Khái niệm chứng cứ Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cóthể ra các quyết định hoặc bản án dựa trên cơ sở các chứng cứ chứng minh về việcphạm tội
Trang 1VIỆN HÀN LẦMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAMHỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THÙY DƯƠNG
CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN VỀ
TỘI CƯỚP TÀI SẢN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
“ • • • “ •
Mã số : 8 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHÙNG THẾ VẮC
HÀ NỘI, 2018
Trang 2Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các sốliệu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ côngtrình khoa học nào khác
Tác giả luận văn
PHẠM THÙY DƯƠNG
Trang 3Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THU THẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ TRONGĐIỀU TRA VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI 56 DƯƠNG
1.1 Một số dự báo về các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, cũng như các BLHS trước đây, Tội cướp tài sản luôn làmột trong những tội nghiêm trọng nhất của Chương Các tội xâm phạm sở hữu và luôn được xếp ở vị trí đầu tiêncủa Chương Tội cướp tài sản là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng vì cùng một lúc xâm hại tới hai khách thể quantrọng đó là tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự của con người và quyền sở hữu tài sản Tính nguy hiểm của tộiphạm này còn được thể hiện ở việc các đối tượng phạm tội cướp tài sản có xu hướng phạm tội có tổ chức, manhđộng, sử dụng các loại vũ khí và hoạt động gây án liên tục Tội cướp tài sản đã và đang gây ra những thiệt hạinghiêm trọng về người và tài sản, tác động xấu tới tình hình an ninh trật tự, tạo ra tâm lý hoang mang, lo sợ chocộng đồng dân cư, làm đảo lộn cuốc sống sinh hoạt và làm ăn của người dân
Đấu tranh phòng, chống tội phạm cướp tài sản luôn là mối quan tâm lớn của cả hệ thống chính trị
và của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan Tư pháp, gồm Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án Để đấutranh có hiệu quả với tội phạm này thì việc điều tra, khám phá, làm rõ hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và xử lý nghiêm minh, đúng tội, đúng pháp luật đối với người phạm tội cướp tài sản có ý nghĩa vô cung to lớn Tuy nhiên, để chứng minh một người phạm tội cướp tài sản
và buộc họ phải chịu hình phạt theo quy định tài Điều 168 BLHS năm 2015 sứa đổi, bổ sung năm
2017 thì việc dựa vào hệ thống chứng cứ để chứng minh có ý nghĩa quyết định Điều 13 BLTTHS năm 2015 quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theotrình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ
Trang 4luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luậnngười bị buộc tội không có tội” Điều đó có nghĩa là một người chỉ bị coi là có tội vàphải chịu hình phạt tương ứng khi đã có bản án kết tội có hiệu lực của Tòa án Để cóđược như vậy thì toàn bộ hoạt động của Cơ quan điều tra, VKS và Tòa án phải đượctiến hành đồng bộ mà thực chất là hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.Đây là nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự tronggiải quyết vụ án hay nói cách khác là một biện pháp đưa các quy phạm pháp luật vàocuộc sống.
Nằm ở trung tâm các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Hải Dương có một vị trí rấtquan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Là một đô thịphát triển sớm ở đồng bằng Bắc bộ, Hải Dương là nơi có mật độ dân cư cao Trênđịa bàn Tỉnh có nhiều trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước, các trường học của địaphương và Trung ương Hải Dương là một tỉnh khá năng động và có nhiều tiềm năngnên có nhiều doanh nghiệp thuộc đủ mọi thành phần kinh tế đang hoạt động, đángchú ý là một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàntỉnh Tình hình đó có quan hệ chặt chẽ tới diễn biến phức tạp về an ninh trật tự trênđịa bàn tỉnh Đặc biệt, Hải Dương lại nằm trên trục giao thông quan trọng liên kết batrung tâm kinh tế - chính trị lớn là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh Điều nàycàng cho thấy Hải Dương là một địa bàn phức tạp về an ninh trật tự, là một địa bànnhạy cảm đối với các băng nhóm tội phạm từ các tỉnh khác thâm nhập hoặc “lánhnạn” mỗi khi có các chiến dịch truy quét tội phạm ở các địa phương lân cận Hàngnăm trên địa bàn tỉnh Hải Dương xảy ra hàng trăm vụ phạm pháp hình sự [Bảng 2.1
- Phụ lục ] ; Trong số các vụ án hình sự được thống kê, tỉnh Hải Dương luôn cóthống kê riêng về các vụ án Cướp tài sản, điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt củaCông an tỉnh Hải Dương với loại tội phạm này Qua thống kê hàng năm, các tộiphạm Cướp tài sản chỉ chiếm tỉ lệ không lớn, trung bình chỉ khoảng 20 đến 30 vụ án
1 năm nhưng các vụ án Cướp tài sản luôn gây ra những hậu quả lớn cho địa phương,
Trang 5các hành vi cướp thường làm cho người dân lo lắng, ảnh hưởng tới đời sống sinhhoạt, học tập và làm việc của dân cứ trên địa bàn.
Theo báo cáo kết quả điều tra khám phá các vụ án hình sự của CQĐT Cônganh tỉnh Hải Dương, trong 5 năm từ năm 2013 đến năm 2017 đã phát hiện 3888 vụphạm pháp hình sự, đã điều tra làm rõ 3094 vụ đạt 80% Đối với vụ án cướp tài sản,
có 143 được phát hiện, điều tra làm rõ 130 vụ với 255 bị can đạt tỉ lệ 91% Trongquá trình giải quyết các vụ án cướp tài sản, VKS đã trả lại 05 trường hợp để điều tra
bổ sung, chiếm 3,8% do chưa đủ chứng cứ chứng minh tội phạm Có vụ án còn phảigia hạn điều tra vì chưa thu thập đầy đủ chứng cứ CQĐT đã đình chỉ điều tra 03 vụvới 5 bị can Những số liệu trên cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng còn một số hạnchế như không thu thập đầy đủ, kịp thời các loại chứng cứ, đôi khi còn vi phạm vềthủ tục thu thập chứng cứ, chưa đánh giá đúng giá trị của từng chứng cứ cũng nhưmối liên hệ giữa các chứng cứ trong tổng thể các chứng cứ của vụ án cướp tài sảnxảy ra trên địa bàn Những hạn chế này đã làm cho việc điều tra, khám phá các vụ áncướp tài sản còn kéo dài, tỉ lệ điều tra phá án chưa cao Như vậy việc nghiên cứu làmsáng tỏ một số vấn đề lý luận về thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong điềutra các vụ án cướp tài sản trên địa bản tỉnh Hải Dương cũng như đánh giá thực trạnghoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sảntrên địa bàn tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng,hiệu quả của hoạt động này trong tình hình hiện nay là một yêu cầu cấp thiết Chính
vì vậy tội chọn đề tài: “Chứng cứ trong điều tra vụ án về tội cướp tài sản từ thực tiễntỉnh Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Luật học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có các công trình khoa học nghiên cứu về việc thu thập, kiểm tra, đánh giáchứng cứ như sau: Luận án Tiến sĩ Luật học: “Đấu tranh phòng, chống tội cướp tàisản trên địa bàn Hà Nội” của tác giả Đỗ Kim Tuyến (2001); Luận án Tiến sĩ luật học:
“Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam
Trang 6hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương 2000 Luận văn Thạc sĩ Luật học “chứng cứtrong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từthực tiễn tỉnh Cà Mau" của tác giả Huỳnh Minh Tính (2016) ; Luận văn Thạc sĩ Luậthọc “Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gâythương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác th o pháp luật tố tụnghình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình hước” của tác giả Nguyễn Văn Chạm(2017) Ngoài ra các nhà khoa học và một số tác giả cũng đã quan tâm đến một sốnội dung của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự và đã đề cập đến trong một
số giáo trình, sách, tài liệu, tạp chí chuyên ngành như: Chứng cứ trong Luật tố tụnghình sự Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Hà Nội - 2005, do ThS Nguyễn Văn Cừ chủ biên.Chứng cứ và chứng minh trong vụ án hình sự, Nsb Tư háp, Hà Nội - 2006, do TS
Đỗ Văn Đương chủ biên Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, Bộ môn PhápLuật - 2009, của Học viện An ninh nhân dân Giáo trình Luật tố tụng hình sự ViệtNam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2013, do P GS.TS Nguyễn Ngọc Chí chủbiên Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội -
2013, Trường Đại học Luật Hà Nội Bình Luận khoa học BLHS tập 2, Nxb Laođộng, Hà Nội - 2012, do tác giả Đinh Văn Quế chủ biên Bình luận khoa họcBLTTHS của nước CHXHCN Việt Nam, Nxb Tư Pháp, Học viện Khoa học xã hội,
do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên Các công trình nêu trên chủ yếu đi sâu nghiêncứu về mặt lý luận quá trình chứng minh trong điều tra vụ án hình sự Hiện nay chưa
có đề tài nào đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể về hoạt động thuthập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản nói chung, từthực tiễn tỉnh Hải Dương nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích của việc nghiên cứu là trên cơ sở sáng tỏ lý luận về chứng cứ vàhoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án về tội cướp tàisản, đánh giá hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điềutra vụ án cướp tài sản của Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hải Dương, Luận văn đưa
Trang 7ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, kiểm tra, đánhgiá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản.
- Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: +Nghiên cứu các vấn đề lý luận về Chứng cứ và hoạt động thu thập,
kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án về tội cướp tài sản;
+ Đánh giá thực tiễn thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án
về tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
+ Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, kiểm tra,đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án về tội cướp tài sản trên địa bản tỉnh HảiDương
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thu thập, kiểm tra,đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án về tội cướp tài sản của Cơ quan Cảnh sát điềutra Công an tỉnh Hải Dương trên cơ sở BLTTHS năm 2003, năm 2015 và những vănbản pháp luật có liên quan
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là địa bàn tỉnh Hải Dương, về thời gian
từ năm 2013 đến 2017
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chính sách hình sự quanđiểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm sở hữu nói chung và tội Cướp tài sản nóiriêng
-hương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các p-hương pháp cụ thể như:hương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn, ví dụđiển hình thông qua những hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra, bản án, quyết định,báo cáo tổng kết của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa về khoa học cũng như thực
tiễn
Trang 8- Về khoa học: Luận văn góp tiếng nói khiêm tốn vào lý luận về thu thập,kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án về tội cướp tài.
- Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được tham khảo trong hoạt độnglập pháp cũng như thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án về tội cướp tài sản
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và họctập về tố tụng hình sự, điều tra tội phạm
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nhận thức chung về chứng cứ trong điều tra vụ án về tội cướp tài
sản
Chương 2: Thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp
tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, kiểm tra và đánh
giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản từ thực tiễn tỉnh Hải Dương
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA VỤ
ÁN VỀ TỘI CƯỚP TÀI SẢN
1.1 Khái niệm, các thuộc tính của chứng cứ và phân loại chứng cứ
1.1.1 Khái niệm chứng cứ
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cóthể ra các quyết định hoặc bản án dựa trên cơ sở các chứng cứ chứng minh về việcphạm tội cũng như con người thực hiện tội phạm và những tình tiết có liên quan.Việc tiến hành chứng minh làm rõ vụ án là quá trình nhận thức chân lý, sự việc phạmtội đã xảy ra, bằng việc thu thập các tài liệu dùng làm căn cứ để khôi phục toàn bộdiễn biến của vụ án đưa đến một nhận thức đúng đắn mang tính khách quan về sựviệc phạm tội và con người phạm tội
Trên cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thì bất kỳtội phạm nào xảy ra chúng ta đều có thể phát hiện và chứng minh được Vì vậy,không thể có tội phạm không bị phát hiện, chỉ có điều chúng ta có chứng minh làm
Trang 9rõ vụ án hay không Về nguyên tắc, hoạt động của con người bao giờ cũng để lại dấuvết trong thế giới khách quan, trong đó có hành động phạm tội Những dấu vết củahành vi phạm tội có thể được thể hiện dưới dạng vật chất như: dấu vết phạm tội, tồntại trên công cụ, phương tiện phạm tội, dấu vân tay của người phạm tội để lại trênhiện trường, vết dao đâm của người phạm tội để lại trên nạn nhân Hoặc được phảnánh, ghi nhận trong trí nhớ của con người có thể là nạn nhân hay người khác Thuthập những dấu vết này một cách có hệ thống qua quá trình tiến hành tố tụng sẽ đưađến sự nhận thức đúng đắn bản chất của vụ án, dựng lại được toàn bộ diễn biến của
sự việc phạm tội
Như vậy, chứng cứ là phương tiện duy nhất để chứng minh tội phạm, làm
rõ những tình tiết của vụ án Chứng cứ được quy định trong Luật tố tụng hình
Trang 10sự, tùy vào bản chất giai cấp của mỗi nhà nước và trên cơ sở phương pháp luận nhậnthức khác nhau mà có những quy định khác nhau về chứng cứ.
Trên nền tảng của học thuyết duy vật biện chứng và thực tiễn cuộc đấu tranhchống tội phạm ở Việt Nam, Điều 86 BLTTHS năm 2015 đã quy định về chứng cứnhư sau:
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ Luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án” [12 Tr.88, 89].
Khái niệm chứng cứ trong Luật TTHS Việt Nam phản ánh nội dung và hìnhthức của chứng cứ Về nội dung, chứng cứ là những gì có thật được dùng làm căn cứxác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũngnhư những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án Về hình thức,chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định Chứng cứđược phát hiện, thu thập nhằm mục đích chứng minh tội phạm và người thực hiệnhành vi phạm tội và làm rõ những tình tiết khác liên quan đến vụ án để giải quyếtđúng đắn vụ án hình sự
1.1.2 Các thuộc tính của chứng cứ
Chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự được sử dụng làm phương tiện duy nhất
để chứng minh tội phạm, làm rõ các tình tiết của vụ án Cho nên, bất kỳ thông tin, tàiliệu nào chỉ được coi là chứng cứ trong vụ án hình sự khi đảm bảo đầy đủ ba thuộctính, đó là tính khách quan, tình liên quan và tính hợp pháp
- Tính khách quan của chứng cứ
Thuộc tính khách quan của chứng cứ đòi hỏi chứng cứ phải là những gì có thật,tồn tại khách quan độc lập với ý thức chủ quan của con người Những gì có thật đóphải phù hợp với các tình tiết của vụ án đã xảy ra Trên cơ sở nhận thức đó những gì
Trang 11là sản phẩm của sự suy đoán chủ quan, không xuất phát từ thực tế khách quan thìkhông thể là căn cứ chứng minh đối với vụ án hình sự.
- Tính liên quan của chứng cứ
Tính liên quan của chứng cứ là sự thể hiện mối liên hệ khách quan của sự kiện
có thật với những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, nghĩa là nó đòihỏi những gì có thật (sự việc, hiện tượng, dấu vết, tài liệu ) phải liên quan đếnnhững vấn đề cần chứng minh đối với vụ án hình sự
Như vậy, không phải bất kỳ cái gì có thật tồn tại trong thế giới khách quan đềutrở thành chứng cứ, mà chỉ những cái có thật, liên quan đến những vấn đề cần phảichứng minh trong vụ án hình sự thì mới có thể trở thành chứng cứ
Thuộc tính liên quan của chứng cứ không phải bao giờ cũng dễ nhận thấy, cũng
dễ xác định mà nhiều lúc rất khó xác định trong một khoảng thời gian nhất định Do
đó trong công tác điều tra, truy tố, xét xử phải luôn luôn chủ ý thu thập các sự kiện
có thật một cách tỷ mỉ, rộng rãi để không bỏ sót mọi sự kiện có liên quan đến vụ ánnhưng cũng tránh tình trạng thu thập một cách tràn lan, tùy tiện, thu thập chứng cứ ởmột phạm vi quá rộng so với vụ án hoặc quá hẹp so với yêu cầu chứng minh của một
vụ án cụ thể
- Tính hợp pháp của chứng cứ
Tính hợp pháp của chứng cứ được hiểu là những gì có thật, liên quan đếnnhững vấn đề cần chứng minh trong vụ án phải được ghi lại, phản ánh lại từ nhữngnguồn của chứng cứ và được thu thập bằng những biện pháp do BLTTHS quy định.Nguồn chứng cứ là hình thức pháp lý mà trong đó chứa đựng những gì có thật,
có liên quan đến vụ án hình sự được dùng làm căn cứ để chứng minh tội phạm Luật
tố tụng hình sự đã quy định những loại nguồn chứng cứ sau đây:
+ Vật chứng;
+ Lời khai, lời trình bày;
+ Dữ liệu điện tử;
Trang 12+ Kết luận giám định, định giá tài sản;
+ Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
+ Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
+ Các tài liệu, đồ vật khác
Khoản 1, 2, 3 Điều 88 BLTTHS quy định:
“1 Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2 Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
3 Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án.” [12 Tr 89,90].
Từ nội dung trên, thấy rằng chứng cứ ngoài việc phải được rút ra từ những loạinguồn luật định mà còn phải được thu thập bằng những biện pháp được Luật tố tụnghình sự quy định Để thu thập chứng cứ, các cơ quan tiến hành Tố tụng có quyền ápdụng các biện pháp thu thập sau đây:
+ Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về nhữngvấn đề liên quan đến vụ án;
+ Trưng cầu giám định;
+ Tiến hành khám xét (khám người, chỗ ở, nơi làm việc, khám đồ vật, thư tín,bưu kiện, bưu phẩm th o quy định của pháp luật);
+ Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi;
Trang 13+ Tiến hành các hoạt động điều tra khác (hỏi cung bị can, đối chất, nhận dạng,thực nghiệm điều tra theo quy định của pháp luật);
+ Yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp tài liệu, trình bày nhữngtình tiết làm sáng tỏ vụ án;
Ngoài các cơ quan tiến hành Tố tụng có quyền áp dụng các biện pháp thu thậpchứng cứ thì những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cánhân nào cũng đều có thể đưa ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề có liênquan đến vụ án BLTTHS năm 2015 còn bổ sung quyền tự thu thập chứng cứ củangười bào chữa, cho phép người bào chữa có cơ sở pháp lý để tự mình thu thậpchứng cứ hoặc đề nghị các cơ quan khác thu thập chứng cứ
Chứng cứ phải được phát hiện, thu thập bởi những người có thẩm quyền doLuật tố tụng hình sự quy định Để bảo đảm việc áp dụng các biện pháp thu thậpchứng cứ được tốt, tránh sai sót, BLTTHS đã quy định trình tự, thủ tục phải tiến hành
để đảm bảo tính khách quan và giá trị chứng minh của chứng cứ, cũng như cấmnhững việc làm sai trái có thể ảnh hưởng đến giá trị chứng minh của chứng cứ đồngthời nhằm hạn chế tối đa sự lạm quyền của người tiến hành tố tụng
Mặt khác, để giúp cho việc kết luận bản chất vụ án được đúng đắn, khách quanBLTTHS còn quy định chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá th o đúng quy địnhcủa pháp luật nhằm kết luận về tính xác thực và giá trị chứng minh của chứng cứ.Điều 108 BLTTHS quy định về kiểm tra, đánh giá chứng cứ:
“1 Môi chứng cứ phải được kiểm tra, đánh giá để xác định tính hợp pháp, xác thực và liên quan đến vụ án Việc xác định những chứng cứ thu thập được phải bảo đảm đủ để giải quyết vụ án hình sự.
2 Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ đã thu thập được về vụ án.” [12 Tr 100].
Trang 14Đã là chứng cứ thì bao giờ cũng tồn tại trong nó các thuộc tính: tính kháchquan, tính liên quan và tính hợp pháp Những thuộc tính này không tách rời nhau màchúng có mối liên hệ ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạothành một chỉnh thể thống nhất, thiếu một trong những thuộc tính đó thì sẽ không cóchứng cứ Song mỗi thuộc tính đều có một vị trí, vai trò của nó, có ảnh hưởng đến sựhình thành của chứng cứ Nếu một trong các thuộc tính của chứng cứ không tốt thì sẽảnh hưởng đến giá trị của chứng cứ.
1.1.3 Phân loại chứng cứ
Việc phân loại chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình chứng minh
vụ án; cho phép xác định đúng vị trí, hiệu lực và giá trị chứng minh của từng chứng
cứ trong toàn bộ hệ thống chứng cứ của vụ án Dựa vào những căn cứ khác nhau,Luật tố tụng hình sự phân chia thành nhiều loại chứng cứ, mỗi loại chứng cứ cónhững đặc điểm riêng biệt
- Chứng cứ gốc và chứng cứ sao lại, thuật lại
Căn cứ vào mối quan hệ giữa nguồn phản ánh và sự kiện có thật dùng làm căn
cứ để chứng minh mà chia thành chứng cứ gốc và chứng cứ sao lại, thuật lại
Chứng cứ gốc là chứng cứ được ghi lại, phản ánh lại từ nguồn tài liệu gốc hoặc
từ một người trực tiếp biết sự việc mà không phải thông qua khâu trung gian Chẳnghạn: thu được khẩu súng kẻ phạm tội dùng để bắn nạn nhân ngay tại hiện trường xảy
ra vụ án; Hoặc công dân A nhìn thấy B dùng dao khống chế để cướp xe máy của mộtngười phụ nữ đi trên đường, A đã thuật lại sự việc mà mình biết với CQĐT, lời khaicủa công dân A trước CQĐT tra là chứng cứ gốc
Chứng cứ sao lại, thuật lại là những chứng cứ được ghi lại, phản ánh lại từnguồn tài liệu sao hoặc từ một người không trực tiếp chứng kiến sự việc xảy ra mànghe lời người khác kể lại Chẳng hạn: A nhìn thấy B dùng dao đ dọa chị C để cướpdây chuyền vàng, A kể lại chuyện đó cho D nghe và D đã đến trình bày với CQĐT về
sự việc mà A đã nhìn thấy, lời khai của D trong trường hợp này là chứng cứ thuật lại
Trang 15Cần phân biệt chứng cứ sao lại, thuật lại với việc sao chụp th o nghĩa cơ học, kỹthuật, chẳng hạn lời khai của người nhìn thất sự việc phạm tội trước CQĐT được ghivào biên bản Cán bộ điều tra đã phô tô biên bản đó để lưu vào hồ sơ thì biên bảnđược phô tô đó là chứng cứ gốc chứ không phải là chứng cứ sao lại.
- Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chứng cứ với những vấn đề cần phải chứng minhtrong vụ án hình sự mà chia thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp
Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ trực tiếp xác định được những tình tiếtthuộc đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự Ví dụ: Một nhân chứng có mặt tạinơi xảy ra vụ cướp tài sản của công dân, đã trình bày trước CQĐT diễn biến của vụcướp mà mình đã chứng kiến Lời khai này của người làm chứng là chứng cứ trựctiếp vì nó đã chứng minh có sự việc phạm tội đã xảy ra
Chứng cứ gián tiếp là những chứng cứ không trực tiếp xác định được nhữngtình tiết thuộc đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự, nhưng khi kết hợp với các
sự kiện khác sẽ xác định được tình tiết nào đó thuộc đối tượng chứng minh Ví dụ:Khi khám nghiệm hiện trường vụ án giết người cướp tài sản, CQĐT thu được mộtcon dao dính máu Một nhân chứng khai trước
CQĐT xác nhận con dao này là của X vì đã có lần mượn X con dao đó Lời khai củangười làm chứng trong trường hợp này là chứng cứ gián tiếp
- Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội
Căn cứ vào kết quả chứng minh của chứng cứ mà chia thành chứng cứ buộc tội
và chứng cứ gỡ tội
Chứng cứ buộc tội là những chứng cứ xác định có tội phạm xảy ra, một ngườinào đó đã thực hiện tội phạm hoặc xác định những tình tiết tăng nặng trách nhiệmhình sự của bị can, bị cáo
Trang 16Chứng cứ gỡ tội là những chứng cứ xác định không có sự việc phạm tội xảy ra,một người nào đó không thực hiện tội phạm, hành vi không cấu thành tội phạm hoặcxác định những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Hai loại chứng cứ này tuy đối lập nhau nhưng chúng đều xác định sự thậtkhách quan của vụ án Do vậy, trong quá trình chứng minh phải chú ý thu thập đầy
đủ cả hai loại chứng cứ này, nếu chỉ chú ý về một loại chứng cứ nào đó thì có thể dẫnđến oan sai hoặc bỏ lọt tội phạm
1.2 Đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản
1.2.1 Khái niệm, phân loại đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản
- Khái niệm: Đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản là tổng hợp
những sự kiện và tình tiết của vụ án phải được xác định, làm rõ bằng chứng cứ đểgiải quyết đúng đắn vụ án cướp tài sản
Điều 85 BLTTHS năm 2015 đã quy định về những sự kiện, tình tiết phải chứngminh trong vụ án hình sự mà khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự, các CQĐT,VKS, Tòa án phải chứng minh được, bao gồm:
+ Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiếtkhác của hành vi phạm tội;
+ Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay
vô ý ; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;+ Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo vàđặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;
+ Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;
+ Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
+ Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễntrách nhiệm hình sự, miễn hình phạt
Trang 17Những sự kiện, tình tiết trên là đối tượng chứng minh bắt buộc đối với tất cảcác vụ án hình sự nói chung và như vậy nó cũng chính là đối tượng chứng minh của
vụ án cướp tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh làm rõ
Ngoài những tính tiết đó, tùy th o tính chất của từng vụ án cơ quan tiến hành tốtụng phải chứng minh, làm rõ cả những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giảiquyết đúng đắn vụ án hình sự Chẳng hạn đối với vụ án mà bị can, bị cáo là ngườichưa thành niên, cơ quan tiến hành tố tụng còn phải chứng minh một số vấn đề sau:+ Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tâm thần, mức độ nhận thức về hành
vi phạm tội của người chưa thành niên
+ Điều kiện sinh sống và giáo dục;
+ Có hay không có người thành niên xúi giục
- Phân loại đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản
Trong vụ án cướp tài sản có nhiều nội dung phải chứng minh khác nhau Khoahọc pháp lý tố tụng hình sự phân loại đối tượng chứng minh thành ba nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất: Đối tượng chứng minh thuộc về bản chất của vụ án cướp tài
sản - Các yếu tố cấu thành tội Cướp tài sản Muốn chứng minh được những vấn đềthuộc về bản chất của vụ án cướp tài sản, chúng ta phải thu thập chứng cứ chứngminh được những dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm Tội cướp tài sản đượcquy định tại Điều 168 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), bao gồm: khách thểcủa tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm và chủ thểcủa tội phạm
Nhóm thứ hai: Đối tượng chứng minh có ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và
hình phạt, bao gồm: Chứng minh những tình tiết dẫn đến miễn trách nhiệm hình sự,quy định tại Điều 29 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017); Chứng minh nhữngtình tiết dẫn đến miễn hình phạt, quy định tại Điều 59 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017 ) ; Chứng minh những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của bịcan, bị cáo quy định tại Điều 52 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) ;
Trang 18Chứng minh những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo quyđịnh tại Điều 51 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nhóm thứ ba: Đối tượng chứng minh là những tình tiết có ý nghĩa đối với việc
giải quyết đúng đắn vụ án cướp tài sản Đây là nhóm đối tượng chứng minh khôngthuộc yếu tố cấu thành tội phạm, không ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm hình sự
và hình phạt nhưng có ý nghĩa nhất định đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án Đó
là những tình tiết có liên quan đến sự vô tư, khách quan của những người tiến hành
tố tụng và những người tham gia tố tụng, cũng như những tình tiết khác có ý nghĩađối với việc giải quyết đúng đắn vụ án Ví dụ như: mối quan hệ giữa người tiến hành
tố tụng với bị can, bị cáo hoặc giữa người làm chứng với người bị hại
Đối tượng chứng minh trong vụ án cướp tài sản là hệ thống những vấn đề cầnphải chứng minh làm rõ, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Muốn xác định đúng đốitượng chứng minh của vụ án này, cơ quan tiến hành tố tụng phải có cách tiếp cậntổng thể đối với cả ba nhóm đối tượng chứng minh trên và vận dụng vào từng trườnghợp cụ thể cho phù hợp với quy định của pháp luật Có xác định đúng đối tượngchứng minh mới giúp cho công việc xác định hướng điều tra thu thập chứng cứ và từ
đó có cơ sở để kết luận đúng đắn về vụ án cướp tài sản
1.2.2 Các yếu tố cấu thành Tôi cướp tài sản (Điều 168 BLHS năm 2015 sủa đổi, bổ sung năm 2017)
The o Điều 85 BLTTHS năm 2015 để làm rõ bản chất của vụ án cướp tài sảnthì cơ quan tiến hành tố tụng phải thu thập chứng cứ để chứng minh: Có hành viphạm tội cướp xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác củahành vi phạm tội Ai là người thực hiện hành vi phạm tội cướp; có lỗi hay không cólỗi, do cố ý hay vô ý có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơphạm tội Đó là các dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm Tội cướp tài sản đượcquy định trong BLHS
Khoản 1 Điều 168 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định:
Trang 19“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm ” [11 Tr 125].
The o quy định của BLHS, Tội cướp tài sản có những dấu hiệu pháp lý sau:
- Khách thể của tội phạm
Hành vi cướp tài sản xâm phạm đồng thời hai quan hệ xã hội được luật hình sựbảo vệ Đó là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu Bằng hành vi phạm tội củamình, người phạm tội cướp tài sản xâm phạm trước hết đến thân thể, đến tự do củacon người để qua đó có thể xâm phạm được quan hệ sở hữu, nếu không xâm phạmđến quan hệ nhân thân thì người phạm tội cướp tài sản không thể xâm phạm đếnquan hệ tài sản được Nếu chỉ xâm hại một trong hai quan hệ xã hội này thì chưaphản ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tài sản Do vậy, cảhai quan hệ xã hội bị xâm hại đều được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp tàisản
- Mặt khách quan của tội phạm
Th o quy định của điều luật, mặt khách quan của tội phạm gồm ba dạng hành vikhách quan Đó là: Hành vi dùng vũ lực ; Hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắcHành vi làm cho người bị tấn công lầm vào tình trạng không thể chống cự được.+ Hành vi dùng vũ lực
Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi dùng sức mạnh vật chất (có hoặckhông có công cụ, phương tiện phạm tội tác động vào người khác nhằm đè bẹp hoặclàm tê liệt sự chống cự của người này chống lại việc chiếm đoạt Hành vi dùng vũlực trước hết phải là hành vi nhằm vào con người Những hành vi không nhằm vàocon người đều không phải là hành vi dùng vũ lực theo quy định của điều luật Người
bị tấn công ở đây có thể là chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lý hay bảo vệ tàisản nhưng cũng có thể là người bất kỳ mà người phạm tội cho rằng người này đãhoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình Hành vi dùng vũ lực trong
Trang 20tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự,nghĩa là có khả năng làm cho sự chống cự về mặt thực tế không xảy ra được hoặcxảy ra nhưng không có kết quả hoặc làm cho người bị tấn công bị tê liệt về ý chí,không dám kháng cự Những hành vi dùng vũ lực có tính chất như vậy có thể làđánh, chém, trói, nhốt
Hành vi đ dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
Đây là trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ (hoặc cả hai)
đe dọa sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt Vũ lực đ dọa
sẽ thực hiện có thể nhằm vào chính người bị đ dọa nhưng cũng có thể nhằm vàongười khác có quan hệ thân thuộc với người bị de dọa Ở tội cướp tài sản, tính chấtcủa sự đe dọa, the o quy định của luật phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc Dấu
hiệu “ngay tức khắc” ở đây có ý nghĩa quan trọng để phân biệt hành vi đ dọa dùng
vũ lực ở tội cướp với hành vi đ dọa (sẽ ) dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản Dấuhiệu này vừa dùng để chỉ sự nhanh chóng về mặt thời gian (sẽ xảy ra ngay lập tức)
và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đ dọa Hành vi đ dọa dùng vũ lực ở tộicướp tài sản có tính chất mãnh liệt là làm cho người bị đ dọa thấy rằng vũ lực sẽ xảy
ra ngay, họ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi Sự đe dọa đã làm ý chí củangười bị đe dọa tê liệt Để đánh giá hành vi đe dọa dùng vũ lực có tính chất như vậyhay không và qua đó khẳng định có phải là cướp tài sản hay không, cần dựa vàonhững tình tiết sau: Nội dung và hình thức của hành vi đe dọa (dọa làm gì? Thái độ đdọa ra sao? Tương quan lực lượng giữa bên đ dọa và bên bị đ dọa; Hoàn cảnh khônggian và thời gian; Tình hình trật tự xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi phạm tội
Dấu hiệu ngay tức khắc chỉ đòi hỏi người phạm tội đã có hành vi, cử chỉ, thái
độ thể hiện ra bên ngoài là sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc mà không đòi hỏi họ phảithực sự có ý định sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc cũng như phải có đủ điều kiện đểdùng vũ lực ngay tức khắc Như vậy, những trường hợp chỉ làm ra vẻ sẽ dùng vũ lực
Trang 21ngay tức khắc nhưng không có ý định hoặc không có điều kiện dùng vũ lực ngay tứckhắc cũng bị coi là cướp tài sản Ví dụ: Dùng súng giả dọa sẽ bắn chết ngay.
+ Hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cựđược
Hành vi ở dạng thứ ba này tuy không phải là vũ lực cũng như không phải là lời
đe dọa nhưng có khả năng như những hành vi đó - khả năng làm cho người bị tấncông không thể ngăn cản được việc chiếm đoạt Do vậy, những hành vi này được coi
là cùng tính chất như hành vi dùng vũ lực và hành vi đ dọa dùng vũ lực ngay tứckhắc Chúng đều có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự Hành vi đầu độc,hành vi dùng thuốc gây mê là những ví dụ về dạng hành vi thứ ba này của tội cướptài sản
+ Hậu quả của tội phạm
Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thànhtội phạm Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tìnhtiết để xem xét khi quyết định hình phạt
- Mặt chủ quan của tội phạm
+ Lỗi của người phạm tội cướp tài sản là lỗi cố ý trực tiếp Khi thực hiện hành
vi phạm tội, người phạm tội biết mình có hành vi dùng vũ lực hoặc biết mình cóhành vi đ dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc biết mình có hành vi làm cho người bịtấn công lâm vào tình trạng không thể kháng cự được Người phạm tội mong muốnhành vi đó đè bẹp hoặc làm tê liệt được sự chống cự của người bị tấn công, để có thểthực hiện được mục đích chiếm đoạt tài sản
+ Mục đích chiếm đoạt là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội cướp tài sản.Việc thực hiện những hành vi khách quan trên chỉ trở thành hành vi phạm tội của tộicướp tài sản nếu việc thực hiện những hành vi đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.Mục đích giữ tài sản vừa chiếm đoạt được cũng được coi là dạng đặc biệt củamục đích chiếm đoạt Như vậy, những hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, đ
Trang 22dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hay hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tìnhtrạng không thể chống cự được nhằm mục đích giữ tài sản vừa chiếm đoạt được cũng
bị coi là cấu thành tội cướp tài sản Đây là trường hợp người phạm tội đã chiếm đoạtđược tài sản bằng thủ đoạn không phải là cướp như bằng thủ đoạn trộm cắp, cướpgiật nhưng ngay sau đó đã bị phát hiện người phạm tội đã tấn công lại người ngăncản (bằng những thủ đoạn của tội cướp) nhằm giữ bằng được tài sản vừa chiếm đoạttrước đó Thực tiễn xét xử từ trước đến nay coi trường hợp này là trường hợp chuyểnhóa từ một số hình thức chiếm đoạt tài sản thành cướp tài sản
sự về tội cướp tài sản
1.3 Thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản
1.3.1 Khái niệm điều tra vụ án cướp tài sản
Điều tra vụ án hình sự nói chung và vụ án cướp tài sản nói riêng là quá trình ápdụng pháp luật nhằm làm rõ sự thật khách quan toàn diện về vụ án cướp tài sản.Trong giai đoạn điều tra, CQĐT tiến hành các hoạt động theo quy định của BLTTHS
để thu thập chứng cứ, bao gồm chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội,chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng, chứng cứ xác định tình tiết giảm nhẹ trách
Trang 23nhiệm hình sự của bị can cũng như những chứng cứ xác định các tình tiết khác của
vụ án
Như vậy, điều tra vụ án cướp tài sản là quá trình CQĐT áp dụng các hoạt độngđiều tra do BLTTHS quy định để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ nhằm xácđịnh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án cướptài sản
- Phát hiện chứng cứ trong vụ án cướp tài sản là tìm ra những sự việc, hiệntượng, dấu vết, tài liệu có ý nghĩa làm rõ đối tượng chứng minh của vụ án
Để việc phát hiện chứng cứ được nhanh chóng và tập trung, tránh tràn lan, bỏsót trong hoạt động tố tụng phải luôn bám sát vào đối tượng chứng minh; phải căn cứvào tính chất và quy luật hoạt động của đối tượng đang điều tra và từ những dấu vết,tài liệu đã thu thập được để nghiên cứu xem xét đề ra phương hướng, kế hoạch thuthập chứng cứ Quá trình thu thập chứng cứ có thể chia thành từng bước để tiếnhành, trong mỗi bước phải xuất phát từ thực tiễn để điều chỉnh phương hướng thuthập cho sát; Phải biết chọn những vấn đề mấu chốt trọng tâm để tập trung lực lượngthu thập Việc phát hiện, thu thập chứng cứ phải được tiến hành khẩn trương, tỉ mỉ,sâu sắc, phải chú ý đến mọi khía cạnh của vụ án
Trang 24- Ghi nhận, thu giữ chứng cứ là làm cho chứng cứ có đầy đủ các thuộc tính của
nó nhằm đảm bảo giá trị chứng minh và hiệu lực chứng minh
CQĐT có quyền áp dụng các biện pháp của BLTTHS để phát hiện, ghi nhận,thu giữ chứng cứ Thông thường việc ghi nhận, thu giữ chứng cứ đi liền với việc pháthiện chứng cứ, vì có phát hiện được thì mới tiến hành ghi nhận, thu giữ Tuy nhiêntrong một số trường hợp thu thập chứng cứ chỉ là ghi nhận, thu giữ như những tàiliệu chứng cứ do các cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp Việc ghi nhận chứng cứphải được thực hiện theo những thủ tục và dưới những hình thức nhất định do phápluật tố tụng hình sự quy định như: Lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khámnghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, chụp ảnh, vẽ sơ
đồ hiện trường Còn thu giữ chứng cứ nhằm mục đích sử dụng chúng vào việc chứngminh trong vụ án cướp tài sản và được coi là một trong những biện pháp hữu hiệunhằm bảo quản chứng cứ phục vụ cho công tác điều tra
Khi tiến hành ghi nhận, thu giữ chứng cứ phải ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ, chính xác
và phản ánh một cách trung thực những sự việc, hiện tượng, tình tiết, dấu vết, số liệu,tài liệu và cách thức thu thập nó vào biên bản hoặc vào các tài liệu khác, tránh việcthất lạc, sai sự thật và giữ gìn lâu dài phục vụ cho công tác điều tra
+ Đối với sự việc, hiện tượng phải ghi rõ đó là sự việc, hiện tượng gì, xảy ra ởđâu, lúc nào, nguyên nhân của việc phát hiện sự việc, hiện tượng đó, diễn biến, hậuquả tác hại xảy ra, ai biết việc đó, vì sao họ biết
+ Đối với dấu vết phải ghi rõ dấu vết gì, thu ở đâu, hình dáng, kích thước, vị trí,khoảng cách của dấu vết, ai là người phát hiện thu thập
+ Đối với vật chứng phải ghi rõ vật gì, công cụ, phương tiện phạm tội hay đốitượng của tội phạm, tiền bạc đặc điểm của vật (hình dạng, số lượng, kích thước,trọng lượng, màu sắc, mùi vị.) dấu vết lưu trên vật chứng, thời gian, địa điểm pháthiện, thu giữ, ai là người phát hiện
Trang 25Ngoài những nội dung trên, cần ghi rõ cách phát hiện, thu thập, thời gian pháthiện, người phát hiện để khi nghiên cứu sử dụng dễ kiểm tra tính xác thực củachứng cứ.
- Bảo quản chứng cứ là đảm bảo cho chứng cứ được nguyên vẹn như khi thugiữ, không làm mất, làm hỏng, làm biến dạng hay sai lệch sự thật Bảo quản chứng
cứ là bảo vệ các thuộc tính của chứng cứ, bảo vệ giá trị chứng minh, hiệu lực chứngminh của chứng cứ Vì vậy bảo quản chứng cứ là khâu quan trọng, tùy thuộc vào đặcđiểm của chứng cứ mà có cách bảo quản khác nhau cho phù hợp
1.3.3 Kiểm tra xác minh chứng cứ
Việc kiểm tra xác minh chứng cứ trước khi sử dụng là một nguyên tắc tronghoạt động tố tụng hình sự
- Ý nghĩa của việc kiểm trá xác minh chứng cứ:
Chứng cứ là phương tiện để chứng minh tội phạm và người phạm tội Việcchứng minh đó liên quan đến các quyền cơ bản của con người như: tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ Do vậy,chứng cứ được sử dụng để chứng minh phải đảm bảo tính chính xác, khách quan,phản ánh trung thực các tình tiết diễn biến của vụ án đã xảy ra trong thực tế
Chứng cứ là sự phản ánh thực tế khách quan thông qua ý thức chủ quan củacon người, mà con người không phải bao giờ cũng nhận thức đầy đủ về thực tế kháchquan Do vậy nếu không kiểm tra, xác minh có thể mắc những sai lầm
Tính chất của cuộc đấu tranh chống tội phạm rất phức tạp Người phạm tội luôntìm mọi cách để trốn tránh pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để chegiấu hành vi phạm tội, đánh lạc hướng CQĐT như: làm giả hiện trường, giả chứng
cứ, tạo ra chứng cứ ngoại phạm Vì vậy nếu không kiểm tra, xác minh thì rất dễ dẫnđến sai lầm, để lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội
Trang 26Thực tiễn cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng còn cónhững sai lầm, thiếu sót trong việc phát hiện, thu thập chứng cứ, bởi vậy cần phảikiểm tra, xác minh.
- Phương pháp kiểm tra, xác minh chứng cứ:
+ Kiểm tra xác minh từng chứng cứ: Nghĩa là nghiên cứu, phân tích từngchứng cứ xem nó có phù hợp với thực tế hay không, có đầy đủ các thuộc tính củachứng cứ hay không, x m nó có liên quan đến vấn đề gì cần phải chứng minh trong
+ Tìm chứng cứ mới để làm sáng tỏ chứng cứ đã thu được Khi kiểm tra toàn
bộ chứng cứ mà phát hiện thấy những chứng cứ đã thu được có mâu thuẫn với nhauhoặc chưa thể làm rõ được yêu cầu phải chứng minh trong vụ án cướp tài sản thì phảitìm thêm chứng cứ mới để làm rõ và giải quyết những mâu thuẫn đó cũng như kiểmtra mức độ chính xác, độ tin cậy của hệ thống chứng cứ đang được kiểm tra
1.3.4 Đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản
Đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy logic của các ĐTV dựa trên cơ sở phápluật, ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm nhằm xác định mức độ tin cậy, giá trị củatừng chứng cứ cũng như tổng thể của nó để rút ra những kết luận phù hợp về vụ án
- Muốn đánh giá chứng cứ được chính xác, khách quan, toàn diện và đầy đủ vớitinh thần trách nhiệm nhằm kết luận vụ án cướp tài sản được đúng đắn, các chủ thểtiến hành đánh giá chứng cứ phải dựa vào những nguyên tắc sau đây:
+ Phải dựa vào quy định của pháp luật hình sự
Quá trình chứng minh vụ án cướp tài sản là quá trình thu thập, nghiên cứu,phân tích và đánh giá chứng cứ để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm,
Trang 27xác định cấu thành tội phạm tội Cướp tài sản th o quy định tại Điều 168 BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xác định những tình tiết dẫn đến miễn tráchnhiệm hình sự, miễn hình phạt xác định những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ tráchnhiệm hình sự của bị can cũng như những vấn đề khác của vụ án Có thể noi quyđịnh của pháp luật Hình sự, trong đó chủ yếu là cấu thành tội phạm là phạm vi chứngminh luật định, là đối tượng chứng minh chủ yếu, là mục tiêu phải làm rõ của chứng
cứ Bởi vậy, quá trình chứng minh phải dựa vào các quy định của pháp luật Hình sự.+ Phải dựa vào quy định của pháp luật tố tụng hình sự
Đánh giá chứng cứ chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật tố tụng hình
sự về nguyên tắc, phương pháp và chủ thể đánh giá chứng cứ Điều 108 BLTTHS
quy định: “Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình phải kiểm tra, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện mọi chứng cứ
đã thu thập được về vụ án’’ [12 Tr 100] Để xác định và đánh giá chứng cứ phải dựa
trên phương pháp luận duy vậy biện chứng trong việc chứng minh tội phạm, tức làphải căn cứ vào đối tượng chứng minh để phát hiện, thu thập, bổ sung và kiểm trachứng cứ, trên cơ sở đó, hình thành nên nhận thức chính xác của người tiến hành tốtụng về tình tiết cần phải chứng minh
+ Phải dựa vào ý thức pháp luật Xã hội chủ nghĩa
Ý thức pháp luật XHCN là điều kiện quan trọng để chủ thể nhận thức và đánhgia đúng bản chất của chứng cứ Nguyên tắc này bảo đảm cho chủ thể nhận thức rõhơn về trách nhiệm pháp lý của mình đối với công việc mà họ đang thực hiện
+ Phải dựa vào niềm tin nội tâm
Niềm tin nội tâm là kết quả hoạt động ý chí, đạo đức và toàn bộ tính cách củachủ thể cùng những tri thức kinh nghiệm đã tích lũy được
Do vậy, niềm tin nội tâm không chỉ là sự nhận thức về sự việc, hiện tượng vàdiễn biến của nó như thế nào, do đâu xảy ra mà còn là năng lực nhận định, đánh giáchính xác bản chất của các sự việc, hiện tượng đó và lòng dũng cảm bảo vệ chân lý
Trang 28- p hương pháp đánh giá chứng cứ.
+ Đánh giá từng chứng cứ: Nghĩa là đưa ra kết luận về mức độ tin cậy, chínhxác, giá trị và hiệu lực chứng minh của chứng cứ đó với những vấn đề chứng minhtrong vụ án cướp tài sản Những chứng cứ thu được không phải đều có giá trị chứngminh và mức độ chính xác như nhau, nếu đánh giá chứng cứ quá thấp hoặc quá cao
so với năng lực thực tế chứng minh của nó sẽ dẫn đến sai lầm, ảnh hưởng không tốtđến việc xác định phương hướng điều tra, đến việc nhận định, kết luận vụ án
Muốn đánh giá một chứng cứ nào đó, chủ thể đánh giá cần phải nắm vững đặcđiểm của từng loại chứng cứ và nguồn phản ánh của chứng cứ đó, phải dựa vào kiếnthức tổng hợp của bản thân để xem chúng có phù hợp với quy luật khách quan của sựvật, hiện tượng hay không; từ đó rút ra giá trị hiệu lực chứng minh của chứng cứ.Khi đánh giá từng chứng cứ cần xem xét mối quan hệ nhân quả đối với đối tượngchứng minh trong vụ án, xem chứng cứ đó đã làm sáng tỏ tình tiết nào, sáng tỏ đếnđâu Sau khi kiểm tra, đánh giá từng chứng cứ, nếu thấy các thuộc tính của chứng
cứ đã đảm bảo mới sử dụng để chứng minh Nếu thấy các thuộc tính không chínhxác, hoặc chứng cứ không liên quan đến đối tượng chứng minh cần loại bỏ
+ Đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ: là xác định giá trị chứng minh của hệthống chứng cứ và có kết luận chính xác về vụ án nghĩa là đặt các chứng cứ trongmối liên quan chặt chẽ với nhau từ đó xác định giá trị chứng minh của tất cả chứng
cứ và có kết luận chính xác về vụ án Khi đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ phảidựa vào kết quả của từng chứng cứ đã được kiểm tra, đánh giá riêng lẻ, các nguyêntắc đánh giá chứng cứ, dựa vào kiến thức nghiệp vụ và kinh nghiệm của bản thântrong công tác đấu tranh chống tội phạm
Khi đánh giá tổng hợp toàn bộ chứng cứ phải lấy thực tế khách quan làm tiêuchuẩn; phải xem xét chứng cứ đó có nằm trong hệ thống chứng cứ của vụ án haykhông; sự liên quan giữa các chứng cứ đó như thế nào Việc đánh giá đúng hay sai
Trang 29đều có ảnh hưởng đến chủ trương, biện pháp giải quyết vụ án; vì vậy phải hết sứcthận trọng và đề cao tinh thần trách nhiệm khi đánh giá chứng cứ.
Kết luận chương 1Trong Chương 1, luận văn đã nghiên cứu một số nội dung sau:
- Những vấn đề lý luận cơ bản về chứng cứ, hoạt động thu thập, kiểm tra, đánhgiá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản và đối tượng chứng minh trong vụ áncướp tài sản, trong đó có dấu hiệu pháp lý của tội phạm cướp tài sản
- Luận văn cũng đã nghiên cứu một cách đầy đủ cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý
và nội dung của hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra các
vụ án về tội cướp tài sản nói riêng và tội phạm nói chung nhằm
giúp cho chủ thể có vai trò chủ yếu trong hoạt động này là CQĐT có đầy đủ cơ sởpháp lý và cơ sở khoa học để tiến hành Những nội dung đã nghiên cứu ở Chương 1
sẽ là cơ sở lý luận khoa học để luận văn tiến hành nghiên cứu khảo sát, phân tích,đánh giá thực trạng hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra tộicướp tài sản theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hải Dương ởChương 2
Trang 30Chương 2THỰC TIỄN THU THẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHỨNG CỨ
TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN CƯỚP TÀI SẢN TẠI TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Những yếu tố tác động tới hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng
cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản tại tỉnh Hải Dương
2.1.1 Đặc điểm tình hình địa bàn tỉnh Hải Dương
Tỉnh Hải Dương nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Hồng, thuộc vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ (nằm trong tam giác kinh tế phía Bắc: Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh), phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh,phía Đông và Đông Nam tiếp giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh TháiBình, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.Với vị trí đó, Hải Dương đóng vai trò “cầu nối” giữa thủ đô Hà Nội (cách thànhphố Hải Dương 57km về phía Tây) với thành phố cảng Hải Phòng (cách thành phốHải Dương 45km về phía Đông) và thành phố du lịch Hạ Long (cách thành phố HảiDương 93km về phía Đông Bắc) Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến đường giao thôngquan trọng của quốc gia, như quốc lộ 5, 10, 18, 37, 38 Hệ thống đường thủy baogồm hệ thống sông Thái Bình, sông Luộc, các trục sông Bắc Hưng Hải và An KimHải Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cùng hệ thống giao thông đường bộ, thuỷ, sắt kháhoàn chỉnh, Hải Dương có nhiều lợi thế trong giao lưu, trao đổi thương mại với cácđỉnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnhQuảng Ninh) cũng như các tỉnh lân cận Song đây cũng là những điểm có ảnh hưởngkhông nhỏ tới an ninh trật tự (ANTT) của tỉnh: việc hình thành các khu, cụm côngnhiệp đã khéo the o những hệ lụy về môi trường, về cư trú, việc thông thương, đi lạicũng là điều kiện thuận lợi để các đối tượng lưu động hoạt động tội phạm
-2.1.2 Tình hình tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- Tính từ năm 2013 đến năm 2017 trên địa bản tỉnh Hải Dương đã xảy ra 145
vụ cướp tài sản, cụ thể như sau:
Trang 31+ Năm 2013 xảy ra 33 vụ, tăng 02 vụ so với năm 2012;
+ Năm 2014 xảy ra 36 vụ, tăng 03 vụ so với năm 2013 ;
+ Năm 2015 xảy ra 35 vụ, giảm 01 vụ so vói năm 2014;
+ Năm 2016 xảy ra 24 vụ, giảm 11 vụ so với năm 2015;
+ Năm 2017 xảy ra 13 vụ, giảm 11 vụ so với năm 2016;
Hàng năm trên địa bàn tỉnh Hải Dương số vụ phạm tội cướp tài sản xảy rachiếm tỷ lệ không cao, trung bình 29 vụ năm, chiếm tỷ lệ 3,67% so với số vụ phạmpháp hình sự Số vụ án cướp tài sản xảy ra hàng năm tăng giảm không đều, khôngtuân the o quy luật nào Đây là vấn đề khó khăn trong công tác dự báo để đưa ra biệnpháp phòng ngừa và điều tra khám phá đối với loại tội phạm này [Bảng 2.1 - Phụlục ]
- Kết quả công tác điều tra loại tội phạm này từ năm 2013 đến năm 2017 Bảng2.1 - hụ lục , cụ thể:
+ Năm 2013 xảy ra 33 vụ, điều tra làm rõ 31 vụ ( đạt tỷ lệ 93,9%), số bị can bịkhởi tố điều tra xử lý là 52 đối tượng
+ Năm 2014 xảy ra 36 vụ, điều tra làm rõ 33 vụ (đạt tỷ lệ 91,6%), số bị can bịkhởi tố điều tra xử lý là 64 đối tượng
+ Năm 2015 xảy ra 35 vụ, điều tra làm rõ 32 vụ (đạt tỷ lệ 91,4%), số bị can bịkhởi tố điều tra xử lý là 65 đối tượng
+ Năm 2016 xảy ra 24 vụ, điều tra làm rõ 21 vụ (đạt tỷ lệ 87,5% ), số bị can bịkhởi tố điều tra xử lý là 45 đối tượng
+ Năm 2017 xảy ra 15 vụ, điều tra làm rõ 13 vụ ( đạt tỷ lệ 86,67%), số bị can bịkhởi tố điều tra xử lý là 29 đối tượng ;
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh HảiDương đã phối hợp với các cơ quan chức năng, tích cực điều tra khám phá các loạitội phạm, đặc biệt là tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương Số liệu thống
kê cho thấy, kết quả điều tra khám phá tội phạm cướp tài sản tuy khá cao ( đạt tỷ lệ
Trang 3291%) so với kết quả điều tra khám phá các vụ án hình sự nói chung Tuy nhiên số vụ
án cướp tài sản chưa được điều tra khám phá còn 13 vụ, chiếm tỷ lệ 9%; thời gianđiều tra các vụ án về tội cướp tài sản còn bị kéo dài do còn trường hợp VKS trả hồ sơ
để điều tra bổ sung (12 vụ chiếm 9,2%) Tồn tại trên là do tác động của nhiều yếu tố,trong đó có sự chưa hiệu quả của công tác thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ Vìvậy, trong thời gian tới, CQĐT cần phải có biện pháp để khắc phục những hạn chế,nâng cao hiệu quả công tác điều tra, mà trước hết là nâng cao hiệu quả của công tácthu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ án cướp tài sản
2.1.3 Đặc điểm hình sự của tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án và báo cáo tổng kết của CQĐT đã tiến hành điềutra từ năm 2013 đến năm 2017, rút ra một số đặc điểm hình sự của tội cướp tài sảnnhư sau:
- Đặc điểm về phương thức và thủ đoạn phạm tội:
Thủ đoạn hoạt động của các đối tượng cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dươngrất đa dạng và phức tạp, người phạm tội có thể chuẩn bị từ trước công cụ, phươngtiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chiếm đoạt tài sản, nhưng cũng có vụ án ngườiphạm tội không có sự chuẩn bị trước mà chỉ khi trong điều kiện nhất định mới nảysinh ý định và thực hiện hành vi phạm tội
Ở những vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương mà người phạm tội có
sự chuẩn bị trước, thủ đoạn gây án của phạm tội được thể hiện cụ thể ở ba giai đoạn:+ Giai đoạn chuẩn bị phạm tội: Các đối tượng cướp tài sản thường có sự chuẩn
bị phạm tội khá sớm và kỹ lưỡng Sự chuẩn bị thường là tìm kiểm đồng bọn, hìnhthành ổ nhóm phạm tội, tìm kiếm công cụ, phương tiện, lựa chọn địa bàn phạm tội.Đối với những vụ án đồng phạm thường có sự phân công nhiệm vụ cho từng người
và dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra để chủ động đối phó Với những
Trang 33vụ án cướp tài sản mà người phạm tội có sự chuẩn bị trước thì khi hành động rấtmanh động, liều lĩnh, táo bạo, tinh vi, xảo quyệt, gây khó khăn cho CQĐT.
+ Giai đoạn thực hiện tội phạm: Để tiến hành gây án, đối tượng cướp tài sảnthường dùng những phương thức, thủ đoạn như: đột nhập vào nhà cướp tài sản; đónchọn những đoạn đường xung yếu, vắng vẻ; làm quen với nạn nhân để nạn nhân mấtcảnh giác; đánh, chém, chói, nhốt, cho nạn nhân uống thuốc mê hay đe dọa sẽ giếtnạn nhân ngay tức khắc nếu không đưa tài sản cho người phạm tội Người phạm tộithường lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người dân để cướp tài sản Các đối tượngcướp tài sản thường xuyên thay đổi quy luật hoạt động, thay đổi địa bàn hoạt động đểtránh bị phát hiện
+ Giai đoạn sau khi thực hiện tội phạm: Ngay sau khi hành động cướp tài sản,các đối tượng phạm tội thường nhanh chóng tìm cách tẩu thoát khá xa nơi chúng gây
án nhằm tránh sự phát hiện của quần chúng nhân dân và cơ quan công an ; chúngthường tìm đến các quan hệ quen biết để ẩn náu Các đối tượng cướp tài sản thườngtính toán kỹ lưỡng cách thức tiêu thụ tài sản chiếm đoạt được một cách nhanh nhấtnhằm che giấu hành vi phạm tội, chúng hình thành đường dây tiêu thụ tài sản chiếmđược
- Đặc điểm về công cụ, phương tiện phạm tội:
Trong các vụ án cướp tài sản, có trường hợp người phạm tội chỉ dùng vũ lực, đedọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi làm cho người bị tấn công lâm vàotình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản mà không cần dùng vũkhí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác đối với người bị hại Tuy nhiên quanghiên cứu các vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Hải Dương cho thấy đa số nhữngtrường hợp người phạm tội cướp tài sản sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện đối vớingười bị hại nhằm chiếm đoạt tài sản và luôn chiếm tỉ lệ cao trong các năm Công cụ
và phương tiện trong các vụ án cướp tài sản rất phong phú và đa dạng, chúng có đặc
Trang 34điểm là gọn, nhẹ, dễ tìm kiếm, dễ mang theo, dễ sử dụng, cất giấu, có tính sát thươngcao như dao nhọn, kiếm, phớ, tuýp nước
Về sử dụng công cụ phương tiện gây án của tội phạm cướp tài sản được thống
kê như sau [Bảng 2.2 - Phụ lục ]:
+ Sử dụng vũ khí thô sơ như: dao, mã tấu, côn, lưỡi lê : 119 vụ, chiếm 90%;+ Sử dụng các loại hóa chất độc hại: 02 vụ, chiếm 1,54%;
+ Không sử dụng vũ khí: 08 vụ, chiếm 6,15%
Từ những số liệu trên, chúng ta thấy các đối tượng cướp tài sản sử dụng tất cảcác loại công cụ từ thô sơ đến các loại hóa chất để gây án các vụ án đối tượng sửdụng vũ khí lạnh để gây án chiếm tỷ lệ cao Do đó, trong quá trình thu thập chứng cứ
để điều tra các vụ án cướp tài sản, CQĐT cần chú ý đến tất cả các loại công cụ,phương tiện, đặc biệt các loại vũ khí mang tính phổ biến như vũ khí thô sơ
- Đặc điểm về thời gian thực hiện tội phạm:
Qua nghiên cứu các vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnh trong các năm từ 2013đến năm 2017 thấy rằng có tới 79% số vụ cướp tài sản xảy ra vào đêm tối từ 19h trở
đi ; 21% số vụ cướp tài sản xảy ra vào khoảng thời gian từ 08h đến 16h Đây lànhững thời điểm mà hoàn cảnh khách quan thuận lợi để các đối tượng hoạt độngphạm tội, đồng thời có thể che giấu nhận dạng, đặc điểm, tránh bị phát hiện khi tiếpcận nạn nhân và thuận lợi cho chúng cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội
- Đặc điểm về động cơ, mục đích thực hiện tội phạm:
+ Về động cơ phạm tội: Đa số các vụ án cướp tài sản, người phạm tội có ý thức
về nhu cầu dẫn đến phạm tội, có tới 75% có ý đồ phạm tội trước khi gặp nạn nhân,động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản là do cần tiền
để phục vụ nhu cầu ăn tiêu, sử dụng ma túy, đánh bạc, một bộ phận nhỏ người phạmtội cướp tài sản có động cơ do diễn biến ngẫu nhiên
Trang 35+ Về mục đích phạm tội: Người phạm tội có mục đích phạm tội rất rõ ràng làchiếm đoạt được tài sản của nạn nhân như: vàng, tiền, xe máy và các loại tài sảnkhác.
- Đặc điểm nhân thân của người phạm tội:
+ Về giới tính: Qua phân tích số liệu các vụ án cướp tài sản trên địa bàn tỉnhHải Dương cho thấy đa số các đối tượng phạm tội là nam giới, chiếm tỷ lệ 94,3% nữgiới chiếm tỷ lệ 5,7% Phụ nữ thường có vai trò thứ yếu trong nhóm tội phạm, [Bảng2.3 - Phụ lục]
+ Về độ tuổi: Người phạm tội cướp tài sản trên địa bản tỉnh Hải Dương chủ yếutập trung ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, chiếm tỷ lệ 58,4%; số người phạm tội ở độ tuổi
từ 30 trở lên chiếm tỷ lệ 21,17% và dưới 18 tuổi phạm tội chiếm tỷ lệ 20,39% Tìnhhình trẻ vị thành niên phạm tội có xu hường ngày càng tăng và có dấu hiệu gây ánnghiêm trọng, [Bảng 2.3 - p hụ lục ]
2.2 Hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong điều tra vụ cướp tàisản tại tỉnh Hải Dương từ năm 2013 đến 2017
2.2.1 Tình hình, kết quả hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ
Để đánh gia tình hình, kết quả hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng, xinđưa ra một số vụ án cướp tài sản điển hình xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương đãđược điều tra làm rõ như sau:
Vụ án 1: Do quen biết với anh A, chủ nhà nghỉ H ở số 1A phố Đ, phường N,thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương nên khoảng 14h ngày 28/4/2017, Vũ Đức L đi
bộ từ nhà đến nhà nghỉ H chơi Khi đi L mang the o
1 thanh kim loại dài khoảng 40cm (dạng lưỡi lê ) Đến nhà nghỉ, L đi lên tầng
2 thì thấy phòng 201 điện sáng không khóa cửa, L vào phòng xe m có ai đểchiếm đoạt tài sản thì thấy chị Nguyễn Thị p là khách thuê phòng đang ngồi ởgiường L cầm 01 thanh kim loại mang theo từ trước đe dọa chị P và hỏi “mày
có tiền không” chị p nói “e m không có” thì L cầm thanh sắt nhọn đâm 01 nhát
Trang 36vào đùi phải chị P gây rách da chảy máu Thấy chiếc điện thoại Iphone 6s màuhồng của chị đang để trên giường L cầm điện thoại và bắt chị P xóa mật khẩurồi bảo chị p “tháo dây chuyền ra”, chị P sợ nên phải tháo dây chuyền vàngđang đe o ở cổ đưa cho L Sau đó L lấy trong ví của P số tiền 150.000đ Thấy
có người đi lên, L chửi và đạp vào mặt chị P rồi bỏ đi Sau khi chiếm đoạtđược tài sản, L đưa chiếc điện thoại Iphone 6S cho bạn Nguyễn Thị L đi cầm
cố cho anh Bùi Đức Đ là chủ cửa hàng sửa chữa, mua bán điện thoại lấy sốtiền 2.000.000đ, còn sợi dây chuyền vàng L mang đến bán cho chị Nguyễn Thị
Y lấy số tiền 2.400.000đ Số tiền trên L đã chi tiêu cá nhân hết
Vật chứng thu giữ: 01 thanh kim loại dài khoảng 40cm (dạng lưỡi lê), phầnchuôi hình trụ tròn, đường kích khoảng 05cm được bọc bằng vỏ kim loại màu vàng,phần thân có 04 cạnh nhỏ dần về phía đầu, mũi nhọn, có vỏ bọc kim loại màu đ n.Ngày 02/5/2017, chị Nguyễn Thị Y đã tự nguyện giao nộp cho Cơ quan Cảnhsát điều tra Công an thành phố Hải Dương 01 sợi dây kim loại màu vàng, dài 46cm, ởmóc khóa có chữ ITUW7,5 và một mặt kim loại màu vàng dạng móc khuyên có tổngtrọng lượng là 1,318 chỉ Anh Đ tự nguyện giao nộp 01 điện thoại di dộng Iphone 6S.Tại bản kết luận định giá tài sản số 171/KL-HĐĐG ngày 12/6/2017 của Hộiđồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dươngkết luận:
+ 01 chiếc dây chuyền, chất liệu vàng tây, hàm lượng vàng 76,83%, trọng lượng1,3 chỉ là 4,290.000đ
+ 01 điện thoại di động Iphone 6S màu hồng là 10.500.000đ
Quá trình điều tra và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai nhận hành vi phạmtội và không có ý kiến hay khiếu nại gì về kết luận định giá tài sản của Hội đồng địnhgiá nêu trên Người bị hại không yêu cầu Tòa án giải quyết vì tài sản đã nhận lại, đốivới vết thương ở chân không có yêu cầu gì Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:
Trang 37Anh Đ xác định cho bị cáo số tiền 2.000.000đ Chị Y đề nghị Hội đồng xét xử buộc
bị cáo phải hoàn trả cho chị số tiền 2.400.000đ
Trong vụ án trên CQĐT đã thu thập chứng cứ một cách nhanh chóng, đầy đủ,gồm: hung khí (thanh sắt dạng lưỡi lê), dây chuyền bằng vàng tây, điện thoại di độngIphone 6S); các lời khai, kết luận giám định Các chứng cứ cũng được kiểm tra, xácminh và đánh giá một cách khách quan, đó là cơ sở vững chắc cho kết luận điều trachứng minh về hành vi cướp tài sản của đối tượng
Vụ án 2: Khoảng 22 giờ ngày 22/1/2016, tại nhà nghỉ Thành Công tại thôn SồiCầu, xã Thái Học, huyện Bình Giang, Hải Dương xảy ra vụ án mạng nạn nhân là chịĐào Thị Minh, sinh năm 1960, chủ nhà nghỉ đã tử vong
Hiện trường xảy ra vụ án là khu vực gia đình nhà chị Minh, được thiết kế đểkinh doanh nhà nghỉ, gồm có 4 tầng, nạn nhân được phát hiện nằm chết ở phòng ngủ,ngay sau phần cầu thang đi lên gác hai Tại phòng 402, cơ quan Công an phát hiện cómột vỏ bao thuốc lá Thăng Long màu vàng, ở vị trí đầu giường phía trong có một tờgiấy A4 nhàu, một mặt phô tô chứng minh nhân dân mang tên Vũ Kim Trọng, sinhnăm1987, quê xã Nhân Quyền, huyện Bình Giang; mặt ga phía trong cuối giường cóvết dính bụi bẩn dạng vết giầy Kiểm tra tài sản của gia đình nạn nhân xác định chịMinh mất 1 sợi dây chuyền bằng vàng tây trị giá khoảng 20 triệu đồng
Căn cứ kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và tài liệu điềutra ban đầu, Cơ quan điều xác định đây là vụ án giết người, cướp tài sản có tính chấtđặc biệt nghiêm trọng
Quá trình thu thập tài liệu và nhân chứng, trinh sát được chị Nguyễn Thị G chobiết, chiều tối ngày 22/01/2016, chị phát hiện 2 thanh niên khoảng 20 tuổi, đi bộ từkhu vực nhà nghỉ của chị Minh ra phía bờ ruộng thôn Sồi, có biểu hiện lạc đường.Sau đó, chị G đã chỉ đường cho hai thanh niên này đi về khu vực ngã ba Phủ
Trang 38Điều tra theo hướng đi của 2 thanh niên trên, cơ quan Công an phát hiện và thugiữ 1 chiếc áo khoác màu xanh có dính dấu vết máu ở bụi cây gần đường quốc lộ 20
ra ngã ba Phủ
Từ tờ giấy phô tô chứng minh nhân dân mang tên Vũ Kim Trọng, CQĐT nhậnđịnh Vũ Kim Trọng có thể liên quan đến vụ án trên Từ đây, một tổ công tác tập trungdựng các mối quan hệ của Trọng và xác định các đối tượng này đều thuộc thành phầnlang thang, dặt dẹo Trọng có quan hệ chơi bời với Vũ Kim Mạnh, sinh năm 1990;Nguyễn Quang Tùng sinh năm 1987; Vũ Kim Mạnh sinh năm 1997; Phạm Văn Tháisinh năm 1990; Lê Đăng Nên sinh năm 1995 đều ở thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền,huyện Bình Giang Qua xác minh, Mạnh, Tùng, Thái đều vắng mặt ở địa phương.Tiến hành cho Nên nhận dạng chiếc áo khoác, thanh niên này xác định chiếc áotrên là của Vũ Kim Mạnh Từ căn cứ này, CQĐT nhận định đối tượng gây án là VũKim Mạnh sinh năm 1990, trú tại thôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền huyện Bình Giangtỉnh Hải Dương Vũ Kim Mạnh bị bắt tại thị xã Chí Linh vào chiều 23/1/2016 Quátrình đấu tranh, Mạnh thừa nhận đã cùng với Phạm Văn Thái sinh năm 1990 trú tạithôn Hòa Loan, xã Nhân Quyền huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương Từ lời khai củaMạnh, Công an đã bắt được Thái khi đang lẩn trốn trên địa bàn thị xã Chí Linh.Theo lời khai của Mạnh và Thái, chúng đều là những con bạc chuyên nghiệp.Trước đó, Mạnh và Thái sang huyện Đông Triều đánh bạc bị thua nên vô cùng quẩnbách Trưa ngày 20/1/2016, Thái bàn với Mạnh về nhà nghỉ Thành Công giết bà chủnhà nghỉ lấy tiền tiêu xài và trả nợ do thua bạc Theo lời Thái, chúng chọn nhà nghỉThành Công vì biết chị Minh thường ở nhà một mình
Chiều 21/1/2016, Mạnh rủ Thái mua một dao bầu với giá 50.000 đồng, chúngbàn bạc, trong trường hợp chủ nhà kêu cứu sẽ giết chết ngay để bịt đầu mối Sau khithống nhất kế hoạch, hai đối tượng bắt xe buýt về nhà nghỉ Thành Công thuê trọ vàđược chị Minh bố trí tại phòng 402 Đêm ngày 21/1/2016, Mạnh đã 2 lần đi xuốngthăm dò tình hình nhưng không hành động được nên chúng tiếp tục thuê trọ đến 18