VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Lê Phương Thảo NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀN
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Lê Phương Thảo
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Lê Phương Thảo
NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 8.38.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS HOÀNG XUÂN CHÂU
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được
sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của một công trình khoa học Kết qủa nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào
Tác giả luận văn
LÊ PHƯƠNG THẢO
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 8
1.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 8 1.2 Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 12 1.3 Cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 19 1.4 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, với nhân thân người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, với phòng ngừa tình hình tội phạm này 20
Chương 2: THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 24
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Quận 7 24 2.2 Tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn quận
7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017 25 2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017 41
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG KHẮC PHỤC NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN
Trang 5NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 63
3.1 Dự báo tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới 63 3.2 Các giải pháp ngăn chặn và loại trừ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 65
KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
LDTNCĐTS Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
VKSND Viện kiểm sát nhân dân
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mức độ của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2013-2017) 27
Bảng 2.2: Diễn biến của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017 được làm rõ bằng phương pháp so sánh liên kế, so sánh định gốc với năm 2013 được sử dụng là gốc 29
Bảng 2.3: Cơ cấu theo hình phạt của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2013 - 2017 33
Bảng 2.4: Nạn nhân của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên
địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017 38
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản so với các tội
phạm khác giai đoạn 2013 - 2017 27
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ bị cáo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản với
tổng số bị cáo bị xét xử giai đoạn 2013-2017 theo số liệu của Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 28
Biểu đồ 2.3: Diễn biến số vụ án đã xét xử và số vụ án tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
2013-2017 30
Biểu đồ 2.4: Diễn biến số bị cáo bị xét xử và số bị cáo tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013-2017 31
Trang 8Biểu đồ 2.5: Cơ cấu về độ tuổi của bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013-2017 35
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu về học vấn của bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ 2013 -
2017 36
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu về việc làm của bị cáo phạm tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ 2013-
2017 37
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thành tựu quan trọng mà nước ta đã đạt được trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thì mặt trái của nền kinh thị trường mang lại, đó là tình hình tội phạm diễn biến ngày càng phức tạp: nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn; các vụ phạm pháp hình
sự có chiều hướng tăng, với tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng, phức tạp; thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, manh động và liều lĩnh, gây bức xúc cho nhân dân,… Đây đang là thực trạng đáng báo động và đang
là vấn đề nhức nhối của xã hội
Trong số này, thì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (LDTNCĐTS) là một trong những tội phạm xảy ra khá phổ biến Đây là loại tội phạm nghiêm trọng xâm phạm đến quan hệ sở hữu một cách trái pháp luật, hậu quả của nó không chỉ gây ra những thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà còn gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, gây sự bất bình trong quần chúng nhân dân Vì vậy, việc nghiên cứu sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về tình hình tội LDTNCĐTS, lý giải nguyên nhân của tình hình này cũng như thực trạng quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trong thực tiễn không những có ý nghĩa lý luận - thực tiễn và pháp
lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này
Quận 7 là quận mới của phía nam Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích
tự nhiên Quận 7 là 3.576 ha, được chia làm 10 phường, dân số hiện nay là 312.931 người (mật độ 6.785 người/km2), phía Bắc giáp Quận 4 và Quận 2, ranh giới là Kênh Tẻ và sông Sài Gòn, phía Nam giáp huyện Nhà Bè, ranh giới là rạch Đỉa, sông Phú Xuân; phía Đông giáp Quận 2 và Đồng Nai, ranh
Trang 10giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè; phía Tây giáp Quận 8 và huyện Bình Chánh, ranh giới là rạch Ông Lớn Quận 7 có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, là một trong những cửa ngõ giao thông, cả đường thủy lẫn đường bộ của thành phố với trong và ngoài nước, là cầu nối mở hướng phát triển của thành phố với Biển Đông và Thế giới, có trục giao thông lớn đi qua quận như xa lộ Bắc Nam, đường Cao tốc Nguyễn Văn Linh, có nhiều hệ thống cảng biển lớn; khu chế xuất Tân Thuận; khu đô thị Phú Mỹ Hưng
Theo thống kê của TAND Quận 7, tính từ năm 2013 đến năm 2017, số
vụ phạm pháp hình sự tại Quận 7 đã bị đưa ra xét xử là 1.625 vụ Trong đó, tổng số vụ phạm tội LDTNCĐTS đã xét xử là 32 vụ, chiếm 5.07% tổng số vụ
án hình sự
Quận ủy, HĐND, UBND Quận 7 đã thông qua chương trình hành động
số 05-CTr/QU ngày 05/7/2016, Thông tri 02-TT/QU ngày 30/11/2015 của Ban Thường vụ Quận ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 nhằm tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Chỉ thị 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Quyết định 282/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 04-CTr-TU ngày 31/12/2010 của Ban Thường vụ Thành ủy… Các ngành các cấp trên địa bàn quận cũng quyết tâm thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và đã thu được nhiều kết quả, phần nào đã kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm các loại án nghiêm trọng
Tuy nhiên, hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm nói chung,
Trang 11với tội “Trộm cắp tài sản”, thì tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” có tính chất nguy hiểm cho xã hội không kém và hậu quả, thiệt hại xảy ra thường lớn hơn.Tình trạng dân sự hoá khi xử lý hành vi LDTNCĐTS vẫn còn tồn tại khá phổ biến tại Quận 7 dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm và không đảm bảo tính răn đe đối với loại tội phạm này
Với tình hình trên, tác giả chọn đề tài “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu Đây là vấn đề có cấp thiết, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm cung cấp thêm các luận cứ khoa học cho công tác đấu tranh, phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua tình hình tội phạm nói chung và tội LDTNCĐTS nói riêng diễn ra hết sức phức tạp, có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, ảnh hưởng đến tài sản của con người Đây là vấn
đề nóng bỏng, bức xúc của nhân dân đòi hỏi các ngành, các cấp quan tâm đề
ra các biện pháp giải quyết Trước tình hình đó đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về tội phạm này dưới các góc độ khác nhau và ở các địa bàn khác nhau
Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu được công bố như:
Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Hồ Ngọc Hải “Tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản có đối tượng là tài sản có đăng ký quyền sở hữu, sử dụng theo luật hình sự Việt Nam” công bố năm 2012, đã giải quyết một số
vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội LDTNCĐTS
Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đặng Thị Tuyết Lan “Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” công bố năm 2013,
Trang 12đã đề cập tìnhhình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phan Thị Vân Hương: “Đấu
tranh phòng chống tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được công bố
năm 2003
Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Hoàng Văn Lập: “Tội lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và đấu tranh phòng chống tội phạm này ở Việt Nam hiện nay” công bố năm 2004
Bài Viết: “Lê Thị B Có Phạm Tội "Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt
Tài Sản hay không” của tác giả Võ Bảo Anh đăng trên tạp chí Tòa án nhân
dân năm 2013; bài viết “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản - một số
vướng mắc trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Trần Duy
Bình đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân năm 2012
Bài viết: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong hoạt động
ngân hàng” của tác giả Phan Văn Lãng đăng trên Tạp chí Ngân hàng năm
2009
Bài viết: “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bất cập về khía
cạnh pháp lý hình sự - tội phạm học, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống” của tác giả Trần Thị Lịch đăng trên tạp
chí Nghề Luật năm 2015
Bài viết: “Lê Thị TB không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài
sản” của tác giả Phạm Thị Mai đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân năm 2014
Các công trình nghiên cứu về tội phạm này dưới nhiều góc độ khác nhau và bối cảnh thực tiễn khác nhau được xem như là các cơ sở lý luận và thực tiễn rất quan trọng Tuy nhiên, ở Quận 7, TPHCM chưa có đề tài tội phạm học nào nghiên cứu về tội LDTNCĐTS Để góp phần ổn định trật tự an
Trang 13phương, hy vọng kết quả nghiên cứu Luận văn sẽ đem lại kết quả khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội LDTNCĐTS trên địa bàn
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7 để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS cũng như những yếu
tố tiêu cực trong đời sống xã hội của Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và những yếu tố tâm sinh lý tiêu cực thuộc con người ở địa bàn này trong sự tác động lẫn nhau làm phát sinh tội phạm và đưa ra những giải pháp hạn chế, loại trừ những yếu tố này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tình hình tội LDTNCĐTS trong thời gian tới trên địa bàn Quận 7, Thành phố
Hồ Chí Minh
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nguyên nhân và điều kiện của tội LDTNCĐTS
- Nghiên cứu thực tiễn, thu thập số liệu tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, TP HCM từ năm 2013 đến 2017
- Nghiên cứu làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, TP HCM
- Dự báo và đề xuất giải pháp phòng ngừa tội LDTNCĐTS trên địa bàn trong thời gian tới
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp hạn chế, loại trừ những yếu tố này
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh;
- Không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn Quận 7, TP HCM;
- Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, thu thập số liệu thực tế trong khoảng thời gian 5 năm, từ 2013 – 2017, gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự và 18 bản án
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm,đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
ta trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: Phương pháp biện chứng; phương pháp hệ thống; thống kê; phương pháp nghiên cứu hồ sơ; phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; phương pháp so sánh; phương pháp mô tả, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và
các phương pháp chuyên biệt khác của tội phạm học
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã thực hiện đạt được các kết quả như sau:
- Làm rõ thực trạng của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7,
TP HCM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017;
Trang 15- Góp phần vào việc lý giải, làm sáng tỏ những yếu tố thuộc về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, TP HCM;
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, TP HCM
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần củng cố lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng ngừa tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, TP HCM Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu tội phạm học cũng như làm tài liệu tham khảo trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, TP HCM
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Kết cấu luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
Chương 2: Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội Lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh;
Chương 3: Những giải pháp tác động khắc phục nguyên nhân và điều
kiện tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh
Trang 16Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN
CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM
CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN 1.1 Khái niệm, ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS
1.1.1 Khái quát những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội LDTNCĐTS
Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Điều
175 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan
hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản… trong các tội về xâm phạm sở hữu Chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường Những người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có thể trở thành chủ thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Lỗi trong tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý Mục đích của người phạm tội
là mong muốn chiếm đoạt được tài sản Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Trang 171.1.2 Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS
Tội phạm học trên thế giới và Việt Nam điều có những quan điểm, cách tiếp cận khác nhau đối với nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
Sự khác nhau của các quan điểm, cách tiếp cận này là do các nhà tội phạm học tìm kiếm và tuyệt đối hóa một số yếu tố làm nảy sinh tội phạm như thuyết sinh học, thuyết tâm lý, thuyết xã hội… Tuy nhiên, có thể khẳng định, bản chất của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm không phải nằm ở một hoặc một số yếu tố nhất định mà chính là sự tác động qua lại giữa các nhân tố ấy với nhau.Đương nhiên, các nhân tố khác nhau có vị trí, vai trò khác nhau trong cơ chế hình thành tội phạm và tình hình tội phạm nhưng nếu chúng không tác động lẫn nhau thì không thể tồn tại tình hình tội phạm với tư cách là kết quả
GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Nguyên nhân của tình hình tội phạm
là những hiện tượng xã hội tiêu cực ở trong mối liên hệ tương tác hai mức độ sinh ra và tái sản xuất ra tình hình tội phạm như là hậu quả tất yếu của mình Điều kiện của tình hình tội phạm là những hiện tượng xã hội tiêu cực, tự mình không sinh ra tình hình tội phạm và các tội phạm, mà là hỗ trợ, làm dễ dàng
và tăng cường cho sự hình thành và hoạt động của các nguyên nhân”
Như vậy có thể thấy rằng, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm rất đa dạng, được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau Nguyên nhân và điều kiện có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Có những trường hợp có thể coi là nguyên nhân nhưng trong trường hợp khác nó lại là kết quả Tình hình tội phạm là hệ quả của nguyên nhân và điều kiện được nẩy sinh bởi rất nhiều các hiện tượng xã hội khách quan và chủ quan tác động qua lại lẫn nhau và bên ngoài ý thức con người
Trang 18Trong lĩnh vực xã hội nói chung và tội phạm học học nói riêng, sự phân biệt giữa nguyên nhân và điều kiện chỉ mang tính chất tương đối, thực tế đấu tranh và phòng ngừa tội phạm luôn đòi hỏi phải loại trừ cả hai, tức là phải loại trừ cả nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm
Để giải quyết vấn đề: “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả sử dụng
khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm như sau:“Là sự
tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực của mội trường sống bên ngoài với các yếu tố tâm-sinh tiêu cực bên trong cá nhân con người cùng với yếu tố tình huống nhất thời thuận lợi đã dẫn đến việc thực hiện một hành vi (hành động hoặc không hành động) mà Luật hình sự quy định là tội phạm”[47]
1.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS:
Vấn đề nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS nói riêng được nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc sẽ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng
cả về lý luận và thực tiễn Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin đề cập đến việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS có các ý nghĩa chính sau:
Thứ nhất, góp phần nhận thức sâu sắc hơn, rõ nét hơn về “bức tranh”
tình hình tội LDTNCĐTS Khi nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS nói riêng sẽ giúp hiểu sâu sắc hơn về tình hình tội LDTNCĐTS,
lý giải được mối quan hệ giữa tình hình tội LDTNCĐTS với các nhân tố và sự tác động qua lại giữa các nhân tố trong việc làm phát sinh ra tình hình tội phạm
Trang 19Thứ hai, giúp hiểu rõ hơn các yếu tố thuộc nhân thân người phạm tội
LDTNCĐTS, xem xét, nhìn nhận những yếu tố này trong sự tác động qua lại với các yếu tố khác thuộc môi trường sống và hoàn cảnh làm phát sinh tình hình tội phạm này Nghiên cứu nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS có ý nghĩa, giá trị thiết thực cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS nhưng ngược lại, chỉ khi xem xét các yếu tố thuộc nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS trong sự tác động qua lại với các yếu tố khác thuộc nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS thì chúng
ta mới nhận thức đúng đắn, sâu sắc hơn về nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS cũng như phát huy được ý nghĩa nghiên cứu của nó – làm cơ sở
đề ra giải pháp phòng ngừa tình hình tội LDTNCĐTS một cách phù hợp
Thứ ba, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
LDTNCĐTS góp phần hoàn thiện lý luận của chính vấn đề nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Việc nghiên cứu, làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng sẽ góp phần làm rõ, minh họa phong phú cho các lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
Thứ tư, phục vụ đắc lực cho nghiên cứu, đề ra các dự báo tình hình tội
LDTNCĐTS và kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tình hình tội LDTNCĐTS Chỉ khi nhận thức đầy đủ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS mới làm sáng tỏ các yếu tố thuộc các căn cứ của dự báo, đưa ra những dự báo tiệm cận diễn biến thực tế tình hình tội LDTNCĐTS trong tương lai
Trang 201.2 Phân loại nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau để xây dựng hệ thống nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, vì đây là vấn đề rất đa dạng
và luôn biến động theo sự vận động của thực tiễn Do đó, khi nghiên cứu vấn
đề này phải luôn luôn bám sát các sự kiện của đời sống xã hội Dựa vào các căn cứ khác nhau có thể chia nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS như sau:
1.2.1 Nguyên nhân và điều kiện khách quan:
a Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường gia đình:
Gia đình có vai trò quyết định nhân cách gốc của con người cho nên con người trở thành người tốt hay trở thành tội phạm có nguyên nhân từ gia đình Một đứa trẻ khi sống trong một gia đình chuẩn mực, cha mẹ và người lớn tuổi quan tâm, giáo dục tốt, hướng trẻ có lối sống và tư duy lành mạnh thì
sẽ hạn chế việc hình thành các đặc điểm nhân cách lệnh lạc cá nhân Ngược lại, đứa trẻ đó sống trong gia đình không chuẩn mực thì có tác động xấu đến
sự hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân Do đó, để phòng ngừa cũng như đấu tranh chống tội LDTNCĐTS, gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và hoàn thiện nhân cách ở trẻ em
Môi trường gia đình của người phạm tội LDTNCĐTS nổi lên một số vấn đề sau đây:
Do thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình, nhiều bậc cha mẹ và những người thân trong gia đình thiếu sự quan tâm lo biết kiếm tiền mà quên mất việc dành thời gian để giáo dục, quan tâm con cái không tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của con em mình, cứ nghĩ có tiền là lo được vật chất cho con mà quên đi sự nuôi dưỡng tình cảm và quan tâm trẻ, nuông chiều con cái Cha,
Trang 21phạm dù là nhỏ Từ đó đã không kịp thời uốn nắn, nhắc nhở, cha mẹ dung túng cổ vũ cho hành vi sai trái của con em, cảm thấy buồn chán, chây lười học tập, chỉ thích tụ tập bạn bè chơi bời, quậy phá, mất định hướng trong cuộc sống, sớm nhiễm những thói hư tật xấu, tệ nạn xã hội và bước vào con đường phạm tội
Do không định hướng đúng đắn về việc làm hoặc không tạo điều kiện tốt để con em có việc làm ổn định Nếu như con em trong gia đình bỏ học hoặc gia đình không có điều kiện cho học tiếp thì gia đình nên cho đi học nghề hoặc tạo việc làm ổn định thì sẽ ít có cơ hội để tụ tập bạn bè và tham gia vào các cuộc nhậu nhẹt, ăn chơi từ đó phạm tội LDTNCĐTS
Do sự ảnh hưởng bởi các thói hư tật xấu của những người trong gia đình Người phạm tội LDTNCĐTS chịu ảnh hưởng nhiều của những hành vi xấu, đặc biệt là những hành vi sử dụng bạo lực, xem trọng giá trị vật chất, không gương mẫu về đạo đức, vi phạm pháp luật Các hành vi tiêu cực này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách của con người
Gia đình chưa có phương pháp giáo dục hợp lý, không bắt buộc con cái làm những nghĩa vụ nhất định phù hợp với khả năng của chúng, dẫn đến ỷ lại, lười lao động, đua đòi, ham chơi, không biết quý trọng đồng tiền, coi thường
bố mẹ và những người thân khác Khi gia đình không đáp ứng, quay lại chống đối, hỗn láo, tìm mọi cách lấy tiền trong gia đình để tiêu xài Từ đó dẫn đến thích ham chơi, đùa đòi, bỏ học, đi lang thang, bạn bè xấu rủ rê, bị tội phạm lôi kéo vào con đường phạm tội dẫn đến phạm tội LDTNCĐTS
Gia đình thiếu hoàn thiện như cha mẹ ly hôn, mất cha hoặc mất mẹ, mất cả cha lẫn mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hình thành nhân cách con người Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, vật chất, tinh thần, giáo dục từ cha mẹ
Từ đó gặp điều kiện bất lợi trong cuộc sống dễ phạm tội, hoặc dễ bị người khác lợi dụng, kéo vào con đường phạm tội
Trang 22b Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường nhà trường:
Nhà trường không chỉ là nơi đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao kiến thức tự nhiên và xã hội mà còn trau dồi hệ thống các quan điểm, nhân sinh quan, phương pháp nhìn nhận đánh giá sự vật, hiện tượng Nếu trong môi trường trường học tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì những nhân tố này cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân Những nhân tố không lành mạnh đó có thể kể đến như:
Một số ít giáo viên, cán bộ trong nhà trường thiếu sự quan tâm đến học sinh, vì lý do kinh tế phải chạy theo thành tích giảng dạy, không quan tâm đến chất lượng giảng dạy, không gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh, sinh viên, thậm chí còn dùng bạo lực đánh đập Từ đó, các em chán nản, lười biếng học tập, bỏ học, trốn học đi chơi
Kỷ luật nhà trường không nghiêm, lỏng lẻo, việc xử lý những biểu hiện sai trái trong học sinh, sinh viên còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ lan rộng Điều này có thể ảnh hưởng, dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường, nhiều hiện tượng tiêu cực trong nhà trường tồn tại như: mua điểm, chạy điểm Từ đó làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh
Nhà trường chưa quan tâm đến những học sinh là cá biệt, nhà trường thường hay buông lỏng, không có sự quan tâm sâu sắc đến các học sinh này Giáo dục của nhà trường mới dừng lại mức độ chung cho tất cả học sinh mà chưa đi sâu đi sát đặc điểm từng học sinh cá biệt để hiểu rõ nguyên nhân và tìm biện pháp tác động phù hợp Vì vậy nhiều học sinh yếu kém về học tập, đạo đức ngày càng sa sút hơn, chán nản hơn, bỏ học chơi bời lêu lỏng, bị bạn
Trang 23Một số nhà trường mới chỉ làm được chức năng là nơi cung cấp tri thức cho học sinh Nhà trường ít quan tâm trong việc hướng nghiệp, đào tạo nghề còn thiếu cơ sở vật chất, kỹ thuật Chính sự quá tải trong học tập đó đã khiến cho nhiều học sinh học yếu hay trung bình dễ bi quan, chán nản, chây lười học tập, kết quả học tập sút kém dẫn đến bỏ bê học tập hoặc bỏ học Việc bỏ học dẫn đến tình trạng học sinh có trình độ văn hóa thấp lại tạo xuất phát điểm cho những hành vi phạm pháp trong đó có việc phạm tội LDTNCĐTS
c Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường nhóm (bạn bè, nơi làm việc):
Môi trường bạn bè, nơi làm việc, ít nhiều cũng chứa đựng một số yếu tố tiêu cực trong công tác, lối sống, giao tiếp, ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách con người Phẩm chất tốt hay xấu của con người một phần do học hỏi, tiếp thu, bị ảnh hưởng từ môi trường bạn bè, nếu giao lưu kết bạn, tiếp xúc nhiều với nhóm bạn bè tốt thì sẽ hình thành đặc điểm nhân thân tốt Ngược lại, nếu giao lưu, kết bạn, tiếp xúc nhiều với nhóm bạn bè xấu sẽ bị ảnh hưởng, rất dễ tiêm nhiễm nhưng thói hư tật xấu như đua đòi, ham chơi, thích thể hiện, lười học, các tệ nạn xã hội, thiếu tiền và tìm mọi cách để có tiền để đáp ứng nhu cầu cá nhân Từ đó, dẫn đến phạm tội LDTNCĐTS
Bên cạnh đó môi trường làm việc lương thấp không đáp ứng được nhu cầu cá nhân, nơi làm việc và bạn bè sơ hở trong việc quản lý tài sản, thất nghiệp Từ đó dẫn đến phạm tội LDTNCĐTS
d Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường xã hội vĩ mô với nhà nước
là chủ thể quản lý:
- Do tồn tại xã hội: Chiến tranh kéo dài và hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại những yếu tố tiêu cực làm ảnh hưởng đến đất nước, chiến tranh làm tàn phá về kinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh đó, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vẫn còn tư tưởng tập quán lạc hậu trong cách suy nghĩ, cách ứng
Trang 24xử, bệnh thành tích, tư tưởng thực dụng, trọng nam khinh nữ tác động đến sự phát triển của xã hội
- Do áp lực từ phía nước ngoài như cấm vận về kinh tế (đến năm 1995 mới được dỡ bỏ) làm nền kinh tế khó khăn, chậm phát triển, đời sống nhân dân khó khăn là nguyên nhân làm cho các tội có tính chiếm đoạt phát sinh, đặc biệt là trộm cắp tài sản
Trong nền kinh tế thị trường, nhiều người đã lấy tiền bạc làm chuẩn mực để đánh giá mọi hành vi quan hệ con người, họ coi đồng tiền là trên hết,
là giá trị của cuộc sống, coi thường và không tôn trọng pháp luật Cùng với thói quen chây lười trong lao động, chỉ thích sống hưởng thụ mà không cần lao động và ham muốn làm giàu không chính đáng vẫn tồn tại trong một bộ phận dân cư có chiều hướng mở rộng, lây lan ra mọi tầng lớp xã hội Đã thúc đẩy đối tượng tìm kiếm con đường thoả mãn đơn giản nhất, nhanh nhất là phạm tội tội LDTNCĐTS Đặc biệt là các đối tượng không có nghề nghiệp nhưng lại muốn có tiền để hưởng thụ, ăn chơi và loại đối tượng lưu manh chuyên nghiệp tái phạm nhiều lần, để có tiền không còn con đường nào khác
là phạm tội
Do hội nhập kinh tế quốc tế làm xuất hiện những hành vi mới có tính chiếm đoạt như sử dụng trái phép tần số viễn thông nhằm chiếm đoạt, làm thẻ tín dụng giả để rút tiền hay lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, lừa dối khách hàng, quảng cáo sai sự thật nhằm chiếm đoạt…Mặt khác, trong xu thế hội nhập do không thích ứng với nền kinh tế thị trường, không có vốn, do bị phá sản, thất nghiệp trở nên nghèo đói và bần cùng dẫn đến không vượt lên được bản thân dễ sa ngã vào con đường phạm tội
Những rủi ro mà con người chưa kiểm soát được như thiên tai, dịch họa, các thế lực thù địch kích động công nhân, nhân dân chống phá làm ảnh
Trang 25hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của nhân dân dễ dẫn đến trộm cắp, công nhiên chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép
e Nguyên nhân, điều kiện thuộc về yếu tố nạn nhân:
“Nạn nhân của tội phạm là những cá nhân, tổ chức phải chịu những hậu quả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tinh thần, tình cảm hoặc các quyền và lợi ích hợp pháp khác mà những hậu quả thiệt hại này do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra” [45, tr.19]
Nguyên nhân phổ biến từ phía người bị hại thúc đẩy nguy cơ trở thành nạn nhân của các tội trong nhóm này là xuất phát từ việc nạn nhân đã quá tin tưởng vào người khác ngay từ đầu nên dễ dàng chấp nhận trước những thông tin giả dối từ phía người phạm tội đưa ra Từ đó bị người phạm tội chiếm đoạt tài sản mà nạn nhân không biết Ngoài ra còn xuất phát từ nguyên nhân tính hám lợi của nạn nhân mà dễ bị người phạm tội lợi dụng để tạo ra sự tin tưởng trong một thời gian dài, sau đó người phạm tội đã chiếm đoạt tài sản một cách
dễ dàng mà nạn nhân không thể ngăn chặn hoặc không biết để ngăn chặn như chơi hụi; cho vay với lãi xuất cao…
Nạn nhân có những thói quen về hành vi, thời gian được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến cho người phạm tội chú ý, tìm hiểu và có cơ hội là dễ dàng chiếm đoạt được tài sản mà không bị ai chú ý Sự thiếu hiểu biết pháp luật và lòng tham cũng sẽ là nguyên nhân tâm lý chủ quan khiến trở thành nạn nhân của các tội LDTNCĐTS
1.2.2 Nguyên nhân và điều kiện chủ quan:
Nguyên nhân, điều kiện chủ quan từ phía người phạm tội được hiểu là tất cả những yếu tố thuộc về người phạm tội bao gồm những tiêu cực thuộc ý thức cá nhân và những biểu hiện tiêu cực trong lối sống cá nhân Nguyên nhân, điều kiện chủ quan được thể hiện sau đây:
- Sự kiên quyết của chủ thể hành vi phạm tội
Trang 26Chủ thể hành vi phạm tội LDTNCĐTS thường có trạng thái tâm lý ở dưới các góc độ như: tâm lý cá nhân, tâm lý xã hội, tâm lý pháp luật Các đối tượng phạm tội LDTNCĐTS thường có nhu cầu về vật chất cao hơn khả năng vốn có của bản thân, xem thường quyền sở hữu của người khác, thích ăn chơi, lười lao động, xem thường pháp luật thực hiện hành vi phạm tội với tính chất, mức độ liều lĩnh và sẵn sàng sử dụng vũ khí tấn công nạn nhân
Các yếu tố trên có nhận thức được hay không, chúng biểu hiện như thế nào, trước hết là vấn đề của Khoa học luật hình sự, tố tụng hình sự và Điều tra tội phạm (Luật hình sự), cái mà Tội phạm học phải tiếp thu và thu hút để bổ sung làm rõ toàn bộ những đặc điểm nhân thân người phạm tội dưới góc độ tội phạm học Vì mục đích này, tội phạm học phải đặc biệt chú ý làm rõ phương thức thực hiện tội LDTNCĐTS
Phương thức thực hiện tội phạm được hiểu là toàn bộ quá trình mà hành vi phạm tội diễn ra, bao hàm từ khâu chuẩn bị, thực hiện và che giấu hành vi phạm tội Các yếu tố thời điểm, địa điểm và phương tiện gây án cũng được xem xét đến dưới góc độ tội phạm học, phương thức thực hiện tội phạm chứa đựng những thông tin về động cơ, thái độ, đặc điểm tâm lý của chủ thể hành vi Do đó, càng làm rõ phương thức thực hiện tội phạm của tình hình tội phạm này bao nhiêu thì tính chất của loại hiện tượng tiêu cực này càng được làm rõ bấy nhiêu Về lý luận, mô hình đầy đủ của phương thức thực hiện tội phạm bao gồm 3 bước: chuẩn bị, thực hiện và che giấu hành vi phạm tội
- Những biểu hiện tiêu cực thuộc lối sống cá nhân:
Những yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường sống tác động đến nhu cầu của con người sẽ làm biến đổi nhu cầu này theo chiều hướng tiêu cực Lối sống ăn chơi, đua đòi, thích hưởng thụ, ỷ lại, lười lao động, sự đòi hỏi nhu cầu quá cao trong lối sống, sinh hoạt, không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
Trang 27Môi trường bên ngoài
Các đặc điểm của cá nhân
gia đình và bản thân Điều đó là những lối sống tiêu cực dẫn đến nguyên nhân
và điều kiện phạm tội LDTNCĐTS
- Những tiêu cực thuộc về ý thức cá nhân:
Do nhận thức pháp luật kém, thiếu hiểu biết pháp luật, mỗi người có nhận thức khác nhau do họ có những trình độ khác nhau về hiểu biết pháp luật cũng khác biệt Người dân hiện nay không hiểu hết các quy định của pháp luật, lòng tham của con người cao, sức mạnh của đồng tiền, thấy lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến lợi ích lâu dài, lười lao động, do đó hình thành nên ý thức cá nhân kém và là một trong những nguyên nhân làm phát sinh hành vi phạm tội
Xem thường các nghĩa vụ, có lối sống và hành vi đi ngược lại với đạo đức xã hội Một bộ phận không nhỏ người dân luôn có tâm lý tiêu cực, cùng với nhận thức sai lệch những chuẩn mực xã hội, pháp luật và các giá trị đạo đức khác, nhận thức còn nông cạn, hạn chế trong phân tích nhận định tình hình Từ đó có hành vi lệch chuẩn dẫn đến phạm tội LDTNCĐTS
1.3 Cơ chế tác động của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS
Cơ chế hành vi phạm tội được GS.TS Võ Khánh Vinh mô hình hóa như sau:
Trang 28Cơ chế tác động của các yếu tố chủ quan, khách quan diễn ra theo hai giai đoạn:
Một là, giai đoạn tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi
trường sống với các đặc điểm bên trong của cá nhân để hình thành các đặc điểm nhân thân xấu của con người
Hai là, giai đoạn tác động qua lại giữa các đặc điểm nhân thân xấu của
con người với tình huống tiêu cực cụ thể của môi trường sống làm phát sinh tội phạm
Như vậy, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS là sự tác động qua lại giữa các yếu tố khách quan thuộc môi trường sống với các yếu tố chủ quan thuộc về cá nhân người phạm tội
1.4 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS với tình hình tội LDTNCĐTS, với nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS, với phòng ngừa tình hình tội phạm này
1.4.1 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS với tình hình tội LDTNCĐTS:
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh: “Tình hình tội phạm là một hiện tượng
xã hội, pháp lý – hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hôi (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định [38, tr.61]
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS với khái niệm tình hình tội LDTDCĐTS có mối quan hệ biện chứng với nhau
Đây là mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả Tình hình tội LDTDCĐTS nêu lên bức tranh tổng thể về tội LDTDCĐTS trong đơn vị thời gian, không gian nhất định, được thể hiện qua cơ cấu, diễn biến, thực
Trang 29LDTDCĐTS là cái sinh ra kết quả (tình hình tội phạm), nêu nguyên nhân và điều kiện luôn luôn có trước kết quả, còn kết quả chỉ xuất hiện khi có nguyên nhân xuất hiện và những nguyên nhân này sẽ tác động tạo thành kết quả
Thông qua đặc điểm tình hình tội LDTDCĐTS nói lên những đặc điểm định lượng, định tính của tình hình tội phạm ở mỗi thời kỳ, mỗi vùng hành chính, lãnh thổ nhất định Làm rõ các đặc điểm này chúng ta biết được những
số liệu minh họa cho mức độ, cơ cấu tính chất của tình hình tội LDTDCĐTS theo sự vận động của thời gian Qua phân tích số liệu, định lượng, định tính ở mỗi thời kỳ, mỗi vùng hành chính, lãnh thổ để tìm ra, xác định được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS
Như vậy, để nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS cần dựa trên tình hình tội LDTDCĐTS, đây là cơ sở thực tiễn xác đinh nguyên nhân và điều kiện tội phạm nói chung và nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS nói riêng Bên cạnh đó nguyên nhân
và điều kiện giải thích tại sao lại có tình hình tội phạm để từ đó đưa ra các biện pháp phòng, chống tội phạm
1.4.2 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS với nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS:
Nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS là tổng hợp những đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất xã hội của người và các đặc điểm dấu hiệu này kết hợp với các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể dẫn đến người đó thực hiện hành vi LDTNCĐTS được quy định trong Bộ luật hình sự Như vậy, các đặc điểm về nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS bao gồm các đặc điểm về xã hội học nhân khẩu, tâm lý, văn hóa, nghề nghiệp, trình độ học vấn
Nhân thân người phạm tội là một bộ phận cấu thành tất yếu và rất quan trọng của cơ chế hành vi phạm tội, còn các hoàn cảnh của sự hình thành các đặc điểm tâm lý – xã hội tiêu cực của cá nhân xuất hiện trước các đặc điểm
Trang 30của cá nhân nằm trong mối quan hệ nhân quả với tình hình tội LDTNCĐTS,
đó là các yếu tố thuộc môi trường sống
Việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trên cơ sở khái quát các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS, từ đó giải thích được những thay đổi trong các đặc điểm người phạm tội, trong thực trạng, cơ cấu, động thái của tình hình tội phạm Đồng thời xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội LDTNCĐTS để phân biệt đặc điểm, dấu hiệu tội phạm cơ bản của nhân thân người phạm tội và nguyên nhân, điều kiện từ phía người phạm tội Nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS có vai trò rất quan trọng trong cơ chế hành vi phạm tội kết hợp với các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống, các yếu tố tình huống sẽ dẫn đến tội LDTNCĐTS
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS dựa trên sự khái quát các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS cụ thể sẽ tìm ra được những nhân tố phạm tội chung Từ đó sẽ lý giải được những thay đổi trong cơ cấu, thực trạng, động thái của tình hình tội phạm có liên quan tới những thay đổi trong các đặc điểm của người phạm tội LDTNCĐTS
Vì vậy, nguyên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội LDTNCĐTS tạo cơ sở cho việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS, đặc biệt nhóm nguyên nhân và điều kiện từ phía người phạm tội, nạn nhân của tội phạm
1.4.3 Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTDCĐTS với phòng ngừa tình hình tội LDTNCĐTS:
“Phòng ngừa tội phạm là không để tội phạm xảy ra, và gây hậu quả cho
xã hội, không để cho con người sống trong xã hội phải đối mặt và gánh chịu những hình phạt nghiêm khắc của luật pháp” [38, tr.147]
Phòng ngừa tội phạm là mục tiêu cuối cùng của tội phạm học Tội
Trang 31phạm, nhân thân người phạm tội phát hiện quy luật phát sinh, vận động, tồn tại của tội phạm để tìm ra các biện pháp tác động quy luật nhằm mục cuối cùng là phòng ngừa tội phạm, không để tội phạm xảy ra và gây hậu quả cho
xã hội, không để cho con người sống trong xã hội phải đối mặt và gánh chịu những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật
Phòng ngừa tình hình tội phạm là hệ thống nhiều mức độ các biện pháp mang tính chất Nhà nước, xã hội và Nhà nước – xã hội nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tội phạm hoặc làm vô hiệu hóa (làm yếu; hạn chế) chúng và bằng cách đó làm giảm và dần dần loại bỏ tình hình tội phạm [38, tr.155]
Phòng ngừa tình hình tội LDTNCĐTS là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp hướng đến mục đích loại trừ, triệt tiêu những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ tội LDTNCĐTS ra khỏi đời sống xã hội
Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS là
cơ sở để tiến tới đề ra các giải pháp, biện pháp phòng ngừa tội LDTNCĐTS Phòng ngừa tội LDTNCĐTS phải dựa trên cơ sở khảo sát, đánh giá tình hình tội phạm, xác định được nguyên nhân và điều kiện trong một thời gian, không gian nhất định và nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của tội LDTNCĐTS sẽ định hướng cho việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phòng ngừa tội phạm này trên cơ sở khảo sát, đánh giá tình hình tội phạm
Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LDTNCĐTS nói lên sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu tố tâm
- sinh lý - xã hội tiêu cực thuộc cá nhân con người Như vậy, các biện pháp phòng ngừa cần hướng tới yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống và các yếu
tố tâm - sinh lý - xã hội tiêu cực thuộc cá nhân con người theo hướng tích cực
Trang 32Chương 2 THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN 7 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Quận 7
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý
Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố
- Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2; ranh giới là kênh Tẻ và sông Sài Gòn
- Phía Nam giáp huyện Nhà Bè; ranh giới là rạch Đĩa, sông Phú Xuân
- Phía Đông giáp quận 2, Đồng Nai; ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà Bè
- Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh; ranh giới là rạch Ông Lớn
Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của Thành phố với biển Đông và thế giới Các trục giao thông lớn đia quan quận như xa lộ Bắc Nam, đường cao tốc Nguyễn Văn Linh Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các vùng lân cận
2.1.2 Đặc điểm về tổ chức hành chính:
Với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha, quận phân chi thành 10 phường:
Trang 33Tây, Tân Kiểng, Tân Quy, Tân Phong, Tân Hưng; phường có diện tích lớn nhất là phường Phú Thuận là 829 ha, phường có diện tích nhỏ nhất là phường Tân Quy là 86 ha
2.1.3 Đặc điểm về tình hình dân cư:
Kể từ khi được thành lập (4/1997) với dân số là 90.920 nhân khẩu, nhưng chỉ sau gần 1 năm (12/1997) theo thống kê của quận, dân số đã tăng lên 97.806 người, tăng 7,57% và tính đến ngày 01/04/2001 dân số của quận
đã lên đến 115.024 người, tốc độ tăng dân số đã lên đến 8,38% so với năm
1997 Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm 42,3% tổng dân số của quận Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh
và phân bố không đều, dân số hiện nay là 312.931 người (mật độ 6.785 người/km2),Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại quận chiếm 72% số hộ và 74% số nhân khẩu Tỷ lệ số dân ở diện KT2, KT3, KT4 chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu
2.2 Tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017
2.2.1 Phần hiện của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017:
Phần hiện của THTP là toàn bộ những hành vi phạm tội và chủ thể của các hành vi đó đã được phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự ở từng đơn vị hành chính, lãnh thổ, trong những thời gian nhất định và được ghi nhận trong thống kê hình sự.[48]
Như vậy, đối với tình hình tội LDTNCĐTS, phần hiện của nó được biểu hiện thông qua các tiêu chí đã được khái quát chung đó là: Mức độ, diễn biến, cơ cấu và tính chất của tình hình tội LDTNCĐTS
Trang 34Để làm rõ các tiêu chí trên, tác giả sử dụng các nguồn số liệu thống kê như sau:
Thứ nhất, số liệu thống kê của VKSND quận 7, thành phố Hồ Chí Minh Đây là nguồn số liệu phù hợp, có thể diễn giải, so sánh, đánh giá được
Thứ hai, số liệu thống kê của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc thu thập 18 bản án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận 7, thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm (2013-2017) Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hồ sơ, phương pháp tổng hợp và phân tích để nghiên cứu nguồn số liệu này
2.2.1.1 Thực trạng (mức độ) của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
Mức độ của tình hình tội phạm là đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm, bao hàm tổng thể những hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế và các chủ thể thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định
Mức độ của tình hình tội LDTNCĐTS được phản ánh qua số vụ và số
bị cáo đã được xét xử sơ thẩm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm
2017
Trong đề tài này, tác giả sử dụng số liệu thống kê thường xuyên của VKSND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và số liệu thống kê của TAND Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá mức độ của tình hình tội phạm
Số liệu thống kê này, mức độ của tình hình tội LDTNCĐTS được thể hiện ở Bảng 2.1 Nó được xác định bằng số tuyệt đối và tương đối trong thế so sánh
với tình hình tội phạm chung trên địa bàn Quận 7 từ năm 2013 đến năm 2017
Trang 35Bảng 2.1: Mức độ của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn (2013-2017)
Stt Năm
Tổng số vụ án hình sự Tội LDTNCĐTS
Tỷ lệ tội LDTNCĐTS (%)
Số vụ Bị cáo Số vụ Bị cáo Số vụ
(5)/(3)
Bị cáo (6)/(4)
(Nguồn: số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Quận 7 từ năm 2013-2017)
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tội LDTNCĐTS so với các tội phạm khác giai đoạn 2013 -
2017
0 50 100 150 200 250
174
219 199
Trang 36Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ bị cáo tội LDTNCĐTS với tổng số bị cáo bị xét xử giai
đoạn 2013-2017 theo số liệu của Tòa án nhân dân Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
(Nguồn: số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Quận 7 từ năm 2013-2017)
Xem xét Bảng 2.1 và Biểu đồ 2.1, 2.2 trên, tác giả có nhận xét như sau:
Thứ nhất, Qua thống kê số liệu Bảng 2.1 cho thấy trong 5 năm từ 2013
đến 2017, Tòa án nhân dân Quận 7 đã xét xử sơ thẩm 1.026 vụ án hình sự, với 1.637 bị cáo, trong đó có 18 vụ án với 21 bị cáo bị xét xử tội LDTNCĐTS Mặc dù số vụ án LDTNCĐTS mà Tòa án nhân dân Quận 7 đã giải quyết ở cấp sơ thẩm chỉ chiếm tỷ lệ 1,75% so với tổng số vụ án hình sự được xét xử trong 05 năm, nhưng nếu xem xét trên tổng thể có hàng trăm loại tội phạm khác nhau trên địa bàn thì đây cũng là một con số đáng lưu ý
Thứ hai, xem xét cột (7), (8) của Bảng 2.1 nhận thấy rằng tỷ lệ trung
bình số vụ LDTNCĐTS chiếm tỷ lệ tương đối cao (1,75%) so với tình hình tội phạm, số bị cáo cũng chiếm tỷ lệ trung bình tương đối cao (1,28%) trong tình hình tội phạm Như vậy, chúng ta thấy rằng, số vụ, số bị cáo phạm tội LDTNCĐTS chiếm tỷ lệ tương đối gần 2/100 số người phạm tội
Trang 372.2.1.2 Diễn biến của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017
Sử dụng phương pháp so sánh định gốc, tức là tính toán số tương đối thông qua so sánh số tuyệt đối của năm hiện tại với năm gốc, có thể biểu diễn động thái của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh như sau
Bảng 2.2: Diễn biến của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7,
Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 - 2017 được làm rõ bằng phương pháp so
sánh liên kế, so sánh định gốc với năm 2013 được sử dụng là gốc
Số
bị cáo
Phần trăm tương ứng với định gốc
Số
vụ
Phần trăm tương ứng với định gốc
Số
bị cáo
Phần trăm tương ứng với định gốc
(Nguồn: số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Quận 7 từ năm 2013-2017)
Bảng 2.2 cho thấy diễn biến tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013 đến năm 2017 tăng giảm liên
Trang 38tục giữa các năm, mặc dù số lượng không lớn nhưng điều này cũng phần nào thể hiện tính chất phức tạp của tình hình tội phạm này
Biểu đồ 2.3: Diễn biến số vụ án đã xét xử và số vụ án tội LDTNCĐTS trên
địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh 2013-2017
(Nguồn: số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Quận 7 từ năm 2013-2017)
Trang 39Biểu đồ 2.4: Diễn biến số bị cáo bị xét xử và số bị cáo tội LDTNCĐTS trên
địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2013-2017
(Nguồn: số liệu thống kê của Tòa án nhân dân Quận 7 từ năm 2013-2017)
Khi nghiên cứu diễn biến THTP trong một khoảng thời gian sẽ xác định được quy luật của tội phạm Kết quả nghiên cứu về diễn biến THTP là
cơ sở cho việc dự báo THTP trong tương lai và xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phòng, chống tội phạm Đồng thời là cơ sở để các nhà làm luật hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật hình sự nói riêng
Qua biểu đồ 2.3 cho thấy tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận
7, TP.HCM từ năm 2013 đến năm 2017 có sự biến động không ổn định, giảm tăng liên tục Nếu xét số bị cáo bị xét xử và số bị cáo của tội LDTNCĐTS theo số liệu thống kê tại bảng 2.2, có thể thấy rằng, tội LDTNCĐTS từ năm
2013 đến năm 2017 có xu hứng giảm, tăng liên tục, năm 2017 số bị cáo phạm tội LDTNCĐTS giảm so với định gốc 2013 giảm 40% Quận 7 đã tổ chức triển khai mở nhiều đợt trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã
Trang 40hội trước trong và sau khi diễn ra các sự kiện Cấp ủy công an các địa phương cũng đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành đoàn thể phải tổ chức đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, tố giác tội phạm Tội LDTNCĐTS có sự thay đổi mức độ THTP thể hiện hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự
2.2.1.3 Cơ cấu của tình hình tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2017
Cơ cấu của tình hình tội phạm chính là đặc điểm định tính của tình hình tội phạm Nói đến cơ cấu của tình hình tội phạm là nói đến tính chất và các mối tương quan vốn có bên trong của tình hình tội phạm, cũng như các quan
hệ giữa tình hình tội phạm với các hiện tượng, các quá trình kinh tế, xã hội khác nhau Vì vậy, càng nghiên cứu làm rõ, khai thác được nhiều cơ cấu và các mối quan hệ tương quan bao nhiêu thì tính chất của tình hình tội LDTNCĐTS trên địa bàn Quận 7, TP HCM càng được làm rõ bấy nhiêu Đồng thời, càng có nhiều cơ sở để xác định nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cũng như tìm ra các biện pháp ngăn chặn và loại trừ tội phạm
có hiệu quả
Xét về tư liệu nghiên cứu, tác giả sử dụng báo cáo tổng kết hàng năm (từ năm 2013 đến 2017) của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân Quận 7, TP HCM và toàn bộ 18 Bản án tương ứng với 21 bị cáo đã được xét
xử sơ thẩm tại TAND Quận 7 trong các năm từ 2013-2017 Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, số liệu nêu trên, có thể nhận thấy một số cơ cấu đặc trưng sau đây:
- Cơ cấu theo loại và mức hình phạt, tái phạm, tái phạm nguy hiểm: Số