Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân quận hà đông, thành phố hà nội ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGÔ QUỲNH THANH
TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 8.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS Trần Văn Luyện
HÀ NỘI, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Văn Luyện Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực Các kết quả nghiên cứu của Luận văn không trùng lặp với bất kỳ công trình nào khác Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Ngô Quỳnh Thanh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 7
1.1 Những vấn đề lí luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 7
1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về tội tàng trữ trái phép chất ma túy 11
Chương 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012 - 2017 19
2.1 Thực tiễn định tội danh tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2017 19
2.2 Thực tiễn quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2017 37
2.3 Những vi phạm, hạn chế và nguyên nhân của những vi phạm, hạn chế trong định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2017 53
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 57
3.1 Hoàn thiện pháp luật hình sự 57
3.2 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ thẩm phán và hội thẩm nhân dân 63
3.3 Các giải pháp khác 64
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 417/2007/TTLT-08/2015/TTLT
Thông tư liên tịch số 08/2015/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tỉ lệ % số vụ án, số bị cáo xét xử về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy so với tổng số vụ án, số bị cáo xét xử các tội về ma túy quy định tại Điều
194 BLHS 1999
Bảng 2.2 Hình phạt chính và hình phạt bổ sung được áp dụng đối với các
bị cáo phạm tội tàng trữ trái phép chất ma túy giai đoạn 2012 - 2017
Bảng 2.3 Nhân thân của các bị cáo bị Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội xét xử về tội tàng trữ trái phép chất ma túy, giai đoạn
2012 - 2017
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ma túy là vấn đề mang tính toàn cầu Cuộc chiến phòng, chống ma túy là cuộc chiến không chỉ của riêng quốc gia nào Các quốc gia, các tổ chức quốc tế
đã và đang không ngừng tăng cường hợp tác trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy thể hiện bằng việc kí kết các công ước quốc tế
về kiểm soát ma túy như Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971, Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988, đồng thời đầu
tư nhiều nguồn lực với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ ma túy khỏi đời sống xã hội
Ở Việt Nam, tình hình sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng
trái phép chất ma túy ngày càng diễn ra phức tạp Hoạt động của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, liều lĩnh, chống trả quyết liệt khi bị phát hiện, truy bắt; đặc biệt là có sự gắn kết chặt chẽ giữa tội phạm trong nước và tội phạm nước ngoài gây khó khăn cho công tác đấu tranh với tội phạm này
Thống kê đến tháng 12/2017 cả nước có 210.751 người nghiện ma túy, đây là số người nghiện có hồ sơ quản lí, tập trung nhiều ở những thành phố lớn dẫn đầu là thành phố Hồ Chí Minh là 21.712 người nghiện có hồ sơ quản lí, đứng thứ 2 là thủ đô Hà Nội có 12.803 người nghiện có hồ sơ quản lí Hà Đông
là một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội có số người nghiện ma túy không cao nhưng diễn biến phức tạp, khó quản lí vì có nhiều người nghiện là lao động tự
do, tạm trú trên địa bàn quận, tính đến ngày 15/01/2018 quận Hà Đông có 354 người nghiện có hồ sơ quản lí, con số này sẽ là cao hơn nữa nếu thống kê đủ số người nghiện chưa có hồ sơ quản lí, đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu sử dụng ma túy cao, đồng nghĩa với tội phạm về tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy phát triển Quận Hà Đông nằm giữa giao
Trang 7Trước tình hình đó, các cấp, các ngành của quận Hà Đông đã có nhiều giải pháp nhằm kìm chế, xóa bỏ ma túy trên địa bàn như tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma túy trong cộng đồng; tăng cường công tác cai nghiện, quản lí sau cai nghiện,… đặc biệt nâng cao vai trò, hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về ma túy Những năm qua, Tòa án nhân dân quận Hà Đông đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong hoạt động xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy bằng việc ra những bản án nghiêm minh, đúng người, đúng pháp luật đã góp phần giáo dục, trừng trị người phạm tội nói riêng; răn đe, phòng ngừa trong xã hội nói chung Tuy nhiên vẫn còn những vi phạm, hạn chế xuất phát từ trình độ, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân và xuất phát từ những bất cập trong quy định của pháp luật hình sự Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có nhiều quy định mới càng cần hướng dẫn để áp dụng thống nhất trong thực tiễn Chính vì
vậy Tôi chọn đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự
Việt Nam từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học
Trang 83
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau:
Về luận văn, luận án gồm có:
- Phan Thị Hồng Thắng, “Định tội danh đối với tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa
bàn tỉnh Đắk Lắk), năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
- Nguyễn Huy Hoàng, “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Lai Châu” năm 2015, Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa Luật, Học viện Khoa học Xã
hội Việt Nam,
- Nguyễn Kim Thanh, “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc
chiếm đoạt chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” năm 2016, Luận văn thạc sĩ Luật học, khoa Luật, Học
viện Khoa học Xã hội Việt Nam,
- Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh, “Phòng ngừa các tội tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Trang 94
Minh hiện nay”, năm 2015, Luận án tiến sĩ, khoa Tội phạm học và phòng ngừa
tội phạm, Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Những công trình nghiên cứu trên dưới góc độ của Luật hình sự hoặc dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm đưa ra những kiến nghị và giải pháp hữu ích để áp dụng vào thực tiễn Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tư cách là tội ghép theo quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 mà chưa có công trình nào nghiên cứu tội tàng trữ trái phép chất ma túy với tư cách là một tội danh độc lập, trong bối cảnh tội danh này có nhiều điểm mới theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 Do
vậy, đề tài “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” có
thể coi là một đề tài mới, lần đầu được nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích:
Từ việc nghiên cứu thực tiễn xét xử, cụ thể là định tội danh và quyết định hình phạt đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội tìm ra những hạn chế, bất cập của pháp luật hình sự cũng như áp dụng pháp luật về tội danh này, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy
sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy
Trang 105
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Các quy định của pháp luật hình sự liên quan tới tội tàng trữ trái phép chất
ma túy
Thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu tội tàng trữ trái phép chất
ma túy dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự, trong phạm vi hoạt động xét
xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội từ năm 2012 đến năm
2017 (tập trung nghiên cứu hoạt động định tội danh và quyết định hình phạt)
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy nói riêng
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp như:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu thực tiễn các bản án,…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về tội tàng trữ trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Do đó có ý nghĩa về mặt lí luận là có thể làm tài liệu nghiên cứu, học tập của học viên; ý kiến tham khảo cho hoạt động hoàn thiện pháp luật hình sự Mặt khác có ý nghĩa về thực tiễn là góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động áp dụng pháp luật hình sự nói chung và hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội nói riêng
Trang 116
7 Cơ cấu của luận văn
Luận văn gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Những vấn đề lí luận và pháp luật về tội tàng trữ trái phép chất
ma túy theo pháp luật hình sự Việt Nam,
Chương 2: Thực tiễn xét xử tội tàng trữ trái phép chất ma túy của Tòa án nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2017
Chương 3: Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự đối với tội tàng trữ trái phép chất ma túy từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội
Kết luận,
Danh mục tài liệu tham khảo,
Các bảng thống kê
Trang 127
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI TÀNG TRỮ TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Những vấn đề lí luận về tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.1.1 Khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy
1.1.1.1 Khái niệm chất ma túy
Trước khi tìm hiểu khái niệm tội tàng trữ trái phép chất ma túy, cần tìm hiểu khái niệm chất ma túy là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống ma túy năm 2000 thì chất ma túy được hiểu như sau:
Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành
Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng
Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện đối với người sử dụng
[19, tr.1]
Các chất ma túy và tiền chất ma túy được Chính phủ ban hành tại Nghị định 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 gồm có 235 chất ma túy được chia làm 3 danh mục và 41 tiền chất
Ngày 09/12/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất Đã bổ sung thêm 15 chất vào danh mục II và 02 chất vào danh mục IV
Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP
ngày 24/12/2007 hướng dẫn: “Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full