1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích vấn đề đạo đức trong kinh doanh tại công ty coca cola việt nam

27 3,7K 23
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

3 CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM .... Để hoàn thành được bài báo cáo này, nhóm xin chân thành cảm ơn đến Cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

LỜI CẢM ƠN iii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

1.5.1 Ý nghĩa khoa học 2

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 2

1.6 Cấu trúc đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY COCA-COLA VIỆT NAM 4

2.1 Giới thiệu về công ty Coca-Cola 4

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 4

2.1.2 Trụ sở chính tại Việt Nam 6

2.1.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 6

2.1.4 Văn hoá doanh nghiệp của Coca-Cola Việt Nam 7

2.2 Vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola Việt Nam 8

2.3 Bình luận về vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola 10

2.4 Phân tích nguyên nhân và các bên liên quan 13

2.4.1 Nguyên nhân 13

2.4.2 Các bên liên quan 15

Trang 2

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI

VIỆT NAM 17

3.1 Về phía cơ chế pháp lý 17

3.2 Về phía doanh nghiệp 17

3.3 Về phía người tiêu dùng 18

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO iv

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học môn “Đạo đức trong kinh doanh”, nhóm đã nhận được nhiều

sự quan tâm, giúp đỡ, ý kiến đóng góp của Cô cùng các bạn trong lớp

Để hoàn thành được bài báo cáo này, nhóm xin chân thành cảm ơn đến Cô đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức hay và bổ ích về vấn đề đạo đức trong kinh doanh, giúp chúng em có thêm nền tảng, là hành trang để có thể đứng vững trên thương trường Với sự lắng nghe, nỗ lực học hỏi trong thời gian qua, với cái nhìn chủ quan của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế đang học tập tại trường, mặc dù báo cáo đã được hoàn thành nhưng không thể không có những sai sót, hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm

Do đó nhóm rất mong nhận được sự thông cảm và nhận xét góp ý từ quý Cô để nhóm có thêm nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn trong tương lai

Nhóm xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay, khoa học và xã hội ngày càng phát triển, những tiến bộ về công nghệ khoa học kỹ thuật khiến cho nhu cầu và mong muốn của con người ngày càng cao hơn Không chỉ đáp ứng nhu cầu “ăn no mặc ấm” mà giờ đây còn phải đáp ứng với nhu cầu “ăn ngon mặc đẹp” Vì thế, việc đòi hỏi về vấn đề đạo đức càng ngày càng được đánh giá cao và càng ngày càng được coi trọng

Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn Người Việt Nam nói riêng cũng như người Châu Á nói chung là những con người chú trọng về lễ nghĩa về những cách ứng xử, cư xử của mình như thế nào để người khác nhìn vào đánh giá Việc sai phạm về vấn đề đạo đức còn được chú trọng rất nhiều lần so với việc vi phạm pháp luật Vì nó không những ảnh hưởng tới giá trị vật chất còn ảnh hưởng tới vấn

đề tinh thần, tâm hồn, cách nhìn nhận của xã hội đối với mình Đặc biệt là vấn đề đạo đức trong kinh doanh ngày càng được coi trọng hơn

Hiện nay, một số doanh nghiệp vi phạm đạo đức trong kinh doanh không những đã gây tác hại cho người tiêu dùng, cho các nhà kinh doanh, cho xã hội mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của doanh nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới một số lòng tin làm doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia trên thị trường quốc tế

Về vấn đề vi phạm đạo đức trong kinh tế, cụ thể mặt tài chính ta có thể liệt kê ra rất nhiều trường hợp như là các khoản chi phí không chính thức (tiền hoa hồng), báo cáo tài chính về khoản lãi – lỗ không đúng thực tế, Song, qua đó ta thấy rằng nhiều doanh nghiệp chỉ nghĩ cho lợi ích cho bản thân mà không quan tâm đến cộng đồng Họ chỉ vì muốn có nhiều lợi nhuận chảy vào túi riêng nên đã có những “thủ thuật” để lách luật, trốn thuế Đó không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là vấn đề vi phạm về đạo đức trong kinh doanh và Coca Cola trong lịch sử kinh doanh hơn 100 năm của mình cũng mắc phải lỗi vi phạm đạo đức kinh điển đó

Trang 5

Vì vậy nhóm đã chọn đề tài “Phân tích vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty

Coca-Cola Việt Nam” nhằm nói lên thực trạng vấn đề đạo đức trong kinh doanh hiện nay, từ đó

đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện vấn đề đạo đức trong kinh doanh, góp phần phát triển đất nước ngày một tốt đẹp hơn

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất, tìm hiểu thực trạng vấn đề đạo đức trong kinh doanh tại công ty Coca-Cola Thứ hai, phân tích, đánh giá vấn đề đạo đức trong kinh doanh hiện nay

Thứ ba, đưa ra những giải pháp nhằm giúp cải thiện vấn đề đạo đức trong kinh doanh

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola Việt Nam

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: Coca-Cola Việt Nam

Thời gian khảo sát: Tháng 03/2018

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp:

Trang 6

Đề tài góp phần giúp nhìn nhận mặt đúng sai vấn đề đạo đức kinh doanh và từ đó thiết kế các chiến lược cải tiến, nâng cao chất lượng, hiệu quả vấn đề đạo đức kinh doanh

1.6 Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

 Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và kết cấu đề tài

Chương 2: Thực trạng vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola

 Giới thiệu về doanh nghiệp

 Thực trạng về vấn đề đạo đức kinh doanh

Chương 3: Kết luận và kiến nghị

 Tóm tắt đề tài

 Đưa ra các kiến nghị

Trang 7

Chương 2 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI CÔNG TY COCA-COLA

VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về công ty Coca-Cola

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Lịch sử Coca-Cola toàn cầu

Ngày 8.5.1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca-Cola Năm 1891: Ông Asa G Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD

Năm 1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola” Asa G Candler đặt tên cho công ty sản xuất ra sy-rô Coca-Cola là công ty Coca-Cola

Năm 1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp

Năm 1897: Coca-Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và Honolulu

Ngày 31.1.1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ

Năm 1906: nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba

Năm 1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy

Trang 8

Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới

2.1.1.2 Lịch sử Coca-Cola Việt Nam

Năm 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam

Tháng 2/1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài Tháng 8/1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc

Tháng 9/1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của Việt Nam

Tháng 1/1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola Non Nước Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng

Tháng 10/1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam

Tháng 3 đến tháng 8/1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương tự

Tháng 6/ 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của Coca-Cola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh

Từ ngày 1/3/2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới

2.1.1.3 Lịch sử thương hiệu Coa-Cola

Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ

đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu

Trang 9

thứ “thuốc uống” Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960

Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca-Cola Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry

2.1.2 Trụ sở chính tại Việt Nam

Tên công ty: Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam

Tên công ty (English): COCA-COLA Beverages Vietnam Ltd

Địa chỉ: 485 Hà Nội, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

Tầm nhìn của Coca-Cola: “Phục vụ như là khuôn khổ cho các lộ trình của chúng tôi và định hướng trong mọi khía cạnh của việc kinh doanh bằng việc mô tả những gì chúng tôi cần phải thực hiện để tiếp tục đạt được sự phát triển bền vững và chất lượng:

- Con người: Trở thành môi trường làm việc tốt nhất nơi mà con người có cảm hứng tốt nhất

- Hồ sơ: Mang đến cho thế giới một hồ sơ về thương hiệu nước giải khát có chất lượng mà có thể tiên đoán và làm hài lòng mong muốn và nhu cầu của con người

- Các đối tác: Xây dựng một mạng lưới cung cấp nước uống cho khách hàng và các nhà cung cấp, cùng nhau tạo dựng giá trị có lợi đôi bên mang tính lâu dài

- Hành tinh: Là công dân có trách nhiệm tạo nên sự khác biệt bằng cách xây dựng và

hỗ trợ cộng đồng mang tính bền vững

- Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và đặt tinh thần trách nhiệm lên hàng đầu

- Năng suất: Là một tổ chức hoạt động hiệu quả, gọn nhẹ và phát triển nhanh

2.1.4 Văn hoá doanh nghiệp của Coca-Cola Việt Nam

Coca-Cola Việt Nam hoạt động trên nền tảng bảy giá trị văn hóa thuộc hai nhóm yếu

tố giá trị và yếu tố chuẩn mực từ đó tạo nên phong cách lãnh đạo của các nhà quản trị của công ty và chi phối mọi hoạt động của các thành viên công ty

 Nhóm yếu tố giá trị

Sáng kiến cá nhân: Công ty đề cao sáng kiến cá nhân của tất cả thành viên nhằm chủ động hoàn thành các mục tiêu cá nhân, phòng ban nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu chung của công ty Công ty tạo điều kiện để các cá nhân phát huy thế mạnh của mình Tinh thần đồng đội: Kết quả tập thể được đánh giá cao hơn kết quả cá nhân Công ty khuyến khích nhân viên hoàn thành mục tiêu của mình, bên cạnh đó có sự quan tâm, giúp

đỡ các thành viên trong nhóm, trong phòng ban và trong công ty hoàn thành các mục tiêu riêng của họ nhằm hoàn thành mục tiêu chung

Lợi ích khách hàng: Công ty chủ trương hoạt động theo tôn chỉ “vượt xa so với kỳ vọng của khách hàng” Mong muốn đáp ứng cho người tiêu dùng các sản phẩm, các dịch

Trang 11

vụ với chất lượng tốt nhất Mang đến cho các đối tác mức lợi nhuận đảm bảo trong dự án kinh doanh của họ

Phát triển nhân lực: Mỗi nhân viên có một tiềm năng nhất định để phát triển nghề nghiệp thành công tại Coca-Cola Việt Nam Công ty có một lộ trình đào tạo rõ ràng, cụ thể để khơi gợi và phát triển các tiềm năng đó

 Nhóm yếu tố các chuẩn mực

Sự liêm chính: Tính trung thực, sự cởi mở và thẳn thắn là nền tảng cho sự lựa chọn nhân viên, nó được bị ràng buộc bởi các quy định và được nuôi dưỡng trong một môi trường thuận lợi

Tôn trọng và tin cậy: Các cá nhân luôn tôn trọng lẫn nhau và cùng tạo dựng niềm tin Cam kết: Có trách nhiệm và thực hiện những gì đã cam kết với cấp trên, với đồng nghiệp, với cấp dưới và với khách hàng

2.2 Vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, Coca-Cola thành lập 3 liên doanh tại 3 miền Việt Nam:

- Miền Bắc là liên doanh giữa Coca-Cola Đông Dương và Công ty Nông nghiệp và thực phẩm Vinafimex (tháng 8/1995);

- Miền Nam là Coca-Cola Chương Dương;

- Miền Trung là Coca-Cola Non Nước (tháng 1/1998)

Tuy nhiên, các liên doanh đều không có lãi, khiến các đối tác Việt Nam với năng lực tài chính yếu hơn không thể trụ vững Sau đó, chính phủ cho phép các công ty liên doanh trở thành công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài Chính sách này giúp Coca Cola mua lại phần vốn góp của các đối tác Việt Nam, sở hữu toàn bộ 3 liên doanh, để rồi năm 2001 chính thức trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, với số vốn đầu tư 350 triệu USD Khi

đó, tổng công suất 3 nhà máy của Coca Cola khoảng 400 triệu lít/năm

Sau khi trở thành công ty 100% vốn nước ngoài, Coca-Cola vẫn “bền bỉ” báo lỗ trong suốt một thời gian dài Tính đến năm 2012, lỗ luỹ kế được công ty xác nhận là 3.768 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2.950 tỷ đồng

Khi Cục thuế Tp.Hồ Chí Minh cho biết kết quả kinh doanh của Coca Cola Việt Nam, cộng đồng đã không khỏi bất ngờ bởi những con số lỗ triền miên sau nhiều năm hoạt

Trang 12

động của doanh nghiệp này Những nghi vấn về Coca Cola là hoàn toàn có cơ sở, khi thị trường nước giải khát tại Việt Nam rất rộng lớn và đang mở rộng nhanh chóng trong vài năm gần đây

Hình 1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của Coca-Cola giao đoạn 2004-2010

Dựa vào hình trên cho thấy, doanh thu của Coca Cola thì từ năm 2004 tới năm 2010 ngày càng tăng lên ở Việt Nam Nhưng lợi nhuận đi kèm từ năm 2004 tới 2010 càng ngày càng lỗ Cụ thể tổng lợi nhuận trong giai đoạn này Coca-Cola đã lỗ 1036 tỷ đồng Điều này khiến ai xem con số thống kê như trên của cục thuế đều không khỏi ngạc nhiên tới bất ngời vì càng ngày càng mở rộng thị trường, khu vực sản xuất mà công ty Coca Cola vẫn báo lỗ trong suốt 20 năm qua

Gần 20 năm đầu tư và đến giờ chưa có lãi, nhưng cuối năm 2012, Chủ tịch Tập đoàn Coca Cola - Muhtar Kent đã tuyên bố sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào Việt Nam Tuyên

bố này cùng lời khẳng định của ông Irial Finan - Phó chủ tịch Tập đoàn Coca Cola rằng:

“Mặc dù công việc kinh doanh của Coca Cola đang phát triển, tuy nhiên nguồn doanh thu lớn của Coca Cola hiện tại vẫn chưa thể bù đắp nổi chi phí để có lãi ” cho thấy sự

mâu thuẫn trong việc kinh doanh của Coca Cola

Trang 13

Điệp khúc thua lỗ - mở rộng khiến nhiều người đặt ra nghi vấn Coca Cola chuyển giá, lách thuế Thế nhưng, điều đặc biệt là sau khi dư luận xôn xao về việc Coca Cola báo lỗ, cùng nghi vấn chuyển giá, thì doanh nghiệp này liền bất ngờ báo lãi Số liệu từ Cục thuế TPHCM cho biết, năm 2013 và 2014 Coca Cola báo lãi lần lượt 150 tỷ và 357 tỷ đồng, giúp xoa dịu câu chuyện không nộp thuế của Coca Cola

Hình 2: Hoạt động kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2004-2014

Trong những năm gần đây, lợi nhuận của công ty bắt đầu giảm, cụ thể năm 2016 % biên lợi nhuận khoảng hơn 15% nhưng đến năm 2017 giảm còn khoảng 3%

Doanh thu Thu nhập Ròng % Biên Lợi nhuận (Trục Bên phải)

Hình 3: Hoạt động kinh doanh của Coca-Cola Việt Nam giai đoạn 2014-2017

2.3 Bình luận về vấn đề đạo đức kinh doanh tại công ty Coca-Cola

 Tính chủ động:

Ngày đăng: 19/06/2018, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w