịch: Kon Tum có tiềm năng du lịch đa dạng và cảnh quan thiên nhiên (68 điểm du lịch về văn hóa- di tích lịch sử, 10 điểm về du lịch lịch sử cách mạng, 21 điểm
du lịch về sinh thái nghỉ dưỡng) hấp dẫn kết hợp với các lễ hội dân tộc, lịch sử, sinh thái nghỉ dưỡng mang tính đặc thù của Tây Nguyên như: Các di tích lịch sử đã được xếp hàng quốc gia: Ngục Kon Tum, ngục Đăk Glei; những địa danh nổi tiếng như đồi Charlie, Đăk Tô-Tân Cảnh, đường mòn Hồ Chí Minh…; những công trình lịch sử, văn hóa, kiến trúc cổ như Nhà thờ gỗ, Tòa giám mục, chùa Bác Ái…nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với sông,
Trang 15hồ, thác, núi hùng vĩ còn đậm vẻ hoang sơ; các khu bảo tồn thiên nhiên đầy giá trị như Vườn quốc gia Chư Mom Ray, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, rừng đặc dụng Đăk Uy; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Di chỉ khảo cổ học Lung Leng (Sa Thầy)…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm qua của tỉnh Kon Tum liên tục đạt mức tăng trưởng khá cao và ổn định Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và thương mại- dịch vụ Thu ngân sách trên địa bàn liên tục tăng và đạt mục tiêu đề ra Một số khu, cụm công nghiệp bước đầu hình thành và đã đi vào hoạt động Cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội vùng sâu, vùng xa được quan tâm đầu tư xây dựng Thành phố tiếp tục được chỉnh trang, nâng cấp Văn hóa-Xã hội có bước tiến bộ, nhiều vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết Đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện, nâng cao
II.2.2 Các ưu đãi của Chính phủ
Chính phủ đã có hơn 5 năm để chuyển đổi tư vật liệu nung (gạch nung từ đất sét), sang vật liệu không nung qua các văn bản, chỉ thị cụ thể, mở ra các chính sách ưu đãi đầu
tư, khuyến khích, cấp đất cho nhà máy, ưu đãi thuế, nhằm tạo đà hình thành và chuyển hướng thay đổi cho gạch không nung
Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ; sửa đổi bổ sung bởi nghị định 96/2010/NĐ-CP: doanh nghiệp sản xuất gạch nhẹ, vật liệu mới được hưởng ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp chỉ có 10% và được miễn-giảm đến
13 năm, được miễn tiền thuê đất hoặc miễn tiền sử dụng đất khi được thuê hoặc giao đất
Quyết định 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 về Chương trình phát triển Vật liệu xây không nung đến năm 2020 và Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về sản phẩm cơ khí trọng điểm: doanh nghiệp mua thiết bị gạch nhẹ, thiết bị sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất từ 7 triệu viên/năm trở lên được vay vốn tín dụng nhà nước ưu đãi ở Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến 85% giá trị đầu tư
Được vay vốn ở Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam: www.vepf.vn và có thể bán chứng chỉ giảm khí thải nhà kính
II.3 Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Qua tìm hiểu, Công ty Cổ phần NCTKT chúng tôi nhận thấy nhu cầu xây dựng ở tỉnh Kon Tum ngày càng cao, kéo theo nhu cầu lớn về các loại gạch ngói xây dựng Nhưng nguồn cung các vật liệu nung lại không đáp ứng đủ, đặc biệt khi đất nông nghiệp- nguyên liệu làm nên vật liệu nung ngày càng khan hiếm cũng như việc sản xuất loại sản phẩm này đang bị Nhà nước hạn chế và bắt buộc đóng cửa do gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Vì vậy, sớm hay muộn người tiêu dùng cũng sẽ dần chuyển hướng sang sử dụng vật liệu không nung
Từ thực tế trên cộng với những thuận lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước, Công ty Cổ phần NCTKT chúng tôi khẳng định việc xây dựng “Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung” là rất cần thiết, đây là một hướng đầu tư đứng đắn, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế và xã hội, phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng trong thời gian tới
Trang 16CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
III.1 Địa điểm đầu tư
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung được xây dựng tại Cụm CN
ĐăkLa, Thôn 1A, Xã ĐăkLa Huyện Đăk Hà, Tỉnh Kon Tum
Hình: Vị trí xây dựng dự án
+ Phía Bắc giáp: Đất trũng trồng lúa;
+ Phía Nam giáp: Đất trũng trồng lúa;
+ Phía Đông giáp: Tuyến điện 500 KV;
+ Phía Tây giáp: Quốc lộ 14 ( đường Hồ Chí Minh)
- Khoảng cách từ Cụm công nghiệp đến trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 10 km
III.3 Thủy văn
Do địa hình Kon Tum dốc nhiều, chia cắt mạnh nên mật độ sông suối khá nhiều và
có quanh năm
III.4 Khí hậu
Trang 17Nhà máy nằm trong vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm Mưa, bão tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1,747-1,800mm; các hiện tượng lũ lớn trong năm thường xuất hiện vào tháng 10 đến tháng 11 (trung bình một tháng có khoảng 10 ngày lũ) Các hiện tượng gió lốc, mưa đá thường xảy ra vào đầu mùa mưa (tháng 4 đến tháng 5) với khoảng 2-3 cơn gió lốc và mưa đá Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 38.70C, thấp nhất 6.80C Hàng năm có khoảng 7 tháng nhiệt
độ trung bình từ 200C - 240C, tháng lạnh nhất là tháng 1; chưa có hiện tượng sương muối xảy ra nhưng đã xuất hiện sương giá
III.5 Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
+ Hệ thống trạm cung cấp điện 110KV/22KV=2x63MVA dẫn đến hàng rào các xí nghiệp, nhà máy
+ Cấp nước từ nhà máy cấp nước khu công nghiệp công suất 48,000m3/ngày + Hệ thống thoát nước thải riêng biệt tập trung đến khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp
III.6 Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện Thứ nhất là gần các nguồn vật liệu có thể tạo nên viên gạch: đất cao nguyên với nhiều đá sỏi, mạt, để giảm chi phí vận chuyển vật liệu đầu vào Thứ hai là
có nguồn nước, điện và nằm ngay trên quốc lộ 14 tiện việc chuyên chở nguyên vật liệu – thành phẩm, giao thông vận tải để có thể phát triển sản xuất Thứ 3 là ở vùng ngoại ô, trong cụm công nghiệp xa dân cư như vậy sẽ tránh được các tranh chấp không cần thiết có thể xảy ra
Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định, địa điểm xây dựng dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung hội tụ đủ những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án
đầu tư
Trang 18CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
IV.1 Quy mô dự án
Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung được đầu tư trên khu đất có
tổng diện tích 5ha (50,000m2) với 4 sản phẩm có công suất sau:
+ Gạch ống - không nung công suất 33,000 viên/ngày
+ Gạch nhẹ bê tông bọt 100 m3/ngày
+ Ngói không nung 28,000 viên/ngày
+ Gạch Terrazzo công suất 20,000 viên/ngày
IV.2 Hạng mục công trình
Nhà xưởng 1: sản xuất gạch ống không nung 4,000 m2
Nhà xưởng 2: sản xuất gạch nhẹ bê tông bọt 4,000 m2
1 Dây chuyền sản xuất gạch ống - không nung công suất 33,000 viên/ngày 2
2 Dây chuyền sản xuất gạch nhẹ bê tông bọt 100 m3/ngày 2
3 Dây chuyền sản xuất ngói không nung 28,000 viên/ngày 2
4 Dây chuyền sản xuất gạch Terrazzo công suất 20,000 viên/ngày 2
5 Phương tiện vận tải
Trang 19+ Xe ben 3
7 Thiết bị văn phòng
8 Thiết bị nhà ăn, nhà ở công nhân
IV.4 Thời gian thực hiện dự án
Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung bắt đầu xây dựng từ quý 2 năm
2013 và đi vào hoạt động vào đầu năm 2014
Trang 20CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
V.1.2 Nguồn nguyên liệu
Nguyên vật liệu chủ yếu là tất cả các loại đất (trừ đất mùn), tận dụng các nguồn đất xấu, ít có giá trị kinh tế như đất đồi (các loại) tại các vùng trung du và miền núi, đất tải từ các công trình đào móng nhà, hầm lò, ao hồ, các loại đất, đá phế phẩm tại các công trường khai thác quặng …
Sử dụng vật liệu độn bằng các vật liệu trơ từ các nguồn phế thải rắn (không độc) như
bê tông, gạch vỡ, át, đá sỏi, xỉ lò, các bã thải quặng … bê tông hóa rác thải
Trang 21V.1.3 Quy trình sản xuất
Cấp nguyên liệu: Sử dụng các phễu chứa liệu (1.2m3 đến 1.6m3), băng tải liệu, cân định lượng, bộ phận cài đặt phối liệu Sau khi nguyên liệu được cấp đầy vào các phễu (nhờ máy xúc), chỉ một phần nguyên liệu được đưa xuống trạm cân theo công thức phối trộn đã cài đặt từ trước (cấp phối bê tông đã quy định) Qua khâu này, nguyên liệu được cấp theo công thức phối trộn đã cài đặt
Máy trộn nguyên liệu: Cùng với các cốt liệu (mạt đá, cát, xỉ nhiệt điện, phế thải công
nghiệp,…), nước và xi măng được đưa vào máy trộn một cách hoàn toàn tự động theo quy định cấp phối Sau đó nguyên liệu được trộn ngấu đều theo thời gian cài đặt Hỗn hợp sau phối trộn được tự động đưa vào ngăn phân chia nguyên liệu ở khu vực máy tạo hình (4) nhờ
hệ thống băng tải
Tấm đỡ gạch (palet) này có thể làm bằng gỗ ép, tre ép,… nhưng tốt nhất là bằng nhự
tổng hợp siêu bền, chịu lực nén, rung động lớn
Máy tạo hình: Nhờ vào hệ thống thủy lực, máy hoạt động theo cơ chế ép kết hợp với
rung tạo ra lực rung ép rất lớn để hình thành lên các viên gạch block đồng đều, đạt chất lượng cao và ổn định Cùng với việc phối trộn nguyên liệu, bộ phận tạo hình là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo ra sản phẩm theo như ý muốn
Tự động ép mặt: Đây là bộ phận giúp tạo màu bề mặt cho gạch tự chèn Nó sẽ trở lên
không cần thiết nếu nhà đầu tư không muốn sản xuất gạch tự chèn, gạch trang trí
Trang 22Tự động chuyển gạch: Đây là máy tự động chuyển và xếp từng khay gạch vào vị trí
định trước một cách tự động Nhờ đó mà ta có thể chuyển gạch vừa sản xuất ra để dưỡng hộ hoặc tự động chuyển vào máy sấy tùy theo mô hình sản xuất
Gạch được dưỡng hộ một thời gian (từ 10 đến 28 ngày tùy theo yêu cầu) có thể cho xuất hàng
Trang 23V.2 Gạch nhẹ bê tông bọt
V.2.1 Tổng quan
Bê tông bọt là một dạng của bê tông nhẹ, có nhiều tính năng ưu việt nên nó ngày càng được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong xây dựng hiện đại tại nhiều nước phát triển trên thế giới và trong khu vực So với các loại bê tông khác, bê tông bọt có độ tương thích với môi trường, thoáng và khó bắt lửa, dễ dàng sản xuất trong mọi điều kiện và được sản xuất từ những vật liệu có ở mọi vùng với giá thành rẻ Hỗn hợp bê tông bọt dùng cho các kết cấu đổ tại chỗ Bê tông bọt có tính cách nhiệt và cách âm cao nên được dùng chế tạo các block xây, các panel dùng làm vách ngăn, tấm tường lắp ghép, mái nhà và sàn nhà cho các công trình dân dụng đặc biệt là nhà cao tầng
V.2.2 Nguồn nguyên liệu
Dây chuyền gạch bê tông bọt siêu nhẹ sử dụng nguyên liệu cát, xỉ than, tro bay, đá mạt, xi măng và phụ gia tạo bọt
Trang 24- Trộn vật liệu bằng hệ thống trộn tự động cho lớp thứ hai
Việc trộn liệu cho lớp thứ hai cũng tương tự như lớp thứ nhất nhưng vữa cho lớp thứ hai là vữa thông thường và ít thành phần hơn (xi măng xám loại 32,5 hặc 42,5, cát và một ít nước) Lượng nước trong lớp thứ hai rất ít bởi vì quá trình ép kín hơi sẽ làm cho lớp thứ hai hút luôn nước của lớp thứ nhất Hệ thống trộn cho lớp thứ hai được kết thúc thì sẽ chuyển qua băng tải đến phễu của máy ép
- Sử dụng máy ép kín hơi sản xuất gạch lát Terrazza:
1) Cấp nguyên liệu lớp thứ nhất vào khuôn: một máy phụ trợ rất quan trọng, đó là thiết bị định lượng kiểu hành tinh OCEM STP 425 hoặc 625 hoặc 825, máy này giúp cho vữa của lớp thứ nhất luôn được đồng đều và được cấp vào các khoang khác nhau với lượng
đã được chọn trước (tuỳ theo loại và kích thước sản phẩm gạch lát cần sản xuất)
2) Gây rung vữa của lớp thứ nhất và trải đều: quá trình này được thực hiện ở 2, 3 hoặc 4 trạm liên tiếp, trải vữa của lớp thứ nhất một cách đồng đều ở tất cả các điểm trên khuôn nhờ có bộ gây rung bằng điện và các thiết bị dàn trải khí nén phụ thêm Việc rung giúp loại bỏ các bong bóng khí ở trong vữa
3) Việc cấp vữa của lớp thứ hai được thực hiện nhờ 1 phễu nạp liệu, phễu này nhận vữa từ hệ thống trộn liệu cho lớp thứ hai thông qua băng tải và điền đầy nguyên liệu tới miệng khoang của khuôn
4) Ép kín hơi: được thực hiện ở 1 hoặc 2 giai đoạn tuỳ thuộc vào model máy ép Hoạt động này làm cho nước ở lớp thứ nhất được hút ngược lên trên vào lớp thứ hai lên tới tận đỉnh Vào cuối quá trình ép thì viên gạch đã trở thành 1 sản phẩm cứng
5) Dỡ khuôn: gạch được dỡ ra khỏi khuôn và được đặt trên các tấm dỡ theo chiều nằm ngang để dỡ thật nhẹ nhàng, tránh không bị cong và gãy vỡ
Trang 25Toàn bộ chu kỳ của máy ép từ 11 - 13 giây Vì máy ép có từ 6 - 8 trạm nên khoảng thời gian từ khi bộ phận định lượng nạp liệu cho lớp thứ nhất đến lúc dỡ những viên gạch đó khỏi khuôn là từ 1 – 1.5 phút
Sản phẩm ngói không nung giúp: chống nóng, chống ồn, màu sắc đa dạng phong phú, không bị rêu mốc, hình dáng đẹp, chịu được gió bão mạnh và phù hợp với khí hậu Việt Nam, đặc biệt giá thành sản phẩm rất thấp so với các sản phẩm cùng loại
V.4.2 Nguồn nguyên liệu
Nguyên liệu: Xi măng, cát