1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập cá nhân môn luật đất đai mối quan hệ giữa sở hữu đất đai và phát triển kinh tế

2 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 18,06 KB

Nội dung

Quyền sở hữu đất đai là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước.. Dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu đất đai có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ nó là cơ sở đầu tiên

Trang 1

Mối quan hệ giữa sở hữu đất đai và phát triển kinh tế

Quyền sở hữu đất đai là gì?

Quyền sở hữu đất đai là quyền của Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước Dưới góc độ pháp lý quyền sở hữu đất đai có ý nghĩa quan trọng, bởi lẽ nó là cơ sở đầu tiên để xác lập quyền sử dụng và định đoạt đất đai

Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực hiện quản lý thống nhất toàn bộ vốn đất đai nhưng Nhà nước lại không trực tiếp sở hữu, sử dụng đất đai mà lại trao quyền sở hữu, sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình và

cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, cho phép nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 4 Luật đất đai 2013, hình thức sở hữu đất đai tại Việt Nam được quy định là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”

Tuy nhiên, Nhà nước không mất đi quyền sở hữu đất đai của mình, bởi vì, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu đất đai một cách gián tiếp thông qua các hoạt động vừa mang tính kỹ thuật, vừa mang tính pháp lý như đo đạc, khảo sát đánh giá và phân hạng đất để nắm được hiện trạng, sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước và từng địa phương; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và các tài liệu địa chính khác để nắm được sự phân bố đất đai, kết cấu sử dụng đất ở các địa phương; hoạt động đăng ký quyền sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai… để nắm được biến động đất qua các thời kỳ.Việc phân biệt quyền sở hữu đất đai của Nhà nước với quyền sở hữu đất đai của người sử dụng đất dưới đây sẽ làm rõ hơn nhận định trên đây về việc Nhà nước không mất đi quyền chiếm hữu đất đai cho dù Nhà nước có thực hiện việc giao đất, cho thuê đất… cho người sử dụng đất sử dụng ổn định lâu dài

Vai trò của đất đai tới việc phát triển kinh tế?

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người Trong tiến trình lịch sử của loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo ra những sản phẩm nuôi sống mình Không có đất đai thì không có bất kỳ ngành sản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người

Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như một tư liệu sản xuất đặc biệt + Trong nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn thức ăn cho cây trồng

+ Sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng mới các nhà máy làm gia tăng diện tích đất dành cho nhu cầu này Chẳng hạn muốn xây dựng một nhà máy trước hết phải

có một địa điểm nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng để máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà làm việc,…Tất cả những điều đó là cần thiết trước tiên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 2

+ Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp là sự phát triển các ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở, đường giao thông và hình thành đô thị cũng làm tăng nhu cầu về đất

Mối quan hệ giữa sở hữu đất đai và phát triển kinh tế:

Có thể thấy sở hữu đất đai và phát triển kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết, tác động qua lại với nhau Nếu không có nguồn gốc tự nhiên thì con người dù có giỏi đến đâu cũng không thể tạo ra đất đai.Đối với mỗi ngành kinh tế , đất đai có vai trò đặc biệt khác nhau nhưng vai trò cơ bản nhất là vai trò làm địa bàn hoạt động Chính vì thế nền kinh tế có phát triển hay không, phát triển có cân đối giữa các ngành hay không còn phụ thuộc vào đất đai, quy hoạch sử dụng đất

Ví dụ điển hình là tại Việt Nam Sau pháp lệnh nhà ở 1991, Luật Đất Đai 1993 đã mở thị trường giao dịch đất đai Người có quyền sử dụng đất được mua bán, trao đổi, cho thuê, góp vốn, thế chấp,…và công dâm được tự do mua, thuê bất động sản Điều này làm cho địa bàn hoạt động kinh tế của các ngành mở rộng, thông thoáng hơn Tổng kết sau gần 20 năm đổi mới, từ năm 1994, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao trên 5,3%, năm 2008 ước tính bình quân thu nhập đầu người đạt 1.047 USD Đây là mốc đánh dấu Việt Nam thoát khỏi nhóm nước nghèo

Tuy nhiên sở hữu đất đai hiện nay còn có một số nhược điểm từ thực tiễn:

+ Người sử dụng đất không có động lực để sử dụng đất một cách tốt nhất , không muốn đầu tư dài hạn vào đất đang sử dụng, làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất vì đất đai không phải là tài sản lâu dài của họ + Quyền định đoạt đất đai thuộc về các cơ quan nhà nước dễ dẫn tới sự can thiệp của chính trị vào thị trường sử dụng đất, tạo nguy cơ phát sinh tham nhũng và gây trở ngại cho đầu tư phát triển

VD: Các panô dự án mọc lên giữa ruộng lúa, sau đó người dân mới được thông báo đất của họ đã nằm trong dự án, tiền không nhận thì được chuyển vào kho bạc

Ngày đăng: 20/06/2018, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w