1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cải cách ngân hàng, những cải cách Việt Nam đã thực hiện được, và kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng của các nước gần gũi với Việt Nam

29 467 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 128,5 KB

Nội dung

Hiện nay, sự phát triển của hệ thống tài chính đóng vai trò như một yếu tố đầu vào đối với sự tăng trưởng kinh tế. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả sẽ thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫn vốn từ những người có tiết kiệm tới những người có nhu cầu về vốn. Trong hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại là mạch máu quan trọng. Không thể nói đến một nền kinh tế mạnh với một hệ thống ngân hàng yếu kém và ngược lại. Trong những thập kỷ qua, nhiều nước công nghiệp, chuyển đổi và đang phát triển đã từng gặp phải những vấn đề của hệ thống ngân hàng. Các vấn đề này thường gắn liền với những cuộc khủng hoảng kinh tế vĩ mô. Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ trong khu vực mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệ thống ngân hàng yếu kém và mắc nhiều sai lầm. Việt Nam tuy không bị khủng hoảng nhưng cũng bị ảnh hưởng mạnh, qua đó hệ thống ngân hàng đã bộc lộ những nhược điểm vốn có. Cải cách ngân hàng, do đó, đóng một vai trò lớn trong cải cách hệ thống tài chính nói riêng cũng như phục hồi nền kinh tế nói chung. Các chính phủ, trong đó có chính phủ Việt Nam đã nhận thấy điều này và đang tập trung tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng. Bài thảo luận này gồm 3 phần: đó là những vấn đề cơ bản về cải cách ngân hàng, những cải cách Việt Nam đã thực hiện được, và kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng của các nước gần gũi với Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Hiện nay, sự phát triển của hệ thống tài chính đóng vai trò như mộtyếu tố đầu vào đối với sự tăng trưởng kinh tế Một hệ thống tài chính hoạtđộng có hiệu quả sẽ thực hiện chức năng kinh tế nòng cốt trong việc dẫnvốn từ những người có tiết kiệm tới những người có nhu cầu về vốn

Trong hệ thống tài chính, các ngân hàng thương mại là mạch máuquan trọng Không thể nói đến một nền kinh tế mạnh với một hệ thốngngân hàng yếu kém và ngược lại Trong những thập kỷ qua, nhiều nướccông nghiệp, chuyển đổi và đang phát triển đã từng gặp phải những vấn đềcủa hệ thống ngân hàng Các vấn đề này thường gắn liền với những cuộckhủng hoảng kinh tế vĩ mô Gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ trong khu vực mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do hệthống ngân hàng yếu kém và mắc nhiều sai lầm Việt Nam tuy không bịkhủng hoảng nhưng cũng bị ảnh hưởng mạnh, qua đó hệ thống ngân hàng

đã bộc lộ những nhược điểm vốn có

Cải cách ngân hàng, do đó, đóng một vai trò lớn trong cải cách hệthống tài chính nói riêng cũng như phục hồi nền kinh tế nói chung Cácchính phủ, trong đó có chính phủ Việt Nam đã nhận thấy điều này và đangtập trung tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng Bài thảo luận này gồm 3phần: đó là những vấn đề cơ bản về cải cách ngân hàng, những cải cáchViệt Nam đã thực hiện được, và kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàngcủa các nước gần gũi với Việt Nam sau cuộc khủng hoảng tài chính vừaqua, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo của thầygiáo: thạc sỹ Đào Hùng đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu Emcũng xin chân thành cảm ơn thư viện nhà trường đã cung cấp tư liệu chobài viết

Trang 2

Chương I: Những vấn đề cơ bản về cải cách

hệ thống ngân hàng

1 Vai trò của hệ thống ngân hàng

Trong hệ thống tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng Ngânhàng là tổ chức tài chính nhận tiền gửi và cho vay tiền Thuật ngữ các ngânhàng (banks) bao gồm những hãng như các ngân hàng thương mại, cáccông ty tiết kiệm và cho vay, các ngân hàng tiết kiệm tương trợ và các liênhiệp tín dụng Các ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứutiền tệ vì:

-Ngân hàng là một cầu nối giữa những người muốn tiết kiệm vànhững người muốn đầu tư

-Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định số lượng tiềntrong nền kinh tế

-Ngân hàng đã là một nguồn tạo ra đổi mới tài chính nhanh chóngthường xuyên mở rộng các cách cho chúng ta có thể đầu tư tiền tiết kiệmcủa mình

Trung gian tài chính

Nếu bạn muốn cho một công ty vay tiền, bạn sẽ không đến gặp thẳngcác chủ tịch công ty đó để cho họ vay Hầu hết chúng ta cho những công tynhư vậy vay tiền qua những người đững giữa, được gọi là các trung gian tàichính: các tổ chức như ngân hàng thương mại, công ty tiết kiệm và chovya, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, liên hiệp tín dụng, công ty bảo hiểm,quỹ tương trợ, quỹ trợ cấp và những công ty tài chính, những trung giannày vay vốn của những người đã tiết kiệm được tiền, rồi ngược lại, chonhững người khác vay

Trang 3

Ngân hàng là trung gian tài chính mà một người bình thường thườngxuyên giao dịch nhât Khi một người cần vay một món tiền để mua nhà hay

xe hơi, hay phát triển sản xuất hộ gia đình, người này thường vay từ mộtngân hàng địa phương, đặc biệt là ngân hàng phát triển

Trung gian tài chính là một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế

vì rằng nó khơi nguồn vốn từ những người có thể vì lý do gì đó không dùng

nó một cách sinh lợi sang những người có ý muốn dùng nó để sinh lợi.Theo cách này, những trung gian tài chính có thể giúp thúc đẩy nền kinh tếnăng động và hiệu quả hơn Lý do là ở chỗ: có những chi phí thông tin vàchi phí giao dịch lớn trong nền kinh tế Khi có các trung gian tài chínhtham gia vào nền kinh tế, những chi phí này giảm xuống đáng kể

Tiết kiệm do quy mô: một giải pháp cho vấn đề chi phí giao dịch cao

là góp những vốn muốn cho vay của nhiều nhà đầu tư với nhau, do vậy, họ

có thể thu được lợi ích nhờ phương pháp tiết kiệm do quy mô Nhờ gộp cácvốn của những nhà đầu tư lại với nhau, chi phí giao dịch cho mỗi cá nhânnhà đầu tư nhỏ hơn nhiều, tổng chi phí của việc thực hiện một giao dịchtrong thị trường tài chính tăng lên chỉ một chút ít khi quy mô giao dịchtăng

Mở rộng hiểu biết để giảm các phí giao dịch: Những trung gian tài

chính cũng xuất hiện bởi vị họ có khả năng tốt hơn để mở rộng hiều biếtnhằm hạ thấp chi phí giao dịch Các ngân hàng trở thành những chuyên gialành nghề vì tiếp thu được những kiến thức pháp lý thích hợp, do đó họ cóthể không tốn kém gì mà vẫn viết được hợp đồng vay chặt chẽ

Hoạt động ngân hàng và lượng tiền cung ứng

Các ngân hàng đóng một vai trò đáng kể trong việc tạo ra tiền, khôngphải vì việc in những tờ tín phiếu, mà do việc cho vay: những khoản tiềncho vay của ngân hàng tạo ra những khoản tiền gửi ở dạng tài khoản séc,một thành phần của tiền tệ Bằng hoạt động của mình, ngân hàng tạo ra sốnhân tiền và qua đó làm thay đổi lượng tiền cung ứng

Đổi mới về tài chính

Trang 4

Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, ngày nay những khoảntiền nhỏ cũng có đem gửi tiết kiệm với một lãi suất cao hơn trước Các tổchức tài chính liên tục sáng tạo ra các cách đưa được lợi nhuận lên cao Những thay đổi nhanh chóng đó trong hệ thống ngân hàng làm cho nhữngđiều lệ áp dụng do chính phủ đưa ra trở thành lỗi thời, tác hại đến sự lànhmạnh của hệ thống tài chính Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ cũng tiềm

ẩn trong lòng các ngân hàng nguy cơ xảy ra các cuộc khủng hoảng

2 Hệ thống ngân hàng bị trục trặc như thế nào

Quá trình phát triển kinh tế trong những thập niên gần đây của cácquốc gia trên thế giới cho thấy rằng việc phát triển kinh tế nhanh hay chậm,thậm chí bị suy thoái nền kinh tế đều phụ thuộc rất nhiều vào chính sáchcũng như cơ cấu hệ thống tài chính ở mỗi nước Bài học thực tiễn từ cuộckhủng hoảng kinh tế ở châu Mỹ Latinh năm 1994 và ở Đông Nam Á mớiđây, là hồi chuông cảnh báo rằng hệ thống tài chính và chính sách tài chính

ở các nước này hoạt động thiếu hiệu quả và kém linh hoạt trước những biếnđộng của thị trường Xem xét nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng, cóthể thấy hệ thống ngân hàng gặp phải khó khăn do những nguyên nhân sau:

a) Sự bất cập trong chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ.

Các chính phủ thường đưa ra một chính sách tỷ giá được điều hànhmột cách chậm trễ và cứng nhắc Các Ngân hàng Trung ương giữ đồng nội

tệ của mình ổn định theo ngoại tệ mạnh của nhóm G7, đặc biệt Thái Lan đãneo giá đồng bạt hàng chục năm theo USD Do đó nguồn vốn nước ngoài

đổ xô vào qua tất cả các kênh Bên cạnh đó, chính sách lãi suất được duy trìcao tạo ra chênh lệch lãi suất nội tệ với USD làm những người đi vay tăngcường vay nóng USD (với lãi suất thấp) và chuyển sang nội tệ (với lãi suấtcao) để hưởng lợi Do đó, giá trị tài sản và cổ phiếu tăng lên, tạo ra một nền

“kinh tế ảo” Khi xảy ra một sự biến đổi về giá trị đồng USD dù nhỏ cũng

có thể gây hỗn loạn cho đồng nội tệ do sự cứng nhắc này Sức cạnh tranhhàng xuất khẩu giảm, tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, giá trị tài sản thế

Trang 5

chấp hạ xuống Các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn Nền kinh tế bị đẩy đến sựhoảng loạn.

Sự can thiệp sâu vào nền kinh tế của chính phủ thông qua các chínhsách có định hướng và bảo hộ kéo dài khiến thị trường bị ảnh hưởng bởinhững yếu tố cứng nhắc và bị bóp méo, làm giảm hiệu quả chung Cácngân hàng thường được chỉ đạo phải cung cấp tín dụng trợ cấp cho nhữngkhu vực hoặc lĩnh vực được ưu đãi Những công ty ở lĩnh vực ưu tiên lạithường không có khả năng sinh lời, thường chiếm một tỷ lệ lớn vốn khêđọng Thủ tục luật pháp không đủ gây áp lực để buộc con nợ phải thanhtoán số nợ của mình Chính phủ lại dành quá ít sự quan tâm đến sự tậptrung rủi ro, chất lượng của các luồng thông tin, sự đầy đủ của hệ thốngluật pháp và bản chất của môi trường pháp lý

b) Sai lầm của các nhà đầu tư trong nước

Do chỉ đơn thuần tính đến những nhân tố kinh doanh trong quá khứ(sức mua thị trường, tỷ giá ổn định ), các doanh nghiệp sẵn sàng vaynhững khoản tín dụng ngắn hạn khổng lồ để đầu tư vào các dự án hiệu quảkinh tế thấp Số nợ của các doanh nghiệp vượt quá tổng số vốn của bảnthân doanh nghiệp tới 200- 400% Các doanh nghiệp lại đưa ra các quyếtđịnh đầu tư sai, đầu tư quá nhiều vào bất động sản, nhiều công trình phôtrương, kém hiệu quả, có tính đầu cơ, bị chôn vốn dẫn đến mất khả năngthanh toán, gây ra khủng hoảng thanh toán lan truyền toàn bộ nền kinh tế

xã hội

c) Năng lực quản lý và điều hành trong mỗi ngân hàng còn yếu kém.

-Quản lý chuyên môn kém: Các chính sách cho vay tồi là dạng quản

lý chuyên môn yếu kém chung nhất và thường là hậu quả cuả việc kiểmsoát nội bộ không hiệu quả, của những phân tích tín dụng không thích đánghoặc của những sức ép chính trị Chính sách cho vay tồi thường dẫn đếntập trung rủi ro quá mức- kết quả của việc tập trung với tỷ lệ cao các khoảnvay cho một khách hàng hay một khu vực hoặc ngành kinh doanh cụ thể

Trang 6

nào đó Các ngân hàng đôi khi cho những công ty có quan hệ hay chochính những nhà quản lý của mình vay quá mức Sự không tương xứnggiữa tài sản có và tài sản nợ về loại tiền, lãi suất, hay thời hạn trả nợ là mộtdạng thông thường khác của sự yếu kém trong quản lý chuyên môn.

-Che giấu việc quản lý tồi: Khi một ngân hàng bị thua lỗ, các nhàngân hàng có thể cố gắng che giấu những thua lỗ trước kia cũng như hiệnnay Có nhiều cách để thực hiện việc này Để tránh báo động cho các cổđông về những khó khăn, các nhà ngân hàng thường giữ cho lãi cổ phầnkhông đổi mặc dù thu nhập giảm đi Và để giữ cho lãi cổ phần tăng lên, cácchủ ngân hàng có thể chỉ dành cho các quỹ dự phòng thất thoát một phầntrích từ thu nhập nhỏ hơn, làm mất đi sự tương xứng của mức vốn Nếumức lãi cổ phần được yêu cầu vượt quá lợi nhuận, các chủ nhà băng có thểdùng các biện pháp kế toán để làm tăng lợi nhuận ròng trên giấy Bằng việclập lại kế hoạch trả nợ các khoản vay, các nhà ngân hàng có thể phân loạinhững khoản nợ khó đòi thành những món nợ chất lượng tốt và như vậytránh được việc phải trích lập quỹ dự phòng Việc nhập các khoản lãi chưatrả vào gốc làm nâng lợi nhuận lên thông qua việc tăng thêm số thu nhậptrên giấy tờ Việc báo cáo thu nhập có thể được thực hiện trước và việc ghichép chi phí hoãn lại sau

-Quản lý một cách liều lĩnh: Khi thua lỗ quá lớn, không thể che đậybằng những biện pháp kế toán, các ngân hàng có thể áp dụng các chiếnlược liều lĩnh hơn: cho những dự án rủi ro vay với lãi suất cao hơn, đầu cơtrên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Khi luồng tiền mặttrở nên khó khăn, ngân hàng có thể đưa ra lãi suất tiền gửi cao nhằm thuhút thêm người gửi tiền mới, nhưng chi phí vốn cao có thể làm vấn đề tồi tệthêm

-Gian lận: Như là phương sách cuối cùng, các ngân hàng buộc phải

tự cho bản thân mình vay những khoản vay mà họ không có khả năng hoàntrả Một cách khác là “chuyển đổi quyền sở hữu” của những công ty mộtphần do ngân hàng hoặc nhà ngân hàng sở hữu: nếu một công ty có khả

Trang 7

năng sinh lời, chủ nhà băng sẽ thu xếp để mua nó từ ngân hàng với giáthấp, ngược lại, nhà ngân hàng sẽ bán nó cho ngân hàng với giá cao.

Ta đã có thể thấy một hệ thống ngân hàng có thể gặp những vấn đề

gì, từ đó cho thấy rằng cần phải cải cách hệ thống ngân hàng để hoạt độngcủa nó có hiệu quả hơn

3 Những vấn đề cơ bản về cải cách hệ thống ngân hàng

Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm mục đích nâng cao hiệu quảhoạt động ngân hàng, đó là khôi phục lại khả năng trả nợ và khả năng thulợi nhuận, nâng cao khả năng trung gian tài chính giữa người tiết kiệm vàngười đi vay của hệ thống ngân hàng, và khôi phục niềm tin của côngchúng

Nói một cách đơn giản là, cơ cấu lại tài chính là cố gắng khôi phụckhả năng trả nợ (giá trị ròng) bằng việc cải thiện các bảng cân đối tài sảncủa ngân hàng Giá trị ròng- chênh lệch giữa tài sản Có và tổng các khoảnphải trả, càng lớn thì khả năng trả nợ của ngân hàng càng cao Một ngânhàng có thể cải thiện bảng cân đối tài sản của mình bằng cách:

-Tăng thêm vốn bổ sung (Ví dụ: nhận tiền mặt từ những người sởhữu cũ và mới hoặc từ chính phủ)

kế toán; đánh giá tín dụng tốt hơn, và nâng cao trình độ thẩm định dự án

-Các chi phí hoạt động có thể cắt giảm bằng cách cắt giảm chi nhánh

và nhân viên

Để tăng khả năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng, việc

cơ cấu lại thường có nghĩa là hoàn thiện cơ chế giám sát và phòng ngừa rủi

Trang 8

ro Đôi khi các phương pháp như cung cấp bảo hiểm tiền gửi và Ngân hàngTrung ương thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng cũng cần thiết.

Khả năng trả được nợ chỉ là bước đầu tiên Cải tổ thành công đòi hỏiphải chế ngự được xu hướng tự thoả mãn khi khả năng trả nợ được khôiphục; cho phép các ngân hàng có vấn đề lại tiếp tục cho vay Kinh nghiệmchỉ ra rằng các ngân hàng đó chẳng bao lâu sẽ lại rơi vào tình trạng rắc rốinếu họ không tìm cách cải thiện các điều kiện để khôi phục khả năng thulợi nhuận Điều đó có nghĩa là phải có những thay đổi cần thiết trong quản

lý và cắt giảm chi phí hoạt động Nó cũng đòi hỏi phải tăng cường hệ thống

kế toán, luật pháp và điều hành, hậu thuẫn cho cải cách bằng sự giám sátchặt chẽ và đồng bộ

Một khía cạnh tinh tế của các chiến lược cải tổ thành công, gồm cả việcxác định đúng vai trò của Ngân hàng Trung ương là hỗ trợ chứ không tham

dự vào hoạt động.Khi Ngân hàng Trung ương là cơ quan chỉ đạo, nó thường

dễ sa đà vào việc tài trợ cho các phương pháp cải tổ ngân hàng, vượt quánguồn lực của nó và thực hiện những biện pháp trái với trách nhiệm chính của

cơ quan quản lý tiền tệ Một phương pháp tiếp cận tốt hơn là thành lập một cơquan chỉ đạo riêng để phối hợp và thực hiện việc cải tổ Để có hiệu quả, tổchức này phải tập trung giám sát các chính sách cải tổ, cũng như hoạt động cơcấu lại của các ngân hàng riêng lẻ nếu cần thiết Giám sát là quan trọng vì cải

tổ ngân hàng mất nhiều thời gian và chi phí lớn

Nguyên tắc chia sẻ thiệt hại giữa Chính phủ, các ngân hàng và côngchúng là một phần không thể tách rời Một phương pháp chia sẻ thiệt hạitrong chiến lược tổng thể là thông qua cơ quan bảo hiểm tiền gửi được tàitrợ bằng sự đóng góp của các ngân hàng, nhờ đó có thể hạn chế cho ngườigửi tiền và các chủ nợ khác, không gây những hoang mang hoặc khiến mọingười đổ xô đến ngân hàng rút tiền

Cuối cùng, các kinh nghiệm không chỉ ra được mối quan hệ trực tiếpgiữa những nỗ lực cải tổ hệ thống ngân hàng và các điều kiện kinh tế Nóthống nhất với nguyên tắc chính phủ cần phải lập tức thực hiện biện pháp

Trang 9

khó khăn và phức tạp mà không chờ đợi đến khi nền kinh tế khôi phụclại.Một nguyên nhân có thể là vì các quốc gia đã nhận thấy rằng việc họ đềcao con đường thoát khỏi những vấn đề của hệ thống ngân hàng là khônghợp lý Một nguyên nhân khác là những tổn thất về tài sản có liên quan đếnkhủng hoảng ngân hàng thường làm giảm nhu cầu trong nước nhanh chóng.Tóm lại, mặc dù các chương trình cải tổ ngân hàng thường được khởixướng vào thời điểm nền kinh tế bị đình trệ và suy thoái nghiêm trọng,mức tăng trưởng kinh tế dương sẽ giúp cho các ngân hàng khôi phục lạicho vay và có khả năng thu lợi.

Chương II: Hệ thống ngân hàng Việt Nam,

hiện trạng và những cải cách đã thực hiện.

1 Thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam

Từ trước năm 1988, trong nền kinh tế quốc dân chỉ có một Ngânhàng nhà nước duy nhất, với hệ thống tổ chức ba cấp trên địa bàn hànhchính: cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện, thực hiện đồng thời haichức năng quản lý và kinh doanh Thực chất đó là hệ thống ngân hàng mộtcấp thực hiện nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương vừa thực hiệnchức năng của các tổ chức trung gian tài chính trong nền kinh tế quốc dân

Ngày 26-3-1988, Chính phủ ban hành Nghị định 53-HĐBT về tổchức bộ máy ngân hàng, đưa ngân hàng vào thời kỳ đổi mới có tính cáchmạng Ngân hàng nhà nước được cải tổ thành hệ thống ngân hàng gồm 2cấp: Ngân hàng nhà nước và ngân hàng chuyên doanh trực thuộc là Ngânhàng ngoại thương Việt Nam chuyên về tài trợ ngoại thương và quản lýngoại hối, và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam chuyên về tài trợdài hạn cho các dự án hạ tầng cơ sở và công trình công cộng Có thêm hai

Trang 10

ngân hàng thương mại quốc dân được thành lập: Ngân hàng công thươngViệt Nam từ Vụ Tín dụng Công và Thương của Ngân hàng Nhà nước vàNgân hàng Nông nghiệp Việt Nam từ Vụ Tín dụng Nông nghiệp Với sự rađời cơ sở pháp lý từ sau năm 1990, dịch vụ ngân hàng được mở rộng baogồm các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàngnước ngoài và các hợp tác xã tín dụng và một số ngân hàng nhà ở Cuốinăm 1994, ngoài 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, có 46 ngân hàng cổphần đang hoạt động, 69 hợp tác xã tín dụng, 3 ngân hàng liên doanh và 9ngân hàng nước ngoài.

Mười năm qua, hệ thống ngân hàng không ngừng được củng cố vàphát triển, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của công cuộc đổimới, nổi bật là đẩy lùi nạn lạm phát phi mã, ổn định giá trị đồng tiền, ổnđịnh kinh tế vĩ mô, là nòng cốt trong huy động Tuy nhiên, hệ thống ngânhàng Việt Nam còn nhiều điều bất cập và thiếu sót

Một là, cơ cấu tổ chức của ngân hàng nhà nước chưa đáp ứng đượcyêu cầu hoạt động có hiệu lực của một hệ thống quản lý tập trung thốngnhất Cơ chế điều hành lãi suất còn mang nặng tính hành chính giản đơn.Các công cụ gián tiếp trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ cònrất sơ khai Các công cụ quản lý hành chính trực tiếp không còn phù hợp và

ít hiệu lực vẫn còn sử dụng khá phổ biến Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoáivẫn còn cần nâng cao tính linh hoạt và khả năng ứng phó với cơ chế thịtrường đầy biến động

Hai là năng lực điều hành kinh doanh ngân hàng thương mại cònnhiều bất cập, năng lực tài chính của nhiều ngân hàng thương mại rất yếu,vốn tự có nhỏ, chất lượng tín dụng thấp (tỷ lệ nợ quá hạn cao) làm cho hoạtđộng tín dụng thiếu lành mạnh, có nhiều rủi ro, đe doạ nền tảng của cácngân hàng thương mại Hơn nữa, các ngân hàng thương mại quốc doanh cótổng lượng tài sản chính chiếm tới 80% tổng tài sản của toàn hệ thống,nhưng hoạt động cho vay theo chỉ thị vẫn còn lẫn lộn với các hoạt độngcho vay theo tiêu chuẩn thương mại dẫn đến tình trạng nợ đọng dây dưa vàkhông có khả năng thanh toán (hiện tổng số nợ xấu, không sinh lời theo

Trang 11

tiêu chuẩn kế toán Việt Nam khoảng 1 tỷ USD, còn tính theo tiêu chuẩnquốc tế khoảng 3- 4 tỷ USD) Hiện nay có 60 ngân hàng thương mại đanghoạt động ở Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn là nước có dịch vụ ngân hàngthấp Về cơ bản, hệ thống tài chính bao gồm hệ thống ngân hàng do ngânhàng thương mại quốc doanh chi phối Hệ thống này phát triển chưa đủnhanh để theo kịp những yêu cầu của khu vực sản xuất kinh doanh Việchuy động tiết kiệm ngân hàng vẫn chưa thoả đáng và còn thấp nhiều so vớitiềm năng, chi phí trung gian còn cao, hiệu quả giao dịch và cấp vốn của hệthống ngân hàng còn thấp Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước kémhiệu quả được ưu đãi tiếp cận với nguồn tín dụng bằng cách này hay cáchkhác cũng gây ra sự thiếu lành mạnh của hệ thống ngân hàng (tỷ trọng nợquá hạn của doanh nghiệp Việt Nam trong tổng số nợ quá hạn đã lên tớimức báo động) Đây là những nguyên nhân chính phải thực hiện cơ cấu lạicác ngân hàng.

Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàngkhông được coi trọng đúng mức, chất lượng hiệu quả kém, thiếu nghiêmkhắc trong xử lý sai phạm, tạo điều kiện cho những sai phạm nghiêm trọnglàm ảnh hưởng xấu đến nền tảng tài chính

Bốn là, tình trạng thiếu kinh nghiệm quản lý của cán bộ ngân hàng

về quản lý tài chính ngân hàng, quản lý tín dụng, tổ chức còn rất phổ biến

có khoảng 40- 50% nhân viên ngân hàng không đủ khả năng tiếp cận côngnghệ ngân hàng hiện đại, khoảng 30-40% phải được đào tạo lại mới đápứng nhu cầu đề ra

2 Cải cách ngân hàng ở Việt Nam- sự giúp đỡ của các nhà tài trợ

Nhóm làm việc về cải cách ngân hàng của các nhà tài trợ và Chínhphủ mới được thành lập gần đây Các nhà tài trợ đã thảo luận về chươngtrình cải cách ngân hàng theo Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu/ Chương trình

Hỗ trợ tăng trưởng và Giảm nghèo (SAC/PRGF)

Trang 12

Tầm nhìn trung và dài hạn

Tầm nhìn ở đây là phát triển một hệ thống ngân hàng lành mạnh và

ổn định, có thể huy động vốn tiết kiệm trong dân một cách hiệu quả và đầu

tư hiệu quả trở lại để tăng trưởng nhanh và giảm nghèo Trong dự thảochiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001-2010 của Việt Nam:

Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng- huy động vốn và cho vay; cung cấpcác dịch vụ thuận tiện và kịp thời tới các cá nhân và doanh nghiệp, kịp thờicấp tín dụng cho sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác, bao gồm cảcác đối tượng trong khu vực nông nghiệp và nông thôn- là mục đích chínhcủa hệ thống ngân hàng Với mục tiêu đó, tạo ra một môi trường công khai,lành mạnh và công bằng cho tất cả các hoạt động ngân hàng là một việcquan trọng Cũng cần thiết phải hỗ trợ các tổ chức trong nước để nâng caonăng lực quản lý và kỹ năng của họ để có thể cạnh tranh với các đối tácnước ngoài Các biện pháp cần thực hiện là áp dụng công nghệ thông tin,nhanh chóng mở rộng hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt và dịch vụngân hàng tự động, xây dựng khung pháp lý tổng thể bao gồm các nguyêntắc và tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động ngân hàng, nâng cao hoạt động kiểmtra, thanh tra chất lượng nội bộ của các tổ chức tín dụng Giải quyết cáckhoản vay không sinh lời còn tồn đọng cùng với nâng cao các định chếquản lý pháp luật và hành chính về trách nhiệm của người đi vay và quyềnlợi của người cho vay là rất cần thiết để tránh tình trạng khủng hoảng tíndụng

Trong trung hạn- khoảng 5 năm- mục tiêu phải cụ thể hơn nữa Hệthống ngân hàng phải có khả năng chi trả, có tính cạnh tranh và có năng lựclớn hơn để thu hút và phân phối hiệu quả các nguồn lực Khi đó, sẽ có mộtmôi trường tương đối bình đẳng cho tất cả các ngân hàng, tạo sự cạnh tranhlớn hơn và các dịch vụ ngân hàng tốt hơn cho tất cả mọi người, đặc biệt làcác doanh nghiệp Việt Nam là những đối tượng sẽ phải chịu sức ép cạnhtranh gay gắt từ bên ngoài trong tương lai Các ngân hàng cổ phần (NHCP)

sẽ được củng cố lại, với số lượng ít hơn nhưng quy mô lớn hơn và lànhmạnh hơn thành các ngân hàng ngoài quốc doanh cạnh tranh với các ngân

Trang 13

hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) là những ngân hàng cũng lànhmạnh hơn và mang tính thương mại hơn Các ngân hàng nước ngoài và liêndoanh cũng sẽ cạnh tranh trên cùng một thị trường.

Chính phủ đã vạch ra chiến lược 5 mũi nhọn để đạt được tầm nhìnnói trên: giải quyết các vấn đề nêu trên để xây dựng một hệ thống ngânhàng mạnh và ổn định có khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng cầnthiết cho công cuộc công nghiệp hoá đất nước Điều này liên quan tới cáchoạt động sau:

-Cơ cấu lại NHCP để tăng cường năng lực và phù hợp với các tiêuchuẩn quy định mới

-Cơ cấu lại NHTMQD sao cho các ngân hàng này hoạt động mangtính thương mại hơn và có trách nhiệm hơn

-Nâng cao khuôn khổ pháp lý, quản lý, giám sát bao gồm cả công tác

kế toán

-Tạo môi trường bình đẳng dần cho tất cả các ngân hàng

-Đào tạo các cán bộ trong công tác giám sát và trong các ngân hàngthương mại bằng nhiều biện pháp khác nhau

Cơ cấu lại NHCP: Chính phủ đã có kế hoạch tinh giản 48 NHCP

bằng biện pháp đóng cửa và sáp nhập đồng thời hỗ trợ và phục hồi một sốngân hàng khác Quá trình này đang được thực hiện từ cuối năm 1998, tuycòn chậm Người gửi tiền đã được bảo vệ hoàn toàn trong trường hợp ngânhàng đóng cửa, và các cổ đông buộc phải bổ sung thêm vốn cho phù hợpvới quy định mới Ba NHCP đã bị đóng cửa, 2 ngân hàng khác được sápnhập và một vài ngân hàng đang nằm trong sự giám sát và kiểm soát đặcbiệt của Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu lại NHTMQD: Sự thành công của kế hoạch cơ cấu lại

NHTMQD- là yếu tố quan trọng để đạt được quy mô của tầm nhìn- đòi hỏikhông chỉ giải quyết các khoản vay không sinh lời còn tồn đọng mà còn cảviệc thông qua các cải cách trong các ngân hàng thương mại để đảm bảo

Trang 14

các ngân hàng này hoạt động đúng tính chất thương mại và hạn chế tối đacác khoản vay không sinh lời Cho nên việc cải cách và tái cơ cấu lại hoạtđộng của 4 NHTMQD, đảm bảo định hướng thương mại là công việc trọngtâm Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình chuẩn bị kếhoạch tái cơ cấu chi tiết cho từng ngân hàng để đạt được mục tiêu đó và dựkiến sẽ được thực hiện trong năm nay.

Hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý, quản lý và giám sát: Các quy

chế an toàn cùng với sự giám sát hiệu quả phù hợp với các quy định đó làrất cần thiết để đảm bảo vận hành hệ thống ngân hàng hoạt động một cáchhiệu quả trong tương lai Có rất nhiều các quy định về việc gửi tiền, giaodịch ngoại tẹ, bảo hiểm tiền gửi, về các điều kiện cho phép can thiệp vàocác ngân hàng có vấn đề, yêu cầu có đủ vốn, và thanh tra ngân hàng (baogồm việc xác định phạm vi và trách nhiệm của Ban Thanh tra của Ngânhàng Nhà nước) đã được ban hành Tuy nhiên còn nhiều việc cần làm, như

về lĩnh vực phân loại các khoản vay, trích lập dự phòng rủi ro để đáp ứngcác tiêu chuẩn quốc tế và tính công khai và chính xác của các Báo cáo tàichính về ngân hàng Tăng cường khả năng giám sát của NHNN là yếu tốquan trọng để đảm bảo các ngân hàng hoạt động hiệu quả Các tiêu chuẩn

kế toán phản ánh trung thực tình hình tài chính của ngân hàng là điều kiệntiên quyết để giám sát một cách hiệu quả Việc giám sát cần dựa trên cácrủi ro và thanh tra tại chỗ cũng như kiểm tra gián tiếp thông qua hệ thống

kế toán và kiểm toán Để đảm bảo việc này các tiêu chuẩn kế toán ViệtNam cần phù hợp với các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) để đảm bảothông tin trung thực và chính xác về tình hình tài chính của các ngân hàng.Đặc biệt, việc phân loại các khoản vay và trích lập quỹ dự phòng rủi ro củacác ngân hàng cần phản ánh rủi ro tín dụng của các khoản vay nhưng cácquy định về kế toán hiện hành không cho phép làm điều đó Việc cải thiệnhơn nữa khung pháp lý cũng đã được lên kế hoạch để giải quyết các khoản

nợ có vấn đề

Tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các ngân hàng: Chương trình

cải cách của chính phủ nhằm tăng khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng,

Ngày đăng: 06/08/2013, 09:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

CỦA NHÀ TÀI TRỢ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN CẢI CÁCH - cải cách ngân hàng, những cải cách Việt Nam đã thực hiện được, và kinh nghiệm cải cách  hệ thống ngân hàng của các nước gần gũi với Việt Nam
CỦA NHÀ TÀI TRỢ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ THỰC HIỆN CẢI CÁCH (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w