Đánh giá tác động môi trường Hành lang 3 của Dự án xác định các hoạt động nạo vét đường thủy và đào đắp có khả năng tạo ra các tác động từ trung bình đến đáng kể đối với môi trường nước;
Trang 1DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Trang 2BẢNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
CHỦ ĐẦU TƯ: Ban Quản lý các dự án đường thủy nội địa phía Bắc
Địa chỉ: Số 87 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội, Việt Nam
HỢP ĐỒNG: Khoản vay số 4474 – VN, Hợp đồng số CS-A5i-NDTDP-A
Ref 2012-797
liên danh Direction de l’Ingénierie
2 rue André Bonin, 69 316 Lyon cedex 04 Pháp
Công ty CP Tư vấn Đầu tư và Thương mại VIPO, thầu phụ
Tòa nhà AC, tầng 2, Ngõ 78, phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Kiểm soát chất lượng
Người thực
hiện :
F.PRESSIAT (CNR) PHAM ANH TUAN (VIPO) Tháng 4 năm 2013 Người kiểm tra : F.PRESSIAT (CNR) Tháng 4 năm 2013
Trang 32 MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU
3 PHƯƠNG PHÁP ĐÀO ĐẮP VÀ NẠO VÉT
T ỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NẠO VÉT
4 VỊ TRÍ NHỮNG KHU VỰC ĐÀO VÀ NẠO VÉT VÀ KHỐI LƯỢNG
5 ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU
6 VỊ TRÍ CÁC KHU VỰC ĐỔ THẢI
6.4.1 Vật liệu thải tại đê bao phía Bắc và phía Nam của đê chắn sóng Lạch Giang
6.4.2 Khối lượng vật liệu còn lại tại bãi bổ thải ở Thị trấn Thịnh Long
6.4.3 Những bãi đổ thải có thể lựa chọn khác
7 CÁC YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI/RỦI RO TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC
QUẢN LÝ VẬT LIỆU NẠO VÉT
9 CƠ CẤU THỂ CHẾ
11 BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
Trang 4Bảng 4 Tổng hợp địa kỹ thuật của vật liệu tại các địa điểm của dự án Hành lang 3
Bảng 5 Khu vực đất thải được xác định cho dự án Hành lang
Bảng 6.Vị trí giám sát chung môi trường
Bảng 7 Các thành phần và đặc tính của chúng
Bảng 8 Chi phí ước tính cho các hoạt động đào tạo
Bảng 9.Dự toán chi phí EMP
Trang 5DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1 Bản đồ vị trí Hành lang 3
Hình 2 Tổng quan về các địa điểm thực hiện dự án trong hành lang 3
Hình 3 Vị trí và khối lượng nạo vét và đào
Hình 4.Công trường Mom Ro giai đoạn 1 và 2
Hình 5 Công trường Mom Ro giai đoạn 3 và 4
Hình 6 Công trình Mom Rô – giai đoạn 5
Hình 7 Thiết kế khu đổ thải – mặt bằng
Hình 8.Khu vực đổ thải Mom Rô xã Trực Chính
Hình 9 Khu vực đổ thải nhà máy gạch Nam Ninh
Hình 10.Khu vực đổ thải nhà máy gạch Nam Ninh Mom Ro
Hình 11 Tổng quan về khu vực đổ thải xã Phương Đình
Hình 12 Tổng quan thiết kế về khu vưc đổ thải Đò Bùi
Hình 13 Tổng quan thiết kế khu đổ thải 1 – Đò Bùi
Hình 14.Tổng quan thiết kế khu đổ thải 2 – Đò Bùi
Hình 15.Tổng quan thiết kế khu đổ thải 3 – Đò Bùi
Hình 16 Tổng quan thiết kế khu đổ thải kênh DNC
Hình 17.Thiết kế khu đổ thải nhà máy gạch Đức Lâm
Hình 18 Khu đổ thải nhà máy gạch Đức Lâm
Hình 19 Thiết kế khu đổ thải xã Nghĩa La
Hình 20 Khu đô thải xã Nghia Lạc
Hình 21 Tổng quan 3 khu vực đổ thải tại dự án Lạch Giang
Hình 22 Khu đổ thải/đê bao ở phía Nam và Bắc ở khu vực đê chắn sóng Lạch Giang
Hình 23 Kết cấu khu đổ thải – mặt cắt ngang điển hình
Hình 24 Khu vực đổ thải thị trấn Thịnh Long
Hình 25 Khu vực đổ thải có thể lựa chọn của nhà máy gạch Sông Giang
Trang 6Hình 28 Vị trí khu vực đổ thải của dự án nâng cấp cảng Việt Trì
Hình 29 Quang cảnh bãi đổ thải dự án nâng cấp cảng Việt Trì
Hình 30 Cơ cấu tổ chức phòng quản lý môi trường thuộc Ban Quản lý dự án
Hình 31.: Bản đồ vị trí quan trắc tại khu vực Lạch Giang
Trang 71 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
Khu vực thực hiện dự án của Dự án Phát triển giao thông khu vực Đồng bằng Bắc bộ
(NDTDP) giai đoạn II (dự án WB6) bao gồm 3 tỉnh, cụ thể là: Phú Thọ, Ninh Bình và Nam
Định
Đồng bằng sông Hồng là một hệ thống nổi trội nối các tuyến đường thủy nội địa bao trùm hầu
hết các khu vực ven biển phía Bắc trên trục Đông/Tây cho Hành lang 1 và trục Bắc/ Nam
Hành lang 3 Hệ thống này cung cấp tuyến đường giao thông chính từ cảng Hải Phòng đến
Phả Lại, Hà Nội và Việt Trì (Hành lang 1) và từ các cảng Việt Trì, Ninh Phúc tới sông Đáy và
cửa sông Ninh Cơ (Hành lang 3)
Hệ thống sông có điều kiện giao thông tự nhiên khá thuận lợi và được tận dụng rộng để vận
chuyển các loại hàng chính với số lượng lớn (cát, sỏi, xi măng, than củi và phân bón) Song
song với mạng lưới đường bộ của khu vực đồng bằng Bắc Bộ chưa phát triển hoàn thiện, tỷ
trọng giao thông đường thủy chiếm đến 67% tổng hiệu suất vận chuyển tính theo tấn/km
Để nâng cao những lợi thế do điều kiện tự nhiên thuận lợi về đường thủy nội địa và những
đóng góp về mặt môi trường đối với hệ thống giao thông của đất nước, Chính phủ Việt Nam
đã cho triển khai thực hiện hai dự án lớn: Dự án Phát triển Cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP) và Dự án Phát triển GTVT khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ (NDTDP) Chính phủ Việt Nam đã nhận được một khoản tín dụng từ Hiệp hội
Phát triển Quốc tế (IDA) và Ngân hàng Thế giới Báo cáo đầu kỳ này nằm trong hợp đồng số
CS-A5i-NDTDP: Khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập hồ sơ mời thầu cho giai đoạn 2 thuộc Dự
án Phát triển GTVT khu vực Đồng bằng Bắc Bộ
Báo cáo nghiên cứu tính khả thi và thiết kế sơ bộ cho dự án Phát triển GTVT khu vực Đồng
bằng Bắc Bộ đã được phê duyệt năm 20081
bao gồm 3 hợp phần và một số tiểu hợp phần như sau:
Hợp phần A: Đầu tư Hành lang vận tải đa phương thức
● Tiểu hợp phần A1 Cải thiện 2 hành lang đường thủy quốc gia
(i) Hành lang Đông Tây phía Bắc giữa Việt Trì và Quảng Ninh; và
(ii) Hành lang Bắc Nam phía Tây giữa Hà Nội và cửa sông Ninh Cơ
● Tiểu hợp phần A2 Cải tạo của sông Ninh Cơ và kênh nối sông Đáy – Ninh Cơ
bằng một âu tàu
● Tiểu hợp phần A3 Nâng cấp các cảng cấp tỉnh
● Tiểu hợp phần A4 Hợp đồng bảo trì thí điểm
Trang 8 Hợp phần B: Đầu tư vào các bến phà nhỏ
Hợp phần C: Hỗ trợ thể chế cho Bộ Giao thông, Cục Đường thủy nội địa và
các tỉnh
Hành lang 3 bao gồm:
▪ Một luồng chạy tàu tại cửa biển Lach Giang,
▪ Một số khu vực đoạn sông khác nhau bao gồm sông Ninh Cơ và sông Hồng từ vùng
biển đến Hà Nội,
▪ Một kênh nối giữa sông Ninh Cơ và sông Đáy
▪ Một đoạn sông Đáy từ kênh nối đến cảng Ninh Phúc
▪ Cải tạo cảng Ninh Phúc và Việt Trì
Chiều dài tổng thể của Hành lang 3 là 183 km
Dự án dự kiến sẽ tăng công suất của hệ thống giao thông đường thủy nhằm đáp ứng nhu cầu
vận tải ngày càng tăng và hỗ trợ phát triển kinh tế bằng cách giảm chi phí vận chuyển cho
người sản xuất và người tiêu dùng Sau khi cải thiện, tuyến giao thông đường thủy có thể cho
phép:
▪ Tàu 3000 DWT từ cửa sông Lạch Giang chạy đến ngã ba sông Đáy và sông Đào Nam
Định – Đoạn cửa sông số 1
▪ Tàu 3000 DWT và đoàn xà lan 4X400 tấn chạy từ ngã ba sông Đáy và sông Đào Nam
Định đến cảng Ninh Phúc – Đoạn cửa sông số 2
▪ Tàu 3000 DWT và đoàn xà lan 4X400 tấn chạy từ ngã ba sông Đáy và sông Đào Nam
Định đến cảng Ninh Phúc – Đoạn 1
▪ Tàu 3000 DWT chạy trên sông Ninh Cơ, Hành lang số 3 – Đoạn 2
Các phương án thiết kế chính cho Hành lang số 3 là:
1) Đoán xà lan 4x400 tấn dư kiến có thể chạy từ cảng Ninh Phúc đến cảng Hà Nội, trên sông
Đào Nam Định và sông Hồng
2) Tàu pha sông biển trọng tải lớn nhất là 1050 DWT có thể chạy đến Hà Nội từ tất cả các
tuyến đường thủy
3) Tàu pha sông biển trọng tải 3000 DWT có thể chạy đi cảng Ninh Phúc, nhưng không chạy
được đến Hà Nội
Việc nâng cấp Hành lang số 3 sẽ bao gồm các hạng mục nạo vét, nắn chỉnh đoạn cong, kè bảo
vệ bờ, chỉnh trị bãi cạn, một âu tàu và một cầu cứng với một nhịp nâng qua kênh chính và bố
trí hệ thống phao tiêu báo hiệu
Trang 101.1 Phạm vi đầu tư
Mục đích của dự án bao gồm:
1 Hành lang đường thủy 3 (Hà Nội - Lạch Giang) từ cửa Lạch Giang qua sông Ninh Cơ,
sông Hồng Hà Nội:công trình chỉnh trị và nâng cấp kênh đạt tiêu chuẩn kênh cấp I;
2 Xây dựng một kênh nối từ sông Đáy đến sông Ninh Cơ (kênh DNC) bao gồm một âu tàu
ở đoạn giữa kênh;
3 Xây dựng một luồng chạy tàu và đê chắn sóng ở cửa sông Lạch Giang cho phép tàu
trọng tải 2.000 tấn có thể đi từ biển vào sông Ninh Cơ và cảng Ninh Bình Các tàu trọng tải
3.000 tấn có thể đi theo lộ trình này trong thời gian triều lên hoặc khi giảm tải
4 Hiện đại hóa cảng Việt Trì, xây dựng 1 bến 600 T, nhà kho, bãi chứa, băng tải, đường
nội bộ, hệ thống thoát nước, xử lý nước chảy tràn, thiết bị chống bụi, vv;
5 Hiện đại hóa cảng Ninh Phúc, xây dựng 1 bến 3.000T, nhà kho, bãi chứa, băng tải,
đường nội bộ, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, thiết bị chống bụi
1.2 Vị trí dự án
Các khu vực thực hiện dự án nằm ở miền Bắc Việt Nam và bao trùm một phần đường
thủy nội địa đồng bằng sông Hồng, từ Hà Nội đến biển The project mostly concerns the
Ninh Co River and the Day and Dao rivers
Dự án được chia thành 6 điểm, nằm ở 3 tỉnh:
▪ Tỉnh Nam Định
▪ Tỉnh Ninh Bình
▪ Tỉnh Phú Thọ
Công trình chỉnh trị sẽ được tiến hành tại 50 km thuộc Hành lang 3 trên địa bàn tỉnh Nam
Định Mặc dù các công trình chỉnh trị không được thực hiện trên toàn bộ chiều dài của khu
vực sông nhưng chúng có liên quan đến 5 khu vực chưa đáp ứng được các yêu cầu của
đường thủy loại II; 2 cảng (cảng Ninh Phúc tại Ninh Bình và cảng Việt Trì tại Phú Thọ) sẽ
được nâng cấp
Trang 11Dự án được thực hiện trong 06 khu vực sau:
Bảng 1 Các địa điểm của dự án
TT Địa điểm của dự án Tỉnh Huyện
1 Môm Rô (Km126-131) Nam Định Thôn Anh Vinh, xã Trực Chính, huyện Trực
1.1 Các hợp phần dự án
Phần này tổng hợp các hợp phần của dự án được mô tả chi tiết trong Báo cáo Thiết kế Chi
tiết (DDR) Chương này giới thiệu vị trí xây dựng của từng hợp phần và mục đích của
công trình Dự án sẽ được minh họa bằng một bản vẽ tổng hợp cho từng khu vực Các bản
vẽ kỹ thuật chi tiết có thể tìm trong Báo cáo Thiết kế Chi tiết
Các hợp phần của dự án được tổng hợp trong bảng 2
Trang 12Hình 1 Bản đồ vị trí Hành lang 3
Trang 13Hình 2 Tổng quan về các địa điểm thực hiện dự án trong hành lang 3
Trang 14
Bảng 2 Tổng hợp các hợp phần của dự án
Địa điểm Mục đích
chính Công trình
Khối lượng và quản lý vật liệu đắp/nạo vét
Môm Rô Điều chỉnh
bán kính cong
Nạo vétCắt congKênh dẫn nước
Kè mỏ hàn
Kè bảo vệ bờ
Tái sử dụng đất sét của nhà máy gạch
Sử dụng các vật liệu không phải đất sét cho công tác cải tạo đất nông
Kè mỏ hàn
Sử dụng toàn bộ vật liệu cho công tác cải tạo đất nông nghiệp
485 150 m3
sông
Kênh nốiBuồng âuNạo vétCắt cong
Tái sử dụng đất sét của nhà máy gạch
Sử dụng các vật liệu không phải đất sét cho công tác cải tạo đất nông
Sử dụng 25% vật liệu cho công tác cải tạo đất nông
nghiệp
Sử dụng 75% vật liệu cho công tác đắp hệ thống đê
Xây dựng bến đỗBãi chứa mớiNhà kho mới
Hệ thống thoát nướcThiết bị xếp/dỡ
Trang 15nghiệp Bãi chứa mới
Nhà kho mới
Hệ thống thoát nước
Hệ thống xả nước
thải
2 MỤC ĐÍCH CỦA TÀI LIỆU
Dự án phát triển giao thông đồng bằng Bắc bộ sẽ cung cấp, trong các hợp phần khác, sự cải
thiện đáng kể các đoạn đường thủy nội địa 200 km kéo dài từ Việt Trì qua Hà Nội đến cửa
sông Ninh Cơ Sự cải thiện này sẽ bao gồm nạo vét và đào đắp để đạt được chiều rộng và
chiều sâu tiêu chuẩn thiết kế; xây dựng kênh tránh, kênh nối + âu tàu, bảo vệ bờ tại một số địa
điểm, kè chỉnh trị sông và luồng tàu tại Lạch Giang Đánh giá tác động môi trường Hành lang
3 của Dự án xác định các hoạt động nạo vét đường thủy và đào đắp có khả năng tạo ra các tác
động từ trung bình đến đáng kể đối với môi trường nước; xử lý nước bề mặt từ bãi thải có khả
năng tạo ra tác động môi trường trung bình đối với môi trường nước tiếp nhận; và việc xử lý
vật liệu nạo vét trên đất liền có khả năng tạo ra các tác động môi trường đến các yếu tố môi
trường trên mặt đất và môi trường xây dựng
Mục tiêu của Kế hoạch quản lý đổ thải vật liệu nạo vét và đào đắp trong tài liệu này là mô tả
các thực hành tốt nhất và các biện pháp giảm thiểu tác động làm giảm đáng kể xác định tác
động môi trường Các yếu tố của Kế hoạch quản lý đổ thải vật liệu nạo vét bao gồm:
▪ Mô tả các phương pháp nạo vét, chuyên chở và thải;
▪ Đặc tính của vật liệu nạo vét, bao gồm cả phạm vi ô nhiễm;
▪ Thảo luận về các phương án thải;
▪ Các biện pháp giảm thiểu và quan trắc môi trường;
▪ Kế hoạch hoạt động
Cần lưu ý, tài liệu về Kế hoạch quản lý chất thải nạo vét là một phần của Kế hoạch (dự án)
quản lý môi trường Hoạt động quan trắc môi trường đề cập trong tài liệu được trình bày đầy
đủ chi tiết trong Kế hoạch quản lý môi trường Tương tự như vậy, các tiêu chí cho việc triển
khai và duy trì các biện pháp giảm thiểu đề cập trong tài liệu này, được trình bày chi tiết trong
Kế hoạch quản lý môi trường
3 PHƯƠNG PHÁP ĐÀO ĐẮP VÀ NẠO VÉT
Hợp phần hành lang 3 của dự án không phải là một dự án nạo vét đơn thuần mà còn bao gồm
Trang 161) Nạo vét bồi tích theo hồ sơ thiết kế kênh (độ sâu hành hải, chiều rộng và/hoặc trắc dọc
kênh);
2) Đào đắp mũi đất và các khu vực trên cạn khác để cải tạo tuyến;
3) Nạo vét bồi tích như là một phần của công tác cải tạo tuyến kết hợp đào đắp mũi đất và cải
tạo bờ và,
4) Hợp phần không bao gồm công tác đào đắp bao gồm lắp đặt các phao tiêu báo hiệu, kè bảo
vệ bờ hạn chế xói và thi công các kè chỉnh trị sông để tạo thuận lợi cho quá trình xả tự nhiên
và giảm yêu cầu nạo vét, bảo trì trong tương lai
5) Đào đắp đất trên cạn và nạo vét bùn cát để xây dựng kênh tránh tại Mom Rô và kênh nối
Đáy Ninh Cơ
6) Đào đắp đất và các vật liệu biển (cát, phù sa, đất) để tạo ra luồng chạy tàu mới từ sông
Ninh Cơ đến biển tại cửa sông Lạch Giang
7) Nạo vét và đào đắp để cải thiện 2 cảng công nghiệp: Việt Trì và Ninh Phúc
Thiết bị nạo vét và phương thức thực hiện trong mục này đưa ra mô tả chung các phương
pháp nạo vét và đào đắp khác nhau + xử lý vật liệu nạo vét và đào đắp, đặc biệt có tham khảo
các tác động môi trường liên quan với mỗi phương án và biện pháp giảm thiểu Như đã thảo
luận cũng trong báo cáo này, giảm thiểu tác động là rất cần thiết, nguyên nhân chủ yếu là do
vật liệu nạo vét làm tăng tải lượng các chất rắn lơ lửng và độ đục, bằng cách thực hiện các
biện pháp giảm thiểu khác nhau, như mô tả trong Báo cáo này
Tổng quan về các phương pháp nạo vét
Phần sau đây cung cấp tổng quan về các loại thiết bị nạo vét khác nhau Các thiết bị nạo vét
dưới nước có thể bao gồm ba loại chính: thiết bị cơ khí, thủy lực và thiết bị đặc biệt Tùy
thuộc của các bồi tích, đặc điểm sông và lựa chọn của các nhà thầu, có thể sử dụng các thiết
bị thích hợp khác nhau
Nạo vét cơ học sử dụng lực cơ học cắt/đào các bồi tích, đưa vật liệu đào lên bề mặt sau đó
đưa vào xà lan gần đó để vận chuyển đến địa điểm đổ thải Bằng cọc được đóng xuống (cọc
định vị), nạo vét cơ học được tiến hành tại một điểm và mở rộng ra trên một khu vực trước
khi di chuyển cọc định vị và bắt đầu một đường mới Đường nạo vét hoặc mặt cắt nạo vét là
một loạt các bề mặt cong chồng lên nhau dọc theo đường khảo sát Ba loại thiết bị nạo vét
cơ học phổ biến nhất là: nạo vét bằng gầu ngoạm/gầu xúc; xô hoặc dãy gầu múc và cánh tay
gàu hoặc máy đào Các hiệu chỉnh nạo vét cơ học tập trung vào việc mở rộng độ sâu đến bề
mặt bồi tích làm việc, tăng số lượng vật liệu được đào đắp trong đường nạo vét, và, giảm
việc để mất vật liệu đào đắp trong các mặt cắt hoặc trong quá trình đưa vật liệu lên bề mặt
Vì có khả năng kiểm soát chặt chẽ vị trí nạo vét và do đó, cả bề mặt nạo vét, nạo vét cơ học
thường được sử dụng trong các khu vực khó tiếp cận, bán kính quay hạn chế hoặc để có
được các đường nạo vét chính xác
Nạo vét bằng gầu ngoạm hoặc tàu cuốc gàu ngoạm là một cần trục cáp tiêu chuẩn trên một
sà lan, với gầu ngoạm hoạt động như xô múc của cần cẩu Đây là một công nghệ có nhiều
điểm ưu việt, tuy nhiên, hai điểm trong quá trình của hoạt động này có thể dẫn đến thất
thoát bồi tích từ khu vực nạo vét (a) tác động ở phía dưới trong suốt quá trình triển khai khi
gầu ngoạm đưa các vật liệu nạo vét lên trên (b) " sàng lọc "các vật liệu từ gầu ngoạm trong
quá trình phục hồi và đặt trong một sà lan Cả hai hình thức mất mát bồi tích có thể dẫn đến
tác động môi trường liên quan đến độ đục tăng tại khu vực nạo vét và xuống dòng, cũng như
tăng khả năng vận chuyển ngoài công trường các chất gây ô nhiễm và các vật liệu lơ lửng
Trang 17Nhiều thiết kế và thay đổi đã được thực hiện để giảm hiệu ứng "sàng lọc", chủ yếu bằng
cách thiết kế lại gầu ngoạm cơ bản Giảm chất lơ lửng trong quá trình hoạt động trở thành
chức năng chính của vận hành thiết bị
Nạo vét thùng hoặc bậc thang gồm hai pontoon ngăn cách bởi một thang có chứa một chuỗi
các thùng liên tục Vật liệu sẽ được đổ vào một máng hoặc một băng tải, sau đó được vận
chuyển đến một xà lan lân cận đế đi đến bãi đổ thải So với các hình thức nạo vét cơ học
khác, định vị trong nạo vét thùng được thực hiện bằng cách sử dụng hai (hoặc nhiều hơn)
ống thùy lực
Công nghệ này được phát triển và sử dụng rộng rãi trong trường hợp lắp đặt đường ống
hoặc nạo vét luồng hẹp, cảng nhỏ do yêu cầu về tính chính xác của công tác nạo vét Một
vấn đề khi vận hành có thể dẫn đến việc mất mát bồi tích là hiệu ứng sàng lọc trong quá
trình đưa thùng lên Vấn đề này rất khó giảm thiều và do đó hình thức này được ưu tiên ứng
dụng trong các khu vực ít nhạy cảm về mặt môi trường hay khu vực mà bồi tích có chứa ít
các chất gây ô nhiễm
Nạo vét bằng gàu xúc hoặc gàu xúc ngược cơ bản là một gàu xúc ngược/máy xúc đặt trên
một xà lan Công tác vận hành tương tự như việc xúc đất ở máy cày hay máy đào hầm trên
cạn Công nghệ này được phát triển rộng, với hiệu chỉnh chủ yếu tập trung vào “tầm với” và
kích thước của gàu máy xúc Hai điểm trong quá trình của hoạt động này có thể dẫn đến thất
thoát bồi tích từ khu vực nạo vét (a) tác động ở phía dưới trong suốt quá trình triển khai khi
gầu xúc đưa các vật liệu nạo vét lên trên (b) " sàng lọc" các vật liệu từ gầu xúc trong quá
trình phục hồi và đặt trong một sà lan Do thiết kế gàu xúc và xúc ngược là một thiết kế mở,
loại thiết bị này được sử dụng rộng rãi nhất trong công tác nạo vét các vật liệu thô có dạng
hạt và không chứa chất gây ô nhiễm hoặc nạo vét đá/sỏi
Nạo vét thủy lực sử dụng bơm ly tâm và dòng nước để cắt bồi tích tại bề mặt nạo vét và đưa
vật liệu đào lên trên bề mặt Ba hình thức nạo vét thủy lực thông dụng nhất bao gồm: hút
thông thường, hút cắt và hút kéo Công tác định vị trong nạo vét bằng hút thông thường và
hút cắt chủ yếu sử dung hệ thống ống thủy lực, tương tự như nạo vét cơ học Một phương án
định vị khác là sử dụng dây cáp để tăng hiệu quả nạo vét (giảm thời gian lãng phí để chuyển
vị trí hoạt động) Trong khi đó, tàu kéo hút bùn là thiết bị tự vận hành Trong hút thông
thường và hút cắt, vật liệu nạo vét được đưa đến khu vực đổ thải chủ yếu thông qua một
đường ống Khi cần thiết, độ dài đường ống có thể được mở rộng bằng bơm trợ lực trung
gian Hiệu chỉnh đối với nạo vét hút thông thường và hút cắt tập trung vào việc mở rộng
chiều sâu tới bề mặt bồi tích hoạt động; giúp tăng lượng vật chất đào được (hàm lượng chất
cứng trong chất thải được bơm) và, giảm mất mát vật liệu đào tại bề mặt cắt Trong khi đó,
tàu kéo hút bùn thải vật liệu vào các máng trên tàu trong khi đang di chuyển qua khu vực
nạo vét và sau đó vận chuyển vật liệu đến bãi đổ thải, tại đây vật liệu được đổ thông qua cơ
chế tách khoang hoặc thông qua các bơm xả
Đối với nạo vét cơ học, lượng nước lẫn hay nước nổi trong vật liệu nạo vét được hạn chế
Do đó việc xả nước trong nạo vét cơ học không dẫn đến tác động môi trường đáng kể
Ngược lại, trong hệ thống nạo vét thủy lực, lượng chất rắn thường ít hơn 20% Vật liệu đổ
thải bao gồm bồi tích ở dạng lơ lửng hoàn toàn và một lượng lớn nước lẫn Dó đó, một vấn
đề tối quan trọng trong quản lý môi trường chính là yêu cầu phải tách nước nổi khỏi bồi tích
nạo vét trong khu vực bãi đổ thải Công tác tách nước không phù hợp có thể dẫn đến việc
Trang 18Nạo vét thủy lực cũng dẫn đến tác động “sàng lọc” bồi tích tại bề mặt nạo vét lớn hơn so với
nạo vét cơ học
Đối với vật liệu nạo vét chủ yếu thuộc dạng cát thô trung bình, như vật liệu ở sông Hồng,
bồi tích nạo vét thủy lực sẽ dễ dãng tách khỏi nước Nếu vật liệu nạo vét được bơm vào một
xà lan, quá trình tách nước có thể diễn ra trong vòng vài phút, cho phép xả nước nổi ngay tại
khu vực nạo vét, từ đó gia tăng công suất của xà lan Trong các trường hợp bơm thủy lực
các vật liệu phần lớn là cát, việc tách nước trở nên vô cùng hiệu quả, thường không yêu cầu
thiết bị chắn Vì cát được tách khỏi nước nổi một cách nhanh chóng, vấn đề chất rắn lơ lửng
trong nước nổi được xả không còn quan trọng Công tác quản lý bãi đổ thải trở nên tương
đối đơn giản với việc đưa nước nổi quay trở lại hệ thống tiếp nhận (khu vực sông hoặc biên)
Đối với vật liệu chủ yếu là đất sét bùn hay cát với hàm lượng sét bùn lớn, việc tách bồi tích
khỏi nước nổi có thể mất nhiều thời gian, từ vài ngày đến thậm chí vài tuần để giảm hoàn
toàn hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước nổi trước khi xả trở lại sông Các phương pháp
khác nhau đã được phát triển với mục đích tăng cường công tác tách nước và giảm thời gian
từ lúc đổ thải đến khi đưa nước nổi quay trở lại sông Nếu vật liệu được bơm/xả vào đường
bờ biển kín hoặc vùng đất cao, bãi đổ thải có thể được chia thành chuỗi các khoang Dòng
nước nổi sẽ chạy qua các khoang theo dạng xoắn, từ đó gia tăng chiều dài di chuyển từ lúc
xả vào đến lúc xả ra công trường Quá trình tách này có thể được tăng cường bằng biện
pháp bổ sung chất kết tụ, đặt bên trong hệ thống bơm Chất kết tụ có tác dụng tăng độ kết tụ
của các chất sét bùn, tăng cường quá trình tách nước Quản lý hàm lượng chất rắn lơ lửng
trong dòng chảy xả chính là chuẩn bị cho công tác quản lý các chất gây ô nhiễm, bản thân
các chất này lại có liên quan lớn đến các chất rắn lơ lửng Hình 3-7 đưa ra hình ảnh tổng
quan về cơ cấu đổ thải đa khoang (CDF), minh họa cách thức dòng chất rắn lơ lửng và nước
nổi được quản lý nhằm tối đa hóa công tác tách nước Thiết kế này có thể ứng dụng cho cả
đường bờ biển cũng như các vùng đất đổ thải cao
Nạo vét hút (thủy lực) sử dụng một hút chân không để thu nước và bồi tích rời lên bề mặt
Sau đó, búa đầm cơ học hoặc máy trộn phun nước được sử dụng để hòa tan lại bồi tích và
hỗ trợ tách vật chất Nạo vét hút thường được sử dụng để tách vật chất rời, đặc biệt là đất
bùn mịn, đất sét hoặc bùn/vụn hữu cơ Vật liệu đào được chuyên chở bằng đường ống đến
khu đổ thải hoặc được bơm vào một xà lan lân cận để chuyển chở đến bãi đổ thải Công
nghệ này được phát triển rộng rãi với hiệu chỉnh tập trung vào việc gia tăng hàm lượng chất
rắn trong quá trình bơm xả Do hiệu ứng “sàng lọc” luôn diễn ra tại bề mặt nạo vét, hình
thức nạo vét này thường bị hạn chế cho nạo vét các bể, vùng nước kín hay các cảng nhỏ, là
những nơi mà màng ngăn nước đục hay các biện pháp giảm nhẹ có thể dễ dàng thực hiện để
giảm thiểu các tác động môi trường
Nạo vét hút cắt (thủy lực) kết hợp hoạt động cơ học (đầu cắt) với quá trình hút thủy lực
nhằm tăng năng suất cắt và tăng cường hiệu quả của toàn bộ quá trình Việc sử dụng các yếu
tố cơ học dẫn đến kết quả làm gia tăng chất rắn lơ lửng tại bề mặt cắt và do đó tăng tác động
môi trường của dự án Giống như nạo vét hút thủy lực và nạo vét cơ học, nạo vét hút cắt
được định vị bằng một hoặc nhiều ống định vị thủy lực Công nghệ này được phát triển rộng
rãi, với hiệu chỉnh tập trung vào “tầm với” của cần cắt và khả năng cắt hoặc đào của đầu cắt
đối với bồi tích rắn, cố kết
Nạo vét hút kéo (thủy lực) kết hợp hoạt động cơ học nghiêng với quá trình hút và khuấy
động thủy lực Đối với hình thức nạo vét này, vật liệu được đưa lên và bơm vào một máng
Ứng dụng điển hình của nạo vét hút kéo là nạo vét các luồng sông dài hoặc tại các vùng
Trang 19nước sâu, trong đó quá trình nạo vét bản thân nó cũng đồng thời giúp vận chuyển vật liệu
nạo vét Công nghệ này được phát triển rộng rãi, với hiệu chỉnh tập chung vào “tầm với”
của cần kéo; năng suất kéo bồi tích của cần kéo trong quá trình vận hành hút; và, năng suất
của các máng bên trong
Vấn đề môi trường chính là các vật liệu lơ lửng bị mất trong giai đoạn nạo vét khuấy Ngoài
ra cũng có các vấn đề cụ thể tại công trường liên quan đến mất các sinh vật thủy sinh (ví dụ:
rùa) trong giai đoạn nạo vét
Nạo vét đặc biệt có thể được chia thành hai loại: Loại vét khuấy động và nạo vét
Nạo vét khuấy động thường được sử dụng để loại bỏ các bồi tích tích lũy liên tục bị nhiễm
bẩn Kiểu nạo vét này được sử dụng để loại bỏ các roi cát hoặc các bồi tích tích lũy liên tục
khác để đảm bảo độ sâu hợp lý của luồng tàu Ở một số trường hợp khác, nạo vét khuấy
động là một quá trình liên tục khi nạo vét từng đoạn không đảm bảo được độ sâu chạy tàu
và mặt cắt của luồng Nạo vét khuấy động có thể được thực hiện bằng cách bơm nước hoặc
khuấy trộn bằng cơ khí Các vật liệu lơ lửng sẽ bị trôi khỏi nơi nạo vét do dòng chảy của
sông hoặc dòng chảy bờ biển
Nạo vét sửa chữa chuyên về sửa chữa các loại các thiết kế khác thường nhưng tất cả đều có
một mục đích: giảm thiểu tới mức tối đa để không bị mất lớp bồi tích hoặc vật liệu lơ lửng
trong khi nạo vét Đầu tiên, loại nạo vét này đại diện cho việc thay đổi các thiết bị nạo vét
cơ học hoặc nạo vét thủy lực sẵn có để giảm lượng vật liệu lơ lửng bị mất cùng với các chất
gây ô nhiễm có liên quan Các thay đổi này được xây dựng dựa trên cơ sở xem xét hiện
tường để có phương án giải quyết các tính chất lý hóa của trẩm tích, tính nhạy cảm sinh thái
của nước hoặc hệ thống bờ biển và thiết kế nạo vét của dự án Thập kỷ vừa qua, việc tập
trung vào nạo vét sửa chữa đã đáp ứng nhu cầu chạy tàu, với phần công trường dự án có
trầm tích ô nhiễm, để sửa chữa nạo vét với mục đích loại bỏ các trầm tích ô nhiễm, từ đó
giảm khối lượng chất ô nhiễm trong hệ thống đường thủy hoặc đường biển.; Ví dụ không có
yêu cầu về chạy tàu cho dự án Các ví dụ này bao gồm cả nạo vét kiểu hót rác, nạo vét khí
nén và nạo vét hộp
3.2 Tổng quan về các phương pháp đào đắp
Trong đào đắp đất sẽ sử dụng các thiết bị thông dụng phù hợp với vật liệu đất sét và đất sét
pha cát tại đồng bằng sông Hồng
Công tác đào đắp đất được thực hiện bằng các phương tiện cơ khí (máy xúc, máy ủi, máy
đào) Vật liệu đào được chuyển trực tiếp bằng gầu máy hoặc băng xếp tải lên xe tải đến bãi
lưu chứa hoặc chất đống tại khu vực lưu chứa tạm thời và sau đó chuyển bằng gầu máy/xe
tải/xà lan hoặc phương tiện vận tải do công ty có trách nhiệm lựa chọn
Thiết bị cơ khí đào đất và chuyển lên xe tải và chuyển vật liệu lên xe tải và/hoặc tàu thuyền
Việc vận chuyển có thể được thực hiện trực tiếp qua dây chuyền hoặc bằng thiết bị bơm - tùy
Trang 203.3 Tổng quan phương pháp vận chuyển vật liệu nạo vét tới khu vực đổ thải
Tùy thuộc vào đặc tính của vật liệu, hàm lượng, độ lỏng của vật liệu và sự lựa chọn kỹ thuật
được thực hiện bởi các công ty vận chuyển và nạo vét, chuyển vật liệu đến các khu vực chứa
sẽ được dựa trên một số tiêu chí kỹ thuật:
▪ Vận chuyển bằng xe tải: Phương pháp này chủ yếu liên quan đến vật liệu đào trong
đất liền Chúng sẽ được bốc trực tiếp vào xe tải hoặc dumpsters (thùng chứa) tới các
khu vực tập kết và nơi chứa tạm thời ở tại khu vực đào vật liệu Các xe tải đi theo
những con đường mòn và đường dẫn nối liền khu vực đó với khu chiết xuất các chất
lắng đọng Các tuyến đường ngắn nhất sẽ được ưu tiên sử dụng cũng như để tránh các
khu vực đông dân cư Các vật liệu này sau đó được đổ bằng xe tải vào bãi thải và
dùng máy đào xúc để san lấp mặt bằng
▪ Vận chuyển bằng đường thủy: vật liệu được hút hoặc nạo vét có thể được đổ lên vào
sà lan Đối với vật liệu đào trên đất liền, chúng được đào trực tiếp bằng xẻng từ khu
vực đào và được đổ vào một sà lan có phễu bằng băng tải Đối với vật liệu nạo vét,
việc chuyển sang sà lan có thể được thực hiện trực tiếp từ máy nạo vét có vòi phun
(vật liệu dạng lỏng), hoặc bằng cách tải từ máy xúc nổi (vật liệu dính) Các vật liệu
này sau đó được vận chuyển bằng đường thủy đến các bãi đổ thải Việc chuyển từ sà
lan được thực hiện bởi việc thu hồi bằng cách sử dụng một máy xúc thủy lực (vật liệu
dính) hoặc bằng cách bơm (vật liệu lỏng)
▪ Đổ trực tiếp từ khu vực nạo vét: nếu các khu vực nạo vét gần khu vực lưu trữ, có thể
sử dụng tàu hút bùn thải trực tiếp vào bồn chứa Kỹ thuật này đòi hỏi phải có khối
lượng lưu trữ lớn cho phép sự lắng cặn mạnh hơn sự thoát nước
3.4 Tổng quan về thiết kế bãi đất thải
Đối với các dự án hành lang 3, thiết kế điển hình của cấu trúc kho lưu trữ được hiển thị
trong hình
dưới đây:
Trang 21Khu vực chứa chất thải bao gồm những kè bao xung quanh những vật liệu (bao cát, đất
sét, đất, ) tạo ra nhiều vũng và cho phép lắng cặn và thoát nước với nồng độ TSS chấp
nhận được
Nhà thầu cần lưu ý các phương diện sau:
1 °) Xây dựng một bãi thải bằng bao tải cát hoặc đất sét Một rãnh được tạo ra bởi việc
đào vật liệu sẽ tạo thành rãnh thoát nước cho các bãi thải đặt ở bên ngoài vành đai đê
Các bãi thải sẽ được chia thành một số tiểu khu ngăn cách phù hợp bằng những bờ kè
bên trong Những tiểu khu được ngăn sẽ được lần lượt lấp đầy vật liệu trong suốt quá
trình nạo vét, đào xới Khi mỗi tiểu khu bị đầy ứ nước/nước ngấm ra không thể được
thải trực tiếp ra đường thủy, các chất rắn lơ lửng không có đủ thời gian để lắng xuống
Khi các chất rắn lơ lửng có đủ thời gian để lắng đọng thì nước thừa/nước ngấm ra có thể
thoát ra khỏi khu vực Công trình thoát nước được đặt trong vành đai đê để tạo điều kiện
thoát nước thừa Một rãnh thoát nước nằm quanh phía ngoài của vành đai đê sẽ thu gom
nước thừa/nước ngấm ra từ các bãi thải và dẫn đến kênh xả chính trở lại đường thủy
Chiều cao của đê và các bờ kè ở giữa đủ để ngăn chặn việc vật liệu tràn qua đỉnh đê và
đỉnh kè Việc xây dựng các tuyến đê, đập trung gian này có thể bằng các vật liệu đào
được trên đỉnh của mái dốc công trình đường thủy bằng máy xúc hoặc với các vật liệu
đào được trong các khu vực đổ thải bằng máy ủi hoặc máy xúc
Đất bùn được nạo vét lên không được đổ trong bất kỳ khu vực nào khác ngoại trừ khu
vực đổ thải được đồng ý hoặc chỉ định của TVGS
Nhà thầu phải đưa ra bằng chứng rằng tất cả các vật liệu nạo vét đã được đổ tại các khu
vực được chỉ định Nhà thầu phải di chuyển tất cả các vật liệu đổ bên ngoài phạm vi khu
vực đổ thải đã được phê duyệt và xử lý vật liệu đó trong phạm vi khu vực đổ thải được
Trang 22Nhà thầu sẽ trình đề xuất cho các giải pháp mới để TVGS thông qua.
2 °): Độ dày của vật liệu nạo vét được đổ trong một công đoạn liên tục thường được giới
hạn khoảng 1,5 m bởi vì việc khử nước của loại đất sét hạt mịn này ngày càng trở nên
khó khăn và tốn nhiều thời gian khi độ dày tăng lên Mức cuối cùng của các bãi thải sau
khi kết thúc các công đoạn đổ chất thải sẽ theo mức độ thiết kế trước đó đã gửi và được
chấp thuận của Kỹ sư
- Kích thước theo chiều dọc Chiều cao tối đa của vật liệu di dời không được vượt quá
1,50 mét so với mặt đất ban đầu tại bất kỳ điểm hoàn thành nào trong thời gian bốn
tháng quản lý Nếu chiều cao tối đa phải vượt quá giá trị giới hạn này, Nhà thầu phải
thông báo cho đại diện TVGS và làm theo hướng dẫn của người đó để khắc phục vấn
đề
- Kích thước theo chiều ngang Tất cả các vật liệu nạo vét phải được đặt trong vành đai
đê của khu vực di dời Nếu vật liệu nạo vét đã được đặt ở bên ngoài của khu vực đổ thải,
Nhà thầu phải thực hiện theo các hướng dẫn của đại diện của Kỹ sư để khắc phục vấn
đề
3 °): Đảm bảo an toàn gần khu vực đồ chứa Những bãi thải là nơi rất nguy hiểm cho
người dân (đặc biệt là trẻ em) trước khi sự cố kết đã diễn ra Do đó, việc đưa ra đầy đủ
các biện pháp (bảng cảnh báo, hàng rào ) nhằm ngăn chặn người dân địa phương vào
khu vực này là rất quan trọng
4 °): Đối với các bãi thải cố định, thảm thực vật sẽ được thực hiện để ổn định bề mặt của
khu vực Đối với một số bãi thải, đất sẽ được trả lại cho nông dân các xã Trong trường
hợp này, thảm thực vật sẽ được cung cấp và trồng bởi nông dân
Chú ý: Đối với việc xử lý các trầm tích ASS hoặc PASS, các phương pháp xử lý trên sẽ
được thực hiện và đê sẽ được bao phủ với màng PVC để đảm bảo không xảy ra thoát
nước thông qua các bức tường đê Kiểm tra chất lượng của các lớp trầm tích sẽ được yêu
cầu trước khi trầm tích lưu trữ tạm thời được xả ra để tái sử dụng Bổ sung vôi có thể là
cần thiết để cải thiện quá trình lắng đọng
Khuyến nghị cụ thể cho các bãi đổ thải:
Lối vào và đường vào
Nhà thầu phải thực hiện các chuẩn bị cần thiết để đi vào vào tất cả khu vực đổ thải trên
đất Nếu được yêu cầu, Nhà thầu sẽ phải thi công đường để có lối vào khu vực đổ thải
tới cao độ có thể tránh được ngập úng và chịu trách nhiệm xây dựng đủ số lượng các
tuyến cống dưới các tuyến đường để đảm bảo hệ thống thoát nước thích hợp cho các khu
vực lân cận Sẽ không có yêu cầu đối với các bề mặt đã hoàn thành của các tuyến đường
ngoài việc đảm bảo an toàn để đi lại trong mọi điều kiện thời tiết và sẽ không gây ra sự
chậm trễ hoặc khó khăn với sự di chuyển của giao thông liên quan đến dự án Thiết kế
của nhà thầu trong việc này sẽ được trình TVGS phê duyệt trước khi bắt đầu thi công
bất cứ con đường nào
Đê bao và đê bên trong
Tất cả hoạt động di chuyển bùn đất nạo vét trên đất sẽ được thực hiện trong một khu vực
giới hạn có đê bao bên ngoài Vành đai đê được xây dựng trước khi bắt đầu công tác nạo
vét với sự chấp thuận của TVGS
Đê bao được xây dựng bằng vật liệu địa phương được đào từ khu đất thải di dời, Nhà
thầu có thể chứng minh cho TVGS rằng đê bao được đề xuất là đủ ổn định, bền, chống
xói mòn và chống thấm cho một khoảng thời gian không ít hơn 2 năm sau khi hoàn
Trang 23thành nạo vét và công trình di dời đất thải ở phần đó của kênh luồng.
Nếu vật liệu địa phương trên các khu vực di dời đất thải chứng tỏ là không thích hợp
cho việc xây dựng đê bao, Nhà thầu phải cung cấp các vật liệu phù hợp với các khu vực
đó với sự chấp thuận của Kỹ sư mà không tính thêm bất cứ chi phí nào cho chủ đầu tư
Phải có chấp thuận của Kỹ sư về kỹ thuật xây dựng đề xuất trước khi bắt đầu các hoạt
động Việc thi công và bố trí xây ghép nội bộ của các khu vực này phải được sự chấp
thuận của Kỹ sư
Thiết kế của những khu vực di dời đất thải
Nhà thầu phải thiết lập kích thước của các khu vực di dời đất thải dựa trên các dữ liệu
được thành lập từ việc Khảo sát lập kế hoạch những khu vực nạo vét và không nạo vét
và khảo sát trước khi nạo vét dọc theo các tuyến đường thủy Dựa trên yêu cầu của Nhà
thầu cho việc di dời đất thải và các địa điểm được cung cấp cho nhà thầu để di dời đất
thải của những vật liệu được nạo vét, Nhà thầu sẽ chuẩn bị thiết kế chi tiết của các khu
vực di dời đất thải theo yêu cầu, sẽ được trình cho TVGS phê duyệt trước bất kì sự nạo
vé nào hoặc di dời vật liệu nạo vét nào được bắt đầu tại bất cứa khu vuecj nào
Đường ống xả vật liệu nạo vét
Nhà thầu phải có mặt mọi lúc để đảm bảo rằng các đường ống xả vật liệu nạo vét không
lắng đọng bên ngoài ranh giới của các khu vực di chuyển vật liệu nạo vét
Tất cả các đường ống phải được duy trì trong điều kiện tốt và sự rò rỉ phải được khắc
phục kịp thời Thải từ miệng của các ống phải được kiểm soát để đảm bảo phân bố đều
của vật liệu nạo vét trong khu vực đổ thải
Thoát nước
Tất cả các dụng cụ, kết cấu và các thiết bị nhà thầu dự định để sử dụng để quản lý nước
trong và xung quanh khu vực đổ thải cần được sự chấp thuận của đại diện của Kỹ sư
- Thoát nước thải nạo vét Thoát nước thải nạo vét từ các khu vực đổ thải sẽ được hỗ trợ
bằng việc đặt một ống nước đập tràn đầu vào có thể điều chỉnh phù hợp Sau khi hoàn
thành sử dụng ở mỗi khu vực đổ thải tất cả các đập tràn đầu vào sẽ được dỡ bỏ và vị trí
của chúng được lấp đầy với đất và được đảm bảo an toàn với sự chấp thuận của đại diện
TVSG
• Phải thực hiện các biện pháp thích hợp theo yêu cầu của đại diện TVGS để đảm bảo
lưu lượng xả nước thải nạo vét được kiểm soát, nước trên bề mặt tự nhiên, nước ngầm tự
nhiên và lượng mưa từ các khu vực đổ thải và các khu vực xung quanh theo đường thủy
nhân tạo hoặc tự nhiên Điều này không làm giảm nghĩa vụ của nhà thầu để đảm bảo
rằng việc thoát nước thải nạo vét không gây ra vấn đề với lũ lụt hoặc lắng đọng trầm
tích trong khu vực lân cận hoặc xa hơn nữa từ bất kỳ khu vực đổ thải nào
• Nhà thầu phải có hành động khắc phục phù hợp ngay lập tức để khắc phục bất kỳ vấn
đề liên quan đến thoát nước thải nạo vét mà không tính thêm chi phí với CĐT Nhà thầu
sẽ chịu trách nhiệm và chịu mọi chi phí, thiệt hại liên quan đến sự mất mát tài sản trực
tiếp hoặc gián tiếp, sự phá hủy hay bất tiện cho các bên thứ ba gây ra bởi việc thoát
nước thải nạo vét
• Bất kỳ nước thải nào từ khu vực đổ thải vào các dòng nước tự nhiên hoặc nhân tạo sẽ
không bao giờ làm tăng nồng độ đục tự nhiên/TSS hơn 50%
Trang 24đến việc kiểm soát và điều tiết thoát nước bề mặt, hoặc thông qua các biện pháp hoặc
các phương pháp để đảm bảo việc thoát nước bề mặt được tiếp tục, được coi như bao
gồm trong mức giá của nhà thầu
Hàng rào
Để bảo vệ sự an toàn công cộng, Nhà thầu phải lắp đặt hàng rào và các phương tiện
thích hợp khác để bảo đảm khu vực đổ thải không được tiếp cận từ bên ngoài Hàng rào
sẽ được thiết lập trong suốt quá trình thi công các khu vực đổ thải và trước khi xả vật
liệu nạo vét Các hệ thống hàng rào là một loại vật liệu xây dựng phù hợp để vẫn được
giữ nguyên trong một thời gian ít nhất hai năm sau khi hoàn thành việc nạo vét và hoạt
động đổ thải trong các khu vực đường thủy lân cận Các hệ thống hàng rào phải được
TVGS chấp thuận trước khi công việc bắt đầu
Biển báo
Nhà thầu phải đặt những biển báo, viết bằng hai thứ tiếng Anh và Việt Nam, xung quanh
vành đai của khu vực đổ thải và ở những nơi công cộng gần đấy để cảnh báo công chúng
về sự nguy hiểm của việc đi vào khu vực này Nhà thầu phải sắp xếp các cuộc tuần tra
để đảm bảo việc mọi người tuân thủ với các yêu cầu an toàn
Quản lý khu vực di dời chất thải
Mặc dù có các yêu cầu khác liên quan đến việc xây dựng các khu vực di dời đất thải,
Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cho tất cả các khu vực, bao gồm cả các yêu cầu về môi
trường, trong thời gian bốn tháng sau khi đất thải nạo vét cuối cùng đã được đổ trong
cùng một khu vực
Khi hoàn thành giai đoạn bốn tháng quản lý khu vực di dời chất thải nạo vét, tất cả các
đường dẫn, vành đai đê và bề mặt của đê bao phải ở trình trạng ổn định, trừ trường hợp
đã được phê duyệt bởi đại diện của TVGS Tất cả các vật liệu rác, các mảnh vụn hoặc
Nhà thầu sử dụng trong suốt quá trình sử dụng khu vực đổ thải sẽ được loại bỏ khỏi khu
vực theo sự chấp thuận của TVSG
Trang 254 VỊ TRÍ NHỮNG KHU VỰC ĐÀO VÀ NẠO VÉT VÀ KHỐI LƢỢNG
Hình 3 Vị trí và khối lƣợng nạo vét và đào
Trang 26Khu vực
dự án
Khối lượng nạo vét ước tính
Khối lượng đào ước tính
Tổng vật liệu nạo vét + đào
Tổng khối lượng cát hoặc cát + đất sét nguyên liệu
Tổng khối lượng đất sét
Trực tiếp đưa tới nhà máy gạch
Tái sử dụng trong khu vực
dự án
Tổng khối lượng cho khu vực bãi thải
Bãi thải Bề mặt
của các bãi thải được đề xuất
Tổng công suất của các bãi thải
Sử dụng vật liệu đất thải Lưu
trữ tạm thời
Lưu trữ cuối cùng
184 340
100
24
1 150 000
100% lưu trữ tạm thời(sử dụng cho nhà máy sản xuất gạch) 821 700
Do Bùi
474
485 150
462
30
900 000
100% lưu trữ cuối cùngLấp 3 khu vực nông nghiệp thấp để cải thiện sản xuất nông nghiệp (xã yêu cầu)
2 050 000
100% lưu trữ tạm thời(được sử dụng cho các nhà máy gạch)+ Xã yêu cầu san lấp các khu vực nông nghiệp thấp
1 100 000
400 000
25% cho việc san lấp khu vực thấp và trồng cây Phi lao được xã yêu cầu
75% được tái sử dụng trong dự án(đắp vào đê + đập)
320 000
Trang 271 260 300
4 053 250
2 530 260
1 522 990
300 000
1 000 000
2 753 250
12
132
4 590 000
1 921
Bảng 3 Khối lượng / mỗi khu vực / cát pha sét / đích đến (bãi thải / nhà máy gạch / cải thiện đất nông
nghiệp )
Trang 285 ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU 5.1 Đặc điểm địa kỹ thuật
Sông Hồng từ lâu đã bị “khai thác” cát sỏi làm cốt liệu xây dựng và vật liệu san lấp Khai
thác cát và đất sét thông thường gồm nạo vét bằng tàu hút bơm vật liệu nạo vét lên khu vực
đường bờ gần đê chính Ở một số khu vực, đủ lượng cát bồi đã diễn ra theo thời gian hay thể
hiện các luồng sông cũ đã bị lấp một tự nhiên, qua đó cho phép việc khai thác vật liệu trên
bờ Tiếp đó, các chất bồi nạo vét được sẽ được dùng cho một số việc có ích: cốt liệu xây
dựng, lấp các chỗ trũng tự nhiên và tạo các khu vực đất nông nghiệp trên bờ sông và trong
lòng đê chắn lũ chính
Việc khai thác cát rộng rãi, cả trong lòng sông và dọc một số đường bờ sông chọn lọc phản
ánh các động lực bồi tích tự nhiên của sông Hồng, dẫn đến việc dịch chuyển luồng mạnh
mẽ, tạo ra các đụn và doi cát, kéo dài các bãi cạn song song với lòng sông, và lấp các luồng
cũ; tất cả đều thể hiện một cơ chế bồi với các quá trình bồi lấp đáng kể
Dọc suốt theo sông Ninh Cơ, đất chủ yếu được đặc trưng bởi lớp đất sét và đất sét pha cát
Độ dày của đất sét /cát đất sét có thể là từ 15 đến 100 m Đất bề mặt chủ yếu là đất trồng với
đất sét màu nâu và đôi khi được phủ bởi lớp đất với các thành phần đá nhỏ
Tại cửa sông Lạch Giang, đại dương có ảnh hưởng với lớn với bờ biển nhưng chỉ ở bề
mặt Ở đây cát thường nhiều hơn nhưng chỉ trên bề mặt Các lớp sâu hơn là các lớp cát cấp
Đò Bùi Bề mặt : trầm tích: Đất sét và bùn đáy sông - Đất: đất bồi / đất trồng (Đất
sét nâu) Bên dưới là các loại cát cấp phối kém D
N
C
Bề mặt là đất canh tác Bên dưới là đất sét + cát bùn
Lạch Giang Bề mặt là các loại cát cấp phối kém, nhão ở trên bề mặt
Lớp dưới là đất sét pha cátCảng Việt Trì Bề mặt: Đất bồi – cát, đất sét pha cát và gạch vỡ,
nhão Lớp dưới: cát cấp phối kém + sét pha cát
Trang 29Cảng Ninh Phúc Bề mặt: đất sét cát với cát và đất sét cát với gạch vỡ Lớp
dưới: sét pha cát
Trang 305.2 Tính chất lý hoá
Kết quả sau đây thu được từ việc quan trắc năm 2012 và từ nghiên cứu khả thi năm 2008
Trầm tích:
Trầm tích đóng vai trò quan trọng trong việc quan trắc ô nhiễm nước Kim loại nặng,
thuốc trừ sâu và các hợp chất hữu cơ với mật độ cao thường được trầm tích hấp thụ và sau
đó dần dần phân tán vào nước và cuối cùng là ảnh hưởng đến hệ thống nước Đối với một
số hóa chất, khó có thể quan sát chúng trong nước nhưng dễ dàng để phân tích trong mẫu
cát và bùn Hydrocarbon trong trầm tích được lưu trữ lâu hơn nhờ có điều kiện kỵ khí
Trầm tích mẫu với biểu tượng của SD (phối hợp đến các điểm lấy mẫu nước bề mặt,
1,5-2,0 m xa bờ) được thể hiện trong hình
Do Việt Nam không có tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng trầm tích, nên chúng tôi dùng
các tiêu chuẩn kỹ thuật của Hà Lan làm cơ sở để đánh giá
Kết quả cho thấy hàm lượng Cd tại Mom Ro và Km 134-137 là cao hơn từ 1,07 đến 2,48
lần so với các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép ở Hà Lan (Hinh 23) Trong FS, trong số các
kim loại nặng, catmi chỉ nhỉnh hơn một chút so với tiêu chuẩn của Hà Lan Điều này đúng
cho cả hai lần lấy mẫu năm 1998 và năm 2007 Bên cạnh đó, Cd và Hg ở một số địa điểm
tại cửa sông Lạch Giang cao hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép, cụ thể như sau: Ni là
7-SD38, 7-SD39, 7-SD40 và 7-SD41 từ 1,24 đến 1,50 lần, cao hơn so với các tiêu chuẩn kỹ
thuật cho phép (Hình 24 & 25), Hg trong 7-SD39 và 7-SD40 là 1,09 đến 1,46 lần cũng cao
hơn so với tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép
TOC dao động từ 941 đến 16685 mg / kg Kim loại khác như As, Cu, Cr, Pb, Zn thấp hơn
so với tiêu chuẩn kỹ thuật
Theo kết quả phân tích, thuốc trừ sâu Clo hữu cơ là thấp hơn nhiều so với các thông số kỹ
thuật của Hà Lan cho phép Nó tương tự như FS được lấy mẫu năm 2007
Mặc dù hydrocarbon không được tìm thấy trong Mom Ro, Km 134-137, DNC, nó được
tìm thấy ở Lạch Giang, Ninh Phúc và cảng Việt Trì (Hình 26) Bởi Việt Nam không có
tiêu chuẩn kỹ thuật về nội dung này trong mẫu trầm tích, chúng tôi không có cơ sở để
đánh giá kết quả Tuy nhiên, theo ý kiến của chúng tôi, kết quả này cũng là phù hợp với
tình hình thực tế bởi vì tàu thường vận chuyển trong khu vực này hơn những phương tiện
khác ở 3 khu vực này Vì vậy, dầu (một trong những nội dung của HCS) có thể bị rò rỉ với
mức độ không đáng kể
Một số thông số trong mẫu trầm tích khảo sát tại các khu vực khảo sát là cao hơn tiêu
chuẩn cho phép của Hà Lan ví dụ Cd (Mom Ro và Km 134-137) và Ni, Hg (cửa sông Lạch
Giang) Thăm dò một số địa điểm trong các khu vực nói trên, dự án cần xem xét các biện
pháp xử lý Cd xung quanh vị trí của 1-SD3, 2-SD1, 2-SD2 và Ni, Hg xung quanh các địa
điểm của 7-SD39 , 7 - SD40 và 7-SD41
Quá trình nạo vét sẽ làm xáo trộn trầm tích gần các khu vực nạo vét và sẽ gây ra sự gián
đoạn các lớp trầm tích có chứa các chất gây ô nhiễm , với các đặc điểm lý-hóa đặc trưng
(oxy thấp, quá trình axit hóa, ), có thể gây ảnh hưởng đến nước bề mặt và ảnh hưởng đến
quần thể sinh vật đáy (trai, sò, cua, ốc ) Vì vậy, điều kiện lý-hóa tự nhiên trong hệ thống
sông Hồng không phải là thuận lợi để giải phóng các chất ô nhiễm và lũ lụt trong mùa
mưa cũng gây ra sự gián đoạn tự nhiên của các lớp trầm tích tương tự Tuy nhiên, để giảm
thiểu các nguy cơ ô nhiễm càng ngày càng tăng trong các khu vực nạo vét, nhà thầu cần
phải có các biện pháp thi công thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng lan rộng đến các khu
vực khác Ngoài ra, khu vực xử lý với lớp lọc, bộ lọc và hệ thống thoát nước phải được
thiết kế để ngăn chặn các chất gây ô nhiễm được chứa bởi các lớp trầm tích khi bắt mưa sẽ
Trang 31ảnh hưởng đến nước bề mặt, nước ngầm và chất lượng đất.
Đất mặt:
Các mẫu đất bề mặt được lấy tại các khu vực khảo sát là đất nông nghiệp ngoại trừ hai
cảng có đất công nghiệp Vì vậy, chúng ta áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2008
làm cơ sở để đánh giá chất lượng đất Theo kết quả phân tích, pH trong khoảng từ 4,7 đến
6.6 (độ pH thấp nhất tại 7-S45 là 4,7, độ pH cao nhất là 6.6 trong cửa sông Lạch Giang)
Do đó, nếu dự án đổ đất thải lên bề mặt xung quanh của 7-S45, nên lưu ý rằng độ pH ở vị
trí này có tính axit
Các chỉ số kim loại nói chung là thấp hơn so với các đặc điểm kỹ thuật được cho phép tại
Việt Nam và Hà Lan Chỉ As và Ni là cao hơn so với các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép ở
một số khu vực, đặc biệt là chỉ số As ở Mom Ro, DNC và cảng Việt Trì là cao hơn từ 1,32
đến 2,38 lần các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép Tại vị trí 10-S65 của cảng Việt Trì, chỉ số
asen đạt giá trị cao nhất (28,592 mg / kg, cao 2,38 lần so với tiêu chuẩn kỹ thuật QCVN
03:2008 / BTNMT) Chỉ số của Ni tại Lạch Giang là 1,27 lần (7-S44) và 2,31 lần (7-S45)
cao hơn so với các tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép (Hình 27 & 28)
Việc nạo vét/đào đất bề mặt từ 0 - 50cm ở Mom Ro, DNC và cảng Việt Trì nên được lưu ý
vì từ những kết quả thu được tại thời điểm khảo sát, thì nồng độ asen trong một số địa
điểm ở các khu vực này vượt từ 1,32 đến 2,38 lần, nồng độ Ni tại cửa sông Lạch Giang
vượt quá từ 1,27 đến 2,31 lần tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam Do lớp đất bề mặt tại
Mom Ro và DNC là đất nông nghiệp do đó nó có thể được sử dụng như đất canh tác
Nickel tập trung tại vị trí 7-S44 cửa sông Lạch Giang cao hơn 1,27 lần so với tiêu chuẩn
cho phép của Việt Nam, có thể được sử dụng như là đất nông nghiệp Ngược lại, mẫu đất
bề mặt tại vị trí của 7-S45 bao gồm chủ yếu là cát với hàn lượng niken vượt quá 2,31 lần
tiêu chuẩn Việt Nam cho phép, đất này nên được sử dụng cho các mục đích san lấp mặt
bằng
Đất sâu:
Để cho phép tàu dưới 1000 DWT đi dễ dàng từ cửa sông Lạch Giang đến cảng Hà Nội và
ngược lại, tàu dưới 3000 DWT đi từ Ninh Cơ qua sông Đáy đến cảng Ninh Phúc và ngược
lại, dự án cần mở rộng bán kính đường cong ở sông Ro Mom; cần tiến hành sửa chữa bờ
đoạn Km134-137 sông Ninh Cơ, xây dựng luồng sông Đáy - Ninh Cơ, đào nạo vét cửa
sông Lạch Giang Với mục đích đề cập bên trên, dự án cần nạo vét một số lượng lớn đất
nông nghiệp với độ sâu trung bình 6m Việc đánh giá chất lượng mẫu đất sâu nên được
thực hiện để quản lý môi trường trong khu vực này
Bên cạnh các địa bàn nói trên, mục đích của dự án là cải thiện và nâng cao năng lực khai
thác tại cảng Việt Trì và cảng Ninh Phúc Vì vậy, đánh giá chất lượng mẫu đất chuyên sâu
tại các khu vực được dự định để xây dựng cầu cảng, kho bãi, tại hai cửa sông này là rất
cần thiết để lập kế hoạch xử lý đất thải
Dọc theo kênh trong hành lang 3:
Trang 32đến 1,85 lần so với QCVN 03:2008 / BTNMT, và hàm lƣợng Hg tại khu vực
Km134- 137 (NC13 và NC15) là cao hơn 1,77 đến 2,03 lần so với QCVN 03:2008
/ BTNMT
Tại hai cảng:
Tại cảng Ninh Phúc: hàm lƣợng Hg của hai trong số bốn địa điểm (NPC2 và
NPK6) cao hơn từ 1,05 đến 1,36 lần so với QCVN 03:2008 / BTNMT
Tại cảng Việt Trì: hàm lƣợng Hg của một trong ba địa điểm (VTC5) là cao hơn
1,16 lần so với QCVN03:2008 / BTNMT
Hàm lƣợng kim loại thấp hơn so với các tiêu chuẩn kỹ thuật chất cho phép
Thông qua phân tích kết quả của muối trong thời gian khảo sát cho thấy rằng đất
sâu trong các khu vực này dao động từ 0,05 đến 14,66 ‰, mức cao nhất trong khu
vực Km134-137 (từ 8,81 đến 14,66 ‰) Theo phân loại địa chất, đất nhiễm mặn là
có đất chứa hàm lƣợng muối hòa tan lớn hơn 3% tính theo trọng lƣợng đất khô Vì
vậy, đất sâu ở các khu vực này tại thời khảo sát là không mặn
Bề mặt đất có hàm lƣợng niken, asen vƣợt quá tiêu chuẩn của Việt Nam trong một số khu
vực dự án Tuy nhiên, trong đất sâu, ô nhiễm asen chỉ xuất hiện tại một số địa điểm: LG6
và LG67 (cửa sông Lạch Giang), NPC2 và NPK6 ( tại cảng Ninh Phúc) Bên cạnh đó,
nhƣ đối với các mẫu đất sâu trong cửa sông Lạch Giang và Km1340137, hàm lƣợng Hg
đƣợc phát hiện là cao hơn tiêu chuẩn cho phép (tại các địa điểm của LG1, LG10, LG67,
NC13 và NC15))
Trang 33Thực tế sử dụng đất Thẩm
quyền
Xử lý nguyên liệu đất S
ố l ư ợ n
g
Số
ha
Mom Ro 2 Truc Chinh Xã Trúc Chính
7 Nông nghiệp (trồng lúa) Mom Ro
Trồng chuối (1 ha)
Nhà máy gạch OK
25
Lưu trữ cát – đất sét Ao , Nông nghiệp
Xã OK
Đáy - 2
Yen Nhan Xã Yên Nhân
6 Nông nghiệp
Day - Dao 2
Trang 343 Ao nuôi trồng thủy sản Cảng Việt
Trang 354 VỊ TRÍ CÁC KHU VỰC ĐỔ THẢI
Tổng khối lượng của vật liệu được nạo vét và đào ước tính 4,5 triệu mét khối
(bảng 2) Khối lượng vật liệu được tái sử dụng trong dự án Lạch Giang được ước tính lên 1
triệu m3
● Tổng cộng 3,2 triệu m3 sẽ được di dời:
● 2.75 triệu m3 sẽ được lưu trữ tạm thời cho việc tái sử dụng sau này (đất sét cho nhà
máy gạch và cát cho các công ty xây dựng)
● Số lượng còn lại là 0,83 triệu m3 và sẽ được di dời đến khu lưu trữ cuối cùng
Trong dự án Hành lang 3, 12 khu vực đổ thải đã được xác định (bảng 4):
● 9 khu vực đổ thải đã được lựa chọn
● 2 khu đổ thải là nấp ao hiện có (Cảng Việt Trì và Ninh Phúc)
Tại Mom Ro 921 700m3 sẽ được đào và nạo vét Sẽ được tái sử dụng trực tiếp bởi nhà máy
gạch là 100.000 m3 Các vật liệu còn lại (821.700 m3) sẽ được lưu trữ tạm thời để sau này tái
sử dụng cho sản xuất gạch Ba khu vực đổ thải đã được lựa chọn:
● Bãi đổ thải xã Trực Chính là nơi lưu trữ tạm thời đất sét để tái sử dụng cho việc sản
xuất gạch Bao gồm 7 ha đất nông nghiệp và 0,6 triệu m3 vật liệu (đất sét + đất sét
cát)
● Nhà máy gạch Nam Ninh là khu vực lưu trữ tạm thời đất sét để được tái sử dụng cho
sản xuất gạch Bao gồm 0,6 triệu m3 để đổ trên 10ha đất đã khai thác đất sét và bây
giờ đã được chuyển đổi, một phần vào ao và nông nghiệp và một phần khác vào lưu
trữ đất sét
● Đối với vật liệu không thể tái sử dụng cho sản xuất gạch sẽ được chở đến khu vực bãi
thải xã Phương Đình (được mô tả tại chương Đò Bùi)
Các phương pháp nạo vét, xúc đào được trình bày trong các hình dưới đây
Trang 36Hình 4.Công trường Mom Ro giai đoạn 1 và 2
Hình 5 Công trường Mom Ro giai đoạn 3 và 4
- Đất sét ~ 20 000 m3 – di dời trên khu vực
Giai đoạn 4 « phần Thượng lưu »
-Thiết lập việc bảo vệ bờ ở dưới nước
~ 3500 m3 là đá hộc, sỏi
Khối lượng đất và tổ chức công tác làm đất
Tỉ suất và thời gian thi công
Giai đoạn 1 - « phần giữa » - Đào trên đất :
-Cát ~ 259 100 m3 – di dời bằng thuyền
- Đất sét ~ 86 400 m3 – di dời trên khu vực
Thiết lập sự bảo vệ bằng đá hộc:
- Tỷ suất trên đất ~ 200 m3/ngày (1 máy xúc + xe tải +
vải địa kỹ thuật)
tránh+ M2 & M3
& M8
Tỉ suất đào cho một máy xúc:
- 2000 m3/ngày trên đất (máy xúc thủy
~ 240 ngày trong mùa khô (20% công
việc dừng lại do bảo dưỡng máy móc) -
khoảng 18 tháng (bị gián đoạn bởi 6
Trang 37Hình 6 Công trình Mom Rô – giai đoạn 5 Hình 7 Thiết kế khu đổ thải – mặt bằng
Kênh vòng tránh
+ M2 & M3 &
M8
Quản lý vật liệu đào 1/2
Trang 38Hình 8.Khu vực đổ thải Mom Rô xã Trực Chính
Hình 9 Khu vực đổ thải nhà máy gạch Nam Ninh
Trang 39Hình 10.Khu vực đổ thải nhà máy gạch Nam Ninh Mom Ro
Trang 406.2 Đò Bùi– Km 134-137
Tại Do Bui 485.150 m3 sẽ được xúc đào và nạo vét Vật liệu này sẽ được chuyển vào 3
khu vực đổ thải xã Phương Đình để lấp 3 khu vực đất nông nghiệp thấp Xã và nông dân
yêu cầu đổ thêm đất để tăng sản lượng nông nghiệp
35 ha cho 900 000 m3 và sẽ được sử dụng 60% bởi dự án Đò Bùi Vật liệu không thể tái sử
dụng (cát đất sét) cho sản xuất gạch từ khu vực dự án Mom Ro cũng sẽ được xử lý trên
khu vực này
Hình 11 Tổng quan về khu vực đổ thải xã Phương Đình