1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

88 496 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 762,98 KB

Nội dung

Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của toà án nhân dân tại hà nội ( Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THANH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO THANH HUYỀN

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA THỰC TIỄN XÉT XỬ

CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI HÀ NỘI

Ngành : Luật kinh tế

Mã số : 62 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN QUÝ TRỌNG

HÀ NỘI, 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, ví

dụ trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

ĐÀO THANH HUYỀN

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 6

1.1.Khái quát về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 6 1.2 Khái quát pháp luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 21

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 24

2.1 Các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án 24 2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 51

Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN 70

3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 70 3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 71 3.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án hiện nay 76

KẾT LUẬN 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Số liệu giải quyết án tranh chấp HĐMB hàng hóa trong tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại TAND quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội 52 Bảng 2.2 Số liệu giải quyết án tranh chấp HĐMB hàng hóa trong tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại TAND thành phố Hà Nội 52 Bảng 2.3 Số liệu giải quyết án tranh chấp HĐMB hàng hóa trong tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục phúc thẩm tại TAND thành phố Hà Nội 53

Trang 7

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đổi mới trong mọi lĩnh vực như về kinh tế, chính trị, xã hội và các lĩnh vực khác Các giao dịch trong xã hội diễn ra hàng ngày rất

đa dạng, pháp luật khó có thể điều chỉnh được toàn bộ các quan hệ trong cuộc sống.Thông thường các bên lựa chọn hình thức giao dịch thông qua hợp đồng

HĐMB hàng hóa là một trong những loại hợp đồng đặc trưng và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại, là thỏa thuận của hai bên gồm bên mua và bên bán nhằm đạt được lợi ích mà các bên mong đợi khi thiết lập hợp đồng.Theo thời gian, hoạt động mua bán hàng hoá ngày càng phát triển đa dạng, nhiều sắc màu với sự tăng lên về số lượng hàng hoá, số lượng người tham gia kinh doanh Ngày nay, mua bán hàng hoá không chỉ diễn ra giữa bên mua và bên bán trong nước mà phạm vi kinh doanh lan rộng ra phạm vi thế giới Cùng với đó, các tranh chấp thương mại nói chung

và HĐMB hàng hoá nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như sự phức tạp của từng vụ việc đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn diện cũng như

cơ chế giải quyết nhanh gọn, làm sao để không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp

và hoạt động kinh doanh của các bên

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và đối với loại HĐMB hàng hoá nói riêng gồm thương lượng, hoà giải, Trọng tài và Toà án Các bên được tự do thỏa thuận hình thức này hay hình thức khác để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật

Việc giải quyết các tranh chấp HĐMB hàng hóa tại TA đóng vai trò rất quan trọng trong việc góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của

tổ chức, cá nhân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và đặc biệt là góp phần đưa đất nước phát triển đi lên như mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đề ra

Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, là địa bàn thu hút đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài Cùng với các hoạt động khác, hoạt động kinh doanh thương mại tại đây diễn ra sôi nổi trong đó có các hoạt động mua bán hàng hoá Những năm gần đây, các tranh chấp về HĐMB hàng hoá tại

Trang 8

2

địa bàn thành phố Hà Nội có sự gia tăng khá nhanh Hiện nay, do đó địa bàn thành phố

Hà Nội được mở rộng, nhiều khu công nghiệp được các nhà đầu tư xây dựng, hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra đa dạng hơn với rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập trên địa bàn thủ đô

Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá đầy đủ về trình tự, thủ tục thụ lý và xét

xử đối với các loại tranh chấp trong đó có tranh chấp về HĐMB hàng hoá Tuy nhiên,

để công tác giải quyết án đối với các tranh chấp mua bán hàng hoá của TAND tại Hà Nội đạt được hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về nhiều mặt, trong

đó có việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, về chính sách, về nguồn lực cán bộ,

về điều kiện cơ sở vật chất

Xuất phát từ nhận thức trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp về

HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân tại Hà Nội” làm luận

văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như:

- TS Nguyễn Văn Dũng (2001), (chủ nhiệm đề tài), Đề tài cấp Bộ: “Tính đặc thù

trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”,[12] Tòa Kinh tế TAND tối cao - 2001; Đỗ Cao Thắng (2004), Đề tài cấp bộ:

“Những giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng xét xử các tranh chấp thương mại tại TAND”[37] Tòa Kinh tế; Trương Thị Hà, Luận văn thạc sỹ: “Giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại TAND thành phố Hà Nội”[18]; Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Phan Trần Duy Khiêm – Đại học Cần Thơ “Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa trong nước: lý luận và thực tiễn;[21] Các bài viết trong

các tạp chí chuyên ngành của TAND tối tao, Bộ Tư pháp

Đã có nhiều công trình và bài báo nghiên cứu về vấn đề này nhưng nhìn chung các công trình, bài báo mới chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chung, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt về việc giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá tại TA nói chung và TAND tại Hà Nội nói riêng Vì vậy, tiếp tục nghiên cứu

Trang 9

3

về “Giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá qua thực tiễn xét xử của Toà án nhân

dân tại Hà Nội” là một vấn đề có tính cấp thiết và có tính thời sự

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về HĐMB hàng hóa, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của TA theo quy định của pháp luật hiện hành Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết các tranh chấp HĐMB hàng hóa tại TAND tại thành phố Hà Nội, đúc rút những kết quả, những bất cập, hạn chế và xác định rõ nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những yêu cầu và

đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hóa tại TAND trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm của HĐMB hàng hoá;

- Làm rõ khái niệm, đặc điểm về tranh chấp HĐMB hàng hoá

- Làm rõ các yếu tố tác động và vai trò của việc giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hóa

- Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng giải quyết các tranh chấp về HĐMB hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm của TAND tại Hà Nội, đúc rút những kết quả, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của những bất cập, hạn chế đó

- Xác định yêu cầu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết

tranh chấp từ HĐMB hàng hóa tại TAND ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về HĐMB hàng hóa, tranh chấp và thẩm quyền quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMB hàng hóa tại TA Thựa tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa tại TAND thành phố Hà Nội theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm

Trang 10

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

Tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, logic, phương pháp thống kê để giải quyết các nội dung nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong luận văn

6 Ý nghĩa luận và thực tiễn của luận văn

tỏ các vấn đề lý luận về HĐMB hàng hoá, tranh chấp HĐMB hàng hoá và giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hoá theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới nhằm đúc rút một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

giải quyết tranh chấp của TAND tại thành phố Hà Nội góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐMB hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm của TA, góp phần nâng cao nhận thức của những người làm thực tiễn, để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn công tác của tác giả cũng như các cán bộ làm công tác xét xử tại các Toà án Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy về hơp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp về HĐMB hàng hóa

Trang 11

5

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán

hàng hóa và pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp hợp đồng mua bán hàng hóa

Chương 2: Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán

hàng hóa và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Chương 3:Yêu cầu và những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả

giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án

Trang 12

6

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

1.1.Khái quát về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

1.1.1.Nhận diện hợp đồng mua bán hàng hóa

1.1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bánhàng hóa

Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận Hoạt động mua bán hàng hóa mang các dấu hiệu về chủ thể, đối tượng, mục đích, Hình thức pháp lý của mua bán thực hiện thông qua việc ký kết và thực hiện các hợp đồng Theo đó, HĐMB hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán hàng hóa, bên mua và bên bán cùng nhau ký kết HĐMB hàng hóa để bên bán giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa, còn bên mua thì có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán để nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa

Mua bán hàng hóa bao gồm mua bán hàng hóa trong nước và mua bán hàng hóa quốc tế Mua bán hàng hóa có đối tượng hiện hữu tại thời điểm mà các bên ký kết, thực hiện hợp đồng và cũng có HĐMB hàng hóa trong tương lại (HĐMB hàng hóa qua Sở giao dịch) Các loại hợp đồng có điểm tương đồng và có những điểm khác nhau về đối tượng, chủ thể, hình thức hợp đồng

Các quy định về hợp đồng được điều chỉnh bởi các nguồn luật khác nhau như Điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán, thói quen, án lệ ,…Ví dụ Theo Điều 1 Phụ lục của Công ước La Haye 1964 [22] về “Luật thống nhất về thiết lập mua bán hàng hóa quốc tế các động sản hữu hình” thì HĐMB hàng hóa quốc tế là HĐMB hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau nếu có một trong các điều kiện sau:

Trang 13

Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full

Ngày đăng: 26/06/2018, 13:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w