1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương thức hoằng pháp tại một số đạo tràng phật giáo ở tỉnh bà rịa vũng tàu hiện nay (nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng viện chuyên tu, chùa phước duyên và chùa vạn phước ( Luận văn thạc sĩ)

116 245 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 519,97 KB
File đính kèm Luận văn FUll.rar (1 MB)

Nội dung

Phương thức hoằng pháp tại một số đạo tràng phật giáo ở tỉnh bà rịa vũng tàu hiện nay (nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng viện chuyên tu, chùa phước duyên và chùa vạn phước ( Luận văn thạc sĩ)Phương thức hoằng pháp tại một số đạo tràng phật giáo ở tỉnh bà rịa vũng tàu hiện nay (nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng viện chuyên tu, chùa phước duyên và chùa vạn phước ( Luận văn thạc sĩ)Phương thức hoằng pháp tại một số đạo tràng phật giáo ở tỉnh bà rịa vũng tàu hiện nay (nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng viện chuyên tu, chùa phước duyên và chùa vạn phước ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM VĂN LIÊM

(Thích Thiện Hưng)

PHƯƠNG THỨC HOẰNG PHÁP TẠI MỘT SỐ ĐẠO TRÀNG PHẬT GIÁO Ở TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng:

Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và chùa Vạn Phước)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÂM VĂN LIÊM

(Thích Thiện Hưng)

PHƯƠNG THỨC HOẰNG PHÁP TẠI MỘT SỐ ĐẠO TRÀNG PHẬT GIÁO Ở TỈNH BÀ RỊA -

VŨNG TÀU HIỆN NAY

(Nghiên cứu trường hợp ba đạo tràng:

Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và chùa Vạn Phước)

Ngành: TÔN GIÁO HỌC

Mã số: 8.22.90.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS NGUYỄN QUỐC TUẤN

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Lâm Văn Liêm (Thích Thiện Hưng), người thực hiện luận văn

này Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các kết quả

nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa được ai công bố trong bất

cứ công trình nào khác Những trích dẫn trong luận văn được tôi chú thích rõ

ràng và trung thực

Tác giả luận văn

Lâm Văn Liêm

(Thích Thiện Hưng)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là thành quả của quá trình học tập, nghiên cứu của học viên tại Khoa Tôn giáo học - Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Học viện Khoa học Xã hội, nhà trường đã tạo những điều kiện thuận lợi về mọi mặt để tôi học tập và nghiên cứu tại đây

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô giáo, những người phụ trách khoa Tôn giáo học đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn, TS Nguyễn Quốc Tuấn Thầy đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm có giá trị, giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè, huynh đệ đồng học, những người đã gắn bó và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và những người thân đã tạo điều kiện để tôi yên tâm học tập trong suốt thời gian qua

Chân thành tri ân!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2018

Học viên

Lâm Văn Liêm

(Thích Thiện Hưng)

Trang 5

HĐTS : Hội Đồng Trị sự BHP : Ban hoằng pháp PGVN : Phật giáo Việt Nam ĐTKVN : Đại Tạng Kinh Việt Nam VNCPHVN : Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam Nxb : Nhà xuất bản

Trang 6

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH CÓ LIÊN QUAN VÀ THỰC

TRẠNG HOẰNG PHÁP TẠI BA ĐẠO TRÀNG VIỆN CHUYÊN TU, CHÙA PHƯỚC DUYÊN, CHÙA VẠN PHƯỚC CỦA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HIỆN NAY 27 2.1 Đặc điểm, tình hình có liên quan đến phương thức hoằng pháp tại ba đạo tràng Phật giáo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

2.2 Thực trạng phương thức hoằng pháp tại ba đạo tràng được

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU

QUẢ PHƯƠNG THỨC HOẰNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU HIỆN NAY 69

Trang 7

sự sai biệt có khác Vậy nên, sau khi tế độ cho sáu mươi vị đệ tử thành đạt đạo quả A-la-hán, Đức Phật quyết định gửi các Ngài đi truyền bá giáo pháp mới mẻ

ấy cho tất cả, không có bất luận một sự phân biệt nào [81; tr.117]

Đức Phật đã dạy rằng: "Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí Hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác" [81; tr.118] Tam bảo ra đời từ đó Tam bảo là Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo Phật bảo là Đức Phật, Pháp bảo là giáo pháp của Phật nói, Tăng bảo là đệ tử của Đức Phật, thay Phật hoằng pháp lợi sanh

Như thế, Đức Phật là vị giáo chủ đầu tiên thành lập Giáo hội tăng già

để đi truyền bá giáo lý, vì lòng từ bi, vì tình thương người khác Tất cả các vị trong tăng đoàn đều đã chứng ngộ, chỉ có trọng trách duy nhất là truyền dạy giáo pháp và công bố đời sống thiêng liêng phạm hạnh [81; tr.118]

Hoằng pháp là một trách nhiệm thiêng liêng, thượng cầu Phật đạo hạ hoá chúng sanh là hoài bão không thể thiếu được của người tăng sĩ Tăng sĩ là người nối tiếp truyền thừa sự nghiệp hoằng pháp lợi sanh của Đức Thế Tôn, theo phương châm "Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi bản hoài"

Vì vậy “Phật pháp xương minh do tăng già hoằng hóa”, nhờ vào nỗ lực chung của chúng tăng Phật pháp được gieo truyền từ đó, đến nay đã trải qua hơn hai ngàn năm

Trang 8

2

Từ ngày giáo pháp của Đức Thế Tôn xuất hiện trên nhân gian, Phật giáo lấy việc tế thế độ nhân làm mục đích, đó là nguyên tắc bất di bất dịch Nhưng về phương pháp, sách lược có thể thay đổi linh hoạt, miễn là không vi phạm nguyên tắc Do đó, tùy theo xứ hay thời mà Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam khi thì mang dấu ấn Đạo gia, lúc thì màu sắc của Nho gia, với tinh thần “tùy duyên bất biến”

Xét đến cùng, dù trong cảnh duyên nào thì tất cả đều được xem như phương tiện để tăng đoàn hoằng truyền chánh pháp của Phật Đà Ở thời kỳ đầu, cả Đức Phật và tăng đoàn đi về tất cả các nẻo để hoằng pháp, độ sanh Sau dần để thuận tiện cho việc hoằng pháp thì những phương tiện như tinh xá Trúc Lâm, tinh xá Kỳ Viên, giảng đường Lộc Mẫu… được lập ra để làm nơi hướng dẫn tăng chúng và tín đồ tu học; các chùa chiền, đạo tràng, tự viện… tiếp tục theo đó được dựng lên cũng không ngoài mục tiêu ấy

Tại Việt Nam từ buổi đầu khi Phật giáo du nhập vào, cho đến các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần,… chùa là nơi an trí tượng Phật, tu hành của tăng, ni

và hướng đạo cho tín đồ Đặc biệt vào thời Lý, Trần, chùa không những là nơi hướng dẫn cho tín đồ mà còn có sự tham gia tu học của các vị Vua, Quan trong triều

Nhìn chung, mỗi giai đoạn lịch sử Việt Nam, mỗi ngôi chùa có những phương thức hướng dẫn tín đồ tu học khác nhau, được hình thành từ nhiều thế

kỷ và kế thừa cho đến ngày nay

Đầu thế kỷ XX, trong phong trào chấn hưng Phật giáo, có nhiều hội, đoàn được thành lập vì thế mô hình tu tập được mở rộng khắp ba miền, Nam, Trung, Bắc Theo đó, những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI cho đến hiện nay, nhiều khóa tu học dành cho tín đồ được mở ra, với nhiều nội dung tu học khác nhau, được tổ chức ở các tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tỉnh BR-VT

Cũng như các đạo tràng trong cả nước, tại BR-VT, việc đến chùa tu học

và tham gia các khóa tu được tổ chức thường kỳ, một mặt do nhu cầu của

Trang 9

3

phần đông các tín đồ, mặt khác do mục tiêu của BHP, nhằm hoằng truyền chánh pháp và giúp cho các tín đồ có những hành vi chuẩn mực, và phương cách đối mặt với cuộc sống đời thường

Tuy nhiên, các tổ chức tu học tại BR-VT không được thống nhất, có đạo tràng chỉ mang tính tự phát, có đạo tràng chưa được hoạch định rõ ràng, nên chưa đạt quy chuẩn, mô phạm phù hợp cho tín đồ nương theo tu học Vì, mỗi đạo tràng có phương thức hướng dẫn riêng biệt, dẫn đến tình trạng tín đồ

tu học tại đạo tràng A khi đến đạo tràng B bị bỡ ngỡ khó hòa nhập cũng như bắt nhịp kịp tu học Tình trạng này dẫn đến mục tiêu của tín đồ và của đạo tràng bị ảnh hưởng, nếu không nói là không hiệu quả

Vì vậy, cần có những khảo sát, thống kê về thực trạng phương thức tu học của các đạo tràng nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá xác thực, và giải pháp hiệu quả cho hoạt động hoằng pháp tại đây

Hơn nữa, trong công tác quản lý của GHPGVN nói chung, GHPGVN tỉnh BR-VT nói riêng, việc tổ chức, sinh hoạt tại các đạo tràng là một hoạt động nằm trong ngành hoằng pháp của GHPG và BHP Do đó, rất cần có những khảo cứu chuyên sâu về thực trạng tổ chức, sinh hoạt tại đây nhằm rút

ra những bài học đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác hoằng pháp và quản lý hoằng pháp

Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Phương thức hoằng pháp tại một số đạo tràng Phật giáo ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay” (chúng tôi

chọn ra 3 mẫu nghiệm là đạo tràng Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và

chùa Vạn Phước) làm đề tài nghiên cứu của bản luận văn này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Có nhiều công trình tìm hiểu về Phật giáo nói chung, các hoạt động hoằng pháp Phật giáo nói riêng, những công trình này đã đạt được những thành quả đáng trân trọng Có thể liệt kê như sau về Phật giáo và về hoạt động hoằng pháp:

Một trong những công trình được đánh giá cao và trích dẫn nhiều khi

nghiên cứu về Phật giáo là Đức Phật và Phật pháp [81] của Đại đức Narada

Trang 10

4

Maha Thera Tác phẩm được xem là cuốn sách xuất sắc, căn bản cho những ai muốn tìm hiểu về Phật giáo Nguyên Thủy Đại đức Narada “được liệt vào hàng sứ giả tiền phong của đạo Phật, mở đường, dọn lối cho những sứ giả khác” Có thể vì lẽ đó, tác phẩm đã cô đọng được hai phần: cuộc đời của Đức Phật và Giáo pháp của Người Trong tác phẩm này, mục đích và phương thức hoằng pháp của Đức Thế Tôn và tăng già cũng được đề cập đến

Đàm đạo với Phật Đà [53] của Lý Giác Minh, Lâm Thấm cũng là tác

phẩm đưa lại cách nhìn mới mẻ về Phật giáo, bằng cách tước đi màu sắc thần

bí, truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật và con đường hoằng pháp của Ngài Song không vì thế mà câu chuyện mất đi “tính thiêng” vốn có, mà ngược lại, làm sinh động và rõ nét, chân thực hơn về Đấng Giác Ngộ tối cao, Đấng đem lại hạnh phúc cho tất cả muôn loài

Trong tác phẩm Lịch sử đức Phật Thích Ca [18], Thích Minh Châu

cũng giới thiệu về quá trình hoằng pháp của Phật Thích Ca và hàng đệ tử đầu tiên của Phật cũng như bài thuyết pháp đầu tiên

Theo đó, lớp đệ tử đầu tiên là năm tu sĩ, bạn đồng tu khổ hạnh với Thái Tử-Tất-Đạt Đa ở Uruvela, bài thuyết pháp đầu tiên là Tứ-diệu-đế Tiếp theo là thuyết pháp cho Yasa con trai một triệu phú, sau đó Yasa xin Phật xuất gia và chứng quả A-la-hán Năm vị tu sĩ đắc quả A-la-hán cùng với Yasa Tiếp đến, cha của Yasa nghe Phật thuyết pháp xin quy y và trở thành người Phật tử tại gia đầu tiên trong cuộc đời hoằng pháp của Đức Phật

Sau này, hơn năm mươi người bạn của Yasa xin xuất gia đắc quả vị la-hán Tổng cộng, Phật có sáu mươi vị A-la-hán và hình thành Tăng đoàn Cuốn sách đã cho thấy, hoằng pháp hình thành từ thời Đức Phật với hai cấp

A-độ tu sĩ xuất gia và Phật tử tại gia

Thích Ca Mâu Ni của Tinh Vân Đại sư nói về đoàn Giáo hội sơ chuyển pháp luân, cư sĩ và tín nữ đầu tiên Nhìn chung, cuốn sách đưa lại kiến thức

cơ bản về thời kỳ đầu hoằng pháp của Đức Phật và tăng già

Trang 11

5

Quan điểm của tôi về cuộc đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni [25] của

Daisaku Ikeda là cuốn sách nói về cuộc đời Thích Ca Mâu Ni Sách chú trọng vào khoảng thời gian tu hành đắc đạo và hoằng pháp của Đức Phật cùng các nghi thức và việc hình thành Tam bảo

Nói về hoằng pháp còn có Phật Pháp khái luận [79] của Thích Ấn

Thuận Cuốn sách gồm 20 chương, trong đó có nhiều chương liên quan đến vấn đề hoằng pháp, cụ thể như mục đích hình thành tăng đoàn, bản chất và trách nhiệm hoằng pháp của tăng đoàn Ý nghĩa của việc thành lập tăng đoàn

là để hoằng truyền Phật pháp, giữ vững đạo pháp Tác giả đưa ra 10 định chế giới luật của Đức Thế Tôn và tác giả cho rằng việc hoằng pháp của tăng đoàn dựa trên cơ sở những định chế giới luật này Việc đầu tiên hoằng pháp tăng đoàn phải lấy sự hòa hợp với tư tưởng lục hòa1

làm cơ sở Tư tưởng lục hòa

mà cuốn sách có đề cập cho tăng đoàn trong việc hoằng pháp cũng chính là tư tưởng đã được BHP GHPGVN tiếp thu khi thành lập tổ chức này

Ngoài ra các chương XV, XVI, XII của cuốn sách còn trình bày những vấn đề cụ thể về tín đồ như phân loại tín đồ để hoằng pháp cho phù hợp Trong thập niên 90, trước nhu cầu học Phật của nhiều tăng, ni Phật tử, cũng như trước bối cảnh thuận lợi cho việc đào tạo hoặc nâng cao trình độ giảng sư trong cả nước BHP đã tổ chức các khóa huấn luyện, bồi dưỡng giảng sư cho khắp ba miền Nam, Trung, Bắc Qua các khóa học này HT Thích Trí Quảng

đã truyền đạt một số kinh nghiệm về việc truyền bá chánh pháp cho các tăng,

ni cùng mang chí hướng phục vụ trong ngành hoằng pháp Những ý tưởng mà

HT đưa ra đã được đa số học viên đồng tình và đạt kết quả tốt Trên cơ sở đó,

HT cho ra cuốn sách Những bài giảng về hoằng pháp và trụ trì [61] Cuốn

sách là tập hợp một số bài giảng mẫu đã giảng dạy trong các khóa bồi dưỡng giảng sư để có tư liệu tham khảo dễ dàng hơn và những tăng, ni không có điều kiện tham dự cũng có thể dựa vào đây rút ra những kinh nghiệm cho việc

1 Lục hòa: Thân hòa đồng trụ; Khẩu hòa vô tránh; Ý hòa đồng duyệt; Giới hòa đồng tu; Kiến hòa đồng giải; Lợi hòa đồng quân Đây được coi như bản hiến pháp đầu tiên trong Phật giáo

Trang 12

6

hoằng pháp lợi sanh tại địa phương mình Ngoài ra, HT đã đưa ra một số ý về nếp sinh hoạt cần có của vị trụ trì sống trong Phật pháp Vì vậy, trong tập sách này cũng tập hợp một số bài nói về tư cách và vai trò của người trụ trì, cũng như đã bổ sung thêm vài bài nói về ý nghĩa thọ giới tại những giới đàn lớn nhằm ôn lại tư chất cần thiết của hàng tăng sĩ đứng đầu trong bốn chúng của Đức Phật, cũng như nhắc nhở tăng, ni trẻ tư cách cao thượng của người tu sĩ theo Phật cần được giữ gìn nghiêm cẩn

Suy nghĩ về quan hệ quốc tế của GHPGVN [30] của Thích Gia Quang

bàn về vấn đề quan hệ giao lưu quốc tế của Giáo hội từ khi thành lập Tác giả đưa ra những kiến nghị để thúc đẩy hoạt động hoằng pháp phát triển hơn nữa

trong thời gian tới Những kiến nghị đó gồm: Thứ nhất, GHPGVN phải có kế

hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong việc đối tác với các tổ chức Phật

giáo tại nhiều nước Thứ hai, đào tạo những tăng, ni trẻ đủ trình độ Phật học

và ngoại ngữ để gánh vác những công việc hợp tác quốc tế mà Giáo hội giao

phó Thứ ba, đẩy mạnh việc mở rộng internet để phổ biến PGVN ra nước

ngoài nhằm thúc đẩy mối quan hệ giao lưu quốc tế Bài viết này đã bổ sung thêm các giải pháp nhằm hoằng pháp hiệu quả cho luận văn

GHPGVN cần phát huy những thành tựu đã đạt được và tiếp tục củng

cố để không ngừng phát triển của TT Thích Viên Thành đã tập trung nêu lên

những điểm chưa làm được của GHPGVN trong thời gian qua Bài viết gợi ý

về vấn đề hoằng pháp là: Giáo hội cần có chính sách giúp đỡ tăng, ni các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tài liệu, kinh điển; cần đào tạo khẩn trương và phân bố giảng sư tới các địa bàn còn thiếu giảng sư [69]

Bài Vai trò hoằng pháp hiện nay của Thích Thiện Bảo đã khẳng định:

nhiệm vụ chính của những người con Phật là đem giáo pháp của Đức Phật truyền bá rộng khắp Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của PGVN nói chung hay GHPGVN nói riêng Bài viết đưa ra một số kiến nghị xoay

Trang 13

7

quanh hai vấn đề chính: một là tạo dựng đội ngũ lãnh đạo Giáo hội, đội ngũ

giảng sư trẻ có năng khiếu, có trình độ chuyên môn cao; nên mở một số lớp chính thức dành cho Phật tử đào tạo theo cấp và giáo trình thống nhất của

Giáo hội Hai là, thúc đẩy công tác hoằng pháp tại vùng sâu vùng xa [10]

Thích Thiện Hữu trong bài viết Về đường hướng phát triển PGVN trong thế kỷ XXI [34] đề cập đến những vấn đề GHPGVN cần thực hiện trong

sự nghiệp hoằng pháp và phát triển Giáo hội trong thế kỷ XXI, như: cần có chương trình dài hạn giáo dục đào tạo tăng, ni, đối với Phật tử cũng nên có những chương trình đào tạo dài hạn, mở rộng mạng lưới Phật pháp và PGVN trên siêu xa lộ thông tin; thành lập thêm các tờ báo Phật giáo; mở rộng phạm

vi xã hội của đạo Phật; truyền bá Phật giáo vào các vùng sâu, vùng xa và cuối cùng là phát động một đạo Phật xanh

Thích Nữ Tịnh Thường với bài viết Phát triển GHPGVN trong thế kỷ XXI [87] lại nhấn mạnh vào công tác đào tạo tăng tài, giáo dục tăng, ni và

cách sử dụng những tăng, ni được đào tạo căn bản như thế nào để có thể phát huy được hoạt động hoằng pháp thiết thực của GHPGVN Tác giả cho rằng, đào tạo tăng, ni tài đức, đáp ứng được lợi ích thiết thực của quần chúng, tạo được lòng tin yêu mến đến mọi người, là sức mạnh đầu tiên của GHPGVN và tạo tiền đề cho tương lai Giáo hội

Niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh [4] của

Thái Văn Anh tìm hiểu và phân tích nội dung, cấu trúc, ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo đến đời sống Phật tử, trong đó có nói về niềm tin đối với Tăng bảo của Phật tử Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Đặc điểm và vai trò Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX [85] của Nguyễn

Quốc Tuấn đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến hoằng pháp về nhập thế tích cực Tác giả đưa ra các đặc điểm: tính bình dân - đại chúng (hay lối sống Phật giáo) và vùng- tộc ít người; tính phức hợp và thống nhất

Luận án tiến sĩ của Lê Văn Đính đã đề cập đến một vấn đề không thể thiếu trong hoạt động hoằng pháp Phật giáo là Gia đình Phật tử Công tác

Trang 14

8

đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên Phật tử là điều rất cần thiết trong hoạt động hoằng pháp hiện nay Luận án đã phân tích bản chất, đặc điểm và phương thức hoạt động của Gia đình Phật tử qua đó xem xét ảnh hưởng của

nó đối với thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo

Kỷ yếu hội thảo hoằng pháp toàn quốc năm 2015: Sứ mạng hoằng pháp hội nhập và phát triển, BHP Trung ương tổ chức tại BR-VT, (Nxb Hồng Đức

Hà Nội, 2016) Kỷ yếu Hội thảo gồm 735 trang với trên 60 bài tham luận, hơn

13 đề mục của chư tôn đức tăng, ni trên toàn quốc đã phản ánh một cách sâu sắc đến các hoạt động thuộc lãnh vực hoằng pháp của đệ tử Phật đã và đang hóa thân giữa dòng đời trong thời đại công nghệ bùng nổ bên những nỗi đau cùng cực của kiếp người [47; tr.252] Đây là công trình tổng hợp đến nhiều khía cạnh khác nhau về hoằng pháp, y cứ vào đó chúng tôi có thể tham khảo cho luận văn

Có thể nói, những công trình nghiên cứu trên đều thống nhất ở một số điểm: Phật giáo đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của dân tộc, hòa nhập cùng dân tộc để trở thành một tôn giáo gần gũi với dân tộc và con người Việt Nam Những công trình nghiên cứu nói trên, trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau, đều nêu lên những giá trị của Phật giáo, cũng như các hoạt động hoằng pháp và ảnh hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung

Tuy nhiên, từ việc thống kê các công trình nghiên cứu trên đây chúng tôi nhận thấy:

* Chưa có một khung lý thuyết nào về các phương thức hoằng pháp hiện nay ở Việt Nam Nếu có, chỉ mới dừng lại ở việc mô tả những phương

tiện hoằng pháp của từng địa phương Mặc dù, xét về cơ cấu tổ chức của GHPGVN, với 13 Ban, ngành và 1 viện có chức năng cụ thể, riêng biệt nhằm mục tiêu cuối cùng là hoằng pháp

* Chưa có công trình nào đưa ra đường hướng chỉ đạo sát thực, rõ ràng cho hoạt động hoằng pháp

Trang 15

9

Thực tiễn nghiên cứu cho thấy cần có những nghiên cứu chuyên biệt về các phương thức hoằng pháp hiện nay, nhằm hướng tới sự thống nhất chung trong công tác quản lý hoằng pháp trên cả nước

* Với tỉnh BR-VT, hiện cũng chưa có khảo cứu về thực trạng hoằng pháp tại đây trên cả phương diện tổ chức và thực tiễn tu học

Vì vậy, luận văn chọn ba mẫu nghiệm là Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và chùa Vạn Phước ở BR-VT để khảo sát nhằm hướng tới nỗ lực giải quyết những nội dung trên cũng như góp phần đẩy mạnh công tác hoằng pháp tại đây

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Trên cơ sở phân tích thực trạng phương thức hoằng pháp tại 3 đạo tràng

là Viện Chuyên Tu, chùa Phước Duyên và chùa Vạn Phước ở tỉnh BR-VT, luận văn đề xuất giải pháp hoằng pháp phù hợp, hiệu quả đối với việc tu học ở BR-

VT hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Khái quát các kinh, luật nói về hoằng pháp;

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoằng pháp ở BR-VT; + Phân tích, khảo sát và đánh giá thực trạng phương thức hoằng pháp tại ba đạo tràng ở tỉnh BR-VT hiện nay;

+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoằng pháp tại các đạo tràng tỉnh BR-VT

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phương thức hoằng pháp tại ba đạo tràng ở tỉnh BR-VT, (Viện Chuyên Tu (huyện Tân Thành), chùa Phước Duyên (huyện Châu Đức), chùa Vạn Phước (thành phố Vũng Tàu))”

Phạm vi nghiên cứu về không gian:

Trang 16

10

Nghiên cứu về người dạy, người học và cơ sở vật chất tại ba đạo tràng: Viện Chuyên Tu (huyện Tân Thành), chùa Phước Duyên (huyện Châu Đức), chùa Vạn Phước (thành phố Vũng Tàu)”

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian:

Nghiên cứu 5 năm từ 2012 - 2017

5 Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

- Lý thuyết nghiên cứu:

Trong luận văn người viết sẽ vận dụng Lý thuyết thực thể Tôn giáo thông

qua 3 yếu tố: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo và cộng đồng tôn giáo

Luận văn cũng vận dụng Lý thuyết cấu trúc để tìm ra ý nghĩa của hoạt

động tu tập tại các đạo tràng, các nghi thức, nghi lễ, lễ hội đặc trưng …

Luận văn sử dụng Lý thuyết chức năng dựa trên cơ sở: mỗi một hoạt

động tu tập tại các đạo tràng đều có vai trò quan trọng để góp phần vào việc duy trì những nét đặc trưng truyền thống

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (Xã hội học, Văn hoá học, Tôn giáo học, Lịch sử,…) vì vậy, trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp liên ngành

Ngoài ra còn phương pháp khảo sát thực địa:

- Quan sát tham dự: Người viết quan sát và trực tiếp tham gia những

hoạt động của các đạo tràng, nắm bắt và ghi chép làm tư liệu cho luận văn

- Phỏng vấn sâu: Chúng tôi sẽ thực hiện những cuộc phỏng vấn những

vị trong BTS, Ban tổ chức (tăng, ni) khóa tu học cũng như điều tra xã hội học tín đồ Phật tử tham gia các khóa tu tại các đạo tràng Từ đó, làm căn cứ khách quan cho đề tài, nhằm sáng tỏ hơn những nhận định của người viết

- Thu thập và xử lí tài liệu, số liệu, thu âm: Người viết sẽ hệ thống hoá

các tư liệu thu thập được để sử dụng trong đề tài nghiên cứu

Trang 17

Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full

Ngày đăng: 26/06/2018, 15:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w