=> Khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn hay nói cách khác là diện tích hình tròn lớn hơn diện tích hình chữ nhật.. -GV: Nếu hình này nằm trọn trong hình kia
Trang 1BÀI: DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
- Giúp học sinh làm quen về khái niệm diện tích
- Giúp học sinh hình thành biểu tượng diện tích qua hoạt động so sánh các
hình
- Giúp học sinh biểu tượng được diện tích bé hơn, diện tích lớn hơn, diện tích
bằng nhau
2 Kĩ năng:
- Học sinh vận dụng kiến thức vào làm các bài 1,2 ,3 trong sách giáo khoa
trang 150
3 Thái độ.
- Giúp học yêu thích môn học toán và có trách nhiệm với môn học
- Giúp học sinh tự tin khi học toán
II Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo viên, sách giáo khoa
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở toán, đồ dùng học tập
III Hoạt động dạy học:
Thời
gian
Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh
2p
3p
2p
I Ổn định
tổ chức lớp.
II Kiểm tra
bài cũ
III Bài mới.
1 Giới thiệu
bài mới.
-GV yêu cầu quản ca cho cả lớp hát một bài
-GV kiểm tra vở bài tập của HS (Kiểm tra 4-5 HS)
-GV nhận xét, nhắc nhở
-GV: Trong đời sống ta thường hay so sánh:
+ Mặt bảng rộng hơn mặt bàn (vừa nói vừa chỉ vào sự vật được nhắc đến)
+ Mặt thước ê ke nhỏ hơn mặt bảng con
(cho HS quan sát vật thật)
Ta thấy mặt bảng là hình chữ nhật, mặt thước là hình tam giác
Để nói về mức độ rộng, hẹp của bề mặt các
hình ta dùng từ “Diện tích”.
-Quản ca cho cả lớp hát
-HS mang vở bài tập cho GV
-HS lắng nghe
-HS quan sát và lắng nghe
Trang 22 Giới thiệu
về diện tích
của một
hình.
2.1 Ví dụ 1.
2.2 Ví dụ 2.
Bài học hôm nay sẽ giúp các con làm quen với một khái niệm toán học mới đó là
“Diện tích của một hình”.
-GV viết đầu đề bài lên bảng
-GV gắn hình tròn lên bảng và hỏi “Đây là
hình gì?” (Đây là hình tròn).
-GV giơ lên một hình chữ nhật và hỏi “Đây
là hình gì?” (Đây là hình chữ nhật).
-GV gắn hình chữ nhật lên trên hình tròn như trong SGK và hỏi : Hình chữ nhật có
bị thừa ra ngoài hình tròn không?
-GV nêu hình chữ nhật nằm hoàn toàn trong hình tròn
=> Khi đó ta nói diện tích hình chữ nhật
bé hơn diện tích hình tròn hay nói cách khác là diện tích hình tròn lớn hơn diện tích hình chữ nhật.
-GV: Nếu hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này nhỏ hơn diện tích hình kia và ngược lại
Trong thực tế các sự vật có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau và ta không thể đặt chúng chồng lên nhau như thế này
để so sánh Vậy ta phải làm thế nào?
(Chuyển:Chúng mình sẽ đến với ví dụ 2
của cô.)
-GV đưa ra hình A và B: Hai hình này có hình dạng khác nhau, tuy nhiên chúng lại được ghép bởi những ô vuông giống nhau
–GV chỉ vào hình A hỏi: hình A có mấy ô
vuông như nhau? (Hình A có 5 ô vuông
như nhau).
-GV: Ta nói diện tích hình A bằng 5 ô vuông
-GV đưa ra hình B, sau đó hỏi: Hình B có
mấy ô vuông như nhau? (Hình B có 5 ô
vuông như nhau)
-Vậy hình B có diện tích bằng mấy ô
-HS viết đầu đề bài vào vở -HS trả lời
-HS trả lời -HS trả lời
-1-2 HS nhắc lại
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
Trang 32.3 Ví dụ 3.
3 Luyện
tập, thực
hành.
3.1 Bài 1:
Câu nài
đúng, câu
nào sai
(Làm miệng)
vuông? (Diện tích hình B bằng 5 ô vuông).
-Gọi hs nhận xét
-GV: Hình A có 5 ô vuông, hình B cũng có
5 ô vuông như thế nên ta nói diện tích hình
A bằng diện tích hình B
-Gọi 1 hs nhắc lại
-GV: Hình A và B tuy có hình dạng khác nhau nhưng lại có cùng 1 số ô vuông như nhau và ta có thể dựa vào số ô vuông đó để
so sánh diện tích của hai hình với nhau
-GV đưa hình P như SGK, sau đó hỏi: Diện tích hình P bằng mấy ô vuông như nhau?
(Diện tích hình P bằng 10 ô vuông).
-Gọi hs nhận xét
-GV tách hình P thành hai hình M và N như SGK,vừa thao tác vừa nêu: Tách hình P thành 2 hình M và N Con hãy nêu số ô
vuông trong các hình M và N (Hình M có
6 ô vuông và hình N có 4 ô vuông).
-Lấy số ô vuông của hình M cộng với số ô
vuông của N thì được bao nhiêu? (Được 10
ô vuông).
-Gọi hs nhận xét.
-10 ô vuông là diện tích của hình nào trong
các hình P, M, N? (Là diện tích của hình
P).
-Gọi hs nhận xét
-GV: Khi đó ta nói diện tích hình P bằng tổng diện tích của hình M và hình N
-GVgọi 1 HS đọc đề bài Bài 1
-GV yêu cầu HS cả lớp quan sát hình trong SGK và làm Bài 1 vào SGK
GV chữa bài:
a) Diện tích hình tam giác ABC lớn hơn
diện tích hình tứ giác ABCD, đúng hay sai?
-HS khác nhận xét
-HS nhắc lại
-HS lắng nghe
-HS trả lời
-HS khác nhận xét
-HS quan sát và trả lời
-HS trả lời
-HS khác nhận xét
-HS trả lời
-HS khác nhận xét
-1 HS đọc, cả lớp quan sát trong SGK
-HS làm bài vào SGK
-HS trả lời
Trang 43.2 Bài 2:
(HS làm vào
vở)
Vì sao?
(Sai vì tam giác ABC có thể nằm trọn trong
tứ giác ABCD, vậy diện tích của tam giác ABC không thể lớn hơn diện tích của tứ giác ABCD).
-Gọi hs khác nhận xét
-GV nhận xét
b) Diện tích hình tam giác ABC bé hơn
diện tích hình hình tứ giác ABCD , đúng
hay sai? Vì sao? (Đúng, vì tam giác ABC
nằm trọn trong tứ giác ABCD, vậy diện tích hình tam giác ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD).
-Gọi hs nhận xét
-GV nhận xét
c) Diện tích hình tam giác ABC bằng diện
tích hình hình tứ giác ABCD , đúng hay
sai? Vì sao? (Sai, vì diện tích hình tam giác
ABC bé hơn diện tích hình tứ giác ABCD).
-GV gọi hs nhận xét
-GV hỏi thêm: Diện tích của hình tứ giác ABCD như thế nào so với diện tích của hai
hình tam giác ABC và ACD? (Diện tích
hình tứ giác ABCD bằng tổng của diện tích hình tam giác ABC và diện tích của hình tam giác ACD).
-Gọi hs nhật xét
-GV nhận xét
-GV gọi 1 HS đọc đề bài Bài 2
-Hình P và Q được ghép bởi những ô vuông giống nhau, dựa vào ô vuông để làm Bài 2
-GV yêu cầu hs làm vào vở
-GV chữa bài và nêu từng câu hỏi cho HS trả lời
a) +Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?
( Hình P gồm 11 ô vuông).
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét
-HS khác nhận xét
-HS trả lời
-HS khác nhận xét
-HS trả lời
-HS khác nhận xét
-HS trả lời
-HS khác nhận xét
-HS đọc đề bài, cả lớp quan sát SGK
-HS làm bài
-HS trả lời
-HS nhận xét
Trang 53.3 Bài 3
(Làm việc
nhóm đôi)
+ Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông?
(Hình Q gồm 10 ô vuông)
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét
b) So sánh diện tích của hình P với diện
tích hình Q? ( vì 11 > 10 nên diện tích hình
P lớn hơn diện tích hình Q).
-GV gọi HS nhận xét
-GV nhận xét
Kết luận: Nếu hai hình bất kì được xếp bởi những ô vuông bằng nhau ta
có thể dựa vào số ô vuông để tìm diện tích mỗi hình và dựa vào đó để
so sánh diện tích của chúng với nhau
-GV hỏi bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
(So sánh diện tích của hinh A và hình B).
-GV yêu cầu HS làm nhóm đôi: Các con hãy quan sát kĩ hình và đoán kết quả
-GV chữa bài bằng cách thực hành trên máy chiếu cho HS quan sát: GV đưa ra hình tam giác cân như hình A và sau đó dùng kéo cắt theo đường cao hạ từ đỉnh cân xuống (GV có đánh dấu đường này trên hình) Sau đó ghép hai mảnh của tam giác vừa cắt thành hình vuông
-GV yêu cầu HS so sánh diện tích hình vừa
cắt với hình B (hai hình bằng nhau).
-Gọi hs nhận xét
-GV chốt: Vậy sau khi ta biến đổi hình A thì chúng ta có thể rút ra kết luận là diện tích hình A và diện tích hình B bằng nhau
-GV yêu cầu hs nhắc lại ( diện tích hình A
bằng diện tích hình B).
-GV hỏi: Ta có thể dùng cách nào khác để
so sánh diện tích của hai hình này không?
(Có thể cắt hình B để ghép thành hình A )
-HS trả lời
-HS nhận xét -HS trả lời
-HS nhận xét
-HS trả lời
-3 đến 4 nhóm nêu kết quả
dự doán của nhóm mình -HS quan sát
-HS trả lời -HS nhận xét
-HS nhắc lại
-HS trả lời
Trang 6-GV nhận xét.
IV Kiểm tra, đánh giá.
-GV thu vở HS, chữa bài, nhận xét bài làm
-GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS học tốt
V Định hướng hoạt động tiếp theo.
-HS ôn lại bài đã học, chữa lại bài sai
-Chuẩn bị bài sau: Đơn vị đo diện tích Xăng – ti – mét – vuông