1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại công ty thức ăn chăn nuôi VIFOCO

29 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Nguồn nguyên liệu để cung cấp cho việc chế biến thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có rẻ tiền, bảo đảm chất lượng vệ sinh nhất là nấm mốc phải được loại bỏ, vì thú nuôi

Trang 1

Lời mở đầu:

Việt nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển với tiềm năng về trồng trọt và chăn nuôi, mà ngành chăn nuôi chỉ có thể phát triển khi nó đạt được hiệu quả kinh tế nhất định Điều đó rõ ràng năng suất chăn nuôi trước hết phụ thuộc vào việc cung cấp thức ăn cho vật nuôi Hiện nay việc chăn nuôi kiểu chăn thả tự nhiên (nuôi quảng canh) đang có xu hướng thu hẹp, do khả năng khống chế dịch bệnh và các chi phí chăn nuôi cao, mà hình thức chăn nuôi này không mang lại hiệu quả kinh tế cao….Nhiều nơi, nhiều hộ gia đình đã chuyển sang hướng nuôi công nghiệp, chăn nuôi theo các quy mô vừa và lớn dưới dạng trang trại hay xí nghiệp

Thức ăn chăn nuôi công nghiệp có dạng thức ăn hỗn hợp Nguồn nguyên liệu để cung cấp cho việc chế biến thức ăn chăn nuôi phải dựa vào nguồn nguyên liệu sẵn có rẻ tiền, bảo đảm chất lượng vệ sinh nhất là nấm mốc phải được loại bỏ, vì thú nuôi rất nhạy cảm với thức ăn nhiều nấm mốc, nấm mốc sinh sản ra độc tố aflatoxin có thể gây chết hàng loạt Trong thức ăn chăn nuôi chứa đầy đủ các thành phần như: Protein, năng lượng, vitamin, chất khoáng, enzim….Nhằm đáp ứng cho quá trình duy trì tăng trưởng, đẻ trứng

……

Để đáp ứng cho quá trình đó thì phải có các nhà máy sản xuất có trang thiết bị hiện đại để có thể chế biến ra những loại thức ăn dạng viên Với sự hướng dẫn của thầy chúng

em đã được tiếp xúc trực tiếp các dây truyền sản xuất hiện đại của công ty san xuất thức

ăn chăn nuôi Thiên Lí Sau những buổi báo cáo này chúng đã tiếp thu rất nhiều kiến thực

về thực tế và làm chúng sáng rõ hơn rất nhiều ngành nghề chúng em đang học

Sau những ngày tiếp xúc với công nghệ hiện đại chúng em viết lên bài báo cáo thực tập này để chúng em hiểu sâu hơn về các vấn đề thực tế chúng em tìm hiểu Bài báo cáo của chúng em không tránh được những sai sót mong thầy góp ý để chúng em hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy

Trang 2

Phần 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THỰC ĂN CHĂN NUÔI

1.1 Sơ lược về tình hình sản xuất thức ăn viên ở nước ta

Từ sau năm 1975 thức ăn chăn nuôi dạng viên ở nước ta vắng mặt trên thị trường cũng như ngành chăn nuôi Việt Nam chỉ có thức ăn dạng bột mà thôi Vào đầu năm 1993 thức ăn chăn nuôi dạng viên thực sự trở lại với thị trường Việt Nam, nó được xem là sự hiện diện mới nhất và mang lại cho nghành chăn nuôi nhiều lợi ích

Hiện nay, thức ăn dạng viên đã tìm được vị trí vững chắc trong nghành chăn nuôi ở nước ta Đầu tiên xí nghiệp thức ăn gia súc VIFOCO đã đưa thức ăn dạng viên vào quy trình sản xuất của xí nghiệp vào tháng 2 năm 1993, với nhiều thiết bị nhập từ Mỹ Sau đó xí nghiệp đã nhập bộ khuôn mới vào từ đó và từ đó xí nghiệp đã bắt đầu đi vào ổn định với năng suất cả nhà máy có thể đạt từ 4-6 (tấn/h) Nhưng sản phẩm xí nghiệp lúc này vẫn chưa được tiêu thụ mạnh do người nông dân chưa quen loại thức ăn này vào trong chăn nuôi đồng thời giá thành còn cao, chất lượng còn thấp do hệ thống quá cũ

Tiếp theo sau đó vào tháng 9 năm 1993 xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Việt Thái đã phục hồi dây chuyền sản xuất tương tự như dây truyền sản xuất của xí nghiệp VIFOCO, năng suất có thể đạt từ 4-6 (tấn/h) nhưng vấn đề về chất lượng thời gian đầu vẫn chưa được thỏa mãn, xong xí nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định

Tháng 7 năm 1994 xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc PROCONO bắt đầu đi vào hoạt động với dây truyền sản xuất thức ăn viên của Pháp, năng suất 6 tấn/h

Tháng 1/1995 nhà máy chế biến thức ăn An Phú đã tiến hành lắp ráp dây chuyền ép viên và đi vào hoạt động tháng 3/1995 với dây chuyền máy Pellet

Cho đến hiện nay, thức ăn chăn nuôi dạng viên đã được sử dụng rộng rãi ở nước ta Nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi đã trang bị hệ thống sản xuất thức ăn dạng viên, như vào tháng 5/2005 nhà máy thức ăn gia súc Bình Minh đã lắp đặt hệ thống thức ăn chăn nuôi dạng viên của Buhler (Thụy Sĩ)

Thức ăn gia súc dạng viên chỉ thực sự đến với ngành chăn nuôi vào đầu năm 1993 Thời kỳ đầu đã gặp không ít khó khăn trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ Do đa số thiết bị là phục hồi lại nên sản phẩm chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, thị trường chưa quen sử dụng thức ăn dạng viên vào chăn nuôi, giá thành còn cao Nhưng hiện nay với trang thiết bị mới, hiện đại, chất lượng và năng suất sản phẩm được cải thiện đáng kể và ổn định được giá thành nên thức ăn dạng viên chiếm

Trang 3

một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi ở nước ta, đặc biệt là ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy cầm

1.2 Các nguồn nguyên liệu thường dùng làm thức ăn cho gia cầm và thuỷ cầm

Nguyên liệu thức ăn là sản phẩm từ nguồn gốc động thực vật, vi sinh vật, chất khoáng và những chất tổng hợp hóa học khác Những nguyên liệu thức ăn này vừa bảo đảm cung cấp chất dinh dưỡng cho nhu cầu sinh lý sinh trưởng phát triển sinh sản của gia cầm; vừa mang tính chất kích thích tăng trưởng, tăng sức khỏe chống lại bệnh và vừa dễ hấp thu

Căn cứ vào thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu và hàm lượng của chúng, các nguyên liệu chính thường dùng làm thức ăn cho gia cầm và thuỷ cầm gồm các nhóm:

+ Thức ăn tinh bột

+ Thức ăn giàu Protein

+ Thức ăn giàu khoáng

+ Thức ăn giàu Vitamin

ăn ngũ cốc có nguồn khoáng cao cho gia cầm giàu phospho, nhưng nghèo can xi, thức năng lượng gồm khối lượng là cacbohydrate, khả năng tiêu hóa đến 95%

Một số loại nguyên liệu thức ăn năng lượng thường sử dụng:

- Ngô: là thức ăn cơ sở của gia cầm, và thuỷ cầm với tỷ lệ thường chiếm 45-70% Ngô là thức

ăn được gia cầm thích ăn, có vị thơm ngon, chứa năng lượng cao nhất so với thức ăn ngũ cốc khác,

là nguyên liệu dùng để điều chỉnh mức năng lượng trong khi xây dựng thực đơn thức ăn hỗn hợp, protein thô từ 8-10%, mỡ thô 4,5% Ngoài ra ngô chứa hàm lượng đáng kể caroten (tiền vitamin A), gia cầm ăn ngô đỏ da và lòng đỏ trứng vàng, làm tăng giá trị của thịt trứng Ngô là loại thức ăn dễ tiêu hóa, tống số vật chất tiêu hóa 85-90%

Trang 4

Vì ngô chứa hàm lượng lượng bột đường cao, mỡ cao, nên ngô dễ bị nhiễm nấm mốc khi độ

ẩm trên 15%, làm giảm chất lượng ngô, chứa độc tố aflatoxin Vì vậy cần phải qua chế biến để khắc phục những nhược điểm trên

- Thóc: là nguồn thức ăn chính trong chăn nuôi vịt, ngan truyền thống ở các vùng và trong chăn nuôi thâm canh nuôi nhốt bán hoặc chăn thả đều dùng Thóc là một loại thức ăn năng lượng chính, một lý do nữa là thóc ít bị mốc và nhiễm độc tố

Hàm lượng chất dinh dưỡng của thóc: protein thô 6,5%, gluxit 59,3%, mỡ thô 2,2% Tổng vật chất tiêu hóa của thóc là trên 65-70% Thóc tuy có giá trị dinh dưỡng thấp hơn ngô, nhưng là thức

ăn được thủy cầm thích ăn, là nguyên liệu dùng để cân đối năng lượng thấp trong khẩu phần thức

ăn

- Cám gạo: ở nước ta nguồn cám gạo rất nhiều, vì tống sán lượng thóc khoảng trên 20 triệu tấn, lượng cám thu được qua xay xát thóc tới trên dưới 5 triệu tấn Cám gạo thông thường có màu nâu sang, chứa mỡ, hơi “ nhớt”, nên ít bay bụi Cám lụa màu trắng Theo định nghĩa của FAO (Tổ chức nông nghiêp và thực phẩm Liên hiệp quốc), cám gạo là sản phẩm phụ của quá trình xay xát thóc gạo, được cấu tạo từ lớp ngoài của hạt gạo với toàn bộ lớp phôi nhũ, mầm Còn cám lụa là sản phẩm phụ của quá trình sát gạo, được tạo thành từ lớp trong của hạt và phần nhỏ nhân tinh bột của hạt gạo Cám lụa có giá trị dinh dưỡng cao

Rõ ràng cám có lượng vật chất khô tiêu hóa, protein tiêu hóa không kém ngô, riêng protein tiêu hóa cao hơn ngô, chỉ kém mỳ Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định trong protein của cám chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học Hàm lượng lyzin, albumin của cám gạo cao hơn gạo Cám sau khi

ép lấy dầu (gọi là cám ép), có mầu nâu xẫm, chứa hàm lượng protein cao khoảng trên 15%, có mùi thơm, nên sử dụng làm nguyên liệu thức ăn cho gà Nhưng vì năng lượng thấp, xơ cao nên không nên chiếm tỷ lệ quá 15-20% cho các loại gà.Cám có thể sử dụng trong thức ăn cho ngan, vịt rất tốt Kê: Kê là thức ăn hạt, sản lượng không nhiều, chủ yếu được trồng ở vùng đất tận dụng vùng trung du và vùng núi.Giá trị dinh dưỡng sau ngô:Lượng protein thô 10-11%, mỡ 2,5-3%, xơ biến động 2,2 (bỏ vỏ) 13,4% (ngiền cả vỏ) Năng lượng trao đổi 2.670-3.100 Kcal/kg Trong thức ăn hỗn hợp thường chiếm tỷ lệ 35-40% Kê có vị thơm ngon Cám kê được sử dụng làm thức ăn cho gà, ngan

Mỳ: Mỳ cũng là loại nguyên liệu thức ăn cơ bản của gia cầm Ở nước ngoài sử dụng mỳ với tỷ

lệ cao trong thức ăn hỗn hợp: 30-45% Ở nước ta thường chỉ dùng cho người, vì hầu như không phát triển nghề trồng mỳ, mạch vì nước ta là nước nhiệt đới, năng suất thấp Những năm gần đây nước ta hàng năm thỉnh thoảng có nhập cám mỳ, mạch nhưng với số lượng chỉ vài trăm tấn/năm,

Trang 5

dùng trong thức ăn hỗn hợp của gà dò, gà đẻ Giá trị dinh dưỡng của mỳ cao hơn ngô, đặc biệt hàm lượng lizin, tryptophan Tổng vật chất dinh dưỡng tiêu háo 85%; protein thô 12,5%; mỡ thô 1,5-2%;

xơ 2,5; canxi 0,1; photpho tổng số 3,5%; lyzin 0,38; metionin 0,18%; ME 3100 Kcal/kg

1.2.2 Nguồn protein thực vật

Bao gồm các loại cây họ đậu là đỗ tương, lạc, đậu mè, đậu xanh …và phụ phẩm khô dầu đỗ tương, khô dầu lạc khô dầu dừa…Trong các loại đậu, lạc có tỷ lệ protein và các axit amin cao Protein trong đậu đỏ 72-75%, cao hơn các hạt hòa thảo, dễ hòa tan trong nước và giàu lyzin nên dễ tiêu hóa hấp thụ, hàm lượng canxi, kẽm, mangan, đồng trong đậu đỏ cao hơn hạt hòa thảo nhưng nghèo photpho hơn

- Đỗ tương: là thức ăn thực vật giầu protein với giá trị sinh học tương đương protein của các loại thức ăn động vật Trong đỗ tương có những tác nhân kháng dinh dưỡng, khi chưa được xử lý có thể tác động mạnh vào đường ruột đoongj vật gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và Sử dụng chất dinh dưỡng, vì vậy phải qua chế biến

-Lạc: nước ta có nhiều vùng trồng lạc tốt, tỷ lệ dầu trong lạc cao 48-50%

Với độ ẩm trên 15% khô dầu lạc dễ bị mốc, giảm chất lượng, có nhiều độc tố nhất là aflattoxin rất độc cho thủy cầm Khô lạc, khô vừng là nguồn thức ăn protein từ thực vật có giá trị dinh dưỡng cao, nó chiếm phần thức ăn chủ yếu cho gà và tỷ lệ khoảng 25-35%; và cũng chiếm khoảng trên dưới 50% tổng số lượng protein thô trong khẩu phần, khi không có khô dầu đậu tượng

Khô dầu lạc là thức ăn có giá trị , giá hạ, là nguyên liệu dùng để cân đối tốt lượng protein trong khẩu phần Tuy vậy có nhược điểm hay bị lên men mốc và sảm sinh độc tố aflatoxin, hay bị

“ôi” do mỡ còn lại (do không ép kỹ) dễ bị oxy hóa Vì vậy hạt lạc trước khi đưa vào ép lấy dầu, cần phơi cho độ ẩm còn 9-10%; để khô dầu cũng chứa độ ẩm như vậy cần bảo quản khô dầu lạc trong kho khô ráo, mát, tránh bị nấm mốc

Bột cá đắt tiền, cần tính toán câu đối hợp lý pha trôn thức ăn để có giá thành không cao

Trang 6

Bột đầu tôm: là nguồn thức ăn có giá trị tốt cho chăn nuôi ngan vịt, từ phụ phẩm chế biến tôm xuất khẩu như đầu, càng, xơ, tôm chọn loai

1.2.4 Thức ăn khoáng và vitamin

Trong khẩu phần thức ăn nuôi ngan, vịt, ngỗng thì khoáng và vitamin có tỷ lệ ít nhưng rất quan trong cho sinh trưởng và sinh sản, thừa hoặc thiếu điều bị ảnh hưởng, chậm lớn còi xương giảm đẻ…

- Nguồn bổ xung khoáng cho gia cầm là các phức hợp chứa canxi photpho, muối amoni Nacl, muối của khoáng vi lượng

-Thức ăn bổ xung vitamin gồm premix vitamin (hổn hợp nhiều loại vitamin) cho các loại, tuổi

và tính năng sản xuất của gia cầm Vitamin bao gồm các loại vitamin A, D, E, B1, B2, B12 … kháng sinh phòng bệnh chống oxy hóa

-Thuốc bổ sung vào thức ăn: hiện nay trong thức ăn hổn hợp cho gia cầm, ngoài việc cần băng tốt các vật chất dinh dưỡng: còn bổ sung một số thuốc làm tăng giá trị thức ăn phòng bệnh, kháng nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh, kích thích sinh trưởng Những hoạt chất sinh học đó là antibiotit, antihemi… các anzin, các hoocmon… để chông lại sự phát triển sinh sản của vi trùng gây bệnh Các bệnh như bệnh đường ruột…Các anzin làm tăng sự tiêu hóa thức ăn kể cả các vật chất khó tiêu như chất xơ

3.3 Công nghệ sản xuất thức ăn cho gia cầm, thuỷ cầm

Thức ăn cho gia cầm, thuỷ cầm nuôi công nghiệp là loại thức ăn được hổn hợp từ các nguồn nguyên liệu khác nhau, thông qua các công nghệ nghiền, trộn, gọi là thức ăn hỗn hợp dưới dạng bột hoặc viên Thức ăn hổn hợp chứa đầy đủ các vật chất dinh dưỡng cần thiết cho sinh lý phát triển và sinh sản của gia cầm đem lại hiệu quả cao như: protein, năng lượng, vitamin và chất khoáng Ngoài

ra còn được bổ sung các chất kích thích sinh trưởng như các enzim, các kháng sinh…

Thành phần các nguyên liệu dùng để phối trộn và nhu cầu thành phần dinh dưỡng cũng không khác gì so với các loại thức ăn bột, sợi Về mặt cơ cấu nguyên liệu dùng để sản xuất thường là: bột

cá, bột ngũ cốc, các loại đậu Về thành phần dinh dưỡng chúng cũng cần chủ yếu là protein, gluxit,

Trang 7

lipit, vitamin, các khoáng chất,…

Hình 1 Sơ đồ công nghệ sản xuất thức ăn viên

3.4 Đặc điểm và yêu cầu kích thước của viên thức ăn chăn nuôi

Các viên thức ăn chăn nuôi tạo ra có thể có dạng hình trụ, lăng trụ hoặc viên định hình

Độ dài của viên dược xác định phụ thuộc vào đường kính của viên, thường tỷ lệ giữa độ dài của viên và đường kính của viên là: (1,3-1,4):1

Bảng 1 trình bày số liệu của công ty Stolz (Pháp) về đường kính của viên đối với một số vật nuôi

Bảng 1 Số liệu về đường kính của viên đối với một số vật nuôi

Loại vật nuôi Đường kính viên (mm)

Tiếp nhận, bảo

quản nguyên liệu

Làm sạch nguyên liệu

bảo quản

Trang 8

đường kính lỗ, chiều dài lỗ khuôn, tính chất của nguyên liệu chế ra nó Tùy theo đường kính của viên mà có độ cứng được đánh giá qua lực phá vỡ của viên như sau:

+ Đường kính của viên đến 4 mm chịu lực phá vỡ 50 N

+ Đường kính của viên đến 8 mm chịu lực phá vỡ 60 N

+ Đường kính của viên trên 8 mm chịu lực phá vỡ 80 N

Viên phải có độ bền, chịu được sự rung động, viên đưa vào đóng bao phải có độ ẩm ở chế

độ bảo quản (dưới 14%), và nhiệt độ bền bằng nhiệt độ môi trường Viên cần có độ đồng đều cao Năng suất cảu máy phải cao, chi phí năng lượng riêng phải thấp khoảng 50 kWh/tấn cho viên có đường kính d = 2,5 mm; 15-20 kWh/tấn cho viên có đường kính d=(6-8) mm

Trang 9

Phần 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

2.1 Chọn dây chuyền công nghệ:

Công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm được sử dụng trên thế giới và

ở nước ta nói chung tương tự nhau Các thiết bị máy móc sử dụng trong công nghệ thường giống nhau về mặt nguyên tắc hoạt động Tuy vậy thiết bị và dây chuyền sản xuất của từng hãng sản xuất khác nhau, có những đặc điểm riêng và có những đặc tính

kĩ thuật khác nhau

2.1.1 Đặc điểm công nghệ:

- Công nghệ lựa chọn xếp theo chiều đứng để lợi dụng tính tự chảy của nguyên liệu

- Dây chuyền công nghệ là tổ hợp của nhiều chuyền khác nhau bao gồm:

♦ Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô

♦ Dây chuyền tiếp nhện và xử lí nguyên liệu mịn

♦ Dây chuyền định lượng và phối trộn

♦ Dây chuyền tạo viên và xử lí viên

♦ Dây chuyền cân và đống bao thành phẩm

- Toàn bộ dây chuyền thiết bị được điều khiển tự động từ một máy tính trung tâm

2.1.2 Sơ đồ công nghệ:

Trang 10

Nguyên liệu thô

Thùng tiếp liệu

Đĩa nam châm

Sàng tạp chất

Thùng chứa

Đĩa nam châm

Máy nghiền búa

Thùng tiếp nhận

Thành phần vi lượng Máy trộn

Thùng chứa Cân định lượng

Thùng chứa Sàng tạp chất Đĩa nam châm Thùng tiếp liệu Nguyên liệu mịn

Rỉ đường

Trang 11

Vựa chứa sản phẩm bột Thùng chứa

Ép viên

Thành phẩm Cân và đóng bao

Sàng viên

Làm nguội và bẻ vụn

Vựa chứa sản phẩm viên

Trang 12

2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

Nguyên liệu mà nhà máy sử dụng trong thức ăn hỗn hợp gồm:

- Nguyên liệu thô: ngô, khoai, sắn, khô dầu đậu nành

- Nguyên liệu mịn: cám gạo, bột cá, bột vỏ sò và một số thành khoáng vi lượng khác

- Nguyên liệu lỏng: rỉ đường

2.2.1 Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu:

2.2.1.1 Mục đích:

- Đây là công đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất

- Mục đích chính của công đoạn là tiếp nhận, dự trữ và bảo quản nguyên liệu cho máy Sau đó tiến hành xử lí sơ bộ và làm sạch để đưa vào các công đoạn tiếp theo

2.2.1.2 Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu thô:

a/ Tiếp nhận nguyên liệu:

Sau khi được vận chuyển về từ kho chứa của nhà máy, nguyên liệu theo các thiết bị vận chuyển (gàu tải) đi vào các vựa chứa Tuỳ theo năng suất hằng ngày mà chọn năng suất của gàu cho phù hợp

b/ Xử lí nguyên liệu:

 Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại Do đó cần loại các tạp chất để không ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng Sử dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch

 Nghiền nguyên liệu:

♦ Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn đồng đều giữa các cấu tử làm các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều và tăng khả năng tiêu hoá Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết hơn giữa các cấu tử thành phần

♦Thiết bị nghiền: Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ

♦ Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má nghiền, phá

vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu

Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn dến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi

Trang 13

2.2.1.3 Dây chuyền tiếp nhận và xử lí nguyên liệu mịn:

a/ Tiếp nhận nguyên liệu: Cũng tương tự như tiềp nhận nguyên liệu thô Mỗi nguyên liệu được vận chuyển đến vựa chứa khác nhau

b/ Làm sạch: Sử dụng nam châm và sàng để tách kim loại và các tạp chất tương tự như làm sạch nguyên liệu thô

2.2.2 Dây chuyền định lượng và phối trộn:

- Máy định mức có nhiệm vụ xác định mức độ, liều lượng các thành phần thức ăn cho từng loại hỗn hợp thức ăn theo quy định đối với từng loại vật nuôi, càng đảm bảo chính xác càng tốt Đặc biệt đối với những thành phần thức ăn bổ sung chiếm tỉ lệ nhỏ đồi hỏi

độ chính xác cao, độ định mức phải thấp nếu quá mức quy định có thể tác hại đến cơ thể vật nuôi

- Thiết bị định mức: có thể dùng cân tự động tự trút tải khi đã đủ mức khối lượng

- Máy trộn thức thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành phần

đó trong hỗn hợp Thức ăn tổng hợp được trộn đều bổ sung chất lượng và mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ

đó tăngn sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn trong mỗi kg thịt tăng trọng

Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hoá học, sinh học khi chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh, nhiệm

vụ hoà tan các chất ( hoà tan muối, đường với các chất khác) Quá trình trộn bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia súc, gia cầm ăn ngon miệng Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy

Trang 14

- Thiết bị: dùng máy trộn có bộ phận trộn

quay, thùng chứa cố định Bộ phận khuấy

trộn của máy là một vít đứng quay trong

- Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chí phí bảo quản và vận chuyển

- Ngoài ra, đối với chăn nuôi gia cầm, cá, tôm việc phân phát và ăn thức ăn viên thuận lợi hơn về chất lượng và đồng đều, tạo điều kiện cơ giới hoá phân phát thức ăn…

2.2.3.2 Nguyên lí:

Hình 2.3 Thiết bị tạo viên

Ngày đăng: 24/06/2018, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w