ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VŨ MINH TÂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
VŨ MINH TÂM
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO
TỈNH QUẢNG NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương
Hà Nội, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫncủa PGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương Mọi tham khảo dùng trong luận văn đềuđược trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tàinày là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Vũ Minh Tâm
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nướcdưới tác động biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam” đã được hoàn thành.Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhậnđược rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáoPGS.TS Huỳnh Thị Lan Hương đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quátrình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp, bạn bè ởTrung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn vàBiến đổi khí hậu đã hỗ trợ chuyên môn, thu thập tài liệu liên quan để luận vănđược hoàn thành
Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ Khoa các Khoa học liênngành - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điềukiện và hướng dẫn tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận văn
Trong khuôn khổ một luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nênkhông tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy tác giả rất mong nhận được những ýkiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các đồng nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Vũ Minh Tâm
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH x
MỞ ĐẦU xi
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1
1.1 Tổng quan về chỉ số căng thẳng tài nguyên nước 1
1.1.1 Khái niệm 1
1.1.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài 1
1.1.3 Tổng quan tài liệu trong nước 5
1.2 Một số thông tin tỉnh Quảng Nam 7
1.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam 7
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 10
1.2.3 Các thiên tai thường xảy ra tại Quảng Nam 14
1.2.4 Hiện trạng thiếu nước và khô hạn trong mùa cạn tại tỉnh Quảng Nam…… 17
1.2.5 Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu 21
1.2.5.1 Biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây 21
1.2.5.2 Lựa chọn kịch bản biến đổi khí hậu 27
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU 32
2.1 Lựa chọn chỉ số căng thẳng tài nguyên nước cho tỉnh Quảng Nam 32
2.1.1 Chỉ số để tính toán 33
2.1.1.1 Chỉ số về số lượng nước (Water Quantity - WQT) 34
2.1.1.2 Chỉ số về chất lượng nước (Water Quality - WQL) 36
Trang 62.1.1.3 Chỉ số về áp lực phát triển nguồn nước (Water Development Pressures
-DP)…… 36
2.1.2 Trình tự tính toán 37
2.2 Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1 Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu 40
2.2.2 Phương pháp mô hình 40
2.2.2.1 Mô hình Mike-NAM 40
2.2.2.2 Mô hình Cropwat 46
2.2.3 Phương pháp dự báo dân số 49
2.2.4 Kĩ thuật bản đồ và GIS 49
2.3 Nguồn số liệu 50
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CĂNG THẲNG TÀI NGUYÊN NƯỚC THEO KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 51
3.1 Kết quả tính toán đầu vào cho chỉ số căng thẳng tài nguyên nước 51
3.1.1 Kết quả tính tổng lượng nước sẵn có 51
3.1.2 Kết quả tính toán tổng số dân 54
3.1.3 Kết quả tính toán hệ số biến sai 58
3.1.4 Kết quả tính toán lượng nước thải 60
3.1.5 Kết quả tính toán tổng diện tích đất có rừng 62
3.1.6 Kết quả tính toán nhu cầu sử dụng nước 63
3.2 Tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nước của tỉnh Quảng Nam 70
3.2.1 Chỉ số về số lượng nước (Water Quantity - WQT) 70
3.2.2 Chỉ số về chất lượng nước 73
3.2.3 Chỉ số về áp lực phát triển nguồn nước (Water Development Pressure-DP)… 75
3.3 Tính toán chỉ số và đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước cho tỉnh Quảng Nam 79
Trang 73.4 Định hướng, một số giải pháp nhằm giảm nhẹ căng thẳng tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 93
Phụ lục 1 Kết quả tính nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong mùa cạn theo các thời kỳ cho tỉnh Quảng Nam 93
Phụ lục 2 Kết quả tính nhu cầu tưới cho nông nghiệp trong mùa cạn theo kịch bản BĐKH cho tỉnh Quảng Nam 94
Phụ lục 3 Diện tích các khu công nghiệp và cụm công nghiệp và nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp mùa cạn tại tỉnh Quảng Nam 95
Trang 8Động lực, Áp lực, Trạng thái, Tác động và Phản ứng (Drivers,Pressures, State, Impacts and Responses)
Chỉ số hiệu suất môi trường (Environmental Performance Index)
Tổ chức Nông Lâm của Liên Hợp Quốc
Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậuKhu công nghiệp
Khu kinh tếTài nguyên nướcChương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (United NationsEnvironment Programme)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc(United Nations Educational Scientific and CulturalOrganization)
Tổ chức Khí tượng Thế giới (World MeteorologicalOrganization)
Số lượng nước (Water Quantity)Chất lượng nước (Water Quality)Chỉ số căng thẳng tài nguyên nước (Water Stress Index)
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng chỉ số thành phần đánh giá mức độ căng thẳng TNN ở Jakarta 4
Bảng 1.2 Giá trị sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp (theo giá so sánh năm 2010)… 10
Bảng 1.3 Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 (theo giá so sánh năm 2010) 11
Bảng 1.4 Danh sách các hiểm họa thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 14
Bảng 1.5 Thiệt hại do bão, lũ gây ra từ 1997 đến năm 2009 16
Bảng 1.6 Thời gian không mưa liên tục dài nhất ở các địa phương 18
Bảng 1.7 Chỉ số khô hạn trung bình ở Tam Kỳ và Trà My 18
Bảng 1.8 Dòng chảy mùa cạn trên sông tỉnh Quảng Nam 18
Bảng 1.9 Thiệt hại do hạn hán ở Quảng Nam từ năm 1999-2014 20
Bảng 1.10 Mức độ tăng độ dài mùa hạn do biến đổi khí hậu 21
Bảng 1.11 Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (So C) và biến suất (Sr%) nhiêṭ đô ̣trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 22
Bảng 1.12 Nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ tháng I, VII, năm 23
Bảng 1.13 Xu thế biến đổi đặc trưng nhiệt độ tại một số trạm điển hình tại tỉnh Quảng Nam 24
Bảng 1.14 Xu thế biến đổi đặc trưng nhiệt độ mùa tại một số trạm điển hình tại tỉnh Quảng Nam 24
Bảng 1.15 Chênh lệch nhiệt độ (o C) giữa thời kỳ (2000-2014) và thời kỳ (1980-1999)… 24
Bảng 1.16 Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S mm) và biến suất (Sr%) lượng mưa tại Quảng Nam 25
Bảng 1.17 Lượng mưa trung bình các nửa thập kỷ mùa khô, mùa mưa, mưa năm…… 25
Bảng 1.18 Xu thế biến đổi đặc trưng lượng mưa tại một số trạm điển hình tại tỉnh Quảng Nam 26
Trang 10Bảng 1.19 Chênh lệch lượng mưa trung bình (mm) giữa thời kỳ gần đây (2000
- 2014) và thời kỳ trước (1977 – 1999) 26Bảng 1.20 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm, mùa (o C) trong các thập kỷ so vớithời kỳ 1980-1999 theo các kịch bản phát thải 29Bảng 1.21 Mức thay đổi lượng mưa năm, mùa (%) trong các thập kỷ so vớithời kỳ 1980 -1999 theo các kịch bản phát thải 30Bảng 1.22 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999 31
Bảng 3.1 Kết quả tính toán tổng lượng nước mùa kiệt sẵn có theo thời kỳ nền và
các thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 52Bảng 3.2 Tỉ lệ gia tăng dân số bình quân cho các huyện thuộc tỉnh Quảng
Nam…… 54Bảng 3.3 Kết quả tính toán tổng dân số đến năm 2099 của các huyện thuộc tỉnhQuảng Nam 57Bảng 3.4 Hệ số biến sai dòng chảy mùa cạn tính theo thời kỳ nền và các thời kỳcủa các kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 59Bảng 3.5 Kết quả tính toán lượng nước thải theo thời kỳ nền và các thời kỳ củacác kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 61Bảng 3.6 Kết quả tính toán diện tích đất có rừng năm 2010 và quy hoạch đếnnăm 2020 của tỉnh Quảng Nam 62Bảng 3.7 Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt dân sinh (l/người/ngày.đêm) .64Bảng 3.8 Thời kỳ sinh trưởng và hệ số cây trồng Kc đối với lúa 65Bảng 3.9 Kết quả tính toán tổng nhu cầu sử dụng nước (nông nghiệp, côngnghiệp và sinh hoạt) theo thời kỳ nền và các thời kỳ của các kịch bản biến đổikhí hậu cho tỉnh Quảng Nam 69Bảng 3.10 Kết quả tính toán chỉ số biến động nguồn nước theo thời kỳ nền vàcác thời kỳ của các kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 71Bảng 3.11 Kết quả tính toán chỉ số suy giảm sinh thái (WQTe) theo kịch bảnnền và kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Nam 72Bảng 3.12 Kết quả tính toán chỉ số ô nhiễm nguồn nước (WQL) theo kịch bảnnền và kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Nam 74
Trang 11Bảng 3.13 Kết quả tính toán chỉ số khan hiếm nước (DPs) theo kịch bản nền vàkịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 77Bảng 3.14 Kết quả tính toán chỉ số sức ép khai thác, sử dụng nguồn nước (DPu)theo kịch bản nền và kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 78Bảng 3.15 Kết quả tính trọng số cho các chỉ số thành phần 79Bảng 3.16 Kết quả tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nước theo kịch bảnnền và kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng Nam 80Bảng 3.17 Kết quả tính toán các ngưỡng đánh giá mức độ căng thẳng TNN 81Bảng 3.18 Tổng hợp kết quả tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nước WSItrong mùa cạn theo kịch bản nền và kịch bản biến đổi khí hậu cho tỉnh QuảngNam… 81
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ kết quả hệ số căng thẳng tài nguyên nước trên thế giới, 2011 3
Hình 1.2 Chỉ số căng thẳng và vùng căng thẳng tài nguyên nước thành phố
Jakarta, Indonesia 5
Hình 1.3 Vị trí địa lý tỉnh Quảng Nam 7
Hình 1.4 Xu thế biến đổi các đặc trưng nhiệt độ trạm Tam Kỳ 24
Hình 1.5 Xu thế biến đổi các đặc trưng nhiệt độ trạm Trà My 25
Hình 1.6 Xu thế biến đổi các đặc trưng mưa trạm Tam Kỳ và Trà My 26
Hình 2.1 Xác định ngưỡng mức độ căng thẳng tài nguyên nước 39
Hình 2.2 Sơ đồ đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyên nước cho tỉnh Quảng Nam… 40
Hình 2.3 Cấu trúc của mô hình MIKE - NAM 42
Hình 2.4 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định tại trạm Nông Sơn 45
Hình 2.5 Kết quả hiệu chỉnh và kiểm định tại trạm Thành Mỹ 45
Hình 3.1 Các huyện và lưu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 53
Hình 3.2 Biến đổi dòng chảy mùa cạn theo các kịch bản biến đổi khí hậu 53
Hình 3.3 Xu thế biến đổi của nhu cầu tưới của các huyện 67
Hình 3.4 Bản đồ căng thẳng tài nguyên nước theo kịch bản nền 83
Hình 3.5 Bản đồ căng thẳng tài nguyên nước theo kịch bản B1 84
Hình 3.6 Bản đồ căng thẳng tài nguyên nước theo kịch bản B2 85
Hình 3.7 Bản đồ căng thẳng tài nguyên nước theo kịch bản A2 86
Trang 13có Mưa với cường độ lớn trong thời gian ngắn kết hợp với gia tăng lượng bốchơi và gia tăng sử dụng nước sẽ dẫn đến sự suy giảm nước ngầm (Konikow vàKendy, 2005) Các đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nướctại 7 lưu vực: sông Hồng, Thái Bình, Cả, Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và Cửu Longcho thấy, mặc dù tổng lượng mưa năm cũng như tổng lượng dòng chảy năm cóthể sẽ tăng nhưng chủ yếu sẽ tăng trong mùa mưa lũ, còn trong mùa kiệt thìlượng dòng chảy sẽ giảm đáng kể Vì thế, nguy cơ khan hiếm, thiếu nước, căngthẳng về nước trong tương lai đã biểu hiện rõ ràng trên nhiều vùng, lưu vựcsông Chính vì vậy, tình trạng khan hiếm, mâu thuẫn và tranh chấp nguồn nước
đã và đang xảy ra ở một số nơi, tại một số thời điểm (đặc biệt là trong mùa khô)
và đôi khi đã tới mức căng thẳng Theo UNESCO, nếu lượng nước bình quânnhiều năm được khai thác ở mức 20% sẽ bắt đầu xảy ra căng thẳng trung bình,
và căng thẳng cao nếu trên 40% Các sông Mã, Hương và cụm sông Đông Nam
Bộ đang nằm trong mức căng thẳng trung bình (trong khoảng 20% đến 40%), vàsông Đồng Nai đang ở mức giới hạn này
Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng tài nguyên nước khá phong phú so vớicác tỉnh khác trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, tuy nhiên Quảng Nam cũngđang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt và căng thẳng về TNN, nhất là đối vớinhững khu vực đô thị quan trọng trong bối cảnh gia tăng dân số, kinh tế tăng
trưởng và chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH Vì thế, việc “Đánh giá mức độ
căng thẳng tài nguyên nước dưới tác động biến đổi khí hậu cho tỉnh Quảng
Trang 14Nam” là rất cần thiết, làm cơ sở việc triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó,
giảm thiểu mức độ căng thẳng tài nguyên nước gây nên bởi BĐKH dựa theo yếu
tố tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội (một trong những nguyên nhân quan trọngnhất của vấn đề thiếu hụt nước và thay đổi tình hình căng thẳng tài nguyênnước)
Trong khuôn khổ của luận văn, để đánh giá mức độ căng thẳng tài nguyênnước dưới tác động của BĐKH, tác giả chỉ áp dụng chỉ số để tính toán và đánh giámức độ căng thẳng tài nguyên nước mặt trong mùa cạn (từ tháng 1 đến tháng
8) tại tỉnh Quảng Nam vì đây là khoảng thời gian có nguồn nước sẵn có nhỏ hơnrất nhiều so với nguồn nước sẵn có của cả năm, trong khi đó, nhu cầu dùngnước trong mùa cạn là lớn nhất trong năm (số tháng mùa cạn thường kéo dài từ2/3 đến 3/4 số tháng trong năm) Do đó, vấn đề căng thẳng TNN chủ yếu xảy ratrong khoảng thời gian này
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tính toán chỉ số căng thẳng tài nguyên nước theo kịch bản biến đổi khíhậu cho tỉnh Quảng Nam;
- Xây dựng được các bản đồ căng thẳng tài nguyên nước cho tỉnh QuảngNam trên cơ sở kết quả đã tính toán được
3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: tỉnh Quảng Nam
- Phạm vi thời gian: thực trạng năm 2010 và dự tính theo các kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản năm 2012
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ xét đến tài nguyên nước mặt trong mùa cạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
4 Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu: Biến đổi khí hậu tác động đến tình hình căng thẳngtài nguyên nước tỉnh Quảng Nam như thế nào?
- Giả thuyết nghiên cứu: Biến đổi khí hậu tác động đến tài nguyên nước mặt của Quảng Nam và nhu cầu nước tưới
Trang 15CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về chỉ số căng thẳng tài nguyên nước
1.1.1 Khái niệm
Trên thế giới hiện có khá nhiều định nghĩa và khái niệm về căng thẳngTNN nước Theo UNEP (2009), căng thẳng TNN là một khái niệm mô tả tìnhtrạng đáp ứng nhu cầu nước cho sự phát triển kinh tế xã hội Ngoài ra, căngthẳng TNN còn đề cập đến khả năng trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nướccủa con người và hệ sinh thái
Còn theo định nghĩa của UNESCO (2009), căng thẳng TNN xảy ra khi có
sự mất cân bằng giữa nhu cầu sử dụng nước và nguồn nước sẵn có để đáp ứngnhu cầu đó
Tóm lại, sự căng thẳng TNN gồm có hai nội dung cơ bản, bao gồm sựthiếu hụt nước về thời gian và trong không gian, cũng như sự mất cân bằng.Căng thẳng TNN xảy ra khi nhu cầu về nước vượt quá khả năng sẵn có củanguồn nước trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc do nguồn nước có chấtlượng kém Điều này có nghĩa là, căng thẳng TNN là do sự suy giảm về nguồnnước ngọt, về số lượng (tầng chứa nước khai thác, mùa cạn ) và về chất lượng(ô nhiễm chất hữu cơ, xâm nhập mặn), khiến cho TNN không được đảm bảobền vững cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và sinh thái
1.1.2 Tổng quan tài liệu nước ngoài
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH), để đánh giá mức độ căng thẳngtài nguyên nước, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có rất nhiều công trìnhnghiên cứu xác định tình trạng căng thẳng TNN Một số nghiên cứu đã sử dụngphương pháp mô hình nhằm xác định quy mô vật lý Năm 2000, một nghiên cứutổng quan về “Tài nguyên nước toàn cầu: Tính dễ bị tổn thương từ Biến đổi khíhậu và sự gia tăng dân số” đã sử dụng một số mô hình, chỉ số cũng như cácthông tin dự báo về kinh tế - xã hội - môi trường để dự báo mức độ dễ bị tổnthương của TNN trong bối cảnh BĐKH và gia tăng dân số Trong đó, các chỉ sốđược lựa chọn tính toán chủ yếu được xây dựng dựa trên tổng lượng dòng chảymặt, kết hợp với các thông tin về nhu cầu tiêu thụ nước sinh hoạt và trong cáclĩnh vực của các quốc gia Đây có thể được coi là một trong những nghiên cứunền tảng về tính dễ bị tổn thương và mức độ căng thẳng của TNN, trong đónghiên cứu có khẳng định đến năm 2025, phần lớn dân số trên thế giới sẽ chịu
Trang 16ảnh hưởng của căng thẳng tài nguyên nước Từ nghiên cứu ở trên có thể thấyrằng các yếu tố khí hậu (đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ) có mối quan hệ chặtchẽ đến tình trạng căng thẳng TNN và việc đánh giá mức độ căng thẳng TNNtrong bối cảnh BĐKH là cần thiết.
Bên cạnh đó, Ethan Timothy Smith ở Trường Đại học Tổng hợp về TNNbang Virginia [17], đã phát triển bộ chỉ số phát triển TNN quốc gia và vùngtrong nghiên cứu về “Các chỉ số và tiêu chí đánh giá Tài nguyên Nước”, năm
2004 Bộ chỉ số được xây dựng dựa trên việc tổng hợp tác động của các yếu tốđến TNN bao gồm: môi trường (hệ sinh thái, tài nguyên rừng, tài nguyênkhoáng sản, khí hậu ), tình hình phát triển kinh tế xã hội và con người Các chỉ
số đại diện cho mỗi tác động được xét đến gồm: chỉ số lượng nước sẵn có, chỉ
số chất lượng nước, chỉ số sử dụng và khai thác TNN Từ các chỉ số này, tác giả
đã xây dựng bản đồ tổng hợp phát triển TNN cho khu vực Tây Nam nước Mỹ
Năm 2005, một nghiên cứu của Frank R Rijsberma [19] về “Khan hiếmnước: Sự thật hay tưởng tượng” đã phân tích rõ ràng sự cạn kiệt nước do hainguyên nhân: yếu tố tự nhiên (tức là thiếu nguồn cung) hay TNN có đầy đủnhưng bị khan hiếm do quá trình sử dụng (tức là vấn đề về nhu cầu sử dụngTNN) Nghiên cứu dựa trên chỉ số Falkenmark, nhưng cũng nhấn mạnh chỉ sốnày chỉ có thể đo lường được một cách khái quát, nhưng không giải thích đượcnguyên nhân của sự cạn kiệt tài nguyên nước nằm ở yếu tố cung hay do nhu cầu
sử dụng Nghiên cứu đánh giá ưu nhược điểm của một số chỉ số hiện có tại thờiđiểm đó, như chỉ số Falkenmark, chỉ số về tính dễ bị tổn thương của TNN, chỉ
số khan hiếm nước do yếu tố tự nhiên và tăng trưởng kinh tế… Nhưng khác vớiviệc xây dựng chỉ số để tính toán, nghiên cứu đã xác định mức độ cung cấp vànhu cầu sử dụng nước ở các khu vực khác nhau trên thế giới (phân theo vị trí địalý), để từ đó đưa ra các nhận xét khái quát về tình hình khan hiếm nước trên thếgiới và nhu cầu về một sự quản lý TNN bền vững hơn
Wu Peilin, Han Xue, Zhou Jinghua [26], Đại học Sơn Đông ở Vũ Hán,Trung Quốc, đã phân vùng căng thẳng TNN cho toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc,.Nghiên cứu đã xây dựng bản đồ phân vùng căng thẳng TNN dựa trên các chỉ sốbao gồm: chỉ số căng thẳng do gia tăng dân số, chỉ số sinh thái môi trường, chỉ
số phát triển kinh tế và các chỉ số tổng hợp từ ba loại trên Từ kết quả tính toánbốn chỉ số căng thẳng TNN nói trên, các tác giả đã tiến hành xây dựng bản đồphân vùng căng thẳng TNN cho toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc Bản đồ kết quả
Trang 17được phân thành bốn loại, tương ứng với bốn chỉ số tính toán Cụ thể là kết quả
về căng thẳng TNN do gia tăng dân số, kết quả về căng thẳng TNN do yếu tốsinh thái, kết quả về căng thẳng TNN do yếu tố tăng trưởng kinh tế và kết quảtổng hợp Theo nhóm tác giả, kết quả của nghiên cứu có thể được lấy làm nềntảng so sánh và nghiên cứu nhằm phục vụ quá trình ra quyết định nhằm hướngtới việc quản lý TNN bền vững Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tổng quát hết đượccác yếu tố tác động đến sức ép lên TNN, một số yếu tố kinh tế, xã hội như mức
độ thông số về quản lý, thông số về số hộ dân được sử dụng nước sạch chưađược đề cập đến
Năm 2010, nhóm nghiên cứu Tổ chức chỉ số thông báo về môi trường(Environmental Performance Index, EPI) [21] đã tính toán chỉ số căng thẳngTNN như là phần trăm diện tích lãnh thổ của một quốc gia bị ảnh hưởng bởi sựquá mức của TNN EPI đã sử dụng số liệu của nhóm phân tích hệ thống TNNcủa đại học New Hampshire Theo đó nhu cầu nước của mỗi quốc gia là tổngcác nhu cầu sử dụng nước của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạtsau đó chia cho lượng nước cấp để ra được chỉ số sử dụng nước tương đối.Tình trạng quá mức của TNN được định nghĩa là khi lượng nước sử dụng lớnhơn 40% lượng nước được cấp (WMO, 1997) Hình 1.1 thể hiện chỉ số căngthẳng TNN tương đối của tất cả các quốc gia trên thế giới dựa vào nghiên cứucủa chương trình đánh giá nguồn nước thế giới năm 2006 thuộc báo cáo củachương trình phát triển nguồn nước thế giới của Liên Hợp Quốc
Căng thẳng rất cao Căng thẳng cao Căng thẳng tb Căng thẳng thấp Không căng thẳng
Hình 1.1 Bản đồ kết quả hệ số căng thẳng tài nguyên nước trên thế giới, 2011
Nguồn: [22]
Trang 18Firdaus Ali [18], Cơ quan cấp nước Jakarta, Indonesia, năm 2012 đãnghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số căng thẳng TNN để ứng dụng đánh giá thửnghiệm cho sự căng thẳng TNN thủ đô Jakarta với diện tích là 662 km2 và dân
số xấp xỉ 12,5 triệu người Tác giả đã xây dựng bộ chỉ số căng thẳng TNN dựatrên ba thành phần chính là (1) TNN bao gồm hiện trạng TNN, hệ thống cungcấp nước và sự tiếp cận liên tục nguồn nước, (2) hệ sinh thái – thành phần nàytập trung vào chất lượng nước, cả nước mặt và nước ngầm và (3) tiêu thụ nướcbao gồm nhu cầu dùng nước và khả năng chi trả cho nhu cầu nước của ngườidân
Bảng 1.1 Bảng chỉ số thành phần đánh giá mức độ căng thẳng TNN ở Jakarta
Sự sẵn có của TNN
1 TNN Chỉ số về khả năng cung cấp nước sạch
Tính liên tục của TNN Chất lượng nước ngầm
2 Hệ sinh thái Chất lượng nước mặt cung cấp qua đường ống
dẫn nước của nhà nước Nhu cầu TNN
Chỉ số tỷ lệ người dân phải sử dụng nước đóng
3 Tiêu dùng chai thay cho nước mặt cung cấp hằng ngày
TNN Chỉ số về khả năng đáp ứng các chi phí phát sinh
về cung cấp TNN cho nhu cầu sử dụng của cộng đồng
Nguồn: [18]
Dựa trên các chỉ số căng thẳng TNN, tác giả đã xây dựng được bản đồ phânvùng căng thẳng nguồn nước cho toàn bộ khu vực Jakarta Theo đó xã Kamal Muarthuộc quận (huyện) Penjaringan được xếp vào loại cực kỳ căng thẳng về nước vớichỉ số WSI là 0,56 Sự căng thẳng về TNN ở khu vực này được thể hiện rất rõ quaviệc người dân trong khu vực phải dựa vào nguồn nước đóng chai được vậnchuyển từ nơi khác về với giá rất đắt để sử dụng cho sinh hoạt Trong khi đó khuvực K Gading Barat và K Gading Timur thuộc Kelapa Gading được xếp vào khuvực không chịu sức ép về nguồn nước với chỉ số WSI
< 0,2 Đây là hai xã nằm trong khu vực có nguồn nước mặt dồi dào và có hệthống cấp nước tới từng hộ Các vùng khác hầu hết đều nằm trong tình trạng có
4
Trang 19mức độ căng thẳng thấp và căng thẳng trung bình về TNN với chỉ số WSI daođộng trong khoảng 0,2 – 0,4 Nghiên cứu đã thành công trong việc đánh giá chỉ
số căng thẳng và khu vực căng thẳng TNN trong thành phố Jakarta, với hệ thốngcác chỉ số được lựa chọn đơn giản và dễ dàng tính toán Tuy nhiên các hệ số này
sử dụng phương pháp chuyên gia để đánh giá trọng số, chưa tính đến các yếu tốtăng trưởng và phát triển kinh tế ảnh hưởng đến mức độ căng thẳng của TNN,nên vì thế kết quả nghiên cứu còn có một số nhược điểm nhất định
Hình 1.2 Chỉ số căng thẳng và vùng căng thẳng tài nguyên nước thành phố Jakarta, Indonesia
Như vậy, quá trình tổng quan tài liệu cho thấy việc nghiên cứu đánh giá
áp lực lên tài nguyên nước, trong bối cảnh BĐKH, đã được sự quan tâm của cácnhà nghiên cứu khoa học Đã có nghiên cứu với quy mô toàn cầu hoặc cho mộtđịa phương hoặc tính toán chỉ số căng thẳng TNN với nhiều cách tiếp cận vàxây dựng tính toán chỉ số khác nhau
1.1.3 Tổng quan tài liệu trong nước
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về xây dựng các bộ chỉ số đánh giáTNN, tuy nhiên vẫn còn ít nghiên cứu về các chỉ số căng thẳng TNN Hầu hếtcác nghiên cứu hiện có đều tập trung về mô tả đặc điểm TNN ViêṭNam hay chất
lương ̣ nước trên các lưu vưc ̣ sông màit́ đềcâp ̣ tới tinh̀ trạng khan hiếm hay cácsuy thoái vềnước
Trong đánh giá chất lượng nước, việc sử dụng các chỉ số chất lượng nước(WQI) là hướng đang được nhiều quốc gia và chuyên gia phân tích, đánh giá chấtlượng nước sử dụng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã nghiên cứu đề xuấtmột số phương pháp xác định WQI ứng dụng cho sông Sài Gòn Để phục vụ côngtác quản lý và kiểm soát chất lượng nước sông Hậu, trường Đại học Tài
Trang 20nguyên Môi trường cũng nghiên cứu xây dựng chỉ số chất lượng nước (WQI)dựa vào phương pháp Delphi.
Trong khuôn khổ Dự án hỗ trợ kỹ thuật đánh giá ngành nước Việt Nam
do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ, với mục tiêu tăng cường quản lý TNN,giảm đói nghèo và phát triển quốc gia, dự án đã đánh giá các hoạt động và hiệntrạng ngành nước, đưa ra các chính sách, pháp luật và khung thể chế trong quản
lý TNN hướng tới quản lý tổng hợp TNN và quan hệ giữa quản lý TNN với cácmục tiêu chính sách quốc gia Từ việc tổng hợp các dữ liệu quan trắc lưu vựcsông, các dữ liệu về khai thác sử dụng nước, mối quan hệ giữa xã hội, cộngđồng dân cư với lưu vực sông , dự án đã xây dựng bộ chỉ số (58 chỉ số) vàxem như một công cụ tiếp cận và quản lý ngành nước Bộ chỉ số được xâydựng bao gồm: Chỉ số TNN nước mặt: Nhóm chỉ số về phân bổ TNN theo lãnhthổ; Nhóm chỉ số về TNN mùa khô; Nhóm chỉ số về TNN; Nhóm chỉ số về sửdụng nước; Nhóm chỉ số về khả năng lưu trữ nguồn nước; Chỉ số TNN ngầm:Nhóm chỉ số khai thác TNN ngầm; Chỉ số phát triển kinh tế - xã hội Bộ chỉ sốnày, có thể được xem là một bộ chỉ số tổng hợp phục vụ quản lý TNN Tuynhiên, có thể thấy rằng, bộ chỉ số này mới chỉ thiên về đánh giá TNN một cáchtổng thể Để đánh giá mức độ căng thẳng TNN, thì các chỉ số trong khuôn khổ
dự án này chưa thể hiện rõ được mức độ khan hiếm và tình trạng căng thẳngTNN Các chỉ số chưa có tiêu chí để đánh giá, so sánh mức độ căng thẳng TNN
ở các khu vực địa lý
Năm 2014, Phùng Thị Thu Trang và các cộng sự đã thực hiện đề tài cấp
Bộ “Nghiên cứu ứng dụng bộ chỉ số xác định mức độ căng thẳng tài nguyênnước ở Việt Nam và vận dụng trong điều kiện cụ thể của vùng Nam Trung Bộ”
và đã đưa ra được 04 chỉ số chính để đánh giá căng thẳng tài nguyên nước choViệt Nam, gồm có: chỉ số về số lượng nước, chỉ số về chất lượng nước, chỉ số
về áp lực phát triển nguồn nước, chỉ số về khả năng đáp ứng Kết quả tính toánphạm vi chỉ số căng thẳng TNN năm 2010 và 2020 của các tỉnh thuộc vùng NamTrung Bộ cho thấy mức độ căng thẳng tài nguyên nước đều gia tăng ở hầu khắpkhu vực Nam Trung Bộ Với mốc thời gian năm 2020, một số chỉ số thành phần
có xét đến tác động của BĐKH sử dụng kịch bản phát thải trung bình (B2), chothấy đa số các chỉ số đều có giá trị của năm 2020 tăng so với giá trị của năm
2010 Số huyện được đánh giá có mức độ căng thẳng TNN ở mức cao và rất caođều tăng lên đặc biệt là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
Trang 211.2 Một số thông tin tỉnh Quảng Nam
1.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, bao gồm 2 thànhphố, 1 thị xã và 16 huyện Trung tâm hành chính đặt tại thành phố Tam Kỳ.Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Nam cách thủ đô Hà Nội 860km vàcách thành phố Hồ Chí Minh 865km Dân số hiện trung bình năm 2014 củaQuảng Nam hiện nay là 1.480.790 người, mật độ dân số là 140 người/km2
Quảng Nam nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có hệ thốnggiao thông thuận lợi như sân bay, cảng biển, đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A,14D, 14B, 14E nối đồng bằng ven biển qua các huyện trung du miền núi củatỉnh đến biên giới Việt - Lào và các tỉnh Tây Nguyên giúp lưu thông hàng hóa,
Trang 22phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.Với hệ thống hạ tầng nêu trên đã tạo thuận lợi cho tỉnh Quảng Nam phát triểncác khu công nghiệp Hiện nay, tỉnh có 13 khu công nghiệp, kinh tế mở.
Với đường bờ biển dài 125 km, ven biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng,như: Hà My, Cửa Đại, Bình Minh, Tam Thanh, Bãi Rạng…, khu dự trữ sinhquyển của thế giới Cù Lao Chàm và 02 di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và Hội
An, Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng du lịch Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch, tổng lượt khách tham quan, lưu trú trên địa bàn tỉnh năm 2015 đạt gần 3,9triệu lượt, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó, khách quốc tế tăng6,67%; khách nội địa đạt khoảng tăng 2,56%
Như vậy, Quảng Nam có nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh, cũng như trở thành một trong những địa phương đóng vai tròđầu tầu trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung – TâyNguyên
b Đặc điểm địa hình
Là một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, địa hình tỉnh Quảng Namthấp dần từ Tây sang Đông và chia làm 3 vùng: vùng núi phía Tây, trung du ởgiữa và đồng bằng ven biển phía Đông
Địa hình vùng núi có độ cao trung bình từ 700 - 800m, hướng thấp dần từTây sang Đông với diện tích chiếm 72% đất tự nhiên Vùng núi bao gồm 06huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà
My Ở đây có nhiều ngọn núi cao trên 2000m như Lum Heo, Tion, Gole – Lang
và cao nhất là đỉnh Ngọc Linh với độ cao 2598m - đây cũng là đỉnh núi cao nhấtcủa dãy Trường Sơn
Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía Tây và vùng đồng bằng ven biển,vùng trung du có độ cao trung bình từ 100 - 200m, độ dốc trung bình từ 15 –
200 Vùng trung du bao gồm các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn và phần phía Tây huyện Quế Sơn
Địa hình vùng ven biển tương đối bằng phẳng, ít biến đổi, có độ cao dưới30m gồm những dải đồng bằng nhỏ hẹp phía Đông và vùng cồn cát, bãi cát venbiển
Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá phát triển với mật
Trang 23độ lưới sông trong tỉnh đạt tới trên 1km/km2 tập trung trong 2 hệ thống sôngchính là Vu Gia – Thu Bồn (10.350 km2), sông Tam Kỳ (1.040 km2) và hai hệthống sông này được nối với nhau bởi sông Trường Giang.
c Đặc điểm khí hậu
Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa
và mùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Do được thừahưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới đã dẫn đến một nền nhiệt độ cao trongtoàn vùng và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam và từ miền núi xuống đồngbằng Nhiệt độ bình quân hàng năm vùng núi: 25,3oC, vùng đồng bằng ven biển:25,7oC Nhiệt độ trung bình năm 25,6oC Bên cạnh đó, mùa đông nhiệt độ vùngđồng bằng có thể xuống dưới 12oC và nhiệt độ vùng núi thậm chí còn thấp hơn
Độ ẩm trung bình trong không khí đạt 84%
Mưa ở Quảng Nam phân bố không đều theo không gian, mưa ở miền núinhiều hơn đồng bằng và có xu thế từ phía Tây sang phía Đông tỉnh, dao động từ3.000 - 4.000mm ở vùng núi như Trà My, Tiên Phước, từ 2.500 - 3.000mm ởvùng gò đồi thấp Khâm Đức, Nông Sơn, Quế Sơn, và từ 2.000 - 2.500mm ởđồng bằng ven biển Ái Nghĩa, Giao Thuỷ, Hội An, Tam Kỳ Mặt khác, mưa ởQuảng Nam có tính phân mùa rõ rệt Tính trung bình toàn tỉnh, hàng năm lượngmưa đạt tới 2978mm tương ứng với 30,2 tỷ m3 nước mưa với 65-80% lượngmưa tập trung vào tháng mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), trong đó 40-50%lượng mưa tập trung vào tháng 10 và tháng 11 Mùa khô kéo dài từ từ tháng 1đến tháng 8 với lượng mưa chiếm 25-30%, trong đó lượng mưa vào tháng 2-4chỉ chiếm 3-5%
d Đặc điểm thủy văn
Quảng Nam có hai hệ thống sông lớn là Vu Gia Thu Bồn và Tam Kỳ.Diện tích lưu vực Vu Gia – Thu Bồn bao gồm một phần lưu vực thuộc tỉnh KonTum, Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng là 10.350 km2 và lưu vực sông Tam Kỳ
là 1.040 km2 Các sông bắt nguồn từ sườn đông của dãy Trường Sơn, chảy chủyếu theo hướng Tây - Đông và đổ ra biển Đông tại các cửa Hàn (Đà Nẵng), Đại(Hội An) và An Hòa (Núi Thành) Ngoài hai hệ thống sông trên, sông TrườngGiang có chiều dài 47 km chảy dọc ven biển theo hướng Bắc Nam kết nối hệthống sông Vu Gia – Thu Bồn và Tam Kỳ Tuy nhiên có thể thấy rằng dòngchảy trên hệ thống Vu Gia – Thu Bồn quyết định chế độ dòng chảy của tỉnh
Trang 24Quảng Nam Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòicủa tỉnh Quảng Nam khá dày đặc Mật độ sông ngòi trung bình là 0,47km/km2cho hệ thống Vu Gia – Thu Bồn và 0,6km/km2 cho các hệ thống sông khác.Quảng Nam được xếp vào khu vực có tiềm năng nước phong phú với khoảng21,5 tỷ m3 chảy vào hệ thống sông suối và hệ số dòng chảy (α) đạt tới 0,7 ) đạt tới 0,7 [15].
Lưu lượng dòng chảy trung bình năm của sông Vu Gia (tính đến Thạnh Mỹ vớidiện tích lưu vực 1.850 km2) là 129 m3/s, của sông Thu Bồn (tính đến Nông Sơnvới diện tích lưu vực 3.155 km2) là 282 m3/s Do ảnh hưởng của chế độ mưanên phân bố tài nguyên nước trong vùng cũng có sự phân mùa rõ rệt So vớitổng dòng chảy cả năm, dòng chảy tháng mùa lũ chiếm 67 - 72% trong khi dòngchảy vào mùa cạn (từ tháng 1 đến tháng 8) rất thấp, chỉ chiếm 27,6-33% Lưulượng cực đại đo được của Thu Bồn tại Nông Sơn là 10.600 m3/s và lưu lượngtối thiểu đo được là 15,7 m3/s trong khi đó lưu lượng cực đại của Vu Gia tạiThạnh Mỹ là 4.540 m3/s và cực tiểu là 10,5 m3/s Như vậy, mặc dù tài nguyênnước được đánh giá là phong phú nhưng phân bố không đều theo không gian
và thời gian thường gây nên lũ lụt và hạn hán cho tỉnh Quảng Nam
1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam
a Thực trạng phát triển ngành kinh tế của tỉnh Quảng Nam
Tổng GTSX năm 2014 đạt 11.299.450 triệu đồng, giá trị sản xuất nônglâm ngư nghiệp tăng gần 6%, tốc độ này tăng khá cao so với năm 2013 Cơ cấungành chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọngkhối thủy sản và lâm nghiệp, tuy nhiên độ chuyển dịch rất chậm Năm 2006 cơcấu toàn ngành là: nông nghiệp chiếm 68,78%, lâm nghiệp chiếm 6,99% và thủysản chiếm 24,23%; năm 2010 nông nghiệp chiếm 67,94 %, lâm nghiệp chiếm5,33%, thủy sản chiếm 26,73% và đến năm 2014 ngành nông nghiệp chỉ chiếm63,36% và ngành lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36,64%
Bảng 1.2 Giá trị sản xuất các ngành nông lâm ngư nghiệp (theo giá so sánh năm 2010)
Đơn vị tính: triệu đồng
Trang 25STT Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2010 2014
1.2 - Chăn nuôi Triệu đồng 1.658.625 1.658.946 1.741.903 1.3 - Dịch vụ và các hoạt Triệu đồng 111.371 144.726 232.862 động khác
2 Ngành lâm nghiệp Triệu đồng 399.080 494.364 809.274
3 Ngành thuỷ sản Triệu đồng 1.893.696 2.480.996 3.194.767
3.1 - Khai thác Triệu đồng 1.256.320 1.554.000 2.029.300 3.2 - Nuôi trồng Triệu đồng 409.322 902.000 1.130.922
II Cơ cấu GTSX NLN % 100.0 100.0 100.0
Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, 2015
Giá trị sản xuất công nghiệp: Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp củatỉnh là 24.587.104 triệu đồng, năm 2012 đạt 35.497.718 triệu đồng và đến năm
2014 đạt 50.021.279 triệu đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2010 (theo giá sosánh năm 2010) Trong đó, kinh tế ngoài nhà nước đạt 39.671.667 triệu đồng,bằng 77,01% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, kinh tế Nhà nước đạt2.329.809 triệu đồng bằng 5,66% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài mới đạt 8.019.803 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,33%giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Cơ cấu trong nội bộ ngành công nghiệpkhông có những thay đổi lớn, cao nhất vẫn là ngành công nghiệp chế biến, chếtạo, chiếm tỷ trọng tuyệt đối trên 92% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệptoàn tỉnh còn lại là ngành khai khoáng; cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử
lý rác thải, nước thải
Bảng 1.3 Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2014 (theo giá so
sánh năm 2010)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 1/ GTSX Công nghiệp 24.587.104 31.696.378 35.497.718 40.722.607 50.021.279
a Khai khoáng 1.750.630 1.707.802 2.274.388 1.807.518 754.175
b Công nghiệp chế 20.918.058 27.406.065 29.558.787 35.596.393 46.420.987 biến, chế tạo
c Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước 1.833.417 2.371.253 3.501.300 3.145.516 2.674.788 nóng, hơi nước và điều
hoà không khí
d Cung cấp nước; hoạt 84.999 211.258 163.243 173.180 171.329 động quản lý và xử lý
Trang 26Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
rác thải, nước thải
2/ Theo thành phần 24.587.104 31.696.378 35.497.718 40.722.607 50.021.279 KT
a Nhà nước 2.990.468 2.840.426 3.852.921 4.096.821 2.329.809 b.Tập thể, tư nhân, cá 17.552.456 21.876.237 25.669.974 30.470.576 39.671.667 thể
có 487 cơ sở đến năm 2014 là 742 cơ sở, tăng 255 cơ sở so với năm 2010
Số lao động sản xuất công nghiệp: Năm 2010, tổng số lao động sản xuấtcông nghiệp là 51.510 người đến năm 2014, tổng số lao động sản xuất tăng lên71.880 người Trong đó số lao động trong công nghiệp khai khoáng là 2.697người; công nghiệp chế biến, chế tạo là 67.624 người; sản xuất và phân phốiđiện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí là 740 người; cungcấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải là 819 người Quy mô
và năng lực sản xuất của ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng tăng lênđáng kể
Ở Quảng Nam hiện nay có nhiều khu kinh tế (KKT) và khu công nghiệp(KCN) đã và đang hoạt động Trong đó, KKT mở Chu Lai thuộc địa bàn thành phốTam Kỳ và huyện Núi Thành, được thành lập theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ có quy mô lớn và đi vàohoạt động sớm nhất của tỉnh KKT mở Chu Lai bao gồm tiểu khu thuế quan và phithuế quan Tiểu khu phi thuế quan gắn với cảng Kỳ Hà bao gồm các hoạt động sảnxuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng hóa, thương mạidịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại khác Khu thuế quan cócác khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu dịch vụ, khu dân cư
và hành chính Bên cạnh KKT mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam còn có các KCN như:KCN Điện Nam - Điện Ngọc, KCN Thuận Yên,
Trang 27KCN Trảng Nhật, KCN Đại Hiệp, KCN Đông Quế Sơn, KCN Đông ThăngBình, KCN Tây An; KCN Bắc Chu Lai, KCN Nông Sơn, KCN Trường Xuân.Những khu công nghiệp này hiện đang thu hút các nhà đầu tư, là điều kiện đểQuảng Nam ngày càng phát triển.
Đối với lĩnh vực kinh tế thương mại – dịch vụ, tổng mức bản lẻ hàng hóatăng từ 18.512 triệu đồng năm 2010 lên 28.424 triệu đồng năm 2014 Xuất khẩugiai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Quảng Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân22%/năm Tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh tăng từ 421,38 triệu USD năm 2011lên 589,78 triệu USD năm 2014 và tổng giá trị nhập khẩu tăng từ 665,98 triệuUSD năm 2011 lên 862,46 triệu USD năm 2014 Những mặt hàng xuất khẩutăng mạnh là giầy dép, gỗ nguyên liệu giấy, hàng dệt may Những sản phẩmnhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu giày, bộ linh kiện ôtô các loại, phụ liệu hàngmay mặc
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ năm 2014 tăng gần 16% so với năm
2013 Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng 29.000 tỷ đồng QuảngNam đã tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến và hợp tác phát triển du lịchtrong và ngoài nước Tổng lượt khách tham quan lưu trú năm 2014 là hơn 4,3triệu lượt, trong đó khách du lịch lưu trú gần 2 triệu lượt
b Thưc ̣ trang ̣ phát triển xã hội tại tỉnh Quảng Nam
Hiện nay, tại Quảng Nam có 02 thành phố và 12 thị trấn phát triển theocác mức độ khác nhau, các huyện chưa có thị trấn là: huyện Tây Giang, huyệnNam Trà My và huyện Nông Sơn Tổng diện tích đất đô thị của Quảng Namnăm 2015 là 4.177 ha chiếm 0,4% đất toàn tỉnh Dân số tập trung chủ yếu tạithành phố Tam Kỳ, huyện Đại Lộc và Điện Bàn Diện tích đất ở nông thôn toàntỉnh là 16.801 ha chiếm 1,59 % diện tích tự nhiên Dân số ở khu vực nông thôn
là 1.188.344 người
Năm 2010, số lao động tăng từ 849.433 người năm 2010 lên 879.954người năm 2013 và đạt 891.992 người năm 2014 Trong đó, chuyển dịch cơ cấulao động còn chậm Lao động nông nghiệp năm 2014 giảm 1,4% so với năm
2013 và chiếm 52,6% trong cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động đào tạo qua các nămchưa đạt yêu cầu, số lao động công nghiệp qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấpcòn thấp (số lao động công nghiệp qua đào tạo có chứng chỉ chiếm 19,4%)
Bên cạnh đó, vào năm 2014, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ
Trang 28sinh đạt 85% và tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch chỉ chiếm 67% Các KCNđang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung chiếm 50%.
c Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2030
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm
2025 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển cụthể về kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng như sau:
- Định hướng tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh thời kỳ 2016-2020đạt 11,5%, thời kỳ 2021- 2025 đạt 11%/năm Đến năm 2020 tỷ trọng côngnghiệp, xây dựng chiếm 44,5%, dịch vụ chiếm 46,5% và nông lâm nghiệp chiếm9%; đến năm 2025 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 46,0%, dịch vụ chiếm47,5% và nông lâm nghiệp di trì ổn định 6,5%;
- Định hướng phát triển vùng: phân làm 02 vùng phát triển là vùng đồng bằng ven biển và vùng trung du miền núi;
- Về định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn: Định hướng đếnnăm 2025 đạt tối thiểu 27 đô thị, trong đó nâng cấp đô thị từ loại III lên loại II (HộiAn), nâng cấp 3 đô thị loại V lên loại IV (Hà Lam, Núi Thành, Thạnh Mỹ) và hìnhthành 9 đô thị mới loại V (Duy Nghĩa, Bình Minh, Trà Kiệu, Kỳ Lý, Trung Phước,Việt An, Kiểm Lâm, Chà Và, Sông Vàng) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng
bộ, tạo liên kết rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng
1.2.3 Các thiên tai thường xảy ra tại Quảng Nam
Nằm ở khu vực Trung Trung bộ nên các loại hình thiên tai thường xuấthiện ở Quảng Nam là áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), bão, lũ lụt, giông sét, lốc tố,hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất… Danh sách các hiểm họa thiên tai thườngxảy ra tại Quảng Nam được nêu trong Bảng 1.4
Bảng 1.4 Danh sách các hiểm họa thiên tai thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Loại Khu vực Thời gian ảnh hưởng Mức độ nguy hiểm
thấp nhiệt đới trên đất liền
Trang 29Loại Khu vực Thời gian ảnh hưởng Mức độ nguy hiểm
a Bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét
Bão ở Quảng Nam xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 12, tậptrung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11 Bên cạnh đó, các cơn bão và ATNĐthường đi kèm với mưa to Vì vậy, ngoài việc xuất hiện gió xoáy, trên đất liềncòn bị ảnh hưởng của lũ lụt Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy phòngchống lụt bão tỉnh Quảng Nam (2011), trong vòng 31 năm, từ năm 1979 đến
2010, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 65 cơn bão đổ bộ; 22 cơn áp thấp nhiệtđới và 100 trận lũ Trong đó, bão, lũ, là các loại hình thiên tai có tần suất xuấthiện cao nhất chiếm lần lượt là 84,38% và 100% với mức độ tàn phá ngày càngkhốc liệt, đã gây ra thiệt hại rất lớn về người và kinh tế trên địa bàn cả tỉnh, nhất
là ở vùng đồng bằng và ven biển Theo đó, năm 2006 và 2007 là những năm cónhiều người chết và bị thương do bão lũ đồng thời thiệt hại về kinh tế cũng lớn,lần lượt là 1.900 tỷ và 2.000 tỷ Mặc dù, năm 2007 thiệt hại về người ít hơnnăm 2006 tuy nhiên thiệt hại về kinh tế lại cao hơn Đặc biệt năm 2009, do ảnhhưởng của lũ và bão số 9 (Ketsana), Quảng Nam bị thiệt hại nặng nề về người
và kinh tế Trên địa bàn tỉnh có 33 người chết và 405 người bị thương nhưngthiệt hại về kinh tế lên đến 3.800 tỷ đồng
Trang 30Bảng 1.5 Thiệt hại do bão, lũ gây ra từ 1997 đến năm 2009 Năm Người chết Người mất tích Người bị thương Thiệt hại tài sản
Bên cạnh đó, cường độ bão ở Quảng Nam có xu thế gia tăng lần lượt là:năm 2003 (02 cơn bão cấp 7, 01 cơn bão cấp 8 và 01 cơn bão cấp 9); năm 2005(02 cơn bão cấp 8, 01 cơn bão cấp 9, 10 và 02 cơn bão cấp 12), năm 2006 (01cơn bão cấp 8, 01 cơn bão cấp 12 và 02 cơn bão cấp 13) và năm 2007 là 03 cơnbão cấp 12
b Sạt lở, gió mùa đông bắc, dông, lốc, sét
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 75 vị trí, điểm sạt lở bờ sông vớitổng chiều dài khoảng 82km, trong đó có nhiều điểm sạt lở đặc biệt nghiêmtrọng ở các huyện Duy Xuyên, Nông Sơn, Đại Lộc, thành phố Hội An… mạnglưới sông của tỉnh có hình nan quạt; đặc biệt lòng sông uốn khúc (từ 1,3 đến 2lần) kết hợp với tốc độ và thời gian truyền lũ trên 2 nhánh sông chính của tỉnh là
Vu Gia, Thu Bồn những năm gần đây đều rất lớn là một trong những nguyênnhân gây xói lở Về sạt lở biển, Quảng Nam có chiều dài bờ biển 125km, hàngnăm nhiều vị trí bờ biển bị xâm thực
Gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng mạnh đến thời tiết Quảng Nam từ tháng 10năm trước đến tháng 3 năm sau Trung bình hàng năm, tỉnh Quảng Nam chịu
Trang 31ảnh hưởng từ 14 đến 15 đợt gió mùa Đông Bắc gây ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.Những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về thường kết hợp với nhiễu động nhiệt đới ởphía Nam Biển Đông như bão, áp thấp nhiệt đới, dãy hội tụ nhiệt đới… gây ramưa to kéo dài nhiều ngày hình thành những trận lũ lớn, gây ngập lụt nghiêmtrọng Những trận lũ lớn và đặc biệt lớn vào năm 1964, 1999, 2007 là do mưacủa loại hình thế thời tiết này Trong thời kỳ tháng 1 và 2, gió mùa Đông Bắc cócường độ mạnh tràn về gây ra mưa lớn vàrét l ạnh trong đất liền làm ngập úng,
hư hỏng lúa Đông Xuân Gió mạnh ở ngoài khơi, ảnh hưởng đến hoạt độngkinh tế biển
Dông, lốc, sét mạnh gây thiệt hại không nhỏ đến con người và nhà cửa,tài sản và hoạt động sản xuất của nhân dân, đặc biệt là đối với sản xuất nôngnghiệp Ở Quảng Nam mỗi tháng có 6 đến 10 ngày, thậm chí có tháng 16 đến 20ngày giông Vùng có nhiều giông nhất là ở Đại Lộc, Nông Sơn, Phước Sơn vàTrà my, ở những nơi này hàng năm có 80 đến 110 ngày giông, năm có số ngàydông cao nhất lên đến 135 đến 145 ngày
c Xâm nhập mặn
Độ mặn trong nước sông vùng ven biển Quảng Nam là do độ mặn từnước biển xâm nhập vào qua các cửa sông khi triều lên và do dòng chảy trênsông Những năm xâm nhập mặn điển hình ở Quảng Nam thời gian qua là cácnăm 2003, 2004, 2010, tập trung chủ yếu ở các khu vực Vĩnh Điện, các vùng hạlưu sông Thu Bồn và Tam Kỳ Từ năm 2001 đến 2007, độ mặn trên sông ThuBồn đo được là 10,2 ‰, tại cầu Tam Kỳ là 1,5‰ và tại Kỳ Phú 2 nhỏ hơn 10‰
1.2.4 Hiện trạng thiếu nước và khô hạn trong mùa cạn tại tỉnh Quảng Nam
Tình trạng thiếu nước và khô hạn trong mùa cạn phụ thuộc vào chế độmưa và dòng chảy vì mưa là yếu tố chính sinh dòng dòng chảy và ảnh hưởngtới nước sông suối nói chung và nước trong mùa cạn nói riêng và dòng chảy làyếu tố đại diện cho tài nguyên nước mặt
Theo đó, lượng mưa mùa cạn (từ tháng 1 đến tháng 8) tại Quảng Nam chỉchiếm 25-30% lượng mưa năm và thời gian không mưa kéo dài, chủ yếu từtháng 1 đến tháng 5 Vùng đồng bằng ven biển hàng năm trung bình có 9 đến 10đợt không mưa kéo dài, trong đó nhiều nhất là 14 đợt và thấp nhất là 3 đợt.Trung bình mỗi đợt không mưa kéo dài từ 14-17 ngày, dài nhất là 100 ngày (tức
là 3 tháng không mưa) Ở trung du và vùng núi, trung bình hàng năm có 5 đến 6
Trang 32đợt không mưa kéo dài, nhiều nhất là 9 đợt Trung bình mỗi đợt không mưa kéodài từ 9-10 ngày, dài nhất là 55 ngày Thời gian không mưa liên tục dài nhất ởmột số khu vực được trình bày tại Bảng 1.6.
Bảng 1.6 Thời gian không mưa liên tục dài nhất ở các địa phương
TT Địa điểm Thời gian không mưa liên tục Số ngày kéo dài
1 thì được coi là tháng khô hạn, và chỉ số khô hạn càng nhỏ thì càng khô hạn.Theo Bảng 1.7 cho thấy, Quảng Nam có 2 thời kỳ khô hạn là từ tháng 3 đếntháng 4 và từ tháng 7 đến tháng 8
Bảng 1.7 Chỉ số khô hạn trung bình ở Tam Kỳ và Trà My Trạm I II III IV V VI VII VIII Tam Kỳ 1.9 0.8 0.5 0.6 0.9 0.8 0.5 0.7
Trà My 3.3 1.4 0.8 1.4 4.1 3.5 2.3 2.5
Nguồn: [10]
Bên cạnh đó, dựa theo số liệu quan trắc 37 năm (1976 – 2012) tại 02 trạmthủy văn Nông Sơn và Thành Mỹ, luận văn đã tính toán và phân tích các đặctrưng dòng chảy mùa cạn cho tỉnh Quảng Nam
Bảng 1.8 Dòng chảy mùa cạn trên sông tỉnh Quảng Nam
Trang 33Yếu tố Nông Sơn- Thu Bồn Thạnh Mỹ - Vu Gia
Các giá trị trên cho thấy tính cực đoan của lưu lượng dòng chảy trongmùa cạn ở khu vực nghiên cứu, tài nguyên nước trong mùa cạn đã ở trạng tháisuy kiệt, hiện tượng khan hiếm nước đã đến mức trầm trọng, cụ thể: Theo tàiliệu thống kê từ năm 1990 trở lại đây, hầu như năm nào Quảng Nam xảy ra hạnhán với các mức độ khác nhau và xu thế ngày càng tăng [15], gây ảnh hưởngnghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội Một trong những lĩnh vực bị tácđộng nghiêm trọng nhất là nông nghiệp vì hạn hán thường xảy ra vào thời kỳ lúaĐông Xuân và Hè Thu làm đòng, trổ bông Những năm hạn hán nặng nhất vụmùa, đó là 1952, 1969, 1983, 1993, 1998, 2001, 2009 và 2010; hạn vụ đôngxuân thì có các năm 1970, 1984, 2010 Theo báo cáo về công tác chống hạn,chống nhiễm mặn đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp năm 2013, mùamưa lũ năm 2012 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng lượng mưa chỉ đạtkhoảng 60% so với TBNN, nguồn nước các hồ chứa nước thủy lợi, thủy điệntrên địa bàn tỉnh bị thiếu hụt nghiêm trọng Theo thống kê của Trung tâm Khítượng thủy văn tỉnh Quảng Nam, trong mùa mưa năm 2014, tỷ trọng phân bố
Trang 34mưa vùng đồng bằng chỉ đạt 60-65% so với lượng mưa trung bình nhiều năm,vùng núi chỉ đạt 50-55% so với lượng mưa trung bình nhiều năm Có khoảng 5-
7 đợt nắng nóng tập trung ở tháng 7 đến đầu tháng 9 năm 2014 Theo đó, diệntích bị thiếu nước do nắng hạn khoảng 1.279ha (Quế Sơn 190ha, Phú Ninh100ha, thành phố Tam Kỳ 155ha Riêng huyện Duy Xuyên 738ha) Mặt khác,hạn hán cũng tác động nghiêm trọng đến nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, đặcbiệt năm 2001, số dân thiếu nước sinh hoạt lên đến 410.000 người Những thiệthại do hạn hán ở Quảng Nam từ năm 1999-2014, được liệt kê trong Bảng 1.9
sau:
Bảng 1.9 Thiệt hại do hạn hán ở Quảng Nam từ năm 1999-2014
Lúa, rau, màu Cây công nghiệp Thiếu nước
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, 2014
Trong tương lai, theo kịch bản BĐKH thì độ dài mùa hạn tăng lên Cụ thểvào năm 2020, độ dài mùa hạn tăng lên 12 ngày theo kịch bản cao và 7 ngàytheo kịch bản trung bình; vào năm 2050 tăng lên 25 ngày theo kịch bản phát thảicao và 16 ngày theo kịch bản phát thải trung bình Đến năm 2100, mức tăng sẽ
là 65 ngày theo kịch bản phát thải cao và 32 ngày theo kịch bản phát thải trungbình [15]
Trang 35Bảng 1.10 Mức độ tăng độ dài mùa hạn do biến đổi khí hậu
Kịch bản Do nhiệt độ tăng Do lƣợng mƣa tăng Tổng hợp
1.2.5 Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu
1.2.5.1. Biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây
Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và những biến đổi phức tạp của thời tiết,khí hậu, hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam các loại thiên tai diễn ra hết sứcphức tạp và có xu thế ngày càng gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ mức độ khốc liệt.Biến đổi khí hậu tại Quảng Nam thể hiện qua sự thay đổi của các yếu tố khí tƣợngnhƣ sự thay đổi của nhiệt độ, lƣợng mƣa, của các loại hình thiên tai nhƣ bão, ápthấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét… Để đánh giá để đánh giá sự thay đổi của
yếu tố nhiệt độ và mƣa, luận văn sử dụng những trạm quan trắc có số liệu từ 30năm trở lên, cụ thể là 2 trạm khí tƣợng là trạm Tam Kỳ và Trà My (có tài liệuquan trắc từ năm 1979 đến nay)
a Thay đổi nhiệt độ
Mức độ biến đổi hàng năm
Trang 36Để đánh giá sự biến đổi của các yếu tố khí tượng luận văn sử dụng độlệch chuẩn và biến suất để đánh giá Công thức tính toán cụ thể như sau:
Công thức tính độ lệch chuẩn
Công thức tính biến suất
Với chuỗi số liệu nhiệt độ thực đo: Trạm Tam Kỳ từ năm 1979 - 2014,trạm Trà My từ năm 1978 - 2014, tính toán được độ lệch tiêu chuẩn của nhiệt độtrong các tháng tiêu biểu (tháng I, IV, VII, X) và năm lần lượt biến đổi trongkhoảng 0,03 -1,24oC; 0,34 - 0,55oC; 0,38 - 0,44oC ; 0,53 - 0,64 oC; 3,02 - 8,36oC
và biến suất tương ứng là 0,02 0,06%; 0,01 0,02%; 0,01 0,02%; 0,02 0,03% và 0,01 - 0,03% (Bảng 1.11)
-Bảng 1.11 Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S o C) và biến suất (Sr
%) nhiêṭđô ̣ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Mức độ biến đổi theo nửa thập kỷ
Diễn biến nhiệt độ từ nửa thập kỷ này sang nửa thập kỷ khác là khác nhaugiữa nhiệt độ trung bình mùa đông với nhiệt độ trung bình mùa hè và nhiệt độtrung bình năm
Nhiệt độ trung bình tháng 1
Trong tháng 1, tháng tiêu biểu cho mùa đông, diễn biến của nhiệt độ trungbình các nửa thập kỷ như sau: nhiệt độ cao nhất trong 3 nửa thập kỷ 1985-1990,1996-2000 và 2001-2005 và đến thập kỷ 1991-1995 và 2006-2010 nhiệt độ có
xu thế giảm nhẹ Nhiệt độ trung bình tháng 1 thấp nhất trong nửa thập kỷ 2010 –
22
Trang 37 Nhiệt độ trung bình tháng 7
Trong tháng 7, tháng tiêu biểu cho mùa hè, nhiệt độ trung bình các nửathập kỷ không có sự khác biệt rõ rệt như trong mùa đông do nhiệt độ mùa hè ítbiến đổi hơn Nhiệt độ thấp nhất đều rơi vào một trong ba nửa thập kỷ: 1979-
1984, 1985-1990, 1991-1995 Nhiệt độ vào thập kỷ 1996-2000 và 2001-2005 có
xu thế tăng lên, tuy nhiên nhiệt độ trung bình tháng 7 có xu thế giảm nhẹ trongnửa thập kỷ 2006-2010 Đến nửa thập kỷ 2010-2014, nhiệt độ trung bình tháng 7
có xu thế tăng lên
Nhiệt độ trung bình năm
Nhiệt độ trung bình năm có sự khác biệt như sau Nhiệt độ trung bình nửathập kỷ thấp nhất rơi vào 3 nửa thập kỷ: 1979-1984, 1985-1990, 1991-1995 vàcao nhất thuộc một trong ba nửa thập kỷ gần đây: 2001-2005, 2006-2010, và2010-2014 (Bảng 1.12)
Diễn biến của nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ có những đặc điểm sauđây:
- Nhiệt độ mùa đông, cũng như mùa hè và nhiệt độ năm của các nửa thập
kỷ gần đây cao hơn các nửa thập kỷ trước
- Nửa thập kỷ 2001 - 2005 được coi là có nhiệt độ cao nhất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Bảng 1.12 Nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ tháng I, VII, năm
Nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ tháng I Tam Kỳ 20,90 21,54 21,39 21,73 21,79 21,41 20,71 Trà My 20,32 20,79 20,58 21,28 20,96 20,50 20,08
Nhiệt độ trung bình các nửa thập kỷ tháng VII Tam Kỳ 28,67 28,74 28,79 28,92 29,01 29,18 29,04 Trà My 26,74 26,83 26,89 27,18 27,18 26,90 27,28
Nhiệt độ trung bình năm các nửa thập kỷ Tam Kỳ 25,44 25,57 25,61 25,70 25,90 25,91 25,82 Trà My 24,24 24,44 24,43 24,66 24,72 24,51 24,74
Xu thế biến đổi của nhiệt độ
Theo Bảng 1.13, nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ nhỏ nhất và nhiệt độ
23
Trang 38lớn nhất tại hai trạm đƣợc khảo sát Tam Kỳ và Trà My có xu thế tăng Nhìnchung, nhiệt độ trung bình các mùa ở hai trạm đều có xu thế tăng nhẹ (Bảng1.14).
Bảng 1.13 Xu thế biến đổi đặc trƣng nhiệt độ tại một số trạm điển hình tại tỉnh Quảng
Nam
Bảng 1.14 Xu thế biến đổi đặc trƣng nhiệt độ mùa tại một số trạm điển hình tại tỉnh
Quảng Nam
So sánh nhiệt độ trung bình các thời kỳ
Nhiệt độ trung bình các tháng đại biểu 1, 4, 7, 10 và trung bình năm thời
kỳ gần đây (2000-2014) đều tăng so với thời kỳ (1980 - 1999), nhiệt độ trạm Trà
My tăng ít hơn từ (0,14 - 0,19oC), nhiệt độ trạm Tam Kỳ tăng mạnh hơn từ (0,65
Trang 39Hình 1.5 Xu thế biến đổi các đặc trƣng nhiệt độ trạm Trà My
b Thay đổi lƣợng mƣa
Mức độ biến đổi hàng năm của lượng mưa
Với chuỗi số liệu lƣợng mƣa thực đo: Trạm Tam Kỳ từ năm 1979 - 2014,trạm Trà My từ năm 1978 - 2014, tính toán độ lệch tiêu chuẩn của lƣợng mƣatrong các tháng tiêu biểu (tháng 1, 4, 7, 10) và năm (Bảng 1.16)
Bảng 1.16 Trị số phổ biến của độ lệch tiêu chuẩn (S mm) và biến
suất (Sr%) lƣợng mƣa tại Quảng Nam
Mức độ biến đổi theo nửa thập kỷ
Nhìn chung lƣợng mƣa mùa khô, mùa mƣa, lƣợng mƣa năm qua cácnửa thập kỷ tại hai trạm Tam Kỳ và Trà My có xu thế tăng, giảm đồng đều Tuynhiên qua các nửa thập kỷ thấy rằng thập kỷ 1996 - 2000 có lƣợng mƣa tăng lớnnhất (Bảng 1.17)
Bảng 1.17 Lƣợng mƣa trung bình các nửa thập kỷ mùa khô, mùa mƣa, mƣa năm Trạm 1979- 1985- 1991- 1996- 2001- 2006- 2011-
1984 1990 1995 2000 2005 2010 2014
Lƣợng mƣa mùa khô Tam Kỳ 477,8 485,5 575,4 586,7 585,6 623,3 541,7 Trà My 1.070,9 1.115,0 1.041,3 1.276,2 1.116,7 1.138,0 1.029,6
Lƣợng mƣa mùa mƣa Tam Kỳ 1.641,1 1.551,4 1.777,5 2.403,9 1.805,5 1.819,2 1.786,5 Trà My 2.420,3 2.305,8 2.465,6 3.519,1 2.548,3 2.536,6 2.426,1
Lƣợng mƣa năm Tam Kỳ 2.404,8 2.281,4 2.655,6 3.415,7 2.662,1 2.948,4 2.702,2
Trang 40Trạm 1979- 1985- 1991- 1996- 2001- 2006-
2011-1984 1990 1995 2000 2005 2010 2014
Trà My 3.896,7 3.766,9 3.838,6 5.282,7 4.009,7 4.258,0 3.904,7
Xu thế biến đổi của lượng mưa
Theo Bảng 1.18 cho thấy lƣợng mƣa năm, lƣợng mƣa mùa mƣa vàlƣợng mƣa mùa khô tại 2 trạm đều có xu thế trái ngƣợc nhau Lƣợng mƣanăm, lƣợng mƣa mùa mƣa tại 2 trạm đều có xu thế tăng, tuy nhiên lƣợng mƣamùa khô tại trạm Trà My có xu thế giảm (-0,9mm/năm)
Bảng 1.18 Xu thế biến đổi đặc trƣng lƣợng mƣa tại một số trạm điển hình tại tỉnh
Quảng Nam
So sánh lượng mưa trung bình các thời kỳ
Lƣợng mƣa trung bình các tháng đại biểu 1, 4, 7, 10 và trung bình nămthời kỳ gần đây 2000 - 2014 đều tăng cao hơn so với thời kỳ 1980 - 1999 ở cảhai trạm Tam Kỳ và Trà My (Bảng 1.19), tuy nhiên tại trạm Trà My lƣợng mƣatháng IV thời kỳ 2000 - 2014 lại giảm so với thời kỳ 1980 - 1999
Bảng 1.19 Chênh lệch lƣợng mƣa trung bình (mm) giữa thời kỳ gần đây