1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

pháp luật đại cương kết hôn ly hôn

10 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 159,82 KB

Nội dung

Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: a Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; b Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; c Không bị mất năn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HCM



BÀI TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: KẾT HÔN – LY HÔN

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Minh Phương

Sinh viên thực hiện :

2016

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển qua các giai đoạn, nó mang những chức năng tự nhiên và xã hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác không có Các chức năng của gia đình hình thành gắn liền với sự phát triển của loài người

và được chính con người xă hội hoá chúng Về cơ bản, gia đình có ba chức năng: sinh sản, giáo dục và kinh tế, chúng là cơ sở để hình thành các quyền tự nhiên của con người về gia đình và được xã hội hoá thành các quyền cơ bản Trên thực tế, nhiều quyền con người cơ bản cũng hình thành hoặc chịu sự tác động tổng hợp của ba chức nãng nói trên, như quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền cư trú, các quyền về nhân thân…Như vậy quyền con người về hôn nhân

và gia đình hình thành từ chính quá trình gia đình hình thành và thực hiện các chức năng xã hội cơ bản của nó, đây là một hiện tượng xã hội lịch sử - Quá trình hình thành, phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội loài người Hiện nay, quyền con người về kết hôn và ly hôn đã được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới như là bộ phận cấu thành cơ bản nhất trong nhóm quyền con người về dân sự nói riêng, quyền con người nói chung Thấy được vai trò to lớn và tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và tìm hiểu luật hôn nhân gia đình, nhóm em đã chọn đề tài: kết hôn và ly hôn để xây dựng bài tiểu luận này

Do thời gian làm bài tiểu luận có hạn, nắm bắt thực tế vẫn chưa cao nên bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, nhóm em rất mong nhận dược những ý kiến, nhận xét của cô để bài tiểu luận của nhóm em ngày càng hoàn thiện hơn

Trang 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN:

1 Khái quát chung về luật hôn nhân gia đình.

- Khái niệm: Luật hôn nhân gia đình là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình về nhân thân

và tài sắc

- Đối tượng điều chỉnh: là các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha

mẹ và các con, giữa những người ruột thịt khác

- Phương pháp điều chỉnh: là những cách thức, biện pháp mà các quy phạm pháp luật Hôn nhân và gia đình tác động lên các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của nó, phù hợp với ý chí của nhà nước

- Những nguyên tắc cơ bản của Luạt hôn nhân và gia đình:

 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ

 Một vợ, một chồng

 Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch

 Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con

 Bảo vệ bà mẹ và trẻ em

2 Cơ sở lý luận:

Theo luật Hôn nhân gia đình 2014

Về việc kết hôn (điều 8,9):

Điều 8 Điều kiện kết hôn

1 Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này

2 Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính

Trang 4

Điều 9 Đăng ký kết hôn

1 Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý

2 Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn

Về quan hệ giữa vợ và chồng ( điều 17,18,19,20,21,22,23):

Điều 17 Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan

Điều 18 Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng

Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ

Điều 19 Tình nghĩa vợ chồng

1 Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình

2 Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác

Điều 20 Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng

Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính

Điều 21 Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau

Điều 22 Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng

Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau

Trang 5

Điều 23 Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Về việc ly hôn (điều 10,52,53,54,55,56):

Điều 10 Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

1 Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này

2 Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ

3 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Điều 51 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

2 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly

hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo

lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ

Trang 6

3 Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Điều 52 Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở

Điều 53 Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

1 Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

2 Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa

án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại

khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết

theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này

Điều 54 Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Điều 55 Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật

sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ

và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc

có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa

án giải quyết việc ly hôn

Điều 56 Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1 Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì

Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn

nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

Trang 7

3 Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ

có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia

Ngày đăng: 19/06/2018, 22:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w