1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật hiện nay

66 230 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 79,4 KB

Nội dung

Một số vấn đề pháp luật về hợp đồng hiện hành tại Việt Nam...25 Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MỸ LAN

HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DựNG DÂN DỤNG

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ

Mã số : 8.38.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN TRỌNG ĐIỆP

HÀ NỘI, 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệu và

tư liệu được sử dụng từ nguồn tài liệu đáng tin cậy và là kết quả của quá trình tiến hànhkhảo sát thực tế của tôi Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu củamình

Tác giả

Trang 3

ý để tài của em được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày tháng năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyên Thị Mỹ Lan

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG

XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG

THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG 6

1.1 Lý luận về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng 61.2 Về pháp luật điều chỉnh hợp đồng thiết kế thi công trong lĩnh vực xây

dựng dân dụng 141.3 Một số vấn đề pháp luật về hợp đồng hiện hành tại Việt Nam 25

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT

KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY 40

ội dung của hợp đồng thiết kế xây dựng 43

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG dân dụng ở nước ta hiện nay 51

3.1 Một số hạn chế của các quy định pháp luật về hợp đồng thiết kế thi công

trong xây dựng dân dụng ở Việt Nam hiện nay 513.2 Một số định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng thiết

kế thi công trong xây dựng dân dụng ở nước ta hiện nay 55

KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua, nền kinh tế của đất nước ta luôn phải đối mặt với nhiều thửthách Song vượt qua nhiều thách thức đó nền kinh tế nước ta đã có những bước tiến mạnh

mẽ, những bước tăng trưởng được xem là khá nhanh và bền vững Tăng trưởng và pháttriển kinh tế của mỗi quốc gia thường đi liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơcấu ngành kinh tế Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của nước ta chuyển dịch theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế so sánh ngành và vùng lãnh thổ.Nhờ đó, sau 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng

Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đãxây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho

sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội chophát triển dài hạn và bền vững Để có được mức tăng trưởng kinh tế đó phải kể đến sựđóng góp không nhỏ của ngành xây dựng.Ngày nay hoà cùng với cuộc cách mạng côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và quá trình đô thị hoá mạnh mẽ của đất nước ngànhxây dựng càng ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn bao giờ hết.Chính vì thế mà ngànhxây dựng hiện nay luôn nằm trong mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.Trong bối cảnh ngành xây dựng được đặt trong điều kiện kinh tế thị trường; các chínhsách, chủ trương cũng như các văn bản quy phạm pháp luật đã được Nhà nước ban hành

để phát huy mặt tích cực trong công tác xây dựng, đẩy lùi các bất cập, tiêu cực của ngành

là thật sự cần thiết Hiện nay Đảng và Nhà Nước ta đã và đang từng bước hoàn thiện vàđổi mới các chủ trương, chính sách cũng như các văn bản quy phạm pháp luật để phù hợpvới sự tiến bộ của khoa học công nghệ và phù hợp với thông lệ quốc tế

Sự hội nhập với nền kinh tế thế giới đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển mạnh

mẽ của ngành xây dựng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung Nó manglại những đổi mới tích cực cho ngành xây dựng như: tiếp thu của quốc tế về kinh nghiệm

áp dụng công nghệ mới, trình độ lập quy hoạch, thiết kế kiến trúc và quản lý xây dựng

Trang 6

nâng cao rõ rệt, nó phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực vàcác nước phát triển trên thế giới.

Phát huy lợi thế sẵn có cũng như áp dụng sự tiến bộ của nhân loại thế giới, ngànhxây dựng càng ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn nữa Chính vì thế màngành xây dựng cần phải thiết lập cho mình một hệ thống chặt chẽ từng khâu để đạt đượchiệu quả kinh tế tối đa nhất mà không tốn nhiều thời gian Điều đó đòi hỏi các công trìnhtrước khi được đưa vào thi công cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ khâu ban đầu làThiết kế và lập dự toán Đây được xem là khâu quan trọng sẽ giúp cho chủ đầu tư, đơn vịgiám sát và đơn vị thi công có cái nhìn tổng quát nhất về công trình: từ kinh phí dự án, chiphí bỏ ra, kích thước, khối lượng, số lượng từng loại vật tư, các thông số kỹ thuật, v.v

từ đó giúp cho mỗi đơn vị chức năng thực hiện nhiệm vụ của mình được dễ dàng hơn Tuynhiên hiện nay việc lập hợp đồng thiết kế của xây dựng dân dụng còn hời hợt, họ chưanhận thấy tầm quan trọng của Thiết kế, người sở hữu trí tuệ về thiết kế chưa được trả côngxứng đáng điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến việc thi công và giám sát công trìnhcũng như kéo theo nhiều hệ luỵ về sau nếu có sự cố đáng tiếc xảy ra Chính vì thế tác giả

mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật hiện nay” để giúp mọi người hiểu rõ hơn và thấy được tầm quan trọng của công tác

thiết kế và lập dự toán ban đầu cho một công trình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu về hợp đồng dân sự trongxây dựng thì cũng đã có một số công trình, đó là:

“Chế định về hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam ” của TS.Nguyễn Ngọc

Khánh, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007 đã nêu những vấn đề chung nhất về chế định hợpđồng, trong đó tác giả chỉ dành một số trang về bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợpđồng;

Sách chuyên khảo về “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam’" của PGS TS Đỗ Văn Đại - Nhà xuất bản chính trị Quốc gia -

Trang 7

Sự thật Đây là cuốn sách đã phân tích rất cụ thể về việc không thực hiện đúng hợp đồng

và các biện pháp cụ thể nhằm xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng nói chung;

Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Văn Minh về “Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán” đã giải quyết vấn đề trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng

Luận văn thạc sĩ ngành quản lý xây dựng của tác giả Hoàng Phương Lan (2014)

“Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng lập và quản lý hợp đồng xây dựng tại Ban quản lý dự án 31 Láng Hạ thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam’" đã nghiên cứu các

vấn đề HĐXD liên quan đến công tác nâng cao chất lượng lập và quản lý HĐXD Tuynhiên, nghiên cứu về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng thì chưa cócông trình nào nghiên cứu Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học của họcviên là công trình mang tính độc lập, tính mới nhằm đưa ra những kết quả nghiên cứu chỉtrong lĩnh vực về trách nhiệm do vi phạm HĐTCXD Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ

là nguồn tham khảo cho quá trình sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về HĐXD, tạo

sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật và giải quyết các tranh chấp trong thựctiễn Tác giả Đinh Văn Trường có đề tài “Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thicông xây dựng công trình” đề tài luận văn thạc sỹ, trường Đại học Quốc Gia Hà Nội

3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu dạng hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng để từ đó đưa ra

đề xuất hợp lý và quản lý hợp đồng hiệu quả Đề tài là cơ sở tham khảo để các chủ thểtham gia hoạt động xây dựng áp dụng cho lĩnh vực xây dựng dân dụng đạt hiệu quả vềkinh tế

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 8

- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với luật trên cơ sở tài liệu chủ yếu: Các văn bản pháp

lý của Nhà Nước về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng

- Đánh giá thực trạng thực hiện quy định pháp luật về hợp đồng thiết kế trong xâydựng ở Việt Nam hiện nay

- Đưa ra và phân tích những thuận lợi, bất cập; những gì phù hợp và chưa thực sựphù hợp của chính sách pháp luật áp dụng cho ngành xây dựng nói chung và khâu thiết kếtrong xây dựng nói riêng

- Để từ đó đề xuất giải pháp sao cho các chính sách của Nhà nước áp dụng vào thựctiễn một cách sát sao nhất

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

ở việt nam hiện nay

- Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với luật trên cơ sở tài liệu chủ yếu: Các văn bản pháp lýcủa Nhà Nước về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng

5 Phương luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn vận dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với các phương pháp phân tích,tổng hợp, so sánh để nhằm làm nổi bật nội dung của đề tài, qua đó đề xuất những vấn đề

cụ thể nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thiết

kế thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Qua phân tích chi tiết, tổng hợp để chỉ ra những mặt còn hạn chế về quản lý hợpđồng của xây dựng dân dụng của các chủ đầu tư hiện nay

Trang 9

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

* Chương 1: Lý luận về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng

và pháp luật điều chỉnh hợp đồng thiết kế trong xây dựng

* Chương 2: Thực trạng các quy định pháp luật về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng theo pháp luật Việt Nam hiện nay

* Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định phápluật về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng ở nước ta hiện nay

Chương 1

LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH

HỢP ĐỒNG THIẾT KẾ THI CÔNG TRONG XÂY DỰNG

1.1 Lý luận về hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng.

1.1.1 Khái niệm chung về thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng.

Ở nước ta, thiết kế tổ chức thi công chưa được chú ý đúng mức Những công trình

có chuẩn bị cũng có tiến độ thi công và một số bản vẽ trình bày một vài biện pháp thicông nhưng rất sơ sài và chỉ có tác dụng tượng trưng, trong quá trình thi công hầu nhưkhông sử dụng đến Các quyết định về công nghệ hầu như phó mặt cho cán bộ thi côngphụ trách công trình, cán bộ thi công này cùng lúc làm hai nhiệm vụ vừa là người thiết kếcông nghệ, vừa là người tổ chức sản xuất Đối với những công trình quy mô lớn và phứctạp thì ngay cả những cán bộ giàu kinh nghiệm và năng lực cũng không thể làm tròn cảhai nhiệm vụ đó, công việc xây dựng sẽ tiến hành một cách tự phát không có ý đồ toàncục, do đó dễ xảy ra những lãng phí lớn về sức lao động, về hiệu suất sử dụng thiết bị, kéodài thời gian thi công, tăng chi phí một cách vô lý Việc thiết kế tổ chức thi công mà điềuquan trọng là thiết kế phương thức, cách thức tiến hành từng công trình, hạng mục hay tổ

Trang 10

hợp công trình , có một vai trò rất lớn trong việc đưa ra công trình thực từ hồ sơ thiết kế

kỹ thuật ban đầu và các điều kiện về các nguồn tài nguyên Nó là tài liệu chủ yếu chuẩn bị

về mặt tổ chức và công nghệ, là công cụ để người chỉ huy điều hành sản xuất, trong đóngười thiết kế đưa vào các giải pháp hợp lý hóa sản xuất để tiết kiệm vật liệu, lao động,công suất thiết bị, giảm thời gian xây dựng và hợp lý về mặt giá thành

Xây dựng là một hoạt động kinh tế kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong nềnkinh tế Nó góp phần tạo nên bộ mặt của nền kinh tế đất nước, đồng thời tạo lập cơ sở vậtchất - kỹ thuật ban đầu cho các ngành sản xuất khác phát triển Hoạt động xây dựng hếtsức đa dạng, bao gồm: lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng công trình;khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sátthi công xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; lựa chọn nhàthầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng côngtrình Để thực hiện được các hoạt động nêu trên, Chủ đầu tư (CĐT) đã thông qua việc kýkết các hợp đồng xây dựng với nhà thầu xây dựng Quan hệ HĐXD được thiết lập thể hiệnmối quan hệ và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên giao và nhận thầu trong việc thực hiệncác công việc cụ thể của hoạt động xây dựng nhằm thỏa mãn các lợi ích mà các bênhướng tới Tuy nhiên, hợp đồng đó chỉ có hiệu lực khi ý chí của các bên phù hợp với ý chícủa Nhà nước Các bên được tự do thỏa thuận để thiết lập hợp đồng nhưng sự “tự do” ấyphải được đặt trong giới hạn bởi lợi ích của người khác, lợi ích chung của xã hội và trật tựcông cộng Nhất là khi quan hệ HĐXD được thiết lập để thực hiện các công việc xây dựngtrong các dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thìviệc kiểm soát và quản lý của nhà nước đối với quan hệ hợp đồng đó càng cần thiết phảichặt chẽ để đảm bảo cho tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước Theo

quy định “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng” [3, Điều 38, khoản1] Luật xây dựng 2014.

Giai đoạn thi công xây dựng công trình là một trong các giai đoạn cơ bản và quantrọng của quá trình đầu tư xây dựng công trình Đây là giai đoạn bao gồm tập hợp các hoạt

Trang 11

động với những công việc được triển khai trên thực tế nhằm biến những ý tưởng trong Dự

án đầu tư xây dựng công trình thành hiện thực Trong đó thi công xây dựng bao gồm “xây

dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu

bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành công trình, bảo trì công trình xây dựng' [3,Điều 3,khoản 38] Luật xây dựng 2014.

Kết quả đạt được của hoạt động này là hình thành các sản phẩm xây dựng với tínhchất là tài sản cố định để có thể đưa vào khai thác, sử dụng một cách hiệu quả theo cácyêu cầu đã đặt ra Các sản phẩm xây dựng đó có đảm bảo chất lượng theo yêu cầu haykhông phụ thuộc phần lớn vào quá trình thi công xây dựng công trình trên công trườngxây dựng

Là một hoạt động mang tính đặc thù, vì vậy mà việc thực hiện các công việc thicông xây dựng yêu cầu chặt chẽ về điều kiện và năng lực của chủ thể thực hiện CĐT với

tư cách là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựngcông trình trong nhiều trường hợp không thể tự mình thực hiện tất cả các công việc tronghoạt động xây dựng nêu trên Trên cơ sở thiết lập với nhau những quan hệ qua đó chuyểngiao cho nhau các lợi ích vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi bên là một tất yếu đốivới mọi hoạt động nói chung cũng như hoạt động thi công xây dựng công trình nói riêng.Quan hệ này phải xuất phát từ những hành vi có sự thống nhất ý chí của các chủ thể Đóchính là quan hệ hợp đồng thiết kế, thi công

1.1.2 Khái niệm xây dựng dân dụng

Là một ngành kĩ thuật chuyên nghiệp có nhiệm vụ thiết kế, thi công và bảo trì cáccông trình dân dụng cũng như tự nhiên như cầu, đường, đường hầm, đập, tòa nhà

Xây dựng dân dụng là ngành kĩ thuật lâu đời nhất chỉ sau kĩ thuật quân sự vàngành này thường được chia ra làm các ngành nhỏ như: kĩ thuật môi trường, địa kĩ thuật,

kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật giao thông, kĩ thuật đô thị, kĩ thuật môi trường nước, kĩ thuật vậtliệu, kĩ thuật công trình biển, khảo sát, và kĩ thuật xây dựng [30]

1.1.3 Khái niệm hợp đồng thiết kế, thi công trong xây dựng dân dụng

1.13.1 Hợp đồng xây dựng

Trang 12

Hợp đồng xây dựng là một loại hợp đồng dân sự, do vậy cũng là sự thỏa thuậngiữa các bên về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên, nhưng làtrong hoạt động đầu tư xây dựng Theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựngnăm 2014 thì: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.'’" Định nghĩa trên cũng được ghi nhận lại trong khoản 1 Điều

2 Nghị định số37/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng [5]

Hợp đồng xây dựng mang những đặc điểm chung của hợp đồng dân sự Tuy nhiên,hợp đồng xây dựng vẫn có một số nét đặc thù sau:

Về chủ thể: bao gồm bên giao thầu và bên nhận thầu:

+ Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc

nhà thầu chính (Khoản 2 Điều 2 Nghị định sô 37/2015/NĐ-CP)

+ Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư;

là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính Bên nhận thầu có thể

là liên danh các nhà thầu (Khoản 3 Điều 2 Nghị định số37/2015/NĐ-CP)

Về hình thức hợp đồng xây dựng: Hợp đồng xây dựng được lập thành văn bản và

được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợpđồng Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấutheo quy định của pháp luật

Phân loại hợp đồng xây dựng: Theo tính chất, nội dung công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hợp đồng thi công xây dựng công

trình; Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng; Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng, hợp đồng chìa khoá trao tay và các loại Hợpđồng dân sự khác

-Theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp

đồng trọn gói; Hợp đồng theo đơn giá cố định; Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; Hợpđồng theo thời gian; Hợp đồng theo chi phí cộng phí; Hợp đồng theo giá kết hợp; Hợpđồng xây dựng khác; Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước chỉ áp dụng các loại hợp

Trang 13

đồng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 140 Luật Xây dựng năm 2014 hoặckết hợp các loại hợp đồng này [5]

Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: Hợp đồng thầu chính; Hợp đồng thầu phụ; Hợp đồng giao khoán; Hợp đồng xây dựng.

Nguyên tắc kỷ kết hợp đồng xây dựng gồm: Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không

trái pháp luật và đạo đức xã hội; Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận củahợp đồng; Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợpđồng; Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thoả thuận liên danh.Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừtrường hợp các bên có thỏa thuận khác

Đồng thời, Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP còn quy định khi ký kết hợp đồngxây dựng ngoài việc phù hợp với các nguyên tắc đã dẫn thì còn phải đảm bảo các nguyêntắc sau:

Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lựchành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng Đối với nhà thầuliên danh, việc phân chia khối lượng công việc trong thỏa thuận liên danh phải phù hợpvới năng lực hoạt động của từng thành viên trong liên danh Đối với nhà thầu chính nướcngoài, phải có cam kết thuê thầu phụ trong nước thực hiện các công việc của hợp đồng dựkiến giao thầu phụ khi các nhà thầu trong nước đáp ứng được yêu cầu của gói thầu

Chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư được ký hợp đồng với một hay nhiều nhàthầu chính để thực hiện công việc Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầuchính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quátrình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu

tư của dự án đầu tư xây dựng

Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ,nhưng các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận, các hợp đồng thầu phụ nàyphải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư Tổng thầu, nhà

Trang 14

thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã kýkết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói

thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:

- Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vicông việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và cácthoả thuận khác;

- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;

- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân khác [28]

Hiệu lực của hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: Người ký kếthợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của phápluật; Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều

138 của Luật Xây dựng năm 2014; Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạtđộng, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014; Thờiđiểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụthể khác do các bên hợp đồng thoả thuận [2]

Nội dung của hợp đồng xây dựng

Nội dung của một hợp đồng dân sự thông thường bao gồm những nội dung sau:Căn cứ pháp lý áp dụng; Ngôn ngữ áp dụng; Nội dung và khối lượng công việc; Chấtlượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;Thời gian và tiến độ thựchiện hợp đồng; Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toánhợp đồng xây dựng; Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng; Điềuchỉnh hợp đồng xây dựng; Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng; Tạm ngừng và

Trang 15

chấm dứt hợp đồng xây dựng; Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng; Rủi ro và bấtkhả kháng; Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng và các nội dung khác.

Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng thì ngoài các nội dung quy định tại khoản 1Điều 141 Luật Xây dựng năm 2014 còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệmquản lý của tổng thầu xây dựng [4]

Tùy vào loại Hợp đồng xây dựng cụ thể mà nội dung sẽ có sự bổ sung, lược bớt.Nghị định 37/2015.NĐ-CP Quy định về chị tiết hợp đồng xây dựng hướng dẫn khá cụ thể,chi tiết đối với nội dung một số loại hợp đồng xây dựng

11.3.2 Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng

Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng là một loại hợp đồng đặc thùtrong lĩnh vực xây dựng Thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệđến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình Vì vậy khái niệm pháp lý về hợpđồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng cũng được xây dựng dựa trên các quyđịnh chung về hợp đồng theo quy định của Luật dân sự, Luật thương mại và Luật xâydựng Theo điểm b khoản 1, Điều 3 Nghị định 48 quy định: Hợp đồng thiết kế thi côngtrong xây dựng dân dụng là hợp đồng để thực hiện việc Thực hiện các công việc từ thiết

kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình[13]

Theo đó, các thỏa thuận trong hợp đồng TKTC trong xây dựng dân dụng được coi

là “pháp luật thứ hai” mà các bên đã xác lập và phải tuân thủ Khi hợp đồng TKTC trongxây dựng dân dụng có hiệu lực, từ lúc đó các bên đã tự nhận về mình những nghĩa vụpháp lý nhất định cũng như những trách nhiệm sẽ phải gánh chịu nếu vi phạm Vì vậy,theo nội dung đã cam kết, dưới dự hỗ trợ của pháp luật, các bên phải thực hiện đối vớinhau các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi quan hệ kinh tế nói chung và quan hệgiao nhận thầu xây dựng nói riêng giữa các chủ thể đều được thiết lập và thực hiện trên cơ

sở hợp đồng Trong những năm qua, cùng với đà phát triển chung của nền kinh tế, khốilượng đầu tư cho xây dựng cơ bản của nước ta tăng nhanh, thị trường xây dựng có sự phát

Trang 16

triển vượt bậc đã tạo ra hệ thống cơ sở vật chất lớn cho xã hội Cùng với đó, các hợp đồngđược ký kết ngày càng nhiều với khối lượng công việc ngày càng lớn và phức tạp Có thểnói, Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng nói riêng đã và đang phát huytích cực vai trò của nó trong hoạt động đầu tư xây dựng ở Việt Nam hiện nay, đó là:

Hợp đồng thiết kế thi công xây dựng dân dụng với tư cách là công cụ quản lý nhànước về xây dựng Mặc dù hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện,nhưng để hợp đồng thực sự phát huy vai trò của mình như một công cụ pháp lý để triểnkhai hoạt động đầu tư xây dựng, Nhà nước cần phải có những quy định cần thiết bảo đảmcho các lợi ích xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể hoạt động đầu tư xâydựng Thông qua hợp đồng, Nhà nước có thể thực hiện sự quản lý của mình đối với hoạtđộng đầu tư xây dựng bằng việc quy định điều kiện chủ thể của hợp đồng, nội dung vàhình thức của hợp đồng, căn cứ, thủ tục giao kết hợp đồng, cơ chế thực hiện và giải quyết

vi phạm, tranh chấp hợp đồng;

Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng với tư cách là hình thức pháp

lý của việc tổ chức các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Thông qua quátrình lựa chọn nhà thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng, các bên có thể lựa chọn đối táctheo đúng nhu cầu của mình phù hợp với đặc điểm của từng công trình và dự án cụ thể.Đồng thời các bên có thể xác lập với nhau các quyền và nghĩa vụ cụ thể, hợp đồng thiết kếthi công trong xây dựng dân dụng là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc bảo vệ quyền

và lợi ích của các bên, cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp Thông qua quan

hệ hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng các bên giao và nhận thầu phải chịu tráchnhiệm trực tiếp với nhau về kết quả công việc trên cơ sở những điều khoản mà các bên đãcam kết Từ những phân tích này có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng thiết kế và thi côngcông trình xây dựng

* Khái niệm: Hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng là hợp đồng để

thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình, hợp đồngtổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây

Trang 17

dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư Chủ đầu tư có hợp đồng một công ty thiết

kế và xây dựng

Lợi thế hợp đồng thiết kế và xây dựng có thể đạt hiệu quả về chi phí Chất lượng

nó cũng tốt hơn vì các nhà thiết kế và xây dựng có một tầm nhìn sáng tạo Bất lợi là sựtham gia của khách hàng bị hạn chế Quyết định về thiết kế, chi phí, lợi nhuận và nhu cầucấp bách được xác định bởi nhà thầu

* Ý nghĩa: Có được thiết kế và lập dự toán trước thì chất lượng hiệu quả và khảnăng thực hiện của công trình sẽ tốt hơn và trong giai đoạn thực hiện chủ đầu tư dễ dànggiám sát thi công xem được hay không được, điều kiện thi công tốt hay xấu

Đến giai đoạn kết thúc đầu tư, chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết địnhviệc khai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi nguy hiểm hay khó khăn

1.1.4 Các yêu cầu về thiết kế và thi công trong xây dựng dân dụng.

- Thiết kế là những gì liên quan đến sáng tạo và đổi mới Nó định hình các ý tưởng

để trở thành những đề xuất thực tiễn và hấp dẫn người dùng Thiết kế có thể được mô

tả như sự triển khai sáng tạo đến một mục đích cụ thể nào đó

- Thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra thiết kế

- Phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật

- Phải có bảng thiết kế chi tiết và dự toán chi phí xây dựng hợp lý

- Phải có thẩm định, phê duyệt theo quy định của luật xây dựng

- Đơn vị thiết kế thi công phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp về công trình mìnhmuốn thiết kế thi công

1.1.5 Các hạng mục thiết kế trong xây dựng dân dụng

- Thiết kế xây dựng bao gồm thiết kế sơ bộ trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi,thiết kế cơ sở trong báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỷ thuật, thiết kế bản vẽ thicông trong giai đoạn thực hiện dự án và các bước thiết kế khác

- Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tuỳ theo quy mô, tínhchất, loại và cấp công trình xây dựng Người quyết định đầu tư quyết định đầu tưquyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng

Trang 18

1.2 Về pháp luật điều chỉnh hợp đồng thiết kế thi công trong lĩnh vực xây dựng dân dụng

Hợp đồng thiết kế thực tế và thi công là một loại hợp đồng xây dựng vì thế phápluật điều chỉnh hợp đồng thiết kế cũng chính là các quy định pháp luật của hợp đồng xâydựng

1.2.1 Khái niệm về hợp đồng thiết kế thi công xây dựng công trình dân dụng (viết tắt

là hợp đồng thiết kế thi công xây dựng)

* Khái niệm: Hợp đồng thiết kế thi công là hợp đồng thể hiện việc thiết kế,thi côngcông trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng côngtrình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế thi công xâydựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư

Đối tượng áp dụng

- Đối tượng áp dụng của nó là bên giao thầu và bên nhận thầu hay còn gọi là chủ đầu

tư và nhà thầu thi công

Phân loại

- Để phân loại các dạng hợp đồng thì phải dựa vào các quy mô, tính chất của công trình mà ta có thể có nhiều loại hợp đồng khác nhau:

- Hợp đồng tư vấn thiết kế

- Hợp đồng thi công xây dựng công trình

- Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ

- Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình

Hình thức

Trang 19

Hình thức của hợp đồng dựa trên cơ sở thoả thuận, 2 bên cùng tự nguyện ký kết vàphải được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.

1.2.2 Hồ sơ của hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng.

Hồ sơ hợp đồng thì bao gồm hợp đồng và các tài liệu kèm theo hợp đồng

Các tài liệu kèm theo hợp đồng bao gồm:

a) Văn bản thông báo trúng thầu hoặc chỉ định thầu

b) Điều kiện cụ thể của hợp đồng tư vấn hoặc Điều Khoản tham chiếu

c) Điều kiện chung của hợp đồng tư vấn

d) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu của bên giao thầu

đ) Hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất của bên nhận thầu

e) Báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với tư vấn thiết kế xây dựng công trình)

được duyệt

g) Biên bản đàm phán hợp đồng tư vấn, các văn bản sửa đổi, bổ sung hợp

đồng

h) Các phụ lục của hợp đồng tư vấn

i) Các tài liệu khác có liên quan

Thứ tự ưu tiên áp dụng các tài liệu kèm theo hợp đồng tư vấn do các bên thỏathuận Trường hợp các bên không thỏa thuận thì áp dụng theo thứ tự quy định tại Khoản 2thông tư 08-2016-TT-BXD Đây là các bộ phận không thể tách rời của hợp đồng Tùytheo quy mô, tính chất công việc và hình thức lựa chọn nhà thầu thực hiện, tài liệu kèmtheo hợp đồng có thể bao gồm hoặc toàn bộ các phần của các nội dung trên [17]

Khuyến khích các bên tham gia hợp đồng tham khảo áp dụng các tài liệu hướngdẫn về hợp đồng xây dựng do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) biên soạn

1.2.3 Nội dung hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng.

Nội dung hợp đồng được quy định trong điều 141 Luật xây dựng 2014 và chi tiết tạiNghị đinh số 37/2015/NĐ- CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của chính phủ về việc quy địnhchi tiết về hợp đồng xây dựng Theo đó, hợp đồng xây dựng bao gồm bản hợp đồng vớiđầy đủ nội dung và các điều khoản do pháp luật quy định và những tài liệu bắt buộc phải

Trang 20

có kèm theo như: Thông báo trúng thầu, bản thiết kế, bản giải trình kèm theo giấy tờ bảođảm thực hiến hợp đồng Những tài liệu này được xem là những bộ phận gắn liền vớihợp đồng.

Nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng.

1 Các thỏa thuận của các bên về nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợpđồng tư vấn thiết kế xây dựng công trình phải căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi đầu

tư xây dựng, nhiệm vụ thiết kế được duyệt, phù hợp với bước thiết kế, loại, cấp công trìnhxây dựng, các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụngcho công trình, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, cácbiên bản đàm phán hợp đồng

2 Nội dung công việc chủ yếu của hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng

có thể bao gồm:

a) Nghiên cứu báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng, nhiệm vụ thiết kế được duyệt

b) Khảo sát thực địa để lập thiết kế

c) Thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại các Điều 78, 79 và 80 của Luật Xâydựng năm 2014

d) Sửa đổi bổ sung hoàn thiện theo yêu cầu của cơ quan thẩm định (nếu có) đ) Giám sát tác giả theo quy định tại Điều 28 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP

3 Khối lượng của hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng được xác địnhcăn cứ vào nhiệm vụ thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, loại và cấp côngtrình cần thiết kế, yêu cầu và Điều kiện cụ thể của từng gói thầu thiết kế xây dựng côngtrình

4 Sản phẩm của hợp đồng thiết kế thi công trong xây dựng dân dụng được lập cho từngcông trình bao gồm:

a) Bản vẽ, thuyết minh thiết kế xây dựng công trình, các bản tính kèm theo

b) Chỉ dẫn kỹ thuật

Trang 21

c) Dự toán xây dựng công trình.

d) Quy trình bảo trì công trình xây dựng

Điều 7 Nội dung và khối lượng công việc tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình

1 Các thỏa thuận của các bên về nội dung, khối lượng công việc và sản phẩm của hợpđồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ vào nhiệm vụ giám sát,phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng, các quy định của pháp luật về quản lý chấtlượng công trình xây dựng, thiết kế được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho côngtrình, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ đề xuất, các biên bảnđàm phán hợp đồng

2 Nội dung công việc của hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có thểbao gồm giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môitrường trong quá trình thi công Nội dung công việc cụ thể của giám sát thi công xây dựngcông trình thực hiện theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP

3 Khối lượng của hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình được xác địnhcăn cứ vào nhiệm vụ giám sát, quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, loại, cấp côngtrình xây dựng, thiết kế được duyệt, hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầuhoặc hồ sơ đề xuất, các biên bản đàm phán hợp đồng, yêu cầu và Điều kiện cụ thể củatừng gói thầu giám sát thi công xây dựng công trình

4 Sản phẩm của hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình bao gồm:

a) Báo cáo định kỳ: Cung cấp cho bên giao thầu, nhà thầu thi công các Báo cáo định kỳhàng tuần về các công việc do bộ phận thi công đã và đang thực hiện tại công trường,trong đó có báo cáo các công việc đã hoàn thành và được nghiệm thu trong kỳ báo cáo,nhận xét, đánh giá của bộ phận giám sát thi công về chất lượng, khối lượng, tiến độ, antoàn lao động và vệ sinh môi trường

b) Báo cáo nghiệm thu từng hạng Mục: Sau mỗi công đoạn thi công phải thực hiện côngtác nghiệm thu bộ phận, hạng Mục công trình đã hoàn thành để đánh giá về mặt kỹ thuật

Trang 22

và chất lượng cũng như khối lượng công việc đã hoàn thành, nhận xét và đưa ra phươnghướng thực hiện các công đoạn tiếp theo.

c) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của bên giao thầu

1.2.4 Chế độ ký kết hợp đồng

- Hợp đồng ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:

* Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng

* Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu

* Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựachọn

* Hồ sơ mời thầu

- Việc kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

* Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực

* Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu

* Tạm dừng hợp đồng

Các tình huống được tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng, quyền đượctạm dừng; trình tự thủ tục tạm dừng, mức đến bù thiệt hại do tạm dừng phải được bên giaothầu và bên nhận thầu thỏa thuận trong hợp đồng tư vấn thiết kế trong xây dựng

Các bên tham gia hợp đồng được tạm dừng thực hiện hợp đồng tư vấn thiết kế xâydựng trong các trường hợp sau:

Trang 23

- Bên giao thầu có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng khi bên tư vấn thiết kếkhông đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết.

- Bên nhà thầu tư vấn thiết kế có quyền tạm dừng thực hiện hợp đồng và kéo dàitiến độ thực hiện hợp đồng khi bên giao thầu vi phạm các thỏa thuận về thanh toán

Trước khi một bên tạm dừng thực hiện công việc trong hợp đồng thì phải thôngbáo cho bên kia biết bằng văn bản trước 28 ngày, trong đó nêu rõ lý do tạm dừng thựchiện; việc giao thầu, bên nhận thầu phải có trách nhiệm cùng thương lượng giải quyết đểtiếp tục thực hiện đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết, trừ trường hợp bất khả kháng

Trường hợp, bên tạm dừng thực hiện hợp đồng không thông bảo hoặc lý do tạmdừng không phù hợp với quy định của hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho phía bênkia

* Chấm dứt hợp đồng xây dựng

Trường hợp đã tạm dừng thực hiện họp đồng mà bên vi phạm hợp đồng khôngkhắc phục lỗi của mình trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật kể từ ngày bắtđầu tạm dừng theo thông báo, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và không có lý dochính đáng thì bên tạm dừng có quyền chấm dứt hợp đồng

Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng mà không phải dolỗi của bên kia gây ra, thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng phải bồi thường thiệt hạicho bên kia

Trước khi một bên chấm dứt hợp đồng thì phải thông báo bằng văn bản cho bênkia trước một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận trong hợp đồng phù hợp với quyđịnh của pháp luật, trừ trường hợp các bên thỏa thuận khác và trong đó phải nêu rõ lý dochấm dứt hợp đồng Nếu bên chấm dứt hợp đồng không thông báo mà gây thiệt hại chobên kia, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia

- Hợp đồng xây dựng không còn hiệu lực kể từ thời điểm bị chấm dứt và các bênphải hoàn tất thủ tục thanh lý hợp đồng

- Mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi thường thiệt hạitrong các trường hợp sau:

Trang 24

- Bên nhà thầu tư vấn thiết kế bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồngxây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu.

Bên nhà thầu tư vấn thiết kế từ chối thực hiện công việc theo hợp đồng hoặc liêntục không thực hiện công việc theo hợp đồng trong một khoảng thời gian theo quy định,dẫn đến vì phạm tiến độ thực hiện theo thỏa thuận hợp đồng, trừ trường hợp được phépcủa bên giao thầu

Bên nhà thầu tư vấn thiết kế có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợpsau:

- Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng chongười hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhà thầu tư vấn thiết kế

Sau một khoảng thời gian liên tục theo quy định của pháp luật công việc bị dùng

do lỗi của bên giao thầu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

- Bên giao thầu không thanh toán cho bên nhà thầu tư vấn thiết kế sau một khoảngthời gian theo quy định của pháp luật kế từ ngày bên giao thầu nhận đủ hồ sơ thanh toánhợp lệ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

1.2.6 Xử lý vi phạm hợp đồng.

* Bên nhà thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp sau:

- Chất lượng công việc không bảo đàm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dàithời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;

- Do nguyên nhân của bên nhà thầu tư vấn thiết kế dẫn tới gây thiệt hại cho người vàtài sản trong thời hạn bảo hành

* Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp sau:

- Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thựchiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho chobên nhận thầu;

- Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với cácthỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thì công lại, tạm dừng hoặcsửa đổi công việc;

Trang 25

- Trường hợp trong hợp đồng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị,các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;

- Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng

- Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợpđồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biệnpháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bịnhững thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất củabên kia

- Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạmphải chịu trách nhiệm vì phạm hợp đồng trước bên kia Tranh chấp giữa bên vi phạmvới bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật

- Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi,tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vìphạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liênquan

1.2.7 Căn cứ xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng

Căn cứ để xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng đó là hành vi vi phạm hợpđồng; thiệt hại; mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra;lỗi

Trang 26

Việc xác định thiệt hại là nhiệm vụ của bên bị vi phạm Bên bị vi phạm phải cónhiệm vụ xác định xem bên vi phạm đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,không đầy đủ nội dung hợp đồng như thế nào và phải chứng minh là đã có thiệt hại xảy rađối với mình.

Thiệt hại xảy ra đối với bên bị vi phạm phải là thiệt hại về tài sản và là thiệt hại cóthực, có thể tính toán được Cụ thể hơn, những thiệt hại có thực tức là những thiệt hại chobên bị vi phạm được tính toán dựa trên:

Bên bị vi phạm cần phải chứng minh mình đã tiến hành những biện pháp cần thiết

mà mình có thể làm được để ngăn ngừa hạn chế thiệt hại

Bên bị vi phạm cũng được tỉnh vào thiệt hại những khoản bồi thường thiệt hại chobên thứ ba mà vốn là hậu quả trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng này gây ra

Mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra

Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyênnhân tất yếu của thiệt hại và thiệt hại phải làhậu quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng Tức là hành vi vi phạm hợp đồng và thiệthại phải có mối quan hệ nhân quả với nhau

1.2.8 Các chế tài giải quyết

Trang 27

Phạt vi phạm: là việc bên bị vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồngnếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo Luật thươngmại quy định Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối vớinhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 12% giá trị phầnnghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Buộc bồi thường thiệt hại: Đây là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên cóhành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vậtchất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại Trong các hình thức trách nhiệm dân sựtrong hợp đồng thì bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm thông dụng nhất

1.2.9 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Khi có vi phạm hợp đồng đối với nhau các bên có thể căn cứ vào các quy địnhchung của pháp luật để tự giải quyết, khi không tự giải quyết được với nhau thì có nghĩa

là xuất hiện tranh chấp hợp đồng Khi đó hai bên sẽ đưa ra pháp luật giải quyết tại các cơquan tổ chức tài phán

Cụ thể hơn, để giái quyết tranh chấp hợp đồng thì có thể có các hình thức giảiquyết sau:

- Thương lượng trực tiếp giữa các bên

- Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải

- Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án *

Trọng tài

Chỉ khi các bên không tự thương lượng hoặc không hòa giải được thì ra tranh chấpcác bên có thỏa thuận trọng tài Quyết định của trọng tài là chung thẩm, các bên phảithi hành, trừ trường hợp tòa án hủy quyết định của trọng tài theo quy định của phápluật.Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiệntại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản, thỏa thuận trọng tài thông qua thư,

Trang 28

điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của cácbên, giái quyết vụ tranh chấp bằng trọng tải được coi thỏa thuận trọng tài bằng văn bản.

* Tòa án

Việc giải quyết các tranh chấp còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án,người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua bướcthương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợicho mình Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng xét xử tạitòa án

1.3 Một số vấn đề pháp luật trong hợp đồng hiện hành tại Việt Nam.

Đã từ lâu pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thốngpháp luật Việt Nam, bởi vì, hầu hết các giao dịch trong xã hội, dù có mục đích kinh doanhhay nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thông thường, đều liên quan đến hợp đồng.Chính vì lẽ đó mà các chế định về hợp đồng và các vấn đề liên quan đến hợp đồng trong

Bộ luật Dân sự năm 2015 chiếm một vị trí nòng cốt với hơn 300 điều trên tổng số 689điều Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên.Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặcnhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba

Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay được quy định trong nhiều văn bảnpháp luật khác nhau như Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm ,tuy nhiên, Bộ luật Dân sự được coi là luật gốc quy định các vấn đề chung về hợp đồng, lànền tảng cho pháp luật về hợp đồng, điều chỉnh các quan hệ hợp đồng được xác lập trênnguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm Các quy định vềhợp đồng trong Bộ luật Dân sự được áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, khôngphân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hayhợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Trên cơ sở các quy định chung

về hợp đồng của Bộ luật Dân sự, tuỳ vào tính chất đặc thù của các mối quan hệ hoặc cácgiao dịch, các luật chuyên ngành có thể có những quy định riêng về hợp đồng để điềuchỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực đó, ví dụ như các quy định về hợp đồng mua bán

Trang 29

hàng hoá trong Luật Thương mại, hợp đồng bảo hiểm trong Luật Kinh doanh bảo hiểm Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự được coi là các quy định chung còn cácquy định về hợp đồng trong các luật chuyên ngành được coi là các quy định chuyên ngành

và các quy định này được ưu tiên áp dụng

Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đangđược các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhưng nhìnchung được xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trongthời kỳ hiện nay Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung các chế định về hợp đồng đã phần nàoquán triệt, thể chế hoá các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của nhànước, cụ thể hoá các quyền về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiếnpháp 2013 và đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Các quyđịnh về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợpđồng thông qua việc các bên được toàn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợpđồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có viphạm

Bộ luật Dân sự quy định những vấn đề chung về hợp đồng như khái niệm hợpđồng, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, chấm dứt hợp đồng còn các luật chuyênngành thì chỉ quy định các vấn đề mang tính đặc thù của hợp đồng trong các lĩnh vực khácnhau Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến các vấn đề quan trọng về phápluật hợp đồng

Thứ nhất, về khi niệm hợp đồng

Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấmdứt quyền, nghĩa vụ dân sự[5] Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của cácbên bằng việc thoả thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào vàtrong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi chấm dứt.Các chủ thể tham gia hợp đồng có

thể là cá nhân hoặc pháp nhân hoặc các loại chủ thể khác Khách thể của hợp đồng chính

là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, hàng hoá hoặc dịch vụ Nguyên tắc quan

Trang 30

trọng và được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thoả thuận, bình đẳng và thiện chítrong việc giao kết, thực hiện hợp đồng, không phân biệt mục đích của hợp đồng là kinhdoanh thu lợi nhuận hay nhằm phục vụ cho tiêu dùng.

Thứ hai, về hình thức hợp đồng

Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng Hìnhthức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể,trừ một số trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhấtđịnh nhằm đảm bảo trật tự công, ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đấtphải được thể hiện bằng văn bản

Để phù hợp với xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và việc ứngdụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, pháp luật cũng ghi nhậnhình thức của hợp đồng có thể được thể hiện thông qua phương tiện điện tử dưới hìnhthức thông điệp dữ liệu và hình thức này được coi là hợp đồng bằng văn bản[5] Trongtrường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứnghoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó Trừtrường hợp pháp luật có quy định khác thì nhìn chung, hợp đồng không bị coi là vô hiệunếu có vi phạm về hình thức

Thứ ba, về kĩ kết hợp đồng v việc uỷ quyền kĩ kết hợp đồng

Bộ Luật Dân Sự xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công nhậnhiệu lực của cam kết, thoả thuận của các bên, không phụ thuộc vào hình thức của hợpđồng Do đó, về mặt nguyên tắc, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhậnđược trả lời chấp nhận giao kết của bên được đề nghị Hợp đồng cũng xem như được giaokết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu các bên có thoả thuận imlặng là sự trả lời chấp nhận giao kết Trên cơ sở hình thức của hợp đồng, pháp luật cũngquy định cụ thể đối với từng trường hợp, ví dụ, đối với hợp đồng được giao kết bằng lờinói thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung củahợp đồng; đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng

là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản[5]

Trang 31

Về mặt nguyên tắc, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được tính từ thời điểmgiao kết, tuy nhiên vẫn có các ngoại lệ đó là khi các bên có thoả thuận khác, ví dụ hợpđồng được các bên ký vào ngày 01/01/2009 nhưng các bên thoả thuận là hợp đồng đượccoi là ký kết vào ngày 01/02/2009 hoặc khi pháp luật có quy định khác, ví dụ theo phápluật về đất đai thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thế chấp là thời điểm đăng ký.

Vấn đề uỷ quyền ký kết hợp đồng không được BLDS quy định cụ thể, tuy nhiên,

vì hợp đồng là một dạng của giao dịch dân sự cho nên có thể áp dụng các quy định về việc

uỷ quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự[20] Theo đó cá nhân, người đại diện theopháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện hợp đồng theochế định người đại diện

Thứ tư, về điều kiện cĩ hiệu lực của hợp đồng

Trong quá trình xây dựng và ký kết hợp đồng, người soạn thảo cần lưu ý đến điềukiện của hợp đồng có hiệu lực và các trường hợp vô hiệu của hợp đồng nhằm tránh cáctrường hợp đáng tiếc xảy ra trong quá trình hai bên thực hiện hợp đồng

Điều 388 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định:Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữacác bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau:

+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

+ Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật,không trái đạo đức xã hội;

+ Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

Ngoài các điều kiện trên đây, nếu pháp luật quy định giao dịch phải được thể hiệnbằng một hình thức cụ thể, ví dụ phải thể hiện bằng văn bản, thì hình thức của giao dịch làđiều kiện có hiệu lực của giao dịch

Như vậy, khi hợp đồng có đủ 3 điều kiện trên thì sẽ có hiệu lực trừ một số trườnghợp mà pháp luật yêu cầu hợp đồng phải tuân theo một hình thức nhất định

Thứ năm, về điều kiện vơ hiệu của hợp đồng

Trang 32

Theo quy định của Điều 116 BLDS 2015 thì vấn đề hợp đồng vô hiệu sẽ được ápdụng theo các quy định từ Điều 123 đến Điều 129 BLDS 2015 bao gồm các trường hợpsau:

+ Giao dịch bị vô hiệu khi không có một trong các điều kiện được quy định tạiĐiều 122 của BLDS bao gồm: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mụcđích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức

xã hội; người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện Ngoài ra, nếu pháp luật yêu cầugiao dịch phải được thể hiện bằng một hình thức cụ thể nào đó thì hình thức của giao dịchcũng là điều kiện có hiệu lực của giao dịch

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội( Điều 123 của BLDS 2015) Điều này có nghĩa rằng nếu giao dịch dân sự có mục đích vànội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu Vi phạm điềucấm của pháp luật có nghĩa là vi phạm những quy định của pháp luật không cho phép chủthể thực hiện những hành vi nhất định, ví dụ như hành vi buôn bán chất ma tuý Đạo đức

xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hộiđược cộng đồng thừa nhận và tôn trọng

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo( Điều 124 của BLDS 2015)

Nếu một giao dịch dân sự được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giaodịch khác thì giao dịch giả tạo đó bị vô hiệu, tuy nhiên giao dịch bị che giấu vẫn có hiệulực trừ khi nó cũng bị vô hiệu theo các quy định khác của BLDS

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện ( Điều 125 của BLDS2015)

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chếnăng lực hành vi dân sự mà xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì theo yêu cầu của ngườiđại diện của người đó, toà án có thể tuyên bố giao dịch đó là vô hiệu nếu theo quy địnhcủa pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện, ví dụ mộtngười bị tâm thần, không có khả năng nhận thức được hành vi của mình đã kí hợp đồng để

Trang 33

bán nhà cho một người khác, giao dịch này bị coi là vô hiệu vì trong trường hợp nàyngười bị tâm thần không thể tự mình giao dịch được mà cần phải có người đại diện củahọ.

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn ( Điều 126 của BLDS 2015)

Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân

sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dungcủa giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu toà

án tuyên bố giao dịch vô hiệu Ví dụ, A bán cho B một chiếc xe máy nhưng A quên khôngthông báo cho B biết rằng hệ thống đèn của chiếc xe đó đã bị cháy B yêu cầu A giảm bớtgiá bán chiếc xe đó hoặc thay thế hệ thống đèn mới nhưng A không chấp nhận B cóquyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch mua bán đó vô hiệu

Trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giaodịch thì sẽ áp dụng các quy định tại Điều 132 BLDS về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừadối, đe doạ

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ ( Điều 127 của BLDS 2015)

Theo quy định của BLDS thì lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bênhoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đốitượng hoặc nội dung của giao dịch nên đã xác lập giao dịch đó Đe doạ trong giao dịch làhành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịchnhằm tránh thịêt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mìnhhoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con mình Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừadối hoặc bị đe doạ thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu

+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ đượchành vi của mình ( Điều 128 của BLDS 2015)

Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểmkhông nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu toà án tuyên bốgiao dịch dân sự đó là vô hiệu, ví dụ, một người có năng lực hành vi dân sự bình thườngnhưng đã ký hợp đồng mua bán tài sản trong lúc say rượu, không nhận thức được hành vi

Ngày đăng: 20/06/2018, 18:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Trần Việt Anh (2010), Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
Tác giả: Trần Việt Anh
Năm: 2010
16. Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2001), Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinhdoanh
Tác giả: Nguyễn Thị Dung (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
18. Nguyễn Ngọc Khánh (chủ biên) (2007), Chế định về hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định về hợp đồng trong Bộ luật dânsự Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Khánh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Tư pháp
Năm: 2007
22. Lê Văn Minh (2007), Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán
Tác giả: Lê Văn Minh
Năm: 2007
23. Lê Nết (chủ biên) (1999), Bình luận về hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận về hợp đồng thương mại quốc tế
Tác giả: Lê Nết (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thànhphố Hồ Chí Minh
Năm: 1999
25. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2010), 100 câu hỏi về Hợp đồng trong xây dựng, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 100 câu hỏi về Hợp đồng trong xây dựng
Tác giả: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2010
26. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (2007), Cẩm nang hợp đồng thương mại, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp (DANIDA), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang hợp đồng thươngmại
Tác giả: Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Năm: 2007
27. Hoàng Thị Hà Phương (2012), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại- Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại- Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Hoàng Thị Hà Phương
Năm: 2012
28. Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ (2005), “Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tạp chí khoa học pháp lý, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số ý kiến về phạt vi phạm do viphạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, "Tạp chí khoa học pháp lý
Tác giả: Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ
Năm: 2005
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NxbCông an nhân dân
Năm: 2011
30. Trần Trịnh Tường (2002), “Vận dụng hình thức hợp đồng EPC phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam”, Tạp chí Người xây dựng, (8) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng hình thức hợp đồng EPC phù hợp với điềukiện thực tế Việt Nam”, "Tạp chí Người xây dựng
Tác giả: Trần Trịnh Tường
Năm: 2002
31. Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2005), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam, tập III, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật dân sựViệt Nam
Tác giả: Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
1. Hiến pháp Năm 2013 . 2. Luật dân sự Năm 2015 3. Luật xây dựng Năm 2014 Khác
8. Nghị định 37/2015-NĐ-CP ngày 22/04/2015 9. Nghị định 46/2015/NĐ-CP Khác
11. Bộ xây dựng (2011), Thông tư số09/2011/TT-BXD ngày 28 tháng 6 năm 2011 của Bộ xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình, Hà Nội Khác
12. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ - CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội Khác
13. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, Hà Nội Khác
14. Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ - CP ngày 06 tháng 2 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội Khác
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 207/2013/NĐ - CP ngày 11 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ - CP, Hà Nội Khác
17. Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w