KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh đang rất cần sựquan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội để có thể vươn lên và đứngvững và phát huy tốt vai trò trong môi trường cạnh tranh của n
Trang 1NGUYỄN THỊ PHONG LAN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2014
Trang 2BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THỊ PHONG LAN
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH
LOAN
HÀ NỘI - 2014
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Chương 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI - CƠ SỞ
1.1 Những vấn đề lý luận chung về phát triển kinh tế tư nhân 141.2 Nội dung và vai trò phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
1.3 Khảo sát kinh nghiệm và bài học cho phát triển kinh tế tư
nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 31
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội chi phối đến phát triển kinh tế
tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội 422.2 Ưu điểm và hạn chế phát triển kinh tế tư nhân trên địa
bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thời gian qua 472.3 Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra
cho phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH
TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH,
2.1 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện
2.2 Giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ban chấp hành trung ương BCHTW
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, tất yếu tồn tại cơ cấu kinh tế nhiềuthành phần, trong đó có thành phần KTTN Trong quá trình lãnh đạo công cuộcđổi mới đất nước, Đảng ta luôn quan tâm, trăn trở để tìm hướng đi thích hợp vàgiải pháp hữu hiệu phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN Cùngvới việc thừa nhận sự tồn tại tất yếu của KTTN; Đảng và nhà nước ta đã khuyếnkhích, tạo điều kiện thuận lợi phát triển KTTN thông qua các chủ trương, nghịquyết lãnh đạo của Đảng, cơ chế, chính sách, luật pháp của Nhà nước Trên cơ sở
đó, KTTN đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, quy mô, cơ cấu
tổ chức và ngày càng khẳng định là một trong những động lực của nền kinh tế;góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh
Là một huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội - trung tâmkinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục của cả nước, Mê Linh đã tích cực, chủ động
và có nhiều sáng tạo trong quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và cơ chế, luật pháp của Nhà nước về phát triểnKTTN Qua đó đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng Vị trí, vai trò tolớn của KTTN trên địa bàn ngày càng được khẳng định; bước đầu hoạt động cóhiệu quả trên một số lĩnh vực, tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vàđưa kinh tế địa phương vận động đúng quỹ đạo; góp phần xóa đói, giảm nghèo,tạo công ăn việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng caochất lượng đời sống nhân dân; thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH và chính sách ansinh xã hội
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển KTTN trên địa bàn Huyện, chưa cóđược sự đồng thuận cao về mặt tâm lý xã hội và sự quan tâm đúng mức củachính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước về KTTN Đặc biệt còn thiếu sự tươngthích của các cơ chế, chính sách với thực tiễn đặc thù của phát triển KTTN trênđịa bàn Huyện Mặt khác, quá trình phát triển KTTN trên địa bàn huyện đang
Trang 6dần bộc lộ những hạn chế, bất cập, cản trở quá trình phát triển của KTTN nóiriêng và KT-XH ở địa phương nói chung Như, quy mô sản xuất kinh doanh cònnhỏ, trình độ khoa học – kỹ thuật còn lạc hậu; đóng góp của KTTN vào pháttriển kinh tế của địa phương chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nó hiệnnay; KTTN trên địa bàn chưa thật sự vững mạnh, còn nhiều lúng túng, chậmphát triển, năng lực quản lý, phạm vi, phương thức hoạt động còn nghèo nàn,khả năng cạnh tranh thấp KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh đang rất cần sựquan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội để có thể vươn lên và đứngvững và phát huy tốt vai trò trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế nhiềuthành phần định hướng XHCN.
Bởi vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn pháttriển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, trên cơ sở đó đề xuất các phương hướng,giải pháp chủ yếu để KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển mạnh mẽ, hiệu
quả hơn là vấn đề có tính cấp thiết Do đó, tác giả chọn đề tài: “Phát triển kinh tế
tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp cao học Kinh tế chính trị của mình, với mong muốn có một đóng góp nhỏvào sự phát triển kinh tế của địa phương
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển KTTN đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoa học quan tâmnghiên cứu ở nhiều góc độ, mức độ và phạm vi tiếp cận khác nhau, đặc biệt là từkhi Đảng, Nhà nước khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước đến nay Kết quảnghiên cứu được thể hiện dưới các hình thức như: Đề tài khoa học các cấp, sáchtham khảo và chuyên khảo, luận văn, luận án, bài báo được đăng tải trên các báo
và tạp chí.v.v
Dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, tác giả nhận thấy,ngoài các văn kiện, nghị quyết của Đảng về KTTN và thành phần KTTN, có rấtnhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về KTTN đã được công bố, liên quan đến
đề tài luận văn như sau:
Trang 7* Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam nói chung
GS.TS Vũ Đình Bách (2006), "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [2] Trong công trình này, tác
giả đề cập đến sự cần thiết xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam Đồng thời cũng phân tích làm rõ tính tất yếu, bản chất,đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Và các điều kiện đảm bảo cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Trần Thị Hạnh (1994), “Về việc phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Kinh tế, Chuyên ngành Tổ
chức và quản lý sản xuất, Trường Đại học kinh tế quốc dân [21] Luận án đã đềcập đến một vấn đề có ý nghĩa to lớn về lý luận cũng như về thực tiễn trong quátrình chuyển sang một nền kinh tế thị trường ở nước ta Tác giả luận án đã làmsáng tỏ vị trí và vai trò của khu vực KTTN trong nền kinh tế Việt Nam; quá trìnhphát triển và đặc điểm của khu vực KTTN ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay;những hạn chế về môi trường kinh doanh của khu vực KTTN ở Việt Nam; trên có
sở đó tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân nóiriêng và toàn nền kinh tế nói chung Bao gồm: Tạo môi trương chính sách ổn định
là điều kiện tăng quyết cho phát triển khu vực kinh tế tư nhân; các chính sáchkhuyến khích trong nước đối với hoạt động kinh doanh tư nhân; hoàn thiện hệthống pháp luật và các công cụ điều tiết của Chính phủ; tăng cường các biện pháp
hỗ trợ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp tư nhân mới bắt đầu hoạt động.PGS, TS Hoàng Thị Bích Loan (2009), “Về giá cả sức lao động (tiền lương,
tiền công) trên thị trường sức lao động ở Việt Nam những năm qua”, Tạp chí Ngân Hàng, Số 5/2009 [33] Tác giả đã chỉ ra thực trạng chính sách tiền lương
(những thành công và hạn chế trong chính sách tiền lương), tiền công ở nước tatrong thời gian qua, cả về chính sách tiền lương tối thiểu và tiền lương tối thiểu
Trang 8trong doanh nghiệp, chỉ ra những hạn chế bất cập trong chính sách tiền lương,tiền công Đồng thời đề ra một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách tiềnlương, tiền công, ý nghĩa của việc phát triển thị trường SLĐ ở nước ta hiện nay.
PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai (2005),“Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, NXB Thế giới, Hà Nội [38] Trên cơ sở khái quát, nêu nên
nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân hiện nay ở các quốc gia trên thếgới cũng như ở Việt Nam, tác giả đã trình bày nhận thức của mình về kinh tế tưnhân, những cơ hội và thách thức của kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trìnhhội nhập Từ đó đề xuất những giải pháp mang tính định hướng cho kinh tế tưnhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
GS TS Hồ Văn Vĩnh (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta" Tạp chí Lý luận Chính trị 5/2007 [60].
Là một cán bộ Viện Quản lý Kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, trong bàiviết, tác giả đã nêu lên nhiều vấn đề cần quan tâm trong công tác lý luận củaĐảng có liên quan đến kinh tế tư nhân: Một là, nhận dạng và đánh giá kinh tế
tư nhân nước ta; Hai là, phát triển kinh tế tư nhân với vấn đề bóc lột và bị bóclột; Ba là, vấn đề đảng viên làm kinh tế tư nhân; Bốn là, làm giàu bằng pháttriển kinh tế tư nhân và vấn đề công bằng xã hội; Năm là, về mối quan hệ giữaNhà nước và kinh tế tư nhân; Sáu là, kinh tế tư nhân với việc xây dựng nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đó khẳng định: “Tiếp tụcđổi mới tư duy, tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, kịp thờilàm sáng tỏ hơn những vấn đề bức xúc về chủ nghĩa xã hội và con đường đilên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa” “phải tạo ra sự nhất trí trong Đảng, sự thông suốt trong đảng viên và
sự đồng thuận xã hội, nhằm tạo niềm tin và sự yên tâm thực sự đối với cácnhà đầu tư tư nhân và các doanh nhân có tiềm lực bỏ vốn ra kinh doanh nhằmmục tiêu ích nước, lợi nhà, phục vụ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh”
Trang 9Phạm Văn Sơn (2008), Phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN
và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Học viện Chính trị, Hà Nội [45] Tác giả đã luận giải, làm rõ tính tất yếutồn tại và phát triển của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN, những tácđộng của KTTN đến sự nghiệp củng cố quốc phòng, trên cơ sở đó tác giả đề xuấtnhững quan điểm, giải pháp phát triển KTTN trong nền KTTT định hướngXHCN ở nước ta hiện nay để phát huy những tác động tích cực, hạn chế nhữngtác động tiêu cực của KTTN đến sự nghiệp củng cố quốc phòng
Ngoài ra, còn rất nhiều bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học và luậnvăn thạc sĩ nghiên cứu về kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Namnói chung Như: “Kinh tế tư nhân và xu hướng phát triển của nó trong nền kinh tếthị trường định hướng XHCN ở Việt Nam” của PGS,TS Nguyễn Đình Kháng,đăng trên tạp chí Lý luận số 4/2002 [24]; “Mấy vấn đề lý luận từ thực tiễn pháttriển kinh tế tư nhân phi nông nghiệp” của giáo sư Đào Xuân Sâm đăng trên tạpchí Nghiên cứu kinh tế số 292, tháng 9/2002 [44]; "Vai trò của kinh tế tư nhân đốivới quá trình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay", của PGS.TS Phạm NgọcKiểm, đăng trên tạp chí Kinh tế và phát triển số 3/2002 [25]
Tuy có sự khác nhau về mục đích, nhiệm vụ, nội dung và phạm vi nghiêncứu, nhưng các công trình trên đã trực tiếp hoặc gián tiếp giải quyết các vấn đềliên quan sau:
Thứ nhất, trên cơ sở quan điểm của Đảng về KTTN và thành phần KTTN, các tác giả đã phân tích làm rõ hơn về nội hàm khái niệm KTTN Các công trình
nghiên cứu đã đưa ra quan niệm của mình về KTTN với những tiêu chí về quan hệ
sở hữu, hình thức tổ chức kinh tế, cơ cấu tổ chức, vai trò và xu hướng phát triển
Thứ hai, các công trình đã khẳng định, làm rõ vị trí, vai trò của KTTN trong
sự phát triển KT-XH đất nước, trên cơ sở đó khẳng định sự cần thiết phát triển KTTN ở Việt Nam Các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định
việc phát triển KTTN ở nước ta hiện nay là một tất yếu khách quan
Trang 10Về lý luận, các tác giả phân tích, luận giải quan điểm của C.Mác và
Ăngghen, V.I Lênin và Đảng ta về đặc điểm, tính chất và tính tất yếu khách quancủa cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kì quá độ đi lên CNXH; về qui luậtQHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX
Về thực tiễn, thông qua phân tích đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện naycũng như thực tiễn phát triển KTTN đáp ứng yêu cầu xây dựng nền KTTN địnhhướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế Các tác giả đã chỉ ra vai trò của KTTNtrong giải phóng, phát triển LLSX; tạo và giải quyết việc làm; khả năng huy độngcác nguồn lực cho phát triển; sức sống mãnh liệt và tính năng động trong nềnKTTT; hiệu quả sử dụng vốn; động lực thúc đẩy để khẳng định tính tất yếukhách quan phát triển KTTN ở nước ta và ở từng địa phương
Thứ ba, các công trình nghiên cứu đều đề cập đến thực trạng phát triển của KTTN ở Việt Nam một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào mục đích, phạm vi nghiên cứu Các tác giả đã phân tích, khái quát, làm rõ sự phát triển về
số lượng, qui mô, trình độ KHCN; sự gia tăng giá trị, tỉ trọng của KTTN trongnền kinh tế; sự hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và trình độ quản lý; nâng cao nănglực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng vốn; tham gia thực hiện các chuỗi giá trị xãhội như; văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học qua đó khẳng định vai trò tích cực của KTTN trong phát triển KT-XH Đồng thờichỉ ra những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục cũng như những vấn đề bứcxúc, tiêu cực cản trở đến sự phát triển của KTTN
Thứ tư, các công trình đã đưa ra nhiều quan điểm, những luận giải về nội dung và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy KTTN phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững Trên cơ sở đánh giá thực trạng cũng như phân tích vai trò, khuyết
điểm của KTTN và các nhân tố tác động đến sự phát triển KTTN, các tác giả đã
đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTTN dưới dạng phương hướng, mụctiêu phát triển hoặc quan điểm giải pháp cụ thể bao gồm: các quan điểm, giảipháp nhằm định hướng nhận thức và nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện phát
Trang 11triển KTTN trên thực tế; xây dựng sự đồng thuận về tâm lý, thể chế xã hội; tạobước đột phá về cơ chế, chính sách để thúc đẩy KTTN phát triển mạnh mẽ cảchiều rộng lẫn chiều sâu; nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước cũngnhư vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển của KTTN Cùng với đó lànhững kiến nghị, đề xuất nhằm giải quyết những vấn đề rào cản, mâu thuẫn cụthể với những điều kiện hoàn cảnh nhất định để huy động và phát huy tối đa mọinguồn lực cho phát triển KTTN.
* Các công trình nghiên cứu lên quan đến phát triển kinh tế tư nhân trên từng địa bàn huyện, tỉnh nói chung và huyện Mê Linh và thành phố Hà Nội nói riêng
Nguyễn Thanh Bình (2003), Vai trò của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh
tế và củng cố quốc phòng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn cao học
kinh tế, Học viện chính trị, Hà Nội [3] Trong đó, tác giả đã luận giải vai trò củakinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnhVĩnh Phúc hiện nay; đề xuất những giải pháp khuyến khích kinh tế tư nhân pháttriển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng của tỉnh trongthời gian tới Bao gồm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của chínhquyền địa phương đối với kinh tế tư nhân; hướng sự phát triển của kinh tế tư nhânvào thực hiện đồng thời hai mục tiêu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng;Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích kinh tế tư nhân phát triểnđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trong Tỉnh; Thực hiệnđồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân trong Tỉnh
Thái Doãn Tước (2011), Phát triển KTTN ở Nghệ An, Luận văn cao học kinh
tế, Học viện chính trị, Hà Nội [53] Trong đó, tác giả đã Nghiên cứu, luận giảinhững vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTN ở Nghệ An Như: Khái niệm,nội dung, sự cần thiết khách quan phát triển KTTN ở Nghệ An Trên cơ sở đó, đềxuất 3 quan điểm và 4 giải pháp để tiếp tục phát triển KTTN ở Nghệ An trong thời
gian tới Các giải pháp bao gồm: Xây dựng môi trường và thể chế xã hội; Tập trung
Trang 12mọi nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH và hệ thống thị trườngtiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh cải cách hành chính, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơchế, chính sách và tổ chức thực hiện; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguyễn Minh Phong (2004), Phát triển KTTN ở Hà Nội” [40]; Ngô Duy Chính, “Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Thành mở rộng cho vay vốn thành phần KTTN”; Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Mê Linh,
Hà Nội; Đề án sơ kết bốn năm thực hiện Nghị quyết hội nghị BCHTW đảng lầnthứ 5 khoá IX về phát triển KTTN ở Mê Linh, Hà Nội Nội dung nghiên cứucủa các công trình trên đã cung cấp cho tác giả nhiều căn cứ và số liệu khoa họcgóp phần giải quyết mục đích, nhiệm vụ luận văn thuận lợi và đạt hiệu quả cao.Tổng quan về các nội dung đó được biểu hiện trên các vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, các công trình đã khái quát, chỉ ra những nhân tố tác động và đánh giá thực trạng quá trình phát triển KTTN ở thủ đô Hà Nội và huyện Mê Linh Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới, khu
vực, trong nước và thực tiễn đặc thù phát triển KT-XH ở thủ đô Hà Nội và huyện
Mê Linh, các tác giả đã khái quát những điều kiện thuận lợi, khó khăn, chỉ ranhững nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến quá trình phát triểnKTTN Đồng thời, thông qua công tác điều tra, khảo sát, thống kê để phân tíchđánh giá kết quả thực hiện nghị quyết, chủ trương, chính sách phát triển của mộtloại tổ chức KTTN, được chứng minh bằng các số liệu trong từng thời điểm,phạm vi và lĩnh vực cụ thể của từng công trình nghiên cứu Qua đó chỉ ra những
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển các tổ chức KTTN là cơ sởcho việc hoạch định kế hoạch, qui hoạch và ban hành các chủ trương, chínhsách, xây dựng cơ chế hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước đối vớiKTTN ở thủ đô Hà Nội và huyện Mê Linh
Thứ hai, các công trình đã nêu lên những vấn đề về cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển KTTN ở Mê Linh Các công trình trên đã giới thiệu, trích dẫn
những nghị quyết, chủ trương, chính sách, văn bản, hướng dẫn của Đảng bộ,
Trang 13chính quyền, cơ quan quản lý đối với từng loại tổ chức KTTN Qua đó phân tíchlàm rõ quyền lợi, lợi ích của các tổ chức KTTN khi tham gia vào quá trình thựchiện nghị quyết chủ trương chính sách đó Đồng thời chỉ ra những bất cập, xungđột, thiếu đồng bộ trong hệ thống văn bản pháp luật và các điều kiện bảo đảm đểtriển khai thực hiện các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển KTTN
Thứ ba, các công trình cũng đã nêu lên nhiều kiến nghị, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KTTN ở Mê Linh Trên cơ sở phân tích những yếu tố tác
động mang tính đặc thù của Mê Linh đến quá trình phát triển của một loại tổchức KTTN cụ thể như: vị trí địa kinh tế, môi trường tâm lý, thể chế xã hội,phong tục tập quán, tiềm năng, lợi thế các tác giả đã đề xuất quan điểm và giảipháp nhằm phát triển KTTN theo định hướng nhanh, hiệu quả, bền vững Đồngthời kiến nghị với các cơ quan quản lý các cấp theo thẩm quyền tiến hành sửađổi, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách, văn bản hướng dẫn, xây dựng
cơ chế hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về môi trường tâm lý và thể chế
xã hội cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của các tổ chức KTTN
Khi nghiên cứu những vấn đề có liên quan KTTN nói chung và KTTN ở MêLinh nói riêng, còn nhiều khía cạnh chưa có tác giả nào đề cập đến như: xác định sựchuyển biến về nhận thức xã hội đối với KTTN là một nội dung của phát triểnKTTN; chỉ ra đặc điểm, nội dung KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh; đánh giá thựctrạng, tìm ra nguyên nhân, mâu thuẫn của phát triển KTTN trên địa bàn huyện MêLinh; quan điểm và giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thànhphố Hà Nội với tư cách là một TPKT Tuy nhiên, các kiến giải trong những côngtrình nêu trên rất quan trọng, cung cấp cơ sở về lý luận và thực tiễn để tác giả thựchiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Trang 14Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn về KTTN trên địa bàn huyện MêLinh, thành phố Hà Nội, trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triểnKTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội đến năm 2020.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về KTTN và KTTN trên địa bàn huyện
Mê Linh, thành phố Hà Nội
- Phân tích thực trạng KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố HàNội thời gian qua nhằm chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
- Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện MêLinh, thành phố Hà Nội đến năm 2020
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, dưới góc độ kinh
tế chính trị
* Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh với nhữngloại hình, hình thức hoạt động cơ bản của kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tưbản tư nhân trên địa bàn Huyện
- Về thời gian: Nghiên cứu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh trong quátrình đổi mới, trọng tâm là giai đoạn 2008 - 2013 Các số liệu khảo sát, thống kê,minh chứng tính từ năm 2009 đến 2013 (sau khi Hà Nội mở rộng địa giới hànhchính, tháng 8 năm 2008)
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên các quan điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Namtrong những năm đổi mới về phát triển KTTN và Nghị quyết của Đảng bộ huyện
Mê Linh, Đảng bộ thành phố Hà Nội về phát triển KT-XH
Trang 15Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhâncủa các tác giả trong nước, để vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của huyện MêLinh Đồng thời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế củaUBND, của phòng, Cục Thống kê huyện Mê Linh và Thành phố Hà Nội đã đượccông bố từ năm 2009 đến nay.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử, luận văn sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị Mác – Lênin(trừu tượng hoá khoa học) làm phương pháp nghiên cứu chủ đạo Kết hợp vớicác phương pháp khác như: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, sosánh, khảo sát thực tiễn và chuyên gia để giải quyết nhiệm vụ đặt ra
6 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn đã làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về KTTNtrên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao hiệu quả quántriệt và thực thi đường lối phát triển KTTN của Đảng trên địa bàn huyện Mê Linhtrong thời gian tới
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập môn kinh
tế chính trị ở các học viện, nhà trường trong và ngoài Quân đội
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Trang 16Chương 1 PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI –
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM 1.1 Những vấn đề lý luận chung về kinh tế tư nhân
1.1.1 Quan niệm và bản chất của kinh tế tư nhân
* Quan niệm về kinh tế tư nhân
Trong di sản lý luận của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin
đã nghiên cứu rất sâu sắc nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về TLSX nhưng chưađưa ra thuật ngữ "KTTN" mà chỉ đề cập đến sở hữu tư nhân, khẳng định: sở hữu tưnhân về TLSX là cơ sở nảy sinh và tồn tại của các hình thức kinh tế tư hữu
Hiện nay, khái niệm KTTN còn có nhiều ý kiến chưa đồng nhất Theonghĩa rộng, KTTN được sử dụng để phân biệt với kinh tế Nhà nước Theo nghĩahẹp hơn, KTTN là TPKT được hình thành và phát triển dựa trên sở hữu tư nhân
về TLSX và lợi ích cá nhân
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam, “KTTN là một loại hình kinh tế; dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX, có thể là kinh tế tự nhiên hoặc kinh tế hàng hoá và phát triển cao trong kinh tế tư bản chủ nghĩa Ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ, KTTN còn tồn tại lâu dài trong nền kinh tế nhiều thành phần, được khuyến khích phát triển dưới sự kiểm soát của Nhà nước theo định hướng XHCN”[52; tr.599].
Trên cơ sở chính thức thừa nhận và khẳng định phát triển KTTN là vấn đềmang tính chiến lược trong quá trình phát triển nền KTTT định hướng XHCN ởnước ta, các Nghị quyết của Đảng trong thời kỳ đổi mới đã tiếp tục làm rõ quanniệm của Đảng ta về KTTN, vai trò, vị trí của KTTN trong nền KTTT định hướngXHCN và những chủ trương giải pháp tháo gỡ cơ chế, chính sách nhằm khuyếnkhích KTTN phát triển Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX, Đảng ta nêu lênquan niệm về KTTN với những bộ phận cấu thành, hình thức biểu hiện và phạm
Trang 17vi hoạt động của KTTN Đảng ta khẳng định: "KTTN bao gồm kinh tế cá thể tiểuchủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và
các loại hình DNTN đã phát triển rộng khắp trong cả nước" [10, tr 24].
Theo đó, khái niệm KTTN được sử dụng với tư cách là một khu vực kinh tếdựa trên sở hữu tư nhân về TLSX, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tưbản tư nhân KTTN hoạt động dưới các hình thức tổ chức kinh doanh như: hộ kinhdoanh cá thể và các loại hình DNTN (DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần, công ty hợp danh), ngoài ra gồm cả phần đầu tư của tư nhân vào khuvực kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Phạm vi,
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, của KTTN bao gồm những hộ gia đình, DNTN
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như nông nghiệp, công nghiệp,giao thông vận tải, xây dựng, chế biến nông lâm sản, đánh bắt và chế biến thuỷsản, thương mại và dịch vụ du lịch trong cả nước
Đây là quan điểm mang tính đột phá, thể hiện sự phát triển trong tư duy lýluận của Đảng ta về KTTN; lần đầu tiên Đảng ta đã xác định nội hàm của khái niệmKTTN, làm cơ sở phương pháp luận tạo sự thống nhất nhận thức cũng như trongchỉ đạo hoạt động thực tiễn của Đảng và của toàn xã hội về KTTN Đại hội X củaĐảng đã sử dụng thuật ngữ "thành phần KTTN" để chỉ các lực lượng, bộ phận kinh
tế trong xã hội đang tồn tại dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về TLSX Quan điểm về
“thành phần KTTN” tiếp tục được khẳng định ở Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Văn kiện Đại
hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI Đồng thời khẳng định rõ “KTTN có vai tròquan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế” [12, tr.74]
Trên cở sở quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin vàcủa Đảng ta, có nhiều nghiên cứu của các học giả, các nhà lý luận tiếp tục đầu
tư phân tích làm rõ sự giống và khác biệt của KTTN ở những nền kinh tế khácnhau, trong những chế độ chính trị khác nhau
KTTN trong các nền kinh tế khác nhau có điểm giống và khác nhau nhất
định Điểm giống nhau là chúng đều tồn tại và phát triển dựa trên “quy luật QHSX
Trang 18phải phù hợp với trình độ của LLSX” Đặc điểm này chỉ ra rằng các hình thức sởhữu, nói rộng ra là QHSX ra đời, phát triển và tiêu vong có tính khách quan vàmang tính lịch sử, chúng tồn tại trong những điều kiện nhất định của LLSX Tuynhiên, chúng khác nhau ở chỗ, KTTN trong nền KTTT dựa trên LLSX xã hội hóa,
do đó nó tồn tại và phát triển không thể tách rời các hình thức sở hữu và các TPKTkhác Đặc điểm này đưa đến mâu thuẫn nội tại trong KTTN của KTTT, đó là mâuthuẫn giữa tính chất xã hội hóa hoạt động sản xuất kinh doanh với tính chất tưnhân hóa về chiếm hữu, mâu thuẫn này không có trong nền kinh tế tự cung tự cấp.KTTN trong nền KTTT sẽ vận động, phát triển theo hướng xã hội hóa ngày càngcao dưới các hình thức công ty cổ phần, công ty hợp danh KTTN trong nềnKTTT ra đời là kết quả xóa bỏ sở hữu tư nhân, KTTN trong nền kinh tế tự cung,
tự cấp Chỉ có KTTN trong nền KTTT mới có khả năng phát triển dẫn đến sở hữu
xã hội thông qua sự biến đổi và phát triển của LLSX
KTTN trong các chế độ chính trị khác nhau thì bản chất có khác nhau.Trong nền KTTT tư bản chủ nghĩa, KTTN giữ vai trò thống trị, nó phù hợp vớitrình độ xã hội hóa của LLSX Trong nền KTTT định hướng XHCN do Đảngcộng sản lãnh đạo thì KTTN là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thànhphần Nó chịu tác động qua lại giữa các thành phần khác và sự định hướng củaNhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo Ở đây KTTN vẫn còn bóc lột, nhưng mức
độ bóc lột đã được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của xã hội, vì mục tiêu “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là một bộ phận trongnền KTTT định hướng XHCN, nó chịu sự tác động; phát triển trong khuôn khổchiến lược phát triển KT-XH của đất nước và theo định hướng các chính sách củaNhà nước KTTN của nước ta đại bộ phận mới được tái lập và xây dựng từ khi cóđường lối đổi mới của Đảng, chủ yếu từ 1990 trở lại đây Phần lớn các doanhnghiệp thuộc khu vực KTTN ở nước ta có quy mô vừa và nhỏ, trình độ công nghệcòn lạc hậu, khả năng đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu còn hạn chế
Trang 19Với những đặc điểm trên đây KTTN của nước ta không còn thuần túy làKTTN như ở các nước tư bản mà đã có những thay đổi trong bản chất của nó Tuynhiên đó không phải là thay đổi căn bản Đồng thời những đặc điểm trên cũng chothấy KTTN ở nước ta mới được tái lập trở lại chưa lâu nên thời gian qua mới làthời kỳ tích lũy nguyên thủy, nên cần tạo điều kiện để nó có thể đạt tới đỉnh caotrong phát triển, phát huy tối đa vai trò với sự phát triển kinh tế xã hội của đấtnước, bắt kịp với trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ những phân tích trên có thể quan niệm, KTTN là một TPKT trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX (hoặc vốn), với nhiều quy mô tổ chức kinh tế khác nhau tương ứng với từng cấp độ phát triển của các hình thức sở hữu được pháp luật quy định, thừa nhận.
* Bản chất của kinh tế tư nhân:
Về quan hệ sở hữu: Quan hệ sở hữu của KTTN là quan hệ chiếm hữu tư
nhân về TLSX (hoặc vốn) cũng như phần của cải vật chất được tạo ra từ nhữngTLSX (hoặc vốn) đó Đây là đặc trưng, tiêu chí cơ bản để phân biệt KTTN vớicác TPKT khác Có hai loại sở hữu tư nhân, đó là sở hữu tư nhân nhỏ và sở hữu
tư nhân lớn
Về quan hệ quản lý Quan hệ quản lý trong các tổ chức KTTN cũng được
chia thành hai loại phù hợp với hai cấp độ phát triển của quan hệ sở hữu đó là:quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ và quan hệ quản lý dựa trên sở hữu
tư nhân lớn
Chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệmtoàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thứcphân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chiphối nào từ các quy định của cơ quan Nhà nước hoặc từ cơ quan quản lý, do vậy họluôn tìm mọi cách để có thể đạt được lợi nhuận cao nhất, kể cả việc trốn lậu thuế
Về quan hệ phân phối Đối với sở hữu tư nhân nhỏ thì quan hệ phân phối
là tự phân phối trong nội bộ tổ chức kinh tế của họ; mang tính tự nguyện dựa
Trang 20vào thỏa thuận của các thành viên, ít bị ràng buộc bởi các quan hệ pháp lý Cònđối với sở hữu tư nhân lớn thì quan hệ phân phối căn cứ vào sở hữu số lượngTLSX (hoặc vốn) và giá trị, hiệu quả sức lao động dưới sự tác động của quyluật KTTT và những định hướng của pháp luật hiện hành.
1.1.2 Đặc điểm của kinh tế tư nhân
- Một là, về quy mô tổ chức kinh tế, KTTN dựa trên trình độ phát triển nhất
định của LLSX, mỗi loại hình tổ chức KTTN được tổ chức một cách phù hợp Với sởhữu tư nhân nhỏ thì có hình thức tổ chức KTTN chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh vàtrang trại Với sở hữu tư nhân lớn thì có hình thức tổ chức KTTN là các loại hìnhDNTN Nhưng nhìn chung, số lượng các cơ sở kinh doanh của KTTN rất lớn,nhưngquy mô sản xuất kinh doanh trong các đơn vị thường nhỏ
- Hai là, về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, KTTN bao gồm những hộ gia
đình, DNTN tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vựccủa nền kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ, du lịch; từsản xuất, gia công, chế biến nông - lâm - thủy - hải sản, xây dựng, giao thông, vậntải (trừ an ninh quốc phòng), được trải rộng trên khắp các địa bàn trong cả nước.Tuy nhiên các chủ doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu sản xuất kinh doanh chủ yếu lựachọn, đầu tư hoạt động ở các ngành có tính năng động cao, dễ dàng chuyển hướngkinh doanh, dễ thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của nền kinh tế
- Ba là, về loại hình tổ chức kinh doanh của KTTN rất đa dạng:
Kinh tế hộ cá thể: Loại hình hộ cá thể thực chất là KTTN có quy mô nhỏ,
là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, không thuê mướn lao động Hộ cá thểtồn tại như một tất yếu và mang tính đặc thù của nền kinh tế nhỏ lẻ, đang pháttriển ở trình độ thấp bắt nguồn từ nông nghiệp như nước ta Loại hình hộ cá thểđang tồn tại phổ biến ở nước ta hiện nay như các trang trại, thầu xây dựng nhỏ,cửa hàng, xưởng sản xuất gia đình
Kinh tế tiểu chủ: Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu
nhỏ về TLSX nhưng có thuê mướn lao động nhưng chưa thành lập doanh nghiệp
Trang 21theo Luật Doanh nghiệp, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn củabản thân và gia đình Kinh tế tiểu chủ đang có vị trí rất quan trọng trong nhiềungành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quảtiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động.
DNTN: một loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.Theo Luật doanh nghiệp, chủ DNTN là người đại diện của doanh nghiệp có toànquyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sửdụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác theopháp luật quy định; có thể trực tiếp hoặc giao cho người khác quản lý điều hànhhoạt động kinh doanh Nếugiao cho người khác quản lýphải khai báo với cơquan đăng kí kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
DNTN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh [42]
Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiệp trong đó thành viên chịu
trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Thành viên của công ty có thể là
tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá nămmươi người Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày đượccấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạnkhông được phát hành cổ phiếu để huy động vốn
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên phải có Hộiđồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty trách nhiệmhữu hạn có trên mười một thành viên phải có ban kiểm soát
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ởViệt Nam hiện nay Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệmhữu hạn đem lại cho nhà đầu tư nhiều lợi thế [42]
Trang 22Công ty cổ phần: những công ty được hình thành trên cơ sở liên hợp
nhiều tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, lợi nhuận của công tyđược phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phần Tuỳ theo luật pháp củatừng nước mà công ty cổ phần được tổ chức dưới các hình thức khác nhau ỞAnh, có hai loại công ty cổ phần: công ty công cộng và công ty riêng Công tycông cộng là công ty cổ phần mà cổ phiếu được phát hành rộng rãi trong côngchúng; các cổ phiếu có thể được tự do chuyển nhượng hay được mua bán trên thịtrường chứng khoán; số cổ đông sáng lập ít nhất là bảy người Công ty riêng làcông ty mà số cổ đông bị hạn chế (không quá 50 người và cổ đông sáng lậpkhông dưới hai người), số cổ phiếu không được bán cho công chúng và khôngđược chuyển nhượng.ở Pháp, tương đương với công ty công cộng là công ty vôdanh, trong đó ban quản trị có quyền hạn rất lớn; tương đương với công ty riêng
là công ty trách nhiệm hữu hạn
Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Công ty cổ phần là doanh nghiệp
có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đôngchỉ chịu trách nhiệm về nợ và các khoản nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệptrong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyểnnhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổphần ưu đãi biểu quyết; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tốithiểu là ba và không hạn chế tối đa
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn [42]
- Về nhân lực: Chi phí lao động thường là điểm mấu chốt dẫn đến sự khác
nhau giữa KTTN và kinh tế Nhà nước Hoạt động của kinh tế Nhà nước dễ bị sức
ép làm tăng chi phí lao động, nhưng có thể thoả thuận với người cấp kinh phí trảlương còn DNTN không làm được như vậy, vì giá cả phải cạnh tranh Đặc trưngcho DNTN là các hoạt động lao động, cho phép sử dụng lao động linh hoạt về mặtthời gian và tay nghề Những người tiêu thụ sản phẩm do tư nhân sản xuất sẽ
Trang 23không chấp nhận giá cao, do đó các xí nghiệp tư nhân phải hạ lương để giảm giá.Còn trong kinh tế Nhà nước, đối với nhiều loại mặt hàng (nhất là mặt hàng Nhànước độc quyền) người tiêu dùng không có quyền lựa chọn.
- Về xu hướng phát triển: Các quan điểm đều khẳng định KTTN tồn tại
lâu dài và phát triển mạnh mẽ, là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế nhiềuthành phần trong thời kì quá độ lên CNXH, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng vớicác TPKT khác trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật Nhà nước; là một trongnhững động lực của nền kinh tế, đồng thời còn là phương tiện để xây dựng thànhcông mô hình nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta
Những đặc điểm trên của KTTN có tác động rất lớn đến công tác quản lý,định hướng phát triển, phát huy vai trò của KTTN trong phát triển KT-XH ở mỗiđịa phương cũng như trong phạm vi cả nước Đặc biệt, do sự đa dạng về ngànhnghề, quy mô kinh doanh, địa bàn hoạt động KTTN và xu hướng đặt mục tiêu lợinhuận bằng mọi giá làm cho việc quản lý cũng như định hướng, phát triểnKTTN thực sự khó khăn, phức tạp
1.2 Quan niệm, nội dung và vai trò phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
1.2.1 Quan niệm phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh: Bao gồm các hộ kinh doanh cá thể vàcác loại hình DNTN đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Mê Linh,thành phố Hà Nội
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Phát triển kinh tế là quá trình biến đổinền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống dân cư.Đối với các nước đang phát triển thì phát triển kinh tế là quá trình đưa nền kinh tếchậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo thực hiện CNH, HĐH; là sự tăngtrưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hóa, phápluật, thậm chí về kỹ năng quản lý, phong cách và tập tục ” [52, tr.425] Tăng
Trang 24trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tất yếu của phát triển kinh tế, nhưng khôngđồng nghĩa với phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế là tăng thu nhập và sản phẩmbình quân đầu người phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh
tế, vì trong tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ là thước đo về sốlượng, chưa biểu thị được chất lượng Về khía cạnh chất lượng, phát triển kinh tế có
ý nghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế của nền kinh tế, nó bao gồm hầu nhưtất cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị Cho nên, phát triển kinh tế khôngphải chỉ là sự tăng trưởng, vì nó có những mục tiêu khác với sự tăng trưởng đơngiản của tổng sản phẩm quốc dân Sự phát triển là quá trình một xã hội đạt đến trình
độ thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản
Quan niệm của Đại học Kinh tế quốc dân, “Phát triển kinh tế có thể hiểu
là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong mộtthời kỳ nhất định Trong đó, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản xuất (tăngtrưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế” [Trích theo 45, tr.20]
Tiến sĩ Phạm Văn Sơn đã đưa ra quan niệm về phát triển KTTN trong nềnKTTT định hướng XHCN tương đối hoàn chỉnh: “Phát triển KTTN trong nềnKTTT định hướng XHCN là sự vận động biến đổi của các hình thức tổ chức sảnxuất, kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về TLSX dưới tác động của cácqui luật KTTT và sự định hướng, dẫn dắt của nhà nước XHCN, thể hiện ở sự giatăng về số lượng, qui mô cùng với sự dịch chuyển về cơ cấu, trình độ sản xuất,kinh doanh theo hướng tiến bộ, hiệu quả nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêuKT-XH trong thời kỳ quá độ” [45, tr.23]
Các quan niệm trên, mặc dù trình bày, diễn đạt bằng các ngôn từ và phạm vi
đề cập khác nhau nhưng cùng phản ánh sự vận động của các bộ phận, lực lượng cấuthành nền kinh tế, TPKT, khu vực kinh tế theo chiều hướng tiến bộ, hiệu quả ngàycàng cao; đồng thời, xem xét phát triển KTTN trong mối quan hệ mật thiết, hữu cơvới phát triển KT-XH nói chung
Từ các quan niệm trên có thể khái quát phát triển KTTN trên những nhữngnội dung cơ bản sau:
Trang 25Thứ nhất, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định lượng như: sự
tăng lên về số lượng, quy mô, chất lượng các loại hình tổ chức KTTN; tăng lênlượng vốn và lao động được huy động và sử dụng; hiệu quả sản xuất kinh doanhtăng; đồng thời là tăng lên về tỉ lệ đóng góp trong cơ cấu giá trị của nền kinh tế Tất cả được biểu hiện bằng con số thống kê của các cơ quan chức năng tại nhữngthời điểm cụ thể, nhất định
Thứ hai, phát triển KTTN phản ánh sự biến đổi về mặt định tính, được biểu
hiện thông qua các tiêu chí đánh giá như: trình độ sử dụng KHCN, lao động; nănglực cạnh tranh; trình độ năng lực quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh;vai trò trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống dân cư; tham giavào thực hiện các chuỗi giá trị xã hội… của các tổ chức KTTN Những tiêu chínày được biểu hiện ra thành những số liệu thống kê mang tính tương đối và bằng
sự cảm nhận, đánh giá của yếu tố tâm lý xã hội
Thứ ba, phát triển KTTN suy đến cùng là phát triển LLSX, đồng thời là
phương tiện để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế KT-XH Điều đóđược biểu hiện ở việc huy động, khai thác và sử dụng có hiểu quả các nguồn lựcvào phát triển kinh tế nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực về cơ cấu KT-XH, nângcao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân nên phát triển KTTN là vấn đềchiến lược, lâu dài trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta
Thứ tư, phát triển KTTN chịu sự chi phối, tác động của nhiều yếu tố, trong
đó hệ thống quy luật KTTT và vai trò quản lý, định hướng của Nhà nước XHCN làquan trọng nhất quyết định đến quy mô, tốc độ, chất lượng phát triển của KTTN
Từ quan niệm của mình về KTTN và những luận giải về phát triển KTTN ở
trên, tác giả đưa ra quan niệm: Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành
phố Hà Nội là hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của các chủ thể nhằm tạo ra
sự sự gia tăng về số lượng, chất lượng và cơ cấu tổ chức của các hình thức tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và đất nước.
Trang 26Chủ thể phát triển phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố
Hà Nội đó là Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội vàmỗi người dân tại địa phương Đây là hoạt động có ý thức, thể hiện sự sáng tạo củachủ thể trong vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào từng điều kiện hoàncảnh cụ thể Đồng thời phản ánh sự chuyển biến tiến bộ trong đổi mới tư duy lãnhđạo và năng lực tổ chức thực tiễn của chủ thể nhằm tạo ra môi trường tâm lý và thểchế xã hội đồng thuận cho KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh phát triển
Đối tượng phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh được đề cập với
tư cách là quá trình phát triển của một một TPKT thông qua sự vận động biếnđổi theo chiều hướng tiến lên của các hình thức tổ chức KTTN, được xác định cả
về định tính, cả về định lượng và đặt trong mối quan hệ với sự phát triển chungcủa đời sống KT-XH trên địa bàn Huyện
Phương thức phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh là quá trình vừamang tính khách quan vừa mang tính chủ quan Sự vận động phát triển của KTTNtrên địa bàn Huyện không chỉ chịu sự tác động của hệ thống các quy luật kinh tếkhách quan, mà còn phụ thuộc vào tác động của nhân tố chủ quan, biểu hiện ở sựtác động có hướng đích của hệ thống cơ quan quản lý các cấp và sự nỗ lực của bảnthân các chủ thể KTTN; thông qua việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương củaĐảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển KT-XHcũng như phong tục tập quán, thể hiện ý chí, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyềncác cấp và nhân dân trên địa bàn Huyện
Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh vừa là mục đích trước mắt vừa
là nhiệm vụ lâu dài Trước hết là thực hiện thành công xóa đói giảm nghèo, khắcphục lạc hậu, phát triển LLSX để chuẩn bị tốt các tiền đề cho sự phát triển KTTNtrở thành lực lượng, phương tiện góp phần thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH và xâydựng, hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN
1.2.2 Nội dung phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Một là, tạo ra sự gia tăng về số lượng, quy mô các chủ thể KTTN trên địa bàn Huyện.
Trang 27Đây là phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều rộng, bằngcách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên,tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kĩ thuật như trước Trongđiều kiện một Huyện mới được sáp nhập vào Thủ đô, những tiềm năng kinh tếchưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việclàm thì phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều rộng là cần thiết
và có ý nghĩa quan trọng
Hộ cá thể, doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của KTTN, do vậy sốlượng hộ cá thể và các doanh nghiệp ngày càng nhiều chứng tỏ KTTN ngày càngphát triển Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh là phải có sự tăng trưởng,nghĩa là sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể và các doanh nghiệp trong
thành phần KTTN trên địa bàn Huyện Đây là một trong những tiêu chí quan trọng
để nghiên cứu đánh giá sự phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh
Quy mô của hộ cá thể, doanh nghiệp có thể hiểu là độ lớn của từng cơ sở
về vốn, lao động, trang thiết bị, mặt hàng, mặt bằng sản xuất kinh doanh… Pháttriển quy mô chính là làm cho các yếu tố này của từng hộ, doanh nghiệp lớn lên,phù hợp hơn Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, laođộng, trang thiết bị, mặt hàng, mặt bằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp yêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầuthị trường, đem lại lợi nhuận cho hộ, doanh nghiệp
Phát triển về số lượng hộ cá thể, doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên về
số lượng đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng hộ cá thể, doanhnghiệp hoạt động thực chất và ổn định; mặt khác sự tăng lên về số lượng đó phảiphù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội
Phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp cần được xem xétđánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu của thị trường trongnước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ công nghệ phù hợp với sự pháttriển nhanh chóng của khoa học- công nghệ trong nước và thế giới
Trang 28Sự phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp phải được kiểmchứng thông qua cạnh tranh, uy tín thương hiệu, nói cách khác chỉ tăng thêm sốlượng những doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiện cạnh tranh,hội nhập mới đánh giá đúng sự phát triển của KTTN.
Hai là, gia tăng về chất lượng (hiệu quả sản xuất kinh doanh, tỉ trọng đóng góp ) của các tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện
Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh không chỉ dừng lại ở việcphát triển kinh tế theo chiều rộng Bởi vì nó có những giới hạn, mang lại hiệuquả KT-XH thấp Phương hướng, nội dung mang tính cơ bản và lâu dài là phảiđồng thời phát triển kinh tế nhân trên địa bàn huyện Mê Linh theo chiều sâu Nóthể hiện ở chỗ, cùng với sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanhnghiệp, nội dung phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh còn phải gia tăngchất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh (mức tăng sản phẩm và thu nhập), tỉtrọng đóng góp của các tổ chức KTTN trên địa bàn Huyện Vừa dựa vào lựclượng lao động và tài sản cố định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kĩ thuật, côngnghệ và tăng năng suất lao động
Sự gia tăng về giá trị sản phẩm do KTTN tạo ra và tỉ trọng đóng góp củacác tổ chức KTTN vào nền kinh tế của Huyện chính là quá trình phát triển nội tạicủa KTTN dựa vào sự phát triển của LLSX Phát triển chủ yếu nhờ đổi mới thiết
bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sảnxuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhântài, vật lực hiện có
Biểu hiện ở các chỉ tiêu tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động,giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng chất xám,nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng thu nhập và đờisống người lao động; đồng thời, cũng là quá trình hoàn thiện về năng lực pháp lý
và thực lực kinh tế của các tổ chức KTTN, đáp ứng được các yêu cầu phát triểncủa nền KTTT định hướng XHCN Làm cho cơ cấu tổ chức của các tổ chức
Trang 29KTTN trên địa địa bàn Huyện ngày càng hoàn thiện từ thấp đến cao, đủ điềukiện, khả năng thực hiện các quy tắc, luật chơi của KTTT cũng như quy định củapháp luật hiện hành về KTTN.
Phát triển của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh thể hiện ở khả năngcạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các hàng hóa, dịch vụ của KTTN; biểu hiện
sự ủng hộ, lựa chọn của người tiêu dùng về các sản phẩm cùng loại do KTTNtrên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội thực hiện so với sản phẩm cónguồn gốc khác Qua đó, hình thành uy tín trong đời sống tâm lý xã hội và tạođược thương hiệu trong sản xuất kinh doanh mang phong cách điển hình củaKTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Nội dung này phản ánh sự tăng trưởng kinh tế toàn diện và sự đóng góp vàophát triển mặt xã hội của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội,thông qua những tiến bộ về thu nhập, hiệu quả, khả năng thực hiện các chính sách
an sinh xã hội đối với cộng đồng dân cư thông qua hoạt động của KTTN
Ba là, chuyển dịch cơ cấu KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh theo hướng tiến bộ, hiệu quả
Phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh không thể không kể đến sự mởrộng, tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực, ngành nghề và sự thay đổi về phân
bố theo từng khu vực, từng địa bàn, từng lĩnh vực, qua đó làm thay đổi về cơ cấu laođộng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu dân cư theo chiều hướng tích cực Thực chất là hình thức biểu hiện cụ thể trên thực tế về hoạt động của các tổ chứcKTTN, phản ánh sự ảnh hưởng của KTTN trong các lĩnh vực, các ngành kinh tế cũngnhư hiện diện của nó ở các địa bàn dân cư ở Mê Linh
Như vậy, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh có nội dung rấttoàn diện, là quá trình chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, hợp lý cả về sốlượng, chất lượng và cơ cấu của KTTN trên địa bàn Huyện Tăng lên về sốlượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng các doanh nghiêp, quy môdoanh nghiệp được mở rộng, lao động tăng lên, mặt bằng sản xuất kinh doanh
Trang 30được mở rộng, máy móc thiết bị được đầu tư Tăng lên về chất là tăng về hiệuquả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản lý được nâng lên, trình độsản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới, thị trường không ngừng được
mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế của khu vực KTTN trên địa bàn huyện
Mê Linh ngày càng tăng lên
Ngoài những nội dung trên, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linhcòn có thể được hiểu là sự thay đổi về cơ chế quản lý, phát triển LLSX, phâncông lao động, hoàn thiện QHSX, hội nhập thị trường trong nước và quốc tế
Do mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cậpnhững nội dung cơ bản do quá trình vận động nội tại của KTTN dưới tác độngcủa hệ thống quy luật KTTT, các nhân tố định hướng XHCN và đặc thù địaphương như trên
1.2.3 Vai trò của phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
Một là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh góp phần huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn của các tầng lớp nhân dân đầu tư vào sản xuất Vốn đầu tư của KTTN đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương.
Với ưu thế là suất đầu tư thấp, quy mô vừa và nhỏ, uyển chuyển trong chuyểnđổi hướng kinh doanh, quản lý gọn nhẹ, KTTN rất có ưu thế trong tận dụng cácnguồn lực sẵn có của địa phương: lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ,công nghệ truyền thống… để phát triển sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dântrên địa bàn Những nguồn vật chất, công nghệ này tuy phân tán trong Huyệnnhưng lại rất đa dạng, phong phú và hầu như chưa được khai thác đúng mức hoặcchưa sử dụng một cách hiệu quả trong thời kỳ bao cấp Chẳng hạn, ở hầu hết cácvùng trong Huyện đều có sẵn các nguyên liệu cho đan lát, làm gạch ngói và vật liệuxây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm, chế tạo đồ dùng gia đình
Trang 31Thực tế cho thấy, nếu chỉ để khu vực kinh tế của nhà nước ở địa phương khaithác, thì không thể tận dụng tốt nguồn tài nguyên phân tán và đa dạng này Do vậy,
sự đảm nhận của KTTN trong lĩnh vực này là rất có hiệu quả Bản thân các chủthể KTTN, với tổ chức và bộ máy của chính họ, do họ có toàn quyền quyết địnhmọi vấn đề về kinh doanh, cho nên họ thường ra quyết định rất nhanh chóng Đây
là yếu tố thời cơ, tạo nên sự năng động, thành công của KTTN, góp phần khai tháctối đa nguồn lực tài nguyên thiên nhiên và công nghệ trong Huyện Vấn đề đặt ra
là chính quyền địa phương cần có những chính sách thích hợp để vừa khuyếnkhích khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên liệu và tài nguyên tại chỗ, vừaquản lý được các tài nguyên phục vụ mục tiêu phát triển bền vững và cân bằngsinh thái ở địa phương
Hai là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng CNH, HĐH Tăng thu ngân sách, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn.
Để đánh giá đúng được sự phát triển của KTTN trên địa bàn huyện MêLinh, một tiêu chí quan trọng không thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sảnxuất kinh doanh mà kết quả cuối cùng là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuậndoanh nghiệp và tổng sản phẩm trong nước đóng góp, nghĩa vụ về thuế củadoanh nghiệp đối với Nhà nước
Giá trị sản xuất cuối cùng được thể hiện bằng doanh thu Một phần doanhnghiệp sẽ thu về cho mình, tiếp tục tái đầu tư, một phần khác doanh nghiệp đónggóp cho Nhà nước theo một tỷ lệ quy định, đó là thuế Tỷ lệ đóng thuế cho Nhànước hằng năm phản ánh cụ thể con số thực chất trên góc độ tài chính mà doanhnghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương Doanh nghiệpđóng thuế càng nhiều chứng tỏ làm ăn có hiệu quả, thể hiện sự lớn mạnh và pháttriển của KTTN trên địa bàn
Trang 32Trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực về tài nguyên, tiền vốn,nhân lực, KTTN trong Huyện sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địaphương theo hướng năng động, hiệu quả, sản xuất và bán cái mà thị trường, xã hộicần Đổi mới kinh tế và dân chủ hoá đời sống KT-XH địa phương theo tinh thầncác Nghị quyết cuả Đảng và Pháp luật của Nhà nước từ Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ VI đến nay đã trở thành điều kiện, tiền đề quan trọng cho KTTN phát huysức mạnh và tiềm lực của mình, để cùng hợp tác và cạnh tranh với các TPKTtrong nền kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN.
Sự phát triển của KTTN trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trên địa bànhuyện Mê Linh hiện nay góp phần giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồnlực bên trong và bên ngoài, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđịa phương Đây cũng là đòi hỏi của thực tiễn, của quá trình phát triển LLSX,củng cố và hoàn thiện một bước QHSX mới từng bước làm cho QHSX ở nước tangày càng phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX
Ba là, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương.
Ngoài các đóng góp trực tiếp qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và các chỉtiêu tài chính ở trên, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh nói chung haycủa các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này trên địa bàn nói riêng còn đượcthể hiện thông qua các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, thu hút lao động địa phươngvào làm việc, vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựngcác công trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương Góp phần tích cực thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sựphát triển của KTTN đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thế bố trí chiếnlược và thế trận quốc phòng toàn dân Sự phát triển của KTTN trên địa bàn huyệnlàm cho sức dân ngày càng mạnh, lòng dân phấn khởi, chính trị ổn định; đó là cơ sở
Trang 33vững chắc về chính trị- tinh thần trong khu vực phòng thủ Huyện, Tỉnh Mặt khác sựphát triển của KTTN đã góp phần phân bố lại dân cư, lao động đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế và yêu cầu xây dựng thế quốc phòng toàn dân Sự phân bố ấy, nếu hợp lý
sẽ khắc phục được những điểm trống, điểm trắng về dân số, tạo ra lực lượng lao động
và chiến đấu tại chỗ, góp phần xây dựng thế bố trí hậu phương chiến lược, căn cứ hậucần chiến đấu chiến lược và tại chỗ của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Toàn
bộ các cơ sở sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, các phương tiện vận tải,thông tin liên lạc của KTTN nhất là của các doanh nghiệp trong Huyện có thể sẽ trởthành các cơ sở vật chất phục vụ quân sự nếu chiến tranh xảy ra
Như vậy, phát triển KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nộikhông chỉ là phát triển một trong những động lực quan trọng của kinh tế địaphương mà còn là phương tiện để thực hiện mục tiêu, chương trình phát triển KT-
XH của Huyện Thời gian tới, cùng với quá trình triển khai thực hiện kết luận củaBan bí thư về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiệnphát triển KTTN, những định hướng chiến lược phát triển KTTN do Đại hội XI xácđịnh và quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân cũng như sự năng động củaKTTN thì vai trò của KTTN trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội càngđược phát huy trong đời sống KT-XH của Huyện
1.3 Khảo sát kinh nghiệm và bài học cho phát triển kinh tế tư nhân
trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
1.3.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của một số địa phương trong nước
* Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang dẫn đầu cả nước về phát triển KTTN.năm 2004, thành phố có trên 33.198 DNTN (chiếm 39,5% tổng số DNTN trong
cả nước – năm 2004 cả nước có 84.003 DNTN) đặc biệt là có 276.000 hé, kinhdoanh hoạt động trong các ngành thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp,nông nghiệp, xây dựng và vận tải
Trang 34KTTN của thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vựcthương mại, dịch vụ chiếm 73,7%, trong khi công nghiệp chiếm 14,1%, xâydựng chiếm 8,5%, vận tải chiếm 2,03%, nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 2,1% Tỉtrọng đóng góp của KTTN hàng năm chiếm khoảng 35% GDP của thành phố và
có xu hướng ngày càng tăng lên, đã thu hút 76,5% trong tổng số hơn 2,5 triệu laođộng đang làm việc trong thành phố
Những kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển KTTN nóichung và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại những năm qua là:
- Đã kịp thời xây dựng chính sách và thực thi các giải pháp nhằm tạo môitrường kinh doanh thuận lợi cho việc thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanhcủa KTTN Như hỗ trợ vốn, đài tạo, thông tin, tư vấn kỹ thuật… Thủ tục đăng kýkinh doanh được đơn giản, đăng ký kinh doanh được tiến hành qua mạnginternet và đầu mối đăng ký duy nhất là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố HồChí Minh phân cấp mạnh quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp khu vựcKTTN, theo đó các quận, huyện quản lý sau đăng ký kinh doanh; doanh nghiệpđóng trên địa bàn huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động cho cácquận, huyện theo quy định
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các doanh nghiệp trên địabàn đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp chủlực giai đoạn 2003-2005 Theo chương trình này các doanh nghiệp sẽ được hỗtrợ về nhiều mặt, như hỗ trợ về vốn, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, hỗ trợ việcđăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, xúc tiến thương mại, xây dựng và ápdụng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý chất lượng tiên tiến
Ngoài việc hỗ trợ đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm trong nước, mỗidoanh nghiệp sẽ được thành phố hỗ trợ đăng ký ít nhất một sản phẩm ở nước ngoài.Bên cạnh đó thành phố còn có các chính sách như quảng bá các sản phẩm chủ lực vàxây dựng biểu tượng các sản phẩm chủ lực, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng như miễn giảm thuế từ 20-30% cho các dự án có tính khả thi cao…
Trang 35- Thành phố thành lập Hiệp hội Công thương, hội viên chủ yếu là chủ doanhnghiệp Hiệp hội Công thương là một tổ chức liên hiệp các hội ngành nghề (thànhphố có 12 hộ ngành nghề, thành viên như: Hội Điện tử- Công nghệ viễn thông, HộiDoanh nghiệp xây dựng, Hội Cơ khí, Câu lạc bộ nữ Doanh nghiệp vv…), tập hợpcác doanh nghiệp Hiệp hội có chức năng đại diện quyền lợi và bảo vệ quyền lợicho hội viên, tư vấn cho Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp, mở các khoá đào tạo, tổchức hội thảo, tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, tổ chức triển lãm hội chợ,
phối hợp thực hiện các “đơn đặt hàng”, tổ chức hoạt động liên kết, môi giới góp
phần gắn kết các doanh nghiệp thành viên
- Bước đầu cải tiến thủ tục thuê đất theo hướng đơn giản hoá nhằm tạo điềukiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp Đầu tư xây dựngkết cấu hạ tầng gồm khu công nghiệp, khu chế xuất cho các doanh nghiệp, kể cảDNTN thuê với giá cả phù hợp Trong nông nghiệp, chính quyền thành phố chú ýđến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân,khuyến khích phát triển kinh tế trang trại…
Bên cạnh đó thành phố Hồ Chí Minh còn giúp các nhà đầu tư những kiếnthức cần thiết trong khởi sự doanh nghiệp, tiến hành các sinh hoạt xã hội nhằmtôn vinh các chủ doanh nghiệp trẻ làm ăn có hiệu quả, coi họ là những chiến sĩtiên phong trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước
* Kinh nghiệm phát triển KTTN của tỉnh Nghệ An
Nghệ An có điểm xuất phát tương đối thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của sảnxuất nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển Do ở xa các cực phát triển kinh tế củaquốc gia, lại là một tỉnh nghèo nên mặc dù Nghệ An có đủ các các yếu tố để pháttriển kinh tế như: lao động, biển, rừng, tài nguyên khoáng sản, đồng bằng, hệthống sông ngòi nhưng vẫn còn ở dạng tiềm năng, sơ khai mới bắt đầu khámphá Chính những đòi hỏi và yêu cầu khách quan phát triển KT-XH quy định sựphát triển KTTN ở Nghệ An Dưới tác động của hệ thống quy luật kinh tế, sựquan tâm định hướng phát triển của lãnh đạo, chính quyền địa phương, KTTN ởNghệ An đã có những phát triển đáng kể về LLSX, năng lực cạnh tranh, hoàn
Trang 36thiện cơ cấu tổ chức quản lý, xây dựng thương hiệu, gia nhập thị trường; sốlượng, quy mô, tỉ trọng đóng góp của KTTN trong cơ cấu KT-XH hội tỉnh Nghệ
An ngày càng tăng Từ 507,2 tỷ đồng chiếm 32% của năm 2005 lên 1.890 tỷđồng chiếm 37.8% năm 2010 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của KTTNtăng từ 40,6% năm 2004 lên 50,83% năm 2009, giá trị bán lẻ hàng hóa và doanhthu dịch vụ tăng từ 6.527.135 triệu đồng năm 2004 lên 15.986.625 triệu đồngnăm 2009 làm cho tỷ trọng về giá trị trong cơ cấu GDP của KTTN ngày càngtăng từ 26,9 % năm 2001 lên 52,8% năm 2009 [56]
Những kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An trong phát triển KTTN những nămqua là:
- Đặt lên hàng đầu việc chuyển biến, nâng cao nhận thức về KTTN trongđời sống KT-XH ở Nghệ An Biểu hiện đầu tiên của nội dung này là tinh thần,thái độ trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp trong việc quán triệt nghị quyết,đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và luật pháp của Nhà nước vềKTTN đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong Tỉnh kịp thời và hiệu quả Dovậy, nhận thức về KTTN có sự chuyển biến tích cực trong đời sống tinh thần củacán bộ, đảng viên và nhân dân Qua đó, vai trò vị trí của KTTN ngày càng đượcđánh giá rõ ràng hơn; tạo ra môi trường tâm lý và thể chế xã hội ngày càng độngthuận cho sự phát triển KTTN Sự tồn tại, phát triển vượt bậc về số lượng, chấtlượng, quy mô, tỷ trọng đóng góp của KTTN trong cơ cấu KT-XH của Tỉnh đãchứng minh quá trình chuyến biến tiến bộ về nhận thức đối với KTTN trong đờisống tinh thần ở Nghệ An
- Quan tâm hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và thể chế hoạt động của các tổchức KTTN Đây là kết quả của việc phát triển LLSX trong quá trình phát triểnKTTN, trước đây các tổ chức KTTN chỉ sản xuất tự phát, mang tính mùa vụ thìnay đã chú trọng đến vấn đề kế hoạch mang tính lâu dài Không dừng lại ở đó,các tổ chức KTTN không ngừng mở rộng và xâm nhập thị trường trong Tỉnh,trong nước và khu vực
- Chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng xâm nhập thị trường và
Trang 37quảng bá xây dựng thương hiệu của các tổ chức KTTN Tuy Nghệ An là một thị
trường nhỏ bé, thu nhập dân cư thấp, sức tiêu thụ hàng hóa dịch vụ không caonhưng không phải vì thế mà không có sự cạnh tranh trong quá trình phát triển củaKTTN Năng lực cạnh tranh của các tổ chức KTTN được biểu hiện thông qua việcnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng sản phẩm
* Kinh nghiệm phát triển KTTN của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc được xếp là một trong những tỉnh nghèo của cả nước Tháng11/1997, Đại hội Đảng bộ lần thứ XII tiến hành sau 10 tháng tái lập tỉnh đã nhậnđịnh:"Vĩnh Phúc là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế đang còn ở mứcthấp, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, công nghiệp nhỏ bé, thu nhập tính theo đầungười còn thấp xa so với bình quân chung của cả nước" Khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc,
tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP là 12%, trong đó công nghiệp quốcdoanh ở địa phương chỉ chiếm 2,1% trong ngành này
Thời gian qua, xét dưới góc độ tổng cung, KTTN đã cung cấp cho tỉnh mộtkhối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của sảnxuất và đời sống xã hội Xét dưới góc độ tổng cầu, sự phát triển của KTTN trênđịa bàn tỉnh đã làm tăng cả cầu tiêu dùng cho cá nhân và cầu cho tiêu dùng sảnxuất, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương “kích cầu” của chính phủ Trên
cơ sở đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đóng góp của KTTN vào nền kinh tếcủa tỉnh tăng lên một cách vững chắc Năm 2000, trong tổng giá trị sản xuất trênđịa bàn tỉnh, KTTN đóng góp hơn 11% (954,4 tỷ đồng/8420,3 tỷ đồng) thì năm
Trang 38dựng có tốc độ tăng nhanh nhất, đạt bình quân là 75,7% Giá trị sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp tăng bình quân là 5,8%/ năm, sản lượng lương thực bình quân35,6 vạn tấn/ năm, riêng năm 2000 đạt 40,2 vạn tấn; trong đó giá trị sản xuất doKTTN tạo ra chiếm đến 85,5% giá trị sản xuất của toàn ngành nông, lâm, ngưnghiệp của tỉnh, các doanh nghiệp Nhà nước và hợp tác xã chỉ làm chức năng dịch
vụ cho kinh tế hộ là chính Năm 2001 sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăngcao với tổng giá trị đạt 6094 tỷ đồng, tăng 14,2% so với năm 2000; giá trị côngnghiệp ngoài quốc doanh tăng 68% (tăng cao nhất từ trước đến nay) Điều đángchú ý là do công nghiệp ngoài quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư của nướcngoài phát triển mạnh, nên thu ngân sách của địa phương tăng đột biến (gấp 2lần), từ hơn 800 tỷ đồng năm 2001 lên hơn 1600 tỷ đồng năm 2002 [57]
Các mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được chú ý nhân rộng; cơ cấusản xuất, cây trồng, vật nuôi và mùa vụ của tỉnh đã chuyển dịch tích cực theohướng sản xuất hàng hóa; Nhiều cơ sở KTTN với những giống cây trồng, vật nuôi
có năng suất, chất lượng cao, có hiệu quả kinh tế, được thị trường ưa chuộng như:Susu, bí đỏ, thanh long ruột đỏ, dưa chuột, lợn siêu nạc, gà đẻ, bò sữa,… Giá trịthu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác toàn tỉnh tăng từ 70 triệu đồng/ha năm
2009 lên 120 triệu đồng/ha năm 2012 Thu nhập bình quân đầu người thuộc thànhphần KTTN trong nông nghiệp tăng từ 17 triệu đồng năm 2011 lên trên 27 triệuđồng/người năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 1,5 – 2% [57]
Những kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc trong phát triển KTTN những nămqua là: ở chỗ, trên cơ sở chủ trương chung của cả nước, tỉnh Vĩnh Phúc đã quantâm tạo điều kiện và có nhiều nỗ lực trong phát triển KTTN, coi đó là một trongnhững trọng tâm của công cuộc đổi mới, bảo đảm cho kinh tế tăng trưởng và pháttriển bền vững Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp tích cực pháthuy nội lực, huy động mọi TPKT, mọi người, trong đó có thành phần KTTN thamgia phát triển KT-XH, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, phồn vinh Đặc biệt gầnđây, Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ra Nghị quyết: "Về việc quy định chính
Trang 39sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh", các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất củaTrung ương, của tỉnh được triển khai kịp thời, sâu rộng; toàn tỉnh đã cứng hóa84% đường trục xã, 80,2% đường trục thôn, xóm; 24,5% đường giao thông nộiđồng; kiên cố hóa 113 km kênh mương nội đồng; 100% số xã có lưới điện quốcgia với tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đạt 98% Mạng lưới chợ nôngthôn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hànghóa, mở rộng thị trường và phục vụ đời sống nhân dân Trong 3 năm, Vĩnh Phúc
có thêm 81 trường đạt chuẩn Quốc gia, xây mới 935 phòng học kiên cố; tỷ lệ họcsinh tốt nghiệp trung học cơ sở, bổ túc, học nghề đạt 92% Công tác y tế, chăm sócsức khỏe ban đầu cho cán bộ, nhân dân được quan tâm, tỷ lệ người dân tham giađóng bảo hiểm y tế đạt 61,5% tạo điều kiện thuận lợi để khơi dậy năng lực pháttriển kinh tế ở địa phương, trong đó đã khuyến khích KTTN phát triển [57]
* Kinh nghiệm phát triển KTTN của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương
Kim Thành là huyện đồng bằng, nằm ở phía Đông của tỉnh Hải Dương,trung tâm đồng bằng Bắc bộ, cách trung tâm thành phố Hải Dương 20 Km, cáchthủ đô Hà Nội 80 Km về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 24 Km về phíađông Tính đến nay đã có 1471 hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phầnKTTN đăng ký kinh doanh hoạt động tại huyện Kim Thành Trong đó: Hộ cá thểchiếm 94,83%; DNTN chiếm 2,58%; Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm2,18%; công ty cổ phần chiếm 0,41%
Số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN có sự giatăng mạnh từ năm 2001 trở lại đây, số lượng doanh nghiệp và hộ cá thể đăng kýthành lập đã tăng lên 4,7 lần, trung bình mỗi năm có 173 cơ sở mới đăng kýthành lập So với số đăng ký, số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộcthành phần KTTN đang hoạt động chiếm 81,71 %
Trong số các đơn vị thuộc thành phần KTTN đi vào hoạt động thì hộ cá thểvẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, với 94,34%; DNTN chiếm 2,91%; công ty trách nhiệm hữuhạn chiếm 2,33; công ty cổ phần có chiếm 0,42% Số hộ cá thể phát triển ở hầu khắp
Trang 40các xã, thị trấn trong huyện, tập trung ở các xã nằm trên hai tuyến đường là Quốc lộ
số 5 và tỉnh lộ 188 chiếm tới 68% tổng số hộ cá thể trên địa bàn [41]
Số hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN đăng ký kinh doanh
và đi vào hoạt động phản ánh đúng trình độ phát triển LLSX của địa phương, khẳngđịnh vai trò quan trọng của hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp
Trong những năm qua, KTTN tại huyện Kim Thành có những bước pháttriển nhanh, không ngừng lớn mạnh về quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanhtừng bước được đa dạng, ngày càng có những đóng góp quan trọng cho sự pháttriển kinh tế của huyện và của tỉnh Hải Dương
Ngành nghề kinh doanh của thành phần KTTN có sự chuyển dịch theohướng công nghiệp hóa, gia tăng các ngành công nghiệp, dịch vụ Điều này phùhợp với chủ trương phát triển kinh tế của huyện: Khu vực sản xuất có 366 cơ sở;Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ có 690 cơ sở, chiếm 57% so với tổng số cơ
sở thuộc thành phần KTTN Lĩnh vực vận tải với 64 cơ sở, chiếm 5,32%; Ngoài
ra còn một số cơ sở thuộc các ngành khác như tài chính, tín dụng, văn hóa thểthao…với 81 cơ sở, chiếm 6,74 %
Tổng nộp ngân sách của KTTN tính đến năm 2007 đạt 11327 triệu đồng,chiếm 12,8% tổng thu ngân sách trên địa bàn Trong đó tổng nộp ngân sách của hộ
cá thể là 2494,8 triệu đồng, chiếm 22,02%; nộp ngân sách của DNTN là 2390,5triệu đồng, chiếm 21,1%; của Công ty trách nhiệm hữu hạn là 4880,4 triệu đồng,chiếm 43, 09%; công ty cổ phần là 1561,5 triệu đồng, chiếm 13,79% [41]
Tình hình nộp ngân sách của KTTN tăng liên tục từ năm 2000 đến nay,chứng tỏ sự phát triển ổn định của khu vực này cũng như những đóng góp vô cùngquan trọng cho sự phát triển kinh tế của huyện Kim Thành
Những kinh nghiệm của huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương trong pháttriển KTTN những năm qua là:
- Coi trọng việc hoàn thiện nội dung và phương thức quản lý Nhà nướcđối với thành phần KTTN